Báo động tình trạng
khai thác cát tại sông Lô
Hoàng Dung, thông tín viên RFA
2015-11-06
2015-11-06
Khai
thác cát trên sông (Ảnh minh họa).
RFA
photo
Tình
trạng khai thác cát sỏi trái phép trên sông Lô đang gây ra những tác động bất
lợi khiến cho hoạt động canh tác hay đánh cá của người dân ở 2 bên sông gặp
nhiều khó khăn.
Những
khó khăn
Sông
Lô là phụ lưu tả ngạn của Sông Hồng, phần lớn chảy qua 2 tỉnh Phú Thọ và Tuyên
Quang. Riêng Tuyên Quang, sông Lô chảy qua trung tâm thành phố chính của tỉnh
tạo nên một nét đẹp riêng cho thành phố.
Dòng
sông Lô còn là nguồn phù sa dồi dào bồi đắp cho những vùng đất nông nghiệp ven
sông như tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Tuy nhiên trong những năm trở
lại đây việc khai thác cát sỏi một cách bừa bãi trên sông Lô đang gây ra những
tác động bất lợi cho hoạt động canh tác của nông dân ven sông. Hoạt động do các
công ty khai thác và nạn “cát tặc” đang làm cho lòng sông sâu hơn dẫn đến việc
đồi núi sạt lở, đất sản xuất nông nghiệp của người dân 2 bên dòng sông cũng bị
lún sập…
Gia
đình chúng tôi sống cách bờ sông 200m, trước đây không sao, nhưng gần đây do
việc khai thác cát sỏi bừa bãi làm cho bờ sông lở vào gần nhà tôi rồi, có 1 số
nơi có hiện tượng tường bị nứt.
-Chị Nguyễn Thị Trang
-Chị Nguyễn Thị Trang
Anh
Trần Điển một người dân ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang cho biết những hệ
quả xấu do việc khai thác cát sỏi bừa bãi trên sông Lô:
“Ngày
xưa người ta thu hoạch được bao nhiêu lúa và bao nhiêu ngô, lương soi, việc
khai thác cát sỏi này đã làm cho lở sạch từ đồi núi đến ruộng đồng, đến soi bãi
lở hết, thậm chí đến nhà của người dân cũng bị lở. Riêng người dân thì không
được đền bù, chỉ 1 số vùng tận cuối của huyện Sơn Dương thuộc tỉnh Tuyên Quang
thì có được đền bù, nhưng số đền bù ấy không thích đáng, nhưng việc họ đào khai
thác cát sỏi này họ đào xuống lòng sông làm lệch hướng chảy của dòng sông để
cho dòng sông gồ ghề và việc sạt lở 2 bên bờ sông cực kỳ nặng nề. Mình không
biết là việc sung công quỹ cho nhà nước được bao nhiêu nhưng mà người dân luôn
luôn ôm nỗi lo là không biết là nay còn nhà hay là mai mất nhà vì ruộng đồng,
soi bãi người ta lở hết.”
Chị
Nguyễn Thị Trang ở huyện Sơn Dương tiếp lời:
“Gia đình chúng tôi sống cách bờ sông 200m,
trước đây không sao, nhưng gần đây do việc khai thác cát sỏi bừa bãi làm cho bờ
sông lở vào gần nhà tôi rồi, có 1 số nơi có hiện tượng tường bị nứt.”
Ngoài
những mất mát vật chất như được nêu ra còn có thiệt hại nhân mạng do tình trạng
khai thác cát sỏi không được quản lý chặt chẽ như thế gây nên. Theo báo cáo
trong 2 tháng trở lại đây đã có 3 trường hợp người chết do đâm thuyền vào mốc
kè của công ty khai thác. Bên cạnh đó có những trường hợp khai thác cát sỏi gặp
phải mìn…
Anh
Điển cho biết thêm:
“Việc chết do ở khai thác cát sỏi này thì chắc
chắn là ảnh hưởng ở đây rồi vì học sinh nó đi tắm, đã có 1 lần ngay ở gần nhà
mình học sinh đã từng xuống chỗ cái hố tàu người ta làm tắm mà em học sinh lớp
12 đã chết đuối tại đó do hố đó. Có tình trạng người bị tai nạn lao động do
khai thác cát sỏi đào phải bom mìn thì nó nổ.”
Máy
hút cát trên sông Trà-Khúc, Quảng Ngãi
Nhiều
người dân sống 2 bên bờ sông còn mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá trên sông Lô,
tuy nhiên việc khai thác cát sỏi đã tạo nên những hố to, rồi khi gặp nước dâng
cao nhiều thuyền của người dân bị cuốn trôi theo như trình bày của anh Điền:
“Còn việc đắm thuyền của người dân, người dân
có thực trạng này, người dân đi làm, neo tàu họ đậu bừa bãi, họ đậu khắp nơi,
dòng nước chảy gặp hố to do người khai thác làm như thế, thì cái tàu của
người dân ngư nghiệp phải đắm rất nhiều, đắm thiệt hại tài sản của họ. Có người
đền bù có người không được đền bù, bởi vì cán thẳng vào tàu làm úp lật cả
thuyền mất hết tài sản.”
Việc giải quyết của chính quyền
Theo
anh Điển cho biết thì việc khai thác cát sỏi là do chính quyền bán lại cho công
ty khai thác, nên giờ cuộc sống của người dân có khó khăn họ cũng không biết
kêu ai:
“Chính quyền thì làm ngơ coi như không có
chuyện gì cả, bởi vì chính họ là người đưa ra công văn việc khai thác này và
bán cho các công ty khác, có 1 số nơi họ có viết đơn kiện hay không thì mình
không nắm rõ lắm, nhưng với tư tưởng của họ có con 1 kiến kiện củ khoai nên họ
chẳng kiện làm gì, bởi vì chính quyền là người ra lệnh họ làm việc này thì kiện
ai.”
Và
để tự bảo vệ lấy mình trong khi chính quyền không giải quyết thì một số người
dân đã tự mình xua đuổi những tàu khai thác cát sỏi ra xa khu vực nhà họ.
Khi
người ta khai thác cát sẽ làm cho dòng chảy nó thay đổi đi, nguyên tắc của dòng
chảy nước chỗ nào sâu thì nó chảy mạnh, khối lượng nược nước lớn sẽ dồn vào chỗ
đã lấy cát rồi, có thể xối bay cả nhà cửa, sạt lở bờ là cái chắc.
-TS Nguyễn Trọng Tín
-TS Nguyễn Trọng Tín
Anh
Điển cho biết:
“Người dân thì chỉ còn cách đó là mang súng
cao su, mang những vật dụng ném đá, để xua đuổi tàu ra xa bờ.”
Bên
cạnh các công ty khai thác cát sỏi theo anh Điển cho biết còn có nhiều “cát
tặc” khai thác.
Để
tìm hiểu mức độ nguy hiểm của việc khai thác cát sỏi một cách bừa bãi chúng tôi
liên lạc với PGS.TS Nguyễn Trọng Tín thuộc Tổng hội địa chất Việt Nam và ông
cho biết:
“Khi người ta khai thác cát sẽ làm cho dòng
chảy nó thay đổi đi, nguyên tắc của dòng chảy nước chỗ nào sâu thì nó chảy
mạnh, khối lượng nược nước lớn sẽ dồn vào chỗ đã lấy cát rồi, có thể xối bay cả
nhà cửa, sạt lở bờ là cái chắc.”
Cơ
quan chức năng cho biết khi cấp phép khai thác cho các công ty đều có yêu cầu
phải làm cam kết chấp hành các qui định liên quan như an toàn lao động, cắm cột
mốc và bồi thường nếu xảy ra thiệt hại… Tuy nhiên những quy định đó đã không
được công ty thực hiện một cách đầy đủ.
Ông
Nông Minh Hiền, Phó chủ tịch UBND huyện Sơn Dương thừa nhận thực tế khai thác
cát trái phép trên địa bàn và một số biện pháp xử lý của huyện:
“Tình
trạng tàu cuốc khai thác cát trái phép trên sông Lô trên địa bàn các xã Sầm
Dương và Vân Sơn là có thật. Để giải quyết tình trạng này, UBND huyện đã thành
lập tổ công tác kiểm tra, giải tỏa các điểm khai thác, mua bán, vận chuyển cát
sỏi và khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện do đồng chí lãnh đạo công an huyện
làm tổ trưởng.”
Tình
trạng khai thác cát bừa bãi cũng như nạn ‘cát tặc’ không chỉ diễn ra ở sông Lô
mà hiện nay trên nhiều con sông khắp ba miền ở Việt Nam đều có thực tế đáng
ngại đó. Truyền thông từng lên tiếng tuy nhiên biện pháp xử phạt, chấn chỉnh và
ngăn chặn không để xảy ra những tác hại khó lường vẫn chưa được hiệu quả.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.