Đánh
cá trái phép : Châu Âu phạt « thẻ vàng » cảnh cáo Việt Nam
Lính hải quân Indonesia nhắm bắn vào một thuyền
cá của Việt Nam bị cho là đánh bắt bất hợp pháp gần đảo Anambas Riau, ngày
05/12/2014.SEI RATIFA / AFP
Hôm nay 23/10/2017, Liên Hiệp Châu Âu đã cảnh cáo Việt Nam về
những hoạt động đánh bắt cá bị cho là trái phép.
AFP dẫn lời ông Karmenu Vella, ủy viên phụ trách các vấn đề môi
trường, hàng hải và hoạt động đánh bắt hải sản của Liên Hiệp Châu Âu, trong một
thông cáo, tuyên bố, châu Âu «
không thể làm ngơ » trước các hoạt động bất hợp pháp của tàu cá Việt Nam
đối với hệ sinh thái biển ở Thái Bình Dương. Quan chức châu Âu này kêu gọi
chính quyền Hà Nội có hành động, nhằm tăng cường biện pháp chống lại những hành
vi khai thác trái phép.
Một trong những « lỗ
hổng » pháp lý mà chính phủ Việt Nam hiện nay chưa khắc phục được, theo
Bruxelles, đó là « sự thiếu vắng
một hệ thống xử phạt hiệu quả » đối với những trường hợp đánh bắt hải sản
không khai báo và không được kiểm soát. Ủy Ban Châu Âu khẳng định, hệ thống
kiểm soát việc cập bờ của các tàu đánh bắt xa bờ của Việt Nam trước khi xuất
khẩu ra thị trường quốc tế vẫn còn thiếu sót. Vì thế, châu Âu đề nghị « hỗ trợ kĩ thuật » và « kế hoạch hành động » cho chính
phủ Việt Nam.
Sau cảnh cáo này, Hà Nội sẽ có 6 tháng để cải thiện những thiếu
sót đã được chỉ ra, sau đó, tùy theo tình hình, Ủy Ban Châu Âu có thể dỡ bỏ
lệnh cảnh cáo, kéo dài trừng phạt hoặc đề xuất với Hội Đồng Châu Âu gia tăng áp
lực.
Là khu vực nhập khẩu hải sản đứng đầu thế giới, trong nhiều năm
qua, châu Âu đã áp lệnh trừng phạt lên một số quốc gia do thiếu cam kết cải
cách, hoặc vi phạm bộ quy tắc điều chỉnh việc đánh bắt hải sản bất hợp pháp,
được Liên Hiệp Châu Âu thông qua hồi năm 2010. Theo tổ chức Nông Lương Liên
Hiệp Quốc (FAO), Việt Nam là một trong 10 quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất
khẩu hải sản.
EU cảnh cáo VN vì ngư dân ‘đánh bắt phi pháp’
- 23
tháng 10 2017
Đúng như Việt Nam lo ngại, Liên minh châu Âu (EU) ngày 23/10 đã
"rút thẻ vàng", cảnh báo Việt Nam có thể bị xem là "không chịu
hợp tác" để ngăn chặn ngư dân đánh bắt hải sản bất hợp pháp.
"Thẻ vàng" ngày 23/10 chưa đi kèm các biện pháp trừng
phạt, nhưng EU nói đã mời Việt Nam tham gia đối thoại để giải quyết.
Nếu một quốc gia bị "thẻ đỏ" của EU về vi phạm những quy
định về các quy định chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp, nước này có thể bị
cấm xuất khẩu sản phẩm hải sản.
EU nói Việt Nam thiếu hành động để ngăn chặn hoạt động đánh bắt
phi pháp ở vùng biển các nước láng giềng.
Cao ủy phụ trách môi trường của EU, Karmenu Vella, tuyên bố:
"Chúng tôi không thể bỏ qua tác động do hoạt động bất hợp pháp của tàu cá
Việt Nam lên hệ sinh thái ở Thái Bình Dương."
"Chúng tôi kêu gọi giới chức Việt Nam gia tăng nỗ lực để
chúng tôi nhanh chóng đảo ngược quyết định này."
Một báo cáo cuối năm 2016 của EU chỉ ra rằng Indonesia bị ảnh
hưởng vì việc đánh cá phi pháp từ Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc.
Hôm 25/9, ông Vũ Văn Tám, thứ trưởng nông nghiệp Việt Nam, nói
nguy cơ bị rút thẻ vàng rất gần với Việt Nam.
"Quan trọng là cơ quan nhà nước và doanh nghiệp hiểu rằng là phải
làm thật, chứ không phải đối phó. Xung quanh chúng ta đã có Thái Lan,
Philippines bị thẻ vàng, Campuchia bị thẻ đỏ, để lại những hậu quả nghiêm trọng
cho ngành và xuất khẩu," ông Tám cho biết.
EU ban hành quy định IUU (illegal, unreported and unregulated
fishing) nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ hoạt động đánh bắt cá bất hợp
pháp, không có báo cáo và không được quản lý.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) đã kêu
gọi các doanh nghiệp hội viên, cam kết chống khai thác IUU.
Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn Việt Nam thừa nhận từ hai
năm qua, tình hình tàu cá và ngư dân vi phạm "gia tăng trở lại và diễn
biến phức tạp", đặc biệt là tại các tỉnh Quảng Ngãi, Kiên Giang, Cà Mau,
Bình Định, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Bến Tre, Tiền Giang.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.