Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, June 18, 2016

Kỹ Nghệ Giấy Việt Nam - Nhà Máy Hậu Giang - P.II



Chuong Trinh Phat Thanh Khoi 8406 - 18 /06 /2016

Truyền hình & Phát thanh Khối 8406 -18/06/2016 8406News.com P.O. Box 51093 San Jose Ca 95151 Email: tudongon...

Kỹ Nghệ Giấy Việt Nam - Nhà Máy Hậu Giang - P.II
Mai Thanh Truyết (Danlambao) - Vào ngày 6 tháng 8 năm 2007, thêm một nhà máy giấy ở Việt Nam xuất hiện. Dự án nhà máy với tổng mức đầu tư lên đến 1,2 tỷ Mỹ kim. Địa điểm xây dựng tại khu công nghiệp Phú Hữu A, huyện Châu thành, Hậu Giang với diện tích 200 mẫu. Dự án nhà máy đã được chấp thuận nhưng không qua thủ tục cần thiết ghi trong luật môi trường Việt Nam, nhất là việc nghiên cứu tác động môi trường trước khi dự án được duyệt xét.

Đây là một dự án làm bột giấy và sản xuất giấy lớn nhất Việt Nam hiện tại phỏng theo mô hình của tập đoàn Lee&Man Paper, Hong Kong, Trung Cộng. Vì tầm quan trọng của dự án đang vừa bắt đầu thi công, nhiều nguồn dư luận bất đồng về dự án trong dân chúng và một số nhà làm khoa học, cho nên tỉnh đã có một buổi họp ngày 19/9/2007 với nhiều ý kiến không thuận tiện cho việc xây dựng vì nhiều lý do xác đáng sau: 

- Khu vực đặt nhà máy gọi là khu công nghiệp Cái Cui - Nam sông Hậu (Tỉnh Hậu Giang) thực chất là vùng cây ăn trái trù phú với những đặc sản bưởi, cam, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, nhãn, mận, ổi…và những hộ chuyên nuôi cá đồng, không thích hợp cho nhà máy vì vấn đề nước thải nhà máy quá lớn với 28.500 tấn Sodium Hydroxide (NaOH), và ô nhiễm môi trường cho cả một vùng trồng cây ăn trái rộng lớn; 

- Hiện tại, nhà máy không có hệ thống thanh lọc nước thải. Vì vậy, vấn đề bảo đảm việc ô nhiễm môi trường không được tuân thủ. Điều nầy trái ngược hoàn toàn với các Điều luật trong Bộ Luật Đầu tư và Luật Môi trường là phải có báo cáo nghiên cứu tác động môi trường và phải có dự án xây dựng nhà máy thanh lọc phế thải trước khi được cấp giấy phép xây cất. Nhưng hai sự việc trên không hề xảy ra! 

Trước khi đi vào chi tiết về tính khả thi cũng như dư luận trong ngoài, thiết nghĩ cũng cần nên biết về Cty Lee&Man Paper, nguồn cung cấp vốn đầu tư và tài trợ kỹ thuật cho dự án. 

Tập đoàn Lee&Man Paper 

Tập đoàn Lee&Man Paper được thành lập từ 1994 có trụ sở tại Quảng Đông và di dời về Hong Kong năm 1995. Đây là một đại công ty giấy lớn nhất Á Châu và có tầm vóc quốc tế, với cơ sở và thiết bị tối tân. 

Nhà máy giấy đầu tiên bắt đầu được xây cất từ năm 1996 và đi vào hoạt động từ giữa năm 2005 trên một diện tích 80 mẫu tại Hongmei thuộc tỉnh Quảng Đông (Dongguan). Chi phí cho nhà máy là 461 triệu Mỹ kim với mức sản xuất 2 triệu tấn giấy/năm. (Nhà máy nầy chỉ chiếm 1/3 vốn đầu tư và sản xuất gần gấp 4 lần so với nhà máy Hậu Giang!). Nhà máy còn có hệ thống thanh lọc nước thải và một nhà máy phát điện với công suất 0,2 MW. Tập đoàn đã thành lập Cty Viet Nam Lee&Man Paper Manufacturing và đầu tư vào nhà máy Giấy Hậu Giang. Tính đến nay, Tập Đoàn Lee&Man Paper đã có 8 nhà máy đang hoạt động trong vùng Đông Nam Á và sản xuất 2,08 triệu tấn giấy/năm. Cty dự trù trong năm 2008, mức sản xuất hàng năm sẽ lên đến 4 triệu tấn. 

Công ty giấy Hậu Giang 

Trước một dự án lớn với vốn đầu tư hàng tỷ Mỹ kim, nhưng đa số người dân cũng như các cấp lãnh đạo tỉnh Hậu Giang hầu như hoàn toàn không có thông tin hay dữ kiện nào về chi tiết cũng như quy hoạch dự án như thế nào. Do đó, dư luận tại địa phương cũng như một số ban ngành trung ương phản ảnh theo nhiều góc độ khác nhau tuỳ theo vị trí của đương sự đối với dự án. 

Ngày 19/9, Lãnh đạo tỉnhHậu Giang triệu tập một buổi họp gồm đủ thành phần để tham khảo ý kiến về vấn đề nầy. 

Trước hết, TS Triệu Văn Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ nêu lên: "Đến hôm nay chúng tôi mới biết Hậu Giang có hai nhà máy: giấy và bột giấy. Trước đây chúng tôi cứ tưởng hai là một. Nhập giấy phế liệu để tái chế, nhiều người băn khoăn phải chăng ta nhập rác. Các dự án nhà máy giấy ở Hoà Bình, Bắc Kạn, Kontum không khai triển được la do thiếu vùng nguyên liệu. Nhà máy giấy Hậu Giang có công suất vượt nhà máy Bãi Bằng. Vùng nguyên liệu chúng ta phải tính đến yếu tố ổn định. Nội dung dự án chỉ ghi mấy dòng thu gom gỗ là chưa đủ sức thuyết phục." 

Trong lúc đó, ông Nguyễn Ngọc Bình, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp nêu ý kiến: "Đến thời điểm nầy (dự án đã khởi công) Cục Lâm nghiệp chưa nhận được thông tin chính thức hoặc tài liệu nào liên quan đến dự án nhà máy giấy và bột giấy ở Hậu Giang. Với công suất nhà máy 570 ngàn tấn/năm, nguồn nguyên liệu từ gỗ rừng trong khu vực ĐBSCL chắc chắn chỉ đáp ứng dưới 20% công suất. Theo công nghệ sản xuất giầy và bột giấy cần 50 Kg xút làm chất tẩy cho một tấn giấy, cũng có nghĩa là mỗi năm có 28.500 tấn xút đổ ra môi trường..." 

Để đối lại, ông Bí thư tỉnh Hậu Giang Nguyễn Phong Quang phát biểu: "Dự án nầy không dừng ở 1,2 tỷ Mỹ kim mà sẽ là 1,6 – 1,7 tỷ. Vùng nguyên liệu rồi đây sẽ tiếp tục quy hoạch. Tôi yêu cầu Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn phải xem lại quy trình làm việc của mình. Các đồng chí nói không nghe, không biết gì về dự án là không thể chấp nhận được. Bột Công thương cho nhập nguyên liệu chúng tôi mới dám triển khai. Chúng tôi đâu hốt rác đổ về nhà." 

Và Phó chủ tịch thường trực Nguyễn Văn Thắng tiếp lời: "Về chủ trương đầu tư, tỉnh đã tuận thủ đúng quy trình và thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 2 dự án. Địa phương gữi hồ sơ đến nhiều Bộ để thẩm tra và đã được các Bộ thống nhất rất cao". Và ông nói tiếp: "Do đây lại là một dự án quá lớn, lần đầu tiên tỉnh tiếp nạh6n nên... quá "hớp". Những gì thực hiện chưa đúng chúng tôi sẽ điều chỉnh". 

Sau cùng ý kiến của ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam có ý kiến rằng: "Dự án phải nhanh chóng có báo có tác động môi trường như luật định"

Trong lúc đó ông Vũ Văn Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp tiêu dùng thuộc Bộ Công nghiệp phản pháo lại ý kiến trên là: "Dự án nầy thực hiện đúng Luật Môi trường nên Bộ Công thương chấp thuận" (?). 

Ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Trân, một Việt kiều “yêu nước” từ Pháp về xây dựng “quốc gia cộng sản”, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại quốc hội đã được ghi nhận trong bài viết Tản Mạn về Dự án nhà máy giấy Hậu Giang như sau: “Qua những phát biểu kiểu trống đánh xuôi kèn thổi ngược, thiết nghĩ có ba vấn đề chính yếu của dự án dư luận chuyên môn rất quan tâm là: 

- 1. Dự án không có nghiên cứu tác động môi trường do đó vi phạm Luật Môi trường và Luật Đầu tư, 

- 2. Nguồn nguyên liệu dự trù cho sản xuất quy hoạch rất mơ hồ, 

- 3. Phương án xử lý phế thải chỉ ghi chú trong vòng vài trang giấy trong hồ sơ dự án, không có kế hoạch và thiết kế chi tiết, cùng công tác xây dựng nhà máy “xử lý” cũng không được nêu ra. 

Cũng trước đó, vì địa điểm xây dựng nhà máy lại nằm sát bờ Sông Hậu và nhà cử dân chúng cho nên, Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN-PTNT) có ý kiến để các cơ quan nhà nước nghiên cứu kỹ vị trí của dự án nhà máy giấy và bột giấy Lee&Man nhằm không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường nước của vùng nuôi thuỷ sản ở ĐBSCL.

Cục Lâm nghiệp cũng đã từng đề nghị Bộ NN-PTNT trình lên Thủ tướng Chính phủ CS Nguyên Tấn Dũng yêu cầu: 

- Giao cho Bộ Tài nguyên Môi trường trực tiếp phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang kiểm tra, đánh giá lại vấn đề về an ninh môi trường của nhà máy Lee&Man; 

- Yêu cầu nhà đầu tư cam kết thực hiện nghiêm túc việc thanh lọc nước thải theo tiêu chuẩn quốc tế. 

- Không chấp nhận phương án nhập 80% nguyên liệu là giấy phế liệu từ nước ngoài để sản xuất giấy và bột giấy tại Việt Nam. 

Cục Lâm nghiệp cũng khẳng quyết là theo Quyết định số 160/1998/QĐ-TTg ngày 4/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp giấy đến năm 2010” thì không quy hoạch xây dựng nhà máy giấy ở Hậu Giang và theo Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010 - tầm nhìn 2020 thì cũng không quy hoạch vùng nguyên liệu giấy tại ĐBSCL

Nhưng tất cả ý kiến trên đều không được lắng nghe vì tinh thần nô lệ và thuần phục của những kẻ bán đứng linh hồn cho TC, và vì mãnh lực của kim tiền qua việc “bôi trơn dự án”!

Từ đây chúng ta có thể kết luận rằng dự án đã được quyết định một cách vội vã do sự "chỉ đạo" trực tiếp của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường. Điều nầy nói lên một thủ tục điều hành "công việc quôc gia" một cách tuỳ tiện, không tuân thủ những quy định mà chính người quyết định đã đề ra. 

Theo Luật Đầu tư, lãnh đạo địa phương (cấp tỉnh uỷ) chỉ chấp thuận và cấp giấy phép xây dựng khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã duyệt. Bộ có trách nhiệm giải thích và thông báo đến các cơ quan liên hệ trong hàng Bộ trưởng. Giấy phép chỉ là bước đầu cho Dự án. Sau đó, nhà đầu tư phải nộp toàn bộ chi tiết dự án cùng những bản thiết kế công trình của dự án và bản dồ dự án có tỷ lệ 1:500. Sau đó, nhà đầu tư phải trình bày lên liên bộ liên quan đến dụ án những vấn nạn môi trường có thể xảy ra qua biên bản nghiên cứu tác động môi trường. 

Ngay cả khi các thủ tục trên đã được hoàn tất theo luật định, dự án cũng có thể bị đình chỉ khi cảnh sát môi trường khám phá ra những vi phạm môi trường hay dự án tạo ra ô nhiễm môi trường. Điều nầy chắc chắn không thể xảy ra dưới chế độ XHCN Việt Nam! 

Dự án nhà máy giấy Hậu Giang chỉ được thông qua một cách vội vã giữa lãnh đạo tập đoàn Lee&Man Paper và lãnh đạo chính trị Việt Nam mà thôi, do đó đã được xúc tiến một cách mau mắn, ngay cả Ông Trần Quốc Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị khu Công nghiệp Hậu Giang, nơi xây cất nhà máy chỉ được thông báo một thời gian ngắn trước khi khởi công mà thôi. Cũng cần biết thêm là 26% dân chúng vùng ĐBSCL vẩn chưa có được nguồn nước sạch mặc dù sông ngòi chằn chịt. Và dự án dự trù sẽ tiêu thụ 4,5 triệu m3 nước hàng năm. 

Thay lời kết 

Mặc dù Việt Nam vẫn còn phải nhập cảng 700 ngàn tấn giấy/năm (mức tiêu thụ giấy của Việt Nam hiện tại là 1,8 triệu tấn giấy cho năm 2006 (thời điểm của dự án), và đã tăng lên 5 triệu tấn cho năm 2015. 

Qua kinh nghiệm lịch sử các nhà máy giấy nhất là kinh nghiệm nơi nhà máy Bãi Bằng, và một số nhà máy giấy rãi rác từ Bắc chí Nam (xem bài viết Nhà máy giấy Bãi Bằng-Phần I) trải qua gần 40 năm hoạt động vẫn còn nhiếu vấn nạn môi trường hầu như không giải quyết được và nguyên liệu cần phải nhập cảng đến 20%, mặc dù đã quy hoạch việc trồng rừng trên diện tích 1,2 triệu mẫu, nhà máy cũng vẫn chưa chạy hết công suất. 

Trong lúc đó, nhà máy Hậu Giang chỉ quy họạch từng phần trong 200 mẫu rừng cho một công suất sản xuất gấp 10 lần hơn nhà máy Bãi Bằng. Điều nầy có nghĩa là việc quyết định thực hiện nhà máy Hậu Giang hoàn toàn không dựa theo một tiêu chuẩn nào cả. 

Theo những thăm dò vừa nhận được, Việt Nam đã tham khảo để thu mua bột giấy ở hai quốc gia là Úc Châu và Nam Dương (Indonesia) cho nhà máy hậu Giang nhưng điều được hai nơi nầy trả lời không thể ký hợp đồng trước năm 2015. Và hiện tại hợp đồng thu mua vẫn chưa được giải quyết. 

Trong quá khứ, thực tế cho thấy ở Việt Nam hiện tại có nhiều nhà máy giấy và làm bột giấy không thể đi vào hoạt động được với phí tổn tổng cộng hàng tỷ Mỹ kim đầu tư và hàng triệu công lao động, làm tiêu hao công quỹ và nội lực của dân tộc một cách vô ích. 

Điều trên chứng tỏ rằng: 

- Lãnh đạo trung ương khi quyết định chấp thuận môt dự án phát triển quốc gia hoàn toàn không nắm vững những thông tin kỹ thuật cũng như các ảnh hưởng lên mội trường khi xây dựng và khi nhà máy đi vào sản xuất; 

- Lãnh đạo địa phương (nơi xây dựng nhà máy) tiếp nhận dự án đầu tư vào tỉnh nhà theo chỉ thị của cấp trên và cũng hoàn toàn không thông hiểu về quy trình sản xuất cùng những điều kiện địa phương có thích hợp với việc lấp đặt nhà máy hay không? 

Đây là hai điều căn bản đã xảy ra trong suốt thời gian quản lý Đất và Nước từ sau 1975 trở đi. Hai điều căn bản trên tiếp tục được lập đi lập lại như một âm bản giống nhau như đúc mặc dù đất nước được lãnh đạo bởi nhiều thế hệ lãnh tụ khác nhau theo suốt chiều dài lịch sử kể từ khi CS Bắc Việt chiếm được miền Nam sau ngày 30-4-1975. 

Đây mới chính là một nguy cơ "mãn tính" cho dân tộc trong công cuộc phát triển quốc gia. 

Cao nguyên Trung phần Việt Nam đang CHẾT vì việc khai thác Bauxite. 

Biển ĐÔNG đanh CHẾT vì TC cố tình nguồn nước đại dương. 

Đồng bằng sông Cửu Long vì TC kiểm soát dòng chảy của sông Mẹ Mêkong ở thượng nguồn. 

Câu hỏi còn lại cho Tuổi Trẻ Việt Nam là Còn con đường SỐNG nào cho dân tộc Việt Nam đây? 

17.06.2016






__._,_.___

Posted by: 8406news 

Friday, June 17, 2016

11 triệu người cào cấu ngân sách nhà nước


11 triệu người cào cấu ngân sách nhà nước

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-06-16
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
cong-chuc-622.jpg
Đợt thi tuyển công chức trực tuyến do Bộ Nội Vụ tổ chức trước đây. (ảnh minh họa)
File photo
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Việt Nam dân số 90 triệu nhưng có đến 11 triệu người hưởng lương và mang tính chất lương do ngân sách nhà nước đài thọ. Con số này bao gồm cán bộ, công chức, người ăn lương hưu, hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước, kể cả các hội đoàn nhà nước. Câu hỏi đặt ra là nhà nước Việt Nam xoay xở thế nào, để nuôi bộ máy Đảng và Nhà nước quá cồng kềnh như vậy, trong khi nợ công ở mức báo động, bội chi ngân sách lớn.

Cần tinh giảm bộ máy hành chánh

Nam Nguyên phỏng vấn Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về vấn đề liên quan. Từ Sài Gòn, trước hết Luật sư Trần Quốc Thuận nhận định:
LS Trần Quốc Thuận: Giải pháp thì đã có nhiều người nói và có thể đã thành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước từ nhiều năm về trước rồi. Đó là phải tinh giảm bộ máy hành chánh. Ông Nguyễn Xuân Phúc lúc là Phó Thủ tướng đã từng nói rằng, trong bộ máy Nhà nước chỉ có 1/3 làm việc, còn 2/3 không làm được việc. Bây giờ ở cương vị Thủ tướng ông ấy nên hành xử chuyện đó.
Nhưng mà vấn đề quan trọng hơn, người ta cũng nói các hội, đoàn thể, nên trả về vị trí chính thức của họ. Bà Phạm Chi Lan cũng có nói, những đoàn thể đó nên sống bằng kinh phí do hội viên đóng góp, chứ không đem kinh phí nhà nước ra nuôi bộ máy đó. Rồi xây trụ sở, rồi trang bị như một cơ quan hành chánh, thì ngân sách nào mà chịu nổi. Câu chuyện đó rất rõ và người ta cũng nói rất nhiều lần về chuyện đó.
Ông Nguyễn Xuân Phúc lúc là Phó Thủ tướng đã từng nói rằng, trong bộ máy Nhà nước chỉ có 1/3 làm việc, còn 2/3 không làm được việc. Bây giờ ở cương vị Thủ tướng ông ấy nên hành xử chuyện đó.
-LS Trần Quốc Thuận
Trong thời kỳ tôi làm việc, mười mấy năm về trước người ta cũng đặt vấn đề đó ra rồi. Cũng từng lớn chuyện là cần phải có một cuộc cải cách lớn về thể chế, cơ chế, trong đó người ta muốn nói là cần có cải cách mạnh về thể chế chính trị nữa. Bây giờ vấn đề đó cũng nên đặt ra và Bộ trưởng Lê Doãn Hợp mới vừa trả lời trên báo VietTimes trong nước, ông cũng nói phải cải cách mạnh. Nếu không với một bộ máy như thế này, cồng kềnh và không hiệu quả, thậm chí tham nhũng không trị được, thì uy tín cầm quyền của Đảng và Nhà nước này đã đến hồi lung lay dữ rồi.
Nam Nguyên: Ý kiến nêu ra trên báo chí có nói tới vấn đề bỏ hẳn biên chế suốt đời, đưa vào Luật Công chức thay thế biên chế suốt đời bằng hợp đồng lao động. Điều này có khả thi tại Việt Nam hay không, trên thực tế nhiều nước trên thế giới vẫn tồn tại công chức có lương hưu suốt đời?
LS Trần Quốc Thuận: Ý kiến đó trước đây cũng có nhiều người nói, cá nhân tôi cũng đặt vấn đề như thế, tức là nên có biên chế hợp đồng lao đồng có thời hạn và có thể kéo dài hợp đồng lao động đó bằng nhiều hình thức, từ 6 tháng dài nhất là 5 năm. Bây giờ trong thời gian quá độ như thế này, người ta nói người đi kháng chiến mới tham gia bộ máy nhà nước, còn khó khăn do học tập ít … bây giờ đã 40 năm sau khi chiến tranh kết thúc, không nên có một biên chế suốt đời… cũng có một số nước duy trì. Nhưng tôi được biết ở Úc, New Zealand họ đâu có biên chế suốt đời đâu. Như vậy tôi cho đó là một giải pháp rất tích cực và trong quyết tâm tinh giảm biên chế cũng cần có hình thức như thế. Chứ còn cứ để như thế thì không bao giờ giải quyết được… Bộ máy ngày càng phình to ra, bắt người dân nuôi thì rõ ràng rất là nguy hiểm cho chế độ.

Phải sửa luật?

Nam Nguyên: Thưa Luật sư, giải pháp thay bằng hợp đồng lao động có thời hạn, có thể giúp xóa tình trạng người ta chạy vào công chức với rất nhiều chuyện linh tinh như báo chí đã nói trong thời gian vừa qua?
ong_tran_quoc_thuan_250.jpg
LS Trần Quốc Thuận, nguyên phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng QH. File photo.
LS Trần Quốc Thuận: Ý kiến đó rất đúng, thực tế người ta chạy vào công chức để kiếm một biên chế suốt đời để sau này người ta sống… Nhưng sự thực nhiều người chạy vào bộ máy nhà nước, họ không sống bằng lương đâu mà bằng những thứ khác… một đại họa. Cho nên phải quyết liệt giảm biên chế có hiệu quả rất mạnh, phải có hợp đồng lao động có thời hạn… nếu giảm được 1/3 thậm chí một nửa biên chế hiện nay thì sau đó có thể tăng lương… Bây giờ cũng có ý kiến tăng lương, nhưng tăng lương trong bộ máy cồng kềnh thế này rất là nguy hiểm. Ngân sách nhà nước dùng trả lương và trả nợ hết 70% rồi, còn tiền đâu để mà đầu tư trở lại… Cách trả lương bộ máy nhà nước này, mặc dầu ở địa phương, dưới phường, xã, ấp, khối dân phố người ta nói không trả lương, nhưng cũng có tiền bồi dưỡng mỗi tháng vài triệu. Rõ ràng cải cách không phải chỉ số ở trong biên chế mà con số có thể lên tới 11 triệu, là số có trong danh sách, còn cách trả lương ở bên ngoài cũng là một số rất là lớn nữa. Điều hành một bộ máy nhà nước như thế thì cần có cải cách mạnh.
Nam Nguyên: Thưa cần có luật pháp về các tổ chức xã hội dân sự, các hội đoàn nhà nước sẽ làm vai trò cũa tổ chức xã hội dân sự tự nguyện và phải tự lo kinh phí hoạt động bằng hội phí, hay gây quĩ bằng hình thức nào đó. Dự Luật về hội trong đó không điều chỉnh đối với một số hội đoàn nhà nước, Luật chưa ra đời nhưng đã có hướng duy trì bao cấp với hội đoàn nhà nước Luật sư nhận định gì?.
LS Trần Quốc Thuận: Hiện nay luật lệ hiện hành có 6 tổ chức gọi là chính trị xã hội gồm có Mặt trận Tổ Quốc, Thanh niên, Công đoàn, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân… kể cả Hội người cao tuổi nữa. Chưa nói tới chuyện 6 tổ chức chính trị xã hội nhà nước đưa vào danh sách cấp kinh phí, ngoài ra còn hơn hai mươi tổ chức khác cũng còn được hỗ trợ kinh phí nữa. Rõ ràng việc làm đó là rất không bình thường, trong khi Việt Nam kinh phí còn đang rất ngặt nghèo, rất khó khăn.
Dĩ nhiên phải dẫn đến sửa luật, còn nếu ở Việt Nam này Đảng mà quyết liệt thì đôi khi Đảng ra một Nghị quyết, thậm trong khi chưa có luật thì Quốc hội ra một Nghị quyết cắt giảm bộ máy, đi từng bước thích hợp, như giảm bộ máy, giảm kinh phí cấp cho bộ máy đó xuống, giảm trang bị. Chứ còn bây giờ cấp trụ sở các hội đoàn thể cũng là cơ ngơi như cơ quan nhà nước, trụ sở hoành tráng, ô tô, phòng làm việc máy điều hòa, lương bổng thang bảng lương như là cán bộ công chức, tương đương như nhau cả. Rõ ràng vấn đề trở thành đại sự, muốn làm thì phải có bước đi thích hợp và phải quyết tâm làm. Đó là câu chuyện cần phải đặt ra, chứ dĩ nhiên là nó vướng luật.
Nam Nguyên: Cảm ơn Luật sư Trần Quốc Thuận đã trả lời phỏng vấn.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Bố to sâu nhỏ

Bố to sâu nhỏ

Lê Luân
Một cậu nhóc 25 tuổi ngồi chễm chệ vào ghế trên một cách sỗ sàng,
tương đương chức Phó vụ trưởng của một vụ thuộc Bộ mà Bố đẻ
làm Bộ trưởng đương chức. 

Lên làm ăn (ở công ty quốc doanh PVFI) thua lỗ đến 155 tỷ năm đầu quản lý, năm sau tiến bộ hơn lỗ 67 tỷ trong khi thu nhập của cậu này là hàng tỷ đồng bỏ túi. 

Đây mới chỉ là một con sâu quá nhỏ trong biết bao con sâu khác mà đã tàn phá ngân khố khủng khiếp trong một thời gian quá ngắn ngủi. Còn ông già hơn tý tuổi thì làm lỗ 3.200 tỷ và rồi nhanh chóng sau 3 năm nắm ghế phó chủ tịch tỉnh kiêm đại biểu quốc hội khoá 14.

Còn chuyện ông giám đốc sở tuổi 30 mê chơi chim mà bố làm cựu Bí thư tỉnh.

Một ông 30 tuổi khác làm chủ tịch một quận mà bố đẻ cũng làm cựu bí thư thành phố này. Một ông thì 27 tuổi làm uỷ viên trung ương đảng dự khuyết và làm bí thư thành đoàn một thành phố lớn, con của cựu thủ tướng vừa rời chức.

Một cô gái khác họ Tô sinh năm 1988 làm Chủ tịch Hội đồng quản trị một doanh nghiệp lớn của nhà nước cách đây 3 năm. Một cô nông dân dân tộc thiểu số sinh năm 1992 trúng đại biểu quốc hội theo cơ cấu kỳ này.

Tôi không tưởng tượng nổi được việc có bố làm quan to nó như thế nào, vì tía tôi là một người nông dân, má tôi là một người nông dân, sáng sớm ra đồng đi cày bừa.

Đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có tiền cho con ăn học làm người chân chính.

Cứ chạy chức, chạy quyền và bảo kê cho con cháu, họ hàng lên ngôi sớm thế này thì đất nước bị tàn phá đến xác xơ, kiệt quệ quả không có gì phải thắc mắc.

Tài cán gì để làm lãnh đạo, làm cán bộ dẫn dắt đất nước?

Và cái doanh nghiệp nhà nước chính là cái nôi của mọi tham nhũng, mọi hành vi đục khoét, cơ hội quyền lực, nhóm lợi ích và tệ mua bán quan chức. Cần phải xoá bỏ những doanh nghiệp quốc doanh này càng sớm càng tốt.

Nếu không, sâu già đẻ sâu non một bầy thôi.

Và các bạn cứ học đi, học chăm chỉ và giỏi giang thì cố mà ra nước ngoài, ở trong nước thì lo mà quan hệ, hoặc có tiền, mà cũng chỉ chạy vào chân quèn, chứ đừng ở đó mà mơ công bằng và dùng tài năng mà cống hiến.
L. L.
Nguồn: FB Lê Luân
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday, June 14, 2016

Từ lãnh đạo doanh nghiệp thua lỗ 3.200 tỷ đến Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang


Từ lãnh đạo doanh nghiệp thua lỗ 3.200 tỷ đến Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang

Dân trí
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Tư lệnh Quân khu IV (Bộ Quốc phòng) - đề nghị làm rõ việc ông Trịnh Xuân Thanh từng lãnh đạo Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam gây thua lỗ lớn nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã được luân chuyển, điều động giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.


 >> Trưởng ban Công tác Đại biểu QH: Đã nắm thông tin về ông Trịnh Xuân Thanh
 >> Vụ xe Lexus gắn biển xanh: Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tổng Bí thư
 >> Tổng Bí thư yêu cầu xác minh vụ xe Lexus gắn biển xanh



Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh. (Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN)
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh. (Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN)

Theo tìm hiểu của PV Dân trí, ông Trịnh Xuân Thanh được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vào năm 2009. Đến giai đoạn năm 2012 - 2013, doanh nghiệp này rơi vào tình trạng thua lỗ và gặp rất nhiều khó khăn.

Theo báo cáo của Ban kiểm soát tại Đại hội cổ đông thường niên PVC năm 2013, lợi nhuận Công ty mẹ - PVC năm 2012 lỗ 1.368 tỷ đồng, chủ yếu do các khoản trích lập dự phòng. Cụ thể, dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn trên 480 tỷ đồng, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi gần 538 tỷ đồng và dự phòng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trên 35,7 tỷ đồng.

Các công trình do PVC triển khai có hiệu quả kinh tế thấp, thậm chí lỗ do chưa có kinh nghiệm trong việc lập hồ sơ đề xuất, đánh giá toàn diện khối lượng và dự toán các gói thầu nên dẫn đến công trình phát sinh nhiều.

Công tác quản lý và sử dụng vốn của Tổng công ty và các đơn vị thành viên đạt hiệu quả chưa cao do hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên đạt hiệu quả thấp; 9/13 công ty con có kết quả kinh doanh thua lỗ trong năm 2012.
Tiếp đó, báo cáo của Ban kiểm soát tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2014 cho thấy, kết quả sản xuất kinh doanh năm 2013 của công ty mẹ PVC tiếp tục lỗ thêm 1.927,16 tỷ đồng. Lũy kế cuối năm 2013, Công ty mẹ PVC đã lỗ trên 3.262 tỷ đồng.

Đối với các công ty kinh doanh bất động sản, do thị trường bất động sản đóng băng cũng như chính sách thắt chặt tín dụng của Nhà nước nên hầu hết các đơn vị kinh doanh bất động sản của PVC rơi vào tình trạng không có công việc hoặc không bán được hàng, trong khi phải chi phí để duy trì hoạt động, dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ, đồng thời không thu xếp được vốn để tiếp tục triển khai các dự án dẫn đến không thực hiện được cam kết của hợp đồng.
Không chỉ vậy, PVC đã sử dụng phần lớn vốn điều lệ (3.428,68 tỷ đồng/4.000 tỷ đồng vốn điều lệ, tương đương 85,72% vốn điều lệ) đầu tư góp vốn vào các đơn vị. Tuy nhiên việc chỉ đạo và giám sát hoạt động của các đơn vị còn yếu, hiệu quả vốn đầu tư thấp, đặc biệt từ cuối năm 2011 khi nền kinh tế khủng hoảng, các đơn vị bộc lộ toàn bộ các yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến tình trạng thua lỗ.

Trước thực trạng PVC thua lỗ như vậy nhưng vào tháng 9/2013 ông Trịnh Xuân Thanh bất ngờ rời khỏi doanh nghiệp này và được bổ nhiệm giữ chức Phó Chánh văn phòng Bộ Công thương - Trưởng đại diện Văn phòng miền Trung của Bộ Công thương tại Đà Nẵng.

Đến ngày 25/1/2014, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 49/TB-VPCP thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nêu rõ: “Yêu cầu Tập đoàn kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể và từng cá nhân trong việc kinh doanh thua lỗ gây khó khăn cho Tập đoàn của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Xử lý nghiêm các hành vi sai phạm. Báo cáo Bộ Công Thương và yêu cầu Bộ xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ”.

Không rõ việc xử lý theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ được tiến hành đến đâu, nhưng sau đó không lâu, ông Trịnh Xuân Thanh tiếp tục được Bộ trưởng Bộ Công thương bổ nhiệm giữ chức vụ Vụ trưởng - Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Công thương. Đến tháng 5/2015, ông Thanh được luân chuyển làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016.

Theo kết quả mới được Hội đồng Bầu cử Quốc gia công bố chiều qua (9/6), ông Trịnh Xuân Thanh đã trúng cử đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang với tỷ lệ 75,28% phiếu tán thành.
Sau khi báo chí phản ánh về việc sử dụng xe tư gắn biển xanh và những “di sản” của Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh khi lãnh đạo PVC gây thua lỗ lớn, ngày 9/6, Văn phòng Trung ương Đảng đã có công văn thông báo ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Công an, Ban cán sự đảng các bộ Công Thương, Tài chính, Kiểm toán nhà nước, Tỉnh ủy Hậu Giang và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam khẩn trương kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung mà báo chí đã nêu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương cùng cơ quan, địa phương liên quan nhanh chóng tổ chức việc kiểm tra, kết luận, coi đây là “việc cần làm ngay” và báo cáo kết quả với Ban Bí thư.
Chuyện Công an tỉnh Hậu Giang cấp biển xanh cho xe Lexus trị giá khoảng 5,7 tỷ đồng được ông Trịnh Xuân Thanh-Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang sử dụng suốt thời gian dài gây bức xúc dư luận suốt thời gian qua (Ảnh: H.T)
Chuyện Công an tỉnh Hậu Giang cấp biển xanh cho xe Lexus trị giá khoảng 5,7 tỷ đồng được ông Trịnh Xuân Thanh-Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang sử dụng suốt thời gian dài gây bức xúc dư luận suốt thời gian qua (Ảnh: H.T)

Phải làm rõ quy trình bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ
Trao đổi với PV Dân trí chiều 10/6, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Tư lệnh Quân khu IV (Bộ Quốc phòng), nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIII, IX, X - cho rằng, khi chỉ đạo quyết liệt như vậy có lẽ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhìn thấy đằng sau đó là câu chuyện luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ “có vấn đề” và nếu không xử lý kịp thời thì cực kỳ nguy hiểm.

Theo Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, chỉ trong thời gian ngắn từ lãnh đạo một doanh nghiệp thua lỗ nặng nhưng lại được luân chuyển theo diện cán bộ nguồn và trúng cử đại biểu Quốc hội là một chuỗi sự việc hết sức khó hiểu.
“Quy trình tổ chức cán bộ như thế nào mà lại để xảy ra câu chuyện như vậy? Tôi cho rằng không phải tự nhiên mà như vậy. Các cơ quan được giao nhiệm vụ cần phải làm cho ra nhẽ”- Tướng Thước nói.

Ông Thước đánh giá sự việc hiện nay đã “vượt khỏi tỉnh Hậu Giang”. Trong câu chuyện này, cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm trong việc cấp biển xanh cho xe Lexus cá nhân.

“Rõ ràng chuyện chiếc xe Lexus biển xanh chỉ là giọt nước làm tràn ly mà thôi. Điều chúng ta quan tâm hiện nay là công tác tổ chức cán bộ, bởi đó là vấn đề gây bức xúc bấy lâu và trở thành những nguy cơ trong Đảng. Đây là vấn đề của Đảng. Tôi mong Tổng Bí thư đã chỉ đạo rồi thì phải làm cho đến nơi đến chốn, để chấn chỉnh lại công tác tổ chức cán bộ cho toàn Đảng, bởi đây cũng là sự nghiệp của Đảng”- Tướng Thước thẳng thắn.

Trong khi đó, ông Thang Văn Phúc - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh, về nguyên tắc, nếu có vi phạm sẽ không được đưa vào diện đề bạt, luân chuyển cán bộ. Chính vì thế sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo, các cơ quan chức năng sẽ phải làm rõ lại toàn bộ quá trình luân chuyển, điều động cán bộ đối với ông Trịnh Xuân Thanh như vậy có đúng các quy định và phù hợp hay không.
Thế Kha
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Monday, June 13, 2016

SOS! CÁ CHẾT, nhiều trẻ em HUẾ, BỎ HỌC, sang Lào làm thuê để khỏi CHẾT ĐÓI !




From: Chau Nguyen <
Sent: Sunday, June 12, 2016 8:30 AM
To: DienDanCongLuan Btgvqhvn-1; Btgvqhvn-2; Btgvqhvn-3; GỌI ĐÀN
Subject: SOS! CÁ CHẾT, nhiều trẻ em HUẾ, BỎ HỌC, sang Lào làm thuê để khỏi CHẾT ĐÓI !

Thưa quý vị,
Tòan dân VN phải vượt qua nỗi sợ hãi, sự chết chóc vùng lên tiêu diệt đảng cướp CSVN, bọn ác ôn côn đồ, vô học nón cối, mũ tai bèo trước khi quá trễ !!
Chắc chúng ta nhận ra rằng, những đứa trẻ này là con cháu của ai rồi ???
Không thể nào những đứa trẻ này là con cháu của bọn ngu dốt VC mà ngày xưa chui rúc trong các hang ổ như lòai rắn rết.
nguyenvinhchau

On Sunday, June 12, 2016 6:20 AM, "vneagle_1 [DienDanCongLuan]" <> wrote:

 

 

Nhiều trẻ em ở Huế băng rừng sang Lào làm thuê

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

HUẾ (NV) - Sau vụ cá chết ở 4 tỉnh miền Trung và do thiếu thốn, nghèo đói, nhiều trẻ em ở Thừa Thiên-Huế bỏ học, theo người lớn sang Lào làm thuê.
Cái giá mà các em phải trả cho việc kiếm tiền lúc tuổi còn nhỏ chính là tương lai mù mịt bởi không được học hành và thiếu sự kèm cặp, dẫn dắt của cha mẹ, gia đình.

treem lamthue 1
Một bé trai đang bán bánh bột lọc tại cây xăng thuộc huyện Phú Lộc - Huế. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)

Mặc dù đã ba lần liên lạc với cán bộ Sở Lao Động và thương binh xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế để tìm hiểu vấn đề trẻ em ở các xã Lộc Trì, Lộc An, Lộc Sơn, Lộc Bổn... huyện Phú Lộc bỏ học sang Lào làm thuê thì chỉ nhận đúng một câu trả lời là “hoàn toàn không có.”

Phú Lộc là một huyện nằm bên cạnh dãy núi Bạch Mã và biển Lăng Cô, có thể nói đây cũng là một trong các huyện có bề ngang hẹp nhất và chịu thiên tai nhiều nhất Việt Nam. Theo các giới chức thì “tỉ lệ trẻ em đến trường 100%,” nhưng trên thực tế thì mọi chuyện lại khác.

Cá chết thì kiếm cơm chỗ khác

Bởi chỉ trong một xã nhỏ, đã có đến ba em học sinh bỏ học theo cha sang Lào làm thuê cùng với người thân.
Khi hỏi những người trong xóm cũng như hỏi cán bộ xã thì nhận được chung một câu trả lời là “mấy đứa đó nó học không nổi bỏ học để học nghề chứ có làm thuê gì đâu.” Và với cái kiểu lý luận “học không nổi thì bỏ trường đi học nghề, tốt thôi, không có gì là sai.”  

Trong khi đó, nguyên nhân để dẫn đến tình trạng các em bé bỏ học theo người thân sang Lào làm ăn đều là do điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn, mùa màng thất bát và nhiều em trong số này có cha mẹ làm nghề đánh cá gần bờ trên biển Thuận An, phá Tam Giang. Và trong suốt hai tháng qua, nhiều gia đình rơi vào tình trạng thiếu hụt lương thực trầm trọng nhưng lại không được nhà nước cứu trợ bởi họ không được xếp vào diện làng chài và họ cũng không sống ở khu vực sát biển.

treem lamthue 2
Những ngôi nhà trở nên buồn bã sau khi trẻ em băng rừng sang Lào làm thuê. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)

Chúng tôi tìm đến nhà ông Sự, gia đình có sáu người thì hết bốn người đã sang Lào làm thuê, đến nhà chỉ gặp được một cụ già và một phụ nữ ở nhà. Cụ già chính là bà nội của ba đứa trẻ đã sang Lào làm thuê, còn người phụ nữ là mẹ của ba đứa trẻ kia. Khi nghe chúng tôi hỏi thăm tình hình gia đình. Người mẹ của ba đứa trẻ chép miệng: “Khó khăn quá nên phải để ổng dắt mấy đứa đi chứ không muốn như vậy đâu!”

Ở đây người ta sang Lào làm thuê nhiều lắm. Bởi chỉ cần bắt xe lên A Lưới rồi đi đường rừng băng sang Lào, ở đó sẽ có vài người đã có kinh nghiệm đón đến chỗ làm việc. Thường thì trước khi đi làm, người bên Việt Nam sẽ liên lạc thông qua một trung gian và trả phí cho trung gian đó chừng một triệu đồng (tương đương $45).”

“Nhà tui trước giờ chưa sang bên đó làm bao giờ. Ông nhà là dân đánh bắt gần bờ, còn tui ra ngoài chợ bán cá, buôn thêm rau hành. Nhưng hai tháng nay không có cá để bán mà nếu có thì bán cũng không ai mua. Mấy đứa nhỏ lo không có tiền nộp thầy cô dạy thêm nên bỏ học. Tụi nó đi cùng ông nhà tui sang Lào làm ăn rồi. Bốn người đi nộp hết ba triệu đồng môi giới, vì bốn người nên họ giảm cho một triệu đồng. Nói là tiền môi giới nhưng trong đó gồm cả tiền xe nữa nên cũng hợp lý thôi!”

“Ở đây cũng không có nhiều gia đình có con bỏ học đi làm bên Lào lắm đâu, mấy xã Lộc Trì, Lộc An, Lộc Bổn kia mới có nhiều người đưa con sang bên Lào làm thuê. Ở bên đó chủ yếu là đi phụ hồ, trồng rau, bốc phân bò và thồ hàng. Nói chung có việc là làm, việc nào kiếm được nhiều tiền thì làm thôi. Vì làm chui nên khó nói lắm! Mấy gia đình có con đi làm thuê đều là dân chài cả, đói quá thì phải kiếm cơm thôi, có ai thương mình hơn mình đâu!”

treem lamthue 3
Xúc vỏ hàu về làm vôi, một kiểu kiếm cơm qua ngày của người Phú Lộc. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)

Nói đến đây, người phụ nữ mẹ của ba đứa con trai và vợ của một người chồng, cả bốn người họ đang làm thuê trên đất khách... rơm rớm nước mắt.

Kiếp lao động chui

Một buổi trưa chậm chạp trôi, chúng tôi lại lòng vòng, quay xe trở ra, băng qua hầm chui Phước Tượng và Phú Gia mà trước đây là hai con đèo khá hiểm trở có độ dài bằng nửa đèo Hải Vân trên tuyến Đà Nẵng - Huế. Đến xã Lộc Trì, chúng tôi lại tiếp tục tìm hiểu về đời sống và chuyện trẻ em bỏ học sang Lào làm thuê.

Một không gian vắng lặng hiện ra trước mắt.
Khi chúng tôi hỏi thăm về các gia đình có con bỏ học sang Lào làm thuê thì ai cũng lắc đầu, nói rằng làm chi có chuyện đó. Nhưng chúng tôi lại hỏi tiếp, gặp một người ngồi uống bia bên quán ven đường. Ông này ngoắc chúng tôi vào, khi chúng tôi ngồi vào bàn, ông nói: “Muốn nghe chuyện phải tốn một thùng Huda (bia Huế sản xuất)!”

Sau khi chúng tôi làm quen và mời ông một thùng Huda,
ông nói: “Ở đây không ai dám nhận gia đình mình có con bỏ học sang Lào làm ăn đâu. Phải giữ kín hết, nói vậy bị người ta phạt sao! Chỉ có mọi người thông cảm cho cái nghèo của nhau mà giấu kín.”

treem lamthue 4
Một ngôi nhà có trẻ em sang Lào làm thuê. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)

Chuyện bỏ học sang Lào làm ăn ở đây nhiều lắm. Có đứa báo đau ốm xin nghỉ một tháng rồi xin cả giấy tờ khám sức khỏe hoặc nhập viện gì đó để mà đi làm, xong tháng lại về, dư cũng được hai ba triệu đồng. Cứ như vậy mà đi. Có đứa đi riết thành quen, về học hành chi được nữa vì mất hết căn bản, cuối cùng bỏ học đi làm luôn!”

Thường thì làm bên Lào, nếu người lớn kiếm cũng được từ bảy triệu đồng đến mười triệu đồng, trẻ em kiếm cũng được từ ba triệu đến năm triệu. Tụi nó kháo nhau là có đi học lên tới đại học rồi cũng thất nghiệp, đi làm thuê tứ xứ. Chi bằng bây giờ làm thuê trước, tới tuổi tốt nghiệp đại học thì cũng có số vốn mà tiếp tục làm thuê. À, ở đây có nhiều đứa học xong đại học lại sang Lào làm thuê nhiều lắm!”

Câu chuyện của người đàn ông trong quán rượu này vô hình trung lại chạm đến một vấn đề khác về giáo dục. Dường như khi người ta không còn tin vào tương lai thông qua con đường học tập nữa thì chuyện trẻ em bỏ học đi làm thuê cũng không có gì là xa lạ hay đáng ngạc nhiên nữa chăng?





__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?NGUY=1AN_HO=C3=AF=C2=BF=C2=

Featured Post

Lisa Pham 15.04.2024

My Blog List