Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, April 14, 2017

Con cá,


 

Con cá,

Phạm Trần
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgIUo21GTIUw4jE1GkLfi5UTjtBq1YcPG0LzNYFVkypfWsCKRYo053hXceeQJM44MEXDtYvYRev0ZGGTcROnqsYcX-gndt-N94h9ioKoISh5WzgCuZWwSsakjP0HvItXhudRjl-HTA57qM/s1600/Vi+moi+truong+trong+sach+cho+Viet+Nam+.jpg

- Biển miền Trung đã chết, hàng triệu người dân lâm vào đói nghèo cơ cực và lưỡi kiếm tử thần đang vung tay trước mắt nhiều thế hệ mà đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam không dám đóng cửa Formosa Hà Tĩnh, tại sao?

Căn cứ vào những việc đã xảy ra trong một năm qua giữa Nhà nước Việt Nam với Formosa và giữa Chính phủ với những nạn nhân miền Trung thì thấy hiện ra hai lý do:

Thứ nhất, phía Việt Nam đã lỡ nhận 500 triệu Dolars tiền bồi thường sau khi Formosa nhận lỗi gây ra thảm họa môi trường nghiêm trọng nhất trong lịch sử Việt Nam ở 4 Tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Tri, Thừa Thiên-Huế hồi tháng 4/2016.

Nhiều chuyên gia về môi trường biển đã lên án Việt Nam quá vội vã chấp nhận khoản tiền này, dù chưa biết đích xác sự thiệt hại sẽ kéo dài bao nhiêu năm tại vùng biển miền Trung, hay có thể lan sang các vùng biển khác nữa.

Thứ hai, lãnh đạo Việt Nam không dám cưỡng lại áp lực chính trị và kinh tế của Trung Hoa, vì Bắc Kinh đứng sau Formosa, nên đành ngậm đắng nuốt cay để được tồn tại.

Nhưng canh bạc mạo hiểm nguy hiểm này của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) khó mà huề vốn mà chỉ dọn đường cho Trung Hoa ăn sâu bám rễ vào đất nước Việt Nam để thực hiện mưu đồ thống trị.

Trong hiện tại, theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia của Việt Nam (UBGSTCQG) gửi Chính phủ thì cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Hoa có sự chênh lệch rất bất lợi cho Việt Nam.

Tin phổ biến ngày 9/4/2017 trên Tạp chí Đấu Thầu viết: "Về dài hạn, UBGSTCQG khuyến nghị Chính phủ cần lưu ý biến động của đồng nhân dân tệ (tiền Trung Hoa, CNY). Việc mất giá mạnh của đồng CNY sẽ tác động lớn đến kinh tế Việt Nam do thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc đang có xu hướng tăng, từ mức 23,7 tỷ USD trong năm 2013 lên mức 28 tỷ USD trong năm 2016.

Nếu so với GDP (Gross Domestic Product, sản lượng quốc gia), thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc là 14%, cao hơn nhiều mức 2% thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc."

Báo này viết tiếp: "Trong quý I/2017, con số từ Tổng cục Thống kê cho thấy, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 11,9 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2016. Trong khi đó, mặc dù tốc độ xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh 43,3% so với cùng kỳ, nhưng con số tuyệt đối chỉ đạt 6 tỷ USD. Nhập siêu từ Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm là 5,9 tỷ USD."

Với mức độ chênh lệch này, kinh tế Việt Nam đã nằm gọn trong tay Trung Hoa vì Việt Nam phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu để sản xuất từ nước đàn anh láng giềng nhưng có nhiều tham vọng bá chủ này.

Con số 5,9 tỷ Dollars nhập siêu hàng hóa từ Trung Quốc chỉ trong 3 tháng đầu năm 2017 cho thấy, nếu tính đến cuối năm 2017 thì Việt Nam phải mắc nợ Trung Hoa khoảng 24 tỷ dollars!

Tình trạng mắc nợ này đã được chồng lên mỗi năm, nhưng không ai biết con số thật của Việt Nam nợ Trung Quốc là bao nhiêu.

Nhưng đâu phải chỉ bây giờ mới nợ nần như thế? Trước đây, dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các Công ty Trung Hoa đã cố tình cho giá thầu rẻ để được trúng thầu các công trình xây dựng, thiết lập các cơ sở sản xuất, nhà máy điện, nhà máy giấy, dệt may, cung cấp hàng thông dụng v.v… tại Việt Nam. Các công ty trồng cây kỹ nghệ có gốc Trung Hoa cũng đã chiếm đóng nhiều vùng đất đai chiến lược của Việt Nam dọc biên giới, trong khi các Nhà máy kỹ nghệ đã đóng tại nhiều vùng đất dọc theo bờ biển và sông ngòi Việt Nam để dễ thải chất độc làm nguồn nước và không khí ở Việt Nam bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Mắc bẫy vịt quay

Ngoài ra, không ai có thể quên dưới thời Tổng Bí thư đảng Nông Đức Mạnh, Bộ Chính trị đã nhượng bộ để cho Trung Hoa, nổi tiếng có món Vịt quay Bắc Kinh, nhảy vào giúp Việt Nam khai thác Bauxite trên Tây Nguyên với mục đích lấy quặng nhôm chỉ để phục vụ cho kỹ nghệ Trung Hoa.

Thời bấy giờ phía Việt Nam tưởng bở sẽ quật khởi thành “con Rồng Á Châu” khi có nguồn lợi từ Bauxite. Nhưng Trung Quốc đã đem máy móc lỗi thời và các chuyên viên “miệt vườn” vào Tây Nguyên với mục đích nguy hiểm khác là ngồi trên nóc nhà Cao Nguyên, vùng đất chiến lược quan trọng, để khống chế Việt Nam.

Vì vậy, ít nhất trên 3,000 Trí thức, các cựu đảng viên lão thành, chuyên gia địa chất và khoa học, các cựu Tướng lãnh trong Quân đội, kể cả Bà nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và Đức cha Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã ký tên vào một kiến nghị chống đối quyết liệt.

Nhưng như Tổ tiên người Việt đã dạy “há miệng thì mắc quai” nên đám lãnh đạo Việt Nam mê ăn thịt Vịt Bắc Kinh thời bấy giờ và tiếp tục cho đến bây giờ, thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, vẫn không sao mà gỡ được chiếc lưỡi câu “made in China” ra khỏi cuống họng.

Sự sa lầy lụn bại ở đất bùn đỏ Tây Nguyên đã chứng minh trong bài báo của Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 13/03/2017.

Bài của Nhà báo Bạch Dương viết: "Một báo cáo mới đây về việc chi hơn 32.000 tỷ đầu tư hai dự án Bauxite - Nhôm và Alumin ở Tây Nguyên đã hé lộ các chỉ số tài chính của hai dự án này. Tổ hợp Bauxite - Nhôm Lâm Đồng đã lỗ 3.696 tỷ đồng, trong khi dự án Alumin Nhân Cơ sẽ đi vào vận hành thương mại trong quý 1/2017."

Về chi tiết, Bạch Dương viết tiếp: "Tổ hợp Bauxite - Nhôm Lâm Đồng, theo Quyết định 1396 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) năm 2006, tổng mức đầu tư dự án là 7.787 tỷ đồng, tương ứng 493,5 triệu USD, công suất 600.000 tấn/năm. Thời gian thực hiện dự án từ 2006 -2009.

Trong quá trình thực hiện, dự án liên tục điều chỉnh vốn. Năm 2013, TKV tiếp tục điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 15.414 tỷ đồng, tương ứng 805,1 triệu USD, công suất 650.000 tấn/năm.

Thời gian thực hiện dự án từ 2006 -2013, chậm 4 năm so với phê duyệt lần đầu. Tổng mức đầu tư cũng tăng gấp 2 lần so với dự kiến ban đầu.

Theo kết luận thanh tra, nguyên nhân là do điều chỉnh công suất từ 600.000 tấn Alumin/năm tăng lên 650.000 tấn alumin/năm, do thay đổi công nghệ sản xuất alumin.

Ngoài ra, trong quá trình thi công, nhà nước thay đổi chính sách thuế, tiền lương, giải phóng mặt bằng, do trượt giá và năng lực quản lý điều hành của chủ đầu tư, năng lực thi công của nhà thầu còn nhiều hạn chế."

Bài báo kết luận ở đây rằng: "Dự án này sau 3 năm đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tức từ 10/2013 đến 30/9/2016 đã lỗ tổng cộng 3.696 tỷ đồng, trong đó lỗ do hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 2.520 tỷ đồng, lỗ do chênh lệch tỷ giá khoảng 1.176 tỷ đồng".

Đòi đóng cửa

Như vậy, thử hỏi tại sao người dân miền Trung đã nổi loạn từ tháng 2 năm 2017 để đòi nhà nước phải bồi thường công chính cho các nạn nhân, và đòi tống cổ Formosa ra khỏi Việt Nam để bảo vệ biển và lãnh thổ cho con cháu mai sau.

Nhưng thay vì đối thoại với dân để trả lời thắc mắc và bảo vệ quyền lợi cho dân thì Chính quyền lại xua Công an, Công an giả dạng côn đồ đàn áp dân để bảo vệ quyền lợi cho Trung Hoa trên lãnh thổ của Tổ tiên người Việt.

Báo đài nhà nước, tiêu biểu báo điện tử Infonet của Bộ Thông tin và Truyền thông, báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân và báo Hà Tĩnh của Đảng ủy Hà Tĩnh đã bịa đặt ra tin người dân, đa phần là Công giáo của Giáo phận Vinh đã bị điều được gọi là "các Thế lực thù địch" nước ngoài và các phần tử bất mãn trong nước xúi bẩy xuống đường biểu tình chống phá nhà nước và làm xáo trộn đời sống của người dân khác.

Cách riêng hai báo Infonet và Hà Tĩnh còn tung tin du khách đang tấp nập kéo về các bãi biển Hà Tĩnh để ăn hải sản tươi, nhất là loại “mực nhảy” nổi tiếng và tắm biển nghỉ ngơi. Trong khi người dân địa phương lại không dám tham gia vào các dịch vụ “chết người” này vì ai cũng biết các loại chất độc do Formosa thải ra chết cá từ năm ngoái vẫn chưa có cơ quan nào bảo đảm 100 phần trăm đã sạch và an toàn cho sức khỏe con người!

Cờ Việt Nam Cộng Hoà

Tuy nhiên, các báo đài nhà nước lại làm như không trông thấy trong các đoàn người đi biểu tình chống Formosa ngày gần đây, đã xuất hiện nhiều Lá Cờ nền Vàng 3 Sọc đỏ, Quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hòa từ 1955 đến 1975 và trước đó là của Quốc gia Việt Nam từ 1949 đến 1955.

Nhiều người biểu tình đã giương cao lá cờ khi tiến vào các Trụ sở Chính quyền ở Hà Tĩnh, phất cao trong gió trong hàng ngũ biểu tình, hay ngang nhiên chạy trên các xe để gửi một thông điệp cho nhà nước.


Không ai biết lý do và người cầm cờ cũng không giải thích tại sao đã làm như thế mà không sợ hãi gì!

Nhưng ai cũng thấy hành động của họ đã biểu lộ một thái độ chính trị phủ nhận tính đại diện và ý nghĩa của Cờ Đỏ Sao Vàng của đảng CSVN.-/-

(04/017)

Phạm Trần
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Tuesday, April 11, 2017

Diễu hành tưởng niệm thảm họa môi trường Formosa bị chặn















































 

Diễu hành tưởng niệm thảm họa môi trường Formosa bị chặn

  • 10 tháng 4 2017
Các đường dẫn bên ngoài này sẽ mở ở cửa sổ mới
Image result for Hầu hết tất cả những người đạp xe đạp ngang qua Bộ Tài nguyên-Môi trường đều bị
Hầu hết tất cả những người đạp xe đạp ngang qua Bộ Tài nguyên-Môi trường đều bị chặn và kiểm tra
Cuộc diễu hành xe đạp tưởng niệm một năm thảm họa môi trường Formosa do một nhóm hoạt động vì môi trường đã bị chính quyền cản trở, có người bị câu lưu.
Nhóm Green Trees dự định tổ chức cuộc tuần hành đạp xe từ 9 giờ sáng Chủ nhật 9/4 đi từ trụ sở Bộ Tài Nguyên và Môi trường đến Văn phòng Quốc Hội, ông Nguyễn Anh Tuấn - một thành viên của nhóm, cho biết.
"Hầu hết những gương mặt từng xuống đường tham gia các cuộc biểu tình diễu hành trước đây đều bị chặn cả. Chỉ có rất ít người xuất hiện ở điểm hẹn gặp," ông Tuấn nói.
"Cả hai đầu phố đều có lực lượng dân phòng, cảnh sát giao thông, an ninh. Hầu hết những ai đi xe đạp đều bị mời về đồn công an," ông nói thêm.
Sau khi kế hoạch tuần hành buổi sáng không thành công, nhóm vẫn dự định tập họp vào buổi chiều tại một địa điểm khác nhưng bị lộ thông tin.
"Chúng tôi chưa kịp đến địa điểm mới thì an ninh họ đã phục sẵn ở đó. Có thể là một trong nhóm không đáng tin cậy hoặc một số người bị bắt từ sáng thì thông tin trên điện thoại của họ đã không được bảo mật."
Ông Tuấn nói ông cùng một số người khác bị đưa lên đồn công an vào tầm chiều.
Image result for Người tham gia diễu hành bị câu lưu
 Người tham gia diễu hành bị câu lưu
"Họ lấy điện thoại, tước quyền tự do đi lại, tài sản cá nhân cho nên khi tôi cố cáo hành vi bắt bớ tù đày, họ không thể trả lời được," ông Tuấn cho biết
"Mục tiêu của buổi tuần hành là để thúc đẩy việc xử lý giải quyết thảm họa môi trường do Formosa gây ra, nhưng buổi tuần hành đã thất bại."
"Tuy nhiên còn cả một lộ trình dài phía trước, có thành có bại, nên việc thất bại lần này không ảnh hưởng quá lớn đến quyết tâm chung của nhóm hay cá nhân nào," ông Tuấn nói.
Một người khác trong nhóm cũng bị đưa lên đồn là ông Đặng Vũ Lượng thì nói cuộc tuần hành là để thảm họa môi trường do Formosa gây ra không bị quên lãng, rất nhiều vấn đề vẫn còn tồn đọng, nhất là những người dân chưa được đền bù thỏa đáng.
Ông Lã Việt Dũng cho BBC biết ông bị chặn từ 6 giờ sáng hôm 9/4 đến tận gần 4 giờ chiều.
"Nhà tôi có hai đường, từ 6-10 người đứng đông ở hai ngõ, tầm 3 giờ rưỡi tôi có việc thì họ chặn xe, họ đưa giấy mời tôi lên phường," ông Dũng nói.
"Họ làm quyết liệt như vậy vì họ sợ người dân, họ không muốn người dân nói lên những vấn đề tiêu cực trong xã hội," ông nói thêm.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Việt Nam ‘cần sự ổn định với đặc trưng tốt hơn’


Việt Nam ‘cần sự ổn định với đặc trưng tốt hơn’

  • 10 tháng 4 2017
Các đường dẫn bên ngoài này sẽ mở ở cửa sổ mới
Image result for Ông London cảnh báo về quan hệ giữa nhà nước và các ngành kinh tế không rõ ràng
 Ông London cảnh báo về quan hệ giữa nhà nước và các ngành kinh tế không rõ ràng.
PGS. Jonathan London, nhà quan sát Việt Nam ở Đại học Leiden (Hà Lan), cảnh báo hệ quả của thực trạng làm giàu cho cá nhân và nói chưa thấy ai là người có ‎ý chí chinh trị để thay đổi cho Việt Nam.
Phản hồi về cách lập luận rằng một trong những điểm khiến Việt Nam vẫn hấp dẫn với các nhà đầu tư ở cái gọi là "sự ổn định về tình hình chính trị xã hội" ,ông London nói:
"Ai cũng biết là để phát triển kinh tế thì cần có sự ổn định xã hội, điều đó quan trọng chứ. Nhưng để phát triển với chất lượng cao, mang lại nhiều giá trị cho xã hội, nâng cao mức sống cho dân thì câu hỏi đặt ra là trật tự xã hội đó như thế nào chứ không phải có cần hay không. Việt Nam có thể rất ổn định, nhưng tăng trưởng không đạt được thì không xứng với tiềm năng.
Ông London nói ông thấy một số người mà ông gọi là có đầu óc bảo thủ hơi hiểu lầm điều này.
"Việt Nam vẫn có thể có một trật tự xã hội ổn định nhưng có những đặc trưng góp phần nâng chất lượng lên rất nhiều cho sự phát triển đất nước so với kiểu ổn định theo trật tự như hiện nay.
"Tức là phải tạo một môi trường thuận lợi nhất, phải tối đa hóa nguồn lực của kinh tế đối với tăng trưởng kinh tế hay công nghiệp hóa.
"Điều quan trọng không phải là ổn định hay mất ổn định. Phải ổn định chứ, nhưng ổn định theo những điều kiện như thế nào".

'Hái quả ở cành thấp'

Nhà quan sát Việt Nam từ Đại học Leiden, Hà Lan nói về cải cách thể chế ở Việt Nam:
"Hiện tại thì có vẻ có một số vấn đề lớn. Chẳng hạn vai trò của nhà nước trong nền kinh tế là như thế nào. Nhà nước vẫn có thể đóng vai trò cốt yếu trong nền kinh tế nhưng nếu quan hệ giữa nhà nước và các ngành kinh tế không rõ ràng, không minh bạch hoặc có nguy cơ bị lạm dụng như chúng ta đang thấy thì điều đó không giúp ích gì cho sự phát triển của đất nước.
"Vấn đề là một số doanh nghiệp nhà nước hay công ty cổ phần ở Việt Nam đầu tư vào bất động sản chẳng hạn, tức là đầu cơ vốn ngắn hạn, và tình trạng này không đóng góp gì vào đẩy mạnh công nghiệp hóa một cách hiệu quả. Cho nên vấn đề là chất lượng tăng trưởng kinh tế thế nào chứ không phải chỉ nói đến tăng trưởng kinh tế chung chung.
Image result for Ông London cảnh báo về quan hệ giữa nhà nước và các ngành kinh tế không rõ ràng
Tổng thống Trump có những chính sách trái ngược với người tiền nhiệm Barack Obama, đặc biệt trong Hiệp định TPP.
"Tức là nếu chỉ muốn hái quả ở cành thấp và làm giàu cho cá nhân mà không đầu tư cho tương lai thì Việt Nam không thể thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, tức là đầu tư bất hiệu quả.
Ông Jonathan London dẫn chiếu tới việc dùng tới hàng tỉ đô la cho du học nhưng lại bị lãng phí khi không tạo ra các cơ hội để sử dụng kỹ năng của những người học tập và nghiên cứu tại nước ngoài khi trở về nước.
"Cái mà Việt Nam cần làm trong thời gian tới chính là tạo ra một môi trường cho phép người Việt Nam có trình độ, kỹ năng có thể tham gia, đóng góp vào nền kinh tế một cách bình đẳng chứ không phải cần tới có cha hay chú mình là ai. Không tạo ra môi trường như vậy thì có học mãi cũng thế thôi.
"Có ai có ý chí chính trị trong bộ máy hiện nay để thực sự tạo ra các điều kiện đó thì chưa rõ, " ông London nói.

'Gốc của tham nhũng'

PGS London cũng nói về dịp tiếp xúc với một nhóm học giả và kinh tế gia Nhật Bản sang Hà Lan tham dự hội thảo gần đây.
"Họ nói rằng quỹ thời gian để cho Việt Nam làm những việc cần làm không phải là vô tận mà có giới hạn nhất định. Tức là nó chỉ là 10-20 năm nữa chứ không phải là Việt Nam còn dư thừa nhiều thời gian.

"Điều này có nghĩa là có nguy cơ mất cơ hội và không thể coi nhẹ mức độ cấp bách của các cải cách thể chế. Vấn đề là nói nhiều quá, 30 năm "đổi mới", 40, 50, 100 năm "đổi mới" thì không bao giờ đi lên được.
Theo ông London, việc mang ra xử một số vụ tham nhũng chỉ là một việc và cái chính cần xem xét là cái gốc của tham nhũng là gì.

"Cái này cũng đã được xác định lâu rồi, đó là thiếu minh bạch… và những nỗ lực thể thay đổi còn quá chậm.
"Ở Việt Nam thì có những chính sách rất hay, người viết chính sách làm rất tốt. Nhưng trên thực tế thì thì vấn đề nằm ở cái gọi là thể chế phi chính thức (informal institution) hay là các quan hệ chính trị trong nền kinh tế. Những quan hệ đó thì vẫn rất quan trọng. Do đó chính sách có hay, nhưng để thực thi các chính sách thì luôn có vấn đề và dẫn tới những kết quả khác với những gì mong muốn.

"Nhiều khi có luật rất hay, chính sách rất tốt nhưng ý nghĩa của nó lại có hạn chế bởi đằng sau những luật hay chính sách đó có những quan hệ bị cũ.

"Tôi nhớ lại cách đây mấy năm thì có một khảo sát quy mô quốc gia về cái gọi là chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (Gọi tắt trong tiếng Anh là PAPI) thì kết quả cho thấy là trong cả nước thì tỉnh Hà Tĩnh là ít tham nhũng nhất. Thế thì kết quả đó có đúng không? Có chắc là như thế không?," ông London hỏi.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

LISA PHẠM - Khai Dân Trí Số 111 :

Ngư dân được gì sau thương thảo?


Ngư dân được gì sau thương thảo?

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2017-04-10
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Nhiều thuyền chài vẫn nằm bờ sau sự cố Formosa xả độc ra biển miền Trung.
Nhiều thuyền chài vẫn nằm bờ sau sự cố Formosa xả độc ra biển miền Trung.
RFA photo
Ngư dân được gì sau thương thảo?
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh

Cuộc biểu tình có tính chất đồng loạt ở Hà Tĩnh vào các ngày 2 và 3 tháng 4 năm 2017 mà đỉnh điểm là người dân của hai xã Thạch Bằng và Thạch Kim bao vây trụ sở huyện Lộc Hà yêu cầu nhà cầm quyền giải trình về vụ việc công an bắn người đêm trước đó. Một công an chìm cố tình lẫn vào đoàn người biểu tình để ném đá, sách động và bị người dân bao vây, khống chế. Kết quả là các quan chức tỉnh Hà Tĩnh phải đứng ra cam kết với đoàn biểu tình nhiều vấn đề và hứa sẽ thương thảo với người dân vào sáng ngày 4 tháng 4 năm 2017.
Mọi thứ vẫn còn mơ hồ
Một người dân xã Thạch Kim, tên Hưng, chia sẻ: “Bên phía cầm quyền hứa là 15 tháng 4 sẽ giải quyết nhưng đó là lời hứa, nói vậy thôi chứ không biết họ sẽ làm thế nào Đó chẳng qua là họ nói vậy để giải quyết tạm thời thôi chứ nếu họ có lòng thật thì đã giải quyết mấy tháng này rồi, làm sao đến nổi nhân dân phải này nọ. Đó chỉ là nói vậy để giải quyết tạm thời thôi.”
Theo ông Hưng, vấn đề thương thảo vẫn chưa đưa đến kết quả nào cụ thể. Bởi mọi lời hứa chỉ đóng vai trò làm xoa dịu bầu không khí bất bình đang nóng lên trong nhân dân và cuộc thương thảo này có vẻ như mang tính chiến thuật nhiều hơn là sự trải lòng, thông cảm của nhà nước với nỗi khốn khổ của nhân dân.
Bởi khi mà mọi thứ đều được ghi vào biên bản cùng với lời hứa “chúng tôi sẽ xem xét cụ thể, chi tiết và có quyết định” thì ai cũng nói được. Luận điệu này vốn dĩ rất quen thuộc với giới quan chức Việt Nam hiện tại. Mục đích của họ là để ngư dân trông đợi vào một lời hứa mơ hồ mà khỏi tiếp tục biểu tình, tránh đụng chạm với nhân dân.
Họ đền bù giống như đợt một được một số người, đợt hai thì chưa có gì, tiền gì cũng không có.
- Chị Hồng, xả Kỳ Lợi
Trong khi đó, mọi thứ bất công đã lộ rõ, sự gian lận của nhà cầm quyền trong vấn đề xử lý sự cố nhiễm độc, điều tra và đền bù cũng đã lộ rõ. Nhân dân đã quá mệt mỏi với nhà cầm quyền và ước nguyện giản dị là có một môi trường sạch để làm ăn, sinh sống ngày càng rời xa họ. Chính vì vậy, nhân dân có thể nổi dậy bất kì giờ nào. Và cái lỗi ở đây nằm ở chỗ chính quyền vừa lơ là thiếu trách nhiệm vừa bất hợp tác với nhân dân của họ.
Sự hợp tác, cam kết trong cuộc biểu tình ngày 3 tháng 4 tại ủy ban nhân dân huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh cũng như cuộc thương thảo với người dân vào ngày 4 tháng 4 dù sao đi nữa cũng cho thấy nhà cầm quyền Hà Tĩnh chọn đúng qui trình trong vấn đề quản lý và phục vụ nhân dân Và nếu như câu chuyện chỉ dừng ở những lời hứa suông để thay đổi chiến thuật, bắt nóng, bắt nguội những người tham gia và tổ chức biểu tình hoặc kéo dài thời gian để mọi chuyện trở nên nguội lạnh và dùng những điều khoản luật hình sự để qui chụp người dân tội “quấy rối trật tự công cộng” thì chắc chắn câu chuyện lại bùng phát một lần nữa.
Ông Hưng nói rằng giả sử như nhà cầm quyền sử dụng chiến thuật kéo dài thời gian, bắt nguội, bắt nóng và hù dọa hoặc làm thật để biến các cuộc biểu tình tại Việt Nam thành những Thiên An Môn Việt Nam thì e rằng câu chuyện sẽ rất xấu. Bởi lẽ, một khi sinh kế đã mất và hơn nữa, mọi thứ quyền lợi bị mất trắng, người đứng đầu gia đình, tộc họ, giáo xứ đã lên tiếng thì câu chuyện hoàn toàn khác. Và mỗi địa phương gồm cả nhà cửa, số phận của người dân gắn nhiều đời, nhiều dòng ở đó chứ không phải là cái quảng trường đề người ta muốn làm gì thì làm.
Nhưng ông Hưng cũng bày tỏ ước nguyện nhà cầm quyền thực hiện đúng lời hứa của họ, trục xuất Formosa ra khỏi Việt Nam để bảo vệ biển, bảo vệ nhân dân của mình.
Bao giờ cho hết tiếng kêu?
Điều này cũng trùng với ý kiến của một người phụ nữ tên Hồng ở Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh, chị chia sẻ: “Họ đền bù giống như đợt một được một số người, đợt hai thì chưa có gì, tiền gì cũng không có. Như buôn bán thì cả dãy biển vắng khách, có ai đâu, bể nợ rồi. Chờ đền bù, chờ đọa luôn mà có gì đâu, đang căng thẳng lắm. Chứ biển chết gần năm nay rồi, buôn bán khó khăn lắm, khách không có, người ta vay mượn tùm lum nhưng giờ thì có gì đâu.”
Chị Hồng cho biết, hiện tại, nếu như nói về chuyện đền bù và nhận đền bù do Formosa gây ra thì người bị thiệt hại chỉ nhận được chừng 30% trên tổng số người thiệt hại. Nghĩa là 10 người thiệt hại thì có ba người được nhận đền bù. Và ba người nhận đền bù đó cũng chỉ nhận mang tính tượng trưng chứ chẳng giải quyết được bất kỳ việc gì.
Bên phía cầm quyền hứa là 15 tháng 4 sẽ giải quyết nhưng đó là lời hứa, nói vậy thôi chứ không biết họ sẽ làm thế nào.
Một người dân
- Anh Hưng, xã Thạch Kim
Điều chị Hồng nói hoàn toàn chính xác bởi qua quá trình đi tác nghiệp, làm phóng sự về biển ở khắp các tỉnh Bắc miền Trung, hầu như đi đâu cũng nghe ngư dân nói đúng một chuyện, đó là: ‘Đền bù kiểu nhỏ giọt như vậy thì mua gạo cũng không thấm vào đâu chứ đừng nói đền chuyện chuyển đởi nghề nghiệp. Mà chuyển đổi thì chuyển đổi như thế nào?’. Cái câu hỏi chuyển đổi nghề nghiệp như thế nào cùa các ngư dân vốn quen bám biển, sống chết với biển và đùng một cái đi tìm việc khác làm, phải bỏ biển. Trong khi đó tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm đang tràn lan trên cả nước cứ như một nan đề xã hội.
Và chị Hồng cũng tỏ ra lo lắng bởi trong cuộc họp dân vừa qua, vấn đề phía nhà cầm quyền nêu ra hoàn toàn có tính chất lấp liếm chứ ít tính thực tiễn. Bởi lẽ họ chỉ để một số người đại diện đứng lên hỏi. Và cậu hỏi cũng chỉ xoay quanh các thiệt hại của một vài cá nhân như là điển hình chứ không hề hứa hẹn về một chính sách đền bù có tính đồng bộ cho nhiều gia đình bị thiệt hại.
Và chị Hồng cũng tỏ ra bức xúc khi giới chức cấp xã xử sự không sòng phẵng với gia đình chị và nhiều gia đình khác. Hầu hết các gia đình bị thiệt hại muốn được nhận đền bù thì phải xuống giọng, thiếu điều năn nỉ ỉ ôi cán bộ xã trong quá trình xác nhận thiệt hại để đền bù. Và có vẻ như khi cầm gói tiền đền bù, cán bộ tự thấy họ là những người ban ân, người dân thiệt hại là những kẻ ăn xin của họ. Chính vì kiểu từ thấy như vậy nên hầu hết các gói đền bù đều bị tùng xẻo một cách tùy tiện và người dân bị thiệt như chị Hồng càng thêm bất bình.
Như để kết thúc câu chuyện, chị Hồng nói rằng bao giờ Formosa đi khỏi Việt Nam và biển Việt Nam được hồi sinh, ngư dân được đền bù thỏa đáng thì tiếng kêu than từ các làng chài mới thôi rền rĩ thảm thiết và cuồng nộ!


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

“Cho Formosa hoạt động trở lại là vô trách nhiệm!”

 

“Cho Formosa hoạt động trở lại là vô trách nhiệm!”

Lan Hương, phóng viên RFA
2017-04-10
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Những người phản đối biểu tình chống lại tập đoàn Formosa xả thải độc hại ra biển tại Hà Nội vào ngày 1 tháng 5 năm 2016.
Những người phản đối biểu tình chống lại tập đoàn Formosa xả thải độc hại ra biển tại Hà Nội vào ngày 1 tháng 5 năm 2016.
AFP photo
“Cho Formosa hoạt động trở lại là vô trách nhiệm!”
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Đoàn công tác Bộ Tài Nguyên- Môi trường Việt Nam vào hôm 5/4 kết luận rằng nhà máy thép Formosa đã khắc phục được 52/53 lỗi, chỉ còn một hạng mục từ dập cốc ướt sang dập cốc khô mà dự tính sẽ được hoàn thành vào năm 2019.
Dập cốc ướt, dập cốc khô là gì?
Dập cốc khô và ướt về cơ bản khác nhau như thế nào và nếu Formosa vẫn tiếp tục sử dụng công nghệ dập cốc ướt đến tận năm 2019 sẽ gây những tác động gì đến môi trường?
Theo tìm hiểu của chúng tôi, dập cốc ướt là công nghệ cổ điển khi đó cốc nóng từ 1200-1300 độ được hạ xuống nhiệt độ 200-300 độ bằng nước lạnh. Phương pháp này sinh ra rất nhiều hóa chất độc hại, trong đó có phenol, cyanua, amoniac… vô cùng nguy hại cho con người và môi trường.
Dập cốc khô là khi cốc nóng đỏ được dập khô bằng khí trơ trong hệ kín. Dập khô có hai lợi ích lớn là thu được nhiệt để vận hành máy phát điện và  không tạo ra phenol, cyanua và các hợp chất công nghiệp khác nên khá thân thiện với môi trường.
Kỹ sư Lê Quốc Trinh, hiện đang hành nghề tại Canada, người đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về luyện kim, cho chúng tôi biết thêm:
Luyện ướt sẽ làm ô nhiễm về sông ngòi, luyện khô làm ô nhiễm vấn đề không khí. Luyện khô không cần nước, nghiền ra rất nhuyễn nhưng nó sẽ bay thành bụi trong không khí, gây ra rất nhiều vấn đề về da, hơi thở, phổi,… Còn luyện ướt thải chất thải ra sông sẽ làm ô nhiễm sông.
Giữa năm 2016, Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) khẳng định trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phê duyệt cho Formosa thì công nghệ cốc là công nghệ dập cốc khô. Tuy nhiên trong quá trình vận hành Formosa đã tự ý chuyển sang công nghệ cốc ướt để tiết kiệm chi phí.
Cũng trong ngày 5/4,  Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết sau quá trình sửa đổi các lỗi vi phạm gây ảnh hưởng môi trường, Formosa hiện tại đã đủ điều kiện để vận hành lò cao số 1 và hiện tại đang chờ phê duyệt của Chính phủ. Tuy nhiên thông tin này đã gây hoang mang trong dân chúng, họ lo ngại nếu Nhà nước cho Formosa tiếp tục hoạt động khi hệ thống dập khô chưa được thiết lập sẽ lại một lần nữa bức tử môi trường biển.
Hãng tin Reuters hôm 6/4 trích lời linh mục Nguyễn Thanh Tịnh cho biết nếu nhà nước phê duyệt cho Formosa hoạt động trở lại với phương pháp dập cốc ướt sẽ là một hành động vô trách nhiệm và những người dân như ông sẽ còn đấu tranh đến cùng để bảo vệ môi trường.
Không thể không xả thải
000_A469B-400.jpg
Những người phản đối biểu tình chống lại tập đoàn Formosa Đài Loan ở trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày 1 tháng 5 năm 2016. AFP photo
Kỹ sư Lê Quốc Trinh nhận định nếu từ giờ đến năm 2019 Formosa tiếp tục sử dụng phương pháp dập ướt thì còn gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường, đặc biệt là môi trường biển:
Luyện kim ướt sẽ còn thải ra dưới dạng ướt, dạng đó phải thải ra biển và sẽ còn tiếp tục thôi nhưng họ giấu như thế nào thì tôi không biết. Chắc chắn nó còn tiếp tục xả thải chứ làm sao mà ngưng xả thải được. Không có nhà máy nào trên thế giới ngưng xả thải hết. Chỉ là họ giải quyết những vấn đề ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người. Còn Formosa giải quyết như thế nào với các chất độc trong nước thải tôi không nắm rõ vì tôi không có những họa đồ, tài liệu kỹ thuật.
Chắc chắn 100% từ giờ đến năm 2019 họ vẫn tiếp tục xả thải mà chất thải của họ đâu chỉ có mỗi về luyện cốc hay luyện kim đâu. Còn 4 thứ khác nữa cơ! Những nhà máy đồ sộ, nhìn những cơ ngơi nhà xưởng họ xây chứa khoảng hơn 10.000 -  20.000 người.
Chỉ nội 20.000 người đó ăn uống rồi tiểu tiện, đại tiện thôi cũng là một nguồn ô nhiễm mà phải xử lý. Thứ 2 là các chất thải từ các nhà máy hóa học của họ. Tôi biết chắc chắn một điều Formosa bắt nguồn từ một nhà máy hóa học chứ không phải là luyện kim. Nó có rất nhiều nhà máy hóa học ở trong đó nhưng không nói ra. Tôi phân tích những hình ảnh của họ thấy phóng sắt chảy ra rất nhiều.
Ông Lê Quốc Trinh cũng cho chúng tôi biết thêm rằng hiện tại còn rất nhiều nhà máy luyện kim trên thế giới, thậm chí ở những quốc gia hiện đại phát triển còn sử dụng phương pháp luyện ướt. Tuy nhiên quá trình sàng lọc chất thải trước khi xả ra môi trường của họ rất bài bản và được thực hiện cẩn thận. Chất thải khi ra đến sông ngòi chỉ còn phần lớn là nước, và những chất không độc hại như cát, bụi. Sau đó hàng năm người ta lại múc lượng cát, bụi, tạp chất dưới sông lên để xử lý bằng cách trộn với nhựa đường thành nguyên liệu làm đường đi.
Ông đã làm việc trực tiếp mấy chục năm nay với một nhà máy luyện kim lớn ở Quebec, Canada sử dụng phương pháp luyện ướt này và họ chưa từng gây ra điều tiếng gì, hay những nguy hại gì cho môi trường.
Chắc chắn nó còn tiếp tục xả thải chứ làm sao mà ngưng xả thải được. Không có nhà máy nào trên thế giới ngưng xả thải hết.
- Kỹ sư Lê Quốc Trinh

Như vậy theo những tài liệu chúng tôi tìm hiểu cùng những phân tích của chuyên gia Lê Quốc Trinh thì hệ thống dập cốc ướt bản thân nó cũng vẫn tiềm ẩn những hiểm họa ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nếu các nhà máy nói chung, trong đó có Formosa, không có kế hoạch xử lý cụ thể từ bước đầu.
Formosa tháng trước cho biết sẽ đầu tư khoảng 350 triệu USD trong dự án cải thiện các biện pháp an toàn môi trường với hy vọng có thể hoạt động trở lại vào quý IV năm nay
Tháng 4 năm ngoái, nhà máy thép Hưng Nghiệp Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh đã xả thải trực tiếp ra biển làm cá chết hàng loạt nổi trắng xóa dọc ven biển các tỉnh bắc Trung bộ gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, khiến hàng trăm ngàn người dân mất sinh kế. Các chuyên gia đã phân tích và cho biết việc Formosa sử dụng phương pháp dập cốc ướt là thủ phạm chính gây ra hiện tượng cá chết.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

My Blog List