Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Thursday, April 20, 2017

TT Mỹ Trump viết lời ủng hộ người VN biểu tình chống bọn CSVN Đừng sợ bọn qủi dữ


TT Mỹ Trump viết lời ủng hộ người VN biểu tình chống bọn CSVN Đừng sợ bọn qủi dữ










"MADE IN ITALY" BY CHINESE

  

KHONG VE VIET NAM NEU CON VIET CONG MUON CHONG TRUNG CONG PHAI DIET VIET CONG MUON DIET VIET CONG PHAI DIET VIET GIAN

CHUYN NÀY KHÔNG CÓ GÌ L. MUN DIT TI TU NÀY C KIM SOÁT CHO K, THY VI PHM BT C ĐIU GÌ THÌ PHT CHO THT NNG CHO CHÚNG CHT LUÔN.
LDS


Image result for "MADE IN ITALY" BY CHINESE


                                                        
"MADE IN ITALY" BY CHINESE
                                                                                                 Wed, Apr 19, 2017 6:49 am
Như vậy là Made in Italy vẫn được gắn vào, nhưng thực chất lại chính là của các xưởng người Tàu bên Ý. Hiện ngay tại nước Ý mà các xưởng Ý còn thua các xưởng của người Tàu.

Prato là cái nôi truyền thống của ngành công nghiệp dệt may Ý từ thế kỷ XII. Nằm cách Florence, thủ phủ vùng Tuscany, khoảng 15 km, đây từng được mệnh danh là kinh đô dệt may cao cấp của châu Âu. Các nhãn hiệu lừng danh như Gucci, Dolce and Gabbana... đều sản xuất tại thị trấn nhỏ bé này. Giờ đây, Prato trở thành trung tâm sản xuất thời trang “Made in Italy” giá rẻ lớn nhất châu Âu của cộng đồng người Hoa.

Image result for "MADE IN ITALY" BY CHINESE

                       Cạnh tranh bất chính
Marco Landi, đại diện CAN (Hiệp hội Xí nghiệp vừa và nhỏ) vùng Tuscany, cho biết trước sự canh tranh khốc liệt của các đối thủ Tàu Quốc ngay trên sân nhà, số lượng xí nghiệp may mặc Ý hiện chỉ còn 3000 cơ sở. Trong khi đó, xí nghiệp may mặc của người Hoa đã vượt quá 4000. Điều làm cho người Ý bức xúc nhất là Prato giờ đây trở thành kinh đô quần áo chất lượng kém, nguyên liệu và nhân công không phải của người Ý nhưng vẫn đóng mác “Made in Italy” xuất đi khắp thế giới.

“Người Tàu ư? Đó là cả một vấn đề” - bà Fiorella Alunni, cố vấn Hội đồng thị trấn Prato chuyên về Tàu Quốc, đã nhận xét như vậy. “Đó là sử dụng lao động trẻ em, lao động nhập cư chui, trốn thuế, sản xuất hàng nhái, rửa tiền...”. Tóm lại, một nền kinh tế ngầm kiểu Mafia Ý mang bản sắc Tàu Quốc. Dưới đây là một xí nghiệp may điển hình của người Hoa ở Prato, theo báo cáo của Armando - thám tử tư đặc trách theo dõi các xí nghiệp chui Tàu Quốc.
        Image result for Cảnh sát Ý khám xét một xí nghiệp may của người Tàu ở Prato
         Cảnh sát Ý khám xét một xí nghiệp may của người Tàu ở Prato
                                                          Ảnh: AP
Xí nghiệp có khoảng 50 người nhưng chỉ có 6 người mang giấy tờ hợp pháp. Những người còn lại là dân nhập cư lậu, hầu hết là người Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang. Số người này ký hợp đồng lao động 3 năm với ông chủ với mức lương 150 Euro/tháng (1 Euro = 24600 đồng) ngay tại quê nhà trước khi lên đường đến Prato với hộ chiếu đóng visa du lịch tháng rồi ở luôn.

Đến nơi, “lão bản” (ông chủ) tịch thu hộ chiếu, bắt họ ăn ở ngay tại xí nghiệp, làm việc từ 13-17 giờ/ngày với mức lương thực tế từ 2-3 Euro/giờ. Mức lương này thấp hơn lương tối thiểu theo luật lao động Ý rất nhiều. Một ngày, xí nghiệp sản xuất khoảng 3000 sản phẩm “Made in Italy”. 

 Một số bán sỉ 25 Euro/cái cho đội ngũ bán dạo người nhập cư từ châu Phi. Những người này bán lại cho du khách ở các thành phố du lịch Ý từ 40-80 Euro/cái, tùy theo mặc cả. Số còn lại xuất khẩu sang Tàu Quốc hoặc châu Âu.

Với công thức nhập nguyên liệu (vải, phụ kiện...) từ Tàu Quốc rẻ hơn nguyên liệu bản xứ gấp chục lần, sử dụng lao động nhập cư lậu để sản xuất sản phẩm “Made in Italy”, trung bình bọn Mafia Tàu - ông chủ thực sự của loại xí nghiệp này - kiếm được khoảng 2 triệu Euro/tháng. Số lượng xí nghiệp này chiếm tỉ lệ không nhỏ trong số các xí nghiệp may mặc của người  Tàu ở Prato.

            “Made in Italy” thua “Made in China”!
Trong vòng 15 năm qua, cộng đồng người Tàu đã tăng lên 45000 người, chiếm 1/4 dân số Prato. Trong số đó, chỉ có 9927 người có giấy tờ hợp lệ (số liệu thống kê ngày 31-12-2008). Cùng với đồng hương ở Milan, họ trở thành cộng đồng người Hoa lớn đứng hàng thứ ba ở châu Âu, sau cộng đồng người Hoa ở London và Paris. 

Với 4000 xí nghiệp may mặc (phần lớn tập trung trong khu công nghiệp Macrolotto di Lolo), 40000 công nhân hợp pháp và bất hợp pháp, sản xuất 360 triệu sản phẩm/năm - hầu hết thuộc dạng “pronto moda” hay còn gọi là “fast fashion” (người Việt thường gọi là “thời trang mì ăn liền”) - ngành may mặc của người Hoa tại đây đã qua mặt Paris về thời trang giá rẻ, chất lượng thấp chủ yếu phục vụ chợ bán lẻ không chỉ ở châu Âu mà còn ở châu Á, Trung Đông, châu Phi và Nam Mỹ.

Pronto moda” là một phát kiến thành công của người Hoa ở Prato. Giulini, tên thật là Xu Qiu Lin - ông chủ xí nghiệp Giupel đến từ Ôn Châu, giải thích: “Một đơn hàng thực hiện 3 tháng ở Tàu Quốc rồi tốn thêm phí vận chuyển đến châu Âu, chúng tôi chỉ cần 3 ngày để hoàn thành. Hàng đóng mác “Made in Italy” một cách hợp pháp. Đây là lợi thế lớn của chúng tôi trên thị trường thế giới”.

Hàng “Made in Italy” ở Prato cũng có năm bảy loại. Không kể loại của các xí nghiệp Ý bảo đảm chất lượng cao, còn có loại sản xuất tại các xí nghiệp của những người Hoa mới nhập cư trong những năm gần đây, phần lớn từ Đông Bắc Tàu Quốc bao gồm các tỉnh Hắc Long Giang, Liêu Ninh và Cát Lâm. Tuy gắn mác “made in Italy” nhưng chất lượng sản phẩm này còn thấp hơn hàng “Made in China” sản xuất ở Tàu Quốc. Một nghịch lý thời toàn cầu hóa!

Không chỉ khiến công nghiệp và Lao động địa phương lao đao, người Hoa còn làm xáo trộn đời sống nơi này. Sòng bạc, mại dâm, hộp đêm, trộm cắp, nhập lậu nguyên liệu dệt may tràn lan... Tóm lại, dấu ấn của Mafia Tàu Quốc ở Prato khá rõ ràng bởi đầu tư vào ngành này lợi nhuận cao mà rủi ro ít hơn so với buôn lậu ma túy.
Roberto Cenni, cựu thị trưởng Prato, nhận định: “Người Tàu khiến người dân ở đây vốn khốn khó do khủng hoảng kinh tế càng khốn khó thêm. Có đến 40% học sinh người Hoa trong các trường công. Phòng cấp cứu ở các bệnh viện lúc nào cũng bận rộn vì họ. Họ phá giá bất động sản khiến người dân địa phương không thể bán nhà. Họ tạo ra sự bất bình đẳng khắp thị trấn...”.

Nhà chức trách Ý đối phó vất vả với cung cách làm ăn xảo quyệt của các ông chủ xí nghiệp may mặc Trung Quốc ở Prato. Họ nhập vải từ đại lục với giá 0,58 Euro/m trong khi vải Ý tại Prato là 5 Euro/m. Tính riêng chuyện này, xí nghiệp người Hoa đã có thể hạ giá thành đáng kể.

Bấy nhiêu chưa thỏa lòng tham của họ. Để qua mặt hải quan Ý, họ làm hóa đơn nhập vải tính bằng kg trong khi người Ý tính bằng m khiến hải quan địa phương lúng túng. Một chiêu khác khá phổ biến là đăng ký hoạt động trùng tên. Khi bắt quả tang một xí nghiệp mang tên Giulia chẳng hạn vi phạm luật lao động (sử dụng lao động chui), nhà chức trách Ý cũng khó xử phạt vì ở Prato có đến 15 xí nghiệp cùng tên (cũng như vậy, có đến 10 xí nghiệp tên Antonio và 12 xí nghiệp tên Francesca) Những xí nghiệp này thường chỉ tồn tại một thời gian ngắn để rồi tái sinh dưới một tên khác.

Nguyễn Cao









__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Tuesday, April 18, 2017

Chuyên gia kinh tế báo động chiến lược ‘Made in China 2025’ biến Việt Nam thành bãi rác công nghiệp


Còn Nguyễn Phú Trọng còn lệ thuộc xâm lược Bắc Kinh!
Tổ quốc xã hội chủ nghiã cuả Nguyễn Phú Trọng và Đảng CSVN là mẫu quốc China!

Chuyên gia kinh tế báo động chiến lược ‘Made in China 2025’ biến Việt Nam thành bãi rác công nghiệp

Huy Lam
clip_image002
Ảnh: Forbes
Giới chuyên gia kinh tế trong nước mới đây báo động về cái gọi là chiến lược “Made in China 2025” của Trung Cộng, nhằm chuyển tải những mô hình sản xuất lỗi thời trong nước sang các nước khác, kể cả Việt Nam.
Theo báo Dân Trí, tại một cuộc hội thảo hồi tuần trước tại Hà Nội, Tiến sĩ Lương Văn Khôi, phó giám đốc Trung Tâm Thông Tin Và Dự Báo Kinh Tế – Xã Hội Quốc Gia, thuộc Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư, nói rằng Việt Nam đứng trước rủi ro rất lớn khi là điểm đến của những công nghệ lỗi thời từ Trung Cộng. Theo ông Lương Văn Khôi, “Made in China 2025” là một lộ trình của Trung Cộng nhằm thay đổi nền kinh tế từ những công xưởng giá rẻ gây ô nhiễm môi trường sang các cơ sở công nghệ cao. Các công ty điều hành những công xưởng đó buộc phải “chuyển giao công nghệ” sang những nước kém phát triển hơn, trong đó có Việt Nam.
Trên thực tế, Trung Cộng trong vài năm trở lại đây đã gia tăng đầu tư vào nhiều ngành như nhiệt điện, dệt may và nhuộm tại Việt Nam. Đây chính là những lãnh vực bị ưu tiên cắt giảm ở Trung Cộng do tiêu tốn năng lượng, phát thải ô nhiễm môi trường và sử dụng công nghệ thấp. Trong khi Trung Cộng đang đóng cửa khoảng 600 nhà máy nhiệt điện chạy than, thì ở Việt Nam, nhiều nhà máy nhiệt điện cỡ nhỏ và cỡ trung mở ra khắp nước. Riêng đồng bằng sông Cửu Long có 14 nhà máy nhiệt điện, đa phần do nhà thầu Trung Cộng xây dựng.
Số liệu của Cục Đầu Tư Nước Ngoài, thuộc Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư, cho biết vốn FDI từ Trung Cộng vào Việt Nam đã vượt qua Nhật Bản, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác, chỉ đứng sau Nam Hàn và Singapore. Trong 3 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhận được hơn 823 triệu Mỹ kim từ Trung Cộng với 58 dự án mới và 177 lượt vốn góp mua cổ phần cho những cơ sở hiện hữu. Số vốn này tăng khá mạnh so với 290 triệu Mỹ kim của cùng kỳ năm ngoái.
Thực ra, chuyện Việt Nam là bãi rác công nghiệp của Trung Cộng đã bắt đầu từ hàng chục năm trước, trong nhiều ngành công nghiệp như thép, xi măng, điện… Do kém hiểu biết và lợi ích cá nhân, quan chức ngành đầu tư, môi trường đã và đang tiếp tay cho Trung Cộng làm nghèo đất nước, đầu độc môi trường Việt Nam bằng cách phê duyệt những dự án dùng công nghệ lạc hậu từ Trung Cộng.
H. L.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Chuyên gia kinh tế báo động chiến lược ‘Made in China 2025’ biến Việt Nam thành bãi rác công nghiệp


Còn Nguyễn Phú Trọng còn lệ thuộc xâm lược Bắc Kinh!
Tổ quốc xã hội chủ nghiã cuả Nguyễn Phú Trọng và Đảng CSVN là mẫu quốc China!

Chuyên gia kinh tế báo động chiến lược ‘Made in China 2025’ biến Việt Nam thành bãi rác công nghiệp

Huy Lam
clip_image002
Ảnh: Forbes
Giới chuyên gia kinh tế trong nước mới đây báo động về cái gọi là chiến lược “Made in China 2025” của Trung Cộng, nhằm chuyển tải những mô hình sản xuất lỗi thời trong nước sang các nước khác, kể cả Việt Nam.
Theo báo Dân Trí, tại một cuộc hội thảo hồi tuần trước tại Hà Nội, Tiến sĩ Lương Văn Khôi, phó giám đốc Trung Tâm Thông Tin Và Dự Báo Kinh Tế – Xã Hội Quốc Gia, thuộc Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư, nói rằng Việt Nam đứng trước rủi ro rất lớn khi là điểm đến của những công nghệ lỗi thời từ Trung Cộng. Theo ông Lương Văn Khôi, “Made in China 2025” là một lộ trình của Trung Cộng nhằm thay đổi nền kinh tế từ những công xưởng giá rẻ gây ô nhiễm môi trường sang các cơ sở công nghệ cao. Các công ty điều hành những công xưởng đó buộc phải “chuyển giao công nghệ” sang những nước kém phát triển hơn, trong đó có Việt Nam.
Trên thực tế, Trung Cộng trong vài năm trở lại đây đã gia tăng đầu tư vào nhiều ngành như nhiệt điện, dệt may và nhuộm tại Việt Nam. Đây chính là những lãnh vực bị ưu tiên cắt giảm ở Trung Cộng do tiêu tốn năng lượng, phát thải ô nhiễm môi trường và sử dụng công nghệ thấp. Trong khi Trung Cộng đang đóng cửa khoảng 600 nhà máy nhiệt điện chạy than, thì ở Việt Nam, nhiều nhà máy nhiệt điện cỡ nhỏ và cỡ trung mở ra khắp nước. Riêng đồng bằng sông Cửu Long có 14 nhà máy nhiệt điện, đa phần do nhà thầu Trung Cộng xây dựng.
Số liệu của Cục Đầu Tư Nước Ngoài, thuộc Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư, cho biết vốn FDI từ Trung Cộng vào Việt Nam đã vượt qua Nhật Bản, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác, chỉ đứng sau Nam Hàn và Singapore. Trong 3 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhận được hơn 823 triệu Mỹ kim từ Trung Cộng với 58 dự án mới và 177 lượt vốn góp mua cổ phần cho những cơ sở hiện hữu. Số vốn này tăng khá mạnh so với 290 triệu Mỹ kim của cùng kỳ năm ngoái.
Thực ra, chuyện Việt Nam là bãi rác công nghiệp của Trung Cộng đã bắt đầu từ hàng chục năm trước, trong nhiều ngành công nghiệp như thép, xi măng, điện… Do kém hiểu biết và lợi ích cá nhân, quan chức ngành đầu tư, môi trường đã và đang tiếp tay cho Trung Cộng làm nghèo đất nước, đầu độc môi trường Việt Nam bằng cách phê duyệt những dự án dùng công nghệ lạc hậu từ Trung Cộng.
H. L.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Monday, April 17, 2017

7 loại gỗ quý nhất việt nam


 
Gỗ quý Việt Nam bây giờ đâu còn nữa , nhìn hình chỉ thêm đau lòng thôi !

Có một dạo chúng ta đã được " chiêm ngưỡng " trên các trang mạng xã hội , những dinh thự đồ sộ cuả các thái thú Ba Đình ( thái thú lớn và thái thú nhỏ , cả thái thú tép riu nữa ) dát vàng và ốp toàn gỗ quý , nhìn mà cứ tưởng như phủ chúa , đền vua .
Toàn miền Nam ngày xưa trong hai thời kỳ đệ nhứt và đệ nhị Cộng Hoà , chẳng có một vị nguyên thủ quốc gia hay tướng lãnh , viên chức lớn nào có một căn nhà như nhà cuả các cán bộ vc hiện nay . Nhắc lại như vậy để thấy rõ cái khác biệt giữa hai chế độ . Rừng và gỗ quý cuả VN đang bị tàu cộng và Việt cộng thâu tóm chia nhau ăn đến sạt lở cả đất mà họ vẫn chưa no


Nhớ lại những năm 78 - 79 tôi nghe thân nhân cuả mấy vị Bác sĩ ở bệnh viện Phương Lan Đalat bị bắt nhốt trong trại Đại Bình ( Bảo Lộc ) kể lại rằng hàng ngày vc bắt tù nhân đi phá rừng , chặt cây Cẩm Lai để làm ... củi và trồng khoai thay vào ! Họ tiếc quá nói rằng đây là rừng Cẩm lai , chặt uổng lắm . Nhưng tụi quản giáo chẳng biết Cẩm lai là cái giống quái gì , cứ y lệnh trên phá hết ! Vậy là hàng ngày họ phải chặt , phải đào xới cả một khu rừng Cẩm lai to lớn . Có người đã lén dùng vài gốc cẩm lai còn sót lại đẽo thành trâm cài , thành lược , thành đồ trang sức rồi gởi ra cho vợ con , nên bên ngoài biết được chuyện phá hoại tài sản quốc gia này .

Hôm nay đọc bài này và nhìn những giống gỗ quý cuả rừng VN mà buồn cho đất nước quê hương bị dày xéo tàn phá đến tận cùng !

Hoang Yến


 

7 loại gỗ quý nhất việt nam

7 loại gỗ quý nhất việt nam

 Trong rừng rậm bao la tại sao có những loại gỗ quý, đơn giản vì những loại gỗ quý rất bền theo thời gian và màu sắc rât đẹp mà tất cả mọi người đều thích. diệt mối tận gốc xin giới thiệu đến các bạn 7 loại gỗ quý nhất việt nam mà công ty sưu tầm.

1. Gỗ cẩm lai (Dalbergia bariaensis)
 7 loại gỗ quý nhất việt nam

 7 loại gỗ quý nhất việt nam 
 
Cẩm Lai là một loại gỗ quý, gỗ có màu nâu hồng, có vân đen, cứng, thớ mịn, khá ròn, rễ gia công, mặt cắt nhẵn, rễ đánh bóng, ăn véc ni. Thường được dùng để đóng đồ đạc cao cấp

2. Gỗ Giáng Hương.(Pterocarpus pedatus pierre)
 
7 loại gỗ quý nhất việt nam 

7 loại gỗ quý nhất việt nam 
 
- Gỗ bền,đẹp thường được dùng để đóng bàn ghế,giường tủ,tạc tượng khắc tranh.
- Gỗ có màu nâu hồng,mịn đẹp và thơm.
- Gỗ khá nặng,vân đẹp,không bi mối mọt,ít cong vênh,do lắm dầu nên ít nứt nẻ.
- Nhựa cây có màu đỏ,có thê dùng để nhuộm,khi ngâm,nước sẽ chuyển màu xanh như luyn(nhớt).

3. Gỗ Mun.( D.mun H.Lec).
 
7 loại gỗ quý nhất việt nam 

7 loại gỗ quý nhất việt nam 
- Là cây gỗ nhỏ
- Thường được dùng để đóng bàn ghế, tạc tượng, đ iêu khắc tranh
- Gỗ nặng, thớ gỗ rất mịn
- Có màu đen tuyền khi dùng lâu sẽ bong như sừng, hoặc màu đen sọc trắng
- Khi ướt thì mềm rễ sử lý gia công, nhưng khi khô thì rất cứng
- Gỗ rất bền, chắc không bị mối mọt ( rác thì hay bị mọt) ít cong vênh,hay nứt chân chim.

4. Gỗ Trắc
 
7 loại gỗ quý nhất việt nam 

7 loại gỗ quý nhất việt nam 
 
Thuộc cây gỗ lớn,gô rất cưng,nặng,thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng,trong gỗ có tinh dầu.Trắc đỏ,Dalbergia balansae(trắc vàng),Dalbergia nigrescens(trắc đen)
- Thường dùng để đóng bàn ghế,giường tủ cao cấp,tạc tượng khắc tranh.
- Thuộc cây gỗ lớn,gỗ rất cứng,nặng,thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng,gỗ rất bền không bị mối mọt,cong vênh.
- Gỗ có màu đỏ,màu vàng,màu đen tuỳ loài.
- Khi quay giấy giáp thì rất bóng bởi trong gỗ có sẵn tinh dầu.
Trắc đẹp nhất là loại ở đắclắk,hi ện nay rất hiếm,chỉ có phổ thông loại Trắc Laos,Campuchia hay là của Nam Phi.

5. Gỗ Huỳnh Đàn hay còn gọi là sưa bắc bộ
 
7 loại gỗ quý nhất việt nam 

7 loại gỗ quý nhất việt nam 
 
Sưa Bắc Bộ hay sưa hoặc trắc thối (do quả có mùi thối), cẩm lai Bắc Bộ, huê mộc vàng (danh pháp khoa học: Dalbergia tonkinensis) là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae). Nó được tìm thấy rải rác tại Hải Nam, Trung Quốc ( hoàng (huỳnh) đàn Việt Nam) và Bắc Bộ, Việt Nam. Để lâu ngày gỗ sẽ hình thành lớp tuyết trắng như sương. Hiện nay, nó là loài đang bị đe dọa do mất mất môi trường sống.
-Là cây gỗ lớn, lá thường xanh có thể cao tới 10-15 m, sinh trưởng trung bình, thân màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Lá dài 9-20 cm; cuống không lông; lá kèm sớm rụng, nhỏ, có lông nhỏ mịn và thưa, màu nâu vàng. Các cuống nhỏ không lông; số lá chét 5-9, với lá chét tận cùng thường là to nhất, hình trứng hay hơi thuôn dài, nhẵn, chất da, có lông mịn lơ thơ khi non, nhanh chóng chuyển thành không lông, gốc lá chét tròn, nhọn mũi. Cụm hoa dạng chùy, mọc ở nách lá, khoảng 5-15 cm. Hoa trắng có đài hợp, thơm. Quả dạng quả đậu hình trứng thuôn dài, dài 5-6 cm, rộng khoảng 1 cm và chứa 1-2 hạt dạng bầu dục, đường kính khoảng 9 mm. Cành non màu xanh có đốm bì khổng màu trắng. Hoa ra tháng 4-7. Quả chín thu hoạch tháng 11-12.Gỗ trắc thối cho mùi thơm quyến rũ thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có màu trắng đục.
-Sử dụng:Gỗ trắc thối chỉ dùng phần lõi những cây trên trăm tuổi. Gỗ sưa thớ mịn, vừa cứng lại vừa dẻo, có nhiều hoa văn đẹp. Thời phong kiến vua chúa dùng gỗ trắc thối để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì nó vừa là hương liệu vừa là dược liệu. Những năm gần đây, giới nhà giàu Trung Quốc đổ xô săn lùng trắc thối để đóng quan tài hoặc ướp xác như các vị hoàng đế Trung Quốc trước đây. Người ta cho là quan tài đóng bằng gỗ trắc thối có khả năng giữ được xác lâu, không bị phân hủy. Ngoài ra, cây trắc thối thường gắn với các điển tích của Phật giáo, do đó ngày nay người ta làm những xâu tràng hạt với giá vài ngàn USD.

6. Gỗ Sưa (Dalbergia cochinchinensis) :
 
7 loại gỗ quý nhất việt nam

 7 loại gỗ quý nhất việt nam 
 
Gỗ vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng Gỗ có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp Có mùi thơm mát thoảng hương trầm

Là cây gỗ nhỏ, còn có tên khác là trắc thối
- Gỗ sưa có ý nghĩa tâm linh rất lớn, Thời phong kiến vua chúa thường dùng gỗ sưa để đóng đồ nội thất trong cung đình vì nó vừa làm hương liệu vừa làm dược liệu
- Gỗ vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng
- Gỗ có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp
- Có mùi thơm mát thoảng hươngtrầm

7. Gỗ Gụ :
7 loại gỗ quý nhất việt nam 

7 loại gỗ quý nhất việt nam
 
- Có thớ thẳng,vân đẹp mịn,màu vàng trắng, để lâu chuyển màu nâu sẫm,rôì chuyển thành màu cánh dán,lâu năm đen như sừng.
- Gỗ quý,bền dễ đánh bóng,không bị mối mọt,ít cong vênh.Gỗ hay được dùng để đóng hàng mộc

- Nội thất,Sập gụ,vì nằm ngủ trên Sập gụ sẽ khoan khoái không bị đau mình mẩy như các loại

gỗ khác. tủ chè, bàn ghế, giường tủ cao cấp.v.v.
- Gỗ gụ có thớ thẳng,vân đẹp mịn, màu
vàng trắng,để lâu chuyển màu nâu sẫm
- Gỗ có mùi chua nhưng không hăng.
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay

Sunday, April 16, 2017

Chuyển các công ty thương mại quân đội thành dân sự?


Chuyển các công ty thương mại quân đội thành dân sự?

Việt Hà, phóng viên RFA
2017-04-12
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Công ty Viễn thông Quân đội Viettel trong buổi lễ bàn giao nhà cho người nghèo tại tỉnh Thanh Hoá hôm 8/1/2013.
Công ty Viễn thông Quân đội Viettel trong buổi lễ bàn giao nhà cho người nghèo tại tỉnh Thanh Hoá hôm 8/1/2013.
AFP photo
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh

Sách trắng quốc phòng Việt Nam năm 2009 lần đầu tiên đưa ra danh sách 10 công ty quốc phòng lớn nhất và khẳng định vai trò của quân đội là bảo vệ đất nước đồng thời tham gia xây dựng đất nước, tức là bao gồm cả nhiệm vụ làm kinh tế.
Sách trắng tiếp theo của Việt Nam dự định công bố vào năm ngoái hiện đã bị hoãn lại hơn một năm Liệu trong sách trắng quốc phòng mới, Việt Nam sẽ định nghĩa vai trò của các công ty quân đội ra sao trong tình hình mới?
Quyền lực kinh tế
Ngày 9 tháng 2 năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam đồng ý với chủ trương xây dựng sân bay quốc tế Long Thành ở tỉnh Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh 40 km. Dự án được dự kiến có công suất 100 triệu hành khách một năm và sẽ trở thành sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai, thay thế cho sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn. Quyết định này của chính phủ ngay lập tức nhận phải nhiều chỉ trích từ các chuyên gia trong nước và quốc tế trong đó có ý kiến cho rằng đề xuất xây dựng này là để tránh lô đất mà Bộ Quốc phòng đang dùng làm sân golf, một dấu hiệu cho thấy quyền lực và tầm ảnh hưởng lên kinh tế của quân đội.
Vào lúc đó nhiều ý kiến của các chuyên gia đều cho rằng chính phủ nên mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất hiện tại. Hãng tin AP trích lời ông Lê Trọng Sanh, Cục trưởng Phòng Quản lý bay sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nói sử dụng lô đất kế bên làm sân golf là bất hợp lý và sân bay Tân Sơn Nhất cần lấy lại sân golf từ quân đội.
Vấn đề ở đây rất phức tạp. Quân đội Việt Nam luôn tham gia vào các hoạt động xã hội, xây dựng các công trình.
- Giáo sư Carl Thayer
Thời gian gần đây, trước thực trạng quá tải của sân bay Tân Sơn Nhất và sức ép từ dư luận, lãnh đạo Cục Hàng không mới đây cho báo chí biết, muốn giải quyết được tình hình của Tân Sơn Nhất cần tính tới cả phương án thu hồi đất quân sự ở Bắc sân bay và 127 ha đất trong sân bay đang làm sân golf. Ngày 21 tháng 2, Bộ Quốc phòng ký biên bản bàn giao 21 ha đất làm sân đỗ cho các máy bay quân sự tại Tân Sơn Nhất cho Bộ Giao thông Vận tải để xây dựng đường băng và làm sân đỗ máy bay. Tuy nhiên biên bản cũng ghi rõ là Bộ Quốc phòng chỉ tạm bàn giao mặt bằng và khi có tình huống phục vụ nhiệm vụ quốc phòng thì diện tích này phải được ưu tiên cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.
Hiện không có con số thống kê quân đội nắm bao nhiêu đất vì đây là thông tin bí mật quốc gia. Tuy nhiên, trong số đất mà quân đội nắm giữ có những phần đất thuộc các công ty thương mại của quân đội và họ có thể lấy lời từ đó. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) đã giải thể nhận định:
Chuyện quân đội tận dụng đất đai để mang kinh doanh là chuyện tùy thuộc vào mỗi một môi trường ở mỗi nước cụ thể. Chuyện quân đội lấy đất rồi chia cho sĩ quan thì xảy ra ở nhiều nước….. thậm chí quân đội ở Indonesia nhiều khi còn lấn sang làm kinh tế, làm bảo kê khai mỏ, đánh cá để lấy nguồn lực cho quân đội, không biết bao nhiêu cho quân đội, bao nhiêu cho tướng tá.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia thuộc học viện Quốc phòng Úc, người đã có nhiều bài viết về quân đội Việt Nam, thì cho rằng mặc dù có thông tin quân đội sử dụng đất kinh doanh kiếm lời hay mua các hàng hóa đắt tiền, nhưng chủ yếu là cho công ty là chính:
Có thông tin nói là quân đội có bán đất và thu lời từ đó, cũng có thông tin là họ cũng mua những đồ dùng, hàng hóa đắt tiền, rồi thậm chí xây dựng nơi chiếu phim. Nhưng thay vì tất cả vào tay một vài cá nhân thì phần lớn những thứ này là cho công ty nơi người làm cho công ty được hưởng lợi.
Theo số liệu từ sách trắng quốc phòng năm 2009, quân đội vào lúc đó có 98 doanh nghiệp hoạt động ở nhiều lĩnh vực từ dịch vụ bay, cảng biển, viễn thông, đến đóng tàu. Trong số các công ty quân đội, nổi bật nhất là công ty viễn thông Viettel và Ngân hàng Quân đội được đánh giá là những doanh nghiệp thành công nhất. Thống kê mới nhất của chính phủ công bố vào năm 2015 cho thấy các công ty quân đội đã đạt lợi nhuận trước thuế trên 46,000 tỷ đồng vào năm 2014, nộp ngân sách đạt 41 ngàn tỷ đồng.
Tại Việt Nam, vai trò quan trọng của quân đội trong làm kinh tế đã được xác định từ thời kỳ đầu của quân đội vào những năm 40 của thế kỷ trước và cho đến bây giờ vẫn chưa thay đổi. Giáo sư Carl Thayer nhận xét:
Ở Việt Nam thì quân đội bắt đầu từ những du kích từ hồi những năm 40 của thế kỷ trước. Đến khoảng năm 1954 khi hai miền chia cắt, quân đội cũng tham gia làm nông nghiệp, trồng cây công nghiệp. Khoảng sau năm 1975 thì có những đơn vị chuyển toàn bộ sang xây dựng và các hoạt động khác. Cho nên nếu chúng ta nói về những công ty quân đội chỉ sản xuất xe tăng thì đó là chức năng quân đội, nhưng nếu họ làm đàn guitar hay máy amplifier thì đó là thương mại, hay như trường hợp của công ty Viettel thì một phần là quân đội, một phần là thương mại. Cho nên khi bạn có các công ty quân đội chỉ tập trung vào thương mại thì họ không thể là những lực lượng chiến đấu hiệu quả, nhưng họ cung cấp công ăn việc làm cho gia đình quân nhân, hay thân nhân liệt sĩ. Vấn đề ở đây rất phức tạp. Quân đội Việt Nam luôn tham gia vào các hoạt động xã hội, xây dựng các công trình. Câu hỏi bây giờ là khi việt Nam chuyển hơn về phía kinh tế thị trường thì các công ty quân đội có sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế mà Việt Nam phải đối mặt vì những trợ cấp từ chính phủ hay không hay là họ vẫn được trợ cấp vì họ cung cấp công ăn việc làm cho gia đình các quân nhân?
Nỗ lực đẩy công ty quân đội khỏi thương mại
000_Hkg457011-400.jpg
Một người đi xe đạp qua một bảng quảng cáo của công ty viễn thông quân đội Viettel tại Hà Nội ngày 30 tháng 1 năm 2007. AFP photo
Từ năm 2007, Việt Nam đã tìm cách chuyển toàn bộ các công ty thương mại thuần túy của quân đội ra bên ngoài dân sự. Nghị quyết trung ương 4 của Đảng Cộng sản năm 2007 xác định quân đội sẽ chỉ có thể nắm quyền sở hữu và quản lý các công ty liên quan trực tiếp đến quốc phòng và an ninh. Theo dự kiến đến năm 2012, quá trình chuyển giao phải hoàn tất. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh vào lúc đó cho biết, quân đội sẽ chuyển giao khoảng 140 công ty thương mại do quân đội nắm giữ chậm nhất là cho đến cuối năm 2012, và sau đó quân đội chỉ tập trung vào việc huấn luyện và xây dựng lực lượng quân đội hiện đại. Cả công ty Viettel và ngân hàng Quân đội theo dự kiến cũng phải được chuyển giao.
Tuy nhiên khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã làm thay đổi kế hoạch chuyển đổi này của Việt Nam. Vào tháng 4 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra chỉ đạo về việc chuyển giao 113 công ty thương mại do quân đội nắm giữ, theo đó quân đội vẫn được quyền nắm giữ những tài sản quan trọng nhất bao gồm công ty Viettel và 9 doanh nghiệp chính khác.
Dư luận gần đây cũng chú ý nhiều hơn đến hoạt động của một số công ty quân đội nhất là sau những rắc rối liên quan đến sân bay Tân Sơn Nhất và sân golf quân đội hay trường  hợp điều chuyển người từng đứng đầu Tổng công ty 319 là đại tá Phùng Quang Hải, con trai của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Có những đồn đãi trên  mạng xã hội về tham nhũng trong trường hợp của tổng công ty 319 nhưng báo chí chính thống không có thông tin nào về vấn đề này. Những thông tin trên báo chí về tham nhũng cũng chủ yếu tập trung ở các công ty ngoài quân đội, bao gồm cả công ty nhà nước mà hiếm khi có dính líu đến bên quân đội. Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng hiện những thông tin về các công ty quân đội là rất hạn chế và rất thiếu minh bạch nên công chúng không thể biết rõ về những hoạt động kinh doanh cụ thể của họ cũng như những nghi ngờ về tham nhũng.
Nguy cơ tham nhũng khủng khiếp ở trong hoạt động của quân đội là luôn xảy ra. Giờ lại lẫn lộn giữa hoạt động quân sự và hoạt động kinh tế, thì đó là sự lạm dụng.
- Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Nguy cơ tham nhũng khủng khiếp ở trong hoạt động của quân đội là luôn xảy ra. Giờ lại lẫn lộn giữa hoạt động quân sự và hoạt động kinh tế, thì đó là sự lạm dụng. Trong những chuyện như thế họ có thể vin đủ thứ để không ai dám đụng đến. Vì là quân đội nên tòa bên ngoài không dám đụng đến thì xác suất, khả năng tham nhũng càng nhiều hơn. Ở đấy hầu như không có sự minh bạch vì họ vin vào đó là lĩnh vực quân sự. Những chuyện nó phơi rành rành ra ai cũng nhìn thấy như sân golf Tân Sơn Nhất chẳng hạn thì ai cũng thấy, ai đi máy bay cũng có thể nhìn thấy. Trong những trường hợp như thế mọi người thấy đập vào mắt thì người dân mới bức xúc. Còn nhiều trường hợp dân không thấy được thì khả năng tham nhũng của nó là khủng khiếp.
Bên cạnh đó, giáo sư Carl Thayer cũng nhận định việc chuyển các công ty sản xuất công nghệ quốc phòng của quân đội ra bên ngoài như ở Mỹ cũng là điều khó có thể xảy ra. Tuy nhiên sự minh bạch về hoạt động của các công ty này hoàn toàn có thể được giải quyết một khi có ý chí chính trị.
Tôi không nghĩ là sẽ có một quyết định chính trị chia rẽ công nghệ quốc phòng khỏi quân đội tương tự như các công ty như các công ty Lockheed hay Boeing ở Mỹ và các công ty cạnh tranh nhau để lấy hợp đồng từ chính phủ. Dù là Việt Nam nhập thiết bị từ nước ngoài hay sản xuất trong nước thì đó cũng là việc của quân đội. Sự minh bạch có thể được giải quyết bằng cách công bố chi tiết hoạt động đối với mỗi công ty quốc phòng nhưng đó là một quyết định chính trị.
Cho đến lúc này vẫn chưa thấy có dấu hiệu nào cho thấy Việt Nam sẽ thực hiện việc chuyển toàn bộ các công ty thương mại thuần túy của quân đội ra bên ngoài. Chuyên gia Carl Thayer cho rằng việc thay đổi này là rất khó vì quân đội không muốn mất đi một nguồn thu nhập đáng kể từ các công ty thương mại, nhất là trong khi quân đội vẫn đang nắm một số phiếu đáng kể trong các cơ quan quyền lực quan trọng như Bộ Chính trị và Ban chấp hành trung ương.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List