Ông Phạm Quang Nghị sang
Mỹ, điều gì đang xảy ra?
Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-07-24
2014-07-24
Ông Nghị Phạm Quang Nghị tại buổi tiếp xúc cử tri ngày 28/6/2013.
Courtesy TP
Tin từ giới truyền thông quốc tế cho rằng ông Phạm Quang Nghị, một
cán bộ chính trị thuần túy của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ sang thăm Hoa Kỳ vào
cuối tháng bảy thay vì Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh. Sau đây là ghi nhận
một số ý kiến những nhà quan sát chính trị Việt Nam cũng như giới học giả trong
và ngoài nước về chuyến đi này.
Phe thân TQ muốn giữ
thế?
Tháng năm 2014 sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan vào vùng đặc
quyền kinh tế Việt Nam, căng thẳng đã tăng lên giữa hai quốc gia Việt Nam và
Trung Quốc. Căng thẳng này gây nhiều lo lắng cho các quốc gia Đông Nam Á lẫn
các cường quốc có quyền lợi trong khu vực như Hoa Kỳ và Nhật bản. Một chuyến đi
sang Hoa Kỳ của ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đã được dự trù trong hoàn
cảnh đó.
Chuyến đi này chưa được thực hiện. Và giữa tháng bảy thì giàn
khoan Trung Quốc được rút đi. Đồng thời tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng nói rằng
một nhân vật khác sẽ sang Hoa Kỳ vào cuối tháng bảy là ông Phạm Quang Nghị. Ông
Nghị không phải là một quan chức ngoại giao cũng như hành pháp, mà ông lại là
một quan chức của đảng cộng sản với chức vụ Bí thư thành ủy Hà Nội, và là một
trong các thành viên của Bộ chính trị, cơ quan nắm thực quyền ở Việt Nam.
Đi Hoa Kỳ không phải là Phạm Bình Minh mà là Phạm Quang Nghị. Rõ
ràng là cái phe thân Trung Quốc họ muốn giữ thế, có nghĩa là nếu có đi liên hệ
với Hoa Kỳ thì để họ đi.
-TS Hà Sĩ Phu
-TS Hà Sĩ Phu
Nhà báo Phạm Chí Dũng nghi ngờ tin này của tờ Bưu điện Hoa nam:
“Tôi có cảm giác là Hoa Nam cũng như tờ Hoàn cầu của Trung Quốc
hay đưa tin làm nhiễu dư luận, không những làm nhiễu mà còn khiêu khích dư
luận. Theo tôi trước mắt thì điều này không đáng tin cậy. Còn tin ông Phạm Bình
Minh đi Mỹ vào tháng chín là từ ông Carl Thayer, từ Học viện quốc phòng Úc
châu, có thể là giáo sư đã có những nguồn tin khả tín. Và tháng chín cũng là
lúc ông Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đến Việt Nam làm việc. Tất nhiên
mọi chuyện ở Việt Nam đều có thể thay đổi và thậm chí thay đổi mỗi hai tuần lễ
một.
Còn nếu ông Phạm Quang Nghị có thay ông Phạm Bình Minh sang Mỹ thì
ông cũng không thể giải quyết những vấn đề như ông Minh có thể giải quyết vì
ông Nghị dù là ủy viên Bộ chính trị nhưng không phải là Bộ trưởng ngoại giao,
mà những việc trong quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam hiện nay cần Bộ ngoại giao hơn
là bí thư thành ủy Hà Nội.”
Trao đổi với chúng tôi từ Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Tường thuộc khoa
chính trị Đại học Oregon Hoa Kỳ cho rằng trong một chế độ song trùng đảng – nhà
nước như ở Việt Nam thì ngoại giao không chỉ được tiến hành qua nhà nước như thông
lệ quốc tế mà còn do các lãnh tụ đảng đảm trách.
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, một nhà bất đồng chính kiến hiện sống ở Đà Lạt
nhìn tin này như một chỉ dấu có sự tranh chấp phe phái trong đảng cộng sản Việt
Nam:
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) tiếp Ủy viên
Quốc vụ viện TQ Dương Khiết Trì tại nhà khách chính phủ ở Hà Nội ngày 18 tháng
6 năm 2014. AFP PHOTO / POOL / LƯƠNG THÁI LINH.
“Trước đây Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có phát biểu chống lại ý kiến
của Bộ chính trị, tức là hơi chống Trung Quốc thì đương nhiên là phải tìm chỗ
dựa chứ không thì trong nước đảng đánh chết, thế thì phải cử Phạm Bình Minh đi
Mỹ. Nhưng mà đời nào cái Bộ chính trị này để cho ông Tấn Dũng thực hiện điều
đó, cho nên họ mới giữ ông Minh lại để tiếp Dương Khiết Trì đã.
Bây giờ thì lại có tin là đi Hoa Kỳ không phải là Phạm Bình Minh mà
là Phạm Quang Nghị. Rõ ràng là cái phe thân Trung Quốc họ muốn giữ thế, có
nghĩa là nếu có đi liên hệ với Hoa Kỳ thì để họ đi.”
Sẽ không đem lại kết
quả?
Ông Hà Sĩ Phu cũng đồng ý kiến với nhà báo Phạm Chí Dũng rằng
chuyến đi của ông Nghị nếu có thì cũng sẽ không đem lại điều gì to tát. Bên
cạnh đó ông nhấn mạnh đến khía cạnh cán bộ đảng của ông Nghị, tính chất đảng
này sẽ không mang lại điều gì lớn hơn trong cuộc tìm kiếm sự hợp tác với người
Mỹ.
Tiến sĩ Vũ Tường thì nhìn chuyến đi của ông Nghị như là sự tiếp
tục của trò chơi ngoại giao đu dây của Việt Nam giữa cường quốc châu Á là Trung
Quốc và siêu cường Hoa Kỳ đang chuyển hướng sáng vùng châu Á Thái bình Dương.
“Chuyến đi của ông Nghị lần này có thể hiểu như một động tác “đi
dây” giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn của Hà Nội. Chuyến đi trước của ông Nghị
sang Bắc Kinh cách đây gần 1 năm (tháng 9/2013), sau chuyến đi của ông Trương
Tấn Sang vài tháng trước đó, vì vậy chuyến đi đó không có tính chất quan trọng
như chuyến đi này, xảy ra ngay sau sự kiện giàn khoan. Vì có tin đồn ông Nghị
đã được đề nghị cơ cấu chức Tổng Bí thư của Đảng tại Đại hội 12 sắp tới, chuyến
đi của ông ta sẽ được chú ý nhiều hơn ở cả Hoa Thịnh Đốn lẫn Bắc Kinh.
Chuyến đi của ông Nghị lần này có thể hiểu như một động tác “đi
dây” giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn của Hà Nội.
-TS Vũ Tường
-TS Vũ Tường
Cũng có thể chuyến đi là một cố gắng mới của Đảng Cộng sản Việt
Nam tìm kiếm liên minh với Mỹ trong vấn đề biển Đông. Bị ông Tập Cận Bình cự
tuyệt, ông Dương Khiết Trì quở mắng, trong khi Thượng Viện Mỹ chìa tay nâng đỡ,
Hà Nội có thể đã thay lòng đổi dạ với Bắc Kinh.
Nhưng những người mong muốn quan hệ gần gũi hơn giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ chưa nên vội mừng. Việc cử ông Nghị đi là một tín hiệu tích cực, nhưng
cũng có thể Đảng Cộng sản Việt Nam qua chuyến đi chỉ muốn tỏ sự hờn dỗi với
Trung Quốc để Bắc Kinh nhường nhịn Việt Nam hơn, chứ không phải thực tâm muốn
mở rộng quan hệ với Hoa Kỳ. Giả thuyết này phù hợp với một tin được tiết lộ gần
đây là Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc để cùng khai thác tài nguyên
trên biển Đông”
Thông tin về việc cùng khai thác tài nguyên trên biển Đông được
Tiến Sĩ Địa Vật Lý Nguyễn Thanh Giang, người từng làm việc lâu năm ở Tổng cục
địa chất Việt Nam xem là một rủi ro lớn làm Việt Nam có thể sa vào cái bẫy
thương lượng song phương với Trung Quốc. Tuy nhiên ông lại nhìn chuyến đi của
ông Phạm Quang Nghị tích cực hơn.
“Nếu chuyện đó xảy ra thì tôi cho là một nét đáng mừng thôi, vì
rằng dù sao ông Phạm Quang Nghị có chức vụ trong đảng cao hơn. Một ủy viên Bộ
chính trị mà sang thăm Hoa Kỳ thì đấy là một dấu hiệu tốt.”
Ông Nguyễn Thanh Giang cũng cho rằng ông Nghị là một người cởi mở
có những tư tưởng cải cách, chẳng hạn như trước đây có vẻ ông cũng đồng ý việc
chấp nhận sở hữu tư nhân về đất đai.
Không có nhận xét về ông Nghị, nhưng Tiến sĩ Hà Sĩ Phu có nói rằng
dù ông thấy chuyến đi sẽ không đem lại điều gì lớn lao nhưng có còn hơn không.
Riêng về chuyện thăng tiến của ông Phạm Quang Nghị mà Tiến sĩ Vũ
Tường đề cập bên trên thì những người chúng tôi hỏi chuyện đều đồng ý rằng ông
Nghị là một nhân vật đang lên của giới chính trị Việt Nam. Nhưng chuyện ông
đóng vai trò thế nào trong quan hệ với nước Mỹ, và tiếp theo đó là trong cuộc
chơi đi dây giữa hai cường quốc thì không ai có hy vọng gì nhiều.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/p-q-nghi-visit-us-what-happen-kh-07242014130256.html
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.