Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, August 16, 2014

Nếu Việt Nam vỡ nợ công


http://m.f9.img.vnexpress.net/2014/04/06/004-3-5405-1396757837.jpg

Nếu Việt Nam vỡ nợ công

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-08-15
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
namnguyen08152014.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Hoi-nghi-nganh-dau-tu-3-305.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị Ngành Kế hoạch và Đầu tư ở Đà Nẵng hôm 7/8/2014.
Courtesy chinhphu.vn

Gánh nợ quốc gia nguy ngập?

Phát biểu tại Đà Nẵng hôm 7/8/2014 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trấn an toàn dân: “Việt Nam dứt khoát không để vỡ nợ.”Thực tế gánh nợ quốc gia của Việt Nam nguy ngập thế nào mà Thủ tướng phải lên tiếng như vậy.

Trả lời Nam Nguyên, ông Bùi Kiến Thành một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về thị trường tài chính quốc tế từ Hà Nội nhận định:
Thủ tướng nói như thế nhưng lấy cái gì để bảo đảm Việt Nam không vỡ nợ công. Nếu Việt Nam cứ tiếp tục đi vay nợ như thế này trong tình hình kinh tế không sáng sủa, doanh nghiệp chết hàng loạt. Kinh tế Việt Nam thì khó khăn mà mình cứ việc đi vay như thế thì lấy gì bảo đảm sẽ không vỡ nợ.”

Ngay từ đầu năm nay, TS Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội đã bày tỏ sự đặc biệt quan ngại về tình trạng nợ công của Việt Nam. Ông nói:
“Theo tôi vấn đề nợ công rất là phức tạp, hiện nay cứ mỗi ba tháng ngân sách Nhà nước phải trả nợ nước ngoài khoảng 1 tỷ USD. Đấy là một khoản nợ không phải là nhỏ và số nợ công trong những năm gần đây đã tăng lên một cách nhanh chóng. Đấy cũng là một yếu tố rất đáng chú ý và rất đáng lo ngại.”

Theo tôi vấn đề nợ công rất là phức tạp, hiện nay cứ mỗi ba tháng ngân sách Nhà nước phải trả nợ nước ngoài khoảng 1 tỷ USD. Đấy là một khoản nợ không phải là nhỏ. 

-TS Lê Đăng Doanh
Ngày 31/7/2014 vừa qua Argentina một quốc gia Nam Mỹ đã vỡ nợ lần thứ nhì, sau khi mất khả năng thanh toán 1,5 tỷ USD trái phiếu quốc gia cho cho hai quỹ đầu tư của Mỹ. Một trong các tổ chức đánh giá tín nhiệm là Fitch Ratings đã định giá trái phiếu Argentina xuống mức hạng Junk bond tức không khác gì giấy lộn. Như thế Argentina không thể vay tiền được nữa kể cả từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cho đến khi khả năng trả nợ được phục hồi.

Giả thiết trường hợp Việt Nam rơi vào tình trạng vỡ nợ thì điều gì sẽ xảy ra, chuyên gia Bùi Kiến Thành phát biểu:
“Nếu Việt Nam vỡ nợ, tất nhiên hệ số tín nhiệm của tín dụng đối với Việt Nam sẽ rất là thê thảm, trong trường hợp nhà nước muốn vay tiền chỉ số tín dụng từ BB sẽ rơi xuống B- và xuống hơn nữa….như thế làm sao Việt Nam có thể tồn tại trên thị trường tài chính quốc tế. Những chuyện ấy sẽ kéo theo làm cho một nước không thể ngóc đầu lên nổi. Chúng ta đã thấy chuyện đó xảy ra rồi, thí dụ bên Argentina vỡ nợ lần thứ hai kéo theo bao nhiêu hệ lụy của nền kinh tế.”

Từ hai năm qua, các đại biểu Quốc hội, chuyên gia đã lên tiếng báo động về tình trạng nợ công của Việt Nam. Báo động không những về cách tính nhằm giảm nhẹ tổng nợ công thực tế mà còn về tình trạng lãng phí nợ vay nước ngoài thực hiện tràn lan các dự án. Chuyên gia Bùi Kiến Thành nhận định:
“Phải tìm cách hãm lại gánh nợ công, hãm lại đầu tư công, hãm lại những thứ gọi là những phí phạm trong vấn đề quản lý nhà nước, hãm lại những cái rút ruột công trình, hãm lại vấn đề cán bộ nhà nước không kiểm tra đầy đủ chi tiêu nợ công.”
Theo báo điện tử VnEconomy, tại Hội nghị ngành kế hoạch đầu tư tổ chức tại Đà Nẵng ngày 7/8/2014 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo xin trích nguyên văn “Việt Nam dứt khoát không để vỡ nợ, phải bố trí đủ để trả nợ, chủ yếu là trả nợ phần đầu tư xây dựng trước. Trái phiếu cũng phải tính 5 năm. Tổng trái phiếu chính phủ và địa phương sẽ được tính kỹ, căn cứ vào bảo đảm nợ công rồi mới tính phát hành trái phiếu thế nào để có nguồn vốn bổ sung cho đầu tư phát triển nhưng đồng thời phải giữ vững an toàn cho nền tài chính quốc gia.”

Tính nợ công mập mờ?

no-cong-250.jpg
Ảnh minh họa. AFP PHOTO.

Báo cáo của Bộ Tài chính đưa ra tại hội nghị Đà Nẵng cho thấy tổng số nợ công tính đến cuối năm 2013 chỉ là 41,5% GDP. Đây là một chỉ số đẹp toàn hảo nhưng bị các chuyên gia ngoài chính phủ cho là một con số ảo. Theo các chuyên gia độc lập, cách tiếp cận vấn đề nợ công của Chính phủ Việt Nam hoàn toàn khác với thông lệ quốc tế.

Cách tính nợ công mập mờ tách rời những món nợ lớn của doanh nghiệp nhà nước mà chính phủ bảo lãnh gây ra nhiều tranh cãi trong giới chuyên gia.

Chuyên gia Bùi Kiến Thành nhận định:
“Chúng ta thấy tỷ lệ nợ công không rõ ràng, có thể nói là nhà nước không thực sự công bố hết nợ công, phần nợ công nào đi vay nước ngoài, nợ công nào đi vay trong nước; nợ công nào trực tiếp của Trung ương; nợ công nào của địa phương; nợ công nào nhà nước bảo lãnh cho các tập đoàn nhà nước… nếu mà cộng hết những cái đó lại thì không phải 50%-60% GDP như công bố mà có nhiều chuyên gia nói là có thể hơn 100% GDP. Vấn đề ở đây là nợ công và sự an toàn của nó là khả năng trả nợ. Phải có nền kinh tế phát triển tốt thì lúc đó mới có tiền vào ngân sách để trả nợ. Trong khi nền kinh tế Việt Nam ba bốn năm nay các doanh nghiệp chết hàng loạt thì làm sao có khả năng mà trả nợ nổi.”

Báo chí Việt Nam trích lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đó là tiền đề cho sự thúc đẩy tăng trưởng, tạo nền tảng ổn định vĩ mô, tạo công ăn việc làm và đảm bảo an sinh xã hội.

Chúng ta thấy tỷ lệ nợ công không rõ ràng, có thể nói là nhà nước không thực sự công bố hết nợ công, phần nợ công nào đi vay nước ngoài, nợ công nào đi vay trong nước. 

-Bùi Kiến Thành
Tuy vậy trên các diễn đàn, chuyên gia ngoài chính phủ trong ngoài nước nhiều lần kêu gọi Việt Nam cải cách thể chế, công khai minh bạch và dân chủ trong kinh tế thì mới có thể phát triển kinh tế bền vững. Tham nhũng đi đôi với lãng phí và đầu tư không hiệu quả. Chuyên gia Bùi Kiến Thành nhận định:

“Thanh tra kiểm tra không đủ cho nên bao nhiêu công trình bị rút ruột. Tất cả các vấn đề nó phải giải quyết chứ không thể để nhà nước bỏ ra 100 đồng mà vào trong công trình có 40-50 đồng còn lại thì bị ăn xén ăn bớt hết, tạo ra những công trình không có chất lượng rồi phải đầu tư thêm để sửa chữa những công trình ấy. Có những công trình không sửa chữa được, một con đường đã hỏng rồi như Đại lộ Thăng Long đi lên Láng Hòa Lạc làm chưa xong đã hỏng rồi, cái nền ở dưới nó hỏng thì phải đào hết nó lên để làm lại hai ba lần. 

Ông Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư nói là chi phí làm đường ở Việt Nam cao hơn bên Mỹ tới hai ba lần, như thế là làm sao? Không phải chỉ nói nợ công đó là bao nhiêu mà nợ công đó làm gì có ích lợi gì, tồn tại bao lâu. Cái nợ công đó tạo ra nợ công khác. Phải có những biện pháp khống chế vấn đề tiêu xài của nhà nước như thế nào đừng gây ra lãng phí.”

Không riêng nợ công và cách tính nợ công khác thường của Bộ Tài chính Việt Nam cho ra một con số đẹp, cách tính GDP tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam cũng gây cho giới chuyên môn một trận cười bất tận. 

Thời báo kinh tế Việt Nam trích lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 7/8 tại Hội nghị Đà Nẵng, xin trích nguyên văn: “Cách tính GDP của các tỉnh thành hiện nay là không xác thực và so với quốc tế thì không giống ai.” Thủ tướng yêu cầu các tỉnh thành từ nay phải tính toán xác thực không tô hồng hay làm sai lệch vì trong những năm qua tỉnh thành nào cũng báo cáo GDP tăng trưởng 10% tới 15% nhưng GDP cả nước chỉ tăng từ 5% đến 7%.

Theo các chuyên gia cách tính GDP không xác thực dẫn tới sai lầm dây chuyền trong nền kinh tế, từ kế hoạch phát triển cho đến đầu tư sai lạc và dàn trải kém hiệu quả. Lần đầu tiên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhìn nhận phương pháp tính GDP của Việt Nam không xác thực và phải mau chóng cải cách. Các kế hoạch kinh tế của 63 tỉnh thành ở Việt Nam dựa trên những con số tô hồng chuốt lục dẫn tới những sai lạc cho cả quốc gia.

Một đất nước với các chỉ số ảo về tăng trưởng GDP, nợ công không được công bố một cách đầy đủ và minh bạch thì khó có thể đảm bảo không có ngày vỡ nợ. Những khoản nợ công bị phung phí ngày hôm nay chính là gánh nặng cho các thế hệ Việt Nam mai sau.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, August 15, 2014

Bill Clinton trên đường phố Việt Nam


Gió đã đổi chiều hay lòng người xoay như quạt gió? Cộng Sản Việt Nam ngày nay tranh nhau khen và nịnh MỸ; Việt Gian ở MỸ lại tranh nhau "bợ đít" Việt Cộng và mong Cán Cộng phản tỉnh cuội đến MỸ ngồi trên bệ lảnh đạo tập thể Người Việt Ty Nạn Cộng Sản. Những người dân của chế độ Tự Do VNCH đã bước qua cửa thập tử nhất sinh, bỏ của chạy lấy người khi bọn "người rừng" & "bò vàng" bước vào thành phố, làm sao quên dù rằng giong thoi gian tứ thập niên đã nhanh chóng trôi qua ...


Bill Clinton trên đường phố Việt Nam

Nguyễn Trần Sâm
                 
Ảnh của tác giả.
Như vậy là cựu tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã 4 lần đến Việt Nam.

Trong những hình ảnh mà người ta được thấy trong chuyến đi của ông, ấn tượng nhất là cảnh ông đi – đúng hơn là không đi nổi – trên đường phố (Hà Nội và Sài Gòn). Đám đông dân chúng đón ông, tất cả đều giơ tay về phía ông, những ánh mắt nhìn ông thân thiện, hồ hỡi và ngưỡng mộ! Dường như họ chờ đợi giây phút này đã từ lâu lắm.

Vì sao vậy? Vì sao nguyên thủ (và ở những chuyến sau là cựu nguyên thủ) của một quốc gia mà mới vài chục năm trước bị chính giới và hàng chục triệu người dân Việt Nam coi là kẻ thù, bây giờ lại được tất cả những người gặp ông trên đường phố đón mừng với sự mong đợi và tình cảm chân thành như vậy?

Phải nói là khoảng thời gian trên dưới 30 năm (lần đầu là sau 27 năm, và lần gần đây nhất là sau 41 năm kể từ khi Mỹ rút khỏi VN) đã phát huy tác dụng của nó. Nó đã xóa đi khá nhiều những ký ức và ấn tượng về cuộc chiến, làm phai nhạt khá nhiều nỗi hận thù khi nhìn thấy người Mỹ rải bom đạn, phá hủy nhà cửa và các công trình dân sinh, gieo rắc chết chóc cho dân thường. Hơn thế, khoảng thời gian đó đã làm cho những người có suy nghĩ độc lập đặt ra câu hỏi: “Vì sao Mỹ đến VN? Liệu có phải thuần túy vì mục đích cướp bóc tài nguyên hoặc hủy diệt một dân tộc?” Và người ta ít nhiều đã nhận ra rằng nguyên nhân sâu xa nằm ở chỗ khác. Thoạt nhìn, người Mỹ đúng là kẻ xâm lăng, vì nếu họ không đến thì làm sao có cuộc chiến khốc liệt đó trên đất VN! Nhưng nhìn lại lịch sử, bắt đầu từ Tuyên Ngôn của Đảng Cộng Sản của Marx và Engels, thì ta sẽ nhìn nhận vấn đề khác đi đáng kể.

Khoảng thời gian đó cũng đã làm cho dân ta thấy thêm được nhiều điều khác. Họ đã nhận ra rằng những gì được nghe trước đây qua hệ thống tuyên truyền (nhất là ở miền Bắc) về phía bên kia, cơ bản là “nói lấy được”, kiểu như “Ngu nhất trên đời là tổng thống Mỹ”, hay chuyện ông Ngô Đình Diệm thông dâm với em dâu Trần Lệ Xuân (trong khi ngay cả đối thủ chính trị của ông trong chính quyền VNCH cũng phải thừa nhận ông không bao giờ gặp riêng một phụ nữ nào), vân vân và vân vân… Qua hệ thống truyền thông, đặc biệt là TV, qua mạng Internet, qua những chuyến đi “Tây”, trong đó có Mỹ, qua câu chuyện mà những người đi “Tây” về kể lại, đa số đã nhận ra rằng xã hội Mỹ và các nước phát triển khác thực sự phấn đấu vì hạnh phúc của con người, và họ đã đạt được những thành tựu mà thậm chí người Việt ta còn không tưởng tượng ra. Không chỉ là sự giàu sang và khoa học với công nghệ hiện đại. Ở nơi đó người thất nghiệp cũng có thể có trên dưới ngàn đô mỗi tháng; thậm chí người tị nạn cũng được nhà nước sở tại quan tâm. Ở nơi đó những công dân không phải làm gì trừ việc lao động để bảo đảm cuộc sống cho mình và đóng thuế cho nhà nước. Ở nơi đó, mọi người đều được nói lên những điều mình nghĩ, kể cả những điều mang tính chất phê phán (có khi gay gắt) hệ thống nhà nước và cá nhân các quan chức cao cấp. Người ta đã nhận ra rằng tất cả những cái “ưu việt” của xã hội kiểu như của ta, của Tàu,… chỉ là sản phẩm của đường lối tuyên truyền. Người ta nhận ra rằng những sự kỳ vọng ấp ủ bao năm về cuộc sống hạnh phúc chỉ là hão huyền. Hãy nhìn kia, những đoàn dân oan, mất đất, mất nhà! Nhìn kia, những người muốn có tự do bị tước đi cả những thứ tự do sơ đẳng nhất!

Trong bối cảnh đó, một chính khách có tư thế đến từ một quốc gia văn minh thực sự trở thành biểu tượng của niềm tin và hy vọng. Nếu ông ấy vẫn là đương kim nguyên thủ thì cơ hội cho người dân thường tiếp xúc trực tiếp với ông ấy gần như không có. Còn nếu ông ấy đã “về vườn” thì ông ấy có thể thoải mái đi ra đường phố để người dân được nhìn thấy ông bằng xương bằng thịt, và được chạm vào tay ông, vào áo ông. Chưa biết ông mang đến cho đất nước này được những gì, và những thứ đó có đến tay được một người dân cụ thể nào đó trong đám đông kia hay không, nhưng người dân đó vẫn vui vì được ở gần ông, một con người mà người ta cảm thấy đáng tin cậy hơn nhiều so với những nhân vật quyền thế đang trực tiếp chi phối đời sống xã hội ta và những người trước đó đã bao năm hứa hẹn hão với dân chúng về thiên đường trên mặt đất. Họ đã bao năm chờ đợi, đã hy vọng, và thất vọng…

Một lý do nữa để Bill Clinton được người dân Việt Nam hồ hởi đón mừng như vậy là chính con người ông. Một người đẹp gần như hoàn hảo cả về dáng mạo, tư thế và nhân cách. Một thân hình cao lớn và cân đối. Một gương mặt khả ái và tươi tắn. Một tác phong đĩnh đạc nhưng vẫn khiêm nhường khi lắng nghe từ đối tác cho đến đứa trẻ. Những bài nói cụ thể và sinh động, không sa vào hô khẩu hiệu chính trị. Về hành động, ông còn là vị tổng thống Mỹ đã làm mọi việc để tạo cơ hội và quyết định bỏ cấm vận, cũng như bình thường hóa quan hệ với VN. Việc đó đã góp phần quan trọng để nước ta thoát ra khỏi tình trạng bế tắc kéo dài 20 năm trước đó. Và những hoạt động của ông ngay cả khi đã rời chính trường vẫn đang đem lại hạnh phúc cho hàng trăm ngàn người bất hạnh ở nhiều nơi trên thế giới.

Chắc chắn những lời nói tốt đẹp về một người như Bill Clinton làm một số nhân vật có vai vế thấy khó chịu. (Như cái người đã nói những lời vỗ mặt ông trong buổi tiếp ông nhân chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông tới VN.) Nhưng đáng buồn là trong số họ chẳng ai giống ông được một phần.

Nguyễn Trần Sâm



Khi "cán bộ đỏ" và “xã hội đen” thành liên minh ma quỉ


Khi "cán bộ đỏ" và “xã hội đen” thành liên minh ma quỉ

Đăng Bởi Mạnh Quân -
Thông tin về việc ông Lê Trung Kiên, Phó trưởng ban Tổ chức Quận uỷ Cầu Giấy, thành phố Hà Nội bị Công an bắt giữ do có liên quan đến việc thuê “xã hội đen” giết người trên đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội đang gây xôn xao dư luận. Vụ việc gây ồn ào, không chỉ về mức độ dã man, nghiêm trọng của những kẻ sát nhân, ở địa điểm không xa trụ sở Bộ Công an mà ở chỗ một cán bộ có chức sắc trong cơ quan nhà nước lại có thể tham gia vào một tội ác nghiêm trọng như vậy.
Nguyên nhân, mức độ phạm tội của ông Lê Trung Kiên đến đâu, cơ quan điều tra sẽ làm rõ (bước đầu, đã có thông tin cho biết, ông này đã cung cấp số liên lạc của các đối tượng xã hội đen cho người thuê chúng). Nhưng mức độ ảnh hưởng, gây mất lòng tin ở những người làm việc trong bộ máy, sống bằng ngân sách, tiền thuế của doanh nghiệp, của người dân đóng góp là không phải nhỏ.
Những kẻ sẵn sàng nhận tiền thuê, chỉ vài chục triệu để giết người đã gây nguy hiểm, làm mất sự bình yên cho cuộc sống của người dân, tội đã lớn. Nhưng là người trong cơ quan nhà nước như ông Phó ban tổ chức Quận ủy Cầu Giấy lại còn dính líu, tiếp tay cho chúng thì tác hại của nó không chỉ dừng lại ở vụ án, mà còn làm tổn thất niềm tin đối với chế độ.   
Không chỉ có ông Lê Trung Kiên, gần đây, đã xảy ra không ít vụ việc cho thấy, không ít cán bộ, nhân viên trong bộ máy, ở chỗ này, chỗ khác đã biến chất nghiêm trọng với cùng một hành vi: bắt tay với những kẻ lâu nay vẫn được gọi là “xã hội đen” để mưu lợi cá nhân.
Tại một hội nghị về an toàn giao thông hồi đầu tháng này, Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã thẳng thắn nói rằng: “Có hiện tượng xã hội đen bảo kê dẫn đường cho xe quá tải, móc nối làm luật, dẫn xe quá tải tránh trạm cân. Trong khi đó một bộ phận cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông làm nhiệm vụ có hành vi tiếp tay và móc nối tạo ra tiêu cực”.
Mặc dù cũng có ý kiến tranh luận trái chiều từ cơ quan khác, nhưng những bằng chứng bằng hình ảnh, vật chứng… mà người đứng đầu một Bộ lớn của Nhà nước đưa ra rất thuyết phục để khẳng định tình trạng những đoàn xe lớn, quá tải trọng “ung dung đi” trước mặc các cơ quan chính quyền, cảnh sát giao thông… là những hoạt động "nằm ngoài hệ thống pháp luật VN”.
Hay trước đó, đầu tháng 6.2014, cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM cũng đã khởi tố, bắt giữ 2 cán bộ hải quan TP.HCM vì có hành vi cấu kết với một nhóm buôn lậu, nhập lậu 10 lô hàng lớn… cho thấy, những vụ cán bộ, nhân viên nhà nước bắt tay với giới tội phạm để ăn, chia không còn là hiếm hoi mà nó có thể xảy ra ở nơi này, nơi khác. Một dấu hiệu rất đáng báo động.
Tất cả những vụ việc như vậy, chắc chắn gây mất lòng tin lớn của nhân dân vào hiệu quả, sự chính trực trong công việc của cán bộ nhà nước, của bộ máy nhà nước cho dù, tình trạng tham nhũng, tham nhũng vặt, tiêu cực… lâu nay, thường xuyên xảy ra ở nơi này, nơi khác, chưa ngăn chặn, đầy lùi được đã làm xói mòn đi khá nhiều lòng tin ấy.
Nhưng ở đây, là mức độ nguy hiểm hơn, có những cán bộ, công chức, thậm chí cả nhóm… ăn lương ngân sách lại đi bắt tay với những kẻ trực tiếp, thường xuyên phạm tội, thậm chí là tội ác để kiếm tiền bất chính. Cho nên, niềm tin của người dân vào những tổ chức, bộ máy có những cán bộ, công chức “lưu manh” ấy càng dễ tan vỡ.
Cho nên, biểu hiện gần đây, ở một số nơi, người dân đã có hành động tự xử như thấy kẻ bắt trộm chó thì đánh chết người nghi trộm; bắt được kẻ nghi trộm xe… thì lột trần, đánh “hội đồng”… tuy là những hành động cũng vi phạm pháp luật nhưng phải chăng, nó xuất phát từ sự thiếu tin tưởng của người dân ở những cơ quan công quyền, có những cán bộ thoái hóa, biến chất, không còn đảm bảo cho sự bình yên, an toàn cho cuộc sống của họ?
Cho dù, nói như lời một số lãnh đạo nhà nước, những cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật là những “con sâu”, thậm chí có nơi có cả “bầy sâu”… thì với những cán bộ nhà nước như ông Lê Trung Kiên, những người bắt tay với “xã hội đen” bảo kê cho những đoàn xe vận tải… thì đó thực sự là những “con sâu” đã quá độc, cần sớm sàng lọc, phát hiện để đưa ra khỏi bộ máy. Nếu không, chúng tiếp tục gây hại, làm đổ vỡ lòng tin của nhân dân vào bộ máy công quyền.
Mạnh Quân
Khi "cán bộ đỏ" và “xã hội đen” thành liên minh ma quỉ


image





Thông tin v vic ông Lê Trung Kiên, Phó trưởng ban T chc Qun u Cu Giy, thành ph Hà Ni b Công an bt gi do có liên quan đến vic thuê “xã hi đen” giết ng...
Preview by Yahoo


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

VN tính GDP thế nào để tránh sai lệch?


VN tính GDP thế nào để tránh sai lệch?

Cập nhật: 09:28 GMT - thứ năm, 14 tháng 8, 2014
Các tỉnh thành tại Việt Nam bị cho là tính GDP cao hơn so với thực tế
Tổng cục Thống kê cần đóng vai trò thống nhất trong việc tính GDP ở cấp trung ương và địa phương để tránh hiện tượng trùng lặp và chênh lệch, theo tiến sỹ Vũ Minh Khương, từ Đại học Quốc gia Singapore.

Các bài liên quan

  • 'Không thể tránh cải cách thể chế nữa' - BBC Vietnamese - Việt Nam
  • VN tăng trưởng kinh tế 'hụt chỉ tiêu'


image





Kinh tế gia Phm Chi Lan nói nhu cu hi nhp ca nn kinh tế gia lúc căng thng gia tăng vi Trung Quc s khiến Hà Ni không th không ci cách th chế.
Preview by Yahoo


Chủ đề liên quan

"Hiện Chi Cục Thống kê ở từng địa phương được giao trách nhiệm tính toán GDP ở địa phương đó," ông nói trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 14/8.
"Thế nhưng ở Việt Nam, chính quyền địa phương can thiệp khá nhiều vào tính toán. Đây không phải là chuyện lạ, hiện tượng này cũng xảy ra khá nhiều ở Trung Quốc".
Tuy nhiên, theo ông Khương, "việc chỉnh sửa lại không phải là quá khó".
"Tổng cục Thống kê cần đóng vai trò là một cơ quan thống nhất để tính toán giá trị gia tăng ở địa phương cũng như ở cấp quốc gia và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các sự chênh lệch, sai sót nếu có."
Tiến sỹ Khương cũng cho rằng sự chênh lệch lâu nay không ảnh hưởng đáng kể đến những quyết sách quốc gia từ trước đến nay.
"Quyết sách của quốc gia lâu nay dựa chủ yếu vào chỉ số GDP của trung ương, cái đó là cơ bản là chính xác," ông nói.
"Chỉ các địa phương có số liệu khác nhau, đẩy lên cao hơn so với khả năng, và hiện nay cái cần là phải cắt bỏ đi sự trùng lặp".

'Tính không giống ai'

"Tỉnh nào tôi đi làm việc đều từ 9 đến 14%, trong khi cả nước chỉ 5,8%"
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Trước đó, tại Hội nghị hôm 7/8 tại Đà Nẵng, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng được các báo dẫn lời nhận định rằng cách tính Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) hiện nay tại các địa phương cao hơn nhiều so với thực tế.
"Quá trình chuyển đổi từ kế hoạch tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường, chúng ta kế thừa cách tính theo Liên Xô trước đây và kéo dài cho đến hôm nay thì không thích hợp nữa rồi", ông nói.
"Cách tính GDP của các tỉnh thành hiện nay không xác thực, không đúng thực tế và so với quốc tế thì không giống ai cả".
"Tỉnh nào tôi đi làm việc đều từ 9 đến 14%, trong khi cả nước chỉ 5,8%," ông nói.
Trước đó, hồi tháng giữa tháng Bảy, trong một cuộc phỏng vấn với Đài tiếng nói Việt Nam, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm khẳng định cách tính GDP của Việt Nam là "đúng theo phương thức tính thông kê của Liên Hiệp Quốc".
Ông Lâm cho biết trong những năm gần đây, các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế không còn rà soát nguồn thông tin dùng để tính toán GDP của Việt Nam.
Ông nói hoài nghi của dư luận về cách tính GDP của cơ quan ông là "không có cơ sở", thể hiện sự "hiểu biết không thấu đáo và sai lệch về hệ thống tài khoản quốc gia".
Mặc dù thừa nhận có "hiện tượng chênh lệch" trong thống kê GDP giữa địa phương với toàn quốc, nhưng ông Lâm khẳng định việc này "không ảnh hưởng đến tính chính xác của số liệu GDP tính cho toàn bộ nền kinh tế"
Hôm 8/8, Bộ trưởng Kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh được các báo trong nước dẫn lời nói để khắc phục mức chênh lệch hiện nay, "bắt đầu từ năm 2015, Tổng cục thống kê sẽ tính và công bố để có sự thống nhất về con số GDP giữa địa phương và trung ương."


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tiền Polymer... ăn hối lộ và chùi mép


Tiền Polymer... ăn hối lộ và chùi mép

TỰ DO CHO NGƯỜI YÊU NƯỚC BÙI HẰNG 

 



Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Hình như ai cũng biết, ở các quốc gia văn minh phương Tây, nói chung, xã hội Australia, nói riêng, rất thù ghét tới độ khinh bỉ tệ nạn “ăn hối lộ”. Khi phát hiện những gì liên quan tới vấn nạn này báo chí truyền thông công luận tại các quốc gia ấy luôn đi tới cùng của sự việc nhằm công khai hóa những đối tượng “ăn bẩn” trước bàn dân thiên hạ mà vụ việc “đưa và nhận hối lộ” trong thương vụ in tiền Polymer giữa công ty Securency của Australia (Úc) và các quan chức nhà nước Việt Nam là một điển hình.

Nội tình sự việc không cần phải nhắc lại vì “scandal” đình đám này nó không lạ với cư dân mạng, người dân Việt Nam và truyền thông thế giới. Bởi hàng loạt viên chức Úc phải ra tòa nhận án vì có liên quan, tự nó đã khẳng định sự việc “đưa và nhận hối lộ” này diễn ra và đã “hoàn thành” để vụ việc không còn là chuyện úp mở hay nghi ngờ...

Các viên chức cao cấp cơ quan ngoại thương của Úc bị ra tòa 
vì dính líu đến Securency hối lộ cho quan chức của Việt Nam (báo chí Australia)

Có lạ chăng là mới đây, có lẽ sau khi cân nhắc giữa cái được và mất, lợi và hại trong quan hệ ngoại giao mà dù vụ án Securency “đưa hối lộ” luật pháp Úc đã khẳng định bằng việc bảy viên chức tại Note Printing Australia Pty Ltd (công ty in tiền của chính phủ Úc) và công ty môi giới dịch vụ in tiền Securency (vốn của RBA một nửa và tư nhân Anh quốc một nửa) bị kết án xong thì cùng lúc chính phủ Úc cũng ra quyết định không cho phép các cơ quan báo chí truyền thông trong nước đề cập hay đăng tải thông tin cá nhân các quan chức Việt Nam liên quan trong vụ hối lộ in tiền Polymer.

Mục đích của lệnh cấm đưa tin, theo văn bản của Tòa án Úc là “ngăn chặn tổn hại đến mối quan hệ quốc tế gây ra bởi việc phổ biến các tài liệu có thể gây tổn hại thanh danh của những người được nêu tên”.

Tuy nhiên, người ta phải tủm tỉm cười rất thú vị khi (WikiLeaks công bố) trong văn bản cấm đưa tin của quan tòa ở tòa án hình sự tối cao Victoria tại Melbourne ghi phán quyết qui định:

Điều 1) “Trừ khi có lệnh tòa khác, không được tiết lộ, bằng việc xuất bản hay dưới một hình thức nào khác, về những thông tin (cho dù dưới dạng điện tử hay in trên giấy) xuất phát hay được chuẩn bị cho các mục đích tố tụng của vụ án này nhằm công bố, hàm ý, gợi ý hay khẳng định bất kỳ đối tượng nào trong số những người nằm trong phạm vi áp dụng của lệnh tòa này”. 

Nhưng liền theo sau nội dung của điều 1 ấy lại là danh sách thứ tự họ tên chức vụ 4 quan chức cao cấp CH/XHCN/VN:

- Trương Tấn Sang, Chủ tịch đương nhiệm nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (từ 2011);

- Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng đương nhiệm nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 2006);

- Nông Đức Mạnh, Cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ (2001-2011);

- Lê Đức Thúy, Cựu Chủ tịch Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia (2007-2011) cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1999-2007);

Toà Án Úc:  Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Đức Thúy, Nông Đức Mạnh, 
liên quan nhận hối lộ “in tiền nhựaPolymer” theo wikileaks (*) 
(Ảnh tương thích minh hoạ)

“Vô tình hay hữu ý”? Sự nghịch lý đó khiến người ta phải tự vấn.

Bằng một phán quyết cấm không cho công khai phổ biến, nhưng trên văn kiện ấy của chính mình, quan tòa hình sự tối cao ở Melbourne Úc đăng tải đầy đủ danh tính các cá nhân bản chất là chủ thể của lệnh cấm đó thì liệu người ta có thể vận dụng tư duy để gần với một suy diễn khác nhân bản hơn.

Điều tưởng như nghịch lý ấy đôi khi nó lại là có thể có lý khi ta biết rằng bên cạnh phản ứng của xã hội rất thù ghét tới độ khinh bỉ tệ nạn “ăn hối lộ” thì các quan tòa Úc chính là các “đao phủ” của tệ nạn này, tuy nhiên trước yếu tố “nhạy cảm” mà chính phủ Úc biện minh cần phải cấm để “ngăn chặn tổn hại đến mối quan hệ quốc tế gây ra bởi việc phổ biến các tài liệu có thể gây tổn hại thanh danh của những người được nêu tên”.

Về nguyên tắc các quan tòa Úc đã tuân thủ, tuy nhiên nhân danh công lý trong quang minh chính trực có thể nào các quan toà ấy đã trải nghiệm rằng trong sự việc CT Securency phải hối lộ 14 triệu usd (10% giá trị trên HĐ 145 triệu đôla trúng thầu 29 hợp đồng in tiền Polymer cho Việt Nam từ 2002 đến 2009). Bản thân CT Securency và CP Australia không ai bị thiệt hại gì, (bởi 14 triệu usd hối lộ đã cộng vào giá trị HĐ) chỉ duy nhất đại bộ phận người dân nghèo Việt Nam phải trực tiếp đóng thuế bằng mồ hôi công sức để chi trả, nếu không phải hối lộ 14 triệu usd thì nghiễm nhiên giá trị HĐ kéo giảm xuống còn 131 triệu usd đỡ đi một phần gánh nặng trên đôi vai còm cõi người dân Việt mà những kẻ thủ đắc “ăn hối lộ” chính là ăn mồ hôi nước mắt đồng bào mình.

Và vì vậy các quan tòa đã thông minh vận dụng một qui luật “cấm cái gì thì cụ thể phải chỉ ra cái ấy” rất hợp pháp để như gián tiếp chỉ cho người dân Việt Nam thấy trong nội vụ ai là những kẻ rúc rỉa mồ hôi nước mắt của mình.

Nếu nằm trong suy diễn này thì đích thực các quan tòa, tòa hình sự tối cao Australia quả là sứ giả của Công Lý.

Sự việc tưởng như chỉ dừng lại ở đó, thì bỗng nhiên “nhà nước, đảng ta” hách xì xằng lên tiếng phản đối Lệnh kiểm duyệt của Tòa Tối cao bang Victoria, Australia, liên quan bê bối in tiền polymer cho Việt Nam, trong có nhắc tên một sốlãnh đạo Việt Nam cao cấp.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết hôm thứ Năm 7/8 đã “mời Đại sứ Úc tại Hà Nội lên để trao công hàm phản đối về lệnh kiểm duyệt này”.

Một ngày sau đó, Sứ quán Úc nói đã ghi nhận thông tin về cuộc gặp giữa ông Borrowman và Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Thông cáo của Sứ quán Úc giải thích Lệnh kiểm duyệt, hay chính xác hơn là lệnh hạn chế công bố thông tin, được tòa án đưa ra nhằm không cho một số thông tin nào đó được công khai trước tòa.

Tòa đại sứ nói Tòa án Tối cao bang Victoria không đưa lệnh này ra công khai (do WikiLeaks công bố).

Thông cáo viết: “Chính phủ Australia đạt được lệnh kiểm duyệt (từ Tòa án) để ngăn ngừa việc công khai thông tin mà có thể dẫn đến việc hiểu rằng có sự liên quan đến tham nhũng của một số quan chức chính trị cấp cao cụ thể trong khu vực”.

“Chính phủ Australia cho rằng lệnh này là phương cách tốt nhất để bảo vệ các nhân vật chính trị cao cấp khỏi các sự ám chỉ không có cơ sở.”

Thông cáo cũng khẳng định việc nêu danh các nhân vật này trong lệnh kiểm duyệt không có nghĩa họ làm điều gì sai hay họ là đối tượng điều tra trong vụ Securency.

Toàn cảnh của vấn đề. Dưới mắt người dân Việt cho thấy, tầm cao trí tuệ của “đảng ta” dịu vợi là như thế nào? Khi chỉ với một câu trả lời: “Chính phủ Australia cho rằng lệnh này là phương cách tốt nhất để bảo vệ các nhân vật chính trị cao cấp khỏi các sự ám chỉ không có cơ sở.” để hiểu rằng nước Úc đã “rộng rãi” không đẩy nhà nước CSVN tới bờ vực của ô nhục khi ngay cả có thể bắt giữ câu lưu Đại tá CA Lương Ngọc Anh giám đốc Công ty Phát Triển Công Nghệ CFTD (một công ty bình phong của ngành an ninh VN hoạt động tại Úc) là cầu nối, người đạo diễn chính tham gia dàn xếp ngân khoản hối lộ từ Securency đến các quan chức Việt Nam, nhưng Đại tá CA Lương Ngọc Anh vẫn bình an vô sự và chính phủ Úc cũng giữ kín các bút lục lời khai trước tòa của hàng chục bị cáo công dân Úc có liên quan đến vụ “hối lộ” mà hầu hết đều xác định sự việc ấy là hiển nhiên.

Lê Đức Thúy - Nguyễn Tấn Dũng và Đại Tá CA- Lương Ngọc Anh

Ngay cả một người ít hiểu biết tham khảo nội dung “Lệnh kiểm duyệt” của tòa án tối cao Úc cũng sẽ nhất trí rằng bản chất văn kiện ấy có khuynh hướng bảo vệ chứ không có mục đích bêu riếu “tứ quí” đảng CSVN nói trên, hơn nữa nguồn tin và dữ kiện không phải từ CP Úc phát ra mà là từ wikileaks một tiếng nói “siêu” độc lập mà có là ông trời củng không thể bịt miệng được.

Tuy nhiên vì “có tật nên hay giật mình” nhà nước CSVN làm như mình “ngây thơ vô tội” hăng tiết vịt ra công hàm phản đối để bảo vệ lãnh đạo, nhưng họ không biết làm như thế không hơn hành vi “lạy ông tôi ở bụi này” để ai chưa biết càng tò mò để biết thêm?

Cũng cần nhắc lại, để in tiền Polymer thay cho tiền giấy của quốc gia, nhất thiết phải có một kế hoạch tỉ mĩ tham khảo sâu rộng trong toàn dân về hoa văn, hình ảnh, kích thước, thẩm mỹ, báo cáo Quốc Hội về kinh phí, gọi và đấu thầu v.v... Tuy nhiên duy nhất hợp đồng in tiền này chỉ được bàn thảo trong bí mật dưới gầm bàn ngân hàng nhà nước VN và văn phòng thủ tướng.




Cộng sản là gì? - Cộng sản là... mày phải chết!


Lê Thiên (Danlambao) - Vào Dân làm báo, đọc bài “Định nghĩa cộng sản là gì” của tác giả Vận Mệnh, cười ra nước mắt. Thấm thía lắm mẩu đối thoại giữa “Thằng ăn xin” và “bạn”.

Sang phần comments (phản hồi), lại đọc thêm 20 định nghĩa cộng sản là gì! Sâu và thâm! Thỉnh thoảng khá cay, nồng hoặc đắng. Và chua nữa!

Chợt nhớ bài học định nghĩa cộng sản là gì vào cái thời quân cướp miền Bắc Việt Nam tràn vào cưỡng đoạt Miền Nam Việt Nam, xin góp câu chuyện ngắn dưới đây.

Hồi ấy những “lớp học tập chính sách” mở ra hàng đêm từ thành thị đến thôn quê! Làng quê tôi thuộc một tỉnh cực nam Miền Trung Việt Nam không ai trốn khỏi những cái lớp cưỡng bức học tập ấy, ở đó người dân chỉ nghe toàn những lời khoe khoang và chửi bới lỗ mãng. Trong một “lớp học tập”, câu hỏi “Cộng sản là gì “ được cán bộ “giảng huấn” nêu ra. Vài hôm sau, cái chết nghiệt ngã đến với anh dân quê “học viên” mau mắn đáp lại câu hỏi trên. Xin kể hầu bạn đọc.

Anh thanh niên xấu số tên là Nguyễn Tr. Là một quân nhân Biệt Động Quân VNCH trước 30/4/1975, Tr. được “mời đi học tập cải tạo” ba tháng, được xét trả về địa phương nhờ “học tập tốt, cải tạo tốt, tư tưởng tiến bộ!” Thế nhưng trong huyết quản người lính chiến cũ vẫn còn đọng chút máu “anh hùng lính Cộng hòa”. Thấy điều trái khuấy, anh Tr. khó nhịn. Anh phải nói! Nói cho hả hơi! Anh dám nói thẳng chế độ cs làm cho dân đói, dân khổ, dân bần cùng. Nhiều người lo cho anh, nhắc nhở anh, anh vẫn liều: “Cả Miền Nam chúng ta lúc này chẳng là nhà tù sao? Tù hết! Trừ bọn cs và đám a dua cs thôi!”

Trong một buổi học tập chính trị tại xã, cán bộ “giảng huấn” cao hứng: 

- Trước đây bọn “ngụy” xuyên tạc đủ điều về cộng sản. Nay cộng sản đã về giải phóng bà con ta, đang sống giữa bà con đây, bằng xương bằng thịt nè. Vậy bà con giờ đã hiểu cộng sản là gì chưa?

Không ai trả lời, có lẽ vì người ta đang ngủ gà ngủ gật, hay cũng có thể do sợ há miệng mắc quai! Bỗng anh Tr. từ đám đông đứng bật dậy, xin thưa:

- Có! Tôi hiểu! Hai chữ “cộng sản” có gì mà khó hiểu! Tôi học rồi mà!

Tên cán bộ hí hửng:

- À! Anh này! Anh đã qua cải tạo, “đả thông” cho bà con ta đi! Cộng sản là gì nào?

Anh Tr. trả lời:

- Dạ! Có gì cao siêu đâu! Dễ ợt hà!

Không chờ tên cán bộ hỏi thêm, anh Tr nói tiếp, nói thật nhanh như sợ ai chặn mất ý tưởng của mình:

- Cộng là gộp chung lại. Sản là... sảng! (Là dân nam Trung phần, Anh Tr. không phân biệt hai âm sản và sảng). Cộng sản là mọi thứ làm sảng, nói sảng, ăn sảng, hốt sảng, đánh sảng, giếtsảng... gộp lại, phải không bà con?

Dân chúng cười vang như vỡ chợ, rồi đồng loạt vỗ tay... Phản xạ tự nhiên! Tên cán bộ điên tiết, nhiếc mắng anh Tr, cho lệnh đưa anh vào phòng CA, buộc anh viết kiểm điểm và “phản tỉnh”. Anh Tr nguệch ngoạc mấy chữ. Tên CA chê bản kiểm điểm “không đạt yêu cầu”, buộc anh về nhà viết lại, hôm sau mang nộp:

- Anh không tự giác nhận tội, chúng tôi sẽ trị tới nơi!

Rồi trong một đêm tối trời, tên xã trưởng L. cùng tên xã đội trưởng H. dắt theo vài thuộc hạ du kích võ trang súng trường, mã tấu đi lùng kiếm anh Tr., lôi anh ra khỏi chòi ruộng của anh, bắn chết giữa đồng. Không biết có phải chúng trị anh như đã hăm he hay hạ thủ anh vì một duyên cớ nào khác. Chỉ biết rằng mấy tên sát nhân hèn hạ kia tìm cách phi tang tội ác, vu oan cho “bọn tàn quân ác ôn” lẻn về ám hại anh Tr “để đổ lỗi cho Cách mạng”!

Bà con nông dân trong các chòi ruộng lân cận có người thấy tên du kích cầm đèn pin bấm sáng lên trông rõ mặt tên xã trưởng L cùng tên xã đội trưởng H gian ác và đám du kích xã. Vỏ đạn còn bỏ lại hiện trường. Mấy tên du kích xã nhận tội. Hai tên đầu sỏ sát nhân hết đường chối cãi.

Các quan chức huyện-tỉnh chơi trò bịt miệng không được, bèn đóng kịch dân chủ, ra lệnh “câu lưu” xã đội trưởng và“đình chỉ công tác” đối với tên xã L. Tội sát nhân! Xử lý nội bộ, hay thật! Vài tháng sau, người ta không ngạc nhiên thấy tên xã đội trưởng “bị câu lưu” kia vẫn là xã đội trưởng một xã khác trong huyện. Tên L chủ tịch xã ác ôn thì được đôn lên làm Bí thư xã ở cái xã gọi là “xã cách mạng” đang qui hoạch tiến lên “xã huyện lỵ”. Các cơ sở công quyền và bao nhiêu công trình được dựng lên ồ ạt, trông “hoành tráng”... và túi cán bộ các cấp cứ thế mà phình to ra. Vài năm sau, cái xã huyện lỵ hiện đại qui mô kia thay vì trở thành “thị trấn anh hùng cách mạng nhân dân” theo qui hoạch, bỗng nhiên trở thành khu hoang địa với lý do “không đáp ứng yêu cầu thực tiễn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”! Cái huyện lỵ hoang phế nham nhở nhớp nhúa bây giờ là những ngôi nhà mất mái, tường sập, chỗ nào cũng đầy dẫy phân trâu, phân bò, phân người, rác rưởi bẩn thỉu.

Cộng sản là gì? Là vô sản? Không! Chính là phá sản - mọi mặt, mọi thứ! Nơi cuộc sống con người và xã hội! Từ vật chất tới tinh thần lẫn tâm linh. Vẫn chưa đủ! Rõ ràng, trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, cộng sản đi tới đâu gieo rắc khốn khổ chết chóc đến đó! Thế nên, với câu hỏi Cộng sản là gì, câu trả lời chính xác nhất có lẽ là: Tang thương! Chết chóc!

(10/8/14)




Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List