Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, October 22, 2016

‘Nhóm cá mập’ Bộ Công Thương tiếp tục hoành hành


‘Nhóm cá mập’ Bộ Công Thương tiếp tục hoành hành

22.10.2016

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh (giữa) tại lễ đón Thủ tướng Lào tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội, ngày 15/52016. (Ảnh minh họa)
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh (giữa) tại lễ đón Thủ tướng Lào tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội, ngày 15/52016. (Ảnh minh họa)
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
Chỉ “nghỉ xả hơi” khoảng 5 tháng sau Đại hội XII và giữa hai lần bầu bán cùng tuyên thệ không mệt mỏi của “tam trụ”, nhóm lợi ích Bộ Công Thương lại quẫy đạp đùng đùng khiến dư luận xã hội phải liên tưởng đến hình ảnh hàm răng sắc nhọn đặc biệt của loài cá mập trắng ăn thịt người ở vùng biển Caribê.
Ngay sau khi Bộ Công Thương có bộ trưởng mới là ông Trần Tuấn Anh, một nhân vật “đặc biệt” vì là con ruột ông Trần Đức Lương, cựu chủ tịch nước, cơ quan này đã gây nhiều bất ngờ khiến dư luận phẫn nộ.
‘Đi đêm’ và ‘bế vào quy hoạch’
Bất ngờ đầu tiên là có nhiều dấu hiệu cho thấy Bộ Công Thương “đi đêm” với Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen và cố ý làm trái để dự án thép Hoa Sen - Cà Ná của doanh nghiệp này được “bế” vào quy hoạch, trong lúc trước đó dự án này không hề nằm trong danh sách quy hoạch đó. Cú “đi đêm” này lại diễn ra trong bối cảnh việc xử lý hậu quả của vụ Formosa Hà Tĩnh vẫn cực kỳ tắc trách và dư luận kịch liệt lên án những hậu quả nặng nề không tránh khỏi về môi trường và môi sinh của dự án thép Hoa Sen - Cà Ná.
Không chỉ là con ruột của cựu Chủ tịch nước Trần Đức Lương, tân Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh còn là anh em cột chèo với Chủ tịch tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ - người đã đi vào lịch sử với câu nói “Ngu gì không làm thép!”.
Việt Nam đang đứng trước khúc quanh lịch sử với câu nói cửa miệng bi thiết của dân gian “Cả nhà làm quan, cả họ làm cướp”, trước tình trạng từ Bắc chí Nam đầy rẫy cảnh con ông cháu cha được bổ nhiệm vì “hót hay nhảy giỏi”.
Cảnh hoàng hôn chế độ lại đang bị nhuộm thêm màu tối Formosa. Nếu có thêm một “biển chết” nữa ở Nam Trung bộ là Ninh Thuận do nhà máy thép Cà Ná của Tập đoàn Hoa Sen gây ra, thì sẽ là quá đủ để người dân đào mồ chôn quan chức. Khi đó sẽ không một quan chức nào, từ Thủ tướng Phúc đến Chủ tịch Quang và cả Tổng Bí thư Trọng, có thể cứu được Trần Tuấn Anh và “danh gia họ Trần”.
Giá điện ăn cướp
Bất ngờ thứ hai liên tiếp là Bộ Công Thương vừa tung ra một dự thảo mở rộng thẩm quyền quyết định việc tăng giá điện, từ chỗ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không được quyết định (theo Quyết định 69 của Chính phủ) đến chỗ EVN được chủ động quyết định tăng đến 20% giá điện mỗi năm; đồng thời thẩm quyền của Bộ Công Thương cũng tăng tương ứng từ chỗ được quyết định tăng tối đa 20% mỗi năm lên đến 40% mỗi năm.
Cần nhắc lại, trước đây giá điện bình quân tăng từ 3% đến 5% thì thẩm quyền quyết định thuộc về Bộ Công Thương. Nếu giá điện bình quân tăng trên 5% thì thẩm quyền quyết định thuộc về Thủ tướng Chính phủ.
Trong những năm thuộc “triều đại Nguyễn Tấn Dũng”, EVN và Bộ Công Thương đã liên tục tung ra những chiến dịch tăng giá điện để “bù lỗ vào dân”. Nguồn cơn của những chiến dịch bù lỗ này là EVN đã đầu tư vào bất động sản, chứng khoán và bảo hiểm mà đã tạo nên núi lỗ đến hơn 30.000 tỷ đồng vào những năm 2007-2008.
Từ nhiều năm qua, EVN lại là một tác nhân gây “nợ máu” cho tuyệt đại đa số dân chúng Việt Nam bởi “thú tính” tăng giá điện bất chấp dân sinh. Chỉ riêng năm 2015, giá điện bình quân đã tăng gần 13%, giúp doanh thu của tập đoàn tăng đến 18,5% so với năm 2014, giúp cho doanh nghiệp này giảm được một phần số lỗ của mình.
Nhưng giảm lỗ và bù lỗ chưa đủ. Từ hàng chục năm qua, EVN đã nhập khẩu điện từ Trung Quốc với giá gấp ba lần giá điện sản xuất trong nước, bất chấp công suất sản xuất điện trong nước bị thừa thãi.
Được “bảo kê” bởi cơ quan chủ quản là Bộ Công Thương với bộ trưởng trước Trần Tuấn Anh là Vũ Huy Hoàng, hồ sơ “tội ác” của EVN đã dày quá khổ, không chỉ bởi quá nhiều lần tăng giá điện vô tội vạ, vét sạch túi tiền vốn đã cạn kiệt của người dân, mà hành vi cực kỳ nhẫn tâm còn diễn ra vào mùa mưa bão cuối năm 2013: tập đoàn này hoàn toàn vô trách nhiệm khi để 15 nhà máy thủy điện đồng loạt xả lũ lên đầu người dân vùng rốn Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Đắc Lắc… gây ra cái chết cho hơn 50 mạng người. Tuy nhiên, toàn bộ vụ thảm sát này đã bị đẩy vào bóng tối, còn giới truyền thông đã bị cơ quan tuyên giáo bóp nghẹt, y hệt việc gần đây Ban Tuyên giáo trung ương đã áp dụng “tự do báo chí” đến mức thẳng tay cấm đoán các tờ báo nhà nước không được đề cập đến dự án thép Cà Ná của Tập đoàn Hoa Sen.
Vào năm 2014, một cuộc thanh tra của Tổng thanh tra chính phủ đã phát hiện không ít khuất tất trong hạch toán giá thành của EVN, trong đó tập đoàn này đưa cả việc xây dựng khách sạn và hồ bơi vào giá để “thanh toán” với nhân dân. Những tưởng vụ việc sẽ được làm rõ trắng đen, nhưng qua một thời gian, giới quan chức của hai bộ Tài chính và Công thương lại vẫn ung dung mở ra lối thoát cho EVN. Cuối cùng, vụ việc này đã hoàn toàn chìm xuồng.
Tàn hại dân sinh
Giờ đây năm cùng tháng tận, mối câu kết giữa các nhóm cá mập thuộc Bộ Công Thương đang một lần nữa ngóc đầu để tàn hại dân sinh.
Cùng với EVN, Petrolimex (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) thuộc quyền chủ quản của Bộ Công Thương lại đang vô cớ tăng giá vào những ngày này. Sau EVN, Petrolimex cũng là một “sát thủ” với việc quăng lên đầu dân chúng món lỗ 10.000 tỷ đồng từ chiến dịch đầu tư vào bất động sản và chứng khoán trước đây.
Trong lúc đó, một phép tính đơn giản của “chiến lược ngành điện” đã cho thấy để thu hồi được toàn bộ thất thoát do đầu tư trái ngành, EVN có thể sẽ phải tăng giá liên tục trong… 10 năm nữa!
EVN nằm trong nhóm các doanh nghiệp có nhiều khả năng nhất tác động đến dân sinh có thể làm dân chúng nổi loạn ở Việt Nam. Nhưng cho đến nay, cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng vẫn đang ung dung “chữa bệnh” mà chưa thấy có dấu hiệu nào sẽ phải ra trước tòa án pháp luật và tòa án của những oan hồn.
Không có gì bảo đảm là dân chúng Việt Nam sẽ đủ sức chịu đựng sự hành hạ của EVN trong 10 năm tới. Không có gì chắc chắn là xã hội Việt Nam sẽ không “biến chứng” như đất nước Bungaria vào đầu năm 2013 khi hàng chục ngàn người dân ùa xuống đường, rốt cuộc đã làm cho toàn bộ chính phủ phải từ chức.
“Chính phủ kiến tạo” lại đang tiếp tục phạm hàng loạt sai lầm. Sau sai lầm khủng khiếp cố ý đơn phương thỏa thuận với Tập đoàn Formosa để đền bù 500 triệu USD cho ngư dân, hình như chính phủ này đang để mặc cho các “nhóm cá mập” trong Bộ Công Thương hoành hành dữ dội. Bằng chứng mới nhất và vô nhân đạo nhất là vụ xả lũ đột ngột của Thủy điện Hố Hô vừa xảy ra, giết chết đến hai chục mạng dân nghèo ở Hương Khê, Hà Tĩnh, còn đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương đã “làm việc” với đơn vị thủy điện này và kết luận lập lờ rằng “đáng lẽ Thủy điện Hố Hô có thể làm tốt hơn”!
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
  • 16x9 Image

Phạm Chí Dũng

Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'. 

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, October 21, 2016

Gạo Việt Nam CS đứng trước nguy cơ bị cấm nhập cảng vào Mỹ.

Gạo Việt Nam CS đứng trước nguy cơ bị cấm nhập cảng vào Mỹ.

Thứ Ba, ngày 04/10/2016 08:35 AM (GMT+7)
Trong thời gian qua, hàng nghìn tấn gạo của Việt Nam CS xuất cảng sang thị trường Mỹ, đã bị trả về do dư lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật trong gạo vượt mức giới hạn cho phép theo quy định của Mỹ.
Ảnh minh họa.
Theo nguồn tin từ trang cảnh báo của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), được Hiệp hội Lương thực Việt Nam CS (VFA) dẫn lại cho biết: chỉ tính riêng trong 4 tháng đầu năm 2016, đã có 95 container (tương đương với hơn 1.700 tấn) gạo của Việt Nam CS bị trả về, chủ yếu là gạo thơm jasmine, gạo tấm jasmine, gạo lứt, và gạo trắng chất lượng cao.
Qua kiểm tra, FDA kết luận có 8 hoạt chất có trong gạo Việt Nam CS khi xuất sang Mỹ vượt mức giới hạn cho phép. Tuy nhiên, cả 8 hoạt chất đều có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam CS. Còn tại Mỹ, có 5 hoạt chất chưa có quy định giới hạn cho phép đối với hoạt chất bảo vệ thực vật trên thực phẩm.
FDA cũng cho biết thêm, tính từ năm 2012 đến tháng 8.2016, đã có tổng số 16 doanh nghiệp xuất cảng gạo Việt Nam CS sang thị trường này bị trả gạo về với tổng số 412 container, tương ứng với gần 10.000 tấn gạo.
Tình hình này đã dấy lên nhiều lo ngại về nguy cơ xuất cảng gạo của Việt Nam CS vào Mỹ, thậm chí Mỹ có thể cấm nhập cảng gạo Việt Nam CS nữa.
Ông Võ Thành Đô, Phó Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối CS (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CS) cho biết: từ đầu năm đến nay, nhiều lô hàng gạo của doanh nghiệp xuất cảng Việt Nam CS sang Mỹ đã bị trả về do dư lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật trong gạo vượt mức giới hạn cho phép theo quy định của nước nhập cảng. Tình trạng này cũng xảy ra ở một số thị trường các nước phát triển khác.
Trước thực trạng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CS đã ra thông báo nhằm cảnh báo doanh nghiệp trước khi xuất cảng. Theo Bộ này, doanh nghiệp phải kiểm tra, giám định kỹ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các lô hàng, tránh để bị nước nhập cảng trả về. Doanh nghiệp tái phạm nhiều lần sẽ bị cấm xuất cảng sang thị trường này.
Ông Đô cho rằng: nếu không cảnh báo, lưu ý việc nhập cảng của doanh nghiệp, thì sẽ có nguy cơ đóng cửa thị trường Mỹ.
Mỹ được xem là thị trường gạo tiềm năng của Việt Nam CS, nhưng đây là thị trường yêu cầu chất lượng cao, có nhiều rào cản kỹ thuật. Do đó, đã có nhiều lô hàng gạo xuất cảng sang Mỹ bị trả về do nhiễm các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, và vi phạm các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của nước này.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan:  8 tháng đầu năm 2016, lượng xuất cảng gạo của cả nước đạt 3,37 triệu tấn, giảm 16,6%, đạt giá trị 1,51 tỉ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước.  
Trong đó, thị trường Mỹ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong xuất cảng gạo Việt, với 22.084 tấn trong 8 tháng, đạt giá trị gần 12,2 triệu USD, giảm mạnh so với mức 33.000 tấn và 18,7 triệu USD của cùng kỳ năm ngoái.


http://vietnamdanden.blogspot.com.au/2016/10/gao-viet-nam-cs-ung-truoc-nguy-co-bi.html


Số phận ‘những cánh tay nối dài của đảng’ sẽ ra sao?



Số phận ‘những cánh tay nối dài của đảng’ sẽ ra sao?

clip_image001
Phạm Chí Dũng
Trong lịch sử trung thành thực hiện nhiệm vụ “cánh tay nối dài của đảng”, chưa bao giờ các tổ chức chính trị – xã hội một thời vang bóng lại phải chịu cảnh rã rượi thân xác và bị công luận đồng thanh lên án như vào lúc này, khi dự thảo luật về hội bất thần ngoặt sang hướng “hết tiền” vào những tháng cuối năm 2016.
Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Cựu Chiến binh Việt Nam – 6 tổ chức chính trị xã hội ấy – đang phải đối mặt với không chỉ luật về hội mà cay đắng hơn cả là câu hỏi “tiền đâu”.
“Vô tích sự”
Trong khi Giáo Sư Nguyễn Đình Cống – một tiếng nói bất đồng ở Hà Nội – nói thẳng rằng cần suy nghĩ đến việc giải thể Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thì một cựu quan chức cấp sở ở Sài Gòn cũng nói công khai trong một cuộc họp là có thể giải tán Đoàn Thanh niên Cộng sản.
“Vô tích sự” và “phản cảm” là từ mà ngày càng nhiều người bức bối để trực chỉ vào một số “cánh tay nối dài của đảng”. Nhưng xem ra, đó còn là từ ngữ dễ chịu. Khó chịu hơn nhiều là những nghi ngờ về tính khuất tất quá lâu năm trong các tổ chức này trong cơ chế hoàn toàn khép kín về tiêu xài ngân sách mà do đó là “nuốt” tiền đóng thuế của dân.
Chỉ đến năm 2016, báo chí mới “vô tình” phát hiện là hàng năm, ngân sách đã phải vung đến 14,000 tỷ đồng cho các tổ chức chính trị – xã hội. Nhưng sau đó, con số này đã trở nên quá nhỏ bé khi xuất hiện một đánh giá của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP) cho biết nguồn lực xã hội được rót vào các tổ chức công chiếm tới 1.7% GDP của cả nước, tức là tương đương với hơn 71,000 tỷ đồng.
Trong thực tế, một trong những nguồn lực lớn nhất mà các tổ chức quần chúng công sử dụng là các khoản chi cho nguồn nhân lực. Theo Tổng cục Thống kê, vào năm 2012 Việt Nam có 246,144 người làm việc cho 34,378 cơ sở của tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội được nhà nước đãi ngộ theo chế độ.
Số cán bộ, công chức làm việc cho các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội được nhà nước trả lương chiếm 7.2% nhân lực làm việc cho nhà nước và 1.1% tổng lực lượng lao động xã hội. Nếu tính cả số cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, phường, thôn, xóm (hoạt động trong các tổ chức quần chúng công cấp cơ sở), tổng số người hoạt động trong lĩnh vực tổ chức quần chúng công (có biên chế và không có biên chế) ước tính vào khoảng 337,981 người.
Một nhà phản biện độc lập ở Việt Nam bức bối: đã đến lúc các tổ chức chính trị – xã hội trên nên chấm dứt hoạt động, nếu còn biết liêm sỉ.
“Phản cảm”
Nhiều người đánh giá rằng so với nguồn kinh phí rất lớn nhận được hàng năm từ bầu sữa nhà nước, công sức và hiệu quả của các tổ chức chính trị – xã hội trên bỏ ra là hoàn toàn bất tương xứng. Còn nếu nhìn từ góc độ ngân sách được cấu tạo bằng tiền đóng thuế của dân và tiền vay mượn nước ngoài mà các đời dân chúng phải nai lưng gánh chịu, sự thể còn trở nên tàn nhẫn hơn nhiều.
Cho đến nay, “thành tích” lớn nhất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là giúp đảng cầm quyền ngăn chặn và loại hầu hết các ứng cử viên độc lập, mà bằng chứng sống động nhất đã hiện hình trong cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng Năm, chủ yếu qua những màn đấu tố thô bạo không khác mấy so với thời cải cách ruộng đất cách đây đến bảy chục năm: số người tự ứng cử lọt vào Quốc hội đã giảm đi phân nửa so với những kỳ bầu cử Quốc hội trước đó. Cũng trong cuộc bầu cử Quốc hội này, thậm chí tỷ lệ người ngoài đảng đã rớt xuống chỉ còn khoảng 4%, so với “10% theo tiêu chí”.
Một bằng chứng sống sượng khác: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã hầu như không chia sẻ với bất kỳ tổ chức và nhân vật tôn giáo nào khác thể hiện tiếng nói và hành dộng khác với chủ ý độc trị của đảng cầm quyền. Thậm chí ngược lại, giới lãnh đạo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tự nguyện biến thành cánh tay đắc lực giúp cho đảng bóp nghẹt hơn quyền tự do tôn giáo của người dân – được hiến định qua các Hiến pháp nhưng còn lâu mới được khẳng định trong một văn bản luật về tôn giáo.
Trong khi đó, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cũng trở nên vô tích sự và phản cảm không kém. Từ khi có Luật Lao động, tổ chức này đã chưa hề chủ động tổ chức một cuộc đình công hoặc lãn công nào cho công nhân, bất chấp vô số khó khăn và bất công trùm phủ lên đầu lớp công nhân vừa nghèo vừa đói cùng hàng ngàn cuộc đình công tự phát của công nhân nổ ra hàng năm.
Không những không hỗ trợ công nhân, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam lại nối thêm một cánh tay giúp công an ngăn chặn đình công. Trong một số trường hợp, công nhân còn phát hiện chính cán bộ công đoàn làm công tác chỉ điểm để “khoanh vùng đối tượng” và sau đó là bắt bớ tống giam những công nhân khởi xướng đình công.
Từ rất nhiều năm qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đương nhiên trở thành một khâu trung gian hưởng ít nhất 2% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp. Số tiền không nhỏ này, cộng với khoản ngân sách mập mạp hàng năm, đã biến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành một gã trọc phú ngồi mát ăn bát vàng.
Hầu như tương tự, một tổ chức chính trị – xã hội khác là Hội Nông dân Việt Nam đã không hề lên tiếng trước cảnh nạn hàng triệu nông dân bị mất đất, bị cướp đất và chịu rủi ro về những bất công đất đai. Trong bối cảnh nạn trưng thu đất đai quá bất công vọt lên từ 10-20 lần, thậm chí hàng trăm lần giữa giá bán lẻ ra thị trường và giá bồi thường mỗi mét vuông đất cho nông dân, Hội Nông dân Việt Nam đã trở thành một trong những tổ chức chính trị – xã hội “khiếm thính” và “khiếm thị” nhất, bất chấp không khí tang tóc của lớp nông dân bị bần cùng hóa tuyệt đối đè nặng trên mọi vùng đất nước.
Còn với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, hai tổ chức này chỉ chuyên chú tổ chức công tác “vận động” những người mang tinh thần phản kháng Trung Quốc không đi biểu tình với lý do “đã có đảng và nhà nước lo”. Thậm chí, một số cán bộ đoàn – được dư luận xã hội nhận dạng – còn trở thành những nhân viên công an không sắc phục khi theo dõi, tiếp tay cho công an bắt bớ người dân yêu nước…
“Ra đường”
Dự luật về Hội đang mở ra cơ hội để giảm bớt phần nào cảnh tàn nhẫn trên. Ngay cả một số chuyên gia nhà nước cũng đang đòi phải đưa cả 6 tổ chức chính trị – xã hội trên vào danh sách hội đoàn phải chịu sự điều chỉnh của luật về hội. Cụ thể hơn, các tổ chức này sẽ không còn được giữ những đặc quyền và đặc lợi như trước. Chi tiết hơn, những tổ chức này sẽ phải chịu sự giám sát của luật pháp, đặc biệt về thu chi tài chính. Và chưa phải hết, ngân sách chỉ chi cho hội đoàn những khoản liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ chính trị” mà nhà nước giao phó, còn không có nhiệm vụ thì tự mà lo thân.
Ngân sách khốn quẫn đang bị siết lại nhanh chóng và bầu sữa dành cho các tổ chức chính trị – xã hội cũng cạn kiệt nhanh không kém. Từ năm 2014 và sau đó, ngân sách chi cho các tổ chức hội đoàn nhà nước đã giảm hẳn, nhiều khả năng chỉ còn khoảng một nửa cho những tổ chức hội đoàn lớn, trong khi khá nhiều tổ chức hội đoàn nhỏ đã gần như biến mất nguồn chi ngân sách vào năm 2016. Đây cũng là “hoàn cảnh” của ngân sách quốc gia khi phải trả nợ quốc tế đến $20 tỷ vào năm 2015 và ít nhất $12 tỷ vào năm 2016.
Và sang đầu năm 2017, Chính phủ Việt Nam lại phải tiếp tục trả nợ nước ngoài vài chục tỷ đô la, ngân sách sẽ lấy đâu ra tiền dù đã phải thoái vốn tại hàng chục “con bò sữa?” Trong tình cảnh đảng còn không đủ tiền để lo lắng cho tương lai “không biết đến cuối thế kỷ này có được chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay không”, làm sao các tổ chức hội đoàn sinh ra chỉ để “ăn chơi nhảy múa” lại có phần?
“Nhất thể hóa” – một chủ trương “gom gọn” một số cơ quan đảng với cơ quan chính quyền, đồng thời tiết giảm đến mức tối thiểu kinh phí cấp cho các tổ chức hội đoàn – đó là cách giúp cho đảng có thêm tiền để tiêu xài trong hoàn cảnh bức bách.
Số phận những “cánh tay nối dài của đảng” cũng bởi thế sẽ không còn thể nào trở về thời hoàng kim đặc quyền đặc lợi như trước đây. Một cách tự nhiên mà chẳng cần tác động nào từ phản ứng của người dân và phong trào đấu tranh dân chủ nhân quyền trong nước, nhiều hội đoàn nhà nước sẽ phải tự giải thể vì hết kinh phí hoạt động, nhiều quan chức hội đoàn sẽ phải “ra đường”, còn sáu hội đoàn chính trị – xã hội lớn nhất của đảng cũng chẳng thể kỳ vọng “chết trên núi tiền” như trước kia, cho dù không phải chịu sự điều chỉnh của luật về hội.
Để đương nhiên, tiếng nói phản biện chủ yếu cho quyền dân sẽ phải dần chuyển sang khối xã hội dân sự độc lập và truyền thông tự do không chịu ý chỉ của nhà cầm quyền.
P.C.D.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Cứu trợ, nhịp cầu nối liền những trái tim



Cứu trợ, nhịp cầu nối liền những trái tim

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-10-20
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Những ngôi nhà ngập nước ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình hôm 15 tháng 10 năm 2016.
Những ngôi nhà ngập nước ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình hôm 15 tháng 10 năm 2016.
AFP photo
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Lũ lụt miền Trung năm nay không khác gì mọi năm, các tỉnh nghèo như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế lại một lần nữa trả mối nợ với thiên nhiên bằng tài sản, mùa màng và ngay cả sinh mạng cho thủy thần khi nửa đêm nước ùn ùn kéo tới, dâng lên, cuốn trôi mọi thứ. Lũ tự nhiên cộng với lũ được xả từ đập thủy điện Hố Hô trong đêm 14 tháng 10 đã nhấn chìm huyện Hương Khê và làm cho hàng trăm xã của hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình chìm sâu dưới dòng nước ngầu đỏ phù sa từ thượng nguồn.
Chung tay cứu trợ
Với đồng bào miền Trung không tỉnh này thì tỉnh khác, hầu như năm nào họ cũng bị bão lụt đọa đày và sau đó nhận được một số vật phẩm hiếm hoi từ nhà nước, Hội Chữ thập đỏ hay các hội thiện nguyện tôn giáo. Hầu như cứu trợ thường đi đôi với tiêu cực và những câu chuyện ăn chận tiển cứu trợ trở thành thói quen, như một định luật mà người nhận lẫn người phân phát phải chấp nhận.
Nhưng vào những ngày đầu cứu trợ năm nay dạng thức ấy có vẻ thay đổi, hay ít ra cũng thay đổi một phần.
Ngay khi những cơn mưa trầm kha vừa dứt các nhà thờ công giáo trong tỉnh Quảng Bình đã cùng sát vai với giáo dân của mình trong việc bươn chải với lũ, một trong những vị đó là Linh mục Giu Se Trần Chính Trực, nhà thờ giáo xứ Tân Hội, xã Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, linh mục Trực kể lại:
“Từ khi tôi biết được lũ nó về, cộng thêm việc xả nước trên thượng nguồn về thì tôi thấy dân có nguy cơ bị ngập rất nhiều và nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng nữa, đặc biệt là trâu bò lợn gà mọi cơ sở vật chất của họ có nguy cơ bị chết, bị trôi mất chính vì thế mà trong buổi chiều ngày thứ Năm tôi đã thông báo với vùng Thanh Hóa trực thuộc với lĩnh vực của tôi thì phải cảnh giác lũ và lũ quét trên thượng nguồn nó về. Tới 7 giờ tối nước dâng lên đột ngột trong vòng một tiếng đồng hồ từ 7 tới 8 giờ tối chỉ trong một tiếng đồng hồ nước dâng lên đến 3 mét. Chính vì thế việc dâng lên đột ngột như vậy khiến người dân rất bất ngờ. Đến sáng ngày thứ Sáu tôi đã chủ động dùng tất cả những khả năng mà Chúa đã cho tôi để đi phân phát mấy trăm thùng mì tôm trong sáng ngày Thứ Sáu đó. Tôi đem việc này lên mạng thì rất nhiều người ủng hộ công việc của tôi.
Trong hai ngày vừa rồi tôi trực tiếp đi đến từng hộ dân và những hộ dân đó tôi không phân biệt lương hay giáo. Tôi thấy họ đói khổ và đang còn mắc kẹt trong nhà bị nước bao vây.
- Linh mục Giu Se Trần Chính Trực

Trong hai ngày vừa rồi tôi trực tiếp đi đến từng hộ dân và những hộ dân đó tôi không phân biệt lương hay giáo. Tôi thấy họ đói khổ và đang còn mắc kẹt trong nhà bị nước bao vây. Trâu bò lợn gà trôi mất của cải của họ bao đời nay cũng bị trôi theo, họ chỉ còn một tấm áo trên người ngồi trên nóc nhà rất là tội nghiệp. Cũng vì thế tôi ước mong qua những hình ảnh mà tôi đưa lên thì mong cộng đồng trên mạng cảm động và giúp đỡ trực tiếp cho họ để họ có chút niềm vui trong cuộc sống. Khi chứng kiến cái cảnh đó chắc ai cũng khó cầm nước mắt. Tôi cũng cám ơn những ai đã trực tiếp hay gián tiếp ủng hộ bà con bị lũ lụt”.
Sức mạnh của cộng đồng các tôn giáo trong đó có Phật giáo tại Việt Nam đã chứng tỏ trong nhiều năm qua trong các đợt cứu trợ bão lũ miền Trung, chùa Giác Ngộ là một địa chỉ không xa lạ với Phật tử Sài Gòn, Thượng Tọa Thích Nhật Từ trụ trì chùa Giác Ngộ cho chúng tôi biết việc chuẩn bị cứu trợ kỳ này:
“Chùa Giác Ngộ khi nghe tin bão lũ tấn công đất Trung bộ thì rất đau xót cho nên chùa Giác Ngộ tự đóng góp 2000 phần quà mỗi phần quà trị giá chỉ có 300 ngàn của ít lòng nhiều mong sớm đến được tận tay các gia đình nạn nhân bị bão lụt tấn công, giúp cho họ một phần nào nỗi đau bởi những tổn thất không thể tránh khỏi. Rất mong tất cả mọi người có tinh thần “lá lành ít đùm lá rách nhiều” để cho nỗi đau của người miền Trung sớm được vượt qua.
Bên chùa đi trực tiếp, cách thức mà chúng tôi làm là sẽ nối kết với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh, chủ yếu tập trung ở hai tỉnh này. Thông qua Ban Trị sự Phật giáo tỉnh nối kết với chính quyền địa phương sau đó chúng tôi sẽ chọn những địa điểm mà tương đối nghiêm trọng hơn những vùng khác để đi ra trực tiếp phối hợp với chính quyền địa phương và Phật giáo tỉnh để trao quà tận tay những hộ kém may mắn. Cái ngày đi thì trong vòng tháng 10 này thôi sau khi vận động đủ số tiền thì đi liền”.
Vai trò mạng xã hội
000_H64IG.jpg-400.jpg
Nhà dân bị ngập lụt ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh ngày 15 tháng 10 năm 2016. AFP photo
Facebook tỏ ra là một phương tiện hữu hiệu trong vai trò truyền thông. Chỉ trong vài giờ có tổ chức xã hội dân sự đã quyên được hàng trăm triệu và nhanh chóng mua ngay các vật phẩm cần thiết khởi hành trong đêm tới vùng rốn lũ.
Anh Dũng Mai trưởng nhóm Mai Information, một trong những hội nhóm xã hội dân sự kể lại chuyện cứu trợ của nhóm anh:
“Trong hai ngày 16 và 17 bằng sự đóng góp của từng cá nhân trong nhóm Mai Information và sự đóng góp của anh em trong cộng đồng người ta gửi tới nhờ chúng tôi trong hai ngày đó chúng tôi đã gửi tới bà con miền Trung thông qua nhà thờ, thông qua các nhóm mà người ta đi cứu trợ.
Chúng tôi thu nhận được ngày hôm nay hơn 70 triệu còn ngày hôm qua hơn ba mươi triệu nữa là hơn 100 triệu. Chúng tôi không có điều kiện mua hiện vật bởi vì gửi hiện vật thì phải do anh chị đi tận nơi. Chúng tôi gửi tiền cho anh em đi tới tại chỗ đồng thời chúng tôi cũng có những quan hệ tới các hội nhóm tại địa phương ở Hà Tĩnh ở Vinh, Quảng Bình những hội nhóm này có người tại chỗ nên có điều kiện thì họ mua hàng hóa trực tiếp rồi gửi hóa đơn cho chúng tôi”.
Rất mong tất cả mọi người có tinh thần “lá lành ít đùm lá rách nhiều” để cho nỗi đau của người miền Trung sớm được vượt qua.
- Thượng Tọa Thích Nhật Từ
Một nhóm xã hội dân sự khác do anh Nguyễn Lân Thắng hướng dẫn đã ngay lập tức bắt tay vào công việc cứu trợ nạn nhân vùng lũ, từ Hà Nội anh và bạn trực chỉ thẳng tới Quảng Bình trong đêm tối, anh kể lại với chúng tôi:
“Hiện nay thì tôi đang ở khu vực Quảng Bình để cứu trợ bà con do hậu quả của ngập lụt. Tôi đã đi một số vùng tường đối sâu và một số chỗ bị ngập nước trong đợt vừa rồi. Qua trao đổi với bà con ở đây thì họ rất bức xúc vì cứ xả lũ như thế này không chỉ là nông dân mà cả ngư dân cũng thiệt hại rất là nặng. Có những ngôi làng ngập trắng cả làng ướt hết cả gạo và trôi hết nhà cửa, tài sản.
Còn ở khu vực gần biển khi nước lũ tràn về như làng Cảnh Dương mà chúng tôi mới đến, có 17 tàu cá mỗi chiếc giá trị hơn 1 tỷ đồng trôi ra biển rồi có chiếc bị đắm cho nên họ rất khó khăn. Rất may trong đợt này thì sự kêu gọi của xã hội cũng như bản thân chúng tôi được sự ủng hộ nhiệt tình khắp mọi nơi trong cả nước cũng như bà con kiều bào khắp năm chục hiện tại bây giờ có hàng chục nhóm đang về các vùng Quảng Bình, Hà Tĩnh để cứu trợ cho bà con.
Hiện tại nhóm của tôi chỉ có hai người thôi nhưng tôi kết hợp với rất nhiều nhóm khác. Chúng tôi đi sâu vào để tìm hiểu thông tin các vùng khó khăn để mọi người hiểu được tình hình. Lũ lụt là một chuyện nhưng chuyện khắc phục hậu quả sau này để khôi phục đời sống sản xuất mới là điều quan trọng. Hiện tại nhóm chúng tôi số tiền quyền góp ở thời điểm hiện tại là trên 500 triệu đồng trong tài khoản tiền Việt còn số gửi trên Pay Pal hay ở hải ngoại thì nó lên khoảng 15 ngàn đô la. Ngoài ra còn rất nhiều anh em bạn bè khác đang hứa chuyển gạo chuyển lương khô, thực phẩm vể khu vực này và chúng tôi đang chờ đón sự giúp đỡ của mọi người”.
Đó là những tập thể, dù nhỏ hay lớn cũng chứng tỏ sự đồng lòng của nhiều người sẽ tạo nên sức mạnh.
Hiện tượng Phan Anh
DSC_0574_2_1.jpg-400.jpg
MC Phan Anh trò chuyện với người dân miền Trung.
Tuy nhiên điều mà năm nay khác rất xa với các năm trước là hiện tượng Phan Anh, một người MC khá nổi tiếng trong làng Showbiz Việt Nam. Anh nổi tiếng vì tài năng đã đành, anh còn nổi tiếng nhiều hơn sau khi bị VTV đấu tố công khai trên kênh truyền hình vì đã viết trên Facebook của mình những lời cổ vũ cho nhịp sống xã hội. Anh bị cho là muốn làm nổi và câu hỏi được bà Tạ Bích Loan đưa ra cho anh và những người làm thiện nguyện khác là: “Động cơ gì?”
Phan Anh từ tốn trả lời với tâm thức của một người hiểu rõ việc mình làm, và câu chuyện “Động cơ gì” trôi theo dòng thời gian. Cho tới mùa lũ năm nay, người MC ấy lại khuấy động mạng xã hội khi công khai đưa ra kế hoạch tỉ mỉ và rất khoa học cho ý định cứu trợ đồng bào miền Trung của anh.
Trước nhất, anh bỏ tiền túi của mình ra: 500 triệu đồng. Như một tín chỉ, một lời hứa bằng hiện kim, bằng trái tim muốn chia sẻ thật sự và gần như ngay lập tức, sự chân thành của anh đã được đáp trả.
Chỉ trong vòng 24 giờ anh thông báo trong tài khoản của anh một con số làm ai cũng ngạc nhiên: 8 tỷ đồng. Một ngày sau đó: 10 tỷ và tới ngày thứ ba đã lên 14 tỷ, anh phải thú nhận mình không thể bao biện hết với số tiền cứ tăng dần như thế. Anh khẩn khoản yêu cầu các nhóm khác giúp cho anh xử lý số tiền ngày một lớn cho đồng bào trong khi anh cùng với báo chí, thiện nguyện viên, những bạn trẻ yêu mến anh tới tận vùng lũ nặng nhất để trao mỗi phần quà là 500 ngàn cùng với lương thực, vật dụng cần thiết.
Hiện tượng Phan Anh chưa từng xảy ra trước đó đã thổi một luồng gió lạ vào giới nghệ sĩ trình diễn. Hồ Ngọc Hà, Ngọc Trinh rồi Trấn Thành, Kgroup. . . cũng tuyên bố nhập cuộc với Phan Anh. Không khí như hội hè, như festival cứu trợ. Người theo dõi không khỏi vui mừng khi thấy sự thay da đổi thịt của một bộ phận giải trí vốn rất mang tiếng là vô cảm và chỉ sống theo trào lưu khoe khoang, hào nhoáng.
Phan Anh trở thành ngôi sao dẫn đường mặc dù rất nhiều người khó tính theo dõi anh thừa nhận rằng anh không có nhu cầu như thế. Đâu đó tiếng xì xầm lo sợ cho anh sẽ bị ném đá trù dập nhưng nhìn chung cộng đồng mạng công khai và hào hứng vỗ tay cho việc anh làm. Những tràng pháo tay phát suất từ trái tim của người yêu mến nhân cách của anh khác rất xa với những tiếng vỗ tay vì tài năng trong những sân khấu mà anh xuất hiện.
Hiện tượng Phan Anh cũng như của Dũng Mai, Nguyễn Lân Thắng cùng nhiều người khác tuy vậy vẫn được nhà nước nhắc nhở và sự nhắc nhở này bị phản ứng ngược từ dư luận sau khi một status dán lên tường Facebook của Ban Tuyên giáo Đảng Cộng sản Việt Nam có nội dung:
“Ban tuyên giáo Đảng Cộng sản Việt Nam:
Đồng bào miền Trung đang cần sự giúp dỡ. Nhưng các bạn cần tỉnh táo, không giúp đỡ tiền bạc cho những kẻ đang đánh bóng tên tuổi, những hội nhóm bất minh, thường xuyên gây rối loạn và giờ ra vẻ “giúp đỡ”.
Hãy hành động bằng con tim và cả lý trí.
Giúp được bằng sức mình thì giúp, không thì quyên góp vào các tổ chức chính thống như Hội chữ thập đỏ, các cơ quan báo chí, quân đội đang túc trực ngày đêm tại vùng rốn lũ.
Thân ái.”
Sáng ngày 19 tháng 10 nhà nước phát động chiến dịch xuất quân cứu trợ. Số tiền mà nhà nước huy động trong nhiều ngày trên nhiều quận huyện được 10 tỷ, được nói là sẽ giúp cho đồng bào 5 tỉnh miền Trung.
Câu chuyện cứu trợ của MC Phan Anh vẫn nóng trên mạng xã hội và các facebooker theo dõi vẫn tiếp tục gửi tiền vào tài khoản của anh, đã góp phần đánh thức rất nhiều người trước nay vốn không tin vào tiếng nói của người nổi tiếng. Nổi tiếng cùng với tử tế và nhân hậu đã tạo nên nhịp cầu yêu thương tới với đồng bào không may.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Những hình ảnh tương phản nhói lòng



Những hình ảnh tương phản nhói lòng

1. Nụ cười bà Chủ tịch trong đêm chạy lụt

Nguyễn Hữu Thao
clip_image002

clip_image003
Khi bà Nguyễn Thị Kim Ngân dự khai mạc Festival
Lễ hội áo dài ở Hoàng thành Hà Nội
Cũng đêm ấy bọn thủy điện HốHô gây nên tội lỗi
Xã đập cả đêm gây thêm lụt ở Hương Khê.
clip_image005
clip_image006
Khi bà Chủ tịch cười duyên dáng trên kia
Thì dân miền Trung hết nước mắt khóc than kêu cứu
Cái áo dài bà mặc trị giá bao nhiêu triệu
Hơn bao đàn gà, trâu bò phình bụng trong tê?
clip_image007
clip_image008
Khi bà Chủ tịch đẹp xinh nổi bật hơn cả tuổi lục tuần kia
Thì hàng vạn người dân vẫn dầm mình trong hiểm hoạ
Khi bà Chủ tịch ửng hồng đôi má
Dân Hà Tĩnh Quảng Bình tê tái đói run run.
clip_image009
clip_image010
Khi bà Chủ tịch hả hê trong sắc màu đèn đỏ đèn hồng
Thì dân miền Trung đắm chìm trong đêm tối
Không có cả que diêm xòe lên vẫy gọi
Ca nô gần xa ghé cho gói mì tôm?
N.H.T.

2. Bà cựu Thủ tướng Thái Lan đi cứu trợ bão lụt

Xin bà đừng bận tâm về bà Chủ tịch kính mến của chúng tôi
clip_image011
Đỗ Minh Tuấn
Phản đối lãnh đạo các nước TB cho VN vay quá nhiều tiền để biến nhiều lãnh đạo VN, quan chức VN thành bọn trộm cắp thế kỷ! Phản đối lãnh đạo các nước TB sống giản dị, gần dân, thương dân và vì dân, lấy hết nhân tính của lãnh đạo và quan chức VN! Chúng ta cần cảnh giác với âm mưu diễn biến và tự diễn biến theo TB, ngăn chặn xu hướng học theo cách sống tốt đẹp, cách hành xử văn minh của những con người trong thế giới TB. Cần ngăn chặn việc phát tán các hình ảnh như thế này để kích động nhân dân coi thường, khinh bỉ các đồng chí của ta.
Đ.M.T.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Những hình ảnh tương phản nhói lòng



Những hình ảnh tương phản nhói lòng

1. Nụ cười bà Chủ tịch trong đêm chạy lụt

Nguyễn Hữu Thao
clip_image002

clip_image003
Khi bà Nguyễn Thị Kim Ngân dự khai mạc Festival
Lễ hội áo dài ở Hoàng thành Hà Nội
Cũng đêm ấy bọn thủy điện HốHô gây nên tội lỗi
Xã đập cả đêm gây thêm lụt ở Hương Khê.
clip_image005
clip_image006
Khi bà Chủ tịch cười duyên dáng trên kia
Thì dân miền Trung hết nước mắt khóc than kêu cứu
Cái áo dài bà mặc trị giá bao nhiêu triệu
Hơn bao đàn gà, trâu bò phình bụng trong tê?
clip_image007
clip_image008
Khi bà Chủ tịch đẹp xinh nổi bật hơn cả tuổi lục tuần kia
Thì hàng vạn người dân vẫn dầm mình trong hiểm hoạ
Khi bà Chủ tịch ửng hồng đôi má
Dân Hà Tĩnh Quảng Bình tê tái đói run run.
clip_image009
clip_image010
Khi bà Chủ tịch hả hê trong sắc màu đèn đỏ đèn hồng
Thì dân miền Trung đắm chìm trong đêm tối
Không có cả que diêm xòe lên vẫy gọi
Ca nô gần xa ghé cho gói mì tôm?
N.H.T.

2. Bà cựu Thủ tướng Thái Lan đi cứu trợ bão lụt

Xin bà đừng bận tâm về bà Chủ tịch kính mến của chúng tôi
clip_image011
Đỗ Minh Tuấn
Phản đối lãnh đạo các nước TB cho VN vay quá nhiều tiền để biến nhiều lãnh đạo VN, quan chức VN thành bọn trộm cắp thế kỷ! Phản đối lãnh đạo các nước TB sống giản dị, gần dân, thương dân và vì dân, lấy hết nhân tính của lãnh đạo và quan chức VN! Chúng ta cần cảnh giác với âm mưu diễn biến và tự diễn biến theo TB, ngăn chặn xu hướng học theo cách sống tốt đẹp, cách hành xử văn minh của những con người trong thế giới TB. Cần ngăn chặn việc phát tán các hình ảnh như thế này để kích động nhân dân coi thường, khinh bỉ các đồng chí của ta.
Đ.M.T.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday, October 18, 2016

Người dân chết vì “Đúng quy trình”


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiFu2Prt60V2Cfi5Y7h1iL5ErvXfbpZbw2Z2Aw0zX6M5H28Qi27GxmE0AQQMVi9zcUE42YZs65m3UYSBWQGHVH_qbEeUs1bF_jZFMTY9XvXI1VCrsMnVo6-dv_KWYMuVFIpPRqckSDC1so/s1600/4.jpg

Người dân chết vì “Đúng quy trình”

Mặc Lâm, RFA
2016-10-17
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Nhà cửa, ruộng vườn chìm trong biển nước vì xả lũ.
Nhà cửa, ruộng vườn chìm trong biển nước vì xả lũ.
Courtesy of NLĐ
Lũ lụt ba tỉnh miền Trung năm nay được xem là khủng khiếp ngay cả nếu so với trận lụt năm 2010. Thiệt hại nhân mạng tài sản người dân quá lớn không có gì bù đắp nổi và báo chí đã lần ra nguyên nhân làm cho thiên tai lớn hơn chính là quy trình xả lũ của thủy điện Hố Hô nằm giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.

“Đúng quy trình”

Vài năm nay cụm từ “Đúng quy trình” luôn được cán bộ các cấp mang ra thanh minh cho việc sai trái của cơ quan hay cá nhân. Từ phân bố nguồn nhân sự của Bộ Nội vụ cho tới sai phạm chết người trong ngành Y tế, hay lỗi kỹ thuật của một công trình xây dựng, cứ mang cụm từ này ra là dư luận không còn cách nào phản biện.
Trong trận lũ ngày 14 tháng 10 năm nay, câu “Đúng quy trình” lại được công ty Hố Ba mang ra che chở cho sai phạm của mình sau khi thủy điện Hố Hô làm cho cả huyện Hương Khê của Hà Tĩnh chìm trong biển nước. Đã có 20 người chết, 9 người mất tích cùng hàng chục ngàn căn nhà chìm dưới nước. Tài sản người dân trôi theo nước ra biển và bản thân họ ngay sau khi lũ rút đi vẫn không biết đâu là nhà để trở về.
Ông Vũ Mạnh Hùng Giám đốc thủy điện Hố Hô khi bị truy vấn đã trả lời là mọi cuộc xả nước đều đúng quy trình bởi đã thông báo cho các xã chung quanh để họ có thời gian di dời hay tránh lụt.
Tuy nhiên ông Lê Ngọc Huấn, chủ tịch UBND huyện  Hương Khê đã mạnh mẽ phản bác, đáng ra khi đài truyền thanh báo áp thấp nhiệt đới thì thủy điện phải xả trước vài ngày, đợi đến khi mưa về mới xả thì làm sao mà đúng quy trình? Theo ông Huấn, việc điều tiết xả lũ của thuỷ điện Hố Hô vào đêm 14 tháng 10 huyện không nhận được thông báo bằng văn bản để cảnh báo cho người dân biết.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Vinh một người sống trong vùng lũ cho biết nhận xét của ông về cụm từ “Đúng quy trình” này:
“Bao giờ thì người ta cũng trả lời là đúng quy trình nhưng mà giám đốc của công ty thủy điện Hố Hô đã có một câu họ trả lời hớ, đó là theo quy định của Bộ Công thương thì khi mực nước lên cao trình 700 thì mới được xả, nhưng tại thời diểm Hố Hô xả thì chính giám đốc công ty Hố Hô thừa nhận là chưa tới cao trình 700.
Họ cũng nói Bộ Công thương ra quy định như vậy là sai họ sẽ kiến nghị sửa! Đấy là cái thứ nhất. Thứ hai, đúng là có cả văn bản thông báo được coi là quy trình nhưng nó vô nghĩa vì anh để văn bản ấy một cách quan liêu cho vài lãnh đạo trong thời gian mà người ta đang vẫy vùng trong lũ. Điện và thông tin không có làm sao người ta thông báo đến toàn dân được cho nên trước hết nói gì thì nói sự thiệt hại khủng khiếp như vừa rồi của Hà Tĩnh chắc chắn thủy điện Hố Hô không thể nào đứng ngoài trách nhiệm của mình được”.

Thảm họa xả lũ

Nhà báo Hoàng Đức cũng cho biết những gì mà đồng nghiệp của anh chia sẻ:
“Theo như bạn bè đồng nghiệp của tôi thông tin thì Quảng Bình Quảng Trị bị rất nặng. Ở Hà Tĩnh Hương Khê người ta nói hơn 100 năm nay mới có một trận lụt như thế. Vì thế này, nó có lý do của nó do họ xả nước từ hồ Hố Hô, nó ngấm ngầm nó xả cho nên dẫn đến cái chuyện là quá bất ngờ chỉ trong vòng 30 phút mà nước từ 1 mét dâng lên 2 mét rưỡi, rất là kinh khủng đặc biệt vùng Hương Khê dân chúng cực kỳ lao đao”.
Linh mục Trần Chính Trực quản xứ nhà thờ giáo xứ Tân Hội, xã Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình cho chúng tôi biết về những gì đang xảy ra tại Tuyên Hóa:
“Bảy giáo xứ của cha thuộc huyện Tuyên Hóa mà tính đến sáng ngày hôm nay thì khoảng 6.000 ngôi nhà bị lũ nhấn chìm, 5 người chết rồi riêng giáo xứ của cha thì có 170 ngôi nhà bị nhấn chìm hoàn toàn. Trôi bò trôi trâu nước vào phân nửa cái nhà 50% thì rất nhiều còn nhấn chìm luôn thì khoảng 200 nhà. Của cải như cái xoong cái nồi, vật dụng trong gia đình nó trôi hết, phương tiện như honda không đi được.
Điện thì cắt mấy ngày rồi, không có điện không có nước không có lương thực cho nên từ ngày hôm qua đến nay cha phải đi cứu trợ lương thực như mì tôm và lương khô nước sạch cho họ ăn. Họ ăn mì tôm sống ăn khô như vậy. Cha phát mỗi nhà một thùng để ăn tạm trong mấy ngày. Nước nó bao vây cắt đứt tất cả chỉ đi bằng thuyền mới được”.
Thủy điện luôn là đề tài không chấm dứt của báo chí không phải tới khi nó gây hại người ta mới nói tới nhưng ngay từ lúc dự án bắt đầu cho đến lúc khởi động có không biết bao nhiêu là vấn đề xảy ra cho nguồn điện mà nhà nước rất cần này.
Phá hoại môi trường sống của người dân bằng cách di dời họ ra khỏi nơi quen sinh sống nhiều chục năm. Khi mùa nắng thì giữ nước để phát điện bất kể khô hạn bên dưới hạ du của người nông dân. Mùa mưa thì xả lũ khi thấy lượng nước lên cao mà không cần theo quy định của Bộ Công thương về mức nước phải tuân thủ.
Những điều mà thủy điện gây ra trên khắp cả dải đất miền Trung không còn là dự báo nữa mà nó đã hiện thực và khó chối cãi những di hại mà thủy điện mang tới cho người dân.
Sau khi nhận được tin xã lũ gây tai họa của thủy điện Hố Hô, Bộ công thương đã cử một nhóm chuyên viên điều tra đến để rà soát lại cái “quy trình” mà ông Vũ Mạnh Hùng tuyên bố. Nhà báo Nguyễn Quang Vinh cho biết:
“Bộ trưởng Bộ Công thương chiều tối muộn ngày hôm qua đã quyết định thành lập ngay tổ kiểm tra chứng tỏ Bộ trường đã nhìn thấy một sự bất thường nên mới cho kiểm tra gấp như vậy. Lãnh đạo Tỉnh, Huyện, Xã ở đấy đã khẳng định một cách chắc chắn rồi. Đời thủa nào Chủ tịch Huyện gọi cho công ty yêu cầu dừng lại cho chúng tôi vài tiếng thôi để cho dân đi, bởi vì đang dêm mà anh, mà họ cũng không dừng họ chỉ hăm hăm bảo vệ công trình của họ mà họ bất cần số phận người dân.
Một lãnh đạo huyện kêu gào anh dừng cho tôi vài tiếng thôi để dân có thời gian di dời, đủ thời gian trèo lên mái nhà, đủ thời gian để gìn giữ trâu bò nhưng họ vẫn không chấp thuận mà vẫn tiếp tục xả. Chẳng ai mà xả một lượng nước khổng lồ như vậy 1.800m3 một giây. Ầm ầm như vậy từ 5 giờ chiều cho tới khuya thì còn gì nữa?”
Tai họa nào cũng để lại hậu hoạn cho người dân. Trước hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng của người bị nạn chính quyền địa phương không có cách nào khác khi có quá ít phương tiện ứng cứu trong tay. Một vài chiếc ca nô không thể bao quát một vùng trời nước mênh mông trắng xóa hàng ngàn cây số vuông. Nhà báo Hoàng Đức cho biết:
“Chẳng có một biện pháp gì cả gần như người dân người ta tự cứu mình là chính. Người ta leo lên các quả đồi, những mỏm đá hay chạy ra đường Hồ Chí Minh để lánh nạn, còn chính quyền thật ra họ cũng bất lực muốn làm nhưng chả làm được đâu, nó cũng bó tay thôi chả làm được gì đâu”.
Người dân bây giờ đã qua cơn khủng hoảng điều họ cần là gầy dựng lại những gì mà cơn lũ đã cuốn trôi. Báo chí xác định nhà nước nếu không đủ sức trợ giúp toàn bộ cho họ lần này thì cũng phải giải quyết tới gốc căn bệnh “Đúng quy trình” nếu không những trận xả lũ khác trong tương lai vẫn lại xảy ra và nguy cơ người chết, tài sản tiêu tan rồi sẽ được lập lại.

Bài học xương máu về thủy điện

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-10-14
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Hiện trường lòng hồ thủy điện Sông Bung 2 sau khi ống dẫn nước bị vỡ sáng 14/9/2016.
Hiện trường lòng hồ thủy điện Sông Bung 2 sau khi ống dẫn nước bị vỡ sáng 14/9/2016.
Photo courtesy of vtc.vn
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Sự cố vỡ đường ống dẫn dòng thủy điện Sông Bung 2 hồi tháng Chín khiến người dân hoang mang trong lúc Bộ Công Thương cho tiến hành điều tra còn lãnh đạo Quảng Nam thì nhìn nhận đây là bài học xương máu.
Tại buổi họp hôm 10 tháng Mười vừa qua, liên quan đến việc vận hành liên hồ chứa  nước trong mùa lũ của các nhà máy thủy điện trên lưu vực Vu Gia-Thu Bồn, phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam là ông Lê Trí Thanh nói rằng sự cố sông Bung 2 là một bài học xương máu.
Phó giáo sư tiến sĩ Cao Đình Triều, viện trưởng Viện Địa Vật Lý Ứng Dụng thuộc  Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam, nhận định:
Bài học xương máu về cái gì ? Thực ra mà nói đường ống đấy bị vỡ là vấn đề khi xả lũ là anh làm chưa đúng qui trình. Khi ngăn đập thì thường người ta xây dựng các công trình đường ống xả lũ và đường ống dẫn dòng phải hoàn thành tốt trước mùa mưa. Ở miền Trung mình phải tích nước vào mùa mưa vì các mùa khác không có nước. Cho nên phải xây dựng đường ống thật hoàn chỉnh rồi phải đảm bảo kiểm tra tất tật về mặt công trình rồi thì khi ấy mới có  quyền tích nước.
Tôi nghĩ phát biểu của ông đấy chắc chỉ liên quan đến vấn đề là đập thủy điện đó tích nước không đúng. Khi đắp đập bao giờ cũng phải có những kênh thoát nước nhưng mà cuối cùng, khi mùa mưa rồi, thì công trình của anh chưa hoàn chỉnh, anh phải vội vã, cái đấy mình cho là cái sai lầm nhất.
Bài học quan trọng thứ hai, vẫn lời phó giáo sư tiến sĩ Cao Đình Triều, là nghiên cứu điều tích nước trong vấn đề xả lũ và tháo nước:
Trong hệ thống bậc thang thì tháo lũ phải có qui trình, bậc trên tháo lũ như thế nào để thả xuống bậc dưới và bậc dưới nữa. Vấn đề giám sát đấy là phải chú trọng thường xuyên luôn. Phải có nghiên cứu và điều tiết để không ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, không ảnh hưởng đến ngập, lụt. Một qui trình chặc chẽ thì bao giờ cũng đảm bảo tốt và không có vấn đề gì.
Sự có thủy điện hay gặp là không dự báo tốt được mức độ mưa rơi xuống hay mức độ nước ở thượng nguồn về. Cho nên  cứ khi nào mà nước quá nhiều, gặp nguy hiểm thì anh xả bừa.  Nếu có khoa học là anh phải biết dự báo được nước lũ sẽ về như thế nào để không gây nguy hại mà cũng không thể ép mình  xả lũ một cách đột ngột. Đấy là bài toán tương đối khó trong khoa học nhưng mà phải làm được.
Nhưng trong miền Trung thì toàn thủy điện nhỏ, dung tích chứa nước lại ít cho nên khi lũ về thường người ta phải xả gấp, đấy là nhược điểm.
- Ông Vũ Trọng Hồng
Tại buổi họp ngày 10 tháng Mười, phó chủ tịch Quảng Nam Lê Thí Tranh cũng yêu cầu các đơn vị là,  từ sự cố Sông Bung 2, phải lưu ý kiểm tra các cửa van, vận hành thử máy móc cũng như các trang thiết bị như hệ thống loa, còi cảnh báo. Bên cạnh đó, phải tiến hành kiểm tra mốc cảnh báo lũ, nghiên cứu tăng dày các cột mốc và bổ sung trạm đo mưa, phối hợp lập bản đồ ngập lụt vùng hạ du vân vân...
Lưu vực Vu Gia-Thu Bồn của Quảng Nam có 42 dự án thủy điện đã phê duyệt với tổng công suất trên 1.600 MW, có 10 dự án thủy điện bậc thang mà 7 công trình đã đi vào hoạt động và 3 công trình đang được xây dựng. Ngoài ra còn có 32 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trong đó 10 công trình đã phát điện.
Giáo sư tiến sĩ Vũ Trọng Hồng, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy Lợi, từng giám sát việc thi công dự án thủy điện Trị An, giải thích thủy điện bậc thang ở Quảng Nam chủ yếu dùng để phát điện chứ không có nguồn nước để tưới cho hạ lưu,  vì thế nó ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn nước ở hạ lưu.  Ông nói có thể vì thế mà  lãnh đạo tỉnh Quảng Nam mới phát biểu rằng đây  là bài học xương máu vì chính họ đồng ý với dự án thủy điện này.
Vừa qua chuyện Sông Bung 2 không phải do thủy điện xả lũ xuống mà do lũ ở thượng nguồn đang đổ về, công  trình đang giai đoạn sửa chữa cho nên  cánh cửa đóng cái ống thoát nước nó bật ra, nước trôi xuống hạ lưu  ngập các xóm. Cái này chính là do thi công, cửa đó là cửa nhân tạo, ống lại thi công chưa tốt cho nên nó bị vỡ.
Qui định của nhà nước là anh phải có qui trình xả lũ được duyệt và muốn xả lũ thì phải thông báo cho hạ du. Cũng có những trường hợp lũ đến gấp quá, để bảo vệ đập thì họ cứ thế họ xả không kịp báo, chứng tỏ khi làm thủy điện bậc thang thì phải quan tâm tại vì lũ  ở bậc trên xả xuống đập dưới thường người ta phải rất cẩn trọng, cách nhau bao nhiêu cây số thì mới có bậc thang, để khi lũ trên kia xả và báo thì phía dưới này đỡ được.
Nhược điểm ở Quảng Nam
Vấn đề ở Quảng Nam là các bậc thang thủy điện gần nhau quá, độ dốc của sông  quá cao, lũ lại mạnh nên không thể báo kịp:
Đấy là cái họ rút ra bài học, việc họ đồng ý phê duyệt mà không biết rằng khi lũ xả như vậy có thể gây nguy hiểm cho hạ du. Đấy là cái ý mà Quảng Nam muốn nói thôi chứ thật ra cũng chưa có trường hợp xả lũ lớn nào mà chết người.
Tại buổi họp, phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du của đập thủy điện bậc thang đối với 12 hồ chứa, mà Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã kiểm tra, thẩm định trước khi chuyển qua Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, được cho là bảo đảm an toàn.
Ngoài ra, việc vận hành giữa các hồ chứa, việc phối hợp giữa các đơn vị quản lý công trình thủy điện, hệ thống camera theo dõi mực nước xả tràn cũng được đánh giá là tốt.
Việt Nam có hai hệ thống thủy điện bậc thang qui mô, miền  Bắc là Sơn La-Hòa Bình, miền Trung là Quảng Nam. Nguyên thứ trưởng Bộ Thủy Lợi Vũ Trọng Hồng:
Việt Nam là nước thu nhập thấp, giờ mới bắt đầu thu nhập trung bình, nguồn tiền để có thể làm những loại năng lượng điện khác như nhiệt điện, điện mặt trời, điện gió là chưa đủ. Nguồn  thủy điện rẻ nhất đồng thời là nguồn thủy điện sạch cho nên Việt Nam buộc phải phát triển.
Vì muốn có nguồn năng lượng nhanh và rẻ cho nên gần như đồng loạt các dòng sông đều xây dựng thủy điện, chính điều này mới gặp phải những chuyện chẳng hạn như Sông Bung 2. Có thể nói với những thủy điện lớn ở miền Bắc như Hòa Bình-Sơn La thì qui trình rất chặt, xa nhau hàng mấy chục cây số, có hẳn qui trình điều tiết liên hồ chưa để báo cho nhau.
Nói thật không có cái gì mà tăng được nguồn năng lượng dễ và nhanh như thủy điện, cho nên thủy điện vẫn là cứu cánh của người Việt mình bây giờ.
- PGSTS Cao Đình Triều

Nhưng trong miền Trung thì toàn thủy điện nhỏ, dung tích chứa nước lại ít cho nên khi lũ về thường người ta phải xả gấp, đấy là nhược điểm. Đúng ra miền Trung phát triển vội như vậy thì lại vấp cái lũ về nó lớn. Thứ hai là đến mùa khô, vì thủy điện phải tích nước nên vấp phải cái là muốn chống hạn lại không có nước. Cái này hiện nay nhà nước đang rút kinh nghiệm và đang phê duyệt mốt số dự án nhỏ không cho phát triển nữa ở miền Trung.
Đối với phó giáo sư tiến sĩ Cao Đình Triều, viện trưởng Viện Địa Vật Lý Ứng Dụng, Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam, thủy điện là cứu cánh của Việt Nam:
Chúng ta cần có năng lượng để phát triển và chỉ có duy nhất thủy điện là cái Việt Nam phải tận dụng. Nói thật không có cái gì mà tăng được nguồn năng lượng dễ và nhanh như thủy điện, cho nên thủy điện vẫn là cứu cánh của người Việt mình bây giờ.
Được biết quốc hội Việt Nam từng loại bỏ khoảng 400 dự án thủy điện trên toàn quốc và hiện tại cũng đang xem xét để loại thêm nhiều dự án thủy điện nhỏ ở miền Trung.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List