Ngân Hàng Phát Triển Mới
của nhóm BRICS
Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA Ngày
140813
Diễn đàn Kinh tế
Chạy theo ảo vọng, như truyện thần tiên
* Nhóm năm cường quốc BRICS. AFP *
Sau thượng đỉnh thứ sáu vào trung tuần Tháng Bảy tại Brazil, nhóm
BRICS đã quyết định thành lập một ngân hàng phát triển quốc tế và góp tiền cho
một quỹ dự trữ ngoại tệ khẩn cấp để tránh khủng hoảng. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm
hiểu thực hư và tính chất khả thi của dự án này qua phần trao đổi do Vũ Hoàng
thực hiện sau đây với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Chạy theo ảo tưởng cạnh
tranh
Vũ Hoàng:
Xin kính chào tái ngộ ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Gần một tháng sau, có lẽ chúng
ta đã đủ thì giờ tìm hiểu về dự án thành lập một ngân hàng phát triển mới và
một quỹ dự trữ ngoại tệ để cấp cứu các nước bị khủng hoảng do năm nguyên thủ
của nhóm BRICS vừa quyết định tại hội nghị cao cấp ở Brazil vào trung tuần
Tháng Bảy. Thưa ông, nhóm BRICS này là gì và dự án họ vừa quyết định có tính
chất khả thi hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ là trong kinh tế học mình cũng có chuyện thần tiên!
- Số là vào năm 2001, một kinh tế gia gốc Anh của một tổ hợp đầu
tư Mỹ đề xướng ý tưởng ngộ nghĩnh có lẽ với dụng ý quảng cáo cho việc đầu tư
của họ. Ý tưởng đó là sự xuất hiện của các nền kinh tế "đang lên"
hoặc đang tiến lên trình độ công nghiệp hóa. Ông ta nêu tên bốn nền kinh tế lớn
của loại này là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, viết tắt theo Anh ngữ là BRIC.
Sau đó, bốn nước tưởng thật, họp nhau với ước mơ lập ra một trật tự kinh tế mới
cho thế giới rồi mời thêm một xứ khác tại lục địa Phi Châu là Cộng hoà Nam Phi,
từ đó mới có tên chính thức là B.R.I.C.S. Tôi gọi ý tưởng ấy là ngộ nghĩnh với
mục tiêu quảng cáo vì tưởng rằng các nền kinh tế đang lên có thể tách rời khỏi
các nước công nghiệp hóa để thành đầu máy kinh tế mới cho thế giới và là mấy
trung tâm đầu tư hấp dẫn.
Khi có người thổi lên bong bóng thì các quốc gia này chạy theo với
ảo tưởng cạnh tranh và dần dần thay thế trật tự kinh tế do Hoa Kỳ và các nước
Âu Châu lập ra từ sau Thế chiến II. Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Chuyện thần tiên là 10 năm sau, các nền kinh tế ấy vẫn lệ thuộc
vào đà tăng trưởng của khối công nghiệp hóa Âu-Mỹ-Nhật và đều bị suy trầm, thậm
chí gặp nguy cơ khủng hoảng, như trường hợp của Nga, Tầu, Ấn Độ và cả Brazil.
Nhưng dù sao mặc lòng, khi có người thổi lên bong bóng thì các quốc gia này
chạy theo với ảo tưởng cạnh tranh và dần dần thay thế trật tự kinh tế do Hoa Kỳ
và các nước Âu Châu lập ra từ sau Thế chiến II. Dự án ngân hàng phát triển và
quỹ dự trữ khẩn cấp nằm trong bối cảnh ấy.
Vũ Hoàng:
Thuần về kinh tế, ông đánh giá thế nào về sáng kiến này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Từ cả tháng nay, các kinh tế gia thiên tả đều ngợi ca sáng kiến
đó, điển hình là Giáo sư Joseph Stiglitz, giải Nobel Kinh tế và xưa là Kinh tế
trưởng của Ngân hàng Thế giới. Tôi cũng rằng đấy là điều hay vì ba lý do.
- Thứ nhất, nếu các nước nghèo có thêm một ngân hàng tài trợ dự án
phát triển ngoài các ngân hàng phát triển sẵn có thì họ có thêm chọn lựa. Thứ
hai, sáng kiến này là hồi chuông cảnh báo cho hai định chế hình thành từ Thế
chiến II là Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và Ngân hàng Thế giới về những chuyển động
mới của kinh tế thế giới và họ phải quan niệm lại vai trò và phương thức hoạt
động của mình, là điều được nêu ra từ lâu, nhất là sau khi khối Euro của Âu
Châu lâm vào khủng hoảng từ năm 2010 và cần IMF cấp cứu.
- Thứ ba là lồng trong sáng kiến này ta thấy một nỗ lực thay thế
vị trí của Mỹ kim trong luồng giao dịch toàn cầu và đấy là điều cần thiết để
đánh thức nước Mỹ rằng cái trật tự kinh tế do Hoa Kỳ đặt ra phải cải tiến thì
mới tồn tại được. Trong lúc dư luận Hoa Kỳ chỉ chú tâm vào chuyện nội bộ như
hiện nay thì sáng kiến đó của các nước đang lên là một sự lay tỉnh có ích cho
dân Mỹ.
Lãnh đạo các nước thuộc nhóm BRICS gồm các nước Nga, Trung Quốc,
Brazil, Ấn Độ và Nam Phi họp bên lề Thượng đỉnh G20 ở Nga hôm 05/09/2013.
Vũ Hoàng:
Đi vào cụ thể, thưa ông, nội dung của sáng kiến này gồm những gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thứ nhất là việc lập ra một ngân hàng phát triển mới, với số vốn
sơ khởi là 50 tỷ đô la do mỗi nước góp 10, và với tiêu chí là sẽ tăng vốn gấp
đôi trong năm năm tới. Ngân hàng phát triển là loại ngân hàng đặc biệt, lập ra
để tài trợ các dự án dài hạn theo điều kiện dễ dãi hơn thị trường về lãi suất,
thời gian ân hạn và thời hạn hoàn vốn nhằm giúp các nước nghèo hay các quốc gia
bị tàn phá bởi chiến tranh có được nền móng phát triển lành mạnh trong lâu dài.
Thế giới đang có tám ngân hàng loại này, kể cả Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng
Phát triển Á châu, nhóm BRICS muốn lập thêm một ngân hàng nữa, và cuối cùng thì
chọn tên là Ngân hàng Phát triển mới và đặy trụ sở tại thành phố Thượng Hải.
- Sáng kiến thứ hai là một nối tiếp của nhiều nỗ lực trước đây tại
Đông Á nhằm lập ra quỹ cứu trợ các quốc gia nhất thời bị thiếu ngoại tệ trong
ngắn hạn mà không bị nhiều ràng buộc như khi được Quỹ Tiền tệ Quốc tế cứu giúp.
Quỹ Dự trữ Khẩn cấp này sẽ có vốn hoạt động là 100 tỷ đô la, do năm nước đóng
góp theo sức nặng kinh tế của mình. Bước đầu thì mỗi nước bỏ ra hai tỷ trong
vòng bảy năm tới với lời cam kết sẽ góp thêm 40 tỷ nếu được yêu cầu. Theo sức
nặng kinh tế thì Trung Quốc góp 41 tỷ, tức là 41%, kế tiếp là ba nước Nga, Ấn
Độ và Brazil góp 18 tỷ, còn lại thì Nam Phi góp vào năm tỷ.
- Nhóm BRICS trù tính rằng quỹ dự trữ khẩn cấp này bắt đầu cho vay
kể từ năm 2016. Chi tiết ngộ nghĩnh khác là họ nêu sáng kiến do kịch bản là Hoa
Kỳ sẽ "vuốt nhọn" chính sách bơm tiền kích thích kinh tế, tức là sẽ
thu hồi lượng tiền đã bơm ra và tăng lãi suất khiến nhiều nước có thể thiếu
ngoại tệ và bị khủng hoảng về ngoại hối. Nôm ra là họ lập ra một quỹ khẩn cấp
để đối phó với một vấn đề ngắn hạn, mà thực chất là tạo cơ hội cho Trung Quốc,
với 41% phần vốn, có thể lập ra một lực đối trọng với Quỹ IMF hiện vẫn do Hoa
Kỳ chi phối với gần 18% phần hùn và với gần 17% số phiếu.
Ý đồ chính trị?
Nếu các nước muốn thay thế vị trí đặc biệt của đồng đô la Mỹ thì
trước hết họ phải nâng cao khả năng giao hoán của đồng nội tệ, như đồng Nguyên
hay đồng Rúp, và chấp nhận quyền tự do trao đổi, là điều họ chưa thể làm được.
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Vũ Hoàng:
Như vậy, ta thấy là ngoài khía cạnh thuần túy kinh tế thì cũng có ý đồ chính
trị của các nước và hai khía cạnh kinh tế chính trị thật ra lại gắn bó với
nhau. Nhưng còn về sự khả thi của hai sáng kiến này, liệu các quốc gia hội viên
có thành công được chăng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi sẽ đi vào chuyện thần tiên của kinh tế.
- Ngân hàng Phát triển mới của nhóm BRICS này có 50 tỷ đô la để
giúp các nước nghèo thực hiện loại dự án hạ tầng và có giá trị bền vững cho
phát triển thật ra chỉ là một ngân hàng nhỏ xíu. Thế giới đang có Ngân hàng Đầu
tư Âu Châu với 331 tỷ vốn, Ngân hàng Thế giới với 223 tỷ, Ngân hàng Phát triển
Á châu với 163 tỷ, Ngân hàng Phát triển Trung Nam Mỹ với 129 tỷ, Ngân hàng Phát
triển Phi châu với 103 tỷ và nay mai sẽ có Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Á
châu với 100 tỷ đô la. Các nước nghèo cần một ngàn tỷ đô la một năm để thực
hiện dự án phát triển, nếu có thêm 50 tỷ thì cũng tốt thôi, nhưng chẳng vì đó
mà nhóm BRICS sẽ làm ra phép lạ.
- Huống hồ, và ta nói qua chuyện khả thi về chuyên môn, nhóm BRICS
không nổi tiếng ở khả năng thẩm định và thực hiện dự án có giá trị bền vững,
không gây ô nhiễm môi sinh và không dẫn tới hậu quả bất lường. Thí dụ điển hình
là các dự án thủy lợi, thủy điện, xây xa lộ hay đường xe hỏa cao tốc của Trung
Quốc, ấy là chưa nói đến nạn tham nhũng đã thấy tại Nga, Ấn Độ và Brazil, chủ
thua có Trung Quốc. Thứ ba, các nước thành viên không chỉ có mục tiêu là nhìn
ra những hướng phát triển khác nhau mà thực tế còn có mâu thuẫn về quyền lợi
khi là lân bang láng giềng.
Một cuộc họp báo bên lề Hội nghị thượng đỉnh các nước BRICS nhóm
họp ở Durban, Nam Phi từ 26 đến 27 tháng 3.
Vũ Hoàng:
Xin ông nêu cho thính giả của chúng ta một vài thí dụ cụ thể.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ngân hàng Phát triển Á châu ADB là ngân hàng phát triển cấp vùng,
với số vốn hoạt động là 163 tỷ và gần nửa thế kỷ kinh nghiệm dưới ảnh hưởng của
Nhật Bản mà cũng bó tay trước một dự án lọc nước của Ấn Độ bị Trung Quốc ngăn
chặn vì thực hiện trong một khu vực có tranh chấp về chủ quyền giữa hai nước Ấn
Hoa. Trong tương lai không xa, chưa chắc Ấn Độ đã chấp thuận một dự án hạ tầng
của ngân hàng BRICS do Trung Quốc đề nghị cho Pakistan vì mâu thuẫn Ấn-Hồi
trong khu vực Kashmir chẳng hạn. Cũng vậy, thế giới nghĩ sao về một dự án thủy
điện cho xứ Lào trên đầu nguồn của sông Mekong với hậu quả tai hại cho các nước
dưới hạ nguồn như Cam Bốt và Việt Nam?
Vũ Hoàng: Chúng
ta bước qua sáng kiến dự trữ ngoại hối. Thưa ông, điều ấy có khả thi không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ngay sau Thế vận hội mùa Đông tại Sochi của Liên bang Nga thì
Tổng thống Vladimir Putin gây ra vụ khủng hoảng Ukraine. Rồi ngay sau Thượng
đỉnh của nhóm BRICS tại Brazil khi Giải Túc cầu FIFA vừa kết thúc thì cũng nước
Nga gây ra khủng hoảng nữa khi chuyến bay MH17 của Hàng không Malaysia bị bắn
hạ hôm 17 Tháng Bảy. Trong lúc đó, bạo động tiếp tục lan rộng tại Trung Quốc
với nạn thảm sát dân Hồi giáo của tộc Duy Ngô Nhĩ.
- Mấy sự kiện đó cho thấy là hai trong năm nước của nhóm BRICS này
thật ra vẫn độc tài và thiếu tinh thần trách nhiệm với thế giới. Cách hành xử
của Trung Quốc với các láng giềng Đông Á càng phản ảnh bản chất không đáng tin
của lãnh đạo xứ này. Hai nước Nga Tầu chỉ muốn thách đố trật tự tài chính và
chính trị của khối Âu-Mỹ-Nhật hơn là giúp các nước lâm vào khủng hoảng. Dù sao,
với số vốn cho là 100 tỷ thì khả năng cũng giới hạn nếu như họ có thực tâm.
Trong khi đó, ta thấy ra nhiều khó khăn kinh tế hiện nay của Ấn Độ và Brazil
cùng nguy cơ khủng hoảng kinh tế tại Nga và Trung Quốc ngay trong những năm
tới.
Vũ Hoàng: Sau
chương trình phát thanh tuần trước về những khó khăn của Trung Quốc khi phải
cải cách để chuyển hướng, đã có thính giả nêu câu hỏi về khối dự trữ ngoại tệ
lên tới bốn nghìn tỷ đô la của Trung Quốc. Thưa ông, có sức nặng như vậy, liệu
Trung Quốc có thể vượt cơn khủng hoảnh và cường vai trò của mình với các nước
nghèo hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ngoài dự trữ ngoại tệ trị giá bốn ngàn tỷ đô la, Bắc Kinh còn
có dự trữ vàng được ước lượng là 4.500 tấn, trị giá khoảng 190 tỷ đô la. Nhưng
nền kinh tế có sản lượng hàng năm là chín nghìn tỷ đô la hiện đang mắc nợ hơn
gấp đôi sản lượng đó và thực tế thì cả tư nhân lẫn nhà nước có thể mắc nợ gấp
bốn lần. Khủng hoảng tài chính có thể bùng nổ tại Trung Quốc vì cái núi nợ quá
lớn này, bên trong là nhiều khoản nợ xấu sẽ mất, mà xấu đến chừng nào thì chưa
ai rõ. Chỉ cần mất 25% của khối nợ này thì Trung Quốc sẽ mất chín ngàn tỷ, là
gấp đôi số dự trữ ngoại tệ của họ. Ta nên nhớ là từ sau Thế chiến II, thế giới
có hơn ba chục vụ khủng hoảng tài chính, nhưng chưa xứ nào lại gặp điều kiện
nguy ngập như Trung Quốc hiện nay.
- Sau cùng, cũng cần nói là nếu các nước muốn thay thế vị trí đặc
biệt của đồng đô la Mỹ thì trước hết họ phải nâng cao khả năng giao hoán của
đồng nội tệ, như đồng Nguyên hay đồng Rúp, và chấp nhận quyền tự do trao đổi,
là điều họ chưa thể làm được. Kết luận của tôi là chống Mỹ thì dễ, mà là dễ
nói, chứ các nước khó thống nhất hành động trong mục đích rất tiêu cực đó.
- Có người vẽ ra trái bóng màu hồng rồi dán nhãn hiệu BRIC lên
trên mà các nước lại tưởng thật và thổi bóng lên trời trong khi chưa cải tiến
được thực lực. Đúng là truyện thần tiên cho con trẻ!
Vũ Hoàng:
Như mọi khi, xin cám ơn ông ở ẩn dụ lý thú này.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.