Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, November 27, 2015

Báo động tình trạng lạm dụng lao động trẻ em

 

http://danluan.org/files/u23/danluan_00139.jpg

Báo động tình trạng lạm dụng lao động trẻ em

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2015-11-25
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
11252015-alrm-abuse-of-child-labor.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Trẻ em bị lạm dụng sức lao động trong các lò gạch.
Trẻ em bị lạm dụng sức lao động trong các lò gạch.
File photo
Ở VN hiện nay có không ít trẻ em nghèo đang là đối tượng chịu sự bóc lột của các cơ sở sản xuất, kinh doanh... Đây là những việc làm hoàn toàn trái với pháp luật.

Thực trạng vấn đề sử dụng lao động trẻ em hiện nay ra sao và cần có các giải pháp nào để chấm dứt tình trạng này?
Theo kết quả báo cáo Khảo sát quốc gia về lao động trẻ em năm 2012 do Tổng cục Thống kê phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, ILO thực hiện cho thấy, Việt Nam có khoảng 1,75 triệu lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5-17 tuổi. Nghĩa là có khoảng 9,6% dân số trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 17 ở Việt Nam, đang là lao động trẻ em.

Quản lý lao động trẻ em lỏng lẻo
Chị Năm ở Đồng Nai, một người mẹ có 3 người con hiện đang phải làm việc sớm để kiếm sống cho chúng tôi biết:
“Hoàn cảnh của tôi khổ lắm, nhà ở dưới song thì dột, chồng đi làm thợ hồ, 3 đứa con thì cho đi làm mướn cho người ta.”
Theo nghiên cứu của Bộ LĐ-TBXH gần đây cho biết, có khoảng 50% các em được khảo sát cho rằng, các em phải làm việc trong môi trường nguy hiểm, như đào đãi vàng, công nhân xây dựng… Điều đó có thể ảnh hưởng tồi tệ đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Không những thế, các lao động trẻ em cũng phải chịu nhiều sức ép tâm lý như tiền công thấp, chậm thanh toán hoặc bị chủ nhục mạ….

Đánh giá về thực trạng sử dụng lao động trẻ ở VN hiện nay, bà Võ Kim Hiền, chuyên viên Trung tâm Nghiên cứu Dân số, Lao động - Việc làm, Viện Khoa học Lao động và Xã hội nhận định:
“Đối với các trẻ em sống trong gia đình nghèo thì việc trẻ em đi kiếm sống là một hiện tượng xã hội đã có từ rất lâu. Ở VN có hiện tượng trẻ em kiếm sống sớm thì các em đã bị bóc lột sức lao động, hoặc phải lao động nặng nhọc trong các điều kiện nguy hiểm, độc hại và thủ đoạn bóc lột ngày càng tinh vi hơn. Vấn đề là làm sao để trẻ em được chăm sóc sức khỏe,  không thể để trẻ em phải làm việc trong các điều kiện nguy hiểm”

Trả lời câu hỏi, nguyên nhân do đâu khiến tình trạng trẻ em phải làm việc sớm để kiếm sống và tình trạng đó ngày một tăng, bà Hiền cho là hiện nay kinh tế nhiều gia đình khó khăn do cha mẹ công việc không ổn định, thu nhập thấp tăng, làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị mạnh hơn, khiến số lao động trẻ em tăng theo. 

Bà Võ Kim Hiền tiếp lời:
Đối với các trẻ em sống trong gia đình nghèo thì việc trẻ em đi kiếm sống là một hiện tượng xã hội đã có từ rất lâu. Ở VN có hiện tượng trẻ em kiếm sống sớm thì các em đã bị bóc lột sức lao động, hoặc phải lao động nặng nhọc trong các điều kiện nguy hiểm, độc hại và thủ đoạn bóc lột ngày càng tinh vi hơn
Bà Võ Kim Hiền
“Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ em phải kiếm sống sớm là do các em sinh ra trong những gia đình nghèo, có điều kiện kinh tế khó khăn. 

Hoặc cũng do nhận thức chưa đầy đủ của các em, của gia đình và cộng đồng về Luật lao động, Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục sức khỏe trẻ em. Cái nguyên nhân nữa là do nhận thức sai lầm của các gia đình cho rằng cho trẻ đi lao động sớm thì sẽ sớm nên người. Và một nguyên nhân nữa là có một số em thích tiêu xài nên đã đi làm sớm để thỏa mãn nhu cầu của các em.”

Cho dù pháp luật đã có quy định, đối với các ngành nghề được phép sử dụng lao động vị thành niên, mức phạt tiền sẽ từ 1 triệu đến 5 triệu đồng đối với hành vi trả công lao động không tương xứng cho trẻ hoặc sử dụng lao động trẻ em quá 7 giờ/ngày. 

Tuy vậy, việc quản lý của nhà nước trong lĩnh vực này còn lỏng lẻo, luật pháp xử lý các vụ vi phạm chưa nghiêm minh khiến các chủ cơ sở sử dụng lao động trẻ em xem thường. Bà  Thùy Nga cán bộ phòng Pháp chế, Sở Lao động TB&XH TP. Hồ Chí Minh  khẳng định:
Trẻ em Việt Nam đang phải lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. (báo Tuthien.vn)
Trẻ em Việt Nam đang phải lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. (báo Tuthien.vn)

“Cái sức răn đe, chế tài của pháp luật đối với những người vi phạm còn nhiều sơ hở và còn thiếu sự quan tâm sâu sát của chính quyền địa phương. Nên việc những vụ việc vi phạm luật về trẻ em chưa được phát hiện kịp thời và không được xử lý nghiêm khắc.”

Vi phạm pháp luật và quyền của trẻ em
Về vai trò quản lý nhà nước, trong việc sử dụng lao động trẻ em, một cán bộ phòng Bảo vệ trẻ em, Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động TB&XH yêu cầu dấu danh tính nói với chúng tôi:
“Các em nhỏ đi làm xa gia đình thì nguy cơ sẽ bị xâm hại rất lớn, để giảm thiểu cái vấn đề này thì không chỉ ngành lao động, mà tất cả các ban ngành liên quan. Và nhất là các gia đình cần phải hiểu là các em tuổi còn nhỏ mà không thể để các em đi lao động, vì như thế là chúng ta đã vi phạm pháp luật và quyền của trẻ em.”

Theo VnEconomy online mới đây cho biết, Chính phủ Việt Nam đã có cam kết rằng, đến năm 2016, Việt Nam sẽ xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, và đến 2020 sẽ xóa bỏ lao động trẻ em trong điều kiện nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và dần sẽ giảm thiểu lao động trẻ em tham gia hoạt động kinh tế.

Các em nhỏ đi làm xa gia đình thì nguy cơ sẽ bị xâm hại rất lớn, để giảm thiểu cái vấn đề này thì không chỉ ngành lao động, mà tất cả các ban ngành liên quan. Và nhất là các gia đình cần phải hiểu là các em tuổi còn nhỏ mà không thể để các em đi lao động, vì như thế là chúng ta đã vi phạm pháp luật và quyền của trẻ emm
Một cán bộ phòng Bảo vệ trẻ em
Nói về những hệ quả mà các lao động trẻ em sẽ bị gặp phải, bà Võ Kim Hiền thấy rằng, các lao động trẻ em hiện đang phải làm tất cả những công việc, kể cả việc nặng nhọc của người lớn, miễn sao có được thu nhập ổn định. Theo bà, trung bình mỗi ngày, các em phải làm việc tới 10 giờ/ngày với mức thu nhập 50.000-60.000 đồng/ngày. Bà Võ Kim Hiền cảnh báo:

“Khi để các em ở xa gia đình khi đi kiếm sống, trước hết là các em thiếu chỗ ở an toàn. Cái thứ 2 là do các em còn nôn nớt nên các cạm bẫy xung quanh có thể đe dọa tới tính mạng hoặc đe dọa phẩm giá của các em. Và nhiều khi nhiều em sẽ trở thành nạn nhân của bạo lực đường phố hoặc các hành vi xâm hại tình dục. Vì các em còn hạn chế về cả tinh thần và thể chất nên dễ bị kẻ xấu bóc lột, xâm hại và ngược đãi. Kể cả việc các em sẽ vi phạm pháp luật.”

Nói về các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng sử dụng lao động trẻ em, bà Thùy Nga cho rằng, Nhà nước phải gắn liền việc này với công tác xóa đói, giảm nghèo, để tạo việc làm bền vững và thu nhập ổn định cho các bậc cha mẹ, để từ đó họ sẽ không bắt con em mình lao động sớm.

 Bà nói:
“Phải tăng cường hơn nữa việc quản lý, rà soát địa bàn và tập trung kiểm tra các cơ sở có khả năng sử dụng lao động trẻ em, để tăng cường việc ngăn chặn, xử lý và để tránh việc sử dụng lao động trẻ em.”

Giáo dục ý thức yêu lao động, tự lập vươn lên cho các em là công tác cần làm. Tuy nhiên việc lạm dụng trong sử dụng lao động trẻ em không đúng luật pháp quy định sẽ tạo ra rất nhiều nguy cơ và hệ lụy cho sự phát triển lành mạnh của xã hội và tâm lý của trẻ trong tương lai.




__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Đề nghị Yupoong ngưng đuổi người


Đề nghị Yupoong ngưng đuổi người

  • 26 tháng 11 2015
Vụ cháy tại công ty Yupoong (Ảnh cắt từ clip tại hiện trường)
Hai tập đoàn Adidas và Puma đã đề nghị công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Yupoong Việt Nam tạm ngưng đuổi việc gần 1.900 công nhân sau vụ cháy ngày 21/9.

Vụ này xảy ra tại nhà xưởng của Yupoong tại Long Bình, tỉnh Đồng Nai.

Đây là công ty gia công giày dép cho các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như Adidas, Puma và Nike.

Báo Công Lý trong nước tường thuật về sự kiện này vào ngày 11/11 vừa qua: “Nhiều công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Yupoong Việt Nam (Công ty Yupoong – Khu công nghiệp Loteco Long Bình, thành phố Biên Hòa – Đồng Nai) tập trung trước cổng công ty yêu cầu doanh nghiệp giải thích về việc Công ty Yupoong sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng với gần 1.900 lao động.”

Theo tờ báo của Tòa án Nhân dân Tối cao, “bà Nguyễn Thị Út, Chủ tịch Công đoàn Công ty Trách nhiệm hữu hạn Yupoong Việt Nam cho biết: Tổng cộng có 1.867 công nhân ở xưởng 1 và xưởng 2 bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.”

Một số chuyên gia về lao động cho rằng vẫn còn nhiều nghi vấn về vụ hỏa hoạn cần được điều tra thêm. Họ cũng nói các công nhân cáo buộc rằng công ty lấy cớ vụ cháy để sa thải nhân viên, thuê lao động mới trả lương rẻ hơn.

Họ đã đề nghị các đối tác Adidas, Nike và Puma yêu cầu Yupoong tạm ngưng đuổi việc để các công ty khách hàng này đi điều tra sự việc.

''Tự viết đơn nghỉ việc''

Hôm 23/11, giới chức ngoại giao Hoa Kỳ đã đến thăm bà Minh Hạnh tại bệnh viện

Trả lời phỏng vấn của BBC, bà Silvia Raccagni từ tập đoàn Adidas cho biết: "Chúng tôi xác nhận các nhóm vì quyền của người lao động đã yêu cầu Adidas và các thương hiệu quốc tế khác sử dụng nguồn sản xuất từ Yupoong điều tra về tính hợp pháp của đợt cắt giảm lao động tại nhà máy Yupoong tại Đồng Nai."

Trước đó, truyền thông trong nước đưa tin vụ hỏa hoạn tại công ty Yupoong xảy ra lúc 21 giờ 30 đêm 21/9 tại Khu công nghiệp Long Bình, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.

Ngày 18/11, Báo Lao Động trong nước dẫn lời một công nhân trong vụ việc: “Công nhân phải viết đơn xin thôi việc với lý do việc riêng hoặc về quê chứ không được ghi lý do hỏa hoạn. Nếu không viết thế, công ty sẽ gửi thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với từng người”.

Ngày 22/11, công an Đồng Nai bị cáo buộc đã "bắt giữ và đánh đập thô bạo" hai nhà hoạt động vì quyền công nhân là Đỗ Thị Minh Hạnh và ông Trương Minh Đức, khi hai người này đang tư vấn pháp luật cho gần 2.000 công nhân bị mất việc tại ty Yupoong. Dân biểu Úc Chris Hayes đã viết thư đề nghị Đại sứ Úc ở Việt Nam lưu ý vấn đề này.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thursday, November 26, 2015

Bỏ yêu cầu tuyển lao động 'biết tiếng TQ'


http://4.bp.blogspot.com/-YsCxB7DTRBA/UsXqA4wAK9I/AAAAAAAAqV8/Te-Q9SQSdCw/s1600/1501840_10201186760253049_579665398_n.jpghttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhg-I_ktYn7r770DFDC-KQmtCOsZm9XhFFeqSTxa1VljONWPLC4TYU8UrR3OxC-YWZp_-5KzPT9tkyNdCmUTKBvPFdTKiW-Ci6YUBKEBACRcsF2xMLRmbG9UoXfkuTYyjm99MfF_YVusOM/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg

Bỏ yêu cầu tuyển lao động 'biết tiếng TQ'

  • 25 tháng 11 2015
êu cầu tuyển dụng 'lao động biết tiếng Trung' tại Đà Nẵng gây tranh cãi
Sở Lao động-Thương binh-Xã hội TP Đà Nẵng xác nhận đã yêu cầu nhà thầu vụ '300 lao động Trung Quốc' bỏ yêu cầu 'biết tiếng Hoa' gây tranh cãi.

Từ một tuần nay, dư luận xôn xao trước thông tin Ủy ban Nhân dân TP Đà Nẵng cho phép công ty Sichuan Huashi Việt Nam (có công ty mẹ tại Trung Quốc) đưa 300 lao động từ tỉnh Tứ Xuyên qua Đà Nẵng xây khách sạn JW Marriott (ở vị trí đối diện sân bay Nước Mặn). Dự án này do công ty Sliver Shores (có lãnh đạo là người Trung Quốc) làm chủ đầu tư.
Hôm 25/11, trả lời phỏng vấn của BBC, Phó giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Đà Nẵng Nguyễn Văn An cho hay: "Chúng tôi đã đề nghị nhà thầu bỏ yêu cầu tuyển lao động biết tiếng Trung và họ đã chấp nhận. Nhưng việc này không phải vì áp lực dư luận".
Việc tuyển lao động trên tinh thần là tuyển lao động địa phương trước, nếu không đạt yêu cầu mới nhận người Trung Quốc".
Ông An giải thích: "Đợt tuyển này nhắm vào 'lao động kỹ thuật', tức là những người được đào tạo ngành nghề ít nhất một năm hoặc có kinh nghiệm làm việc 5 năm, chứ không phải 'lao động phổ thông'.
Ông từ chối nói thêm về việc nhà thầu viện cớ người lao động nghỉ việc trong dịp Trung thu vừa rồi khiến dự án khách sạn này chậm thi công nên họ phải tuyển người Trung Quốc.

'Chưa cấp phép trường hợp nào'

Cùng ngày, Ủy ban Nhân dân TP Đà Nẵng phát đi thông cáo nói ‘kiểm soát chặt chẽ việc tuyển dụng lao động là người nước ngoài trên địa bàn thành phố’ trong lúc công luận vẫn xôn xao chuyện cho phép 300 lao động Trung Quốc vào làm việc.
Hôm 25/11, thông cáo của Ủy ban Nhân dân TP Đà Nẵng đăng tải trên website của Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Đà Nẵng nêu: “Ngày 8/10/2015, Văn phòng Ủy ban Nhân dân TP Đà Nẵng "giao cho Sở Lao động chủ trì, phối hợp với các đơn vị trên tinh thần tạo điều kiện cho công ty Sichuan Huashi Việt Nam; đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý lao động là người nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng".

Ngày 15/10, công ty Sichuan Huashi cam kết: "Nếu lao động địa phương không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng, đề nghị cơ quan chức năng cho phép sử dụng lao động người nước ngoài để trợ giúp hoàn thành công trình khách sạn JW Marriott của công ty Silver Shores.
Đến nay, Sở Lao động đang triển khai quy trình giải quyết đề xuất của công ty Sichuan Huashi theo đúng quy định tại Nghị định số 102/2013/NĐ-CP và thực tế chưa cấp phép trường hợp nào”.

Thông cáo này nhấn mạnh: “Việc tuyển dụng lao động là người nước ngoài của công ty Sichuan Huashi chỉ được tiến hành sau khi Trung tâm Dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động không tuyển đủ được lao động là người trong nước cho các vị trí việc làm theo đăng ký.
Việc cấp phép cho lao động nước ngoài (cụ thể là Trung Quốc) chỉ thực hiện đối với các vị trí việc làm theo đăng ký không có lao động là người trong nước đảm nhận sau tuyển dụng.
Mỗi đợt tuyển dụng không được tuyển quá số lượng lao động đã đăng ký, lao động của đợt tuyển dụng tiếp theo chỉ được xem xét sau khi toàn bộ số lao động của đợt trước đã xuất cảnh ra khỏi Việt Nam.
Các cơ quan chức năng của thành phố khẳng định đang kiểm soát chặt chẽ quá trình xuất nhập cảnh lao động và việc chấp hành pháp luật của lao động nước ngoài làm việc tại Đà Nẵng”.

'Quyết định quá vội'

Hôm 19/11, ông Nguyễn Xuân Anh, tân Bí thư Thành ủy Đà Nẵng được báo trong nước dẫn lời: "Tôi cũng mới nghe thông tin... chưa có ai báo cáo cho tôi cả. Nhưng tôi thấy vội vàng quá. Cứ từ từ chứ mắc chi vội vàng cho phép đưa 300 người từ Trung Quốc qua? Vội quá! Đến nỗi gì mà mình không có lao động cơ chứ!"


Người đứng đầu Thành ủy ngỏ ý trách: "Những việc như thế này hết sức nhạy cảm, phải xin ý kiến Thường trực Thành ủy. Mà đây đang là thời điểm hết sức nhạy cảm nữa. Làm vội vội vàng vàng như vậy khiến dư luận người ta nói!"
Bình luận của ông cho thấy có sự khập khiễng trong phối hợp giữa lãnh đạo Đảng và chính quyền: "Lẽ ra họ phải trao đổi với tôi một tiếng vì việc này liên quan đến vấn đề an ninh quốc phòng chứ có phải chuyện đùa đâu".

Ông Nguyễn Xuân Anh kết luận: "Tôi rất ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc cũng như các doanh nghiệp FDI vào đầu tư trên địa bàn Đà Nẵng. Lãnh đạo Đà Nẵng luôn tạo điều kiện hết mức có thể họ làm ăn, kiếm lợi nhuận ở đây và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương".

"Tuy nhiên về vấn đề lao động, nói chung chứ không chỉ là lao động Trung Quốc, thì phải xem xét kỹ trên địa bàn có đáp ứng được hay không. Nếu đáp ứng được thì không việc gì cho phép đưa lao động nước ngoài vào mà phải ưu tiên số một giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ."

Khách sạn JW Marriott và một số công trình khác được nói là đang xây dựng gấp để phục vụ hội nghị thượng đỉnh Apec năm 2017.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Tuesday, November 24, 2015

‘Tôi và Sứ quán’ thất vọng với thư ngoại giao


‘Tôi và Sứ quán’ thất vọng với thư ngoại giao

  • 23 tháng 11 2015
Tôi và Sứ quán có hàng ngàn thành viên tham gia từ nhiều nước trên thế giới.
‘Tôi và Sứ quán’, một trang mạng xã hội dân sự, vừa công bố thư trả lời của Bộ Ngoại giao Việt Nam đối với bản Kiến nghị về hoạt động của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Bản Kiến nghị với hàng trăm người ký tên đã được đại diện 'Tôi và Sứ quán' trao tận tay cơ quan này trong buổi làm việc hồi cuối tháng 7/2015 tại Hà Nội.
Kiến nghị này yêu cầu Bộ Ngoại giao Viêt Nam chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải tuân thủ đúng các quy định của Bộ Tài chính và của chính Bộ Ngoại giao như niêm yết công khai biểu phí, thời gian trả kết quả, thu phí và cấp hóa đơn đúng quy định, nhân viên sứ quán phải tuân thủ quy tắc ứng xử do Bộ Ngoại giao ban hành.

'Tôi và Sứ quán', trạng mạng dùng giao diện của facebook và hiện có hơn 10.000 thành viên tham gia, được lập ra cách đây khoảng 6 tháng sau vụ lạm thu ở phòng lãnh sự Việt Nam tại Bỉ dẫn tới việc đại sứ quán này phải kiểm điểm và một nhân viên bị gọi về nước để kỷ luật.


Thư trả lời đại diện ‘Tôi và Sứ quán’ của Trưởng phòng thanh tra Bộ Ngoại giao nói “đã chuyển thư kiến nghị và những phản ánh tới các cơ quan đại diện để rà soát” và “cần liên hệ trực tiếp với các cơ quan đại diện để được giải đáp” nếu có ý kiến thắc mắc.
Trong thông cáo báo chí gửi tới BBC, ban điều hành tổ chức này nói họ và nhiều thành viên hết sức thất vọng với bức thư này.
Nhân viên của quý Bộ lạm thu, vi phạm luật pháp mà quý Bộ lại khuyên chúng tôi liên hệ trực tiếp người lạm thu, vi phạm luật để được giải quyết là sao? Phải chăng mong muốn hoạt động lãnh sự được minh bạch là một đòi hỏi khó đáp ứng?,” thông cáo viết. “Bộ Ngoại giao dường như vừa bỏ lỡ một cơ hội đối thoại văn minh để giải quyết bức xúc của người Việt Nam ở nước ngoài với bức thư trả lời gây thất vọng.

'Đá bóng trách nhiệm'

Lá thư trả lời của Thanh tra Bộ Ngoại giao Việt Nam được đưa lên trang của tổ chức này.
Trả lời BBC qua email, Huy Bình, một đại diện của ‘Tôi và Sứ quán’ cho biết tổ chức này sẽ tiếp tục phổ biến các quy định và cung cấp thông tin thiết yếu giúp từng người biết cách tự bảo vệ quyền lợi khi làm việc với các phòng lãnh sự Việt nam.
“Trước tình trạng lạm thu của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã kéo dài nhiều thập niên và thái độ đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan của Bộ Ngoại giao, chặng đường của các thành viên của chúng tôi đang đi sẽ còn dài.

“Chặng đường đó sẽ được rút ngắn lại nếu những người có trách nhiệm sớm nhận ra rằng thái độ im lặng và đá bóng trách nhiệm trước những phản ánh người thực việc thực với bằng chứng rõ ràng, trước bức xúc của người dân sẽ chỉ làm suy giảm thêm niềm tin đối với các cơ quan đại diện cho nhà nước Việt Nam ở nước ngoài và điều này chắc chắn sẽ tiếp tục gây xói mòn tính chính danh của bộ mặt ngoại giao của Chính phủ Việt Nam.


"Dù sống xa quê hương, nhưng người Việt ở khắp nơi mong mỏi nhìn thấy một đất nước Việt nam phát triển, tiến bộ và mong muốn đóng góp cho tiến trình này. Các thành viên Tôi và Sứ quán mỗi ngày nâng cao hiểu biết, nhận thức về quyền công dân của mình, tham gia giám sát, đóng góp ý kiến trong việc quản lý nhà nước. Đây chính là nền tảng căn bản của một xã hội dân chủ, văn minh và pháp quyền," Huy Bình viết.

Được biết hồi giữa tháng Sáu năm nay, cuộc đối thoại được chờ đợi giữa cộng đồng người Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ liên quan đến vấn đề lạm thu phí lãnh sự, chậm trả giấy tờ và thái độ phục vụ không phù hợp của nhân viên sứ quán cũng đã bị hủy bỏ vào phút chót.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

TPP: Doanh nghiệp Nhà nước phải theo luật chơi quốc tế


TPP: Doanh nghiệp Nhà nước phải theo luật chơi quốc tế

Với việc gia nhập hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, các doanh nghiệp Nhà nước nay phải chấp nhận luật chơi của quốc tế, không thể tiếp tục hoạt động theo kiểu “một mình một chợ” như hiện nay.

Doanh nghiệp Nhà nước đã là một trong những nội dung đàm phán chính của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP ) và cũng là một trong những nội dung đàm phán gay go nhất, bởi vì tại nhiều quốc gia tham gia TPP, đặc biệt là tại Việt Nam, doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn đóng vai trò quan trọng và còn được Nhà nước hỗ trợ rất nhiều.
Chẳng hạn như vào năm 2013, mặc dù chỉ chiếm 0,9% tổng số các doanh nghiệp và chỉ sử dụng 13,5% tổng số nhân công, khối doanh nghiệp Nhà nước vẫn chiếm 32,2% GDP của Việt Nam và 40,4% tổng số vốn đầu tư ngoại quốc thường niên. 
Sau khi đàm phán với các nước khác, đặc biệt là với Hoa Kỳ, Việt Nam đã thông qua một số quy định của hiệp định TPP về doanh nghiệp Nhà nước:
Thứ nhất, các doanh nghiệp Nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường.
Thứ hai, các doanh nghiệp Nhà nước không được nắm vị trí độc quyền, gây ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư.
Thứ ba, các doanh nghiệp Nhà nước phải minh bạch hóa một số thông tin như tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, báo cáo tài chính ...
Thứ tư, Nhà nước không được trợ cấp quá mức cho các doanh nghiệp Nhà nước, gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích của nước khác.
Các nghĩa vụ nói trên được áp dụng đối với các doanh nghiệp Nhà nước mà tại đó Nhà nước nắm giữ hơn 50% vốn điều lệ. Tuy nhiên, chỉ khi các doanh nghiệp này có doanh thu vượt quá một ngưỡng nhất định thì mới chịu sự điều chỉnh của hiệp định.
Mặt khác, khi đàm phán, Việt Nam đã được chấp nhận yêu cầu loại trừ các doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến quốc phòng và an ninh ra khỏi phạm vi áp dụng của hiệp định TPP. Chính phủ Việt Nam vẫn hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước, nhưng sẽ không tới mức “gây bất bình đẳng lớn và ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại, đầu tư giữa các nước tham gia TPP”.
Mặt khác, tuy đồng ý minh bạch thông tin về doanh nghiệp Nhà nước khi có yêu cầu, nhưng Việt Nam loại trừ cung cấp các thông tin được xem là “ảnh hưởng tới quốc phòng - an ninh” hoặc “thuộc phạm vi bí mật kinh doanh của doanh nghiệp”.
Ngoài ra, khi đàm phán song phương về TPP, Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đã đạt một thỏa thuận riêng về doanh nghiệp Nhà nước. Cụ thể, hai bên đã thỏa thuận những gì, sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn với tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, trả lời RFI từ Hà Nội: 
TS Lê Đăng Doanh 20/11/2015 Nghe
Tuy Việt Nam được miễn trừ thực hiện một số quy định, hiệp định TPP chắc chắn sẽ thúc đẩy tiến trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam, đặc biệt là tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp này. Mặc dù cải tổ doanh nghiệp Nhà nước là một trong ba cột trụ của tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế được thi hành từ năm 2012, nhưng tiến trình này hiện nay vẫn còn rất chậm so với dự kiến, một phần là do điều kiện thị trường không thuận lợi và do có sự chống đối từ một số lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước.
Mặc dù trong thời gian qua, chính phủ Việt Nam đã nỗ lực đẩy nhanh việc tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước, nhưng rất có thể sẽ không đạt được chỉ tiêu đề ra cho kế hoạch 2011-2015. Trong báo cáo công bố ngày 13/11/2015, Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, dự kiến trong giai đoạn 2011-2015, cả nước sẽ chỉ cổ phần hóa được 459 doanh nghiệp, tức là chỉ hoàn thành 90% kế hoạch đề ra cho việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, tiến độ thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước đã được đẩy nhanh nhưng số lượng DN phải hoàn thành cổ phần hóa trong 2 tháng cuối năm vẫn còn khoảng 20% kế hoạch 2011 - 2015.
Mặt khác, trong chiều hướng cải cách doanh nghiệp Nhà nước, nhiều tập đoàn, tổng công ty phải thoái vốn ra khỏi các lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành như bất động sản, bảo hiểm, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, để tập trung vào lĩnh vực của mình. Nhưng cho tới nay, tỷ lệ thoái vốn ngoài ngành chỉ mới đạt được 37%.
Dù sao, một khi đã vào TPP, Việt Nam sẽ không có con đường nào khác là phải tăng tốc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Nhưng một khi các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa, thì còn phải đổi mới cách thức quản trị các doanh nghiệp này để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác ở Việt Nam cũng như với các doanh nghiệp ở những nước khác trong TPP.
Nói tóm lại, qua việc thúc đẩy cải cách doanh nghiệp Nhà nước, hiệp định TPP sẽ kéo Việt Nam đi sâu hơn vào cơ chế thị trường, mà đây là kinh tế thị trường thật sự, chứ không phải là nửa vời theo kiểu “ thị trường xã hội chủ nghĩa”.
Financial Times: Nợ xấu của Việt Nam cao hơn mức chính thức
Một vấn đề khác cũng liên quan đến cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam, đó là vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, mà theo nhật báo tài chính của Anh Financial Times, nợ xấu này cao hơn mức mà chính phủ Hà Nội công bố. Đó là ghi nhận của tờ báo này trong một bài báo đăng trên mạng ngày 16/11/2015.
Chính phủ Việt Nam khẳng định đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề nợ xấu và đã công bố tỷ lệ nợ xấu nay đã giảm xuống còn 2,9% tổng số các khoản cho vay, so với mức 4,2% của tháng 12/2012.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện đang cố cắt giảm số lượng ngân hàng từ 40 xuống còn 15 trong thời gian 2 năm, bằng cách buộc các ngân hàng có vốn mạnh hơn lấy lại các ngân hàng yếu kém. Ngoài ra, chính phủ Việt Nam cũng đã lập Công ty Quản lý Tài sản VAMC, để xử lý các nợ xấu, nhằm giảm bớt tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống tài chính.
Nhưng theo Financial Times, gốc rễ của vấn đề nợ xấu của Việt Nam vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Sự sụt giảm trong các số liệu chính thức về nợ xấu phần lớn chỉ là do các khoản nợ xấu được chuyển từ nơi này qua nơi khác. Vào năm 2014, các cơ quan xếp hạng tín nhiệm tài chính vẫn thẩm định tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam là khoảng 15%.
Tờ nhật báo tài chính của Anh nhắc lại rằng các vấn đề của hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt nguồn từ đầu thập niên 2000 với việc đẩy mạnh tự do hóa nền kinh tế, kéo theo mức tăng tín dụng trung bình hơn 25% một năm.
Phần lớn các khoản cho vay là dành cho các doanh nghiệp Nhà nước. Các công ty này chiếm từ 60 đến 70% nguồn tín dụng. Một phần quan trọng nợ xấu là nằm trong ngành kinh doanh địa ốc và các lĩnh vực ngoài ngành của các doanh nghiệp Nhà nước. Nhưng do có quá nhiều công ty có liên quan và do thiếu minh bạch thông tin, rất khó thẩm định chính xác tổng số nợ xấu trong các doanh nghiệp này.
Theo Financial Times, các giải quyết hợp lý đối với những ngân hàng không thể gánh nổi các món nợ xấu, đó là để cho các ngân hàng này phá sản, nhưng chính phủ Việt Nam không để cho chuyện đó xảy ra vì sợ những tác động kinh tế và xã hội.
Hơn nữa, theo tờ báo này, có quá nhiều nhóm lợi ích có liên hệ với Đảng Cộng sản, vì sợ mất quyền lợi, nên đang cố ngăn chận những nỗ lực nhằm cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam. Financial Times cho rằng vấn đề nợ xấu ở Việt Nam trên thực tế là biểu hiện của một khủng hoảng sâu sắc hơn về thể chế, gây khó khăn cho việc cải tổ một cách triệt để, bất kể là nhân vật nào sẽ lên lãnh đạo Việt Nam sau kỳ Đại hội Đảng vào năm tới.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Monday, November 23, 2015

Nhà cầm quyền CSVN tiếp tục cướp đất đan viện Thiên An, Huế



 
From: Quyet Nong < 

Nhà cầm quyền CSVN tiếp tục cướp đất đan viện Thiên An, Huế













Phóng viên FNA (Free News Agency) - ...Tất cả mọi diễn biến xa gần trong hơn 15 năm cho thấy nhà cầm quyền CSVN từ trung ương tới địa phương quyết tâm chiếm cho bằng được toàn bộ tài sản của đan viện Thiên An... Trong toàn bộ vụ việc này, ngoài việc cướp đất của một cộng đoàn tôn giáo - nhân danh nguyên tắc luật pháp bất công ngang ngược - “mọi tài nguyên đất đai tại VN đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước” - để kinh doanh lấy tiền, chia nhau bỏ túi, nhà cầm quyền còn hy vọng rằng với việc xây dựng “khu du lịch sinh thái tổng hợp cao cấp, bao gồm trung tâm hội nghị, khu du lịch spa, nhà hàng, nghỉ dưỡng lưu trú, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, công viên vui chơi giải trí và cắm trại ngoài trời”, tất cả vây chặt đan viện ở giữa, các đan sĩ sẽ không còn bầu khí tĩnh lặng lẫn trong sạch để sống đời tu trì và sẽ phải bỏ đi xa hơn, vào trong rừng sâu chẳng hạn. Lúc ấy thì “toàn bộ sẽ về ta!”...

*

Ngày 05-11-2014, tức cách đây hơn một năm, người ta đọc thấy trên trang Thừa Thiên Huế online (1) mẩu tin như sau: 

“Phê duyệt chi tiết xây dựng Khu du lịch hồ Thủy Tiên. 05/11/2014 

(TTH) - UBND tỉnh vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch hồ Thủy Tiên tại xã Thủy Bằng (Hương Thủy) với quy mô diện tích đất trên 63 ha.

Đây sẽ là khu du lịch sinh thái tổng hợp cao cấp, bao gồm trung tâm hội nghị, khu du lịch spa, nhà hàng, nghỉ dưỡng lưu trú, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, công viên vui chơi giải trí và cắm trại ngoài trời. Cơ cấu sử dụng đất cho khu du lịch này được bố trí 30% xây dựng các công trình kiến trúc và 70% là cây xanh, mặt nước, giao thông. Công ty TNHH HACO Huế và các cơ quan liên quan thực hiện những nhiệm vụ đúng chuyên trách theo quy hoạch được phê duyệt”.

Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên, tại hồ Thủy Tiên thuộc xã Thủy Bằng, người ta xây dựng khu du lịch sinh thái. Giở lại báo mạng cũ (2), ngay từ năm 2004, người ta đã đọc thấy: 

“Khánh thành khu giải trí Thiên An - Thủy Tiên. 07/06/2004

TS (Thừa Thiên-Huế) - Hôm qua (6-6), tại Huế đã tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi giải trí Thiên An - Thủy Tiên giai đoạn 1. Công trình này tọa lạc tại hồ Thủy Tiên, giữa đồi Thiên An - một rừng thông rộng lớn, nằm cách trung tâm TP Huế chừng 4km - do Công ty du lịch Cố Đô làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí khoảng 38 tỉ đồng.

Bắt đầu thi công từ tháng 3-2001, giai đoạn 1 này bao gồm các hạng mục chính như: nhà thủy cung, hệ thống cầu đường, cổng chào, đường dạo, dải cây xanh, quảng trường, sân khấu ngoài trời, hệ thống phục vụ các trò chơi trên nước... Khu vui chơi này sẽ trở thành điểm giải trí quan trọng phục vụ du khách trong dịp Festival Huế 2004”.

Cổng vào Khu vui chơi giải trí. Hình chụp tháng 01-2008

Nhà rồng, công trình chính trong Khu vui chơi giải trí, 
nằm giữa hồ Thủy Tiên. Chụp 01-2008

Khu giải trí tọa lạc tại hồ Thủy Tiên giữa đồi Thiên An này, như tên gọi cho thấy và dân Thừa Thiên-Huế đều biết, là công trình xây dựng trên phần lớn đất cướp đoạt của đan viện Thiên An (xin xem bản đồ bên dưới). 

Toàn bộ đất đai của đan viện là 108ha, được mua và cấp hợp pháp từ năm 1940. Thế nhưng ngày 27-4-2000, chủ tịch huyện Hương Thuỷ dẫn đầu phái đoàn chính quyền đến đan viện và đọc cho các tu sĩ nghe Quyết định 1230/QĐ-TTg ngày 24-12-1999 của Thủ tướng Chính phủ, thu hồi 495.929m2 (50 ha) đất giao cho Công ty Du lịch Cố Đô-Huế xây dựng trung tâm vui chơi giải trí. Sau khi tìm hiểu, đan viện biết được Quyết định thu hồi đó căn cứ theo Đề nghị ngày 22-11-1999 của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế (với Hồ Xuân Mãn bí thư cùng Nguyễn Xuân Lý chủ tịch lúc ấy) và Tờ trình của Tổng cục Địa chính ngày 10-12-1999. Trong cả hai văn bản này, đối tượng bị thu hồi không có chủ sở hữu là đan viện Thiên An, và hiện trạng sử dụng đất bị thu hồi không có đất tôn giáo.

Ngày 26-03-2001 Công ty Du lịch Cố Đô khởi công xây dựng khu vui chơi giải trí. Theo quan sát của các đan sĩ, hôm đó có 5 xe U-oát (UAZ) chất đầy công an hình sự và rất nhiều CA chìm đi xe mô-tô dàn ra bảo vệ cho lễ động thổ.

Ngày 29-04-2001, trong tinh thần hiệp thông, 37 linh mục Tổng giáo phận Huế đã gởi đến Linh mục Stêphanô Huỳnh Quang Sanh, Bề trên Ðan viện Thiên An bức thư:

“Kính thưa Cha. Sau khi đọc văn thư của Ðan viện Thiên An đề ngày 30-03-2001 gởi Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi, anh em linh mục Tổng Giáo phận Huế, nhận thấy: 1). Vùng đất mà Công ty Du lịch Cố Ðô chiếm đoạt để khởi công xây dựng Trung tâm Vui chơi Giải trí, là vùng đất thuộc quyền tư hữu của Ðan viện Thiên An. 2). Ðan viện Thiên An đã nhiều lần viết nhiều văn thư gởi đến Chính quyền các cấp, trong tinh thần kiên nhẫn và tôn trọng pháp luật. Nhưng hiện giờ, Công ty Du lịch vẫn được tiếp tục sử dụng vùng đất của Ðan viện Thiên An, như thế là Chính quyền xâm phạm quyền tư hữu và làm sai luật pháp. Vậy chúng tôi viết thư nầy để hiệp thông với Ðan viện Thiên An và chúng tôi nhất trí với những kiến nghị của Ðan viện Thiên An gởi lên Thủ tướng như trong văn thư đề ngày 30-03-2001”. 


Ngày 06-06-2002, chính quyền trung ương ban hành Quyết định 577/QĐ-XKT của Tổng Thanh tra Nhà nước, để lấy sạch đất đai của dòng Thiên An, chỉ chừa lại cho đan viện 54.862m² đất (5 ha rưỡi) gồm: nguyện đường, tu viện và vườn cam (xem bản đồ trên). Nguồn gốc của Quyết định đó chính là Báo cáo mật mang số 24/BC-UB có nội dung xuyên tạc, chụp mũ, vu khống với ý đồ cướp bóc đất đai tài sản của đan viện cách trắng trợn, được UBND tỉnh TT-Huế gởi cho chính quyền trung ương hơn một năm trước, vào ngày 20-02-2001.

Thấy không được lắng nghe, bị áp bức quá đáng và bị tước đoạt oan ức, ngày 29-6-2002, đan viện phụ dẫn đầu đoàn gồm 8 đan sĩ ra Hà Nội, đến Phủ Thủ tướng đệ đơn Khiếu nại Khẩn cấp lần 2, yêu cầu huỷ bỏ Quyết định 577/QĐ-XKT và xem xét lại vụ việc khiếu kiện của đan viện. 

Dĩ nhiên trung ương toa rập với địa phương như trong hầu hết các vụ cướp đất toàn cõi nước Việt. Trung tâm vui chơi giải trí tiếp tục được xây dựng, song hành với sự gia tăng quấy rối phá hoại từ đội ngũ thi công của Công ty trên cơ sở vật chất của đan viện.

Như để xoa dịu, UBND tỉnh đưa ra kế hoạch giao 11ha rừng thông cho Đan viện, nhưng với hình thức nhận khoán lại của lâm trường Tiền Phong (là một đơn vị nhà nước vốn đã ngang nhiên chiếm dụng toàn bộ rừng thông của đan viện ngay từ năm 1975), nghĩa là làm công nhân cho họ, trong khi từ trước đến nay Đan viện không thừa nhận tính hợp pháp của việc lâm trường này quản lý rừng thông Thiên An. Và các tu sĩ vẫn tiếp tục phản kháng.

Chưa hết. Ngày 24-5-2005, Đan viện gởi văn thư thông báo cho UBND xã Thuỷ Bằng sẽ sửa chữa con đường nhựa dài 700m (đường nội bộ) đã bị hư hại nhiều do xe tải hạng nặng của Công ty Du lịch Cố Đô gây nên khi xây dựng khu vui chơi giải trí. Tuy nhiên nhà cầm quyền đã ngang ngược ra điều kiện là muốn sửa chữa thì phải chấp nhận con đường đó như đường liên thôn, thuộc quyền quản lý của nhà nước theo Công văn số 168/UBND ngày 20-7-2005 của Chủ tịch UBND huyện Hương Thuỷ.

Thế nhưng, thiên bất dung gian, Trung tâm vui chơi giải trí Thiên An-Thủy Tiên, sau khi hoạt động được vài năm, đã lâm vào tình trạng ế ẩm và lỗ lã. Vé vào cổng chính và vào nhà Rồng mỗi nơi đã từ 50.000 đồng giảm xuống còn 15.000 đồng nhưng chẳng mấy ai thèm đến. Người dân ở Thừa Thiên-Huế biết rằng đến vui chơi giải trí ở đó là đồng lõa với tội ác: tội cướp giật đất đai của những người tu hành và tội phá tan bầu khí thiêng liêng thanh thoát của một tu viện. Thành thử công ty Du lịch Cố Đô đã phải bán nó cho công ty HACO Huế (có giấy phép kinh doanh từ 2009, Địa chỉ: thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên, Huế).

Công ty mới này - được UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế (với Lê Trường Lưu bí thư và Nguyễn Văn Cao chủ tịch) hỗ trợ và phê duyệt- dự định biến khu vui chơi giải trí thành khu du lịch hồ Thủy Tiên với quy mô diện tích đất lớn hơn, trên 63 ha, gồm nhiều hạng mục như đã nói trên kia, với vốn đầu tư ban đầu hơn 70 tỷ đồng. 

Riêng lâm trường Tiền Phong, hiện đổi thành Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong, thì ngoài chuyện chiếm dụng rừng thông Thiên An và ngôi trường Thánh Mẫu 14 gian của đan viện từ 40 năm qua, với nhiều lần để xảy ra những vụ xâm lấn đất đai lẫn cháy rừng, nay lại muốn chiếm luôn đồi Thánh Giá và đồi Đức Mẹ vốn nằm trong rừng thông Thiên An nhưng khá gần khuôn viên đan viện. 

Đồi Thánh Giá có tên như thế là vì hàng chục năm trước, các đan sĩ đã dựng một tượng đài Thánh giá lớn, bằng xi-măng cốt sắt tại đây. Nhưng hiện nay, ngay dưới chân Thánh giá, nhà cầm quyền đã chiếm một khu đất để xây dựng cơ quan nhà nước với lý do chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho việc Huế được nâng lên hàng Thành phố trực thuộc Trung ương. (Theo trang mạng GNsP - “Tin Mừng Cho Người Nghèo” ngày 04-06-2015), 

Cũng theo trang mạng này, nhiều động thái gần đây của nhà cầm quyền Tp. Huế cho thấy họ đang có dự tính bán Đồi Đức Mẹ, diện tích khoảng 30 hécta, cho một công ty du lịch Đài Loan để xây dựng khu biệt thự nghỉ mát. Như tên gọi, đây là nơi có tượng đài Đức Mẹ Maria mà vài chục năm trước, nhà dòng đã xây dựng. Mới đây, trước âm mưu của nhà cầm quyền, các đan sĩ phải dựng tạm một mái tôn lên tượng đài với lý do che mưa nắng, nhưng thật ra là muốn gióng lên những tiếng kêu yếu ớt của mình để bảo vệ di sản từ bao thế hệ. Mỗi Chúa nhật, một linh mục từ đan viện đến cử hành thánh lễ tại đây cho giáo dân quanh vùng. Thế là nhà cầm quyền đến phá rối với lập luận đây không phải là nơi thờ tự đã được cấp giấy phép. Bất chấp những lời đe dọa, có khoảng 30 giáo hữu vẫn đến tham dự Thánh lễ Chúa nhật tại nơi này. Chưa hết, nhà cầm quyền còn dựng nên những căn lều tạm chung quanh đó với lý do phòng cháy chữa cháy nhưng thực chất là lấn chiếm dần dần Đồi Đức Mẹ. 


Đó là chưa kể vào các năm 2010-2011, địa phương còn dung túng cho một số cư dân đến dựng tại rừng thông Thiên An (không xa Đồi Đức Mẹ và Tu viện) những “lều sung sướng” cho thanh niên nam nữ từ thành phố Huế lên thuê để làm chuyện hành lạc tội lỗi, khiến ô nhiễm trầm trọng bầu khí tu viện. Sau nhờ các tu sĩ phản đối kịch liệt, nhà cầm quyền mới ra tay dẹp bỏ. 


Gần đây, vào sáng ngày 08-10-2015, nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế lại huy động khoảng 100 công an mặc thường phục lẫn sắc phục cùng quần chúng tự phát đến ‘bảo kê’ cho công ty lâm nghiệp Tiền Phong và công ty TNHH Haco Huế dứt khoát lấy khu đất đồi Đức Mẹ.

Nghe tin dữ, các đan sĩ từ tu viện tràn xuống. Phía chính quyền yêu cầu đan viện dẹp bỏ mái tôn che mưa nắng cho tượng Đức Mẹ và di dời tượng, lấy cớ đó là làm sai pháp luật. Họ còn xúi nhiều phụ nữ thuộc Hội phụ nữ mắng mỏ rủa sả các vị tu hành. Nhưng các vị này cương quyết giữ vững lập trường, không tháo gỡ cũng chẳng di dời. Thấy chẳng làm gì được, nhà cầm quyền chơi trò dựng thêm lều chung quanh, gọi là để “phòng cháy chữa cháy trong trong mùa này là mùa dễ cháy rừng” (đang khi thực ra tại Thừa Thiên-Huế bắt đầu mùa dông bão). Mục đích cũng chỉ để theo dõi, hăm dọa, lấn dần. (Theo GNsP 8-10-2015). 


Mới đây, hôm 06-11-2015, đan viện Thiên An nhận được một “Thông báo về việc hợp đồng bảo vệ rừng giữa công ty lâm nghiệp Tiền Phong và công ty dịch vụ Vân Hải” cùng với văn bản “Hợp đồng cung ứng dịch vụ bảo vệ” vốn đã ký kết vào ngày 25-10-2015.


Theo hợp đồng này, bên A (Tiền Phong) yêu cầu bên B (Vân Hải) cung cấp 15 nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp, để làm các việc như sau: (1) bảo vệ tài sản gồm rừng, đất rừng tại khoảnh 3, khoảnh 4 Tiểu khu 153, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh TT-Huế; (2) ngăn chặn và xử lý các vụ việc vi phạm trong phạm vi được giao bảo vệ; (3) tháo dỡ, di dời các vật dụng, công trình xây dựng trái phép trên đất được hợp đồng bảo vệ; (4) tham gia xử lý các vụ việc có liên quan trong phạm vi được hợp đồng bảo vệ khi có yêu cầu của bên A, thời gian 24/24h. 

Hiển nhiên, hợp đồng này nhắm đến đất đai lẫn nhân sự của đan viện Thiên An. Lập tức các đan sĩ đã gởi “Thư báo” đến công ty dịch vụ Vân Hải (xem dưới), một đàng vừa khen ngợi nghề nghiệp lẫn công việc của 15 nhân viên bảo vệ, đàng khác vừa soi sáng lương tri và nhắc nhở lương tâm của những con người thuộc công ty dịch vụ này, cho họ thấy là họ đang tham gia vào hành động sai trái, vi phạm pháp luật, chà đạp đạo đức của công ty Tiền Phong. Đây lại thêm một lần nữa cho thấy nhà cầm quyền muốn ném đá giấu tay, bao che lũ ăn cướp và hợp pháp hóa việc dùng vũ lực đối với các tu sĩ chân yếu tay mềm. 


Kết luận 

Tất cả mọi diễn biến xa gần (hơn 15 năm nay) như vừa trình bày cho thấy nhà cầm quyền Cộng sản VN từ trung ương tới địa phương quyết tâm chiếm cho bằng được toàn bộ tài sản của đan viện Thiên An, bất chấp bài học từ trời cao (có thể nói như vậy) là sự thất bại thê thảm của khu vui chơi giải trí Thiên An-Thủy Tiên. Thật ra, trong toàn bộ vụ việc này, ngoài việc cướp đất của dân lành (trường hợp này là một cộng đoàn tôn giáo) nhân danh nguyên tắc luật pháp bất công ngang ngược (“Mọi tài nguyên đất đai tại VN đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước”) để kinh doanh lấy tiền, chia nhau bỏ túi, nhà cầm quyền còn hy vọng rằng với việc xây dựng “khu du lịch sinh thái tổng hợp cao cấp, bao gồm trung tâm hội nghị, khu du lịch spa, nhà hàng, nghỉ dưỡng lưu trú, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, công viên vui chơi giải trí và cắm trại ngoài trời”, tất cả vây chặt đan viện ở giữa, các đan sĩ sẽ không còn bầu khí tĩnh lặng lẫn trong sạch để sống đời tu trì và sẽ phải bỏ đi xa hơn, vào trong rừng sâu chẳng hạn. Lúc ấy thì “toàn bộ sẽ về ta!”. 

Nhưng liệu ý đồ xóa sạch một tụ điểm tinh thần rạng ngời không chỉ đối với người Công giáo mà còn đối với cả lương dân Thừa Thiên-Huế, phá tan một nơi chốn còn lưu lại dấu vết, công lao, xương cốt của bao thế hệ đan sĩ vốn đã vừa xây dựng một môi trường tâm linh, vừa kiến tạo một môi trường sinh thái (thậm chí với cả máu như hai linh mục đan sĩ người Pháp là David Urbain và Guy de Compiègne vốn đã bị Việt cộng giết năm Mậu Thân 1968), ý đồ thâm hiểm đó có thành tựu được chăng? 

Dẫu sao, trong lúc này, đan viện Thiên An cần sự hỗ trợ của tất cả mọi tín đồ Công giáo cũng như của bất cứ ai yêu chuộng công lý và sự thật. Xin hãy cùng nhau lên tiếng tố cáo bàn tay tội ác, đúng hơn bàn tay quỷ dữ đang muốn tiêu diệt giá trị tinh thần và niềm tin tôn giáo! 

Phóng viên FNA (Free News Agency) tường trình từ Huế ngày 21-11-2015

Chú thích:





__._,_.___

Posted by: <vneagle_1


Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official26/3/2024

My Blog List