Nhà máy giấy Lee & Man chính thức hoạt động
RFA
2017-10-20
2017-10-20
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Lễ khởi công nhà
máy giấy Lee & Man tại tỉnh Hậu Giang, ngày 29/3/2015.
Photo courtesy of ricons.vn
Nhà máy giấy Lee & Man ở tỉnh Hậu Giang chính thức được Bộ Tài
Nguyên & Môi Trường Việt Nam cho phép vận hành. Lý do được bộ này nêu ra là
đáp ứng được những yêu cầu về môi trường của bộ này đề ra.
Trong khi đó giới chuyên môn và người dân địa phương vẫn tỏ rõ
quan ngại về tác động môi trường do nhà máy giấy được nói là lớn nhất khu vực này
sẽ gây nên.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại
Quốc hội nói rằng trong thời gian tới các cơ quan quản lý của nhà nước phải tăng
cường giám sát không để xảy ra ô nhiễm rồi mới xử lý.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu
Thủy sản Việt Nam cho rằng trong báo cáo sau chuyến đi thị sát của Bộ Tài
Nguyên & Môi Trường tại nhà máy này, ông không thấy nói rõ về việc xử lý
chất thải rắn.
Ngoài ra còn một quan ngại nữa là nguồn nguyên liệu của nhà máy
này là giấy phế thải nhập khẩu từ nước ngoài, cho nên phải được kiểm tra cẩn thận.
Nhà máy giấy Lee & Man do Trung Quốc đầu tư, đã bị dân chúng và Hiệp hội chế biến và
xuất khẩu thủy sản Việt Nam phản đối vào tháng Sáu năm ngoái khi bắt đầu tiến
hành chạy thử, vì lo ngại gây ô nhiễm lớn cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Trong khi đó,
tại một trại chăn nuôi heo tại xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
bị dân chúng địa phương biểu tình đòi ngừng hoạt động vì gây hôi thối mà theo
lời người dân địa phương là không thể nào chịu đụng nổi.
Vào ngày 20 tháng 10, người dân tiếp tục chặn xe tải chở thức ăn
cho heo không cho vào trang trại.
Những người biểu tình nói rằng mùi hôi thối bốc ra từ trại này làm
cho họ rất khó chịu.
Đại diện của chính quyền huyện Ninh Phước đã đến yêu cầu chủ trang
trại, trong vòng một tuần, phải “di dời” đàn heo và thực hiện đầy đủ các các
công trình xử lý nước thải.
Tình trạng doanh nghiệp gây ô nhiễm khiến dân địa phương sống
quanh nhà máy không chịu được phải tiến hành chặn không cho nhà máy tiếp tục hoạt
động diễn ra tại nhiều nơi ở Việt Nam trong thời gian qua.
Một trường hợp gần nhất là ở xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương;
người dân lập lán chặn không cho nhà máy dệt Pacific Crystal tại khu công
nghiệp Lai Vu tiếp tục sản xuất vì xả thải gây ô nhiễm nguồn nước địa phương.
Thế nhưng lực lượng phối hợp đã đến giải tán và người dân nói họ bị đánh đập
bởi cương quyết không để doanh nghiệp gây ô nhiễm hoạt động.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.