Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, February 28, 2015

16 tấn vàng VNCH do Lê Duẩn chở sang Nga?


Di Cư 54 - Di Tản 30.04 & Vượt Biên sau ngày 30.04.75

Phỏng vấn Lê Đức Thọ về hiệp định Paris

Phỏng vấn chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh (16/03/1981)

Lời Tuyên bố đầu hàng - Tư liệu lịch sử quý

Đại thắng mùa Xuân năm 1975, phần 1

[Film][Tài liệu] Mùa xuân toàn thắng - Tập 4 - Toàn thắng

FRONTLINE VIETNAM: The Battle of Khe Sanh (720p)

Chiến trường Việt Nam - P1: Điện Biên Phủ - Sự kế thừa

BBC - Cựu Đại Sứ Bùi Diễm - Hiệp Định Paris

BBC - Dương Trung Quốc - Hiệp Định Paris

40 Năm Ngày Ký Hiệp Định Paris 27/1/1973 - 27/1/2013 - Phần 1

Những Vấn Đề Việt Nam: 40 Năm Hiệp Định Paris - (27/1/1973 - 27/1/2013) Phần 2

Mạn Đảm Lịch Sử với ĐT Cao Văn Viên 1

30 Tháng 4 và Bài Đọc của Dương Văn Minh

Battle of Khe Sanh Vietnam War Siege at Khe Sanh Full Documantary

MĐLS 1/10: Cao Văn Viên - Lâm Lễ Trinh



16 tn vàng VNCH do Lê Dun ch sang Nga?

image

Câu hỏi không có lời đáp thỉnh thoảng lại nêu ra: 16 tấn vàng của nhà nước VNCH để lại năm 1975 đã bị chở đi đâu, dùng làm gì? Tuần này, Quan Làm Báo, một trang blog được suy đoán là phe của ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang, có bài “Bóng Ma lãnh tụ“ đã viết: “...Vào thời điểm 1975 Ông Nguyễn Văn Hảo nguyên Thống đốc ngân hàng và Phó thủ tướng Việt Nam Cộng Hoà, Ông là người quyết định giữ lại 16 tấn vàng và bàn giao cho bộ đội CSVN, sau đó Lê Duẫn đã ra lệnh di chuyển số vàng đó sang Nga và ông bảo rằng trả nợ cho Nga, nhưng trên thực tế Lê Duẫn đã đưa vào một trương mục ngân hàng và để tên cho Con là Lê Kiên Thành, sau nầy Lê Kiên Thành đã bán số vàng nầy kinh doanh tại Nga sau đó đem về Việt Nam mở ngân hàng Techcobank....”
image
Nhà nước Hà Nội vẫn im lặng trước câu hỏi này.

image
Lê Kiên Thành

image


PHẢI TRẢ LẠI SỰ THẬT LỊCH SỬ CHO VNCH QUA VIỆC 16 TẤN VÀNG Y CỦA NGÂN HÀNG QUỐC GIA ÐÃ BỊ CS HÀ NỘI CƯỚP VÀO NGAY 1-5-1975

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã vĩnh viễn ra đi nhưng ý chí chống cộng quyết liệt của Ông, đã nổi bật trong những năm đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Quốc Gia (6/1965 -4/1975) và đã chứng minh qua câu nói hùng hồn, bất hủ ‘Ðừng nghe những gì cọng sản nói, hãy nhìn những gì cọng sản làm ‘ Nhưng nhức nhối nhất vẫn là câu nói ‘ Còn đất nước thì còn tất cả’ . Thật vậy từ ngày VNCh bị sụp đổ vào trưa 30-4-1975, người miền Nam VN đã mất hết theo vận mệnh của đất nước từ tài sản, mạng sống kể cả cái quyền ‘ biểu tình chống chính quyền ‘..mà Hiến Pháp VNCH có qui định.

Tổng thống Ngô Ðình Diệm có công giữ vững VNCH trong chín năm và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người đã tiếp tục lèo lái con thuyền Quốc-Gia, chiến đấu trong điều kiện vô cùng khó khăn, dầu sôi lửa bỏng trước áp lực bành trướng của cọng sản quốc tế, trong lúc đồng minh Hoa Kỳ lúc đó, không bao giờ có thực tâm yểm trợ hữu hiệu cho QLVNCH. Nhưng với quyết tâm của TT.Thiệu, chính phủ và toàn dân, cũng như sự chiến đấu anh dũng của quân lực Miền  Nam . Nhờ vậy VNCH mới tồn tại được cho tới ngày 30-4-1975.

image

 
Và bây giờ dù ai có thương ghét, hoan hô hay đả đảo, thì cựu Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu cũng đã trở thành người thiên cổ vào ngày 29-9-2001, tại Boston tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ hưởng thọ 78 tuổi. Ông mất để tự mình chấm dứt những oan khiên, lụy phiền chồng chất. Tất cả đều là hậu quả tất yếu của mười năm làm người lãnh đạo VNCH, chống lại cuộc xâm lăng của cộng sản Bắc Việt và bọn Việt Gian tay sai nằm vùng tại hậu phương.

Ðây là một cuộc chiến bi thảm nhất của dân tộc VN, vì phải đương đầu với toàn khối cộng sản quốc tế, được tiếp tay công khai, bởi một số ít người, luôn được ưu tiên trong xã hội miền  Nam  lúc đó, suốt cuộc chiến. Chúng là thành phần ngụy hòa của VNCH, gồm đám quan quyền đa số xuất thân từ lính Tây, bị thất sũng, hay vẫn đang tại chức nhưng bất mãn vì túi tham chưa đầy. Bên cạnh đó là một bọn người vong ơn bạc nghĩa, tất cả mang mặt nạ trí thức khoa bảng nhưng trái tim và cõi hồn thì bần tiện ích kỷ. Nhưng trên hết vẫn là nỗi buồn nhược tiểu VN, trước thái độ và hành động kiêu căng của đồng minh Hoa Kỳ, luôn ỷ vào đồng đô la viện trợ, bắt buộc VNCH phải phục tùng, rồi cuối cùng vì quyền lợi riêng tư, mà trơ trẽn bán đứng bạn bè cho cộng sản Bắc Việt vào ngày 30-4-1975.

image


Công hay tội của những người có liên hệ tới vận mệnh Quốc Gia Dân Tộc, hiện nay có ai dám vỗ ngực nói là mình có đủ tư cách để phê phán, khen chê? tuy rằng ai cũng cho là mình có quyền nói lên sự thật, dù chỉ nghe lóm, nghe kể hay mao tôn cương sự kiện theo báo chí một chiều. Ngày nay, lịch sử hầu như đã được bật mí, nên tất cả những uẩn khúc của nhân loại đã được phơi bầy ra ánh sáng và ai cũng được đọc, biết hay nghe người khác kể. Thôi thì tất cả hãy dành cho lịch sử mai này quyết định, trong đó chắc sẽ không chừa ai, mà có luôn mấy kẻ tư cách chẳng ra gì, thế nhưng lúc nào cũng đạo đức giả. Ngoài ra còn có cả bia đá và bia miệng, cũng là một phần của lịch sử, xưa nay không hề biết thiên vị ai, dù đó là vua chúa, sử gia hay kẻ hèn nghèo trong xã hội.

Vì lịch sử không bao giờ tự bẻ cong ngòi bút và chạy theo đuôi phường mạnh, để phê phán hàm hồ. Bởi vậy mới có những câu chuyện sử về Hồ Quý Ly, Mạc Ðăng Dung.. và gần đây là Hồ Chí Minh, Phạm Văn Ðồng, Lê Khả Phiêu, Lê Ðức Anh, Ðổ Mười, Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng.. cùng với bè nhóm trên dưới của đảng cộng sản, đang chờ ngày đền tội trước sự quật khởi của đồng bào VN trong và ngoài nước. . khi đảng CSVN ngày nay đã công khai bán nước cho Tàu Ðỏ, cướp bốc giết hại đồng bào và chà đạp nhân quyền, tự do tôn giáo của dân tộc mà rùng rợn nhất là sự kiện quyết tâm hủy hoại Phật Giáo VNTN, Cao Ðài, Hòa Hảo và Thiên Chúa Giáo.

image


Bỗng dưng cảm thấy nghẹn ngào, khi nghĩ tới số phận hẳm hiu của những vị lãnh đạo quốc gia cận đại, từ Cựu Hoàng Bảo Ðại, cố Tổng thống Ngô Ðình Diệm, Trần văn Hương.. nay tới phiên cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Tất cả gần như không được ngủ yên nơi chín suối, chẳng những từ bộ máy tuyên truyền của kẻ thù cộng sản, mà tàn nhẫn hơn là do chính miệng của những người thường mệnh danh là sử gia, thật sư chỉ là những thợ viết không tim óc, thường mượn sự tự do quá trớn để trả thù đời, sau khi đất nước trải qua một cuộc bể dâu tận tuyệt, ông xuống hàng chó và sâu bo côn trùng thành người viết văn viết sử hay lãnh đạo chính trị ba làng, nổi danh nhờ bè nhóm bợ lưng trét phấn hằng ngày trên báo.

Ba mươi bốn năm Việt  Nam sống ngoi ngóp trong thiên đàng xã nghĩa, mới thật thấm thía và ý nghĩa biết bao về câu nói của người xưa, nay vẫn còn văng vẳng bên tai, hiển hiện trong mắt.. Tóm lại điều quan trọng của chúng ta hôm nay, nhất là những sử gia hiện đại, có dám bắt chước Tư Mã Thiên hay ít nhất như Phạm Văn Sơn, Tạ Chí Ðại Trường, Nguyễn Ðức Phương, Phạm Phong Dinh, Trần Gia Phụng hay ít nhất như Tú Rua, Duyên Anh năm nào, đã gục chết trước bạo lực, khủng bố , vì dám đối diện với sự thật, để nói lên những điều tai nghe mắt thấy , qua sự hiểu biết của mình, bằng lương tri và trái tim nhân bản VN.

Những tên ngụy văn, ngụy sử, nguỵ quân tử và ngụy sĩ quan công chức VNCH của một thời hỗn mang điên loạn , giờ đã không còn thời cơ lên chức trời, để lấy giấy gói lửa hay dùng tay che mặt trời. Bởi vì hiện nay, gần như tất cả các văn khố trên thế giới, kể cả Nga Sô-Trung Cộng.. cũng đang lần hồi bạch hóa nhiều tài liệu lịch sử, có liên quan tới chiến cuộc Ðông Ðương, Ðảng và các nhân vật cộng sản quốc tế VN liên hệ, trong đó có chân tướng Hồ Chí Minh mà thời gian qua nhiều trí thức trong nước, dù đang bị VC kềm kẹp kê súng vào đầu hay bịt miệng. Thế nhưng họ vẫn hiên ngang lột trần sự thật về cái gọi là ‘ huyền thoại Hồ Chí Minh ‘qua những câu chuyện thật khiến cho ai cũng ghê tởm và mở mắt.

image


Ðất nước hiện nay đang ngả nghiêng trong bão tố vì sự xâm lăng không tiếng súng của kẻ thù truyền kiếp Trung Cộng. Ðảng và các chóp bu cộng sản VN, qua Ðỗ Mười, Lê Ðức Anh, Nông Ðức Mạnh, Trần Ðức Lương, Phan Văn Khải, Nguyễn Khoa Ðiềm, Nguyễn Minh Triết, Lê Khả Phiêu, Nguyễn tấn Dũng.... đang theo gót đàn anh thuở trước dâng đất, bán biển, đem tài nguyên của dân tộc cống hiến cho ngoại bang, vinh thân phì gia và tìm một chỗ dựa để kéo dài quyền lực, được xây dựng trên núi xương sông máu VN, suốt bảy mươi lăm năm qua.

Nhưng thời cơ đã thay đổi rồi, vận mệnh của đất nước sớm muộn gì cũng do toàn dân định đoạt mà tiêu biểu là cuộc xuống đường của người dân cả nước liên tục ngày qua ngày đòi Hà Nội phải trả lại đất đai tài sản và quyền làm người VN đã bị đảng VC cưỡng đoạt. Máu và nước mắt đồng bào đã đổ tại Tòa Khâm Sứ và Ấp Thái Hà Hà Nội cũng như qua các cuộc phản kháng chống VC bán nước cho Tàu Ðỏ khắp nơi. Ðó là sự báo hiệu ngày tàn của đảng cướp cho dù chúng có ba hoa trên báo chí quốc doanh hay đưa bộ máy công an ra kềm kệp hù dọa, thì kết cuộc sụp đổ của chế độ ‘ cướp cạn ‘ cũng không thay đổi dù sớm hay muộn.

image


Nên những câu chuyện ba xạo, mà đài VC hải ngoại BBC tại Luân Ðôn vừa mới phổ biến, có liên quan tới Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiêu trước và sau 1975, cho dù nói là của Văn khố Vương quốc Anh, thì cũng chẳng có ai tin, vì tất cả những gì về Cuộc chiến Ðông Dương lần 2 (1960-1975), do bọn trí thức Tây phương-Hoa Kỳ dàn dựng ngày nay, đều dựa theo các tài liệu tuyên truyền của VC.


TỔNG THỐNG THIỆU : VỤ 16 TẤN VÀNG VÀ SỰ TỪ CHỨC RA KHỎI NƯỚC :

Sau ngày 30-4-1975, qua phút huy hoàng ngắn ngủi cũng là thời gian mặt nạ những kẻ nằm vùng, đâm sau lưng người lính VNCH được lột, kết thúc vai trò làm hề của trí thức miền Nam. Từ đó, tất cả đều nếm chung niềm tân khổ, nhưng người dân và lính chỉ hận hờn vì đầy đoạ, trái lại người trí thức phản bội năm nào, mới là thành phần bị thiệt thòi nhất., vì vừa bị mất hết những đặc quyền đặc lợi mà chế độ cũ dành cho lớp người khoa bảng, luôn được ngồi trên đầu dân đen miền Nam, lại phải mang thêm sự bóp nát lương tâm vì hối hận và trên hết đã thấu rõ nguyên tắc của xã nghĩa :’ TRÍ THỨC THUA CỤC PHÂN VÌ VÔ DỤNG VÀ PHẢN TRẮC LẬT LỌNG.

Nhưng người trong nước thì an lòng chịu đựng, ngược lại có một số loạn thần nhanh chân chui được vào lòng máy bay Mỹ, chạy ra hải ngoại lúc đó, hay mới đây qua các diện vượt biên, đoàn tụ, tù nhân chính trị.. vẫn tiếp tục to miệng làm hề, dù rằng nay đã biển dâu, ông bà sư cố.. cũng y chang xếp hàng như me Mỹ, Ba Tàu Chợ Lớn và bần dân xóm biển.

Màn chửi rủa, đổ tội, vu khống Miền  Nam  vì tham nhũng bất tài nên thua VC.. được chấm dứt, khi thành đồng tổ phu Mac Lê, tan hoang, sụp nát vào năm 1990, chẳng những ở Ðông Âu, khắp năm châu , mà còn ngay tại Tổng Ðàn Nga Sô Viết. Cũng từ đó, xã nghĩa thiên đàng thu gọn tại Tàu Cộng, Viêt Cộng, Hàn Cộng và Cu Ba. Rồi các dĩnh cao tại Bắc Bộ Phủ vì cái ăn bản thân cùng sự sống của đảng, đã muối mặt, mở cửa đổi mới, trải thảm đỏ, lạy mời những kẻ thù năm nao như Mỹ, Pháp, Nhật, Nam Hàn, Ðài Loan.. kể cả Liên Xô, Âu Châu.. vào , để cùng nhau hợp sức, kết đoàn, làm nhanh sự sụp đổ của một quốc gia mang tên VN, từng liệt oanh lừng lẫy dưới trời Ðông Nam Á.

Cũng nhờ mở cửa, những tin tức bán nước hại dân và đại họa tham nhũng cả nước, từ lớn tới bé của Cộng Ðảng.. bị quốc dân phanh phui, tràn lan khắp chân trời góc biển và ngay trên mạng truyền thống quốc tế từng giờ, đã khóa kín những cái miệng thúi của bọn trí thức bợ bưng VC, vẫn còn lẫn quẫn trong tập thể người Việt hải ngoại, đợi dịp và cơ hội đâm sau lưng đồng bào, như chúng từng làm khi còn sống tại VNCH, trong cảnh no cơm ấm cật, ai chết mặc bay, vô luân vô tích sự.

image


Theo tin của Nguyễn Hữu từ Paris được đăng trên tờ Việt Nam Hải Ngoại, số 132 ngày 31-1-1983, thì Nguyễn Văn Hảo, nguyên phó thủ tướng dưới triều hoàng đế Dương văn Minh hai ngày, nhờ bảo vệ được ‘ 16 Tấn Vàng, tài sản của quốc dân Miền Nam’, để dâng cho tập đoàn Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ, Phạm văn Ðồng.. ngay khi chúng vào được Sài Gòn, buổi trưa ngày 30-4-1975. Theo nguồn tin từ các hàng thần VC, ngay khi vào Sài Gòn, thì 16 tấn vàng trên, cùng tiền vàng ngân phiếu chứng khoáng của VNCH được lệnh kiểm kê ngay và được Duẩn-Thọ, dùng máy bay chở về dấu tại Côn Sơn-Hải Dương. Sau đó đảng nhóm, tự chia chác ăn xài. Cũng nhờ công lao hãn mã trên, nên Hảo Tiến Sĩ, được VC cho xuất ngoại công khai sang Pháp. Tại Ba Lê, Y ngự trong một khách sạn sang đẹp , mà chủ nhân cũng là chủ của Nhà Hàng Ðồng Khánh tại Chợ Lớn năm nào.

Sự việc Nguyễn Văn Hảo xuất ngoại bằng thông hành chính thức và liên hệ thường trực với tòa đại sứ VC tại Pháp, cho thấy Y ra ngoại quốc với sứ mạng bí mật. Hiện nay Hảo được Cao Thị Nguyệt, vợ góa của tướng Hòa Hảo Ba Cụt, bảo lãnh sang Mỹ, trước đó ở  Texas.

Tuy VC đã cưỡng chiếm được miền Nam gần 34 năm qua, nhưng dưới đống tro tàn của quá khứ, vẫn còn âm ỷ các sự kiện nóng bỏng của cận sử VN, trong đó ác nhất là chuyện ‘ Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, tẩu tán 16 tấn vàng y của Ngân Hàng Quốc Gia VN, khi chạy ra ngoại quốc, vào nhưng ngày cuối thàng 4-1975 ‘. Ðây là một sự kiện lớn của người Việt Quốc Gia, trong và ngoài nước. Và dù nay mọi sự đã được sáng tỏ, số vàng trên được Nguyễn Văn Hảo giữ lại và chiều ngày 30-4-1975, đem dâng cho Lê Duẩn, chở ngay về Bắc.

image


Theo tài liệu của Nguyễn Tiến Hưng, trong tác phẩm ‘ Bí Mật Dinh Ðộc Lập ‘, cũng là người chủ xướng trong việc, dùng 16 tấn vàng dự trữ tại Ngân Hàng Quốc Gia, theo thời giá lúc đó là 120 triệu Mỹ Kim, để mua vũ khí đạn dược, cung cấp cho QLVNCH tiếp tục chiến đấu, chờ xin viện trợ của nước khác, vì Hoa Kỳ qua đảng Dân Chủ phản chiến, đã chấm dứt giúp đỡ miền Nam theo cuộc họp báo ngày 14-4-1975 tại Hoa Thịnh Ðốn.

Ai cũng biết, từ tháng 4-1975, miền Nam đã mất tinh thần, vì sự tan rã của hai quân đoàn 1 và 2 khi triệt thoái, theo lệnh của TT Nguyễn Văn Thiệu. Thêm vào đó là sự việc Hoa Kỳ cố ý cắt đứt hết viện trợ, trong lúc đồng minh của mình đang dần mòn thoi thóp chiến đấu trong tuyệt vọng, vì cạn kiệt đan súng, nhiên liệu. Do trên, liên tiếp qua nhiều phiên họp tại dinh Ðộc Lập, Nguyễn Tiến Hưng đề nghị dùng số vàng dự trữ, để mua súng đạn. Song song là việc tăng cường canh gác, bảo vệ trụ sở Ngân Hàng trung ương, tại Bến Chương Dương-Sài Gòn, đề phòng Cộng Sản Bắc Việt thừa dịp đánh cướp, vì tin tức các cuộc họp kín, chắc chắn đã bị điệp viên nằm vùng ngay dinh tổng thống, báo về Bắc Bộ Phủ. Và lần này, VC đã xuống tay trước, để chúng không bị hố như hồi tháng 8-1945, để mất toi số vàng bạc châu báu dự trử , tại Viện phát hành giấy bạc Ðông Dương (Institut d’Emission) ở Hà Nội.

image

 
Như vậy theo kết quả buổi họp, có đủ các tướng Thiệu, Khiêm, Viên, Quang.. số vàng trên sẽ được gởi ra ngoại quốc. Người nhận chỉ thị thi hành là Lê Quang Uyển, Thống Ðốc Ngân Hàng VNCH. Ông có nhiệm vụ thuê mướn may bay chuyên chở ( hàng không Mỹ TWA,Pan Am) và hãng bảo hiểm quốc tế Lloyd’s tại Luân Ðôn, Anh Quốc. Nhưng kế hoạch bất thành, vì tin mật bị lộ ra ngoài, với sự xuyên tạc đầy ác ý : ‘ Thiệu mang 16 tấn vàng theo ra ngoại quốc, sau khi từ chức’. Tin trên khiến các hãng máy bay cũng như công ty bảo hiểm từ chối chuyên chở, vì sợ bị phạm pháp.

Cuối cùng Chính Phủ VNCH phải nhờ Bộ Ngoại Giao Mỹ, qua Ðại Sứ Martin giúp. Sự việc kéo dài tới khi TT Thiệu từ chức và Phó Tổng Thống Trần Văn Hương lên thay thế. Ngày 26-4-1975, Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Sài Gòn, mới cho biết, đã tìm được một hãng bảo hiểm số vàng trên nhưng giá trị chỉ còn 60.240.000 Mỹ kim, mất đi một nửa nếu tính theo thời giá. Riêng việc chuyên chở, cũng phải hoàn tất trước ngày 27-4-1975 vì phi cơ đang đậu sẵn tại phi trường Clark,  Manila , Phi Luật Tân, sẵn sàng tới Sài Gòn chuyển vàng.

image

 
Nguyễn Văn Hảo bấy giờ là Phó Thủ Tướng, phụ trách kinh tế, được ủy nhiệm thi hành công tác trên. Nhưng Y đoán biết VNCH sẽ thất thủ trong nay mai. Do trên đã manh tâm phản bội, thừa cơ hội lập công dâng cho VC, để mong vinh thân phì gia. Y vào gặp thẳng TT.Trần Văn Hương, hăm đoạ và áp lực đủ điều. Rốt cục Hương vì sợ trách nhiệm, nên đành giao số 16 tấn vàng trên cho Nguyễn Văn Hảo giữ lại, chờ giao nạp cho VC. Nhờ thế, sau ngày 30-4-1975, tên trí thức trở cờ, ăn cơm quốc gia lật lọng, hàm tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, được những người chủ Rừng Xanh, trả ơn cho chức ‘ Cố Vấn Kinh Tế’, trong chính phủ Ma Miền Nam. Sau đó không lâu, tiến sĩ giấy cũng theo vận nước, tàn với mặt trận. Rồi cũng như bao kẻ khác, bò tới Mỹ, trốn nhủi tại một vùng nào đó ở TX, ôm hận và xú danh muôn thu ngàn kiếp trong sử Việt.

16 Tấn Vàng bị VC cướp đem về Bắc chia nhau xài :


Tài Liệu Trích Dẫn
Người “buôn tiền” thành bộ trưởng

Năm 1986, Lữ Minh Châu làm Bộ trưởng Tổng giám đốc Ngân hàng CSVN. Trước đó, ngày 30/4/1975, với tư cách là Trưởng ban Quân quản các ngân hàng Sài Gòn - Gia Ðịnh, đương sự là người tổ chức tiếp quản toàn bộ tiền, vàng của VNCH. Trước đó nữa, Châu cũng là một trong những người chỉ huy , đường dây buôn tiền lậu, để nuôi VC phản loạn tại NVM, qua bí danh Ba Châu.

Theo lời hắn tứa với báo chí, thì “đường dây buôn tiền”, tức là Ban Tài chính đặc biệt của Trung ương Cục là do Phạm Hùng lập ra, có Mười Phi là trưởng, còn Châu là phó.

Nguyễn Văn Thiệu không và không thể lấy được 16 tấn vàng

Nhân vừa rồi báo chí lật lại vụ Nguyễn Văn Thiệu “cuỗm” 16 tấn vàng khi bỏ chạy ra nước ngoài, chuyện này có liên hệ tới Lữ Minh Châu, vào ngày 30/4/1975, hắn được chỉ định làm Trưởng ban Quân quản các ngân hàng Sài Gòn - Gia Ðịnh.

Chuyện Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mang theo 16 tấn vàng hồi đó được báo chí loan tin, sau này người nói có người nói không. Gần đây BBC lại đề cập đến thông tin này. Mới đây nhất Báo Tuổi Trẻ có một loạt bài dẫn lời các nhân chứng nói rằng không có chuyện đó. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức từ phía Nhà nước về vấn đề này.

Còn Ba Châu thì : “Hoàn toàn không có. 16 tấn vàng vẫn còn nguyên vẹn trong kho của ngân hàng”. “Nguyễn Văn Thiệu không lấy vàng đi, tại sao lâu nay Nhà nước mình không nói lại cho rõ?”. “Mình biết rất rõ là số vàng đó vẫn còn, đã được kiểm kê cẩn thận và đưa vào tài sản quốc gia, nhưng không đính chính vì đó là tin đồn đăng trên báo chí, có ai đặt câu hỏi chính thức với Nhà nước đâu”. “Sự thật là Nguyễn Văn Thiệu có ý định lấy đi 16 tấn vàng đó không?”. “Sau này chúng ta mới biết Nguyễn Văn Thiệu có kế hoạch đưa số vàng đó đi, nhưng không đưa đi được. Lấy số vàng đó đi là không dễ chút nào hết”. “Còn tiền thì sao? Theo hồi ức của ông Huỳnh Bửu Sơn đăng trên Tuổi Trẻ thì tổng giá trị giấy bạc dự trữ trong kho lúc đó được kiểm kê hơn 1.000 tỉ đồng, gấp đôi lượng tiền lưu hành tại miền Nam...”. “Toàn bộ tiền và vàng dự trữ trong ngân hàng chúng ta tiếp quản nguyên vẹn cùng với đầy đủ hồ sơ sổ sách.

Theo thống kê thì khối lượng tiền trong lưu thông thời điểm đó là 615 tỉ, gồm tiền mặt trong lưu thông 440 tỉ, còn lại nằm trong tài khoản tiền gửi. Tôi không thể nhớ chính xác số giấy bạc dự trữ, những số liệu kiểm kê đó vẫn còn trong hồ sơ lưu trữ. Trong kho dự trữ còn có 125 tỉ tiền in theo kiểu mới chưa phát hành, riêng số giấy bạc này được lệnh phải thiêu hủy, vì đó là số giấy bạc mà chính quyền Sài Gòn chuẩn bị để đổi tiền”. “Còn châu báu, nữ trang?”. “Châu báu, nữ trang là đồ người ta gửi tại ngân hàng. Những thứ đó phải trả lại cho người gửi”.

“Khi tiếp quản, liệu tiền, vàng có bị thất thoát không?”. “Theo tôi thì không thể. Ngân hàng của chính quyền cũ quản lý rất chặt, ta cũng chặt”. “Số vàng đó sau này đi về đâu?”. “Nó trở thành tài sản quốc gia, được quản lý theo luật pháp của chính quyền cách mạng, sau đó là của Nhà nước Việt  Nam  thống nhất”. “Còn tiền?”. “Tiền cũng vậy, được đưa vào lưu thông, đến năm 1976 thì đổi tiền mới”.


Hoàng Hải Vân


Mới đây vào ngày 19-12-2005, cái gọi là Ðài BBC Luân Ðôn, đưa một bản tin giựt gân, nói là dựa theo tài liệu mật, đã được Cục Văn khố Anh cho phổ biến. , trong đó có nói về sự ra đi của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, từ hơn 30 năm trước. Theo nhận xét của tất cả các nhà viết sử hiện nay cũng như những người trước đây, từng liên hệ hiểu biết về hậu trưong chính trị Nam VN trong Dinh Ðộc Lập, thì tin trên hoàn toàn láo khoét, bịa xạo và rõ ràng nhất cho thấy, đây là tài liệu của VC, đã có sẳn từ trước, nhằm bôi bác, làm mất uy tín người Việt Quốc Gia, cũng như chính quyền VNCH thời trước.

Cũng theo nguồn tin VC trên, thì TT.Thiệu đã bỏ trốn khỏi Sài Gòn vào cuối tháng 4-1975, bằng trực thăng Mỹ, chở từ đất liền ra Hạm đội 7 ngoài hải phận. Sau đó mới tới Ðài Loan với vợ con và các phụ tá.. Sở dĩ có tình trạng thúi tha này, là vì sau ngày Miền Nam bị sụp đổ, người Tây phương cũng như Việt hải ngoại, khi muốn tìm hiểu về thực trạng của cuộc chiến vừa qua, hay tới tìm tài liệu tham khảo tại các văn khố Pháp, Anh, Mỹ, các thư viện.. mà gần hết sach báo, tài liệu được sản xuất ở Bắc Bộ Phủ hay của bọn nhà văn, nhà báo thân hoặc theo cọng sản. Do trên nội dung chỉ viềt một chiều, nói tốt tất cả cho đảng và phe mình với chủ đích mạt sát những người Miền Nam VN thua trận.

Trong lúc đó những vị nguyên thủ như Trần Văn Hương, Nguyễn Văn Thiệu.kể cả Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, thì im lặng lại không viết hồi ký. Còn đa số các vị tướng lãnh có lương tâm, tự cảm thấy mình có tội với đồng bào và đất nước sau ngày 30-4-1975, nên cũng không muốn viết gì về những kỷ niệm đau thương cũ, cuối cùng để cho bí mật cận sử, chôn vùi theo thân xác, tạo cớ cho bọn bồi bút, ngụy sử của cả trăm phía, hư cấu, viết xạo, nhục mạ các chiến sĩ Quốc gia, mà Ðài BBC Luân Ðôn đã làm, là một biểu tượng đáng phỉ nhổ.

Theo các nhà biên khảo về chiến tranh VN, thì tin tức có liên quan tới sự ra đi của TT.Thiệu, đầu tiên được xì ra, do Trưởng phòng CIA của Mỹ ở Sài Gòn là Frank Sneepp, viết trong ‘ Decent Interval ‘ , từ trang 434-437., xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1978. Theo đại sứ Martin, thì chính mình, thay vì nhờ cơ quan Dao giúp, lại yêu cầu Giám đốc CIA ở VN, lúc đó là Polgar, giúp đưa TT.Thiệu, Thủ tướng Khiêm đi Ðài Loan bằng chiếc DC-6 của Tòa Ðại sứ Mỹ, từ Thái Lan bay qua Sài Gòn, trong đêm 25-4-1975.. Theo Snepp viết, thì TT Thiệu đã bỏ trốn khỏi VN, vì khi ra đi, chẳng có một giấy tờ của VNCH hay Hoa Kỳ cho phép.hay chứng nhận.

Còn tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, trong sách ‘ khi Ðồng Minh tháo chạy ‘ vừa xuất bản, viết về sự ra đi của TT.Thiệu và Thủ tướng Khiêm nơi trang 391-392, cũng chỉ dựa theo tài liệu từ ‘ Decent Interval ‘ của Frank Snepp nhưng sai chi tiết, khi nói TT.Thiệu ngồi giữa tướng Timmes và một sĩ quan tùy viên VN, trong lúc đó ông ngồi giữa Polgar và Timmes.

Nhưng qua lời kể lại của một nhân chứng, đã cùng đi với TT.Thiệu và đến Mỹ vào tháng 6-1975, hiện còn sống tại Nam California, thì trước khi ra đi, TT Thiệu và người này, có tới văn phòng của TT.Trần Văn Hương, để trình một bức thư, đại ý ‘ Theo lệnh TT.Hương, cựu TT.Thiệu, Thủ tướng Khiêm sẽ hướng dẫn một Phái đoàn, tới các quốc gia Ðông Nam Á, để giải độc .. ’ ’ ’ ’Sau đó đoàn người, gồm TT.Thiệu, Thủ tướng Khiêm và tuỳ tùng, rời nhà trong Bộ TTM, lái xe chạy theo hướng Sài Gòn, Chợ Lớn, đường Nguyễn Văn Thoại, Trường đua Phú Thọ, Lăng Cha Cả.. rồi mới vào cổng Phi Long, ra phi đạo, lúc đó có mặt Ðại sứ Martin, chào tiển biệt. Như vậy, theo nguồn tin này, đã hoàn toàn khác hẳn với lời Frank Snepp, là TT Thiệu đi Ðài Loan, có giấy tờ của Chính phủ VNCH giới thiệu với nhà cầm quyền Ðài Loan, chứ không phải bỏ trốn.

Vẫn từ lời kể trên, thì chính Frank Snepp là tài xế trong chiếc xe chở TT Thiệu, ghế trước còn có Trung Tá tùy viên Tôn Thất Ái Chiêu, xe từ nhà Thủ tướng Khiêm, trong Bộ TTM tới phi trường Tân Sơn Nhất. Băng sau TT Thiệu ngồi giữa tướng Timmes và Ðại tá Chánh tuỳ viên Nguyễn Văn Ðức. Sau khi tới Ðài Loan, TT Thiệu đã xin tới Anh định cư, mà không vào Mỹ.

Sau này khi viết về cuộc chiến VN, thủ tướng sau cùng của VNCH là Nguyễn Bá Cẩn, đã có nhận xét rất xác thực, đã diển tả thái độ hờ hửng của đồng bào Miền Nam qua suốt cuốc chiến. Sỡ dỉ có sự đối xữ trên, không phải vì chính phủ VNCH, chỉ kiểm soát được 30% dân số và phần còn lại chỉ là đám lục bình trôi nổi như nhận xét của một sử gia nào đó. Thật sự Miền  Nam  hoàn toàn khác biệt với chế độ độc tài khủng bố của Bắc Việt. Ngoài ra hầu hết các nhà lãnh đạo của Miền  Nam  từ Cưu Hoàng Bảo Ðại tới các vị Tổng thống Diệm, Thiệu, Hương.. quá tự do và nhân đạo. Trong lúc đó, do cơ quan tuyên truyền của Miền Nam yếu kém, phần nửa hầu hết trình độ hiểu biết của đồng bào rất hạn hẹp, nhất là ở nông thôn, miền núi, xóm biển.. nên đã bị giặc Cộng dụ dổ, đầu độc. Ðã vậy dân chúng còn thờ ơ lãnh đạm với thời cuộc, hầu như chỉ muốn giao phó hết cho chính quyền, quân đội, ai chết mặc bây.

Người dân đã vậy, đất nước càng bất hạnh vì đã không có một vị lãnh đạo nào, đủ khả năng đạo đức, tầm vóc để ứng phó kịp thời với hoàn cảnh, nhìn thấu đáo toàn diện chính sách của Hoa Kỳ, để mà phối trí kịp thời lực lượng bảo vệ lãnh thổ, trong lúc khẩn cấp. Thêm vào đó, còn có các chính khách sa lông, nhiều nhà báo thân Cộng nằm vùng, luôn thừa nước đục thả câu, tìm cách phá rối xách động mọi người, chống lại chính quyền, giúp cho giặc có cơ hội cưởng chiếm đất nước. Tới khi Sài Gòn thất thủ, sau ngày 1-5-1975 , những thành phần trí thức xôi thịt trên,cũng bị VC vắt chanh bỏ võ, đào thải không thương tiếc chút công lao đã dâng hiến cho đảng.

Lịch sử VN suốt mấy ngàn năm, trang nào cũng đẵm đầy máu lệ, chứ không phải chỉ có giai đoạn đau thướng mất nuớc, dưới thời các vị TT Thiệu và Hương .Nay cũng đã hơn ba mươi ba năm (1975-2008), mà đồng bào cả nước vẫn phải sống trong hàng rào kẻm gai, trước súng đạn mã tấu dao găm, trong màn lưới vô hình rình rập của công an, bộ đội, cán bộ và ngay chính thân nhân mình.. trong thân phận của kiếp đời nô lệ, phó thường dân, ngay chính quê hưng mình, mới là điều thương tâm thống hận.

Ðiều này cho thấy đất nước tới nay vẫn đâu có kẻ hùng tài minh đức thật sự, để cầm đầu toàn dân nổi dậy, diệt tan cái đám sâu bọ lạc hậu già nua VC, vẫn còn ngồi trên đầu cả nước, chẳng những bán nước cho Tàu và bọn tư bản, mà còn bóc lột, đầy đoạ cả một dân tộc, càng lúc càng lún thúi trong ảo vọng xã họi chủ nghĩa, hiện bị nhân loại vút vào quên lãng.

Ðến nay VN còn chưa có lãnh đạo, trong lúc đất nước rối rấm như tơ vò, lãnh thổ thị bị Tàu đỏ cưởng chiếm, đồng bào cả nước hải sợ vì nạn cướp giựt công khai của đảng VC, các tôn giáo bất lực trước khủng bố tại Hà Nội.. thì những người như Ngô Ðình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Hương.qua dòng cận sử hai mươi năm tồn tại của VNCH, cho dù có bị ganh tị, bôi bác, ít ra họ cũng xứng đáng đại diện cho Nam VN trong giai đoạn lịch sử thời đó.

Cho nên nói thì ai cũng nói được vì nói là độc quyền của con người đâu có đóng thuế dù ở bẹn Mỹ hay Âu Châu.


Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di

Tháng 9-2009
MƯỜNG GIANG




Lúa ơi!


Lúa ơi!
27/02/2015, 06:15 (GMT+7)
Ruộng đồng không nuôi nổi con người, nông dân Đồng bằng sông Hồng lại thêm ngán ngẩm với mức hỗ trợ đất lúa bèo bọt đến mức giá trị mỗi sào chưa chắc mua nổi vài bìa đậu phụ. 
Đến nước này họ chỉ còn nước ngửa mặt lên trời mà than trách: “Lúa ơi”.

Mức hỗ trợ chưa mua nổi bìa đậu phụ

“Loa loa loa, hiện đã có tiền hỗ trợ đất lúa. Kính mời toàn thể người dân trong thôn ngày mai ra nhà văn hóa ký nhận. Loa loa loa…”. Tiếng loa gióng giả, thúc giục từng hồi vào màng nhĩ nhưng ông Vi Văn Ty (thôn Phúc Lễ, Phúc Hòa, Tân Yên, Bắc Giang) vẫn điềm nhiên vớ cái que đóm soi soi ống điếu cày, rít một hơi đỏ nòng rồi thở dài đánh sượt. Tiếng thở dài chẳng thèm giấu cái thái độ ngán ngẩm đến tột cùng.
15-10-58_dsc_9325
Trưởng thôn Phúc Lễ
Vợ chồng ông có hai người con. Thời điểm chia ruộng năm 1993 chúng còn nhỏ nên địa phương quy định mỗi đứa chỉ có một nửa định suất. Vậy là nhà ông có ba định suất, hai của bố mẹ, một của đám con, mỗi định suất được một sào mười. Hồi trước do nợ thuế nông nghiệp nên diện tích này của họ bị nhấc ra gần hết.

Đói vì thiếu đất sản xuất (SX) nên vợ chồng ông ngày đêm vác cuốc ra ven đồi khai hoang được 4 sào ruộng để thêm vào diện tích 300 m2 ruộng một vụ còn lại. Ruộng khai hoang không nằm trong diện được hỗ trợ theo Nghị định số 42/2012 của Chính phủ cho người SX lúa, 300 m2 ruộng một vụ còn lại được hỗ trợ 1.500 đồng/năm.

Gia đình ông Ty ở cuối xóm, cách nhà văn hóa thôn đến hơn một cây số. Ông bảo nếu phóng xe máy đến lấy khoản tiền hỗ trợ 1.500 đồng ấy lượng xăng đổ vào bình cho cả đi lẫn về có khi còn tốn hơn đã thế lại mất thêm công buổi.

“Mức hỗ trợ không được nổi một bìa đậu phụ hay nửa cái bắp cải thì đến nhận làm gì cho thêm xấu hổ hả cậu? Dân tôi chán ruộng, không muốn làm ruộng bởi chẳng lời lãi gì. Làm phụ vữa ngày 150.000 đồng có khi bằng cả vụ làm lúa”, ông Ty tâm sự.
Đã đến thời vụ nhưng đám ruộng nhà ông vẫn còn mênh mông nước trắng bởi người vợ còn mải đi cấy thuê kiếm mấy đồng tiêu pha, còn chồng thì đang khúng khoắng ho. Trong gian bếp bé con con đen nhẻm bồ hóng chẳng có gì ngoài một nồi cơm trắng, một chai nước mắm và nửa cái bắp cải đang ăn dở.
15-10-58_dsc_9318
Mức hỗ trợ bèo bọt

Cùng ở thôn Phúc Lễ, ông Trịnh Văn Doanh và bà Lê Thị Mai nên duyên vợ chồng cũng đã mấy mươi năm, từ cái thủa: “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu. Chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa” đến cái thời máy cày, máy gặt đến vụ chạy đen đường làng như cua càng bò lổm ngổm trong giỏ. Cách đây hơn mười năm, ông bị tai nạn tắm giặt cũng không tự mình làm nổi nên tất cả gánh nặng dồn lên đôi vai gầy của bà Mai. Thế mà giá trị của hạt thóc ngày nay còn gầy hơn cả đôi vai của người đàn bà tảo tần.

Bà tính toán: Nhà tôi tiếng là nhiều đất, được hỗ trợ thuộc vào diện lớn nhất của thôn cũng chỉ 62.000 đồng, không đủ mua một cân thóc giống. Đồng cao năm hạn mất trắng, đồng thấp năm lụt thất thu. Cấy lúa giờ đây cũng chỉ để cho nhà không phải đong thóc chợ chứ nào có ăn thua gì?

Giờ nông dân tiếng là nhàn vì có máy cày, bừa, bơm, phun thuốc, gặt, phụt… nhưng cái gì cũng mất tiền thuê cả. Cày 140.000 đồng/sào, bơm nước 60.000 đồng/sào, 300.000 đồng/sào gặt phụt rồi tiền giống, phân tro, thuốc sâu tất tật ngốn đến gần triệu bạc/sào. Một sào lúa ở xứ đồng này được mùa giỏi được 2 tạ còn mất mùa chỉ vài chục cân với giá bán hơn 6.000 đồng/kg nên trông vào cây lúa giờ đây chỉ còn nước… đổ thóc giống ra mà ăn.

Cái gì cũng tiền cả, sướng cái tay, cái chân một chốc rồi lại phải oằn lưng ra mà trả. Nuôi được con gà, con vịt ngon cũng nhịn mồm, nhịn miệng, có ít thóc nếp thơm cũng chẳng dám đồ để dành bán đi lấy tiền trả cày, bừa, gặt đập. Ở một khía cạnh nào đó người nông dân ở xứ Bắc lại trở thành nô lệ cho đám máy móc tưởng như đang giải phóng cho sức lao động nặng nhọc của họ.

15-10-58_dsc_9326
Ông Ty đang chuẩn bị bữa ăn

Bà Mai bảo, thóc gạo đã rẻ lại còn phải nộp 6,5 kg/thóc/vụ nếu cấy ở đất ngoài định suất (quỹ đất 5%) như ở đồng Đầm Dày, Cầu Tre. Vì cấy hái bấp bênh nên cả thôn Phúc Lễ nợ khoảng 30 triệu đồng tiền quỹ đất ngoài định suất như vậy, không biết bao giờ mới đòi được.

Không còn cảnh xua dân quân, công an viên tay gậy, tay gộc lăm lăm lục lọi từ cái hũ sành đến cái quan tài phòng xa cho cha già, mẹ héo như thủa trước để xem có giấu thóc trốn thuế không. Giờ xã hội đã văn minh hơn thế nhiều nên cách xử lý nợ nần cũng tế nhị hơn.

Ai nợ nần cái gì chỉ việc đọc trên loa phóng thanh. Thôn ít một hai chiếc, thôn nhiều phải dăm bảy chiếc loa giăng bốn phương, tám hướng. Hệ thống này trở thành nỗi khiếp đảm nhất là với người già và trẻ nhỏ bởi nó cứ nhè vào lúc người ta đang chuẩn bị ăn cơm hay ngủ nghỉ mà phóng cái âm thanh chói chang đầy chất kim khí ra xung quanh.
Đọc ra rả ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác. Đọc đến cho chủ nợ bằng ngượng phải ôm gà, ôm vịt, xúc thóc đi bán mới thôi.

Nhiều lần toan bỏ ruộng

Cặp vợ chồng anh Vi Văn Bền và chị Nguyễn Thị Thùy nhận cấy tới năm suất ruộng gồm của hai chị gái đi lấy chồng, của bố mẹ chồng và của chính mình cũng chỉ được trên 40.000 đồng tiền hỗ trợ một năm. Chồng đi phu hồ nhưng tháng cười, tháng khóc, còn vợ ở nhà làm ruộng kèm nuôi dạy hai đứa con nhỏ tất bật tối ngày.

Lúa đồng làng năm được, năm mất, năng suất lúa trung bình chỉ trên dưới 1 tạ/sào nên tính cả mươi gốc vải vườn nhà vào thì thu nhập của họ cũng chỉ khoảng hơn triệu một tháng. Căn nhà cấp bốn xây từ năm 2013 giờ vẫn còn nợ 60 triệu đồng.

Cũng như nhiều hộ khác trong làng, anh chị nhiều lần đã định bỏ mấy đám ruộng ở cánh đồng xa động mưa là ngập, cấy đi rồi phải cấy lại nhưng nhận được lời động viên mãi cũng cố cấy. Bỏ ruộng giờ đây là một cụm từ rất nhạy cảm mà địa phương nào cũng cố trốn tránh, dây dưa.

Đã nửa tháng nay ông Vi Văn Công, Thủ quỹ xã kiêm Trưởng thôn Phúc Lễ, rộc rạc đi vì lo trả tiền hỗ trợ đất lúa cho mấy ngàn hộ nông dân trong xã. Nào có nhiều nhặn gì. Cả Phúc Hòa chỉ được hỗ trợ 48.393.000 đồng, thôn nhiều 4-5 triệu đồng, thôn ít 2-3 triệu đồng nhưng việc cứ gọi là tối tăm mặt mũi bởi xã có đến 11 thôn. Hồ sơ đã lập từ năm ngoái, trưởng thôn cùng thủ quỹ xã đi giải ngân, loa đọc oang oang nhưng nhiều nhà vẫn chẳng thèm đến lĩnh.

Phúc Lễ là thôn đông nhất nhì trong xã với trên 400 hộ nên chỉ riêng việc lập danh sách đã ngốn mất cả tuần. Trong tuần đó trưởng thôn cùng hai ông phó thôn xoay trần ra với quyển sổ giải thửa để tính toán xem hộ này bao nhiêu đất chuyên lúa, bao nhiêu đất một lúa, cộng trừ, nhân chia rồi quy ra tiền. Một li, một lai cũng không được sai sót. Một sào đất hai lúa được hỗ trợ 18.000 đồng, một sào đất một lúa một màu được hỗ trợ 1.800 đồng.

Để nhận được số tiền hỗ trợ ít ỏi ấy người nông dân mất hai lần công. Lần thứ nhất ký nhận với trưởng thôn đúng diện tích, lần thứ hai ra nhà văn hóa ký nhận tiền. Lần ký nào mặt cũng heo héo như dưa cải phơi một hai nắng.
Dương Đình Tường
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ sắp thăm Việt Nam

 

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ sắp thăm Việt Nam

Vượt biên đường bộ - cuộc trốn chạy bằng chân - 30/4/1975


image





Preview by Yahoo


Thông báo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Thứ trưởng Rose Gottemoeller sẽ có mặt tại Việt Nam từ ngày 1/3 đến ngày 3/3.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Thứ trưởng Rose Gottemoeller sẽ có mặt tại Việt Nam từ ngày 1/3 đến ngày 3/3.
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

Trung Quốc loan báo phát hiện trữ lượng cá dồi dào ở Biển Đông

Trung Quốc loan báo một cuộc nghiên cứu mới do phát hiện ra các trữ lượng cá dồi dào ở khu vực trung phần và ở phía Nam Biển Đông
26.02.2015
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách kiểm soát vũ khí sắp sang Việt Nam để giám sát hoạt động rà phá bom mìn sau chiến tranh và thúc đẩy hợp tác an ninh song phương. 
Thông báo hôm 25/2 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Thứ trưởng Rose Gottemoeller sẽ có mặt tại Việt Nam từ ngày 1/3 đến ngày 3/3.
Theo lịch trình, bà Gottemoeller sẽ dành hai ngày đầu của chuyến công du tới thăm Quảng Trị, giám sát các nỗ lực do Mỹ tài trợ nhằm rà soát và tháo dỡ bom mìn còn sót lại sau cuộc chiến Việt Nam.
Tại đây, bà dự kiến sẽ gặp gỡ và làm việc với chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ đang tham gia công tác rà phá bom mìn ở Quảng Trị.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố là hơn 300 năm nữa và tốn hàng ngàn tỷ đô mới rà phá hết lượng bom mìn còn sót lại. Vì lượng bom mìn tàn dư ở Quảng Trị còn rất nhiều vẫn hằng ngày đe dọa người dân. Hoa Kỳ cũng đã tận tình giúp đỡ nhiều, nhưng kinh phí còn ít nên tốc độ rà phá bom mìn không được nhanh.
Phạm Quý Thí, nạn nhân của bom mìn sót lại sau chiến tranh.
Chuyến thăm diễn ra nhân dịp đánh dấu 40 năm ngày kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam và 2 thập niên hai nước cựu thù bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Quảng Trị từng là địa bàn chiến tranh ác liệt trong cuộc chiến.

Việt Nam nói trên 83% diện tích toàn tỉnh hiện vẫn còn ô nhiễm bởi các chất nổ còn sót lại, với 391.500 ha đất bị ảnh hưởng, và thương vong do mìn bẫy vẫn đang đe dọa cuộc sống hằng ngày của cư dân địa phương.

Từ năm 1996, Quảng Trị là tỉnh đầu tiên được tiếp nhận các nguồn lực từ quốc tế hỗ trợ rà phá bom mìn để ngăn chặn tai nạn do mìn bẫy gây ra.

Một nạn nhân của bom mìn sót lại sau chiến tranh giờ là một tình nguyện viên tuyên truyền về hiểm họa của mìn bẫy ở tỉnh Quảng Trị, cho biết người dân địa phương hoan nghênh chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ với mong muốn bà được tận mắt chứng kiến tình hình hiện tại. Anh Phạm Quý Thí:
Việt Nam nói hơn 83% diện tích ở Quảng Trị hiện vẫn còn ô nhiễm bởi các chất nổ còn sót lại, với 391.500 ha đất bị ảnh hưởngViệt Nam nói hơn 83% diện tích ở Quảng Trị hiện vẫn còn ô nhiễm bởi các chất nổ còn sót lại, với 391.500 ha đất bị ảnh hưởng
“Chúng tôi chân thành cảm ơn Thứ trưởng Mỹ tới thăm Quảng Trị, nơi giao chiến dữ dội nhất trong cuộc chiến lịch sử của Việt Nam. Đây là dịp cho Thứ trưởng biết được tàn dư của chiến tranh như thế nào và những việc rà phá bom mìn đang làm như dự án Renew của các cựu chiến binh Mỹ chẳng hạn. Đây cũng là dịp để các nạn nhân như chúng tôi trình bày để Thứ trưởng biết mà có thể giúp đỡ thêm cho tỉnh Quảng Trị chúng tôi khắc phục càng nhanh càng tốt.”

Anh Thí bày tỏ lòng cảm kích và đánh giá cao sự hỗ trợ của Hoa Kỳ giúp tháo dỡ bom mìn tại Quảng Trị trong thời gian qua và hy vọng chuyến thăm sắp tới của Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách kiểm soát vũ khí của Mỹ sẽ giúp đẩy lùi hiểm nguy và ổn định cuộc sống cho cư dân bị ảnh hưởng bởi bom mìn ở Quảng Trị:

“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố là hơn 300 năm nữa và tốn hàng ngàn tỷ đô mới rà phá hết lượng bom mìn còn sót lại. Vì lượng bom mìn tàn dư ở Quảng Trị còn rất nhiều vẫn hằng ngày đe dọa người dân. Hoa Kỳ cũng đã tận tình giúp đỡ nhiều, nhưng kinh phí còn ít nên tốc độ rà phá bom mìn không được nhanh. Nói toại nguyện thì chưa, sự giúp đỡ về phía Hoa Kỳ như vậy là khá quan trọng rồi, nhưng đối với người dân mong muốn thì nhiều nữa. Tôi cũng mong muốn Quảng Trị và các dự án ở đây cùng bắt tay chung sức với bà Thứ trưởng để bà giúp công tác mà tỉnh chúng tôi còn đang mơ ước bấy lâu nay.”

Rời Quảng Trị, ngày 3/3 trước khi từ giã Việt Nam, bà Rose Gottemoeller sẽ bay ra Hà Nội.
Tất cả những nội dung gặp gỡ này cũng có liên quan đến các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông. Việt Nam, Mỹ, Philippines đang đối phó [với Trung Quốc]. Họ đang kết hợp với nhau để vạch ra các phương hướng hữu hiệu.
Giáo sư Jonathan London, chuyên gia về Việt Nam.
Các cuộc họp với giới chức tại thủ đô bao gồm thảo luận về bang giao song phương, các lo ngại về an ninh khu vực, hợp tác an ninh, an ninh hàng hải Việt-Mỹ và Hội nghị Đánh giá Hiệp ước Không phổ biến Hạt nhân sắp tới.

Việt Nam là nước thứ hai trong chuyến công du Châu Á của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ. Trọng tâm thảo luận của bà  Gottemoeller tại chặng dừng trước đó ở Philippines cũng xoay quanh vấn đề an ninh khu vực, an ninh hàng hải, và hợp tác an ninh.

Chuyến đi của giới chức ngoại giao phụ trách kiểm soát vũ khí của Mỹ được chú ý giữa các chính sách ‘Xoay trục về Châu Á’ của Washington nhằm cân bằng lực lượng trước các hành động lấn áp của Bắc Kinh tại khu vực.
Việt Nam và Philippines là hai nước đang tranh cãi gay gắt với Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ sắp thăm Việt Nam
  • Danh mục
  • Tải
o    
o    
Giáo sư người Mỹ Jonathan London, chuyên gia về các vấn đề Việt Nam và là một nhà kinh tế chính trị học hiện giảng dạy tại đại học Hong Kong, nói những điểm tương đồng trong nghị trình làm việc của bà Gottemoeller tại Manila và Hà Nội lần này cho thấy một thông điệp:
“Tất cả những nội dung gặp gỡ này cũng có liên quan đến các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông. Việt Nam, Mỹ, Philippines đang đối phó [với Trung Quốc]. Họ đang kết hợp với nhau để vạch ra các phương hướng hữu hiệu. Dù chưa có một thông điệp rõ ràng từ Việt Nam, Mỹ, hay Philippines, nhưng tôi cho rằng ba bên đang nỗ lực làm những gì cần làm để phản ứng hiệu quả và mạnh với các hành động trái phép của Trung Quốc.”

Trong năm 2015 đầy sự kiện đối với quan hệ Việt-Mỹ, chuyến đi của Thứ trưởng Ngoại giao Gottemoeller tới Việt Nam được xem là có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng theo giáo sư London, cơ hội đẩy mạnh hơn nữa mối giao hảo đôi bên còn tùy thuộc vào thiện chí từ Hà Nội:  
“Năm nay có rất nhiều cơ hội để hai chính phủ, hai nhà nước Việt-Mỹ kết hợp sâu hơn so với trước, trong đó sẽ có những vấn đề phát triển đáng kể về quốc phòng v..v.. Một việc rất quan trọng là Việt Nam phải nỗ lực hơn nữa để thuyết phục phía Mỹ và tòan thế giới rằng họ thật sư quyết tâm nâng cao tính dân chủ và bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam, bởi vì nếu không sẽ có những hạn chế nhất định ảnh hưởng xấu tới sự phát triển quan hệ Mỹ-Việt.”


Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-17/11/2024

My Blog List