Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, February 28, 2015

Lúa ơi!


Lúa ơi!
27/02/2015, 06:15 (GMT+7)
Ruộng đồng không nuôi nổi con người, nông dân Đồng bằng sông Hồng lại thêm ngán ngẩm với mức hỗ trợ đất lúa bèo bọt đến mức giá trị mỗi sào chưa chắc mua nổi vài bìa đậu phụ. 
Đến nước này họ chỉ còn nước ngửa mặt lên trời mà than trách: “Lúa ơi”.

Mức hỗ trợ chưa mua nổi bìa đậu phụ

“Loa loa loa, hiện đã có tiền hỗ trợ đất lúa. Kính mời toàn thể người dân trong thôn ngày mai ra nhà văn hóa ký nhận. Loa loa loa…”. Tiếng loa gióng giả, thúc giục từng hồi vào màng nhĩ nhưng ông Vi Văn Ty (thôn Phúc Lễ, Phúc Hòa, Tân Yên, Bắc Giang) vẫn điềm nhiên vớ cái que đóm soi soi ống điếu cày, rít một hơi đỏ nòng rồi thở dài đánh sượt. Tiếng thở dài chẳng thèm giấu cái thái độ ngán ngẩm đến tột cùng.
15-10-58_dsc_9325
Trưởng thôn Phúc Lễ
Vợ chồng ông có hai người con. Thời điểm chia ruộng năm 1993 chúng còn nhỏ nên địa phương quy định mỗi đứa chỉ có một nửa định suất. Vậy là nhà ông có ba định suất, hai của bố mẹ, một của đám con, mỗi định suất được một sào mười. Hồi trước do nợ thuế nông nghiệp nên diện tích này của họ bị nhấc ra gần hết.

Đói vì thiếu đất sản xuất (SX) nên vợ chồng ông ngày đêm vác cuốc ra ven đồi khai hoang được 4 sào ruộng để thêm vào diện tích 300 m2 ruộng một vụ còn lại. Ruộng khai hoang không nằm trong diện được hỗ trợ theo Nghị định số 42/2012 của Chính phủ cho người SX lúa, 300 m2 ruộng một vụ còn lại được hỗ trợ 1.500 đồng/năm.

Gia đình ông Ty ở cuối xóm, cách nhà văn hóa thôn đến hơn một cây số. Ông bảo nếu phóng xe máy đến lấy khoản tiền hỗ trợ 1.500 đồng ấy lượng xăng đổ vào bình cho cả đi lẫn về có khi còn tốn hơn đã thế lại mất thêm công buổi.

“Mức hỗ trợ không được nổi một bìa đậu phụ hay nửa cái bắp cải thì đến nhận làm gì cho thêm xấu hổ hả cậu? Dân tôi chán ruộng, không muốn làm ruộng bởi chẳng lời lãi gì. Làm phụ vữa ngày 150.000 đồng có khi bằng cả vụ làm lúa”, ông Ty tâm sự.
Đã đến thời vụ nhưng đám ruộng nhà ông vẫn còn mênh mông nước trắng bởi người vợ còn mải đi cấy thuê kiếm mấy đồng tiêu pha, còn chồng thì đang khúng khoắng ho. Trong gian bếp bé con con đen nhẻm bồ hóng chẳng có gì ngoài một nồi cơm trắng, một chai nước mắm và nửa cái bắp cải đang ăn dở.
15-10-58_dsc_9318
Mức hỗ trợ bèo bọt

Cùng ở thôn Phúc Lễ, ông Trịnh Văn Doanh và bà Lê Thị Mai nên duyên vợ chồng cũng đã mấy mươi năm, từ cái thủa: “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu. Chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa” đến cái thời máy cày, máy gặt đến vụ chạy đen đường làng như cua càng bò lổm ngổm trong giỏ. Cách đây hơn mười năm, ông bị tai nạn tắm giặt cũng không tự mình làm nổi nên tất cả gánh nặng dồn lên đôi vai gầy của bà Mai. Thế mà giá trị của hạt thóc ngày nay còn gầy hơn cả đôi vai của người đàn bà tảo tần.

Bà tính toán: Nhà tôi tiếng là nhiều đất, được hỗ trợ thuộc vào diện lớn nhất của thôn cũng chỉ 62.000 đồng, không đủ mua một cân thóc giống. Đồng cao năm hạn mất trắng, đồng thấp năm lụt thất thu. Cấy lúa giờ đây cũng chỉ để cho nhà không phải đong thóc chợ chứ nào có ăn thua gì?

Giờ nông dân tiếng là nhàn vì có máy cày, bừa, bơm, phun thuốc, gặt, phụt… nhưng cái gì cũng mất tiền thuê cả. Cày 140.000 đồng/sào, bơm nước 60.000 đồng/sào, 300.000 đồng/sào gặt phụt rồi tiền giống, phân tro, thuốc sâu tất tật ngốn đến gần triệu bạc/sào. Một sào lúa ở xứ đồng này được mùa giỏi được 2 tạ còn mất mùa chỉ vài chục cân với giá bán hơn 6.000 đồng/kg nên trông vào cây lúa giờ đây chỉ còn nước… đổ thóc giống ra mà ăn.

Cái gì cũng tiền cả, sướng cái tay, cái chân một chốc rồi lại phải oằn lưng ra mà trả. Nuôi được con gà, con vịt ngon cũng nhịn mồm, nhịn miệng, có ít thóc nếp thơm cũng chẳng dám đồ để dành bán đi lấy tiền trả cày, bừa, gặt đập. Ở một khía cạnh nào đó người nông dân ở xứ Bắc lại trở thành nô lệ cho đám máy móc tưởng như đang giải phóng cho sức lao động nặng nhọc của họ.

15-10-58_dsc_9326
Ông Ty đang chuẩn bị bữa ăn

Bà Mai bảo, thóc gạo đã rẻ lại còn phải nộp 6,5 kg/thóc/vụ nếu cấy ở đất ngoài định suất (quỹ đất 5%) như ở đồng Đầm Dày, Cầu Tre. Vì cấy hái bấp bênh nên cả thôn Phúc Lễ nợ khoảng 30 triệu đồng tiền quỹ đất ngoài định suất như vậy, không biết bao giờ mới đòi được.

Không còn cảnh xua dân quân, công an viên tay gậy, tay gộc lăm lăm lục lọi từ cái hũ sành đến cái quan tài phòng xa cho cha già, mẹ héo như thủa trước để xem có giấu thóc trốn thuế không. Giờ xã hội đã văn minh hơn thế nhiều nên cách xử lý nợ nần cũng tế nhị hơn.

Ai nợ nần cái gì chỉ việc đọc trên loa phóng thanh. Thôn ít một hai chiếc, thôn nhiều phải dăm bảy chiếc loa giăng bốn phương, tám hướng. Hệ thống này trở thành nỗi khiếp đảm nhất là với người già và trẻ nhỏ bởi nó cứ nhè vào lúc người ta đang chuẩn bị ăn cơm hay ngủ nghỉ mà phóng cái âm thanh chói chang đầy chất kim khí ra xung quanh.
Đọc ra rả ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác. Đọc đến cho chủ nợ bằng ngượng phải ôm gà, ôm vịt, xúc thóc đi bán mới thôi.

Nhiều lần toan bỏ ruộng

Cặp vợ chồng anh Vi Văn Bền và chị Nguyễn Thị Thùy nhận cấy tới năm suất ruộng gồm của hai chị gái đi lấy chồng, của bố mẹ chồng và của chính mình cũng chỉ được trên 40.000 đồng tiền hỗ trợ một năm. Chồng đi phu hồ nhưng tháng cười, tháng khóc, còn vợ ở nhà làm ruộng kèm nuôi dạy hai đứa con nhỏ tất bật tối ngày.

Lúa đồng làng năm được, năm mất, năng suất lúa trung bình chỉ trên dưới 1 tạ/sào nên tính cả mươi gốc vải vườn nhà vào thì thu nhập của họ cũng chỉ khoảng hơn triệu một tháng. Căn nhà cấp bốn xây từ năm 2013 giờ vẫn còn nợ 60 triệu đồng.

Cũng như nhiều hộ khác trong làng, anh chị nhiều lần đã định bỏ mấy đám ruộng ở cánh đồng xa động mưa là ngập, cấy đi rồi phải cấy lại nhưng nhận được lời động viên mãi cũng cố cấy. Bỏ ruộng giờ đây là một cụm từ rất nhạy cảm mà địa phương nào cũng cố trốn tránh, dây dưa.

Đã nửa tháng nay ông Vi Văn Công, Thủ quỹ xã kiêm Trưởng thôn Phúc Lễ, rộc rạc đi vì lo trả tiền hỗ trợ đất lúa cho mấy ngàn hộ nông dân trong xã. Nào có nhiều nhặn gì. Cả Phúc Hòa chỉ được hỗ trợ 48.393.000 đồng, thôn nhiều 4-5 triệu đồng, thôn ít 2-3 triệu đồng nhưng việc cứ gọi là tối tăm mặt mũi bởi xã có đến 11 thôn. Hồ sơ đã lập từ năm ngoái, trưởng thôn cùng thủ quỹ xã đi giải ngân, loa đọc oang oang nhưng nhiều nhà vẫn chẳng thèm đến lĩnh.

Phúc Lễ là thôn đông nhất nhì trong xã với trên 400 hộ nên chỉ riêng việc lập danh sách đã ngốn mất cả tuần. Trong tuần đó trưởng thôn cùng hai ông phó thôn xoay trần ra với quyển sổ giải thửa để tính toán xem hộ này bao nhiêu đất chuyên lúa, bao nhiêu đất một lúa, cộng trừ, nhân chia rồi quy ra tiền. Một li, một lai cũng không được sai sót. Một sào đất hai lúa được hỗ trợ 18.000 đồng, một sào đất một lúa một màu được hỗ trợ 1.800 đồng.

Để nhận được số tiền hỗ trợ ít ỏi ấy người nông dân mất hai lần công. Lần thứ nhất ký nhận với trưởng thôn đúng diện tích, lần thứ hai ra nhà văn hóa ký nhận tiền. Lần ký nào mặt cũng heo héo như dưa cải phơi một hai nắng.
Dương Đình Tường
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Lisa Pham Vlog -26/1/2025

My Blog List