Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, April 10, 2015

Cựu đại sứ Mỹ: Ông Putin không muốn giải quyết xung đột ở Ukraine

Cựu đại sứ Mỹ: Ông Putin không muốn giải quyết xung đột ở Ukraine

Cựu đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul.
Cựu đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul.
11.04.2015

Cựu đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul nói với VOA rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin không muốn giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine vì việc này phục vụ cho lợi ích của ông ta.
Ông McFaul cho biết hôm thứ Năm rằng ông Putin thích cuộc đối đầu quân sự cấp thấp, có kết thúc mở ở Ukraine vì điều này có tác dụng làm suy yếu chính phủ ở Kiev.

Nhà ngoại giao trước đây của Mỹ nói sẽ chẳng có gì thay đổi bởi vì không giống như Mikhail Gorbachev, ông Putin muốn Mỹ là kẻ thù.

Khi được hỏi về điều mà Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và những quan chức khác ở Moscow mô tả là "hoạt động tuyên truyền chống Nga công khai" của Mỹ, ông McFaul nói Mỹ vẫn chưa tham gia vào những hoạt động trực tiếp thách thức chính quyền của ông Putin, điều mà ông nói là sẽ phản tác dụng.

"Tôi nghĩ ông Putin có lợi khi mô tả chúng ta là kẻ thù. Vì vậy ngoại giao bao nhiêu đi nữa cũng sẽ chẳng thay đổi được điều đó," ông McFaul nói. Ông nói rằng Mỹ cần tham gia vào việc lên tiếng cho những lý tưởng dân chủ.
Hơn 6.000 thường dân, phiến quân và quân nhân Ukraine đã thiệt mạng ở miền đông Ukraine kể từ khi chiến sự nổ ra giữa chính phủ và lực lượng ly khai một năm trước đây.

http://www.voatiengviet.com/content/cuu-dai-su-my-noi-ong-putin-khong-muon-giai-quyet-xung-dot-o-ukraine/2715133.html

Monday, April 6, 2015

Nhật đòi Việt Nam trả lại toàn bộ $700 triệu tiền viện trợ .




 Nhật đòi Việt Nam trả lại toàn bộ $700 triệu tiền viện trợ .



From: Huu Dinh Nguyen <> >
Date: 2015-04-05 19:04 GMT-07:00



Nhật đòi Việt Nam trả lại toàn bộ $700 triệu tiền viện trợ .
Thursday, April 02, 2015 5:50:10 PM
________________________________



HÀ NỘI (NV) - Nhật không đòi nhà cầm quyền Việt Nam trả lại tiền JTC đã hối lộ để được chọn làm nhà thầu của một dự án đường sắt mà yêu cầu Việt Nam hoàn lại toàn bộ tiền đã nhận để thực hiện dự án đó.
Thông tin vừa kể được bà Noriko Yagi, phát ngôn viên của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cung cấp cho BBC, ngay sau khi báo chí Việt Nam loan báo, tại cuộc họp báo do JICA tổ chức.


Mô hình “Dự án tuyến đường sắt số 1 đoạn Ngọc Hồi-Yên Viên.” (Hình: Dân Trí)

Số tiền mà Nhật đòi lại là khoảng 14,000 tỉ đồng, tương đương 700 triệu đô la Mỹ. Ðây là số tiền mà Nhật cho vay ưu đãi (ODA) để thực hiện dự án 'Tuyến đường sắt số 1 đoạn Ngọc Hồi-Yên Viên.”
Theo nhiều báo ở Việt Nam đăng tải hôm 1 tháng 4, ông Yamamoto Kenichi, phó văn phòng tại Việt Nam của JICA, yêu cầu Việt Nam hoàn trả số tiền mà JTC đã hối lộ để được chọn làm tư vấn cho “Dự án tuyến đường sắt số 1 đoạn Ngọc Hồi-Yên Viên,” được thực hiện bằng viện trợ của Nhật.

Tuy nhiên, bà Yagi nói thêm là JICA đã yêu cầu báo chí Việt Nam đính chính. Bà nhận định việc loan tin sai, từ “yêu cầu trả lại toàn bộ viện trợ đã nhận để thực hiện một dự án vì có hối lộ” thành “trả lại tiền hối lộ,” có thể là do dịch thuật.

Ðầu năm ngoái, giám đốc Tập đoàn Tư vấn Giao thông Nhật Bản, thường được gọi tắt là JTC, thú nhận đã hối lộ cho một số viên chức Việt Nam khoản tiền là 16.4 tỉ đồng để được chọn làm nhà thầu tư vấn cho “Dự án tuyến đường sắt số 1 đoạn Ngọc Hồi-Yên Viên.” Ba cá nhân là lãnh đạo của JTC đã bị Nhật phạt tù và phạt tiền.

Sau scandal JTC, Việt Nam chỉ bắt sáu viên chức ngành giao thông vận tải vì “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” nhưng chưa xử và không có viên chức nào bị cáo buộc đã “nhận hối lộ.”

Tại cuộc họp báo hôm 1 tháng 4, ông Kenichi nhấn mạnh, JTC là vụ thứ hai mà nhà thầu Nhật đưa hối lộ cho các viên chức Việt Nam để được chọn làm nhà thầu cho các dự án thực hiện bằng viện trợ của Nhật. Ông Kenichi cảnh báo, nếu xảy ra thêm một vụ nhận hối lộ tương tự, chắc chắn dân chúng Nhật sẽ yêu cầu chính phủ Nhật ngưng cấp viện trợ cho Việt Nam.

Chưa rõ Việt Nam đã nhận bao nhiêu viện trợ từ Nhật để thực hiện “Dự án tuyến đường sắt số 1 đoạn Ngọc Hồi-Yên Viên.” Tiền hối lộ mà các viên chức Việt Nam đã nhận để chọn JTC làm nhà thầu tư vấn cho dự án này chỉ khoảng 16.4 tỉ, trong khi tiền mà Nhật cho vay ưu đãi để thực hiện dự án được loan báo là khoảng 14,000 tỉ đồng.

Năm ngoái, báo giới Việt Nam cho biết, trên thực tế, JTC không chỉ được chọn làm nhà thầu đảm trách dự án phát triển đường sắt tại Hà Nội mà còn được chọn làm nhà thầu cho... 14 dự án phát triển giao thông. Riêng trong lĩnh vực đường sắt, JTC được chọn làm nhà thầu của 5 dự án.

Không chỉ có báo chí Việt Nam “hiểu sai” ý của JICA mà các viên chức của Bộ Giao Thông-Vận Tải của Việt Nam cũng “hiểu sai” như vậy. Sau cuộc họp báo của JICA, đại diện của Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam nói với báo điện tử VNExpress rằng, sau khi kết thúc điều tra vụ nhận hối lộ của JTC, “cá nhân, tổ chức nhận hối lộ sẽ phải hoàn tiền cho phía Nhật và bị xử lý theo pháp luật.”
Trong nửa năm vừa qua có đến hai lần các viên chức Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam “hiểu sai” những thông tin hết sức quan trọng về viện trợ của Nhật.

Tháng 10 năm ngoái, sau khi Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội CSVN nhấn mạnh sự lo ngại về việc chính phủ Việt Nam chưa làm rõ, sẽ tìm từ đâu nguồn tiền khổng lồ để thực hiện dự án phi trường Long Thành, ông Phạm Quý Tiêu, thứ trưởng Giao Thông-Vận Tải, đã chủ động thông tin cho báo giới rằng, dự án phi trường Long Thành là một hình thức “bảo đảm khẩn nguy về an ninh hàng không” thành ra “nhà nước phải đầu tư.” Cũng vì vậy, phải vay vốn.

Về nguồn vay, ông Tiêu “tiết lộ,” Nhật đã “cam kết” cho Việt Nam vay 2 tỷ Mỹ kim để xây dựng phi trường Long Thành. Ông Tiêu bảo là “cam kết” đó được Nhật đưa ra từ cuối năm ngoái khi thủ tướng Việt Nam gặp thủ tướng Nhật. “Nhật quan tâm và sẽ dành 2 tỷ Mỹ kim chi dự án phi trường Long Thành.”

Ngay sau đó, ông Hayashi Hiroyuki, bí thư thứ nhất phụ trách về việc cho vay vốn của Ðại Sứ Quán Nhật tại Việt Nam, khẳng định, Nhật chưa có quyết định nào về khoản đầu tư vào phi trường Long Thành nên “chưa hứa hẹn gì với phía Việt Nam”!

Cho đến nay, Nhật đã từng tạm ngưng cấp ODA cho Việt Nam hai lần vì các viên chức Việt Nam lợi dụng những dự án ODA để đòi hối lộ.

ODA là ba chữ viết tắt của Official Development Assistance (hỗ trợ phát triển chính thức). ODA có thể là các khoản cho vay không tính lãi hoặc tính lãi thấp với thời gian vay dài. Ðôi khi ODA là viện trợ. Mục tiêu của ODA là trợ giúp để phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở quốc gia nào đó.
Hồi 2010, Nhật từng cắt viện trợ do Việt Nam không quyết tâm điều tra vụ nhận hối lộ của PCI - một doanh nghiệp của Nhật - để chọn doanh nghiệp này làm nhà thầu đảm trách vai trò tư vấn cho Dự án đại lộ Ðông-Tây ở Sài Gòn.

Ðến tháng 6 năm ngoái, sau scandal JTC, tại một cuộc họp song phương để thảo luận về việc phòng ngừa tham nhũng trong các dự án sử dụng ODA, ông Kimihiro Ishikane, vụ trưởng Vụ Hợp Tác Quốc Tế của Nhật, loan báo, Nhật tiếp tục tạm ngưng cấp ODA cho Việt Nam vì có dấu hiệu đưa-nhận hối lộ.

Theo một số thống kê, có tới 40% vốn ODA cho các chương trình xây dựng trường học, đường sá, hạ tầng tại Việt Nam bị ăn chặn nhưng những cá nhân có liên quan chỉ bị cảnh cáo. Tại Việt Nam, nhiều năm qua, ODA luôn là một nguồn béo bở để các viên chức từ trung ương đến địa phương xà xẻo, bỏ túi riêng. (G.Ð)

--

 2/4/2015
|

Bộ Giao thông: Tiền không minh bạch vụ JTC sẽ được hoàn trả Nhật Bản

Trước yêu cầu của JICA về việc trả số tiền giải ngân cho hợp đồng tư vấn với Tập đoàn tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) vì tiêu cực, lãnh đạo Bộ Giao thông cho biết chưa xem xét vấn đề này, trước mắt tiền hối lộ nếu có sẽ được hoàn lại.
Trao đổi với VnExpress sáng 2/4, Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Ngọc Đông cho biết, vụ Tập đoàn JTC đưa hối lộ quan chức Đường sắt Việt Nam đang trong quá trình điều tra. Sau khi có kết luận, cá nhân, tổ chức nhận hối lộ sẽ phải hoàn tiền cho phía Nhật Bản và bị xử lý theo pháp luật.
Về yêu cầu trả lại toàn bộ số tiền đã giải ngân cho hợp đồng tư vấn với Tập đoàn JTC mà Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đề cập trong cuộc họp báo hôm qua, ông Đông cho hay hai bên chưa xem xét vấn đề này.

Tại cuộc họp báo ngày 1/4, phó trưởng đại diện JICA Việt Nam - ông Yamamoto Kenichi thông tin, phía Nhật Bản yêu cầu Việt Nam hoàn lại số tiền đã giải ngân cho hợp đồng tư vấn trong Dự án Đường sắt đô thị số 1 với JTC vì đã để xảy ra sai phạm. Sau khi Việt Nam trả khoản tiền trên, Nhật Bản sẽ xem xét nối lại giải ngân cho phần còn lại của hợp đồng tư vấn. Khi đó, đơn vị chủ quản của Dự án đường sắt đô thị số 1 sẽ lập hợp đồng tư vấn mới và công ty trúng thầu sẽ làm tiếp những phần chưa làm xong.

"Đây là lần thứ hai kể từ năm 2008 phát hiện tình trạng hối lộ trong các dự án ODA của Nhật Bản tại Việt Nam. Tôi mong đây là vụ cuối cùng bởi nếu xảy ra lần thứ ba, người dân Nhật Bản chắc chắn sẽ lên tiếng và yêu cầu Nhật Bản dừng cấp ODA cho Việt Nam", ông Yamamoto Kenichi nói.
Để kiểm soát dự án đã triển khai, JICA sẽ phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch - Đầu tư của Việt Nam để thành lập cơ chế giám sát. Cơ chế mới này áp dụng bên thứ ba độc lập và đưa ra các đánh giá vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình triển khai.

Đại diện JICA chia sẻ vẫn duy trì khoản hỗ trợ như các năm trước và mong muốn các khoản vay sớm được triển khai. JICA phản ánh, một số thủ tục hành chính mới của Việt Nam mất rất nhiều thời gian dẫn đến việc ký kết hỗ trợ dự án chậm trễ.

Đầu năm 2014, báo chí Nhật Bản đưa tin Tập đoàn tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) hối lộ 80 triệu Yen (782.640 USD) cho các cán bộ thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tại dự án đường sắt đô thị số 1 Hà Nội. Cơ quan tư pháp của Nhật Bản và Việt Nam đều tiến hành điều tra sự việc. Sáu cán bộ ngành đường sắt Việt Nam đã bị tạm giam.
Đoàn Loan

*            

Thứ năm, 2/4/2015

Nhật yêu cầu hoàn tiền tư vấn tại dự án đường sắt nhận hối lộ

Trưởng đại diện cơ quan Hợp tác quốc tế JICA mong không có lần thứ 3 xảy ra tình trạng hối lộ trong các dự án sử dụng vốn ODA Nhật Bản.
Trong buổi họp báo Thường niên kết thúc năm tài khóa 2014 của cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) diễn ra ngày 1/4, nhiều câu hỏi đã được đặt ra cho trưởng đại diện JICA về Dự án Đường sắt đô thị trên cao tại Hà Nội, khi vốn đang bị ngưng trệ vì sự cố đưa và nhận hối lộ hồi năm ngoái.


Dự án đường sắt đô thị Hà Nội gặp bê bối về hối lộ từ đầu năm 2014.
Trả lời về vấn đề này, Phó trưởng đại diện JICA Việt Nam - ông Yamamoto Kenichi cho biết phía Nhật Bản yêu cầu Việt Nam hoàn lại số tiền đã giải ngân cho hợp đồng tư vấn trong Dự án Đường sắt đô thị, với lý do đã để xảy ra sai phạm. Dù vậy, đại diện JICA cho biết quan điểm của cơ quan này là bản thân dự án không có lỗi, do đó sẽ tiếp tục triển khai bình thường sau khi Việt Nam hoàn khoản tiền nói trên.

Trao đổi với VnExpress, chuyên gia của JICA cho biết sai phạm xảy ra khi gói hợp đồng tư vấn do công ty JTC thực hiện mới hoàn thành một phần công việc. Số tiền Nhật yêu cầu hoàn trả lần này là phần vốn vay ODA đã giải ngân cho phía Việt Nam để Tổng công ty Đường sắt chi trả cho JTC cho đến thời điểm dự án bị ngưng trệ. Thông thường vốn ODA có thời gian vay hàng chục năm, nhưng vì đã có sai phạm, Nhật yêu cầu Việt Nam trả ngay và trước hạn.

Sau khi Việt Nam trả khoản tiền trên, Nhật Bản sẽ xem xét nối lại giải ngân cho phần còn lại của hợp đồng tư vấn. Khi đó, đơn vị chủ quản của Dự án đường sắt đô thị nội đô sẽ lập hợp đồng tư vấn mới và công ty trúng thầu sẽ làm tiếp những phần chưa làm xong.

Chưa đưa ra số tiền phải hoàn trả cụ thể cũng như thời gian nối lại dự án, vị này nhấn mạnh đây là lần thứ hai xảy ra hiện tượng đưa và nhận hối lộ trong các dự án sử dụng vốn ODA Nhật Bản. "Tôi tha thiết mong đây là vụ cuối cùng bởi nếu xảy ra lần thứ 3, người Nhật chắc chắn sẽ lên tiếng và yêu cầu Chính phủ dừng cấp ODA cho Việt Nam", đại diện JICA nói.

Nghi vấn hối lộ được phanh phui từ cuối tháng 3/2014, sau khi Chủ tịch của Công ty tư vấn giám sát giao thông Nhật Bản (JTC) khai với nhà chức trách nước này về việc hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam hàng chục triệu yen để trúng thầu dự án. Ít tháng sau, Nhật đã dừng giải ngân cho dự án đường sắt đô thị để tập trung điều tra. Phía Việt Nam cũng điều tra 6 quan chức ngành đường sắt.
Trước đó, Nhật Bản cũng từng một lần tạm dừng viện trợ ODA cho Việt Nam vào tháng 12/2008 sau khi Công ty Tư vấn Nhật PCI nhận tội hối lộ quan chức của Sở Giao thông Vận tải TP HCM Huỳnh Ngọc Sĩ với mục đích tương tự.

Ngoài ra, trong buổi họp báo, JICA cũng tổng kết về những thành quả hợp tác mà hai phía đạt được trong tài khóa 2014. Năm vừa rồi, một loạt chương trình quy mô lớn sử dụng vốn ODA Nhật Bản đã hoàn thành như Nhà ga hành khách T2, Cầu Nhật Tân và đường Võ Nguyên Giáp nối giữa sân bay quốc tế Nội Bài với cầu Nhật Tân.

Trong tài khóa 2013, tổng vốn vay ODA đã ký vào khoảng 165,6 tỷ yen và giảm còn 82,628 tỷ yen trong năm tiếp đó. Trưởng đại diện JICA, ông Mori Mutsuya khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Nhật Bản, do đó trong năm 2015, có thể Nhật Bản sẽ duy trì số vốn vay ODA tương đương mức của năm 2013.
Thanh Bình




               
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội gặp bê bối về hối lộ từ đầu năm 2014.
                Trả lời về vấn đề này, Phó trưởng đại diện JICA Việt Nam - ông Yamamoto Kenichi cho biết phía Nhật Bản yêu cầu Việt Nam hoàn lại số tiền đã giải ngân cho hợp đồng tư vấn trong Dự án Đường sắt đô thị, với lý do đã để xảy ra sai phạm. Dù vậy, đại diện JICA cho biết quan điểm của cơ quan này là bản thân dự án không có lỗi, do đó sẽ tiếp tục triển khai bình thường sau khi Việt Nam hoàn khoản tiền nói trên.

                Trao đổi với VnExpress, chuyên gia của JICA cho biết sai phạm xảy ra khi gói hợp đồng tư vấn do công ty JTC thực hiện mới hoàn thành một phần công việc. Số tiền Nhật yêu cầu hoàn trả lần này là phần vốn vay ODA đã giải ngân cho phía Việt Nam để Tổng công ty Đường sắt chi trả cho JTC cho đến thời điểm dự án bị ngưng trệ. Thông thường vốn ODA có thời gian vay hàng chục năm, nhưng vì đã có sai phạm, Nhật yêu cầu Việt Nam trả ngay và trước hạn.

                Sau khi Việt Nam trả khoản tiền trên, Nhật Bản sẽ xem xét nối lại giải ngân cho phần còn lại của hợp đồng tư vấn. Khi đó, đơn vị chủ quản của Dự án đường sắt đô thị nội đô sẽ lập hợp đồng tư vấn mới và công ty trúng thầu sẽ làm tiếp những phần chưa làm xong.

                Chưa đưa ra số tiền phải hoàn trả cụ thể cũng như thời gian nối lại dự án, vị này nhấn mạnh đây là lần thứ hai xảy ra hiện tượng đưa và nhận hối lộ trong các dự án sử dụng vốn ODA Nhật Bản. "Tôi tha thiết mong đây là vụ cuối cùng bởi nếu xảy ra lần thứ 3, người Nhật chắc chắn sẽ lên tiếng và yêu cầu Chính phủ dừng cấp ODA cho Việt Nam", đại diện JICA nói.

                Nghi vấn hối lộ được phanh phui từ cuối tháng 3/2014, sau khi Chủ tịch của Công ty tư vấn giám sát giao thông Nhật Bản (JTC) khai với nhà chức trách nước này về việc hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam hàng chục triệu yen để trúng thầu dự án. Ít tháng sau, Nhật đã dừng giải ngân cho dự án đường sắt đô thị để tập trung điều tra. Phía Việt Nam cũng điều tra 6 quan chức ngành đường sắt.
                Trước đó, Nhật Bản cũng từng một lần tạm dừng viện trợ ODA cho Việt Nam vào tháng 12/2008 sau khi Công ty Tư vấn Nhật PCI nhận tội hối lộ quan chức của Sở Giao thông Vận tải TP HCM Huỳnh Ngọc Sĩ với mục đích tương tự.

                Ngoài ra, trong buổi họp báo, JICA cũng tổng kết về những thành quả hợp tác mà hai phía đạt được trong tài khóa 2014. Năm vừa rồi, một loạt chương trình quy mô lớn sử dụng vốn ODA Nhật Bản đã hoàn thành như Nhà ga hành khách T2, Cầu Nhật Tân và đường Võ Nguyên Giáp nối giữa sân bay quốc tế Nội Bài với cầu Nhật Tân.

                Trong tài khóa 2013, tổng vốn vay ODA đã ký vào khoảng 165,6 tỷ yen và giảm còn 82,628 tỷ yen trong năm tiếp đó. Trưởng đại diện JICA, ông Mori Mutsuya khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Nhật Bản, do đó trong năm 2015, có thể Nhật Bản sẽ duy trì số vốn vay ODA tương đương mức của năm 2013.
                Thanh Bình
                 
                _,_.___
________________________________

________________________________


               
                •            
                •            
               


                .


               







--




--


Chúng tôi xin được xóa các ý kiến phê bình cá nhân hay không phù hợp với chủ trương của diễn đàn. Bạn đọc nào không theo đúng tinh thần hòa nhã tương kính, thì chúng tôi sẽ rút tên, mời ra khỏi diễn đàn; và sẽ đăng tên lên diễn đàn khi cần thiết và thuận tiện.


Ban Điều Hợp VNSN

Tài xế taxi Trung Quốc tự sát tập thể

 
Đăng ngày 05-04-2015 Sửa đổi ngày 05-04-2015 11:38

Tài xế taxi Trung Quốc tự sát tập thể

media
Một bến taxi ở Trung Quốc.FREDERIC J. BROWN / AFP

Khoảng 30 tài xế taxi Trung Quốc uống thuốc trừ sâu tự sát trước mắt công chúng ở thủ đô Bắc Kinh sáng hôm qua 04/04/2015. Hành động tuyệt vọng này nhằm phản đối luật Trung Quốc cấm hành nghề tự do và tố cáo các tập đoàn taxi nhà nước bóc lột. Tường trình của thông tín viên đài RFI Delphine Sureau từ Thượng Hải.

"Họ đã chọn đường Vương Phủ Tỉnh (Wangfujin), trục lộ thương mại nổi tiếng ở Bắc Kinh để tiến hành vụ tự sát tập thể. Các tài xế taxi ngồi lại trước một khu thương mại và cùng uống thuốc trừ sâu. Cảnh tượng đó diễn ra trước mắt người qua đường. Có những người thu băng những hình ảnh đó và đăng lên các trang mạng xã hội đoạn video.

Công an Trung Quốc đã can thiệp khi những người muốn tự tử đã bất tỉnh, nằm dài trên đường. Họ được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Cảnh sát Bắc Kinh cho biết những người này đã được cứu sống.

Về thân thế tài xế taxi muốn tự sát hôm qua, được biết họ là dân từ thành phố Hắc Long Giang, vùng Mãn Châu. Hành động tuyệt vọng nói trên nhằm phản đối một điều luật đã được ban hành từ năm 2011. Điều luật đó cấm giới tài xế taxi hành nghề tự do. Họ chỉ được quyền làm thuê cho một công ty quốc doanh nếu không thì phải giải nghệ.

Các tài xế đã đệ đơn khiếu nại lên chính quyền Bắc Kinh. Các giới chức chính quyền đã làm ngơ trước đơn kiện đó. Trong những đợt tập họp, biểu tình của giới này ngay tại Hắc Long Giang, họ đã bị công an thẳng tay đàn áp, giải tán thô bạo. Chính vì vậy nhiều tài xế taxi vùng Mãn Châu mới hành động một cách quyết liệt như vậy.

Nhiều người dân Trung Quốc tự tử tập thể để bày tỏ nỗi tuyệt vọng. Vào tháng 7/2014 đã có 7 người cùng uống thuốc độc tự sát trước trụ sở của một tờ báo ở Bắc Kinh để phản đối việc họ bị tịch thu nhà đất và trục xuất khỏi chỗ ở". 


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Nhà thầu Mỹ hối lộ dự án giao thông tại Việt Nam


Nhà thầu Mỹ hối lộ dự án giao thông tại Việt Nam

RFA-05-04-2015

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Thi công gói thầu Tỉnh lộ 276 - Trạm bơm Phú Lâm tại Dự án WB3
Thi công gói thầu Tỉnh lộ 276 - Trạm bơm Phú Lâm tại Dự án WB3
baodautu.vn
Ngân Hàng Thế Giới quyết định cấm nhà thầu Louis Berger của Hoa Kỳ tham gia đấu thầu 1 năm vì đã có hành vi hối lộ các quan chức của Việt Nam làm việc tại Dự án Giao Thông Nông Thôn 3 và Dự Án Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Ưu Tiên tại Đà Nẵng.
Tin này được tờ Dân Trí phổ biến ngày hôm nay, cho biết thêm Louis Berger là nhà thầu tư vấn chính của 2 dự án vừa nêu, sử dụng vốn vay của Ngân Hàng Thế Giới và vốn không hoàn lại của chính phủ Anh.
Bản tin không nêu rõ những hành vi sai trái mà công ty Hoa Kỳ Louis Berger đã làm, nhưng cho biết theo đánh giá của các chuyên gia giao thông, việc công ty nổi tiếng thế giới này bị cấm tham gia đấu thầu là một vấn đề rất đặc biệt.
Tờ Dân Trí cũng trích dẫn lời ông Thứ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải Nguyễn Hồng Trường cho biết chưa nhận được thông tin chính thức về cáo buộc nhà thầu Louis Berger hối lộ khi tham gia các dự án giao thông tại Việt Nam, nhưng ông Trường có nói là khi nhận được thông tin đầy đủ, phía Việt Nam sẽ làm rõ và cung cấp các thông tin cụ thể cho mọi người biết.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Sunday, April 5, 2015

Tokyo giữa Sài Gòn




 Tokyo giữa Sài Gòn



TP SàiGòn cảm tính nhưng cũng đầy lý trí, dễ đón nhận nhưng nhanh chóng từ bỏ nếu không phù hợp. Để tạo dấu ấn riêng ở đô thị này không dễ. Và người Nhật đã âm thầm làm được điều đó.
Tôi biết đến Tokyo thu nhỏ của Sài Gòn nhờ thầy giáo Koda Minoru. Vợ chồng ông vốn là dân văn phòng chính hiệu kiểu Nhật, sống ở đây hơn bảy năm, lấy công việc dạy ngôn ngữ miễn phí làm niềm vui. Để chuẩn bị cho cuộc sống lúc về hưu, ông bà đã đi khắp Đông Nam Á và quyết định dừng lại ở Sài Gòn. Cũng như nhiều người Nhật khác, ông Koda Minoru và vợ chọn Sài Gòn để định cư đơn giản vì thời tiết khá đẹp và thức ăn hợp khẩu vị.

Koda Minoru thích phố Nhật ở Sài Gòn vì nơi đây không bị co cụm dành riêng cho người Nhật. Cả khu phố là một sự hòa hợp Việt - Nhật khiến Koda Minoru vừa cảm thấy như được ở nhà vừa được giao lưu, được sống cùng người bản địa. Những lần đến tìm thầy Koda Minoru, tôi có dịp khám phá khu phố đặc biệt này. Từ sáng đến khuya, khu vực đầu đường Lê Thánh Tôn kéo dài từ Tôn Đức Thắng đến Thi Sách luôn nhộn nhịp bởi lượng người Nhật (mà tôi trộm nghĩ không biết ở đâu ra lắm thế) đổ về. Dulichgo

Nếu lướt nhanh qua con đường, có lẽ bạn chỉ kịp bị thu hút bởi một loạt quán xá san sát nhau với biển hiệu chữ Nhật, chữ Việt cùng hình ảnh đặc trưng của xứ hoa anh đào. Thật ra, nếu có dịp lang thang nơi này, bạn mới biết rằng tiểu Tokyo này còn có những siêu thị, cửa hàng chuyên cung cấp mọi sản phẩm từ quê nhà để phục vụ người Nhật sinh sống tại Sài Gòn hay những hội quán đặc trưng văn hóa xứ sở mặt trời mọc.
Không chỉ là nơi tập trung quán xá, tiểu Tokyo này còn là nơi định cư lâu dài của nhiều người Nhật vì ngay trung tâm, tiện lợi cùng hàng loạt dịch vụ chuyên phục vụ người Nhật chỉ cách nhau vài bước chân. Đây chính là nơi khởi đầu của hầu hết người Nhật khi quyết định gắn kết với TP. Sau một thời gian, khi đã quen với sự khác biệt giữa Nhật Bản và TP.HCM, họ mới bắt đầu di chuyển vào những khu dân cư nhiều người bản địa hơn như Phú Mỹ Hưng, hẻm 18A Nguyễn Thị Minh Khai, đường Nguyễn Đình Chiểu gần khu Vườn Chuối...
Tuy là một nơi tập trung nhiều người nước ngoài, Tokyo thu nhỏ lại rất khác với không khí của phố Tây, phố Hàn. Đông đúc đó, nhộn nhịp đó, nhưng không ồn ào, không gây khó chịu. Đó chính là tính cách của người Nhật, năng động nhưng không phô trương. Mọi thứ ở phố Nhật cứ nhẹ nhàng, “chất” Nhật cứ như khép nép, lặng lẽ hòa vào “chất” Sài Gòn. Có ồn ào chăng là dòng xe hối hả chạy suốt đêm ngày trên con đường mạch sống nối cửa ngõ vào khu trung tâm.

Rẽ vào những con hẻm, vẫn là hàng quán đủ kiểu dày đặc, từng tốp người ra vô đông đúc nhưng mọi thứ luôn chừng mực, lặng lẽ. Những cánh cửa kéo ngang đặc trưng, không gian kín đáo tách biệt với bên ngoài. Từ trong hẻm, những phụ nữ Nhật đẩy xe nôi chậm rãi đi quanh các cửa hàng mua sắm.Dulichgo
Thỉnh thoảng, bạn còn có thể thấy những phụ nữ Nhật rạng ngời trong tà áo dài, thật duyên. Mà phụ nữ Nhật yêu áo dài Việt đáo để. Sống ở Sài Gòn, họ sắm một - hai bộ áo dài để… khoe mình mặc đẹp không kém gì người bản địa. Một cách để hòa nhập khéo léo. Dân Sài Gòn cũng bắt đầu tụ tập về đây để khám phá nét đẹp văn hóa mà người Nhật mang đến, để khám phá ẩm thực, thưởng thức những tô mì ramen đúng chất hay loại pizza độc đáo mang hương vị Nhật Bản. Mà không dễ đâu nhé, phải đặt bàn từ nhiều ngày trước bạn mới có thể được tiếp đón vì thực khách xếp hàng dài đấy.

Lang thang ở đây, chỉ cần tinh ý một chút, bạn sẽ thấy sự khác biệt. Quán Nhật không có nhu cầu sử dụng vỉa hè hay lòng hẻm để kê thêm bàn, kéo thêm khách. Đây chính là văn hóa kinh doanh của người Nhật, không muốn gây phiền hà và muốn mọi thứ xung quanh cũng được đẹp như quán của mình. Chính nhờ triết lý kinh doanh ấy, lòng hẻm của đường Lê Thánh Tôn cứ rộng rãi và sạch sẽ dù nhu cầu kinh doanh, mua bán nơi đây vẫn tăng lên không ngừng. Tuy nổi tiếng là khu tập trung “ăn chơi” của người Nhật nhưng nơi đây lại khá “lành tính” như cách ví von của người dân lâu năm.
Khi có chút rượu, người Nhật cười vui to tiếng một chút lúc đưa nhau ra về, nhưng chỉ một chút thôi nhé, rồi hết. Người Nhật không bỏ rác bừa bãi. Minami Hiroya, anh bạn người Nhật coi Sài Gòn như quê hương thứ hai cho biết, nhập gia thì dĩ nhiên phải tùy tục, nhưng người Nhật còn biết uốn nắn mọi thứ theo cách của mình. Quán nào không sạch sẽ, bỏ quên những thứ xung quanh thì chúng tôi không ủng hộ nữa. Minami Hiroya làm tôi nhớ đến Oshima Mitutere, quản lý một viện tạo mẫu tóc trên đường Trương Định, Q.3, ngày ngày cùng nhân viên đi nhặt rác ở những tuyến đường xung quanh nơi kinh doanh. Câu chuyện có thật này khiến người Sài Gòn phải suy nghĩ, liệu mình đã yêu mảnh đất này bằng Oshima Mitutere? Có đủ sức làm những điều nhỏ nhặt thôi nhưng rất cần thiết cho đô thị này?
Ẩm thực Nhật Bản cũng nhanh chóng chinh phục dân Sài Gòn. Tuy nhiên, hành trình tạo dấu ấn ẩm thực này phải mất gần 20 năm. Nhà hàng Nhật đầu tiên xuất hiện vào những năm 1990 của thế kỷ trước ở khách sạn Rex. Sau đó, các bếp Nhật khác mới lần lượt nổi lửa tại Caravelle, Omni… Thuở ấy, nhà hàng Nhật là thế giới riêng của các doanh nhân nước ngoài và tầng lớp thượng lưu Sài Gòn. Người Việt bình thường xem món Nhật là điều gì đó cao xa huyền diệu. Và rồi khách Nhật ồ ạt đổ về, cầu tăng chóng mặt nhưng cung vẫn còn quá ít ỏi nên các đầu bếp Nhật tại các khách sạn năm sao bắt đầu tách ra tự đầu tư nhà hàng bên ngoài. Bên cạnh đó, một số người Việt, từ vai trò học việc cũng dần trưởng thành và tự tin khai phá mảnh đất mới mẻ. Dulichgo
Mọi thứ bắt đầu rẽ sang hướng rộng hơn khi nhà hàng Sushi Bar xuất hiện vào cuối những năm 90. Dòng ẩm thực cao sang này bắt đầu được kéo xuống mức trung lưu để tiệm cận với người Sài Gòn hơn. Từ đây, thuật ngữ “rủ nhau đi ăn sushi” mới chính thức xuất hiện trong người Việt. Tốc độ phát triển của các quán Nhật bắt đầu tăng chóng mặt, có hơn 300 công ty tham gia đầu tư nhà hàng, quán Nhật. Cho đến nay có gần 500 quán Nhật ở khắp nơi, từ khu trung tâm đến ngoại ô. Một con số đáng nể mà theo nhiều người đã vượt xa nhiều đô thị khác ở Đông Nam Á. Bây giờ không chỉ có nhà giàu hay giới văn phòng mà mọi người đều có thể thưởng thức miếng cá sống hay sushi đậm chất Nhật. Trong list danh sách món ăn yêu thích của Sài Gòn chính thức có thêm những cái tên: sushi, sashimi, tempura, ramen, mochi....

Từ những nguyên liệu cơ bản, người Nhật đã sáng tạo ra các món ăn bằng óc thẩm mỹ, sự khéo tay và hương vị tinh tế trong các loại gia vị. Những món ăn được chế biến nhỏ nhắn, xinh xắn, hương vị thanh tao, nhẹ nhàng. Đồ ăn Nhật Bản chú trọng đến đặc sản theo từng mùa và sự lựa chọn bát đĩa đựng thức ăn cũng là cả một nghệ thuật.
Chị Lâm Hoài Thu, chủ nhân Bamboo Sushi lý giải: “Không có gì ngạc nhiên khi người Sài Gòn nhanh chóng chấp nhận món Nhật vì ẩm thực của cả hai đều có những sự tương đồng rất lớn như món chính vẫn là gạo, dùng thực phẩm tươi sống và nhiều rau”. Làm nhanh một cuộc thống kê bỏ túi thì dễ dàng nhận ra, so với món Thái, món Hàn, ẩm thực xứ hoa anh đào đang chiếm ưu thế và chính thức được chấp nhận. Thậm chí, quán vỉa hè cũng đã bắt đầu xuất hiện món Nhật như cơm cuộn sushi cấp tốc.

Không tiếp thị, không quảng bá ồ ạt, món ăn Nhật dần dần chinh phục người Sài Gòn bằng sự gần gũi và nét tinh túy độc đáo. Những món ăn được chế biến nhỏ nhắn, xinh xắn, hương vị thanh tao, nhẹ nhàng. Dĩ nhiên, khẩu vị Nhật khi bước vào cái “lẩu khổng lồ” Sài Gòn thì không dễ gì được giữ nguyên. Để tồn tại, các đầu bếp phải gia giảm sao cho phù hợp. Họ phải giảm mặn để món ăn có vị ngọt thanh, thoang thoáng dư vị Sài Gòn.
Tuy đã bình dân và địa phương hóa nhưng món ăn Nhật vẫn đảm bảo nhiều tiêu chuẩn khắt khe, yêu cầu các đầu bếp phải tuân thủ để giữ chất của mình. Các quán vẫn phải dùng gạo, dấm Nhật và thực hiện đúng kỹ thuật để hạt cơm trong miếng sushi trắng bóng, dính một cách tự nhiên. Món sashimi - đồ sống của Nhật thì càng không thể chấp nhận việc đi tắt quy trình xử lý hay cải biên. Cách bảo quản miếng cá sống luôn đòi hỏi người đứng bếp phải tuân thủ nghiêm ngặt để miếng thịt cá luôn ngọt và không bị nhiễm khuẩn.

Thầy Koda Minoru cho biết: “Tinh thần của Nhật Bản là vậy. Dễ dàng thích ứng nhưng cũng rất cương quyết không chịu thay đổi những giá trị cốt lõi của mình”. Ngẫm thế cũng hay, Sài Gòn sẽ có thêm nhiều cái lợi từ tinh thần Nhật Bản ấy. Các quán không đúng chuẩn sẽ bị đào thải, đời sống ẩm thực Sài Gòn sẽ được nâng cao, không nhạt nhòa màu nào cũng giống màu nào.

Trong những cuộc tiếp xúc với bạn bè người Nhật tôi nhận ra rằng, họ có xu hướng đầu tư vào chiều sâu thay vì tạo sự chú ý bên ngoài. Minami Hiroya thường lưu ý tôi cách nhìn các công ty Nhật kinh doanh, thay vì chỉ chăm chăm vào lợi nhuận, họ sẽ đồng thời đầu tư về cuộc sống cho con người lâu dài. Người Nhật thường chọn những điểm tinh tế, mang giá trị nhân bản nhiều hơn là tạo ra những sự kiện ồn ào.
Giữa một thành phố “tấc đất, tấc vàng” như Sài Gòn, trung tâm thương mại do Nhật đầu tư vẫn xây những hành lang rộng, đặt ghế ngồi cho khách thư giãn, dành diện tích đáng kể cho cây xanh. Tôi rất thú vị khi phát hiện Aeon mall là trung tâm thương mại duy nhất ở Sài Gòn có hẳn một khu vực dành riêng các bà mẹ cho con bú. Đó là một căn phòng kín đáo, đẹp, sạch sẽ ngay vị trí thuận tiện. Căn phòng ở vị trí đắc địa này, dân không có đầu óc kinh doanh như tôi cũng đã nghĩ mình có thể làm được khối việc đẻ ra tiền. Người Nhật hào phóng quá chăng? Dĩ nhiên là không nhé! Dulichgo

Tôi và Minami Hiroya thường đến chuỗi cửa hàng tiện lợi 24h mang đậm chất gia đình của Nhật. Tôi vốn không thích những kiểu kinh doanh công nghiệp thế này nhưng ở đây lại khác. Họ hiểu cuộc sống vội vã và tâm lý ăn uống của người Sài Gòn nên tiên phong trong việc bán các món ăn chế biến nhanh trong tiệm.
Tôi có thể ăn mì, xúp nóng hổi trong tiệm bằng cách tự phục vụ chứ không phải những món đồ khô ngán ngẩm. Minami Hiroya thì tìm được nhiều món quen quê nhà dù giá cả không mềm lắm. Ở cửa hàng này chúng tôi còn có thể ngồi nhẩn nha ăn uống trò chuyện hay ngồi quay mặt ra khung kính nhìn dòng người tất tả ngược xuôi. Tận hưởng trong khung cảnh “mì ăn liền” này, tại sao không nhỉ?

Tôi có nhiều cô bạn đang đam mê sưu tầm gốm Nhật. Thú chơi này ngày càng phổ biến, tạo thành một cộng đồng sưu tầm lớn mạnh. Thú chơi gốm thanh tao không chỉ thỏa mãn đam mê cá nhân mà còn góp phần nâng cao óc thẩm mỹ của người sưu tầm. Gốm Nhật không chỉ vào các cửa hàng. Các lớp học dạy cách làm gốm cũng "ăn nên làm ra". Học trò thường là cặp đôi mẹ và con, hay một nhóm bạn cùng tuổi, họ chăm chú nặn gốm theo hướng dẫn của thầy cô. Tay xoay đều bàn đặt gốm, rồi gọt vát gốm sao cho khéo léo để ra hình vóc cái tô, cái ly... 

Những chiếc dĩa, cái chén nho nhỏ nhưng thấm đậm triết lý duy mỹ của người Nhật “ra lò” đã khiến cuộc sống người chơi thêm thú vị. Nước Nhật, người Nhật khởi đầu ở Việt Nam với dấu ấn Hội An. Nhưng đến nay, Sài Gòn lại là nơi giữ chân, tạo điều kiện, gieo cảm hứng để người dân xứ sở mặt trời mọc gắn kết lâu dài, hình thành một cộng đồng có màu sắc riêng biệt. Tôi vẫn còn nhớ tâm tình của những người bạn Nhật trong lần đầu gặp gỡ. 

Anh Minami Hiroya đã thích thú với sự biến đổi không ngừng của Sài Gòn. Điều đó cho anh cảm thấy, nơi này còn nhiều năng lượng, còn nhiều điều để khai phá. Còn đối với vợ chồng thầy Koda Minoru thì Sài Gòn là một vùng đất mới dù còn nhiều điều bất tiện nhưng ông bà lại hồ hởi đón nhận, xem đó là một sự trải nghiệm thú vị. Nhưng không ai, trong cả hai người trả lời được câu hỏi của tôi: vì sao yêu Sài Gòn? Bởi với họ, yêu là yêu, chỉ vậy thôi!

Theo Phạm Ngọ / Báo Phụ Nữ, 




Featured Post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

My Blog List