Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !
Friday, October 27, 2017
Wednesday, October 25, 2017
Đánh cá trái phép : Châu Âu phạt « thẻ vàng » cảnh cáo Việt Nam
Đánh
cá trái phép : Châu Âu phạt « thẻ vàng » cảnh cáo Việt Nam
Lính hải quân Indonesia nhắm bắn vào một thuyền
cá của Việt Nam bị cho là đánh bắt bất hợp pháp gần đảo Anambas Riau, ngày
05/12/2014.SEI RATIFA / AFP
Hôm nay 23/10/2017, Liên Hiệp Châu Âu đã cảnh cáo Việt Nam về
những hoạt động đánh bắt cá bị cho là trái phép.
AFP dẫn lời ông Karmenu Vella, ủy viên phụ trách các vấn đề môi
trường, hàng hải và hoạt động đánh bắt hải sản của Liên Hiệp Châu Âu, trong một
thông cáo, tuyên bố, châu Âu «
không thể làm ngơ » trước các hoạt động bất hợp pháp của tàu cá Việt Nam
đối với hệ sinh thái biển ở Thái Bình Dương. Quan chức châu Âu này kêu gọi
chính quyền Hà Nội có hành động, nhằm tăng cường biện pháp chống lại những hành
vi khai thác trái phép.
Một trong những « lỗ
hổng » pháp lý mà chính phủ Việt Nam hiện nay chưa khắc phục được, theo
Bruxelles, đó là « sự thiếu vắng
một hệ thống xử phạt hiệu quả » đối với những trường hợp đánh bắt hải sản
không khai báo và không được kiểm soát. Ủy Ban Châu Âu khẳng định, hệ thống
kiểm soát việc cập bờ của các tàu đánh bắt xa bờ của Việt Nam trước khi xuất
khẩu ra thị trường quốc tế vẫn còn thiếu sót. Vì thế, châu Âu đề nghị « hỗ trợ kĩ thuật » và « kế hoạch hành động » cho chính
phủ Việt Nam.
Sau cảnh cáo này, Hà Nội sẽ có 6 tháng để cải thiện những thiếu
sót đã được chỉ ra, sau đó, tùy theo tình hình, Ủy Ban Châu Âu có thể dỡ bỏ
lệnh cảnh cáo, kéo dài trừng phạt hoặc đề xuất với Hội Đồng Châu Âu gia tăng áp
lực.
Là khu vực nhập khẩu hải sản đứng đầu thế giới, trong nhiều năm
qua, châu Âu đã áp lệnh trừng phạt lên một số quốc gia do thiếu cam kết cải
cách, hoặc vi phạm bộ quy tắc điều chỉnh việc đánh bắt hải sản bất hợp pháp,
được Liên Hiệp Châu Âu thông qua hồi năm 2010. Theo tổ chức Nông Lương Liên
Hiệp Quốc (FAO), Việt Nam là một trong 10 quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất
khẩu hải sản.
EU cảnh cáo VN vì ngư dân ‘đánh bắt phi pháp’
- 23
tháng 10 2017
Đúng như Việt Nam lo ngại, Liên minh châu Âu (EU) ngày 23/10 đã
"rút thẻ vàng", cảnh báo Việt Nam có thể bị xem là "không chịu
hợp tác" để ngăn chặn ngư dân đánh bắt hải sản bất hợp pháp.
"Thẻ vàng" ngày 23/10 chưa đi kèm các biện pháp trừng
phạt, nhưng EU nói đã mời Việt Nam tham gia đối thoại để giải quyết.
Nếu một quốc gia bị "thẻ đỏ" của EU về vi phạm những quy
định về các quy định chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp, nước này có thể bị
cấm xuất khẩu sản phẩm hải sản.
EU nói Việt Nam thiếu hành động để ngăn chặn hoạt động đánh bắt
phi pháp ở vùng biển các nước láng giềng.
Cao ủy phụ trách môi trường của EU, Karmenu Vella, tuyên bố:
"Chúng tôi không thể bỏ qua tác động do hoạt động bất hợp pháp của tàu cá
Việt Nam lên hệ sinh thái ở Thái Bình Dương."
"Chúng tôi kêu gọi giới chức Việt Nam gia tăng nỗ lực để
chúng tôi nhanh chóng đảo ngược quyết định này."
Một báo cáo cuối năm 2016 của EU chỉ ra rằng Indonesia bị ảnh
hưởng vì việc đánh cá phi pháp từ Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc.
Hôm 25/9, ông Vũ Văn Tám, thứ trưởng nông nghiệp Việt Nam, nói
nguy cơ bị rút thẻ vàng rất gần với Việt Nam.
"Quan trọng là cơ quan nhà nước và doanh nghiệp hiểu rằng là phải
làm thật, chứ không phải đối phó. Xung quanh chúng ta đã có Thái Lan,
Philippines bị thẻ vàng, Campuchia bị thẻ đỏ, để lại những hậu quả nghiêm trọng
cho ngành và xuất khẩu," ông Tám cho biết.
EU ban hành quy định IUU (illegal, unreported and unregulated
fishing) nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ hoạt động đánh bắt cá bất hợp
pháp, không có báo cáo và không được quản lý.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) đã kêu
gọi các doanh nghiệp hội viên, cam kết chống khai thác IUU.
Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn Việt Nam thừa nhận từ hai
năm qua, tình hình tàu cá và ngư dân vi phạm "gia tăng trở lại và diễn
biến phức tạp", đặc biệt là tại các tỉnh Quảng Ngãi, Kiên Giang, Cà Mau,
Bình Định, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Bến Tre, Tiền Giang.
__._,_.___
‘Hội Nghị Trung Ương’ 6 và ‘vỡ ngân sách – vỡ đảng’
‘Hội Nghị
Trung Ương’ 6 và ‘vỡ ngân sách – vỡ đảng’
Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc. (Hình: Getty
Images)
“Tác giả” Nguyễn Xuân Phúc
Hoàn toàn trái ngược với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Việt Nam vào
quý III năm 2017 “bỗng dưng” vọt đến 7.46% do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng
hệ thống báo đảng ồn ào công bố một cách rất đáng nghi ngờ tại Hội nghị Trung
Ương 6 vào Tháng Mười 2017, cũng tại hội nghị này đảng cầm quyền đã phải mở hẳn
một chuyên đề về “tinh giản bộ máy”, đặt ra mục tiêu “quyết liệt” là đến năm
2021 phải giảm được 10% trong tổng số khoảng 2.5 triệu công chức viên chức hiện
thời, tức phải kéo giảm một phần chi lương mà ngân sách đang húc đầu vào bức
tường thâm thủng chưa từng có.
Vẫn theo một thói quen “đời đổi não không đổi”, tỷ lệ tăng trưởng
kinh tế quý III 7.46% đã chỉ được Chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc tung ra mà
không kèm theo một thuyết minh và những cơ sở khả dĩ nào. Nhưng câu hỏi liền kề
là nếu tăng trưởng kinh tế thực sự tăng, tức ngân sách có tích lũy đủ để trả
lương, tại sao Đảng và Chính phủ cầm quyền lại phải hô hào giảm biên chế và
giảm chi?
Nghịch lý kinh khủng trong “thành tích điều hành kinh tế vĩ mô và
ngân sách” ở Việt Nam là như thế: từ năm 2008 khi kinh tế Việt Nam bắt đầu bước
chân vào chu kỳ suy thoái cho đến tận bây giờ, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế vẫn
luôn được Chính phủ và Quốc hội “quyết nghị” ở mức cao gấp đôi nền kinh tế Mỹ
và thậm chí còn vượt hơn cả mức “tăng trưởng 7%” của Trung Quốc. Song trong khi
đó, tỷ lệ chi thường xuyên (chủ yếu là chi lương và phụ cấp) cho đội ngũ công
chức viên chức và lực lượng vũ trang vẫn đà tăng tiến không ngừng nghỉ, để đến
nay đã vọt lên khoảng 74% trong tổng chi ngân sách hàng năm, bất chấp thực tồn
có đến “30% công chức không làm gì cả mà vẫn đều đều lĩnh lương”.
Cũng là “tác giả” Nguyễn Xuân Phúc, vào cuối năm 2016 đã phải tán
thán “nợ công nếu tính đủ thì đã vượt trần”, trước thực tế số báo cáo nhà nước
về nợ công vẫn chỉ chưa đụng trần nguy hiểm 65% GDP, nhưng con số nợ công thực
tế đã vọt lên đến 210% GDP, tương đương 431 tỷ USD.
Và cũng không ai khác, chính là “tác giả” Nguyễn Xuân Phúc, vào
đầu năm 2017 đã phải cảnh báo “sụp đổ tài khóa quốc gia” – một cụm từ lần đầu
tiên được phát ra bởi một lãnh đạo cấp cao, cho thấy tình thế ngân sách đã trở
nên mong manh và nguy kịch đến thế nào.
Bi kịch thu-chi
Hội nghị Trung Ương 6 diễn ra trong vòng một tuần lễ vào nửa đầu
Tháng Mười 2017 không chỉ là một kỳ họp tạm gọi là quan trọng của đảng về công
tác kỷ luật và bổ sung nhân sự, mà sống còn hơn là vấn đề “cơm áo gạo tiền” của
đảng và bộ máy chính quyền.
Chỉ riêng bộ máy Văn phòng Trung ương đảng đã tiêu tốn khoảng 2
ngàn tỷ đồng mỗi năm, chưa kể hệ thống các cơ quan đảng của 63 tỉnh và thành
phố. Những năm trước, con số này vẫn được duy trì đều đặn mà có thể được hiểu
“ai thiếu cứ thiếu, nhưng cơ quan đảng không thể thiếu tiền”.
Nhưng từ năm 2015 khi ngân sách Việt Nam bắt đầu phải trả món nợ khủng
cho quốc tế lên đến 20 tỷ USD, kéo theo những năm sau đó phải trả nợ quốc tế
hàng chục tỷ USD mỗi năm, chưa kể một đống nợ trong nước mà Ngân hàng Thế giới
vừa cảnh báo trong 3 năm tới sẽ có đến 50% nợ trong nước đáo hạn phải trả, kinh
phí dành cho các cơ quan đảng sẽ bị teo tóp một cách đáng kể. Thậm chí nếu ngân
sách Việt Nam đối mặt với tình trạng vỡ nợ, mà tương lai này có thể không quá
xa, những khoản kinh phí đặc cách dành cho bộ máy đảng sẽ có thể chỉ còn 1/4 –
1/5 so với mức hiện nay. Khi đó, không “có thực mới vực được đạo”, làm sao “đảng
trưởng” Nguyễn Phú Trọng có thể thuyết phục được đảng viên của mình về “chủ
nghĩa xã hội” và “hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa”?
Phải tìm cách giải quyết. Phải xử lý mối nguy hiểm trên. Và xử lý
gấp.
Trong năm 2016 và đặc biệt sang năm 2017, “lấy thu bù chi” đã được
Đảng và Chính phủ cùng Tổng cục Thuế sầm sập lao vào như một lối thoát cuối
đường hầm. Bất chấp hiện trạng ở Việt Nam vẫn là trên 430 loại thuế và lệ phí và Việt Nam là một trong những nước có mức thuế
phí cao nhất Châu Á, hàng loạt sắc thuế mới vẫn được sáng tạo, kể cả thuế đánh
vào những người bán hàng trên mạng xã hội, kể cả một gợi ý đánh thuế đối với…
sim số đẹp.
Âm mưu tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% lên 12% có thể xem
là giọt nước tràn ly đối với sức chịu đựng có giới hạn của toàn dân. Nguyên do
đơn giản là sắc thuế này tác động đến toàn dân, nhưng ngay trước mắt là đến
phần đông – có thể lên đến 70-80% giới doanh nghiệp – vốn đã cố gắng cầm cự đến
năm thứ 9 suy thoái liên tục của nền kinh tế, để nếu VAT tăng vọt thì sẽ có
hàng loạt doanh nghiệp phải phá sản vì sức tiêu thụ kém hẳn sẽ kéo theo sản
xuất và kinh doanh ngưng trệ.
Trong khi đó, xu hướng ngày càng rõ nét là nguồn thu ngân sách tuy
có tăng về số tuyệt đối so với những năm trước, nhưng lại giảm tương đối về tỷ
lệ thu. Khi năm 2017 đã trôi được 3/4 thời gian, tương lai rất gần là tỷ lệ hụt
thu ngân sách của năm này có thể sụt đến 11% so với dự toán thu ngân sách đầu
năm.
Còn bội chi ngân sách là bao nhiêu?
Những con số báo cáo của Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị
Trung ương 6 vẫn chỉ “khoanh” số bội chi dưới 5% GDP. Song có một chi tiết rất
đáng mổ xẻ là từ năm 2016, số bội chi này đã “loại” khoản phải trả nợ gốc ra và
do đó được “kéo xuống” dưới 5% GDP.
Trong thực tế, nếu tính cả phần trả nợ gốc, tỷ lệ bội chi ngân
sách phải lên đến khoảng 9% GDP
Hẳn là đảng, nếu không là “lý thuyết gia” Nguyễn Phú Trọng thì
cũng phải là Ban Kinh tế Trung ương của cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn
Văn Bình, biết rõ sự thật đó.
Do vậy, ngoài việc “móc túi” dân, đảng còn phải làm nhiệm vụ “tự
phê bình” bằng cách tự tiết giảm đội ngũ công chức và bộ máy hoạt động.
Vỡ ngân sách sẽ vỡ đảng
Rất có thể, tình hình ngân sách quốc gia càng thêm cạn kiệt là
nguồn cơn để Hội nghị Trung ương 6 nghiêng hẳn về phương án chấm dứt hoạt động
3 ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, và Tây Nam Bộ, cho dù ba ban chỉ đạo này
từng được đảng xem là có tầm quan trọng đặc biệt về chính trị và mỗi ban chỉ
đạo được phụ trách bởi một ủy viên Bộ chính trị. Nhưng ba ban chỉ đạo này lại
sở hữu một khối tài sản và ngân sách đáng kể, để trong khi không làm được việc
thì bị dư luận trong nội bộ xem là “ban ăn hại”.
Một thực tế “ăn hại” không thể phủ nhận là ngân sách Việt Nam vẫn
buộc phải làm cái chuyện vừa lo trả nợ vừa phải tiếp tục vay mượn vượt hơn đến
30% số trả nợ hàng năm để phục vụ các khoản chi tiêu thường xuyên khổng lồ của
bộ máy gần 4 triệu công chức viên chức và lực lượng vũ trang.
Mới đây, Tiến sĩ Vũ Quang Việt – cựu chuyên viên tài chính của
Liên Hiệp Quốc – đã công bố một tính toán của cá nhân ông: tỷ lệ chi cho lực
lượng công an ở Việt Nam lên đến 12% chi ngân sách – một mức chi cực kỳ lớn,
chưa kể gần 5 tỷ USD chi cho bộ máy quốc phòng hàng năm…
Khác hẳn với Hội nghị Trung ương 6, vào năm 2012 khi Tổng bí thư
Trọng phải rơi lệ vì không thể kỷ luật được “đồng chí X”, Hội nghị Trung ương 6
vào năm 2017 đã vớt vát phần nào thể diện cho ông Trọng. Nhưng sau câu chuyện
thể diện và sau tất cả các cuộc xung đột quyền lực trong nội bộ đảng, toàn bộ
đảng viên cao cấp và dĩ nhiên cả ông Trọng nữa đều phải đối mặt với nguy cơ cực
lớn: vỡ ngân sách sẽ vỡ đảng.
Tương lai ấy đang đến gần, rất gần…
P.C.D.
Tác giả gửi BVN. Đồng thời đăng Người Việt.
__._,_.___
‘Hội Nghị Trung Ương’ 6 và ‘vỡ ngân sách – vỡ đảng’
‘Hội Nghị
Trung Ương’ 6 và ‘vỡ ngân sách – vỡ đảng’
Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc. (Hình: Getty
Images)
“Tác giả” Nguyễn Xuân Phúc
Hoàn toàn trái ngược với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Việt Nam vào
quý III năm 2017 “bỗng dưng” vọt đến 7.46% do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng
hệ thống báo đảng ồn ào công bố một cách rất đáng nghi ngờ tại Hội nghị Trung
Ương 6 vào Tháng Mười 2017, cũng tại hội nghị này đảng cầm quyền đã phải mở hẳn
một chuyên đề về “tinh giản bộ máy”, đặt ra mục tiêu “quyết liệt” là đến năm
2021 phải giảm được 10% trong tổng số khoảng 2.5 triệu công chức viên chức hiện
thời, tức phải kéo giảm một phần chi lương mà ngân sách đang húc đầu vào bức
tường thâm thủng chưa từng có.
Vẫn theo một thói quen “đời đổi não không đổi”, tỷ lệ tăng trưởng
kinh tế quý III 7.46% đã chỉ được Chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc tung ra mà
không kèm theo một thuyết minh và những cơ sở khả dĩ nào. Nhưng câu hỏi liền kề
là nếu tăng trưởng kinh tế thực sự tăng, tức ngân sách có tích lũy đủ để trả
lương, tại sao Đảng và Chính phủ cầm quyền lại phải hô hào giảm biên chế và
giảm chi?
Nghịch lý kinh khủng trong “thành tích điều hành kinh tế vĩ mô và
ngân sách” ở Việt Nam là như thế: từ năm 2008 khi kinh tế Việt Nam bắt đầu bước
chân vào chu kỳ suy thoái cho đến tận bây giờ, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế vẫn
luôn được Chính phủ và Quốc hội “quyết nghị” ở mức cao gấp đôi nền kinh tế Mỹ
và thậm chí còn vượt hơn cả mức “tăng trưởng 7%” của Trung Quốc. Song trong khi
đó, tỷ lệ chi thường xuyên (chủ yếu là chi lương và phụ cấp) cho đội ngũ công
chức viên chức và lực lượng vũ trang vẫn đà tăng tiến không ngừng nghỉ, để đến
nay đã vọt lên khoảng 74% trong tổng chi ngân sách hàng năm, bất chấp thực tồn
có đến “30% công chức không làm gì cả mà vẫn đều đều lĩnh lương”.
Cũng là “tác giả” Nguyễn Xuân Phúc, vào cuối năm 2016 đã phải tán
thán “nợ công nếu tính đủ thì đã vượt trần”, trước thực tế số báo cáo nhà nước
về nợ công vẫn chỉ chưa đụng trần nguy hiểm 65% GDP, nhưng con số nợ công thực
tế đã vọt lên đến 210% GDP, tương đương 431 tỷ USD.
Và cũng không ai khác, chính là “tác giả” Nguyễn Xuân Phúc, vào
đầu năm 2017 đã phải cảnh báo “sụp đổ tài khóa quốc gia” – một cụm từ lần đầu
tiên được phát ra bởi một lãnh đạo cấp cao, cho thấy tình thế ngân sách đã trở
nên mong manh và nguy kịch đến thế nào.
Bi kịch thu-chi
Hội nghị Trung Ương 6 diễn ra trong vòng một tuần lễ vào nửa đầu
Tháng Mười 2017 không chỉ là một kỳ họp tạm gọi là quan trọng của đảng về công
tác kỷ luật và bổ sung nhân sự, mà sống còn hơn là vấn đề “cơm áo gạo tiền” của
đảng và bộ máy chính quyền.
Chỉ riêng bộ máy Văn phòng Trung ương đảng đã tiêu tốn khoảng 2
ngàn tỷ đồng mỗi năm, chưa kể hệ thống các cơ quan đảng của 63 tỉnh và thành
phố. Những năm trước, con số này vẫn được duy trì đều đặn mà có thể được hiểu
“ai thiếu cứ thiếu, nhưng cơ quan đảng không thể thiếu tiền”.
Nhưng từ năm 2015 khi ngân sách Việt Nam bắt đầu phải trả món nợ khủng
cho quốc tế lên đến 20 tỷ USD, kéo theo những năm sau đó phải trả nợ quốc tế
hàng chục tỷ USD mỗi năm, chưa kể một đống nợ trong nước mà Ngân hàng Thế giới
vừa cảnh báo trong 3 năm tới sẽ có đến 50% nợ trong nước đáo hạn phải trả, kinh
phí dành cho các cơ quan đảng sẽ bị teo tóp một cách đáng kể. Thậm chí nếu ngân
sách Việt Nam đối mặt với tình trạng vỡ nợ, mà tương lai này có thể không quá
xa, những khoản kinh phí đặc cách dành cho bộ máy đảng sẽ có thể chỉ còn 1/4 –
1/5 so với mức hiện nay. Khi đó, không “có thực mới vực được đạo”, làm sao “đảng
trưởng” Nguyễn Phú Trọng có thể thuyết phục được đảng viên của mình về “chủ
nghĩa xã hội” và “hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa”?
Phải tìm cách giải quyết. Phải xử lý mối nguy hiểm trên. Và xử lý
gấp.
Trong năm 2016 và đặc biệt sang năm 2017, “lấy thu bù chi” đã được
Đảng và Chính phủ cùng Tổng cục Thuế sầm sập lao vào như một lối thoát cuối
đường hầm. Bất chấp hiện trạng ở Việt Nam vẫn là trên 430 loại thuế và lệ phí và Việt Nam là một trong những nước có mức thuế
phí cao nhất Châu Á, hàng loạt sắc thuế mới vẫn được sáng tạo, kể cả thuế đánh
vào những người bán hàng trên mạng xã hội, kể cả một gợi ý đánh thuế đối với…
sim số đẹp.
Âm mưu tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% lên 12% có thể xem
là giọt nước tràn ly đối với sức chịu đựng có giới hạn của toàn dân. Nguyên do
đơn giản là sắc thuế này tác động đến toàn dân, nhưng ngay trước mắt là đến
phần đông – có thể lên đến 70-80% giới doanh nghiệp – vốn đã cố gắng cầm cự đến
năm thứ 9 suy thoái liên tục của nền kinh tế, để nếu VAT tăng vọt thì sẽ có
hàng loạt doanh nghiệp phải phá sản vì sức tiêu thụ kém hẳn sẽ kéo theo sản
xuất và kinh doanh ngưng trệ.
Trong khi đó, xu hướng ngày càng rõ nét là nguồn thu ngân sách tuy
có tăng về số tuyệt đối so với những năm trước, nhưng lại giảm tương đối về tỷ
lệ thu. Khi năm 2017 đã trôi được 3/4 thời gian, tương lai rất gần là tỷ lệ hụt
thu ngân sách của năm này có thể sụt đến 11% so với dự toán thu ngân sách đầu
năm.
Còn bội chi ngân sách là bao nhiêu?
Những con số báo cáo của Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị
Trung ương 6 vẫn chỉ “khoanh” số bội chi dưới 5% GDP. Song có một chi tiết rất
đáng mổ xẻ là từ năm 2016, số bội chi này đã “loại” khoản phải trả nợ gốc ra và
do đó được “kéo xuống” dưới 5% GDP.
Trong thực tế, nếu tính cả phần trả nợ gốc, tỷ lệ bội chi ngân
sách phải lên đến khoảng 9% GDP
Hẳn là đảng, nếu không là “lý thuyết gia” Nguyễn Phú Trọng thì
cũng phải là Ban Kinh tế Trung ương của cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn
Văn Bình, biết rõ sự thật đó.
Do vậy, ngoài việc “móc túi” dân, đảng còn phải làm nhiệm vụ “tự
phê bình” bằng cách tự tiết giảm đội ngũ công chức và bộ máy hoạt động.
Vỡ ngân sách sẽ vỡ đảng
Rất có thể, tình hình ngân sách quốc gia càng thêm cạn kiệt là
nguồn cơn để Hội nghị Trung ương 6 nghiêng hẳn về phương án chấm dứt hoạt động
3 ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, và Tây Nam Bộ, cho dù ba ban chỉ đạo này
từng được đảng xem là có tầm quan trọng đặc biệt về chính trị và mỗi ban chỉ
đạo được phụ trách bởi một ủy viên Bộ chính trị. Nhưng ba ban chỉ đạo này lại
sở hữu một khối tài sản và ngân sách đáng kể, để trong khi không làm được việc
thì bị dư luận trong nội bộ xem là “ban ăn hại”.
Một thực tế “ăn hại” không thể phủ nhận là ngân sách Việt Nam vẫn
buộc phải làm cái chuyện vừa lo trả nợ vừa phải tiếp tục vay mượn vượt hơn đến
30% số trả nợ hàng năm để phục vụ các khoản chi tiêu thường xuyên khổng lồ của
bộ máy gần 4 triệu công chức viên chức và lực lượng vũ trang.
Mới đây, Tiến sĩ Vũ Quang Việt – cựu chuyên viên tài chính của
Liên Hiệp Quốc – đã công bố một tính toán của cá nhân ông: tỷ lệ chi cho lực
lượng công an ở Việt Nam lên đến 12% chi ngân sách – một mức chi cực kỳ lớn,
chưa kể gần 5 tỷ USD chi cho bộ máy quốc phòng hàng năm…
Khác hẳn với Hội nghị Trung ương 6, vào năm 2012 khi Tổng bí thư
Trọng phải rơi lệ vì không thể kỷ luật được “đồng chí X”, Hội nghị Trung ương 6
vào năm 2017 đã vớt vát phần nào thể diện cho ông Trọng. Nhưng sau câu chuyện
thể diện và sau tất cả các cuộc xung đột quyền lực trong nội bộ đảng, toàn bộ
đảng viên cao cấp và dĩ nhiên cả ông Trọng nữa đều phải đối mặt với nguy cơ cực
lớn: vỡ ngân sách sẽ vỡ đảng.
Tương lai ấy đang đến gần, rất gần…
P.C.D.
Tác giả gửi BVN. Đồng thời đăng Người Việt.
__._,_.___
Tuesday, October 24, 2017
Monday, October 23, 2017
Nhà máy giấy Lee & Man chính thức hoạt động
Nhà máy giấy Lee & Man chính thức hoạt động
RFA
2017-10-20
2017-10-20
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Lễ khởi công nhà
máy giấy Lee & Man tại tỉnh Hậu Giang, ngày 29/3/2015.
Photo courtesy of ricons.vn
Nhà máy giấy Lee & Man ở tỉnh Hậu Giang chính thức được Bộ Tài
Nguyên & Môi Trường Việt Nam cho phép vận hành. Lý do được bộ này nêu ra là
đáp ứng được những yêu cầu về môi trường của bộ này đề ra.
Trong khi đó giới chuyên môn và người dân địa phương vẫn tỏ rõ
quan ngại về tác động môi trường do nhà máy giấy được nói là lớn nhất khu vực này
sẽ gây nên.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại
Quốc hội nói rằng trong thời gian tới các cơ quan quản lý của nhà nước phải tăng
cường giám sát không để xảy ra ô nhiễm rồi mới xử lý.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu
Thủy sản Việt Nam cho rằng trong báo cáo sau chuyến đi thị sát của Bộ Tài
Nguyên & Môi Trường tại nhà máy này, ông không thấy nói rõ về việc xử lý
chất thải rắn.
Ngoài ra còn một quan ngại nữa là nguồn nguyên liệu của nhà máy
này là giấy phế thải nhập khẩu từ nước ngoài, cho nên phải được kiểm tra cẩn thận.
Nhà máy giấy Lee & Man do Trung Quốc đầu tư, đã bị dân chúng và Hiệp hội chế biến và
xuất khẩu thủy sản Việt Nam phản đối vào tháng Sáu năm ngoái khi bắt đầu tiến
hành chạy thử, vì lo ngại gây ô nhiễm lớn cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Trong khi đó,
tại một trại chăn nuôi heo tại xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
bị dân chúng địa phương biểu tình đòi ngừng hoạt động vì gây hôi thối mà theo
lời người dân địa phương là không thể nào chịu đụng nổi.
Vào ngày 20 tháng 10, người dân tiếp tục chặn xe tải chở thức ăn
cho heo không cho vào trang trại.
Những người biểu tình nói rằng mùi hôi thối bốc ra từ trại này làm
cho họ rất khó chịu.
Đại diện của chính quyền huyện Ninh Phước đã đến yêu cầu chủ trang
trại, trong vòng một tuần, phải “di dời” đàn heo và thực hiện đầy đủ các các
công trình xử lý nước thải.
Tình trạng doanh nghiệp gây ô nhiễm khiến dân địa phương sống
quanh nhà máy không chịu được phải tiến hành chặn không cho nhà máy tiếp tục hoạt
động diễn ra tại nhiều nơi ở Việt Nam trong thời gian qua.
Một trường hợp gần nhất là ở xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương;
người dân lập lán chặn không cho nhà máy dệt Pacific Crystal tại khu công
nghiệp Lai Vu tiếp tục sản xuất vì xả thải gây ô nhiễm nguồn nước địa phương.
Thế nhưng lực lượng phối hợp đã đến giải tán và người dân nói họ bị đánh đập
bởi cương quyết không để doanh nghiệp gây ô nhiễm hoạt động.
__._,_.___
Khủng khiếp văn phòng chỉ dăm người chi 2,6 tỉ tiền bia, 1,2 tỉ tiền văn phòng phẩm
Khủng khiếp văn phòng chỉ dăm người chi 2,6 tỉ
tiền bia, 1,2 tỉ tiền văn phòng phẩm
Vũ Hữu Sự
Ông Vũ Hữu Sự thực là lịch sự khi gọi nguyên Chánh văn phòng Nguyễn
Thế Quang, đương kim Chánh văn phòng Vũ Tiến Anh và Phó chánh văn phòng Nguyễn
Thị Lựu của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai
là “người”. Chẳng người nào có thể uống gần 50 lít bia mỗi ngày, đều như vắt
chanh thế, ông ạ.
Bauxite Việt Nam
Cách đây chưa lâu, dư luận đã xôn xao trước việc
chỉ một năm mà Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và Hội đồng nhân dân
(HĐND) tỉnh Gia Lai “tiếp khách” hết 3,2 tỉ đồng. Khách, khách và khách, liên
miên khách. Có ngày tiếp đến 2-3 đoàn khách, ở 2-3 địa điểm cách nhau hàng trăm
cây số. Mỗi cuộc tiếp khách hết nhiều chục triệu đồng. Thế nhưng, con số đó
chưa là gì so với con số do Ủy ban Kiểm tra trung ương công bố vào ngày
20-9-2017 mới đây: Văn phòng này đã chi sai hơn 11 tỉ đồng cho các công tác
tiếp khách, đối ngoại và an ninh. Chỉ riêng chi văn phòng phẩm đã hết 1,2 tỉ
đồng. Và tiền mua bia hết… 2,6 tỉ đồng.
Thật là khủng khiếp! Con số đó khiến bất cứ ai nghe được cũng nổi
da gà. Văn phòng chỉ có 5-6 người. Văn phòng phẩm là bút, giấy, ghim bấm và rất
nhiều thứ lặt vặt khác, giá trị của mỗi thứ đều không đáng bao nhiêu. Một người
dùng một năm hết bao nhiêu giấy, bao nhiêu bút, bao nhiêu ghim bấm… mà hết
những chừng ấy tiền?
Lại còn bia nữa. Hai tỉ sáu tức là hai ngàn sáu trăm triệu. Mỗi
lon bia bình quân 10.000 đồng. Hai ngàn sáu trăm triệu đồng tương đương 260.000
lon bia. Chia cho 5 người, mỗi người 52.000 lon bia. Một năm có 365 ngày, vậy
mỗi ngày, một người cả nam lẫn nữ uống hết gần 150 lon. Có thể nói đó là những
người uống bia giỏi nhất, khỏe nhất, hoàn toàn xứng đáng được ghi vào sách kỉ
lục Guiness thế giới. Mỗi lon bia là 0,3 lít. 150 lon tương đương 50 lít. Dạ
dày con người có sức chứa chỉ 2 lít là nhiều, làm sao chứa nổi 50 lít? Hay là
họ tắm bằng bia? Để uống hết 150 lon bia phải mất cả ngày cả đêm. Uống thế, làm
gì còn thời gian mà làm việc?
Lạ nữa là tiền bia, rượu, trà, cà-phê và các đồ uống khác đã được
tính cả vào số tiền trong những bữa tiệc tiếp khách (lên đến 3,5 tỉ đồng/năm)
đó rồi, làm gì còn phải mua bia thêm nữa?
Hóa ra không phải họ uống bia mà là uống… tiền bởi số tiền bia đó,
theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương, là kê khống. Cũng như số tiền văn
phòng phẩm kia, phần lớn là kê khống. Ba người uống nhiều bia nhất, dùng nhiều
văn phòng phẩm nhất, tiếp khách nhiều nhất được Ủy ban Kiểm tra trung ương chỉ
đích danh là nguyên Chánh văn phòng Nguyễn Thế Quang, đương kim Chánh văn phòng
Vũ Tiến Anh và Phó chánh văn phòng Nguyễn Thị Lựu.
ĐBQH và HĐND là những người được dân bầu, có trách nhiệm giám sát
tất cả, từ việc thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội đến việc chi tiêu ngân
sách hàng năm của các cấp chính quyền. Gia Lai là một tỉnh nghèo, vì vậy việc
giám sát chi tiêu ngân sách càng phải chặt chẽ, chi li đến từng đồng. Nay đến
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND còn chi tiêu bừa bãi, kê khai gian dối như thế thì
còn giám sát được ai? Trong việc này, dư luận cũng đặt câu hỏi là trách nhiệm
của ông Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh và trách nhiệm của ông Chủ tịch HĐND tỉnh ở đâu?
V.H.S
__._,_.___
Subscribe to:
Posts (Atom)
Featured Post
Popular Posts
Popular Posts
-
Những dự án nghìn tỷ của Nguyễn Tuấn Anh, con ruột ông Nguyễn Hòa Bình tại quê nhà Quảng Ngãi 23.1.15 Chân dung Quyền lực Bùi Hằ...
My Blog List
-
-
-
-
-
-
-
-
-
BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP - https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa rpedn...2 years ago
-
-
-
-
Cách tự kiểm tra xem mình có nhiễm virus COVID-19 không (?) - NT2K4FL Nếu không muốn nhận Email này Xin cho biết để chấm rứt.Cám ơn * Please delete my address before sending this document out. * On ...4 years ago
-
Diễn hành Tết Canh Tý trên đại lộ Bolsa, Little Saigon - ---------- Forwarded message --------- From: *Le Hiep* Date: Mon, Jan 27, 2020 at 8:26 PM Subject: Fw: Diễn hành Tết Canh Tý trên đại lộ Bolsa, Little Sai...4 years ago
-
Thuc phẩm được cảnh báo là chất gây ung thư, ăn càng ít càng tốt - ( Cảm ơn bạn đã chuyển . Có vài ý kiến thô thiển : 1 - những thức ăn quá hạn ( out of date ) dù còn dùng được , cũng nên liệng bỏ . Đừng t...4 years ago
-
Bạn và thù của Mỹ quốc bỏ phiếu cho Trump hay Clinton? - *B**ạ**n v**à** thù của Mỹ qu**ố**c bỏ phi**ê**́u cho Trump hay Clinton?* *Dr. Tristan Nguy**ễ**n* *(Bức hí hoạ) “TRUMP PHÁ NÁT MỸ QUỐC” Trum...8 years ago
-
-