Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, May 23, 2015

Hải Phòng: Hàng trăm công nhân đình công phản đối điều kiện làm việc


Hải Phòng: Hàng trăm công nhân đình công phản đối điều kiện làm việc

RFA 22.05.2015

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
ACurTnWV-622.jpg
Hàng trăm công nhân đình công nhiều ngày vừa qua tại phân xưởng may của nhà máy sản xuất giày da Tam Cường, thuộc Công ty TNHH Đỉnh Vàng ở Hải Phòng.
Courtesy photo
Hàng trăm công nhân đình công nhiều ngày vừa qua tại phân xưởng may của nhà máy sản xuất giày da Tam Cường, thuộc Công ty TNHH Đỉnh Vàng ở Hải Phòng.
Mạng báo Tuổi Trẻ hôm qua cho biết công nhân đã tiến hành đình công mấy ngày. Mục đích để phản đối việc phân xưởng buộc phải tăng ca nhưng trong giờ làm thêm lại không cho bật thiết bị chiếu sáng.
Theo lời của công nhân thì công ty vừa cho thành lập một bộ phận mới trực tiếp phụ trách khoán số lượng sản phẩm. Bộ phận này chuyên tính sản lượng và từ khi ra đời đã cho tăng sản phẩm liên tục từ 25-30 sản phẩm lên 45-50 sản phẩm mỗi giờ.
Vì không làm kịp nên công nhân phải làm ngoài giờ; tuy vậy trong giờ làm tăng ca điện chiếu sáng không được phép bật lên.
Vào chiều hôm qua, đại diện ban lãnh đạo của nhà máy, thừa nhận có việc không cho bật điện chiếu sáng ngoài giờ làm việc chính thức 8 tiếng. Người này đưa ra lý do cho biện pháp đó là không để gây ảnh hưởng cho công nhân ở những phân xưởng khác.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Nhật cạnh tranh Ngân hàng AIIB của Trung Quốc


Nhật cạnh tranh Ngân hàng AIIB của Trung Quốc

RFA-05-21-2015
Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe, hôm thứ Năm loan báo kế hoạch đầu tư trị giá 110 tỷ Mỹ kim dành cho các dự án cơ sở hạ tầng tại Châu Á.
Theo giới phân tích, đây được coi là hành động đáp trả của Tokyo trước kế hoạch thiết lập Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng AIIB mà Trung Quốc đang xúc tiến.
Lên tiếng trong bài diễn văn đọc tại Tokyo ngày thứ Năm, ông Shinzo Abe nói bước đầu Nhật và Ngân Hàng Phát Triển Á Châu ADB sẽ tăng cường trợ giúp lên 30%, cung cấp nguồn hổ trợ đầu tư lớn theo kế hoạch đối tác công- tư kéo dài trong thời gian 5 năm.
Vẫn theo lời ông, Nhật Bản hy vọng thay đổi bộ mặt của Châu Á bằng cách kêu gọi thêm những nguồn quĩ khác vào kế hoạch này. Về lâu về  dài, thủ tướng Nhật nói tiếp, Tokyo mở rộng ra Châu Á những công trình xây dụng chất lượng cao, và sáng tạo.
Bản tin của AFP nhận định tổng vốn của kế hoạch kiến thiết hạ tầng mà Nhật công bố hôm thứ năm nhỉnh hơn một chút so với tổng vốn  dự kiến 100 tỷ đô la của ngân hàng AIIB do Trung Quốc đứng đầu với trên 50 thành viên sáng lập từ các nước.


Những phát ngôn liều, dối trá, cơ hội… về Dự án sân bay Long Thành


Những phát ngôn liều, dối trá, cơ hội… về Dự án sân bay Long Thành

Nguyễn Đình Ấm

Có thể nói, dự án sân bay Long Thành (DALT) diễn ra từ nhiều năm nay là tấm gương phản chiếu quan điểm, lập trường, sự hiểu biết hay u mê,  trung thực hay dối trá, cơ hội… của nhiều cá nhân cũng như cục diện giữa các thế lực trong xã hội.
VNTB

Thực chất sân bay Long Thành đã được thực hiện xong
Những năm gần đây diễn ra hàng vài chục buổi hội thảo, họp hành, báo cáo, giải trình, thẩm định… trước Chính phủ, Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành TƯ… về Dự án Sân bay Long Thành (DALT), nhưng thực chất Dự án này đã được thực hiện từ lâu. Đó là từ khi đại gia quân đội làm sân golf, nhà hàng, khách sạn trong sân bay Tân Sơn Nhất (theo dư luận từ khoảng những năm 2005, 2007). Mặc dù là dự án khổng lồ nhưng được thực hiện lặng lẽ không thấy khai trương, tuyên bố nên mãi đến kỳ họp 6 QH khóa 13 (2013) đại biểu Đỗ Văn Đương mới  biết, chất vấn thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại sao có sân golf trong sân bay thì các công trình này đã sắp hoàn tất, “việc đã rồi” (lời bộ trưởng KHĐT Bùi Quang Vinh).

Một dự án khổng lồ, vượt qua luật pháp về đất đai, an ninh, quốc phòng… với vốn đầu tư hàng nhiều ngàn tỷ đồng mà gọi là “việc đã rồi” thì việc đảo ngược nó (không xây Long Thành tức phải nâng cấp, mở rộng TSN, tức đe dọa sân golf, nhà hàng, khách sạn..) là không thể. Tức là, TSN chỉ còn diện tích trên 850 ha (mà ai đó đã “ắp” cả vào từ điển tiếng Việt Wikipedia), quả là hơi bị hẹp cho một sân bay khi nó vượt qua 40 triệu khách/năm phải làm thêm đường băng. Cùng với sân golf, nhà hàng, khách sạn ở TSN, sân bay Long Thành cũng được đo đạc, đất xung quanh đã được phân lô, bán nền đợt 2,3; đường cao tốc TP.HCM-Long Thành cũng được xúc tiến xong khi “chưa quá cấp bách so với nơi khác”.

Không chỉ riêng TSN, trong thời gian sốt giá đất TP. Hải Phòng cũng “quy hoạch” sân bay Tiên Lãng thay sân bay Cát Bi (để làm dự án BĐS) với các lý do y hệt TSN: Diện tích hẹp, ô nhiễm… Ngày 28/4/2011, Thủ tướng mới ký QĐ 640 phê duyệt quy hoạch sân bay quốc tế Hải Phòng rộng 4.550 ha tại 3 xã Vinh Quang, Tiên Hưng, Đông Hưng (gián tiếp gây nên nỗi oan khuất thấu trời anh em nhà Đoàn Văn Vươn…), nhưng nay dự án này âm thầm bãi bỏ, lại nâng cấp Cát Bi với 3.600 tỷ đồng, vì theo dư luận giá đất “ đao” quá nên “đại gia không màng” nữa. Thế nhưng, thật xấu số cho TSN vì dự án sân golf, nhà hàng, khách sạn ở đây đã thực hiện xong, hơn nữa đất ở đây là đất “vàng”  dù giá có “đao” thì cũng cứ 40-50 triệu đ/m2.

Những phát ngôn liều, dối trá, cơ hội
Do dự án sân bay Long Thành “sự đã rồi”, nên dù nhiều ý kiến tâm huyết, trung thực phản  biện không thể chối cãi, vậy mà vẫn có không ít sự biện hộ liều lĩnh, trâng tráo cứ diễn đi, diễn lại như  “ đá ném ao bèo” là như thế.

Gần đây nhất, tại cuộc hội thảo “ Dự án cảng HKQT Long Thành – cần một cái nhìn khách quan trung thực và xây dựng”, tổ chức ngày 14/5/2015 (mà VTV1 để dành mãi đến thời sự trưa 20/5 Quốc hội khai mạc mới đưa tin để tăng hiệu quả tuyên truyền) tại TP.HCM, TS Trần Đình Thiên viện trưởng viện KTVN nói: “Theo kinh nghiệm, những sân bay quốc tế các nước đi sau đều làm to và mới hơn so với hiện tại chứ ít ai cơi nới”, và “Có nới ra gấp đôi cũng chỉ là xây thêm một nhà ga, không thể có một sân bay tầm cỡ, một tổ hợp công nghiệp, dịch vụ một trung tâm logistics lớn”.

Xin khẳng định, bản chất xây dựng sân bay là “cơi nới”. Bởi vì, xây dựng hạ tầng sân bay rất tốn kém nên khi làm một sân bay người ta quy hoạch quỹ đất (rộng, hẹp tùy nhu cầu thị trường tương lai) rồi xây nhà ga, đường băng đáp ứng nhu cầu thị trường trong 5, 10… năm, với nhà ga thì gọi là T1(Terminal 1), một đường băng. Sau đó nếu yêu cầu thị trường tăng gấp đôi, gấp 3 sẽ xây dựng thêm nhà ga T2, T3, T4… xây thêm đường băng R (Right-phải), L(Light-trái) từ ba trở lên thường đánh số 1,2,3… Chính vì điều này mà những ai nói TSN “quá tải, cơi nới” là bịp bợm hoặc không biết gì về HK. Sân bay chỉ “quá tải” khi không còn đất xây thêm đường băng (vì nhà ga chiếm đất không đáng kể trong một sân bay).

Với TSN, nếu giải tán sân golf “sự đã rồi” đi thì diện tích là 1.150 ha (tính hết diện tích bị lấn chiếm gần đây là 1.500 ha). Đó là diện tích cỡ trung bình khá của một sân bay quốc tế trên thế giới. Sân bay Check Lap Kok mới thay Kai Tak của HongKong cũng chỉ có 1.200 ha, sân bay Kansai của Nhật nằm bên vịnh Osaka chỉ có 511 ha (năm 2013 có sản lượng 23 triệu khách)… Đó là những sân bay mới rất hiện đại, một tổ hợp công nghiệp, dịch vụ và rất… logistics đấy chứ!

Khi nói TSN hẹp mà không nói tới có 157,6 ha làm sân golf, nói TSN ô nhiễm mà không nói máy bay quân sự (không có tiêu chuẩn tiếng ồn, khí thải) gây ô nhiễm khí thải, tiếng ồn hơn gấp nhiều lần máy bay dân dụng (có tiêu chuẩn khí thải, tiếng ồn…), không nói mỗi năm sân golf thải ra môi trường thành phố đông đúc 189 tấn hóa chất độc hại, không nói sân golf, nhà hàng khách sạn uy hiếp an toàn bay… mà tự xưng mình “trung thực” được sao? Về việc này, rất nhiều ý kiến các Đại biểu Quốc hội, HĐND TP.HCM… phản đối sân golf, núi, hồ nhân tạo, nhà cao tầng trong sân bay. Ông Nguyễn Thành Trung, cựu phi công, phó TGĐ TCT HKVN, nói rất đúng: “ Bản chất của đất sân bay là để phục vụ an toàn bay không phải là làm kinh tế nhất là kinh doanh BĐS… Đừng đặt lợi ích kinh doanh lên sinh mạng con người”. Lại nữa, ông Trần Du Lịch Phó trưởng đoàn đại biểu QH chuyên trách TP.HCM (dân gian nghi là “quân xanh” ở QH), trong buổi tiếp xúc cử tri ngày 16/5/2015 nói: “Không xây Long Thành, TSN quá tải thì ai chịu trách nhiệm?”.

Như phân tích ở trên, rõ ràng ông Lịch bịp bợm cử tri hoặc cũng không biết gì về HK. Thưa ông, “người chịu trách nhiệm” trước hết là những ai làm cho TSN hẹp đi, xây những công trình “phản HK” vào TSN chứ! Và, “tôi đi nhiều chuyến, tình trạng máy bay đã tới ga nhưng phải đảo lên trời hai, ba lần để chờ xuống…” là đúng. Từ năm 2006, 2007 tình trạng thiếu sân đỗ ở TSN đã diễn ra, cuối 2007, TSN được Chính phủ cho phép mở rộng sang phía quân sự 30 ha để xây 30 chỗ đỗ nhưng “vướng mắc phía quân sự”.

Đặc biệt, trong nhiều báo cáo (với cả Thủ tướng) “dự kiến đến năm 2030 sân bay Long Thành là  trung tâm trung chuyển hành khách của khu vực theo tiêu chuẩn quốc tế với công suất 80-100 triệu khách/năm”.

Có thể khẳng định đây là báo cáo liều và “láo”. Bởi vì, sản lượng của một sân bay phụ thuộc thị trường hành khách mà TTHK phụ thuộc trình độ phát triển kinh tế, văn hóa… của quốc gia, trong đó du lịch đóng vai trò quan trọng.

Mỹ với GDP năm 2014 hơn 17 nghìn tỷ USD, mỗi năm đón tiếp hàng trăm triệu khách du lịch, chỉ riêng khu Quảng trường Thời đại ở Manhattan mỗi năm có 35 triệu khách tham quan…mà chỉ có duy nhất sân bay Hartsfield- Jackson ở Atlanta có lượng khách cao nhất thế giới 89,3 triệu khách/năm. New York, London, Thượng Hải, Amsterdam, Paris, Bombay…, những thành phố khổng lồ sầm uất có mức sống cao như thế cũng không có sân bay nào đạt 80 triệu khách…

Trong khi đó GDP năm 2014 của VN chỉ 184 tỷ USD, gần 7 triệu khách du lịch. Trước năm 1968 (khi quân Cộng sản đánh vào Sài Gòn) Sài Gòn là “hòn ngọc Viễn Đông”, TSN là trung chuyển của khu vực nhưng do chiến tranh ở miền nam, CPC, biên giới phía bắc, bị “cải tạo công thương nghiệp XHCN”, cấm vận, nền kinh tế bao cấp lụn bại nên trung tâm trung chuyển TSN đã chuyển đến Singapore, Hongkong, Bangkok, Kuala Lumpur…

Thủ đoạn “Phải nhìn về tương lai” 
Hiện nay VN ngày càng tụt hậu mọi mặt so với các nước có các trung tâm trung chuyển nói trên, nhiều mặt sắp kém cả Lào và CPC nên TSN hay Long Thành dù có to bao nhiêu cũng không còn cơ hội như trước năm 1968. Đó là chưa nói thị trường hàng không VN rất “mong manh” do liên tục trong trạng thái quấy phá của TQ (thị trường TQ của VNA thường xuyên bị “cản phá” bằng nhiều cách, thời điểm căng thẳng HD 981 thị trường khách của HKVN giảm nghiêm trọng, nay đang đứng trước nguy cơ bị thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông…), trình độ phục vụ sân bay kém, nhũng nhiễu, nạn móc trộm hành lý không thể dẹp, cảng HK quốc tế thường xuyên xẩy ra náo loạn, biểu tình do bắt bớ trấn áp người bất đồng chính kiến đi lại, bị nhiều sân bay Quốc tế xung quanh như Cần Thơ, Phú Quốc, Cam Ranh… cạnh tranh thì bao giờ LT có 80-100 triệu khách?

Trong các cuộc hội thảo, họp Quốc hội, bàn bạc…, có một ý kiến “xuyên suốt” là: “Phải nhìn về tương lai,  nước ta 90 triệu dân phải có sân bay tầm cỡ, xứng đáng vị thế…”. Đây là thủ đoạn đánh vào bệnh sĩ, sính kỷ lục, hoành tráng, “tự sướng”… của người Việt. Những tượng, đình, chùa, trụ sở… hoành tráng, “Guinness” chỉ mới góp phần làm cho nền kinh tế chao đảo, phải tăng cơ man loại giá, thuế, phí…chưa đủ làm cho dân đến chỗ bần cùng, nay lại thêm sân bay gần 20 tỷ USD để có “tầm cỡ” giống như Bauxite Tây nguyên, lọc dầu Dung Quất, Vinashin,Vinlines, Ethanol… thì dân ta phải trả giá đến đâu?

Theo tôi, chuyển TSN về LT là lý tưởng khi GDP VN đạt ít nhất 400-500 tỷ USD (IMF, WB dự đoán năm 2050 VN có thể đạt con số này), khách du lịch đạt ít nhất 15- 20 triệu, có đường tàu điện ngầm LT-TP.HCM (để khắc phục hàng nghìn xe cộ đi lại LT-TP.HCM 40 km sẽ thải ra lượng khí ô nhiễm, tốn kém nhiên liệu, thời gian tiền bạc… hơn nhiều lần so với TSN), các trung tâm trung chuyển khu vực như Singapore, Bangkok, Hongkong, Kuala Lumpur chững lại để LT vượt hoặc ngang họ về  trình độ quản lý cảng HK, chất lượng, giá dịch vụ thu hút ít nhất 50 triệu khách/năm trở lên…
Đặc biệt, khi TSN chuyển về LT thì quỹ đất TSN phải được dùng vào mục đích công cộng như công viên, quảng trường, sân bay thể thao, cấp cứu HK (là những thứ mà thành phố gần chục triệu dân đang rất thiếu) hoặc bán đấu giá góp tiền xây LT chứ không thể để một nhóm lợi ích hưởng cả quỹ đất vàng khổng lồ đó như hiện nay. Ngược lại, TSN chuyển đi với cái giá gần hai chục tỷ đô nhưng dân ở đó vẫn bị ô nhiễm do máy bay quân sự, hóa chất sân golf hành hạ, không có các công trình công cộng xứng đáng thì không bằng nâng cấp TSN.
N.Đ.Â. 
Nguồn:



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, May 22, 2015

Những con số... tố cáo chế độ ăn cướp




Thursday, May 21, 2015

Những con số... tố cáo chế độ ăn cướp

Phan Châu Thành (Danlambao) - Tổng tài sản của hệ thống các Ngân hàng Thương mại VN được công bố là 6 triệu tỷ VNĐ, khoản 300 tỷ USD. Tổng tài sản của nhà nước Việt Nam được công bố là 1 triệu tỷ VNĐ, khoản 50 tỷ USDTại sao tổng tài sản của nhà nước chỉ bằng 1/6 tài sản của các ngân hàng? Những con số này đã tố cáo đảng CSVN ngày đêm rút ruột, cướp hết tài sản quốc gia cho vào túi riêng các gia tộc của chúng với qui mô và tốc độ lớn hơn tham nhũngVinashin hay Vinalines như thế nào?!...

*

Những con số luôn biết tố... tác giả

Trong những thông tin, bài báo, tài liệu, văn kiện, hồ sơ... về kinh tế, chính trị, cả văn hóa xã hội, các tác giả luôn cố gắng đưa ra các con số để minh họa, chứng minh hay củng cố cho lập luận, quan điển, đánh giá hay sự mô tả (liệu có) khách quan các sự kiện, hiện tượng của mình. Và người đọc lại càng cố gắng tìm đọc những con số đó để hình dung, so sánh, kiểm chứng và xây dựng quan điểm của mình, về những vấn đề đó. 

Những con số xuất hiện trong truyền thông hiện đại có vai trò đặc biệt và quan trọng như vậy, bởi vì khác với từ ngữ, những con số luôn tuân theo các qui luật khác của số học và đại số (là cộng, trừ, nhân, chia, cả lũy thừa/căn và các hàm... nữa!). Và đặc biệt, những con số còn phải tuân theo các mối quan hệ và qui luật nhân quả trong các lĩnh vực mà nó được dùng để mô tả và đo lường như kinh tế, khoa học kỹ thuật, xã hội nhân văn...

Vì thế việc dùng những con số trong xã hội thông tin hiện đại vừa có tác dụng thuyết phục người nghe, người đọc, tác giả vừa có nguy cơ bị lộ những cái sai và/hay yếu kém, nhất là sự gian dối nếu người đọc, người nghe có thể kiểm chứng chúng từ góc độ chuyên môn (các quan hệ nhân quả) hay đơn giản từ tương quan số học, xác suất... Trong những trường hợp sau đó, những con số sẽ tố cáo... chính các tác giả.

Nếu xem xét kỹ xã hội CSVN này với nền kinh tế đang lâm nguy, và các con số kinh tế vĩ mô được các nhà kinh tế CS, từ quan chức cao nhất là tưởng thú, đến các bộ trưởng và các chuyên gia “kinh thế” đưa ra, chúng ta sẽ có một bức tranh kinh tế xã hội VN vô cùng quái đản, với các hiện tượng như toàn những số âm (tăng trưởng của từng ngành kinh tế trong quí 1/2015) cộng lại thành con số dương cao vọt (tăng trưởng GDP quốc gia quí 1/2015 trên 6,0%!)...

Vì thế mà các chuyên gia kinh tế có chút kinh nghiệm đều không tin vào các con số kinh tế vĩ mô của VN như GDP, tổng tài sản, dự trữ ngoại hối, vay nợ quốc gia, tổng nợ công, tổng nợ xấu, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, tổng cung tiền vnđ (in tiền) hàng năm, tổng cung tiền vnđ trên thị trường... Lý do: những người đưa ra các con số đó (chính phủ và các tổ chức cá nhân của chế độ CSVN) vừa kém cỏi, vừa gian trá, vừa có một hệ thống kinh tế lộn ngược XHCN chả giống ai. 

Thế cho nên, điều tôi nói trên: “Những con số luôn biết tố... tác giả” lại càng rõ ràng và bi hài trong tình hình kinh tế xã hội VN hôm nay.

Có thể viết cả một chuyên san nhiều tập về những con số tố cáo chính tác giả là chế độ CSVN hiện nay. Ví dụ: “3X và những con số X” sẽ là một cuốn sách hấp dẫn nếu ai đó viết ra, mà một con số X đó là tăng trưởng GDP quí 1/2015 là 6,03% mà tôi đã nhắc lại ở đây và có một bài tố cáo sự bịp bợm đó ngay hôm 1/4/2015 trên Danlambao...

Với bài này hôm nay, tôi chỉ xin phân tích một vài con số về tổng tài sản (TTS) Quốc gia và TTS của các Ngân hàng Thương mại VN mà họ đã công bố, để chỉ ra sự lố bịch của chúng, và chỉ ra chúng đang tự tố cáo chế độ điều gì?

TTS Quốc gia không dám “làm cha” TTS các Ngân hàng Thương mại VN

Vào đầu năm 2015, thốc đống Bình “ruồi” (BR) công bố Tổng tài sản của hệ thống các Ngân hàng Thương mại VN (NHTM) (khoảng trên 40 NHTM) được Ngân hàng Nhà nước - tức đích danh thốc đống “ruồi” - đã kiểm tra, là trên 6 triệu tỷ vnđ (!), và tổng vốn điều lệ toàn hệ thống NHTM là 434.930 tỷ vnđ (bằng 1/12 tổng tài sản - TTS). Thông điệp mà chính phủ 3X-BR muốn gửi đi cho dân qua con số TTS 6 triệu tỷ vnđ đó là: Hệ thống NHTM VN đang rất an toàn, đang có rất nhiều tài sản đảm bảo, và NHNN có thể bơm thêm nhiều tiền nữa cho chúng hoạt động, mà không hề có nguy cơ phá sản ngân hàng nào hay vỡ trận cả hệ thống được!

Dân thì tin 3X-BR “ngay”, như tin đảng 70 năm nay (tức “mày nói mày nghe”), nhưng các chuyên gia kinh tế thì còn đang ngơ ngác không biết 6 triệu tỷ vnđ là bao nhiêu tiền nhỉ, và chúng là gì nhỉ - bao nhiêu nhà đất và xe cộ và cổ phiếu và ngoại tệ? Chẳng ai có thể tiếp cận các con số chi tiết cấu thành nên 6 triệu tỷ vnđ đó của BR cả!?

Thì đây, 6 triệu tỷ vnđ là khoảng gần 300 tỷ USD tức khoảng trên 170% GDP cao nhất của Việt Nam năm 2014 (là khoảng 176 tỷ USD). 300 tỷ đôla đó, nếu lành mạnh như “ruồi” nói, thì các NHTM có thể đem thế chấp để vay tiền lập nên... 3 cái ngân hàng ADB khác đó, hay lập một ngân hàng Thế giới WB mới - VN cần gì đến bọn ADB và WB kia nữa nhỉ?!

Nếu đây là tỷ lệ bình thường và logic trong kinh tế vĩ các quốc gia thì TTS các NHTM của Tàu sẽ là khoảng 17,000 tỷ USD! Sao Tàu còn phải kêu gọi thêm đến 57 quốc gia nữa để lập ra ngân hàng Đầu tư hạ tầng Châu Á-AIIB với số vốn ban đầu chỉ 50 tỷ USD và sau mới sẽ tăng thành 100 tỷ USD, nhỉ? Các NHTM Tàu chỉ cần giảm 5,8% TTS của mình là có thể có ngay... 10 ngân hàng AIIB mới hay 10 ngân hàng ADB (vốn cũng là 100 tỷ USD) nữa, hay hơn 3 Ngân hàng Thế giới WB (có vốn chỉ 300 tỷ USD) nữa! 

Nhưng vừa “vo ve” tuyên bố các NHTM mình đang quản “giàu sụ thế”- trung bình mỗi NH có TTS gần chục tỷ đôla, mà chỉ hai tháng sau “ruồi” đã “mua ép” luôn hai trong số đó là ngân hàng Xây dựng (VNCB) và Đại dương (Oceanbank) với giá 0 vnđ (zero vnđ)! Vậy thì chục tỷ đô thành 0 vnđ - TTS của chúng đã đi đâu?! Và “ruồi” còn vo ve thêm: hiện còn 06 NHTM trong diện nguy cơ như hai NH trên!

Đó là sự tự tố cáo trực tiếp các tác giả của con số TTS các NHTM là 6 triệu tỷ vnđ...

Theo tôi, con số trên đã được “ruồi” và hệ thống NHTM “thổi lên” khoảng... gấp 5 lần, cho nhu cầu lừa bịp để lấy tiền của dân và hút tiền mà 3X và “ruồi” in ra- vẫn là dân mất... để khép kín vòng tiền theo “qui luật... vô giá trị tiền tệ”! Sao các chuyên gia kinh tế tài chính vĩ mô của VN đâu, không phân tích con số 6 triệu tỷ này cho dân mở mắt nhỉ?! (để PCT tôi loay hoay tìm hiểu cả tháng nay, và hơi hiểu lõm bõm thì đã... tăng xông thế này!)

Gần đây, tháng 5/2015, tưởng thú 3X lại công bố tổng giá trị Tài sản Nhà nước, gọi là TTS Nhà nước VN, tính đến 31/12/2014 là tròm trèm 1 triệu tỷ vnđ (chính xác là 999,372.08 tỷ vnđ), trong đó quyền sử dụng đất (gần 4,000 triệu m2) là 693,000 tỷ vnđ; nhà (khoảng 150 triệu m2) là 241,000 tỷ vnđ; xe oto là 21,000 tỷ vnđ (khoảng trên 20,000 chiếc); và tài sản khác là 45,000 tỷ vnđ; Tóm lại TTS của Nhà nước CSVN được 3X công bố là vỏn vẹn có gần 50 tỷ USD, tức là con thua xa TTS của Bill Gates hay Warren Buffett. 

Con số 1 triệu tỷ vnđ TTS Nhà nước VN này làm tôi... thót tim! Sao ít vậy? Sao nó lại chỉ có thể đáng “làm con” chứ không phải “làm cha” TTS các NHTM như lẽ ra phải thế?!

Chả lẽ cả cái chính quyền trung ương của CSVN với hệ thống chính quyền địa phương đang ôm tất cả các tài sản lớn nhất của Quốc gia ở (trung tâm) tất cả các thành phố, tỉnh thành, địa phương VN đến từng quận huyện, thôn xã hôm nay lại có TTS thua xa TTS của các NHTM của Bình “ruồi”? (chính xác là 1/6?)! Nên nhớ là tổng dự toán ngân sách nhà nước (số tiền cần chi tiêu hàng năm) cho năm 2015 cũng đã khoảng 1 triệu tỷ vnđ! Có nghĩa là, trong vòng 1 năm nhà nước CSVN này sẽ tiêu hết TTS của nó - tức tất cả những gì nó đang có!? 

Và tại sao con số TTS Quốc gia đó lại không bị 3X-BR hay cả “hệ thống đảng cầm tiền” đó thổi lên như với 6 triệu tỷ vnđ TTS các NHTM?! 

Thế là PCT tôi lại mất cả tuần “ngâm cứu” về TTS Quốc gia với trái tim quặn thắt, để tìm hiểu tại sao nó “bèo bọt” vậy? Vẫn biết là mình đã tự khoác lên thân mình một nhiệm vụ quá sức còm - nhưng phải cố thôi, vì con số 1 triệu tỷ vnđ đó cứ làm tim tôi đau nhói... như là chính mình đã bị lũ cướp CSVN cướp trắng hết tài sản cha ông để lại mà không làm gì được! Mà đúng là như thế!

Vì trên 63% TTS Quốc gia nằm trong tay các đơn vị hành chính sự nghiệp (không có nguồn thu, chỉ tiêu phá) là các sở ban ngành, đoàn thể của đảng... nên ta hãy xem chúng sử dụng tài sản quốc gia thế nào, để có thể hình dung ra toàn bộ bức tranh TTS Quốc gia VN hôm nay.

Ví dụ, sở văn hóa của một tỉnh, hoạt động chỉ dựa vào ngân sách nhà nước giao (trả lương cán bộ và mọi chi phí cho các hoạt động cũng do nhà nước giao), và sử dụng tài sản nhà nước giao là, ví dụ: 5,000m2 nhà và 20,000 m2 đất với giá trị sử dụng được ấn định rất thấp là 10,000 vnđ/m2nhà/năm nhà và 500 vnđ/m2đất/năm. Các đơn giá vô cùng nhỏ và vô lý này là do hệ thống kế toán cũ từ xưa để để lại và chúng cố tình “áp dụng theo qui định” tiếp để hưởng lợi “chi phí thấp”. Thực tế, sở này chỉ sử dụng 500m2 nhà và 2,000 m2 đất, còn lại họ cho các đơn vị kinh tế thuê với giá thị trường gấp hàng chục hay hàng trăm lần gía trị sử dụng họ phải hạch toán với nhà nước. Chênh lệch khủng từ các hợp đồng cho thuê tài sản nhà nước này của các “đơn vị sự nghiệp” thường chỉ có ban giám đốc ăn chia với nhau và nộp tô lên cấp trên, nhân viên cán bộ chỉ có lương và thu nhập từ các hệ thống “tham nhũng hành dân” khác của đơn vị đó.

Việc định giá rất thấp tài sản nhà nước không chỉ giúp các đơn vị “nhà nước” có thêm thu nhậm khủng từ đó, mà còn giúp các quan tham có thể “phân chia cho nhau, cấp cho nhau, mua lại, thanh lý”... các tài sản nhà nước mình đang quản đó với giá vô cùng bèo bọt. Vì thế, hàng năm, chính quyền CSVN đều rất tích cực thanh lý khoảng 10-15% tài sản quốc gia là nhà đất cho các quan tham về hưu hay sắp hưu. 

Đây là quá trình đổi màu tài sản quốc gia trên diện rộng (từ sở hữu nhà nước sang tư nhân) diễn ra công khai và rất phổ biến trong mọi khu vực, cả “hành chính sự nghiệp” tức nơi mà CSVN chỉ tiêu phá không làm ra tiền cho dân nhưng làm ra rất nhiều tiền cho các cá nhân lẫn “các đơn vị có thu”. Ví dụ, cựu thốc đống Lê Đức Thúy về hưu được “thanh lý” căn biệt thự ở trung tâm Hà Nội giá vài trăm triệu vnđ trong khi giá thị trường là trên 2,000 lượng vàng tức hàng trăm tỷ vnđ.

Cái lợi thứ ba (đầu tiên) của việc cố tình định giá thấp tài sản quốc gia trong tay mình quản lý của CSVN là để chúng luôn mồm kêu ca là chúng không có tiền và luôn tranh nhau “xin” thêm tiền ngân sánh để chi tiêu, dù không được cũng luôn phải xin thêm tiền và nhà, đất... Trên sổ sách, chúng luôn chứng mình mình rất liêm khiết, rất nghèo, thiếu tiền.

Thế cho nên, vì các lý do trên và không chỉ thế, TTS Quốc gia VN hiện nay đã bị định giá quá thấp một cách có hệ thống, không đúng theo giá trị thật hay theo qui luật thị trường, hoàn toàn có lợi cho bọn CSVN cướp phá, rút ruột chia nhau. Nếu chúng có lỡ phải tự phát hiện ra nhau “làm sai qui định” thì chỉ cần bồi hoàn lại vài trăm triệu (vì “quên trả” hay “không thấy ai đòi”) là vẫn có thể giữ lại biệt thự trăm tỷ cho con cháu.

Theo ước định của cá nhân tôi, TTS Quốc gia VN hiện nay đang bị CSVN hạ thấp giá trị khoảng 10 lần, tức đúng ra phải là khoảng 10 triệu tỷ vnđ.

Lời kết đau lòng

Đất nước Việt Nam ta đang không chỉ nằm trong tay một lũ thái thú Trọng Thủy bán nước cho Tàu là đảng CSVN mà còn nằm trong tay bọn quản gia trộm cướp kiểu tần bạo hơn Hòa Thân - cũng chính là cái đảng CSVN đó, đang ngày đêm rút ruột cướp hết tài sản quốc gia là tài sản cha ông Việt để lại cho dân tộc vào túi riêng các gia tộc “hào thân’ của chúng với qui mô và tốc độ còn lớn hơn lũ tham nhũng doanh nghiệp kiểu Vinashin hay Vinalines nhiều!

Điều đau lòng là, dân Việt cứ mơ màng không nhìn thấy sự cướp bóc từ bên trong đó của CSVN, chỉ đứng vỗ tay các vụ Shin-Lines (mà chúng có bồi hoàn đồng nào cho hàng chục tỷ đôla thất thoát đâu?!), cho đến ngày cả chế độ và quốc gia này trống rỗng và bỗng bốc hơi hết, chỉ dể lại những món nợ quốc tế vài trăm tỷ đôla cho con cháu là “thực”, thì đã quá muộn rồi! 

Dân Việt Nam ơi, chúng ta cứ cam chịu mất hết thế - cả Đất nước, cả Tự do Độc lập, cả tài sản Quốc gia cha ông Việt ngàn năm để lại - vì một lũ lưu manh CSVN đó vậy sao?!

Cá nhân tôi thật không thể cam lòng...

21.05.2015

Share

No comments:

Post a Comment

Links to this post


Sự thật về sân bay quốc tế Long Thành

Sự thật về sân bay quốc tế Long Thành

Bùi Xuân Nhã

Cùng tác giả:

Dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành được mô tả là sân bay lớn nhất Việt Nam sử dụng 5.000 mẫu đất của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai cách Thành phố Sài Gòn khoảng 40 km về hướng Đông Bắc.
Dự án này sẽ có vốn đầu tư khoảng 18,7 tỷ Mỹ Kim trải qua 3 giai đoạn thi công, đón 100 triệu lượt du khách/ năm sau khi hoàn thành. Lý do chính phải thực hiện đại công trình này là vì sân bay Tân Sơn Nhất sẽ quá tải trong những năm sắp tới.
Dự án sân bay quốc tế Long Thành đã được bàn thảo trong nhiều năm qua, với hai khuynh hướng: Ủng hộ và phản đối.
Phía ủng hộ thì cho rằng nếu sân bay quốc tế Long Thành được xây dựng sẽ trở thành sân bay “trung chuyển” lớn nhất ở vùng Đông Nam Á và góp phần gia tăng lượng khách du lịch đến Việt Nam.
Phe phản đối thì cho rằng với nền kinh tế bị khủng hoảng liên tục, ngân sách bội chi, nợ công gia tăng lấy ở đâu ra 18,7 tỷ Mỹ Kim để đầu tư cho dự án quá lớn mà Việt Nam chưa từng có kinh nghiệm.
Tiền Ở Đâu Ra?
Với một dự án mà tổng số vốn đầu tư lên đến 18,7 tỷ Mỹ Kim và chỉ riêng trong giai đoạn 1 sẽ ngốn hết 7,8 tỷ Mỹ Kim đã là đề tài gây tranh cãi nhiều nhất trong dư luận. Vấn đề là kiếm tiền ở đâu ra?
Tại buổi tọa đàm "Dự án sân bay Long Thành: Cơ hội và Thách thức" ngày 17/10/2014, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Phạm Quý Tiêu cho biết, vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn. Cụ thể là từ Quỹ đầu tư phát triển của Chính phủ, trái phiếu Chính phủ, cổ phần và đầu tư nước ngoài.
Cũng theo ông Phạm Quý Tiêu, nguồn vốn dành cho dự án đã có sự cam kết và đã được trình bày trong báo cáo gửi chính phủ. Trong đó, một tập đoàn của Pháp cam kết tài trợ số vốn 2 tỷ Mỹ Kim cho dự án sân bay Long Thành theo hình thức vay thương mại. Phía Nhật Bản cũng cam kết hỗ trợ đầu tư phát triển cho dự án nhưng chưa đưa ra con số cụ thể. Như vậy cam kết tài trợ chỉ được hiểu như một lời hứa hẹn không có gì chắc chắn. Thực tế lâu nay nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã bỏ chạy trước những dự án lớn của Việt Nam vì tính cách bấp bênh trong cách tính toán hoàn vốn.
Điều này cho thấy đầu tư nước ngoài chỉ dừng lại ở những lời cam kết bình thường, phần lớn còn lại hy vọng vào trái phiếu chính phủ. Phát hành trái phiếu đồng nghĩa với đi vay nợ và phải trả nợ khi đáo hạn, trong khi Việt Nam đang vất vả vay nợ sau trả nợ trước, đưa đến tình trạng nợ công mỗi năm một tăng cao.
Nợ công theo cách tính chung của quốc tế được hiểu là nợ của chính phủ cộng thêm nợ do chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương và nợ của doanh nghiệp nhà nước. Nhưng CSVN thì không coi nợ của doanh nghiệp nhà nước là một phần của nợ công, do đó không bao giờ vượt mức trần 65% mà Quốc hội CSVN cho phép. Và cũng vì vậy các dự án nhà nước thi nhau vay nợ một cách thoải mái, thi nhau chia chác còn việc trả nợ tính sau.
Đối với Quỹ đầu tư phát triển của chính phủ, việc đầu tư từ ngân sách rất bấp bênh. Quy mô thu ngân sách của CSVN hiện nay quá lớn nhưng lại phụ thuộc nhiều vào những nguồn thu không bền vững. Trong trường hợp phải chi tiêu cho đầu tư gia tăng, sẽ góp phần gây áp lực đến tình trạng thâm hụt thêm ngân sách vốn đã mất cân bằng.
Do đó khi dự án Long Thành được giải trình trước các phiên họp quốc hội thì gặp rất nhiều phản ứng chống đối. Để làm “an lòng” các đại biểu, CSVN bắt phải hạ thấp vốn đầu tư khoảng 2,6 Tỷ Mỹ Kim xuống còn 5,236 tỷ Mỹ Kim trong tổng số 7,8 tỷ Mỹ Kim so với dự toán trình quốc hội trước đây.
Nhưng sự băn khoăn về vốn đầu tư đến nay vẫn còn âm ỉ bởi lãnh đạo Hà Nội tỏ ra cương quyết xây dựng sân bay Long Thành cho bằng được, bất chấp hiệu quả đầu tư hay trở ngại tài chính mà một số chuyên gia kinh tế đưa ra. Những nguồn vốn chính phủ nói là sẽ huy động, cho tới nay vẫn là những con số mập mờ tính toán trên bàn giấy nhưng được coi như bài toán tài chánh đã giải quyết xong.
Phe Nào Được Lợi?
Gần đây nhất, một sự kiện diễn ra cũng làm dư luận rất quan tâm vì tính cách bất thường của nó. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị trung ương 11, ông Nguyễn Phú Trọng đã xếp dự án sân bay Long Thành vào một trong 4 vấn đề quan trọng mà trung ương đảng cần cho ý kiến, ngang hàng với 3 vấn đề trọng đại khác của hội nghị, đó là về phương hướng công tác tổ chức nhân sự; về số lượng và việc phân bổ đại biểu; và vấn đề mô hình tổ chức chính quyền địa phương.
Sau đó trong phát biểu bế mạc hội nghị ngày 7/5/2015, ông Nguyễn Phú Trọng lại tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết, đúng đắn của chủ trương đầu tư xây dựng “Cảng hàng không trung chuyển quốc tế Long Thành”. Ông Trọng và Trung ương CSVN coi đây là dự án đặc biệt quan trọng cấp quốc gia, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nói cách khác, đây là “chủ trương lớn” của đảng, tương tự dự án bauxite Tây Nguyên và nhà máy lọc dầu Dung Quốc ở Quảng Ngãi trong những năm trước đây. Vì Dự án xây dựng này đã được Bộ Chính trị thông qua nên có thể coi đây là một dự án được đảng thống nhất lãnh đạo và chỉ đạo cả khâu thực hiện.
Tại sao dự án Long Thành phải đưa vào Hội nghị Trung ương?
Thứ nhất, đây là dự án quá lớn với tổng mức đầu tư gần 20 tỷ Mỹ Kim, tương đương với dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, Quảng Ngãi cách nay 2 thập niên. Chẳng riêng dự án Dung Quất mà vụ đường dây tải điện 500Kv Bắc-Nam vào năm 1992 cũng phải đưa ra Trung Ương Đảng biểu quyết thông qua. Phải chăng đây là cách mà đảng CSVN muốn mọi người phải chịu một phần “trách nhiệm” một khi dự án Long Thành thất bại?
Thứ hai, có nhiều phe nhóm can dự vào việc chia chác quyền lợi rất lớn sau khi dự án được quyết định thi công. Do đó các phe muốn Trung ương thông qua trước khi nhiệm kỳ 11 chấm dứt vào cuối năm nay. Chắc chắn nếu dự án chờ sang năm 2016, nó sẽ lâm vào tình trạng bị kéo dài. Nhiều phần, dự án Long Thành sẽ thất bại như Dung Quất và bauxite Tây Nguyên và chẳng ai trong đảng muốn dính vào sự thất bại có thể thấy trước mắt vì nó vượt quá khả năng của Việt Nam trong tình trạng hiện nay.
Thứ ba, giống như nhiều dự án lên đến “tiền tỷ” Mỹ Kim, các phe nhóm không dám ăn một mình, sự ăn chia của các nhóm lợi ích diễn ra ráo riết như một trận chiến mà ai cũng muốn tranh phần thắng. Dự án xây dựng sân bay Long Thành đã gây ra một sự tranh cãi chung quanh một sân bay khác ở Sài Gòn đã tồn tại từ trước năm 1975. Nhiều chuyên gia hàng không đã đặt vấn đề: tại sao không mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất có sẵn trong tầm tay thay vì đi xây dựng một dự án tiêu tốn quá nhiều tiền nhưng ngoài khả năng tài chính của mình?
Tại Sao Phải Là Long Thanh?
Phi trường Tân Sơn Nhất, theo cách gọi trước đây, với diện tích đủ để nâng cấp thỏa mãn nhu cầu khi hành khách quá cảnh vượt qua con số 25 triệu/năm trong những năm sắp tới. Sau năm 2020, nói đến việc xây một sân bay đón 100 triệu hành khách/năm cũng chưa phải là muộn. Điều khả thi nhất này bị Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải Đinh La Thăng và những người cùng phe cánh bác bỏ thẳng thừng.
Ông Thăng đã khẳng định rằng xây dựng một sân bay mới thay thế cho Tân Sơn Nhất là lựa chọn gần như duy nhất của Việt Nam. Những lý do ông đưa ra là mở rộng Tân Sơn Nhất sẽ làm tăng lưu lượng giao thông, ô nhiễm và rủi ro tai nạn hàng không trong khi cần giải tỏa đến 140 ngàn gia đình sống trên 541 mẫu bị chiếm dụng quanh sân bay.
Những con số bi quan này do lãnh đạo thành phố Sài Gòn đưa ra để hỗ trợ việc thực hiện dự án Long Thành nhưng họ còn giấu giếm một điều quan trọng. Đó là sự xung đột giữa lợi ích của quân đội và lợi ích phe nhóm khác vì những vùng đất trống chung quanh Tân Sơn Nhất đang đặt dưới sự quản lý của quân đội, gọi là “đất quốc phòng”.
Họ không dễ dàng gì buông ra những khu vực béo bở ấy cho bất cứ ai, dù dưới danh nghĩa mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất cho mục đích công cộng. Điển hình nhất, những thế lực kinh doanh của quân đội đã từng sử dụng đến 157 mẫu trong quỹ đất dư thừa để xây dựng sân golf và một chuỗi các nhà hàng khách sạn sang trọng.
Cho đến nay, ngoài những con số lạc quan mà Bộ Giao thông Vận tải đưa ra, không ai biết rõ tương lai của dự án ra sao, nhất là hiệu quả kinh tế, xã hội mà nó mang lại. Nhưng với số tiền vay mượn lên đến trên 15 tỷ mỹ kim sau khi điều chỉnh, đây quả là một món béo bỡ sẽ được ăn chia từ trung ương tới địa phương. Mặt khác, cũng như hầu hết những dự án lớn đã thấy, với chứng bệnh duy ý chí cố hữu, lãnh đạo CSVN lúc nào cũng muốn thực hiện những công trình “vĩ đại” nhất để lấy tiếng và lừa bịp người dân.
Dự án Long Thành hiện nằm trong tay Ban Cán Sự Đảng và Ban này đang cấu kết với Bộ giao thông Vận tải, Tỉnh uỷ Bỉnh Dương. Khi dự án đã được quyết định ở Hội nghị Trung ương 11 thì việc đưa ra Quốc Hội biểu quyết trong kỳ họp sắp tới chỉ còn là hình thức. Do đó việc chọn Long Thành để xây dựng sân bay là một thành công lớn của Tỉnh ủy Đồng Nai.
Ngay trong lúc này, các cơ quan, đoàn thể từ quân đội tới công an, công đoàn, mặt trận của thành phố Sài Gòn và Đồng Nai chuẩn bị “nộp đơn” xin hàng trăm mẫu đất rìa sân bay mới để kiếm chác trong tương lai.
Kết Luận:
Trong những quốc gia dân chủ, khi chính quyền muốn tiến hành một dự án lớn cấp quốc gia, ngoài việc nghiên cứu và lập kế hoạch về nguồn vốn, tính khả thi và môi trường, còn phải tổ chức trưng cầu dân ý để lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của người dân.
Tại Việt Nam, khi dự án cấp quốc gia có nhiều giới tham gia phản biện, nhất là thành phần chuyên gia thì CSVN lại làm chuyện ngược đời là mang ra cho Trung ưong đảng biểu quyết thay vì hỏi ý kiến dân.
Cách giải quyết những dự án mang nhiều sự tranh cãi như vậy cho thấy là CSVN chỉ ngày tạo thêm những sự căm phẫn trong quần chúng mà thôi.



Tuesday, May 19, 2015

Người Miền Nam Đừng Quên !! Mưu đồ tăng giá TRỨNG CÚT zo bọn Ba Tàu Chợ Lớn trước '75 bày ra đễ rút ruột người Việtnam.


Matthew Trần:
Người Miền Nam Đừng Quên !! Mưu đồ tăng giá TRỨNG CÚT zo bọn Ba Tàu Chợ Lớn trước '75 bày ra đễ rút ruột người Việtnam.

From: TVXC
Date:18/05/2015 11:15 (GMT-08:00)
To:
Cc:
Subject:  Những thủ đoạn tàn ác của Tàu Khựa đối với người Việt. 


  Những thủ đoạn tàn ác của Tàu Khựa
đối với người Việt.


5

Câu chuyện mà chúng tôi muốn kể sau đây là bài học xương máu của hàng triệu người không chỉ nông dân, con buôn, tiểu thương… Việt Nam,  cũng như các nhà đầu tư trên thế giới.  Bằng thủ đoạn quá thâm độc này, hàng triệu người đã bán hết gia tài, mạng sống của mình, rồi sau đó lại phải nhảy lầu, thắt cổ tự vẫn, đầu độc cả gia đình, và những kết cục đau lòng khác chỉ vì 4 chữ…

Thủ đoạn thâm độc
 giết chết hàng triệu người 

   Từ những mặt hàng nông sản dị biệt đến những mặt hàng nông sản có chút giá trị, nhưng lại có những biến động giá cả hết sức bất thường, khiến nhiều nông dân cũng như thương lái Việt Nam bỗng chốc rơi vào cảnh mất trắng tài sản.  Vậy những mặt hàng dị biệt này được sử dụng làm gì?   và ai là người được lợi từ những vụ mua bán bất thường này? 
Những câu hỏi này đã được đặt ra từ nhiều năm nay, nhưng hiện vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.  Và sau đây chúng tôi xin mời quý độc giả xem qua các dữ kiện mà chúng tôi thu thập được sẽ hiểu rõ bản chất của thủ đoạn thâm độc này.

Hàng trăm ngàn nông dân chặt dừa tươi đem phơi khô 
bán cho thương lái Tàu Phù :

Từ đầu tháng 06/2013, giá dừa khô tại các tỉnh ĐBSCL (Đồng bằng sông Cửu Long) liên tục tăng, từ 50.000 đồng/chục lên mức 90.000 – 95.000 đồng/chục.  Tuy nhiên, dừa đang trong mùa treo nên nông dân Việt Nam không có dừa để bán.  Tưởng như đây là niềm vui của người nông dân Việt Nam trồng dừa, nhưng đằng sau nó là hiểm họa vô cùng nguy hiểm…
Theo ông Anh Nguyễn Văn Út (xã Phú Lương, huyện Giồng Tôm) cho biết: “Sau một năm giá cả xuống tận đáy, bà con trồng dừa tụi tui điêu đứng hết.  Nhưng cũng may sang năm 2013, kể từ tháng 06 trở lại đây, giá dừa khô nhích dần lên từ mức 50.000, 60.000 rồi đến 90.000 đồng/chục có lúc lên đến 100.000 đồng/chục như hiện nay”. 
Nhưng chỉ 2-3 tuần sau đó, giá dừa khô rớt thảm hại chỉ còn 15.000 đồng/chục.  Một mặt hàng mà chỉ vỏn vẹn trong mấy ngày đã giảm 8-9 lần, vậy nguyên nhân do đâu giá dừa khô lại được đẩy lên mức cao như thế?  và lại rớt thảm hại đến như thế? (theo Dân Trí).

Tạm gác câu chuyện dừa khô ở đây,
 chúng tôi tiếp tục lần về quá khứ với những mặt hàng dị biệt khác :

Vào những ngày cuối năm 2012 đầu năm 2013, người dân cả nước đổ xô nhau đi bắt đỉa, nuôi đỉa đem bán cho một số đầu nậu ở TP Sài Gòn, miền Tây,  và một số tỉnh phía Bắc.  Giá mỗi kg đĩa được thu mua từ 30.000 đến 50.000 đồng.  Chỉ vỏn vẹ sau 3 tuần, giá thu mua đỉa đạt đỉnh điểm 1.000.000 đồng/kg.
Tới lúc này, hàng trăm ngàn người trên khắp cả nước đổ xô đi mua đỉa bán lại kiếm lãi, thậm chí hàng trăm ngàn nông dân chặt phá ruộng đồng, những cây trồng sắp đến thời gian thu hoạch để đào ao nuôi đỉa.
Chúng tôi đến hỏi một người đang thu gom đỉa để làm gì?  Người này bảo gom đỉa bán cho các thương lái để họ chuyển đi đâu đó làm thuốc, làm giấy, và làm xúc xích.  Họ chỉ thu mua những con đỉa to, còn những con nhỏ họ trả lại, và bảo nuôi mập thêm chút nữa rồi hãy đem đến bán.
Và sau 2-3 tuần, bất ngờ các thương lái bỏ đi không thu mua, con đỉa trở nên vô giá trị.  Hàng trăm ngàn người lâm vào cảnh khóc dỡ chết dỡ, đem đổ cũng không được, giết cũng không xong, nhiều người đem vứt hàng trăm nghìn con đỉa ra đầy đồng khiến cuộc sống chính bản thân họ và những người xung quanh vô cùng khốn đốn.  Bởi khi con đỉa chui được vào trong người, nó sẽ hút hết máu, ăn nội tạng, não bộ, và dẫn đến cái chết không cách cứu chữa được . 
(nguồn internet- còn một kỳ). 

4

Thêm một mặt hàng dị biệt khác 
được làm giá :

Cũng vào những ngày cuối năm 2012, tại các tỉnh miền Đông Nam phần rộ lên chuyện một số thương lái nơi khác đến thu mua lá điều khô.  Điển hình tại Bình Phước, TP Sài Gòn.  Cây điều là thế mạnh tại vùng này, xuất hiện nhiều thương lái đến thu mua lá điều khô với mức giá 500 đồng/kg, có lúc lên đến 2.000 đồng/kg.
Đây là một điều hết sức bất thường, vì từ trước đến nay chẳng ai đi mua lá điều khô cả.  Việc thu gom lá điều khô dẫn đến cảnh tận diệt cây trồng, nhiều người hái lá điều tươi đem phơi khô để bán, hoặc phun hóa chất để lá điều rụng hàng loạt, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng năng suất cây trồng mùa vụ năm sau, và sức khỏe người dân xung quanh.  Nhiều người cho rằng các thương lái thu mua lá điều khô đem đi làm thuốc chữ bệnh nan y.
Sự việc đau lòng lại tiếp diễn, bỗng dưng 2 tuần sau các thương lái đột ngột biến mất, hàng trăm kg lá điều khô trở thành phế phẩm.  Nhiều người ôm hận than khóc, vườn tược hoang tàn, chỉ còn lại những cây điều trơ trọi… vì lỡ phun hóa chất làm rụng lá nên phải chờ đến tận năm sau cây mới ra lá, quả trở lại…
Các thương lái ra rã tuyên truyền sẽ đem các mặt hàng này xuất cảng ra nước ngoài, nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi tại các cửa khẩu, tất cả các mặt hàng dị biệt trên chưa từng được xuất khẩu ra khỏi nước Việt Nam.  Vậy chúng đang nằm ở đâu?  là câu hỏi lớn được đặt ra tới lúc này.
Nhiều người cho rằng:  chúng được xuất khẩu chui, lậu qua các con đường buôn lậu nhỏ lẻ.  Chúng tôi khá thận trọng đưa ra kết luận trên, vì bởi lẽ một số mặt hàng không có mã hàng, nên không nổi lên từ khai hải quan (có nghĩa là không thể hiện được bằng số liệu).  Chính vì thế chúng tôi lại tiếp tục tìm đến các cửa khẩu khắp cả nước thăm dò, tìm hiểu xem các mặt hàng dị biệt này có được liệt kê, và chuyển lên các cửa khẩu hay không.  Tuy nhiên ngay cả các thương lái Việt Nam ở các cửa khẩu, lái xe, người bốc vác… cho biết không có mặt hàng nào là dừa khô, đỉa, lá điều khô được thông qua, kể cả con đường chính thức và nhập lậu (theo VTV).

Thị trường chứng khoán cũng không ngoại lệ :

Đầu năm 2007 là thời điểm chứng khoán TC bùng nổ, nhà nhà lao vào cổ phiếu, người người lao vào đầu tư, hàng loạt Công ty nô nức lên sàn, thị trường chứng khoán được xem là cái mỏ béo bở để làm giàu… tất tần tật dành cho chứng khoán.  Lúc thị trường thăng hoa cũng là lúc những mánh khóe gian lận xuất hiện.
Một chiêu thức “giết người” cũ rích nhưng đã được áp dụng rất hoàn hảo, đó là thao túng giá chứng khoán, bơm và đẩy.  Bơm tin tức, bơm tiền gom vào vào cổ phiếu, đẩy giá chứng khoán lên cao, thu hút các nhà đầu tư lao vào mua hàng.  Rồi bất ngờ ồ ạt xả hàng ra kiếm lời khiến thị trường không kịp trở tay.
Kinh điển là Công ty chứng khoán Trung Hoàng Tín ở Quảng Đông, chiến dịch bơm  tin tức trị giá 7 triệu USD nhằm vào một số cổ phiếu nhất định.  Số tiền khổng lồ này được chi ra nhằm vào các chương trình truyền hình để quảng cáo cho các cổ phiếu đó, và mua khoảng 30 Chuyên gia uy tín trên thị trường chứng khoán.  Những lời khuyên, tư vấn từ các Chuyên gia được các nhà đầu tư “nuốt chửng”, mà không mảy may suy nghĩ, “lao đầu” vào đầu tư.
Trước khi thực hiện chiến dịch “bơm và đẩy” này, thì Giám đốc công ty chứng khoán ở Quảng Đông đã mở hơn 200 tài khoản ở các ngân hàng lớn nhỏ,  và hàng trăm tài khoản giao dịch trên thị trường chứng khoán, nhằm đẩy giá các cổ phiếu nhất định lên cao.  Khi các nhà đầu tư đang say sưa ôm mớ cổ phiếu giá cao ấy, thì bất ngờ Công ty chứng khoán này ồ ạt xã hàng khiến người dân, các nhà đầu tư nhỏ lẻ không kịp trở tay… Sự kiện này đã khiến hàng trăm ngàn người tán gia bại sản, dẫn đến nhiều cái chết thương tâm.
Theo thống kê tại thời điểm đó, Công ty chứng khoán này đã “đút túi” hơn 70 triệu USD, một con số khổng lồ đem về cho Công ty chỉ trong vòng chưa đầy một tháng (theo VTV).
Rồi cũng đến lúc thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành tâm điểm,  và những thủ đoạn trên cũng sẽ tiếp diễn tại nhiều Công ty chứng khoán.  Không chỉ có những mặt hàng kể trên mà còn nhiều “thương vụ” béo bở khác như: móng trâu, mèo, lá khoai lang… mà thực chất sau đó là một loạt những hệ lụy vô cùng đáng sợ đã, và đang tiếp diễn tại Việt Nam.
Qua những dữ kiện trên chắc hẵn quý độc giả đã rút ra được kết luận,  và bài học cho riêng mình.  Chúng tôi không dám đưa ra lời khuyên cho bất cứ ai, nhưng chúng tôi rất mong mọi người hãy cẩn trọng trước những mồi câu béo bở này.  Đã có quá nhiều bài học xảy ra trên khắp cả nước, những người tán gia bại sản vì lao vào vòng xoáy làm giá, và hy vọng sẽ không còn những người trắng tay chỉ qua một đêm vì “giấc mơ làm giàu”./. 




-- 
__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

DÂN OAN BIỂU TÌNH ngày 5-5-2015.....: HÀNG TRĂM DÂN OAN 3 MIỀN BIỂU TÌNH TẠI BỘ TƯ PHÁP VC




DÂN OAN BIỂU TÌNH ngày 5-5-2015
TIN NÓNG: HÀNG TRĂM DÂN OAN 3 MIỀN BIỂU TÌNH TẠI BỘ TƯ PHÁP VC

Sáng nay, ngày 5 tháng 5 năm 2015, Bà con dân oan Dương Nội và 3 miền diễu hành từ Vườn hoa Quốc tử giám và đến biểu tình tại Bộ Tư Pháp VC, Trần Phú Hà Nội. An ninh mật vụ đã được triển khai để chặn đường bà con.









Các nhà hảo tâm đã cung cấp tại chỗ bữa trưa cho bà con dân oan 3 miền trong vòng vây an ninh, mật vụ VC. 





~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
















 



__._,_.___

Posted by: Nhat Lung

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List