Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, November 13, 2015

CSVN giấu nhẹm thông tin về công đoàn độc lập khi công bố TPP


CSVN giấu nhẹm thông tin về công đoàn độc lập khi công bố TPP


Việt Nam giấu nhẹm thông tin về công đoàn độc lập khi công bố TPP

Đăng bởi Ha Tran on Thứ Tư, ngày 11 tháng 11 năm 2015 | 11.11.15

Vào cuối tuần trước, báo chí nhà nước Việt Nam ồn ào thông tin về “Công bố toàn văn Hiệp định TPP”. Rất nhiều nội dung của bản văn cực kỳ quan trọng về kinh tế này đã được Bộ Công Thương – cơ quan chủ trì đàm phán TPP – công bố. Tuy nhiên, không có bất cứ thông tin nào về công đoàn độc lập trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Những tin tức về nội hàm của công đoàn độc lập như một thành phần không thể thiếu trong TPP lại vẫn chỉ được đăng tải bởi các hãng báo đài quốc tế và mạng xã hội.

Cố tình không công bố thông tin về Công đoàn độc lập không chỉ là một thủ thuật xấu chơi của giới lãnh đạo Việt Nam, mà hành vi này còn vi phạm chính cam kết về việc phải công khai toàn bộ thông tin mà đoàn đàm phán TPP của Việt Nam đã hứa hẹn và ký tá.

Cần nhắc lại, những thông tin đầu tiên về công đoàn độc lập cho Việt Nam lại được công bố từ chính Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama, khi ông đến nói chuyện tại nhà máy Nike ở bang Oregan vào đầu tháng 5/2015. Khi đó, ông Obama đã thông báo một chuyện có vẻ quá khó tin: lần đầu tiên Việt Nam sẽ phải để cho công nhân tự do thành lập các nghiệp đoàn của họ. 

Thế nhưng thời điểm tháng 5 ấy lại là điểm ngoặt quyết định. Một thông tin ngoài lề cho biết chính vào thời điểm này, giới lãnh đạo chóp bu Việt Nam đã quyết định chấp nhận vô điều kiện định chế Công đoàn độc lập để Việt Nam có thể được vào TPP. Và cả chuyến đi Mỹ tháng 7/2015 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng… 

Đến tháng 9/2015 thì mọi chuyện bắt đầu lộ diện, không phải ở Mỹ mà chính ở Việt Nam. Đầu tiên là trang báo điện tử Vietnamnet phỏng vấn một quan chức có trách nhiệm của Quốc hội là ông Nguyễn Đức Kiên, để lần đầu tiên thông tin về việc Việt Nam chấp nhận Công đoàn độc lập được gián tiếp nêu ra.

Sau đó là thông tin về sự chấp nhận này do chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh – người được cho là gần gũi với chính phủ - nêu ra trên đài RFI.

Mới đây, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách về dân chủ, nhân quyền và lao động Tom Malinowski đã cứng rắn chưa từng có: “Chúng tôi có cách làm cho Việt Nam phải tuân thủ những cam kết trong Hiệp định TPP”.

Chưa biết thái độ và hành động của Mỹ sẽ cứng rắn đến mức nào, nhưng trước mắt vẫn là thái độ và hành vi ém nhẹm thông tin về công đoàn độc lập của nhà nước Việt Nam. Điều này phản ánh một thực tế chưa mấy thay đổi, là còn xa nữa mới có thể chứng kiến thái độ được coi là “thành tâm” của nhà nước này đối với các quyền tự do căn bản của công dân, như quyền tự do lập hội, quyền tự do báo chí, tự do biểu tình…

Cho tới nay, Việt Nam vẫn bị Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) xếp ở nhóm minh bạch thấp nhất trên thế giới.

Lê Dung 


__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Việt Nam vào TPP


Việt Nam vào TPP
Nguyên Lam & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2015-11-11




11112015-tpp-perspective-for-vn.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
File photo
<
Đúng một tháng sau khi 12 thành viên của Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP hoàn tất việc đàm phán, hôm Thứ Năm mùng năm Tháng 11 vừa qua, Văn phòng Đại sứ Thương mại Hoa Kỳ công bố nội dung các cam kết giữa 12 nước có sản lượng bằng 40% sản lượng toàn cầu. Bên trong một hồ sơ dầy cộm đang được giới chức các nước nghiên cứu việc áp dụng, một số cam kết sẽ ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội Việt Nam. Diễn đàn Kinh tế xin tìm hiểu với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về những cam kết đó.

Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, tuần qua, Hoa Kỳ đã công bố các cam kết giữa 12 quốc gia đối tác trong Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP. Đây là tài liệu gần sáu ngàn chữ, in ra thì cũng thành một pho sách dầy cả thước, bên trong đầy chi tiết phức tạp nên Nguyên Lam xin hỏi rằng ông có tìm thấy gì liên hệ đến kinh tế và xã hội Việt Nam không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi chưa thể đọc hết một tài liệu quá dài, gồm 30 chương hơn hai nghìn chữ, bốn Phụ bản và mấy chục Tài liệu đính kèm, nếu in ra thì cũng thành một pho sách dầy đến chín chục phân, bên trong có nhiều chi tiết chuyên môn mà mình chưa thể hiểu hết được. Tôi chỉ mới tìm vào những gì liên quan đến Việt Nam để thấy ra vài điều mà thôi.
- Về thủ tục, trước hết, ngần ấy quốc gia đối tác đều phải công bố các cam kết cho dân chúng biết mà chuẩn bị. Cho đến nay, mới chỉ có bản Anh ngữ được phổ biến và cơ quan hữu trách của 12 nước sẽ còn nghiên cứu lợi hại để đề nghị cải sửa và trước khi Quốc hội từng nước phê chuẩn. Tại Hoa Kỳ, tôi cho là người ta còn mất cả năm trời cho việc đó vì đây là những thỏa thuận có thể thay đổi sinh hoạt kinh tế của gần 800 triệu người và mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới.

Nguyên Lam: Xin ông nhắc lại rằng về thủ tục tại Hoa Kỳ thì các cơ quan hữu trách còn phải làm gì nữa?

Nguyễn-Xuân: NghĩaTại VN, người ta đặt ra một nguyên tắc dựa trên một huyền thoại-tức là không có thật mà cứ được loan truyền-rằng đảng Cộng sản là đại diện chân chính của quần chúng nhân dân lao động, vì vậy, công cụ của đảng là Nhà nước mới lập ra công đoàn đại diện cho công nhân mà thực chất là đại diện cho Nhà nước

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố tuần qua là muốn Quốc hội thông qua Hiệp ước trong kỳ hạn 90 ngày thì các Ủy ban tư vấn của Văn phòng Đại sứ Thương mại cần thẩm định nội dung và đệ nạp Quốc hội cách đánh giá của mình. 

Chông gai ở đây là trong 90 ngày tham khảo và thẩm định ấy, Quốc hội Hoa Kỳ có thể châm chước hoặc nếu đòi điều chỉnh thì Hoa Kỳ phải thông báo cho 11 đối tác kia. Các nước này có thể thông cảm hay không với những điều chỉnh ấy vì bên trong họ cũng có thể gặp các vấn đề tương tự. Những phản ứng đầu tiên sau khi văn kiện này được công bố tại Hoa Kỳ đều xuất phát từ các phe chống đối Hiệp ước và khi họ càng hiểu ra nội dung chi tiết và hậu quả chuyên môn thì họ sẽ càng có phản ứng mạnh.

- Sau đó, căn cứ trên văn kiện mới, Hành pháp có 60 ngày để soạn thảo danh mục các dự luật cần ban hành và Hội đồng Thương mại Quốc tế, một cơ chế độc lập của Hoa Kỳ, có tối đa 105 ngày để phân tích hiệu ứng lợi và hại cho kinh tế Mỹ khi hội nhập vào hệ thống TPP. Còn các ủy ban chuyên môn của Quốc hội cũng phải trắc nghiệm ảnh hưởng và yêu cầu của việc áp dụng qua việc ban hành những luật lệ mới để tuân thủ các điều đã cam kết. Từ kết quả nghiên cứu bàn cãi đó, Hạ viện sẽ có 60 ngày và Thượng viện có 30 ngày để phê chuẩn văn kiện chính thức này. Vì vậy, tôi thiển nghĩ rằng sẽ phải ít ra là năm tháng nữa thì Quốc hội mới có thể phê chuẩn văn kiện.

- Nhưng khi ấy, Hoa Kỳ lại ở vào giai đoạn tranh cử để bầu lại các chức vụ Tổng thống, Phó Tổng thống, toàn thể 435 Dân biểu Hạ viện và một phần ba Nghị sĩ Thượng viện cùng nhiều chức vụ Thống đốc Tiểu bang và vì nhu cầu tranh cử, ai cũng muốn châm thêm vài điều kiện áp dụng có lợi cho thành phần cử tri của họ nên có lẽ phải qua năm 2017 thì Quốc hội Khóa 115 mới có thể phê chuẩn để vị Tổng thống tân nhậm ban hành sau ngày 20 Tháng Giêng năm 2017.

Nguyên Lam: Nếu như vậy thì có lẽ văn kiện này sẽ còn có nhiều thay đổi nữa, ít ra từ phía Mỹ, trước khi có giá trị cưỡng hành tức là chi phối các luật lệ kinh doanh hiện nay tại Hoa Kỳ. Phải chăng, các quốc gia kia cũng vậy, thưa ông?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ là 11 nước kia cũng phải công bố nội dung của cả ngàn điều khoản chuyên môn và chi tiết mà đại diện của họ đã đàm phán và thỏa thuận với nhau sau mấy chục phiên họp từ sáu bảy năm nay. Rồi trong từng nước, người ta cần tìm hiểu, giải trình tường tận và thậm chí tranh luận về các điều kiện áp dụng Hiệp ước. Một thí dụ cho Việt Nam là từ nay, Việt Nam phải cải thiện điều kiện lao động, chấp nhận cho thành lập các công đoàn hay nghiệp đoàn độc lập và tự do của tư nhân chứ không thể chỉ có công đoàn của nhà nước như hiện nay. Thật ra, Việt Nam phải cải tổ toàn bộ các định chế của mình để có một hạ tầng cơ sở luật lệ khác thì mới trước hết phù hợp với điều cam kết và thứ hai có điều kiện khai thác lợi thế của TPP.

Nguyên Lam: Nguyên Lam xin hỏi ông về chuyện công đoàn hay nghiệp đoàn ấy là thế nào?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Công đoàn hay nghiệp đoàn là các đoàn thể đại diện cho thành phần lao động thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và cả dịch vụ để tranh đấu với giới chủ nhân và với cả nhà nước cho quyền lợi của thành phần lao động. Quyền lợi ấy có thể là điều kiện lao động và môi sinh an toàn, là lương và bổng hay cụ thể nhất là quyền tranh đấu, quyền đình công, lãng công, v.v….

- Tại Việt Nam, người ta đặt ra một nguyên tắc dựa trên một huyền thoại - tức là không có thật mà cứ được loan truyền - rằng đảng Cộng sản là đại diện chân chính của quần chúng nhân dân lao động, vì vậy, công cụ của đảng là Nhà nước mới lập ra công đoàn đại diện cho công nhân mà thực chất là đại diện cho Nhà nước để cưỡng bách công nhân theo chỉ thị của đảng.

- Từ phía Hoa Kỳ, rất nhiều cơ quan và tổ chức đã nêu vấn đề về trường hợp Việt Nam vì cho là kinh tế Việt Nam sẽ có lợi nhất trong 12 nước đối tác của Hiệp ước TPP. Họ muốn Việt Nam phải cải tổ luật lệ để lợi ích đó tỏa rộng đến thành phần lao động, nếu không thì Việt Nam phạm lỗi cạnh tranh bất chính. Cụ thể là cho thành lập các công đoàn hay nghiệp đoàn độc lập, và các nghiệp đoàn này sẽ được quốc tế hỗ trợ để có khả năng bảo vệ quyền lợi của giới lao động. Người Việt Nam phải được biết về những cam kết và quy định ấy để sớm thành lập các nghiệp đoàn tự do.

Nguyên Lam: Thưa ông, một cách thiết thực thì Việt Nam phải làm những gì trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi của giới lao động?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nói chung, Việt Nam được đánh giá là thành viên thuộc loại lạc hậu nhất trong 12 đối tác nên được thông cảm với mười mấy điều khoản về kỳ hạn tuân thủ, từ một hai năm đến 10, 15 và thậm chí 20 năm, thì mới được lợi thế về quan thuế và quyền tự do xuất khẩu. Riêng trong lĩnh vực lao động thì Việt Nam có một thỏa thuận biệt lập theo đó sẽ được Hoa Kỳ yểm trợ và theo dõi việc tuân thủ cam kết về lao động. Một cách thiết thực thì một ủy ban gồm ba chuyên gia về lao động của Việt Nam, Hoa Kỳ và của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO sẽ giám sát việc Việt Nam chấp hành trong vòng năm năm sau khi áp dụng Hiệp ước TPP. 

Sau năm năm ấy, phía Hoa Kỳ có thể chối từ những lợi thế mậu dịch cho Việt Nam nếu thấy rằng xứ này không tuân thủ điều cam kết về lao động.

- Tuy nhiên, qua kinh nghiệm của quốc tế về tinh phần bội ước - là phản bội và không chấp hành các hiệp ước - của Chính quyền Việt Nam, các tổ chức về lao động và nhân quyền của quốc tế không tin vào những cam kết của Hà Nội và đang gây sức ép rất mạnh với Chính quyền Hoa Kỳ.

Từ phía Hoa Kỳ, rất nhiều cơ quan và tổ chức đã nêu vấn đề về trường hợp Việt Nam vì cho là kinh tế Việt Nam sẽ có lợi nhất trong 12 nước đối tác của Hiệp ước TPP. Họ muốn Việt Nam phải cải tổ luật lệ để lợi ích đó tỏa rộng đến thành phần lao động, nếu không thì Việt Nam phạm lỗi cạnh tranh bất chính
Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Chi tiết ly kỳ và đáng chú ý là kinh tế Việt Nam có lợi nhất nhờ Hiệp ước TPP, nhưng Hiệp ước lại bị phản đối và có khi không được phê chuẩn chính là vì Việt Nam, khi quốc tế cho rằng Hà Nội sẽ không chấp hành những cam kết của mình. Nếu điều ấy xảy ra thì chính là người dân Việt Nam mới bị thiệt thòi nhất.

Nguyên Lam: Ông cho rằng Việt Nam nên làm gì để khỏi bị sự thiệt hại ấy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ là về đại thể thì Việt Nam phải làm một cuộc cách mạng văn hóa để mọi người dân cùng biết và cùng đấu tranh cho quyền lợi thiết thực của mình, chứ không thể cứ xin đảng và nhà nước ban phát một cách tùy tiện, nay thì cho mai lại cấm và muốn bỏ tù ai cũng được. Về cụ thể thì có lẽ Việt Nam phải qua bảy bước chấp hành mọi cam kết.

- Trước hết, công bố càng sớm càng hay nội dung bản Hiệp ước và những cam kết khác bằng tiếng Việt để mọi người cùng biết. Thứ hai là cho giới tư vấn độc lập của Việt Nam và quốc tế công khai phân tích, giải trình và phổ biến tự do các điều mà Chính quyền đã cam kết với quốc tế. Thứ ba, ban hành luật pháp mới về quy chế lao động, trong đó có điều khoản thành lập các đoàn thể như công đoàn, nghiệp đoàn hay hiệp hội tương trợ thành phần lao động của mọi ngành nghề, có điều khoản về tố tụng để một tòa án lao động độc lập có thẩm quyền thụ lý các hồ sơ khiếu nại và thẩm xét để ra phán quyết mà mọi bên trong cuộc phải chấp hành. Thứ tư, ban hành và giải thích luật lệ về thẩm quyền của tòa án quốc tế khi có tranh chấp lao động liên hệ đến một doanh nghiệp hay pháp nhân của nước ngoài.

Thứ năm, đặt ra kỳ hạn chấm dứt sự hiện hữu và thẩm quyền của Công đoàn Nhà nước. Thứ sáu, yêu cầu giới luật gia và chuyên viên độc lập của Việt Nam và quốc tế sớm thành lập các trung tâm thông tin và hướng dẫn các doanh nghiệp và công nhân về quyền lợi của mình. Thứ bảy, yêu cầu các tổ chức quốc tế của Liên hiệp quốc, của Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng Phát triển Á châu ADB, cấp bách viện trợ cho Việt Nam các ngân khoản cần thiết để hoàn thành việc chuẩn bị này, và lập thủ tục cho tư nhân xin được sử dụng các khoản viện trợ ấy. Nếu các hiệp hội tư nhân không có tiền và người thì dù có giải phóng điều kiện lao động trên lý thuyết, Việt Nam vẫn chưa thể áp dụng trong thực tế.

Nguyên Lam: Ông cho là trong năm tới thì Việt Nam phải hoàn thành những bước chuẩn bị này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Kỳ hạn năm năm là do phía Hoa Kỳ đặt ra để thẩm xét việc Việt Nam chấp hành các cam kết trong khuôn khổ Hiệp ước TPP, chứ người dân và chính quyền Việt Nam phải khởi sự lập tức và hoàn thành sớm hơn. Cũng xin nói thêm rằng trong hoàn cảnh hiện tại thì các doanh nghiệp ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam sẽ có lợi nhất nhờ quyền tự do mậu dịch của TPP, chứ các doanh nghiệp của tư nhân Việt Nam chưa thể khai thác lợi thế ấy. Vì vậy, khi nói đến việc thành lập nghiệp đoàn hay hiệp hội có tính chất hỗ tương, là tương trợ lẫn nhau, ta cần mở rộng tầm nhìn và phạm vi hoạt động của các đoàn thể tư nhân nhằm yểm trợ doanh nghiệp Việt Nam về cả lao động lẫn kỹ thuật kinh doanh thì mới nâng cao khả năng cạnh tranh.

Nguyên Lam: Xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc trao đổi này.

cau suc

nơi gửi sg
thành lập công đoàn độc lập thành công thì người lao động được hưởng lợi thực tế khg bị cs chờ ăn bánh vẽ, siết thuế, khống chế toàn bộ/còn người đứng tổ chức đầu công đoàn là ai chuyện này mới là quan trọng
11/11/2015 16:25
--
__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

TPP Và Yếu Tố Mỹ Trong Nền Chính Trị Việt Nam


 

TPP Và Yếu Tố Mỹ Trong Nền Chính Trị Việt Nam

Nguyễn Cao Quyền
1
Từ sau Chiến Tranh Lạnh vấn đề đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam do Mỹ đạo diễn và triển khai đã mang một nội dung khác với ý muốn của người Việt hải ngoại.  Trong ba bốn chục năm qua, chúng ta đã thiếu linh động để chuyển biến thuận lợi với tình hình quốc tế và hơi thiếu sáng kiến để nâng cao hiệu quả của sứ mạng đang theo đuổi.
            Yếu tố Mỹ, mặc dầu với một số thành kiến bất thuận lợi kể từ ngày chế độ cộng hoà  Việt Nam rơi và tay cộng sản, vẫn là yếu tố chính để chúng ta khai thác nhằm hỗ trợ cho nỗ lực đấu tranh chuyển thể chính trị tại quê hương.  Những đoạn viết tiếp theo xin phép được nêu lên một số yếu tố Mỹ trong nền chính trị Việt Nam.  Mục tiêu tối hậu vẫn là để phục vụ quyền lợi dân tộc và tổ quốc,
            Nền Ngoại Giao Thương Ước của Hoa Kỳ
          Khi bước vào tòa Bạch Ốc trong nhiệm kỳ đầu tiên với chủ trương tập trung mọi nỗ lực vào các vấn đề quốc nội, tổng thống Clinton không có một sách lược tổng quát để quản lý các vấn đề của thế giới.  Hậu quả là khi phải giải quyết những vấn đề của các địa phương như cứu đói ở Somalia, tranh chấp chủng tộc ở Bosnia, tái lập dân chủ ở Haiti .. ông đã hành động tùy tiện
            Sự tùy tiện đó đã tạo cho người Mỹ một cảm giác thiếu an ninh vì họ đã quen sống với các chính sách ngoại giao lớn như Chiến Lược Be Bờ dưới thởi TT Truman, thuyết Domino dưới thời TT Eisenhower, thuyết Sống Chung Hòa Bình dưới thời TT Kennedy hoặc thuyết Chiếh Tranh Tinh Cầu dưới thời TT Reagan.  Do đó, nhiều chỉ trích nặng nề đã nổi lên từ tứ phía.
            Nhờ làn sóng chỉ trích này mà TT Clinton đã nhận thức được rằng một vị tổng thống Hoa Kỳ không thể không có một chính sách ngoại giao lớn để điều hành công việc của thế giới.  Rất may ông đã tìm thấy lời giải đáp cho bài toán đó nhân khi đọc nhận xét sau đây của Henry Nau trong cuốn sách “Trade and Security” viết năm 1955.
            Trong tác phẩm này Henry Nau viết “ Chính sách ngoại thương không những là chìa khóa cho khả năng cạnh tranh của Hoa Kỳ và cho nền an ninh quốc gia trong thời kỳ hậu Chiến Tranh Lạnh mà còn là lợi khí sắc bén để thực hiện các cải cách kinh tế trong nước và thúc đẩy những thay đổi trong lãnh vực kỹ thuật, giáo dục và hạ tầng cơ  sở công cộng”.
            Từ đoạn văn giá trị trên, TT Clinton nhận ra rằng bên cạnh những phương thức  đấu tranh lỗi thời bằng bạo lực cách mạng để đi đến bầu cử tự do người ta cũng có thể đi đến cùng một kết quả bằnh cách phát triển thương mại để mang vào và phổ biến tại các quốc gia chậm phát triển, đang còn bị nạn độc tài nhự trị, những mẫu hình sinh hoạt dân chủ của các công ty và doanh nhân ngoại quốc.  Đó là cách tấn công dân chủ tốt nhất và hữu hiệu nhất trong thời đại ngày nay.
            Chính nhờ một sự ngẫu nhiên như vừa mô tả mà  chính sách “Nới Rộng Dân Chủ” đã ra đời và TT Clinton  đã thay thế nền ngoại giao pháo hạm bằng nền ngoại giao thương ước.  Nền ngoại gaio thương ước đã nâng con số các quốc ga dân chủ trên thế giới từ 39 (1974) lên đến 117 vào cuối nhiệm kỳ thứ nhất của ông.
            Chiều sâu của Thương Ước Mỹ – Việt năm 2000.
          Đối với Việt Nam kể từ 1994, Hoa Kỳ đã dọn đường cho thương ước thanh hình.  Tháng 2 năm 1994 TT Clinton bãi bỏ cấm vận.  Các văn phòng liên lạc khởi sự hoạt động từ tháng giêng năm 1995 và sự bình thường hóa quan hệ ngoại giao gữa hai nước được thực hiện 6 tháng tiếp theo.  Sau 3 năm làm việc với Hoa Thịnh Đốn, lẽ ra thương ước Mỹ-Việt đã hoàn thành năm 1999 nhưng Hà-Nội tự ý đình hoãn tới tháng 7 năm 2000  vì không dám qua mặt Bắc Kinh.
            Vào thời gian đó, tất cả các hành động nói trên của hành pháp Clinton đã tạo nhiều bất mãn trong các cộng đồng người Việt tự do trên toàn thế giới.  Dư luận chung nghĩ rằng Hoa Kỳ vì tham lợi nhuận nên đã quên hận thù và đang tạo điều kiên thuận lợi cho CSVN ngồi lại chính quyền một cách bất hợp pháp.
            Thật ra nếu phân tích dưới lăng kính chính trị thì thương mại không chỉ phục vụ về mặt lợi nhuận mà còn có triển vọng vượt xa mục đích kiếm lời.  Ta thấy rồi đây, khi các công ty Hoa Kỳ ồ ạt đầu tư tại Việt Nam thì sự kiện này chính là động lực thúc đẩy tiến trình chuyển thể chính trị tại nược ta.
            Từ thời triết gia Aristotle, nhiều học thuyết kinh tế đã chứng minh là thể chế dân chủ chỉ có thể tạo lập trong một nước có mức độ phát triển kinh tế khả quan.Ngày nay các kinh tế gia hiện đại cũng chấp nhận thực tế này như một điều kiện tiên quyết của chế độ dân chủ.
            Động lực chuyển thể chính trị cũng còn xuất phát từ cung cách làm ăn hiện đại của công ty Hoa Kỳ.  Cung cách này tôn trọng một số nguyên tắc căn bản.  Thứ nhất, là nguyên tắc tuyển lựa công nhân dựa trên khả năng nghề nghiệp.  Thứ hai, là nguyên tắc làm việc tập thể (team work) và chia sẻ tin tức.  Thứ ba, là nguyên tắc sinh hoạt dân chủ trong xí nghiệp để tạo dựng môi trường và điều kiện thuận lợi cho sáng tạo phát sinh và nảy nở.  Tât cả những nguyên tắc này dẫn đến dân chủ vì nó là nguồn gốc của các “tác dụng phụ về nhân quyền” ( human rights spin off )
            Dần dà các công ty Hoa Kỳ sẽ tạo nên một số công nhân trẻ trung, hãnh diện, hiên ngang và tự tin vào tài năng và óc sáng tạo của mình.  Vì là những con người độc lập và tôn trọng tự do, đương nhiên gới công nhân trẻ này sẽ đứng ở thế đối lập với chính quyền  là gia nhập Tổ Chứcđộc đoán và với nhóm người bất tài trong khu vực quốc doanh.  Và tất nhiên họ sẽ không thể nào chấp nhận cách đối xử hiếp đáp và tùy tiện của nhà nước cộng sản đối với cuộc sống mà họ hoàn toàn làm chủ.  Thực tế này sẽ nhanh chóng bóp chết con quái vật cộng sản tác yêu tác quái từ hơn nửa thế kỳ nay trên một nước Việt Nam điêu đứng vì chiến tranh và ngu dốt.
             Không khí làm ăn dân chủ này sẽ thay đổi những quan niệm lỗi thời về tương quan chủ-thợ, để từ đó, nới rộng ra về tương quan giữa người cai trị và người bị trị.  Các công nhân và trí thức trẻ sẽ ý thức sâu sắc về những giá trị của nhân loại.  Ý thức này sẽ lan nhanh, lan rộng, để trở thành thái độ chính trị của toàn dân và đẩy lui cộng sản vào bóng tối.
            WTO và hậu WTO    
          Kể từ năm  1986 CSVN đã bắt buộc phải ly khai với kinh tế hoạch định và ôm chân kinh tế thị trường để tìm con đường sống.  Do ôm chân tư bản nên Hà Nội đã được chính thức chấp nhận là hội viên thứ 150 của Tổ chức Mậu Dịch Thế Giớl  (WTO) vào ngày 11 tháng Giêng năm  2007.  Đây không phải là một tin buồn mà trái lại là một tin mừng cho phe Dân Chủ Việt Nam.  Quan  điểm này xin được khai triển tộng rãi như sau.
            Trong đấu tranh dân chủ cho Việt Nam hiện nay, yếu tố chính trị hàng đầu mà chúng ta cần lưu tâm là việc Hà Nội bắt buộc phải hội nhập vào trào lưu toàn cầu hóa.  Cụ thể là gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO).  Họ bắt buộc phải quyết định như vậy vì, ngày nay, bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển cũng phải chen chân vào thị trường thế giới để tìm cách tối đa hóa phần chia của mình trên thị trường đó.
            Nhưng gia nhập WTO là một cuộc phiêu lưu đầy nguy hiểm. Khác với GATT (General Agreement On Tariff And Trade) ngày xưa chỉ có vai trò cảnh sát, WTO ngày nay là một quan tòa đầy quyền lực.  WTO là định chế thế giới đầu tiên có thẩm quyền cưỡng chế.  Nếu thành viên nào vi phạm luật chơi, thành viên đó sẽ bị loại ra ngoài ngay thức khắc.  Hậu quả là sẽ lãnh đủ những thiệt hại về  các cơ hội phát triển.  Với trình độ phát triển hiện nay, Việt Nam không đáp ứng được những đòi hỏi khó khăn này.
            Vậy thì việc gì sẽ xảy ra ?
            Việc xảy ra là nông dân và công nhân sẽ phải gánh chịu hậu qủa nặng nề của tiến trình hội nhập.  Công nhân và nông dân sẽ thi nhau xuống đường vì bị bóc lột mà không có công đoàn độc lập nào bảo vệ.  Hàng ngũ biểu tình mỗi ngày một phình lớn.  Tin tức biểu tình lan nhanh tới những vùng xa xôi hẻo lánh.  Cả nước xuống đường, xã hội bị hoàn toàn tê liệt.  Công an và quân đội không còn tinh thần đàn áp.  Một chính quyền bị bao vây không thề nào sống sót. Bài học Đông Âu năm  1989  hãy còn  nguyên vẹn trong tâm trí mọi người.
            TPP : Việt Nam phải thỏa mãn Luật Công Đoàn Độc Lập
          Ngày 5/11/2015 vờa qua, toàn bộ nội dung của hiệp ước thương mại Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP : Trans-Pacific Partnership ) đã được tòa Bạch Ốc phổ biến trên mạng thông tin đại chúng Medium và gửi đến địa chỉ điện thư của nhiều công dân.
            Hiệp ước TPP gồm 30 chương và một số thỏa hiệp bên lề quy định trao đổi thương mại giữa 12 quốc gia trong vùng Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam nhưng không có Trung Quốc.  Đây là một thỏa hiệp lớn nhất từ trước tới nay.  Tổng sản phẩm nội địa của 12 nước này chiếm khoảng 40%  nền kinh tế thế giới.  Hiệp ước TPP sẽ loại bỏ hầu hết những thuế nhập cảng và những hàng rào thương mại đối với những hàng hóa trao đổi giữa 12 nước hội viên.
            TPP có riêng một chương về lao động theo đó, tất cả mọi thành viên phải cho phép công nhân thành lập công đoàn lao động.  Phải cho phép công nhân quyền thương lượng tập thể, không được cưỡng chế lao động, không được sử dụng lao động trẻ em và phân biệt đối xử trong việc làm.  Những vi phạm sẽ phải chịu trừng phạt thương mai.
            Ông Manilowski, phụ tá bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động tuyên bố  nghiêm túc rằng, phần lớn những hiệp định thương mại chỉ là những hứa hẹn, nhưng lần này Việt Nam có những cam kết rất cụ thể để thay đổi luật lệ.  Thoả hiệp đòi hỏi Việt Nam phải cho phép công nhân thành lập công đoàn độc lập, có quyền đình công không những về lương bổng, về giờ làm việc mà cả về điều liện và quyền làm việc.
            Những công đoàn độc lập không bắt buộc phải tham gia vào liên đoàn lao động của chính quyền nhưng có thể liên kết với nhau hoặc tìm trợ giứp của bất cứ tổ chức lao động quốc tế nào khác, chẳng hạn như AFL-CIO của Mỹ.  Một ủy ban độc lập gồm ba chuyên viên lao động của Việt Nam, cùa Hoa Kỳ và của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế sẽ theo dõi sự tuân thủ của Việt Nam đối với những đòi hỏi nói trên.  Ủy ban sẽ thực hiện những cuộc duyệt xét khi cần thiết.  Việt Nam có 5 năm để thi hành những giao ước về lao động.  Nếu những giao ước không được thỏa mãn trong thời gian ấn định, Hoa Kỳ sẽ từ chối những quyền lợi thương mại của Việt nam.
            Quyết ̣định gia nhập TPP là một quyết định hoàn toàn hợp lý của Việt Nam.  Cải tổ luật lao động là bước đầu để có thể “thoát Trung” và hội nhập vào thế giới văn minh.
Điều mà chúng ta cần theo dõi

Khỉ đít đỏ và barcode TPP
          Điều mà chúng ta cần theo dõi từ nhiểu năm nay là Hoa Kỳ đã đầu tư một cách rất khéo léo và tế nhị để dân chủ hóa Việt Nam.  Qua ngả ngoại thương họ đã thực hiện được một số kỳ tích mà chúng ta ghi nhận như sau.
Bằng ngoại  thương họ đã họ đã tạo được một thế đứng trong lòng xã hội Việt Nam để từ thế đứng này nhận xét, theo dõi và hành động cho hữu hiệu.   Bằng ngoại thương họ đang giúp cho Việt Nam phát triển về kinh tế để nâng cao trình độ nhận thức dân chủ của người dân.  Bằng ngoại thương họ đang du nhập vào Việt Nam nền văn hóa và các tư tưởng Âu Mỹ để tạo nên một lớp người ly khai với các giáo điều cộng sản lỗi thời.  Bằng ngoại  thương họ đã giúp cho Việt Nam gia nhập WTO và TPP đề thuần thục hóa nước này với những luật chơi dân chủ của cộng đồng nhân loại văn minh.
Bằng viện trợ kinh tế và nhân đạo, họ đang ra sức xây dựng một hệ thống xã hội dân sự tại Việt Nam, như là căn bản cho một nền dân chủ tương lai sắp xuất hiện.  Bằng hợp tác giáo dục họ đang huấn luyện lớp lãnh đạo nối tiếp gồm những thành phần có thể hiểu được thế nào là dân chủ tự do.  Bằng liên minh quân sự họ nghĩ rằng quân đội Việt Nam có thể cùng Hoa Kỳ thay đổi bàn cờ chính trị địa phương khi cần đến.  Bằng các định chế quốc tế (World Bank, IMF) họ dùng tiền viện trợ để thay đổi thái độ cũa nhóm lãnh đạo đương thời tại Việt Nam trong những quyết định dân chủ và trong việc thiết lập các định chế tiến bộ,
                                                            *
Trên đây là một nhận định  thô sơ về một số “yếu tố Mỹ trong nền chính trị Việt Nam”. Họ đã thành công hay thất bại thì việc đó đã có thể cảm nhận được khi quan sát thực tế của đất nước chúng ta hôm nay.
Dù thế nào đi nữa thì những người dân chủ hải ngoại cũng cần rút ra được một bài   học đấu tranh mềm dẻo hơn, khôn ngoan hơn và hữu hiệu hơn để thâu ngắn đoan đường chông gai trước mắt./.
_



__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Thursday, November 12, 2015

Hàng tấn vàng ròng đã bán, tiền đang ở đâu? Từ 2008 đến cuối 2012, tổng lượng vàng tại hai nhà máy khai thác vàng ở Quảng Nam là Bồng Miêu và Đắk Sa đã đào được là hơn 4.430 tấn. Số vàng đã bán hết, vậy tiền đâu? Ngoài con số trên, khối lượng vàng

 Hàng tấn vàng ròng đã bán, tiền đang ở đâu? Từ 2008 đến cuối 2012, tổng lượng vàng tại hai nhà máy khai thác vàng ở Quảng Nam là Bồng Miêu và Đắk Sa đã đào được là hơn 4.430 tấn. Số vàng đã bán hết, vậy tiền đâu?  Ngoài con số trên, khối lượng vàng

KHONG VE VIET NAM NEU CON VIET CONG MUON CHONG TRUNG CONG PHAI DIET VIET CONG MUON DIET VIET CONG PHAI DIET VIET GIAN

Hàng tấn vàng ròng đã bán, tiền đang ở đâu?
Từ 2008 đến cuối 2012, tổng lượng vàng tại hai nhà máy khai thác vàng ở Quảng Nam là Bồng Miêu và Đắk Sa đã đào được là hơn 4.430 tấn. Số vàng đã bán hết, vậy tiền đâu?

Ngoài con số trên, khối lượng vàng đào được trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 tại hai nhà máy này vẫn đang là điều “bí mật”. Cục thuế Quảng Nam cho biết, tổng số tiền thuế các loại mà hai nhà máy khai thác vàng Bồng Miêu và Đắk Sa nộp vào ngân sách là hơn 650 tỷ đồng, sau khi đưa ra nước ngoài tiêu thụ hơn 4.430 tấn vàng thành phẩm.

Tuy nhiên, số nợ thuế phát sinh các loại tính từ năm 2004 đến tháng 7/2014 đã lên tới hơn 1.033 tỷ đồng. Theo tính toán của Cục thuế Quảng Nam, nếu trừ khoản hoàn thuế giá trị gia tăng 105 tỷ cho hai nhà máy, cộng với khoản thuế đã nộp vào ngân sách 650 tỷ đồng thì đến nay, nợ thuế các loại chưa nộp vào ngân sách là 278 tỷ đồng.
Trong phòng vàng thành phẩm, ông chủ kho giới thiệu một thỏi vàng 4 số 9 được sản xuất tại nhà máy vàng Đắk Sa, Phước Sơn.

Trong phòng vàng thành phẩm, ông chủ kho giới thiệu một thỏi vàng 4 số 9 được sản xuất tại nhà máy vàng Đắk Sa, Phước Sơn.

Do chậm nộp nên Cục thuế Quảng Nam đã 11 lần ra quyết định xử phạt nộp chậm thuế. Tuy nhiên, đại diện công ty khai thác vàng cho rằng từ năm 2013, họ chưa hề nợ thuế.

Ông Ngô Bốn, Cục trưởng Cục thuế Quảng Nam, khẳng định số tiền thuế hai nhà máy khai vàng phải nộp vào ngân sách được cơ quan này căn cứ trên tổng sản lượng vàng đã xuất bán ra nước ngoài.
“Vậy tổng số tiền thu được sau khi xuất bán hơn 4.430 tấn vàng ra nước ngoài là bao nhiêu, và tại sao Besra Việt Nam cố tình chây ì, không nộp các khoản nghĩa vụ? Đã vậy lại còn đổ thừa cho thiên tai, rồi đóng cửa 2 nhà máy để gây sức ép với chính quyền phải dở bỏ lệnh cưỡng chế thuế?”, ông Ngô Bốn bức xúc.

Còn ông Lê Mai Khắc Hưng - Phó Cục trưởng Cục thuế tỉnh Quảng Nam, nhận xét, các lý do mà Besra Việt Nam đưa ra là quá vô lý. “Doanh nghiệp này xuất khẩu 100% lượng vàng khai thác được ra nước ngoài. Thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp là được thu trên sản lượng vàng xuất khẩu. Thế nhưng vàng đã bán ra nước ngoài mà doanh nghiệp vẫn than không có tiền để nộp là hết sức vô lý và không thể chấp nhận được”.

Đã từng nhiều lần vào tận các hầm lò, tận mắt chứng kiến nhà máy khai thác và chế biến vàng, người viết vẫn choáng váng trước những vỉa quặng vàng dưới hầm sâu.

Đã từng nhiều lần vào hầm lò, tận mắt chứng kiến nhà máy khai thác và chế biến vàng, người viết vẫn choáng váng trước những vỉa quặng vàng dưới hầm sâu.

Theo các chuyên gia, mỏ vàng Phước Sơn có công suất khai thác 1.000 tấn quặng/ngày, tỷ lệ thu hồi vàng là 92-95%. Mỏ vàng Bồng Miêu 500 tấn quặng/ngày, tỷ lệ thu hồi vàng là 88%.

Ngoài 4.430 tấn vàng mà Cục huế Quảng Nam căn cứ để tính thuế sau khi đã xuất bán ra nước ngoài, khối lượng vàng đào được, theo các chuyên gia, là lớn hơn nhiều lần. Vấn đề này cũng được nhiều đại biểu chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam cuối tháng 7 vừa qua. UBND tỉnh đã có văn bản gửi hỏi Bộ Tài nguyên Môi trường, nhưng Bộ cũng phản hồi rằng không nắm được con số này.

Vì thế, đến nay tất cả vẫn là một ẩn số.
Hầm lo xuyên sâu vào núi tại mỏ vàng Đắk Sa dài hơn 4 km.

Hầm lo xuyên sâu vào núi tại mỏ vàng Đắk Sa dài hơn 4 km.

Cửa hầm lò khai thác vàng mỏ ĐắK Sa.

Cửa hầm lò khai thác vàng mỏ ĐắK Sa.

Bên trong hầm lò nơi có nhiều quặng chứa đầy vàng.

Bên trong hầm lò nơi có nhiều quặng chứa đầy vàng.

Một cục quặng đá chứa đầy vàng được khai thác trong hầm lò.

Một cục quặng đá chứa đầy vàng được khai thác trong hầm lò.

Vỉa quặng chứa đầy vàng chuẩn bị khai thác, những vỉa vàng ăn vào đá sáng lấp lánh.
https://fbexternal-a.akamaihd.net/safe_image.php?d=AQC_orAsKTkjaQ_3&w=470&h=246&url=http%3A%2F%2Fimg.v3.news.zdn.vn%2Fw660%2FUploaded%2Fpgi_xvauqbnau%2F2014_08_05%2F20140804164017vang11.jpg&cfs=1&upscale=1&sx=0&sy=25&sw=480&sh=251

Từ 2008 đến cuối 2012, tổng lượng vàng tại hai nhà máy khai thác vàng ở Quảng Nam là Bồng Miêu và Đắk Sa đã đào được là hơn 4.430 tấn. Số vàng đã bán hết, vậy tiền đâu?
By news.zing.vn
__._,_.___


Posted by: "San Le D." <sanduyle@yahoo.com

Xe quan và ngân sách nhà nước đang cạn kiệt

 
 

   Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 09.11.2015  

                    Xe quan và ngân sách nhà nước đang cạn kiệt

                                                               

Xe công, gánh nặng ngân sách và sự lãng phí đã được nói đi nói lại từ cả chục năm nay từ Quốc hội đến nhiều diễn đàn khác. Chuyện xe công, xe quan lại bỗng trở nên nóng hổi trong vài tuần lễ vừa qua. Có lẽ vì ảnh hưởng của ngân sách nhà nước VN đang “lâm nguy” vì tất cả chỉ còn 45.000 tỉ đồng VN. Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh nhận xét: "Tuy Chính phủ báo cáo thu ngân sách 2016 sẽ tăng cao hơn dự toán 2015 gần 60.750 tỷ đồng nhưng ngân sách năm tới vẫn rất căng thẳng. Số dự kiến tăng thu nghe thì rất vui nhưng bản chất số tuyệt đối sẽ hụt so với 2015..."

                                          
                                             Ba xe biển xanh của tỉnh Tuyên Quang 22C - 38xx, 22A - 000.xx và 22C - 28xx
                                             tại khu vực Đền Thiên Trường (ở VN, xe mang biển xanh số trắng là xe công).

Ngân sách Nhà nước hiện còn vỏn vẹn 45.000 tỷ đồng. "45.000 tỷ này không biết phải làm gì, chưa nói đến việc phải trả nợ và nếu trả nợ xong thì gần như không có tiền để làm gì nữa..." Ngoài ra một số đại biểu Quốc hội tính thêm nợ của các doanh nghiệp nhà nước, nợ bảo hiểm, nợ ngân hàng thương mại, nợ đọng xây dựng cơ bản. Tính ra vượt trần cho phép.

                                          
                                                         Chiếc xe biển xanh của Thái Nguyên xuất hiện ở Đền Trần

Chính vì thế nên nhiều cuộc họp lớn từ Quốc Hội đến các Bộ đang tìm cách “tháo gỡ” những khó khăn đó bằng cách tiết kiệm tất cả các khoản chi tiêu lãng phí. Đã có hẳn một nghi định vể việc xử phạt những quan chức lãng phí. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2015:
“Cán bộ sử dụng quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước sai mục đích bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng; dùng điện thoại, xăng xe, văn phòng phẩm, chi phí tiếp khách… quá tiêu chuẩn, bị phạt đến 2 triệu đồng…”. Tôi sẽ phân tích về nghị định này trong phần sau.

                                          
                                              Hai chiếc xe công của Vĩnh Phúc và Nam Định tại Đền Bảo Lộc, xã Mỹ Phúc

Ở phần này, chỉ bàn đến chuyện các cơ quan đang rầm rộ bàn tán về việc mua sắm xe công hay nói trắng ra là mua xe hơi để phục vụ các quan ở các cấp “lãnh đạo”.

40.000 xe công tiêu tốn của dân gần 13.000 tỷ đồng mỗi năm

Gần đây, biểu hiện mua sắm, sử dụng lãng phí xe công bắt đầu tái xuất. Bộ Tài chính đã trình Chính phủ đề án khoán chi và xem xét lại việc mua sắm xe công, theo đó mỗi năm sẽ tiết kiệm cả ngàn tỷ đồng cho ngân sách.
Gần một tỷ đôla tài sản Nhà nước là xe công”, thông tin trên được ông Trần Đức Thắng – Cục trưởng Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) đưa ra tại cuộc họp báo chiều 23/10 vừa qua. Theo đó, “cả nước hiện có gần 40.000 xe ôtô công, chưa bao gồm xe tại các đơn vị vũ trang, doanh nghiệp Nhà nước”. Nếu bao gồm cả những xe công chi phí theo ngân quỹ nhà nước, tức là tiền của nhân dân, số tiền đó không biết sẽ là bao nhiêu. Phải gấp nhiều lần số xe công dành đưa đón các quan.

Cục Quản lý Công sản tính toán chi phí sử dụng một xe công trung bình khoảng 320 triệu đồng mỗi năm (bao gồm cả chi phí trả lương lái xe, chi phí hao mòn, sửa chữa, xăng dầu…). Như vậy, ước tính mỗi năm, chi phí để nuôi xe công có thể ngốn 12.800 tỷ đồng. Cục trưởng Trần ĐứcThắng cho rằng mức chi như vậy trong cảnh ngân sách còn khó khăn là chưa phù hợp.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý Công sản cũng nêu ra nhiều vấn đề trong hoạt động mua sắm xe công hiện nay. Một trong số đó là quy định về thời gian, số km sử dụng chưa phù hợp với thực tế; việc sử dụng xe sai đối tượng, xe đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc với các chức danh không đủ tiêu chuẩn vẫn diễn ra...

Để khắc phục tình trạng này, Bộ Tài chính đã nghiên cứu và trình Thủ tướng ban hành Quyết định số 32 với nhiều quy định khắt khe và hợp lý hơn để quản lý việc mua sắm, sử dụng xe công hiện nay.

Chi phí trung bình cho một ô tô công hiện nay vào khoảng 310 triệu đồng. Cách đây chưa lâu, đại biểu Quốc hội đoàn TP Sài Gòn, TS Trần Du Lịch, tính toán, lương trả cho một thứ trưởng hết hơn chục triệu đồng/tháng, nhưng chi phí cho chiếc xe công mà vị này đi gấp 3 lần.

9 năm, chỉ một quan chức tự nguyện trả lại xe công

Còn nhớ, cụm từ xe công lần đầu được rộ lên là vào cuối năm 2006. Khi đó, vị quan chức đầu tiên và gần như duy nhất tự nguyện trả xe ô tô công cho Nhà nước là ông Trần Quốc Thuận, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (nay đã nghỉ hưu). Ông Thuận đã không sử dụng chiếc xe Toyota Camry 2.4 mà cơ quan giao, thay vào đó ông nhận mỗi tháng 4,5 triệu đồng theo khoán. Trong gần 3 năm trả lại xe ô tô, vị Phó Chủ nhiệm chỉ chi dùng hết 1,5 triệu đồng/tháng tiền phương tiện do ông chọn sử dụng các loại hình đưa đón đơn giản như lúc thì taxi khi lại xe ôm… Tính chung, ông Thuận đã tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước hàng trăm triệu đồng.

Còn hàng ngàn vị sử dụng xe công nhưng không đời nào chịu trả lại dù có thể nhận khoảng 5 triệu đồng một tháng dành cho công việc di chuyển. Số tiền này cũng bằng tiền lương của một anh công nhân làm quần quật suốt ngày tại các xí nghiệp.

Sự lạm dụng xe công như được công nhận

Nhưng cảnh chướng tai gai mắt nhất là người dân thường thấy các quan ông và quan bà cùng các công thư tiểu thư ngồi chễm chệ trên các loại xe công đi lễ chùa, đi “thư giãn” những danh lam thắng cảnh một các rất hồn nhiên,chẳng có anh cảnh sát nào dám lăm le xét giấy tờ. Có khi còn phải lăng xăng làm công việc dẫn đường.

                                          
                                                                                  Xe công dẫn đầu lễ cưới

Nói chuyện với báo chí, ông Trần Đức Thắng, Cục trưởng Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) nhấn mạnh: “Chỉ có chức Tổng cục trưởng trở lên mới được có xe đưa đón”. Các chức danh này, với đoạn đường khi đi công tác, sẽ thực hiện khoán kinh phí theo hình thức tự nguyện. Ngoài ra, với các chức danh có hệ số phụ cấp lãnh đạo từ 0,7 đến 1,25 chỉ được bố trí xe đi công tác mà không được đưa đón. Ông Trần Đức Thắng khẳng định: “Điều đó có nghĩa các giám đốc Sở và tương đương sẽ không có xe hơi đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại”.

Nhưng thực tế thì khác hẳn, có khi chỉ là trưởng phòng một Bộ hay một Cục cũng có xe xe công đưa đón. TS Lê Đăng Doanh cho rằng “ngay cả các quốc gia giàu có như Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ cũng không có chế độ xe công đưa đón như Việt Nam. Trong khi đó, tại Việt Nam, ngay chủ tịch liên minh hợp tác xã của tỉnh hay ông giám đốc sở cũng có xe công đưa đón riêng. Số lượng xe công hiện tại của Việt Nam quá lớn và bị lạm dụng nhiều. Đã đến lúc cần xem xét lại toàn bộ chính sách, không chỉ xe công mà còn các chính sách khác”. Những sự lạm dụng này lâu nay đã trở thành thói quen. Sự lãng phí cứ như đương nhiên được công nhận.

Những ví dụ như thế, chắc còn rất nhiều, kể sẽ không hết. Cứ vậy thì chi tiêu công sẽ không bao giờ có thể giảm cũng là điều đương nhiên. Nếu nợ công năm 2011 mới có 55,4%; năm 2014 lên 60,3%; năm 2015 có thể  tăng 61,3% thì dự trù năm 2016 sẽ là 63,2%.Con số "tăng trưởng" nợ công tới 6,9% sau 5 năm quả là đáng sợ.

Nợ công là thứ nợ không thể ăn quỵt được. Nếu không trả thì chẳng còn nước nào trên thế giới cho anh vay nữa. Vì thế phải trả đến bao giờ hết mới thôi. Các quan tiêu cho sướng bây giờ, mai sau con cháu sẽ phải trả, các bậc cha anh đắc tội với con cháu.

Nhưng các cuộc thảo luận và quyết định mới có được thi hành không lại là điều phải xem lại. Đã tới lúc phải quyết liệt gấp trăm lần cũ khi chỉ đạo triệt để tiết kiệm chi tiêu công. Hãy bớt xây dựng trụ sở khi chưa thật cần thiết, bớt đi những tượng đài, nhà lưu niệm trong khi dân chưa đủ no ấm... Cần mạnh tay giảm bớt tổ chức các hội nghị, lễ hội, hội thảo, mừng công mừng ngày thành lập với đầy những lẵng hoa chúc mừng, với bạt ngàn hoa tươi cài áo ngực... Kiên quyết giảm bớt những chuyến đi công tác nước ngoài theo lối hiếu hỷ, "đáp lễ" nhau “để vui vẻ cả"...  
Và trên hết, cần tinh giản đội ngũ nhân sự hành chính sự nghiệp thật mạnh tay, chuyển sang công việc khác, có thể làm ra sản phẩm cho xã hội...

Chỉ có vậy, chúng ta mới có cơ hội “thoát hiểm” trước câu chuyện nợ công đang mỗi ngày nhích dần lên, tuy chưa vượt ngưỡng báo động, nhưng cũng rất... đáng báo động.

Nhìn lại nghị định “Phạt cán bộ tiếp khách lãng phí”

Nghị định 58/2015/NĐ-CP mới về xử phạt vi phạm trong thực hành tiết kiệm, sử dụng ngân sách. Theo đó, các hành vi sử dụng lãng phí điện, nước, xăng, văn phòng phẩm; tiếp khách, đi công tác nước ngoài bằng tiền ngân sách vượt tiêu chuẩn sẽ bị phạt từ 1 - 2 triệu đồng. Bên cạnh đó, sử dụng quỹ có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước lãng phí có thể cũng bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng.
Nghị định này sẽ được áp dụng từ ngày 1/8/2015.
Thông tin vừa đăng tải đã nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.

- Facebook Thỏ Ngọc: Xin cho em được phạt! Em đi một vòng châu Âu hết vài ba trăm triệu, ăn chơi cho sướng. Xong về các bác phạt em 2 triệu em cũng cam lòng.

- Đặc biệt bạn Mai Anh đã có lời bình luận khá xác đáng:
“Có thước đo nào cho sự lãng phí không mà xử phạt?

Thực tình mà nói, dư luận bức xúc lên tiếng một việc gì là việc ấy có vấn đề. Bởi ai cũng hiểu, khi mà nhiều quy định ra đời nhưng thực hiện không triệt để thì nó chẳng có tác dụng gì ngoài việc khắc sâu sự nhàm chán, bào mòn dần niềm tin của người dân.

Cứ nhìn vào thực tế thì thấy, việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng, yêu cầu cán bộ phải ứng xử lịch thiệp với dân, “cấm thả rông và chửi bậy”… Nói là sẽ xử phạt thật nghiêm minh. Nhưng thử xem ngân sách Nhà nước đã thu được bao nhiêu tiền từ những xử phạt ấy? Hay là chẳng phạt được ai để rồi lại phải bỏ quy định cấm và vòng vèo đi tìm nguyên nhân mà tìm mãi, tìm hoài không thấy? Có lẽ chỉ có người “dân đen” là đau đầu nhất vì cứ quay như chong chóng trước cái vòng luẩn quẩn giữa cấm và không cấm, phạt và … thôi xử phạt.
Ôi sao mà sợ những Nghị định, quy định, điều luật nó rơi tõm vào dĩ vãng đến thế!”

Vâng, thưa bạn đọc, những cái nghị định cứ xoay như chong chóng, người dân chẳng biết đậu mà lần. Người ta hết tin vào những quyết định, nghị định như thế này rồi. Nhiều khi chỉ bàn tán rất hăng, đủ kiểu “phương án”, nhưng rồi chẳng bao giờ thực hiện được.
Mong rằng tiết kiệm và trừng phạt lãng phí không chỉ là khẩu hiệu nhất thời và chỉ là sự “đối phó” với dư luận đang phẫn nộ vì cái sự lãng phí xe công hàng ngàn tỉ trong khi ngân sách nhà nước còn quá ít nếu trả nợ xong thì hết tiền, không còn làm được việc gì nữa.
Nghe thật đau lòng, người dân còn mong gì vào sự trợ giúp của nhà nước. Anh nào có thân thì tự lo, hồn ai nấy giữ. Anh giàu cứ giàu, anh nghèo cứ nghèo mạt rệp luôn.
Văn Quang
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

                                                                     ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung" 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/4/2024

My Blog List