Việt Nam vào TPP
Nguyên Lam & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2015-11-11
2015-11-11
Ảnh minh họa
<
Đúng một tháng sau khi 12 thành viên của Hiệp
ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP hoàn tất việc đàm phán, hôm Thứ Năm mùng
năm Tháng 11 vừa qua, Văn phòng Đại sứ Thương mại Hoa Kỳ công bố nội dung các
cam kết giữa 12 nước có sản lượng bằng 40% sản lượng toàn cầu. Bên trong một hồ
sơ dầy cộm đang được giới chức các nước nghiên cứu việc áp dụng, một số cam kết
sẽ ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội Việt Nam. Diễn đàn Kinh tế xin tìm hiểu với
chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về những cam kết đó.
Nguyên
Lam:
Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, tuần qua, Hoa Kỳ đã công bố các cam kết giữa
12 quốc gia đối tác trong Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP. Đây
là tài liệu gần sáu ngàn chữ, in ra thì cũng thành một pho sách dầy cả thước,
bên trong đầy chi tiết phức tạp nên Nguyên Lam xin hỏi rằng ông có tìm thấy gì
liên hệ đến kinh tế và xã hội Việt Nam không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa:
- Tôi chưa thể đọc hết một tài liệu quá dài, gồm 30 chương hơn hai nghìn chữ,
bốn Phụ bản và mấy chục Tài liệu đính kèm, nếu in ra thì cũng thành một pho
sách dầy đến chín chục phân, bên trong có nhiều chi tiết chuyên môn mà mình
chưa thể hiểu hết được. Tôi chỉ mới tìm vào những gì liên quan đến Việt Nam để
thấy ra vài điều mà thôi.
- Về thủ tục, trước hết,
ngần ấy quốc gia đối tác đều phải công bố các cam kết cho dân chúng biết mà
chuẩn bị. Cho đến nay, mới chỉ có bản Anh ngữ được phổ biến và cơ quan hữu
trách của 12 nước sẽ còn nghiên cứu lợi hại để đề nghị cải sửa và trước khi
Quốc hội từng nước phê chuẩn. Tại Hoa Kỳ, tôi cho là người ta còn mất cả năm
trời cho việc đó vì đây là những thỏa thuận có thể thay đổi sinh hoạt kinh tế
của gần 800 triệu người và mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới.
Nguyên Lam: Xin ông nhắc lại rằng về thủ tục tại Hoa Kỳ thì
các cơ quan hữu trách còn phải làm gì nữa?
Nguyễn-Xuân:
NghĩaTại VN, người ta đặt ra một nguyên tắc dựa trên một huyền thoại-tức là
không có thật mà cứ được loan truyền-rằng đảng Cộng sản là đại diện chân chính
của quần chúng nhân dân lao động, vì vậy, công cụ của đảng là Nhà nước mới lập
ra công đoàn đại diện cho công nhân mà thực chất là đại diện cho Nhà nước
Nguyễn-Xuân Nghĩa: -
Sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố tuần qua là muốn Quốc hội thông qua Hiệp ước
trong kỳ hạn 90 ngày thì các Ủy ban tư vấn của Văn phòng Đại sứ Thương mại cần
thẩm định nội dung và đệ nạp Quốc hội cách đánh giá của mình.
Chông gai ở đây
là trong 90 ngày tham khảo và thẩm định ấy, Quốc hội Hoa Kỳ có thể châm chước
hoặc nếu đòi điều chỉnh thì Hoa Kỳ phải thông báo cho 11 đối tác kia. Các nước
này có thể thông cảm hay không với những điều chỉnh ấy vì bên trong họ cũng có thể
gặp các vấn đề tương tự. Những phản ứng đầu tiên sau khi văn kiện này được công
bố tại Hoa Kỳ đều xuất phát từ các phe chống đối Hiệp ước và khi họ càng hiểu
ra nội dung chi tiết và hậu quả chuyên môn thì họ sẽ càng có phản ứng mạnh.
- Sau đó, căn cứ trên
văn kiện mới, Hành pháp có 60 ngày để soạn thảo danh mục các dự luật cần ban
hành và Hội đồng Thương mại Quốc tế, một cơ chế độc lập của Hoa Kỳ, có tối đa
105 ngày để phân tích hiệu ứng lợi và hại cho kinh tế Mỹ khi hội nhập vào hệ
thống TPP. Còn các ủy ban chuyên môn của Quốc hội cũng phải trắc nghiệm ảnh
hưởng và yêu cầu của việc áp dụng qua việc ban hành những luật lệ mới để tuân
thủ các điều đã cam kết. Từ kết quả nghiên cứu bàn cãi đó, Hạ viện sẽ có 60
ngày và Thượng viện có 30 ngày để phê chuẩn văn kiện chính thức này. Vì vậy,
tôi thiển nghĩ rằng sẽ phải ít ra là năm tháng nữa thì Quốc hội mới có thể phê
chuẩn văn kiện.
- Nhưng khi ấy, Hoa Kỳ
lại ở vào giai đoạn tranh cử để bầu lại các chức vụ Tổng thống, Phó Tổng thống,
toàn thể 435 Dân biểu Hạ viện và một phần ba Nghị sĩ Thượng viện cùng nhiều
chức vụ Thống đốc Tiểu bang và vì nhu cầu tranh cử, ai cũng muốn châm thêm vài
điều kiện áp dụng có lợi cho thành phần cử tri của họ nên có lẽ phải qua năm
2017 thì Quốc hội Khóa 115 mới có thể phê chuẩn để vị Tổng thống tân nhậm ban
hành sau ngày 20 Tháng Giêng năm 2017.
Nguyên Lam: Nếu như vậy thì có lẽ văn kiện này sẽ còn có
nhiều thay đổi nữa, ít ra từ phía Mỹ, trước khi có giá trị cưỡng hành tức là
chi phối các luật lệ kinh doanh hiện nay tại Hoa Kỳ. Phải chăng, các quốc gia
kia cũng vậy, thưa ông?
Nguyễn-Xuân Nghĩa:
- Tôi nghĩ là 11 nước kia cũng phải công bố nội dung của cả ngàn điều khoản
chuyên môn và chi tiết mà đại diện của họ đã đàm phán và thỏa thuận với nhau
sau mấy chục phiên họp từ sáu bảy năm nay. Rồi trong từng nước, người ta cần
tìm hiểu, giải trình tường tận và thậm chí tranh luận về các điều kiện áp dụng
Hiệp ước. Một thí dụ cho Việt Nam là từ nay, Việt Nam phải cải thiện điều kiện
lao động, chấp nhận cho thành lập các công đoàn hay nghiệp đoàn độc lập và tự
do của tư nhân chứ không thể chỉ có công đoàn của nhà nước như hiện nay. Thật
ra, Việt Nam phải cải tổ toàn bộ các định chế của mình để có một hạ tầng cơ sở
luật lệ khác thì mới trước hết phù hợp với điều cam kết và thứ hai có điều kiện
khai thác lợi thế của TPP.
Nguyên
Lam:
Nguyên Lam xin hỏi ông về chuyện công đoàn hay nghiệp đoàn ấy là thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa:
- Công đoàn hay nghiệp đoàn là các đoàn thể đại diện cho thành phần lao động
thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và cả dịch vụ để tranh đấu với giới
chủ nhân và với cả nhà nước cho quyền lợi của thành phần lao động. Quyền lợi ấy
có thể là điều kiện lao động và môi sinh an toàn, là lương và bổng hay cụ thể
nhất là quyền tranh đấu, quyền đình công, lãng công, v.v….
- Tại Việt Nam, người ta
đặt ra một nguyên tắc dựa trên một huyền thoại - tức là không có thật mà cứ
được loan truyền - rằng đảng Cộng sản là đại diện chân chính của quần chúng
nhân dân lao động, vì vậy, công cụ của đảng là Nhà nước mới lập ra công đoàn
đại diện cho công nhân mà thực chất là đại diện cho Nhà nước để cưỡng bách công
nhân theo chỉ thị của đảng.
- Từ phía Hoa Kỳ, rất
nhiều cơ quan và tổ chức đã nêu vấn đề về trường hợp Việt Nam vì cho là kinh tế
Việt Nam sẽ có lợi nhất trong 12 nước đối tác của Hiệp ước TPP. Họ muốn Việt
Nam phải cải tổ luật lệ để lợi ích đó tỏa rộng đến thành phần lao động, nếu
không thì Việt Nam phạm lỗi cạnh tranh bất chính. Cụ thể là cho thành lập các
công đoàn hay nghiệp đoàn độc lập, và các nghiệp đoàn này sẽ được quốc tế hỗ
trợ để có khả năng bảo vệ quyền lợi của giới lao động. Người Việt Nam phải được
biết về những cam kết và quy định ấy để sớm thành lập các nghiệp đoàn tự do.
Nguyên Lam: Thưa ông, một cách thiết thực thì Việt Nam phải
làm những gì trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi của giới lao động?
Nguyễn-Xuân Nghĩa:
- Nói chung, Việt Nam được đánh giá là thành viên thuộc loại lạc hậu nhất trong
12 đối tác nên được thông cảm với mười mấy điều khoản về kỳ hạn tuân thủ, từ
một hai năm đến 10, 15 và thậm chí 20 năm, thì mới được lợi thế về quan thuế và
quyền tự do xuất khẩu. Riêng trong lĩnh vực lao động thì Việt Nam có một thỏa
thuận biệt lập theo đó sẽ được Hoa Kỳ yểm trợ và theo dõi việc tuân thủ cam kết
về lao động. Một cách thiết thực thì một ủy ban gồm ba chuyên gia về lao động
của Việt Nam, Hoa Kỳ và của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO sẽ giám sát việc Việt
Nam chấp hành trong vòng năm năm sau khi áp dụng Hiệp ước TPP.
Sau năm năm ấy,
phía Hoa Kỳ có thể chối từ những lợi thế mậu dịch cho Việt Nam nếu thấy rằng xứ
này không tuân thủ điều cam kết về lao động.
- Tuy nhiên, qua kinh
nghiệm của quốc tế về tinh phần bội ước - là phản bội và không chấp hành các
hiệp ước - của Chính quyền Việt Nam, các tổ chức về lao động và nhân quyền của
quốc tế không tin vào những cam kết của Hà Nội và đang gây sức ép rất mạnh với
Chính quyền Hoa Kỳ.
Từ phía Hoa Kỳ, rất
nhiều cơ quan và tổ chức đã nêu vấn đề về trường hợp Việt Nam vì cho là kinh tế
Việt Nam sẽ có lợi nhất trong 12 nước đối tác của Hiệp ước TPP. Họ muốn Việt
Nam phải cải tổ luật lệ để lợi ích đó tỏa rộng đến thành phần lao động, nếu
không thì Việt Nam phạm lỗi cạnh tranh bất chính
Nguyễn-Xuân
Nghĩa
- Chi tiết ly kỳ và đáng
chú ý là kinh tế Việt Nam có lợi nhất nhờ Hiệp ước TPP, nhưng Hiệp ước lại bị
phản đối và có khi không được phê chuẩn chính là vì Việt Nam, khi quốc tế cho
rằng Hà Nội sẽ không chấp hành những cam kết của mình. Nếu điều ấy xảy ra thì
chính là người dân Việt Nam mới bị thiệt thòi nhất.
Nguyên Lam: Ông cho rằng Việt Nam nên làm gì để khỏi bị sự
thiệt hại ấy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: -
Tôi nghĩ là về đại thể thì Việt Nam phải làm một cuộc cách mạng văn hóa để mọi
người dân cùng biết và cùng đấu tranh cho quyền lợi thiết thực của mình, chứ
không thể cứ xin đảng và nhà nước ban phát một cách tùy tiện, nay thì cho mai
lại cấm và muốn bỏ tù ai cũng được. Về cụ thể thì có lẽ Việt Nam phải qua bảy
bước chấp hành mọi cam kết.
- Trước hết, công bố
càng sớm càng hay nội dung bản Hiệp ước và những cam kết khác bằng tiếng Việt
để mọi người cùng biết. Thứ hai là cho giới tư vấn độc lập của Việt Nam và quốc
tế công khai phân tích, giải trình và phổ biến tự do các điều mà Chính quyền đã
cam kết với quốc tế. Thứ ba, ban hành luật pháp mới về quy chế lao động, trong
đó có điều khoản thành lập các đoàn thể như công đoàn, nghiệp đoàn hay hiệp hội
tương trợ thành phần lao động của mọi ngành nghề, có điều khoản về tố tụng để
một tòa án lao động độc lập có thẩm quyền thụ lý các hồ sơ khiếu nại và thẩm
xét để ra phán quyết mà mọi bên trong cuộc phải chấp hành. Thứ tư, ban hành và
giải thích luật lệ về thẩm quyền của tòa án quốc tế khi có tranh chấp lao động
liên hệ đến một doanh nghiệp hay pháp nhân của nước ngoài.
Thứ năm, đặt ra kỳ hạn
chấm dứt sự hiện hữu và thẩm quyền của Công đoàn Nhà nước. Thứ sáu, yêu cầu
giới luật gia và chuyên viên độc lập của Việt Nam và quốc tế sớm thành lập các
trung tâm thông tin và hướng dẫn các doanh nghiệp và công nhân về quyền lợi của
mình. Thứ bảy, yêu cầu các tổ chức quốc tế của Liên hiệp quốc, của Ngân hàng
Thế giới hay Ngân hàng Phát triển Á châu ADB, cấp bách viện trợ cho Việt Nam
các ngân khoản cần thiết để hoàn thành việc chuẩn bị này, và lập thủ tục cho tư
nhân xin được sử dụng các khoản viện trợ ấy. Nếu các hiệp hội tư nhân không có
tiền và người thì dù có giải phóng điều kiện lao động trên lý thuyết, Việt Nam
vẫn chưa thể áp dụng trong thực tế.
Nguyên Lam: Ông cho là trong năm tới thì Việt Nam phải hoàn
thành những bước chuẩn bị này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: -
Kỳ hạn năm năm là do phía Hoa Kỳ đặt ra để thẩm xét việc Việt Nam chấp hành các
cam kết trong khuôn khổ Hiệp ước TPP, chứ người dân và chính quyền Việt Nam
phải khởi sự lập tức và hoàn thành sớm hơn. Cũng xin nói thêm rằng trong hoàn
cảnh hiện tại thì các doanh nghiệp ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam sẽ có lợi
nhất nhờ quyền tự do mậu dịch của TPP, chứ các doanh nghiệp của tư nhân Việt
Nam chưa thể khai thác lợi thế ấy. Vì vậy, khi nói đến việc thành lập nghiệp
đoàn hay hiệp hội có tính chất hỗ tương, là tương trợ lẫn nhau, ta cần mở rộng tầm
nhìn và phạm vi hoạt động của các đoàn thể tư nhân nhằm yểm trợ doanh nghiệp
Việt Nam về cả lao động lẫn kỹ thuật kinh doanh thì mới nâng cao khả năng cạnh
tranh.
Nguyên Lam: Xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa
về cuộc trao đổi này.
cau
suc
nơi gửi sg
thành lập công đoàn độc
lập thành công thì người lao động được hưởng lợi thực tế khg bị cs chờ ăn bánh
vẽ, siết thuế, khống chế toàn bộ/còn người đứng tổ chức đầu công đoàn là ai
chuyện này mới là quan trọng
11/11/2015 16:25
--
__._,_.___
Posted
by: <vneagle_1
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.