Đảng Cộng Sản China kiểm soát 100% cuả cải China.
chuyện cười Đỉnh Cao Trí Tuệ
TRUNG QUỐC - XÃ HỘI -
Bài đăng : Thứ bảy 26 Tháng Bẩy 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 26 Tháng Bẩy 2014
1% dân giàu kiểm soát hơn 30% của cải Trung Quốc
25% các hộ gia đình trong nhóm nghèo nhất chỉ sở hữu có 1% của cải quốc gia - REUTERS
/Aly Song
Chênh lệnh giàu nghèo tại Trung Quốc lên tới mức báo động. Theo một nghiên cứu của trường đại học Bắc Kinh, được báo chí Trung Quốc loan tải ngày hôm qua,
25/07/2014, trong năm 2012, một phần trăm số hộ giàu tại Trung Quốc kiểm soát tới một phần ba của cải quốc gia, trong khi
đó, 25% số gia đình ở tận cùng xã hội chỉ có được khoảng 1% của cải đất nước.
Hố sâu ngăn cách giàu nghèo quá lớn gây lo ngại cho đảng Cộng sản Trung Quốc, vào lúc Bắc Kinh nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc duy trì ổn định xã hội, tránh gây ra những bất bình, thách thức sự độc quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản.
Theo website của nhật báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, « một phần trăm số hộ trong nhóm trên
cùng kiểm soát hơn một phần ba của cải đất nước. 25% các gia
đình trong nhóm dưới cùng chỉ sở hữu có 1% của cải quốc gia. Sự khác biệt trong thu nhập giữa thành thị và nông thôn là
lý do chính của tình trạng chênh lệch giàu nghèo ».
Nghiên cứu của trường đại học Bắc Kinh còn tính cả hệ số Gini về chênh lệch giàu nghèo ở Trung Quốc, hiện đang ở mức báo động cao là 0,73
trong năm 2012.
Theo đánh giá cho điểm trong hệ số Gini, chỉ số 0 có nghĩa là
hoàn toàn không có chênh lệnh giàu nghèo và chỉ số 1 chứng tỏ chênh lệch giàu nghèo ở mức cao nhất.
Các số liệu của chính phủ Trung Quốc đưa ra chỉ số 0,47 trong năm
2012, gần với chỉ số của Hoa Kỳ. Trong
năm 2009, Ngân hàng Thế giới đánh giá Trung
Quốc có chỉ số 0,56.
Kể từ khi lên cầm quyền vào năm ngoái,
Chủ tịch nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, thường xuyên nhấn mạnh tới « giấc mơ Trung Hoa », nhằm khuyến khích đoàn kết, trấn hưng và tự hào dân tộc.
Pháp
phát hiện gián điệp Nga
Dưới thời Putin, điệp viên Nga năng động hơn dưới thời chiến tranh lạnh - DR
Từ ngày Tổng thống Nga Putin quay
lại điện Kremlin, cựu sĩ quan tình báo
Nga KGB đã cài hàng trăm điệp viên vào các quốc gia Châu Âu, khối NATO và đặc biệt tại Pháp. Các nhân
viên này ngụy trang dưới vỏ bọc các nhà ngoại giao, nhà báo giả. Tạp chí Le Nouvel Observateur số ra tuần này chạy tựa lớn trên trang nhất : « Phát hiện điệp viên của Putin tại Pháp ».
Tạp chí phát hiện vụ một điệp viên Nga bị phát giác là
Iliouchine. Bộ phận phản gián thuộc DCRI đã theo dõi hành tung nhân vật này từ nhiều tháng. Chừng 30 tuổi, lạnh lùng và rất hiệu quả như chủ nhân điện Kremlin, nhiệm vụ của anh là thâm nhập được vào trung tâm
quyền lực Pháp để lấy tin tức. Đặc biệt, Iliouchine muốn biết các mối quan hệ thân cận, đời tư của Tổng thống Pháp Hollande.
Trên danh nghĩa là nhân viên ngoại giao nhưng anh ta không hề làm việc trong văn phòng
của đại sứ quán mà anh ta
không bỏ lỡ một buổi hội thảo nào tại Trường Võ bị, Viện kỹ nghệ Vũ khí, Tổ chức Nghiên cứu chiến lược. Qua các buổi hội họp, Iliouchine nhắm đến các nhân vật cấp cao, nghiên cứu gia hay nhà báo
nổi tiếng. Mục tiêu là để moi thông tin.
Để tiếp cận những nhân vật này, bước thứ nhất, Iliouchine mời họ dùng cơm mỗi tháng hai lần. Đó là quy định của tình báo Nga.
Trên bàn ăn, điệp viên này bắt đầu tung ra những thông tin nóng về quân đội Nga hay quan hệ quân sự giữa Paris và Mátxcơva. Ban đầu, Iliouchine chẳng hỏi gì lại đối tác. Để tiến sâu hơn, điệp viên bắt đầu thả con mồi như tặng cây bút hiệu Montblanc đắt tiền hay một chai rượu whisky nhãn hiệu nổi tiếng.
Đây là những món quà chuẩn mà cựu tình báo Nga KGB thường làm vì các món
quà này đủ đắt để lôi đối phương vào tròng, nhưng giá trị món quà không quá
lớn để bị xem là tham
nhũng. Sau đó, điệp viên sẽ quan sát thái độ. Nếu đối tượng nhận quà tức là thời cơ đã chín mùi để tiến hành bước hai là tuyển dụng những người này làm việc cho Nga.
Điệp viên ban đầu hỏi những thông tin vô hại rồi dần dần nâng cấp lên những tin tức bảo mật. Iliouchine đưa ra những bài viết không đúng sự thật, một chiến dịch mà Mátxcơva đã tung ra.
Đổi lại, Iliouchine tặng quà có giá trị hơn cho đối tác như một chuyến du lịch cho cả gia đình tại một thiên đường đầy nắng. Nếu như đối tượng chấp nhận, Iliouchine sẽ tiến thêm bước ba, như ở trường đã từng đào tạo anh. Đó là thao
túng và điều khiển con mồi theo ý muốn của mình bằng cách mua chuộc bằng cả xấp tiền.
Pháp đề phòng Nga tối đa
Le Nouvel Observateur cho biết, một phóng viên đã bị sập bẫy của điệp viên Iliouchine
nên đã vô tình cung cấp thông tin mật về những cộng tác viên của ông François Hollande. Iliouchine đã tiến hành được tới bước thứ 2 nhưng phóng viên này
đã hiểu ra rằng mình đã bị mua chuộc và sẽ trở thành gián điệp Nga. Hậu quả sẽ là hình phạt nhiều năm tù. Do đó,
phóng viên này đã đi tự thú.
Tạp chí nhận định, trường hợp trên chỉ là một phần nổi của tảng băng, trong vô
số các vụ chưa đưa ra ánh sáng. Dưới thời Putin, điệp viên Nga năng động hơn dưới thời chiến tranh lạnh. Mọi thông tin liên
quan đến ý đồ của Pháp ở NATO hay ở Liên Hiệp Quốc, trong Liên Hiệp Châu Âu, bí mật thương mại của tập đoàn Areva, những công nghệ đỉnh cao của Thales… đều thu hút giới tình báo Nga.
Cuộc khủng hoảng Ukraina càng khiến cho tình báo Nga
năng nổ hơn. Hậu quả là, từ đầu năm nay, Pháp đề phòng tối đa mọi nguy cơ bị Nga do thám, theo
một quan chức cơ quan phản gián (DGSI).
Quan chức này còn phân tích, trong thời buổi căng thẳng như hiện nay, chỉ một thông tin cũng
có thể đem lại lợi thế to lớn cho một trong hai bên.
Chính vì thế mà phương Tây đang cố thanh lọc ra những tay chân thân cận của Putin. Paris đã báo động đối với các đối tượng tiềm ẩn làm việc cho tình báo
Nga, trước hết là các nhân viên ngoại giao.
Tình báo Nga luồn lách vào tận Nghị viện, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Pháp để moi thông tin.
Trong hàng ngũ các nghị sĩ, gián điệp Nga còn tìm những « con mồi » nói nhiều, không giữ ý và vô tình tiết lộ bí mật quốc gia và lợi dụng vây cánh của những nhân vật tên tuổi. Tình báo Nga ngụy trang trên danh
nghĩa nhà báo để viết bài.
Các tập đoàn lớn cũng là mục tiêu của tình báo Nga.
Trong những năm 1960, KGB đã đánh cắp bản kế hoạch của máy bay Concorde
để chế tạo loại máy bay giống của Pháp đến lạ kỳ. Phải đến 30 năm sau, Pháp
mới phát hiện ra mạng lưới kỹ sư Pháp đã giao bản kế hoạch cho Nga. Ngày
nay, tình báo Nga lo hoạt động nhiều hơn trong lĩnh vực chính trị và quân sự nên ít hiệu quả hơn Hoa Kỳ và Trung
Quốc trong lĩnh vực kinh tế.
Trước thái độ lộng hành của tình báo Nga, Tổng thống Sarkozy đã từng cảnh cáo thẳng thừng, nửa đùa nửa thật với Tổng thống Putin : « Thay
vì do thám chỗ tôi thì lẽ ra, ông nên lo xử lý các tên khủng bố tại Nga ». Lời cảnh cáo này cũng
không lay chuyển được chiến dịch của tình báo Nga. Điệp viên càng đông hơn.
Theo nhiều nguồn, hiện nay, có khoảng 50 nhân viên
tình báo đội lốt viên chức ngoại giao. Ngoài ra còn có thành phần được xem là « bất hợp pháp », tức là những điệp viên không được ngành ngoại giao bảo đảm. Thành phần này thường vào Pháp qua một nước thứ ba, bằng một danh tính và một quốc tịch giả. Dần dần, họ lập nghiệp và có gia đình để hòa nhập vào cuộc sống và khó ai phát hiện được.
Tạp chí cho biết, bộ phận chống gián điệp Pháp trao đổi thông tin thường xuyên với Hoa Kỳ và các quốc gia thành viên
Châu Âu. Một quan chức cho biết, mỗi khi Paris phát
hiện ra một điệp viên Nga thì lập tức báo tin cho
Berlin, Luân Đôn hay Vácxava.
Tuy nhiên, lãnh đạo Pháp vẫn chần chừ không lên tiếng tố cáo tình báo Nga.
Vụ gần đây nhất được đưa ra công chúng
cách đây khá lâu, từ năm 1992. Nguyên nhân là gì ? Một quan chức nhận định, làm thế nào chính phủ Pháp nói cho công
chúng biết tình báo Nga nguy hiểm và đe dọa Pháp trong khi
Pháp đang giao tàu chiến Mistral cho Nga. Một chuyên gia khác
giải thích, chúng tôi thích quan sát tình báo Nga, xem họ tìm kiếm gì hơn là rút dây động rừng.
Một quan chức cao cấp cho biết, các quốc gia phương Tây trong đó có Pháp sẽ phối hợp với nhau để trục xuất gián điệp Nga về nước (tổng cộng có hàng trăm người) khi nào Nga can
thiệp quân sự vào Ukraina.