NGUYÊN
DO ĐƯA TRUNG CỘNG ĐẾN SỤP ĐỔ
CALITODAY
tka23 post
Thực ra chính sách chống tham
nhũng của họ Tập chỉ là bề ngoài, thực chất ở bên trong là sự tranh giành quyền
lực.
Tại sao ? Vì như trên đã nói, tham nhũng ở Tàu hiện nay là từ trên xuống dưới,
từ dưới lên trên. Ngay cả họ Tập cũng tham nhũng, vì vậy họ Tập chỉ chống những
người nào tham nhũng mà chống ông, còn
những người nào tham nhũng mà không chống ông, thì không bị thanh trừng.
Chu
chi Nam và Vũ văn Lâm
Cali Today News -
Mặc dầu nước Tàu hiện nay, về tổng sản lượng, nếu tính theo khả năng mua bán, thì đã vượt
Hoa kỳ, Hoa kỳ là 17 416 tỷ $, Trung cộng là 17 632 tỷ
$. Nhưng lại rất có nhiều nhà chuyên môn, nhiều quyển sách tiên đoán về sự sụp
đổ của Trung cộng. Những bài viết và sách vở này phần đông chỉ đề cập đến những
nguyên nhân trung hạn và ngắn hạn. Trong khuôn khổ bài này chúng tôi, ngoài
những nguyên nhân trung hạn và ngắn hạn, xin đưa ra nguyên nhân dài hạn.
I) Nguyên nhân dài hạn:
căn bản triết lý và đạo đức: Sự quan trọng của triết lý và
đạo đức
Triết lý và đạo đức không những giữ một vai trò rất là quan trọng
cho đời sống mỗi con người mà còn cho cả một quốc gia dân tộc. Người nào có một triết lý đạo đức sống đúng và tốt,
thì chúng ta thấy không những họ sống sung sướng, an hòa với chính bản thân mà
còn hòa hợp với người khác và vũ trụ.
Đối với một dân tộc cũng vậy. Triết lý, đạo đức là nền tảng trên
đó quốc gia, dân tộc đó được xây dựng. Nếu nền tảng sai, thì chẳng khác nào xây
dựng trên đống cát.
Nguyên do sâu xa khiến Trung cộng sẽ sụp đổ là xây dựng trên một
nền tảng triết lý đạo đức sai lầm: Lý thuyết Mác Lê Mao.
Thật vậy, trong thời gian chống nhà Mãn Thanh (1644 – 1911), cũng là thời gian
nước Tàu bị liệt Cường xâu xé (1840 – 1911), một số trí thức tả của Tàu, như
Trần độc Tú, Lý đại Siêu, Mao trạch Đông, Chu ân lai, Đặng tiểu Bình v.v…, không những kết án nhà Mãn Thanh mà còn kết án
cả nền văn hóa văn minh Tàu, vội vã nhập cảng cái cặn bã của nền văn hóa triết
học tây phương, đó là thuyết Mác Lê.
Tiếc rằng trình độ học vấn của những người trí thức trên, vào thời
đó theo học chương trình học mới mở ra của Pháp, ở
vào trình độ Sơ học yếu lược, tức khoảng tiểu học, hay trên tiểu học một chút. Thử
hỏi ở trình độ đó, họ làm sao có thể ý thức nổi cái hay cái dở của văn hóa văn
minh đông phương và tây phương, vội vã từ bỏ văn hóa văn minh đông phương, như
Mao đã nói: “Khổng tử là con chó giữ nhà cho tụi
phong kiến “.
Ở điểm này, có người đưa ra lập luận: Nhìn vào lịch sử Tàu và Việt
nam, những người như Lưu Bang lập nên nhà Hán, Chu nguyên Chương lập nên nhà
Minh và nhiều người khác của Tàu, ở Việt Nam thì Lê Lợi lập nên nhà Lê, tất cả
những người này cũng đều xuất thân bần hàn. Lập luận trên có phần đúng, nhưng
là phần nhỏ, còn phần lớn là sai, Sai ở chỗ, những người như Lưu Bang, Lê Lợi,
không đòi xóa bỏ, chống lại cả một nền văn hóa cổ truyền như Mao trạch Đông, Hồ
chí Minh và những người lãnh tụ đảng Cộng sản cho tới ngày hôm nay.
Lại có ý kiến cho rằng: Nước Tàu hiện nay đang phục hồi Khổng Tử,
cho xây dựng Viện Khổng Tử ở khắp nơi. Thực ra, Chính quyền Trung Cộng hiện nay dùng Khổng tử như một công cụ để thực hiện chính
sách đè đầu đè cổ dân và bành trướng ra thế giới, những phần có
tính cách nhân bản của Khổng Tử, dân chủ của Mạnh Tử thì họ bỏ đi, chỉ giữ lại phần tôn
quân để nhằm duy trì chế độ và tinh thần Đại Hán nhằm bành trướng ra nước ngoài.
Từ thời Trần độc Tú, Mao trạch Đông của Tàu, và Trần Phú, Hồ chí
Minh của Việt Nam đã nhập cảng lý thuyết Mác Lê, cho đây là thần dược, lý
thuyết “khoa học nhất”, không những chữa trị bệnh “thiếu độc lập”, mà còn cả
bệnh chậm tiến.
Tiếc thay lý thuyết Mác chỉ tự cho là khoa học (1), nhưng thực tế
chẳng khoa học chút nào cả, đến nay người ta đã áp dụng lý thuyết này cả gần
100 năm, nhưng hoàn toàn thất bại, không đưa đến phát triển, mà còn đưa đến tụt
hậu. Vì bên cạnh còn có lý thuyết của Lénine, một hình thức đưa xã hội về thời
quân chủ,ngày xưa với ông vua toàn quyền sinh sát,
định đoạt vận mệnh của dân, của đất nước, ngày nay với ông Tổng bí thư đảng
cộng sản thì cũng vậy.
Lý thuyết của Marx, chủ trương duy vật biện chứng và duy vật sử
quan, cho rằng tất cả đều là do vật chất mà
đến, chủ trương đấu tranh giai cấp, một lời kêu gọi nội chiến triền
miên, đã hoàn toàn đi ngược lại truyền thống triết lý, đạo đức đông phương nói
chung và Tàu nói riêng. Truyền thống đạo đức của Tàu lấy Nho giáo làm đầu, quan
niệm: “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín “tức lấy lòng
thương người làm trọng, ăn ở với nhau phải biết ơn những người đã nuôi nấng,
giúp đỡ, dạy giỗ mình, đồng thời phải có luật lệ, trọng chữ tín và trau dồi trí
tuệ. Trong khi đó Marx và những người cộng sản chủ trương phá hủy tất cả
những gì là đạo đức, văn hóa, văn minh cổ truyền.
Truyền thống triết lý vũ trụ quan của Tàu bắt nguồn từ quan niệm
của Kinh dịch, theo đó con người và vạn vật là do sự phối hợp vật chất và tinh
thần, có biến đổi nhưng là một sự biến đổi hổ tương, qua câu:
“Âm dương tương sinh, dài ngắn tương hình, cao thấp tương khuynh…”
khác hẳn quan niệm biến đổi biện chứng triệt tiêu của Marx, cho rằng “Phản Đề”
phải tiêu diệt “Đề” để làm ra “Tổng Đề”, áp dụng vào xã hội con người, thì giai cấp này phải tiêu diệt giai cấp khác để làm ra giai
cấp mới. Thêm vào đó Marx lại cho rằng con người là đến từ vật chất,
từ loài thú vật qua một sự biến chuyển lâu dài, nên trong xã hội cộng sản con
người coi nhau như loài vật, tìm cách cấu xé nhau để sinh tồn, không còn một
chút gì là đạo đức, như chúng ta đang chứng kiến trong những xã hội cộng sản
còn xót lại, mà điển hình là Trung cộng và Cộng sản Việt Nam hiện nay.
Cũng có người nói: Hiện nay ở Trung cộng và Việt nam không còn gì
là tư tưởng Mác Lê, cộng sản. Điều đó cũng chỉ có một phần nhỏ là đúng, còn
phần lớn là sai, vì cả 2 hiến pháp của 2 nước này vẫn qui định: chế độ xây dựng
trên nền tảng lý thuyết Mác Lê, và trong đời sống hàng ngày vẫn chủ trương
triết lý duy vật, cho rằng con người đến từ con vật, cho nên những người cộng
sản, bắt đầu ngay từ Trung Ương Đảng, Bộ Chính trị, luôn tìm cách tiêu diệt lẫn
nhau, như đang diễn ra ở tại Trung cộng, Tập cận Bình đánh Chu
vĩnh Khang, Từ tài Hậu, ở Việt Nam, thì Nguyễn bá Thanh bị đầu độc.
Xây dựng chế độ trên nền tảng một lý thuyết triết lý, đạo đức sai
lầm mà ngày hôm nay cả thế giới đều biết, vì nó đã hoàn toàn thất bại trong
việc thử nghiệm gần một thế kỷ qua, đó chính là xây lâu đài trên bãi cát và
đồng thời cũng là nguyên nhân xâu xa đưa đến sự sụp đổ trong tương lai của 2
chế độ Trung cộng và Cộng sản Việt Nam.
Trung cộng vẫn lùng thùng trong nền văn minh định cư nông nghiệp,
với mô hình tổ chức nhân xã quân chủ.
Theo một số sử gia và nhà nhân chủng học, thì nhân loại đã trải
qua năm nền văn minh: Lúc con người mới xuất hiện trên trái đất, thì sống quanh
quẩn trong hang đá của mình, hái trái cây và săn bắn.
Đó là văn minh trấy hái ( Civilisation de cueillette). Nhưng rồi hoa trái, súc vật
cũng trở nên khan hiếm, nó phải đi xa kiếm ăn, nó bước sang nền
văn minh du mục (
Civilisation nomade). Ngay dù đi xa, nhưng thức ăn cũng khan hiếm, nó bắt buộc
phải trồng trọt, nuôi súc vật. Từ đó bước sang nền
văn minh định cư nông nghiệp (Civilisation d’agriculture). Với nền văn minh này con người
có thể thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của mình như nhà ở, ăn mặc. Một khi
những nhu cầu thiết yếu được thỏa mãn, con người bước sang trao đổi, như khi nó
trồng lúa, nhưng nó muốn ăn mì thì nó trao đổi với người trồng mì, khi nó ăn
no, nó lại muốn ăn ngon, thì nó mua thêm gia vị, khi nó dệt vải, nhưng nó muốn
mặc lụa thì nó trao đổi với người dệt lụa. Nó bước sang nền
văn minh thương mại (
Civilisation marchande). Con đường Tơ lụa và con đường Gia vị có từ đó. Nhưng
ngày hôm nay con người đã phát minh ra téléphone, máy điện tóan, con người
không cần đi xa để trao đổi, nó bước sang nền
văn minh tri thức điện
tóan ( Civilisation
informatique).
Mỗi một thời văn minh tương xứng với một hình thức tổ chức nhân xã
khác nhau: văn minh đầu là chế độgia tộc,
văn minh thứ nhì là chế độ bộ lạc,
văn minh thứ ba là chế độ quân chủ.
Nhưng bước sang nền văn minh thứ tư và thứ 5 ngày hôm nay, là chế độ tự do, dân chủ và kinh tế thị trường.
Về sản xuất kinh tế, với 3 nền văn minh đầu, sức mạnh lao động là sức
mạnh bắp thịt chân tay. Nhưng vào 2 thời văn minh sau, sức mạnh lao động chủ
yếu là trí óc con người.
Nước Tàu là một nước bắt
đầu nền văn minh định cư nông nghiệp,
với mô hình tổ chức nhân xã là chế độ quân chủ rất sớm. Nhưng người ta có thể
nói, nước Tàu cho tới ngày hôm nay vẫn lùng thùng trong nền văn minh này và chế
độ chính trị quân chủ, vì tư tưởng của Lénine không có gì hơn là tổ chức một
đảng độc tài, cướp chính quyền, và một khi cướp được chính quyền rồi, thì tổ
chức một nhà nước độc tài, đảng đứng đằng sau, để giữ chính quyền.
Hình ảnh một ông Tổng bí thư
và một ông vua độc tài ác ôn thời xưa cũng giống nhau. Thí dụ điển hình ngày hôm nay là chế độ cộng sản độc tài Bắc
Hàn.
Vì vậy, chúng ta có thể nói, nếu Trung cộng vẫn lùng thùng trong
mô hình tổ chức nhân xã quân chủ, thời văn minh định cư nông nghiệp, thì
đây là một trong những nguyên nhân sâu xa đưa đến sự sụp đổ của chế độ.
I I) Nguyên nhân trung
hạn: Dân số
già nua!
Với chính sách hạn chế
một con, áp dụng trong 30 năm qua,
cộng thêm với tinh thần “Trọng nam, khinh nữ “cổ truyền, những người sinh ra
con gái, nhiều khi tìm cách cho hoặc giết nó đi, để hy vọng lần sau có thể sinh
con trai, đã đưa nước Tàu không những vào tình trạng trai thừa, gái thiếu, mà
còn làm dân tộc này trở nên già nua, những trai trẻ có thể làm việc để sản xuất
thì càng ngày càng thấp so với lớp già không những không thể làm việc, mà còn
là một gánh nặng càng ngày càng tăng. Nhiều người coi thường chính sách dân số
(démographie), nhưng đây là một yếu tố quan trọng và quyết định sự sống còn và
tăng trưởng của một dân tộc. Tất nhiên ngày hôm nay chính
giới Trung cộng đã chấp nhận chính sách 2 con, tuy nhiên, trong thời gian trung
hạn: ba, bốn mươi năm tới, hậu quả của chính sách một con còn đè nặng lên sự
tăng trưởng của Trung cộng.
Tham nhũng:
Ngày hôm nay, ngay những người
dân Tàu bình thường nhất cũng nhìn thấy rõ tham nhũng, hối lộ lan
tràn khắp nơi, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Nặng nề nhất là ở quân
đội, một ông đại tá muốn lên tướng thì phải hối lộ cho cấp trên khoảng 1 triệu
$, sau đó lên tướng rồi, thì quay lại tìm cách tham nhũng dân và cấp dưới. Nạn
lính kiểng, lính có tên, nhưng không có thực để lãnh lương lan tràn ở mọi quân
chủng và quân khu. Trong ngành công chức cũng vậy. Riêng
ở tỉnh Hồ Bắc, công chức có tên trên giấy tờ, để lãnh lương chính phủ, nhưng
không có thực, lên đến 55 000 người. Chính sách chống tham
nhũng củaTập cận Bình chỉ nhằm chống
những người trước đây đã chống hay đang chống ông, chứ thực
ra ngay cả người dân họ cũng thừa biết ngay gia đình họ Tập cũng tham nhũng.
Như việc họ Tập thâu hồi hộ chiếu để ngăn
cản người ra nước ngoài, nhưng chính con gái ông đang du học ở Hoa ký.
Bất công xã hội:
Tại Trung cộng hiện nay, tình trạng bất công xã hội trở nên vô
cùng trầm trọng. Người giầu thì giầu quá, kẻ nghèo thì chật vật kiếm ăn từng
bữa.
Đảng Cộng sản Trung cộng và Việt Nam, miệng hô hào là đấu tranh
cho công nhân và nông dân, nhưng 2 giai tầng ở 2 nước này là bị bóc lột nhiều
nhất, không những bởi những ông tư bản trắng đến từ nước ngoài, mà còn bởi
những ông tư bản đỏ, đấy là tư bản nhà nước, các ông cán bộ các cấp. Người nông
dân thì bị trưng thu đất đai nhà cửa, người công nhân thì làm đầu tắt mặt tối,
không có bảo hiểm xã hội, không có an toàn lao động. Tai nạn lao động, như xập hầm, xập cầu v.v…, thường xẩy
ra mỗi ngày. Tỷ lệ tai nạn lao động ở Trung cộng là vào hàng cao nhất.
Bất ổn xã hội, mỗi năm có đến
200 ngàn cuộc biểu tình chống đối chính phủ:
Từ bất công xã hội dẫn đến bất mãn của dân. Dân biểu tình vì bị
cướp nhà, cướp đất, thợ thuyền biểu tình vì làm việc quá cơ cực, nhưng đồng
lương không đủ sống. Đấy là chưa nói đến chính sách đàn áp đối lập và những dân
thiểu số như dân Di ngô Nhĩ, Mãn, Tạng, và như chúng ta đã thấy cuộc biểu tình
của dân Hồng Kông vừa qua. Năm 2014 có
tới 200 ngàn cuộc biểu tình chống chính phủ, có những vụ đưa đến cả ngàn người
chết và bị thương.
Chính vì lẽ đó mà có nhiều người cho rằng Trung cộng sẽ sụp đổ như
Liên sô và sẽ vỡ ra từng mảnh, vì nhìn vào tiến trình suy thoái của Trung cộng
ngày hôm nay thì cũng giống như Liên sô trước kia.
Brejnev, Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên sô, trước khi chết đã phải
than:
“Xã hội chủ nghĩa gì mà 1/3
xe chạy ngoài đường là ăn cắp săng của công, 1/3 bằng cấp là bằng cấp giả, công
chức đến sở làm việc là đến để có mặt, sau đó đi coi hát hay làm việc riêng.”
Tình trạng Trung cộng và Cộng sản Việt nam hiện nay cũng diễn ra y
hệt. Lịch sử nhiều khi lập lại là như vậy.
Những hãng xưởng ngoại quốc bắt đầu rút khỏi Trung cộng:
Không nói chi đến những nước khác, chỉ nói đến Hoa kỳ, vì nước này
là nước có nhiều hãng xưởng làm ăn ở Trung cộng. Và cũng không nói quá chi tiết
chỉ cần nói đến 2 hãng lớn nhất là Best Buy
và Wall Mart. Best Buy đã thu hồi 150 xưởng làm ăn ở Trung cộng về
Hoa kỳ, Wall Mart đã thu hồi hơn một nữa công xưởng. Tại sao? - Trước đây nhân
công rẻ, nhưng ngày hôm nay không còn nữa, thêm vào đó lại có chính sách kỳ thị
hãng xưởng ngoại quốc.
Để
sản xuất một món đồ trị giá thành là 1 $ ở Hoa kỳ, thì ngày hôm nay ở Trung
cộng là 0,96 $, thêm vào đó lại biết bao nhiêu phiền tóai về tham nhũng và giá
vận chuyển.
Nước Tàu không phải là nước đất lành chim đậu:
Người giàu và người giỏi bỏ nước ra đi. Theo một cuộc thăm dò của
một cơ quan nghiên cứu, gần đây, vào năm 2014, gần 400 gia đình giàu có nhất
nước Tàu, thì 64 % muốn bỏ ra nước ngoài sinh sống, 85% muốn ra nước ngoài hay
muốn gửi con ra nước ngoài để tìm chỗ tựa thoát thân mai sau. Hiện nay, gần 300
ngàn sinh viên Tàu du học tại Hoa kỳ, đứng đầu, chiếm 1/3 tổng số sinh viên
ngoại quốc. Nhưng phần lớn sinh viên tốt
nghiệp thì ở lại Hoa kỳ và còn kéo theo gia đình.
Một chế độ có thể ví với một cây cổ thụ, những người đứng dưới gốc
cây là những thành phần được ân sủng bởi chế độ. Nay họ cứ lấy đất từ gốc cây,
bằng cách gửi con ra nước ngoài, hay gửi tiền ra làm ăn ở nước ngoài, thì sớm
muộn cây đó cũng trốc gốc.
Đó là những lý do trung hạn đưa chế độ Trung cộng đến chỗ
sụp đổ.
III) Nguyên nhân ngắn
hạn
Chính sách chống tham nhũng và ý định của Tập cận Bình định làm
tổng hợp lý thuyết Mác - Lénine - Mao với truyền thống triết lý văn hóa đạo đức
Tàu, chẳng khác nào làm tổng hợp nước với lửa , đó là 2 nguyên do gần đưa đến
sự sụp đổ của Trung cộng.
Từ ngày Tâp cận Bình lên
ngôi tới nay, đã được 2 năm. Trong vòng 2 năm, họ Tập đã thi hành một chính
sách chống tham nhũng, đi đến việc thanh trừng gần 200 ngàn đảng viên, viên
chức cao cấp trong quân đội, trong guồng máy nhà nước, trong đó có 40 Thứ
trưởng, nhiều Tướng lãnh cao cấp như Từ tài Hậu v.v…
Thực ra chính sách chống tham nhũng của họ Tập chỉ là bề ngoài,
thực chất ở bên trong là sự tranh giành quyền lực. Tại sao ? Vì như trên đã
nói, tham nhũng ở Tàu hiện nay là từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Ngay cả
họ Tập cũng tham nhũng, vì vậy họ Tập chỉ chống những người nào tham nhũng mà
chống ông, còn những người nào tham nhũng mà không chống ông, thì không bị
thanh trừng.
Đó là một cuộc tranh đấu quyền lực một sống một còn.
Có thể nói cuộc tranh đấu quyền lực bắt đầu từ ngày Bạc hy Lai bị
đưa ra tòa ngày 13/9/2012. Người ta còn nhớ Vương lập Quân, nhân vật thứ nhì
của Trùng Khánh, đặc trách về công an, mật vụ, tay em đắc lực của vợ chồng họ
Bạc, làm bất cứ việc gì do vợ chồng này sai khiến. Bạc hy Lai, Tỉnh ủy Trùng
Khánh, nhân vật đang lên lúc bấy giờ trong Đảng và trong giới chính trị, cho
rằng mô hình quản trị Trùng Khánh, theo đó là
trở về tư tưởng của Mao, chủ trương chủ nghĩa quốc gia cực đoan, mô hình này
đáng được áp dụng cho toàn nước Tàu trong tương lai.
Một hôm Vương lập Quân chạy trốn vào Tòa Tổng lãnh sự Hoa kỳ ở
Trùng Khánh, xin tỵ nạn, nói rằng vợ chồng Bạc hy Lai muốn giết ông. Tất nhiên
cơ quan Hoa kỳ ở đây chấp nhận, nhưng sau khi liên lạc với Bắc kinh, và chỉ một
thời gian sau, Bắc kinh gửi người xuống hộ
tống họ Vương, mang về thủ đô, lúc đó Hồ cẩm Đào vẫn còn giữ chức Tổng bí thư.
Sự kiện Bạc
hy Lai không phải chỉ là tham nhũng, giết người, như vợ họ Bạc đã đầu độc ám
sát một thương gia người Anh, mà còn là âm mưu đảo chính Tập cận Bình.
Giang trạch Dân, cựu
Tổng bí thư, người đỡ đầu của họ Tập, nay thấy rằng ông này không còn nghe lời
mình nữa, nên đã cùng Chu vĩnh
Khang, nhân vật quyền lực thứ 3 hay thứ 4 lúc bấy giờ, Bộ trưởng Công an va dầu
khí, và Từ tài Hậu, Phó Quân ủy Trung Ương, nhân vật thứ nhì trong Quân đội, cả
3 sửa sọan một cuộc đảo chính.
Nhưng âm mưu đảo chính này,
bị Hồ cẩm Đào, đương kim Tổng bí thư, cùng với Ôn gia Bảo, đương kim Thủ tướng,
phá vỡ.
Cũng theo những nguồn tin đáng tin cậy, thì sau khi âm mưu đảo
chính bị phá vỡ, Chu vĩnh Khang đã nhiều lần
tìm cách ám sát Tập cận Bình, nhưng không thành.
Ngày 30/6/2014, Tập cận Bình mở Hội nghị Cục Bộ Chính trị, tuyên
bố khai trừ Từ tài Hậu ra khỏi Đảng. Ngày 29/7/2014, Đảng Cộng sản Trung cộng
tuyên bố điều tra Chu vĩnh Khang, 300 người của họ Chu bị thẩm vấn liên quan
đến tài sản trị giá hơn 14,5 tỷ $. Ngày 16/1/2015, trong trang web của Ủy ban
Trung ương đăng thông tin chính thức điều tra Thứ Trưởng Bộ An ninh Mã kiện, vì
tham nhũng. Theo một viên chức của Bộ này, họ đang gặp những vấn đề trầm trọng.
Vụ án Mã Kiện liên quan đến Ủy viên thường trực Bộ Chính trị Chu vĩnh Khang.
Trước đó một ngày, ngày 15/1, Quân đội Trung cộng lần đầu tiên
công bố danh sách 16 tướng lãnh đang bị điều
tra vì tội tham nhũng. Mười sáu người này nằm rải rác khắp các Tổng
cục, Quân chủng, Quân khu và các Trường thuộc Bộ Quốc phòng. Ngoài Chủ nhiệm bộ
môn Chính trị thuộc Học viện Chính trị Nam kinh, Mã hướng Đông, những người còn
lại, đều từ hàm thiếu tướng trở lên, trong đó có 5 tướng giữ chức vụ chủ chốt
trong quân đội.
Cuộc tranh giành quyền lực hiện xẩy ra ở Trung cộng là một cuộc
đấu tranh một sống một còn, giữa Giang trạch Dân, cựu Tổng bí thư, và Tập cẩn
Bình, đương kim. Vì vậy mà họ Tập tuyên bố ngày 26/6/2014: “Tôi không màng đến sự sống chết, không màng đến tiếng
tăm của tôi còn hay mất, tôi nhất quyết chống tham nhũng.”
Bởi lẽ đó, nhiều người cho rằng cuộc chống tham nhũng của họ Tập
chỉ là bề ngoài, thực chất bên trong là cuộc đấu đá quyền lực một sống một còn,
và đấy cũng là nguyên do gần đưa đến sự sụp đổ của chế độ.
Nguyên do gần thứ hai là ý đồ làm tổng hợp lý thuyết Mác - Lê -
Mao và truyền thống văn hóa Tàu.
Trong bài diễn văn đọc vào ngày 13/10/2014, họ Tập tuyên bố: “Đảng
Cộng sản chúng ta là đảng mác xít kiên định và tư tưởng dẫn đường của chúng ta
là tư tưởng Mác - Lê - Mao và chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung quốc. Đồng thời
chúng ta không phải là những người hư vô lịch sử và hư vô văn hóa. Chúng ta
không thể dốt nát lịch sử của đất nước mình và chúng ta không thể coi thường
bản thân.”
Họ Tập sau này còn nhiều lần
tuyên bố muốn làm ra một ý thức hệ mới cho Trung cộng, tổng hợp ý thức hệ Mác và truyền thống tư tưởng đạo đức của Tàu.
Đây là một ý đồ, mới nghe và không suy nghĩ kỹ, thì thấy rất là hấp dẫn. Tuy
nhiên, nếu suy nghĩ kỹ thì thấy ý đồ này đi ngược với đà tiến bộ của văn minh
nhân loại và là “Dã tràng xe cát bể đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì.”.
Như một nhà tư tưởng đã nói: Thế giới biến chuyển từng ngày từng
giờ, lúc nào cũng có những phát minh sáng kiến mới. tạo ra một ý thức hệ chẳng
khác nào đóng khung thế giới trong một lồng kính, bắt nó không tiến triển nữa.
Ngay câu trên của họ Tập, chúng ta đã thấy đầy mâu thuẫn. Nói đến
tư tưởng của Mao, người ta không quên câu nói: “Khổng tử chỉ là con chó giữ nhà
cho tụi phong kiến.”, như đã nhắc ở trên.
Ngay việc cho lập tượng Khổng tử ở quãng trường Thiên an môn, bên
cạnh hình của Mao, cách đây mấy năm, đã chứng tỏ trình độ thấp kém thiếu suy
nghĩ của giới lãnh đạo Trung cộng, vì là hai hình ảnh đối chọi và mâu thuẫn,
Mao đã chửi Khổng. Tất nhiên không phải là tất cả, cũng có người nhìn ra vấn
đề, nên đã cho rời bức tượng cao, cả bao thước, nặng cả tấn, này đi. Việc làm
đó không phải người dân thường có thể làm được, mà phải phe nhóm trong Bộ Chính
trị hay Trung Ương đảng. Bức tượng được lấy đi, mấy ngày sau lại được dựng lên.
Lúc đầu người ta chưa rõ, nhưng ngày nay, người ta thấy viện Khổng tử ở khắp
nơi trên thế giới chỉ là một cơ quan tuyên truyền của Trung cộng, nhằm tuyên
truyền đường lối của chính phủ, một hình thức bành trướng, khác hẳn truyền
thống giáo dục và nghiên cứu độc lập, không lệ thuộc chính trị của các nước dân
chủ. Chính vì vậy mà Hoa kỳ, Ca na đa và Thụy Điển đã cho đóng cửa những viện
này.
Làm tổng hợp tư tưởng của Marx là duy vật chủ nghĩa với
triết lý, đạo đức truyền thống Tàu, chẳng khác nào làm tổng hợp nước với lửa.
Truyền thống Tàu là duy
ý ( idéalisme), trong khi tư tưởng Marx là duy vật (
matérialisme). Chính Marx nói: Có duy ý thì không có duy vật. Và có duy vật thì
không có duy ý. Chính vì vậy, mà có người cho rằng việc làm tổng hợp duy ý và
duy vật của họ Tập, không những không làm được, mà còn gây mâu thuẫn trong lãnh
vực tư tưởng và ngay trong nội bộ đảng, đó là nguyên nhân ngắn hạn đưa đến sự
sụp đổ của Trung cộng.
Một chế độ sụp đổ tất nhiên có rất nhiều lý do. Nhưng đại để có
thể tóm lược trong 3 nguyên do chính sau đậy: Một số trong giới lãnh đạo chính
trị tự thay đổi chế độ , đó là cách mạng từ trên xuống dưới, có thể nói một
phần là trường hợp của Liên sô năm 1990, hay của nước Nhật thời Minh trị Thiên
Hoàng, hoặc do dân nổi lên, thay đổi chế độ, đó là cách mạng từ dưới lên trên,
hay là tổng hợp từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên, tất nhiên đồng thời,
đôi khi cũng có sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Một sử gia, khi nguyên cứu sự sụp đổ của những chế độ, triều đại,
đế quốc, đã đi đến kết luận: “Bất cứ chế độ, triều
đại nào sụp đổ cũng là do chính mình làm, tự mình suy thoái trước, sau đó người
khác tới xô, làm sụp đổ sau.”
Chế độ cộng sản Tàu, và cả chế độ cộng sản Việt nam, vì đi trái
lòng dân, đi ngược đà tiến bộ của văn minh nhân loại, sớm muộn sẽ sụp đổ từ
những nguyên do xâu xa, trung hạn, ngắn hạn, nguyên do nội tại và ngoại tại.
(1)
Paris ngày 15/02/2015
Chu chi Nam và Vũ văn Lâm
(1) Xin
xem những bài về cộng sản và nước Tàu, trên: http://perso.orange.fr/chuchinam
NGOÀI CÔNG DỤNG PHÔI HỢP BỘ BINH TẤN CÔNG- THIẾT GIÁP DÙNG
PHÒNG THỦ HOẶC PHÒNG KHÔNG- CÁC NƯỚC ĐỘC TÀI CÒN DÙNG ĐÀN ÁP BIỂU
TÌNH
XE TĂNG Ở CHÂU Á
tka23 post
Trung cộng đang tăng cường xe tăng trong khi đó,
quốc gia láng giềng là Ấn Độ đang có kế hoạch mua tới 1657 chiếc T-90 của
Nga từ nay đến năm 2020, trong đó có 1000 chiếc được chế tạo trong nước theo
thỏa thuận chuyển giao công nghệ với Nga.
Số xe tăng mới mua này sẽ đủ cho quân đội Ấn Độ thành lập tới 59
trung đoàn tăng chủ lực. Ngoài ra, Ấn Độ cũng sẽ nâng cấp lực
lượng xe tăng T-72 hùng mạnh với hơn 1.900 chiếc của mình, đồng thời tiếp tục
tự phát triển các loại xe tang thế hệ thứ ba là Arjun MKI và MKII.
Còn Nhật Bản lại đang giảm bớt quy mô xe tăng
Mitsubishi Type 90 xuống còn 400 chiếc, nhưng họ sẽ trang bị thêm 68 tang
thế hệ mới Mitsubishi Type 10, một loại xe tăng nhẹ hơn, linh hoạt hơn với tác
chiến đô thị, loại hình tác chiến mà Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản phải đối mặt
nhiều nhất trong tương lai.
Xương sống hiện nay của lực
lượng xe tăng Hàn Quốc là xe tăng chủ lực Hyundai KI và KIAI. Gần đây, hãng
General Dynamics đã hỗ trợ Hàn Quốc nâng cấp đội xe tăng này lên 1.500 chiếc.
Quân đội Hàn Quốc cũng dự định mua thêm 397 xe tăng Báo Đen K2, hiện đang do
hãng Hyundai chế tạo.
Xe tăng Báo Đen K2 của quân đội Hàn Quốc
Một loạt các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương khác cũng có cùng
xu thế tăng cường lực lượng xe tăng của mình: Indonesia sẽ nhận lô 104 xe tăngLeopard 2A6 của Đức vào năm 2016,
Bangladesh đã đặt hàng sắm 44 tăng MBT-2000 của Trung cộng .
Thái Lan cũng sẽ trang bị thêm 200 xe tang trong những năm sắp tới,
còn Pakistan thì lên kế hoạch tăng gấp đôi lực lượng xe
tăng chủ lực của mình lên 600 chiếc trong tương lai .
Đài Loan cũng đang dự định thay thế lực lượng xe tăng già cỗi
của mình và có thể sẽ mua nhiều xe tăng hiện đại MIA1 Abram của Mỹ. Các quốc gia khác trong khu vực như Singapore,
Malaysia, Việt Nam cũng đang dần dần nâng cấp sức mạnh cho lực lượng xe tăng
của mình.
Xu thế chung của các quốc gia trong khu vực châu Á thể hiện một
điều rằng xe tăng chiến đấu chủ lực vẫn sẽ là một thứ vũ khí quan trọng của
quân đội các nước trong tương lai gần. Tuy nhiên, điều này có vẻ lại
trái ngược với xu thế của quân đội các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Hồi năm ngoái, tờ Washington
Post của Mỹ đã cho rằng thời đại của xe tăng trên chiến trường đã gần như chấm
dứt, khi việc sản xuất những
chiếc xe tăng có uy lực lớn nhưng cồng kềnh và nặng nề là không còn cần
thiết với quân đội Mỹ.
Các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng trong tác chiến hiện đại, lực
lượng quân sự cần phải được triển khai nhanh chóng và phát huy hỏa lực ở tầm
rất xa. Bởi vậy, tàu ngầm và các loại máy bay
ném bom tầm xa là những thứ vũ khí cần thiết, chứ không phải là xe tăng.Ngoài
ra, những vũ khí như máy bay không người lái
vốn rất linh hoạt và cơ động mới là tương lai của chiến trường.
Dập
tắt căng thẳng cục bộ
Trong một bài viết đăng trên tờ The Diplomat, chuyên gia phân
tích quân sự Ankit Panda đã lý giải sự khác
nhau trong xu thế phát triển lực lượng xe tăng giữa quân đội các nước châu Á và
Mỹ.
Theo ông Panda, các nước châu Á vẫn không ngừng phát triển lực
lượng xe tăng chủ lực của mình, với tổng số xe tăng của Ấn Độ và
Trung cộng cộng lại là gần 10.000 chiếc, cho thấy
xe tăng thực sự vẫn là một vũ khí hữu hiệu để dập tắt tình hình căng thẳng và
là một lực lượng chiến lược để đối phó với nguy cơ bùng nổ xung đột, đặc biệt là giữa các quốc gia hạt nhân.
Xe
tăng vẫn được coi là công cụ hữu hiệu để dập tắt căng thẳng cục bộ. Ảnh minh
họa
Ngoài ra, các quốc gia châu Á cũng có thể dễ dàng điều chỉnh
các điểm yếu của xe tăng chủ lực trên các chiến trường tương lai, biến chúng
thành một lực lượng hủy diệt đáng kể.
Xe tăng là một cỗ máy chiến
tranh đa dụng, có thể yểm trợ hỏa lực hạng nặng trực tiếp cho bộ binh, cho phép
các binh sĩ có thể kiểm soát được lãnh thổ trong khi tấn công hoặc đẩy lùi quân
địch trong khi phòng ngự.
Viễn cảnh một lực lượng xe tăng hùng hậu rầm rập tiến vào sẽ
ngăn chặn những “cái đầu nóng” muốn leo thang tình hình đến mức nguy hiểm hơn
trong một cuộc chiến tranh giữa các quốc gia hạt nhân trong khu vực.
Mặc dù hầu hết các điểm nóng ở khu vực châu Á
hiện nay là trên biển và các quần đảo, tuy nhiên xe tăng vẫn là một lực lượng
tác chiến thông thường chủ yếu trên chiến trường. Trong quá khứ, cả Pakistan và
Trung cộng đều đã sử dụng xe tăng như một phương tiện gây
áp lực đáng kể đối với Ấn Độ, ngay cả trên những địa hình không thuận lợi như
trên đỉnh Himalaya.
Còn đối với các quốc gia nhỏ hơn, chuyên gia Panda cho rằng việc
phát triển lực lượng xe tăng hùng hậu sẽ tạo cảm giác “yên tâm” hơn về an ninh
và quốc phòng. Ngay cả các quốc gia chú trọng phát triển hải quân như Nhật Bản
và Indonesia cũng không ngừng mua sắm xe tăng để tăng cường khả năng tác chiến
trên bộ. Bangladesh cũng mua một lượng lớn xe tăng của Trung cộng với lý
do tương tự.
Không một nước nào trong số các quốc gia trên
sẽ sử dụng những chiếc xe tăng mới mua vào mục đích viễn chinh, hay thậm chí là chống lại một kẻ xâm lược. Tuy nhiên, những
chiếc xe tăng này lại đóng vai trò rất lớn trong việc duy trì an ninh trong
nước.
Nhiều quốc gia châu Á khi mua sắm những chiếc xe tăng này không
muốn điểm yếu của chúng bị khai thác trên chiến trường nên đã trang bị các đơn vị phòng không, trinh
sát và bộ binh để hỗ trợ cho các đơn vị tăng thiết giáp.
Mặc dù có lớp giáp rất dày, nhưng xe tăng chủ lực dù là hạng
nhẹ, hạng nặng hay siêu nặng cũng đều là những cỗ máy dễ bị tổn thương. Kinh
nghiệm chiến đấu của Mỹ ở Iraq giữa thập niên 2000 cho thấy xe
tăng có thể trở thành mồi ngon của những quả mìn hoặc bom tự chế cài ven đường.
Kết quả là, những quốc gia có
nguy cơ phải đối mặt với chiến tranh nổi dậy, chiến tranh du kích, chẳng hạn
như Israel, đều giảm thiểu lượng xe tăng chủ lực của mình, thay vào đó là những
chiếc xe tăng có số lượng ít hơn nhưng tối tân hơn
XEM VIDEO
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.