Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, November 30, 2013

Nên 'giải tán Quốc hội'


 

Nên 'giải tán Quốc hội'


Cập nhật: 14:36 GMT - thứ sáu, 29 tháng 11, 2013


Quang cảnh họp Quốc hội hôm 21/10/2013

Đại đa số đại biểu thông qua Hiến pháp sửa đổi

Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng nói Quốc hội nên "giải tán" sau khi thông qua Hiến pháp sửa đổi giữ nguyên sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản nhưng lại không cho người dân tư hữu đất đai và Quân đội Nhân dân lại trung thành với Đảng thay vì với nhân dân.

Nói chuyện với BBC hôm 29/11, một ngày sau khi Hiến pháp sửa đổi được thông qua với hơn 97% số phiếu, ông Thắng nói:

"Quốc hội này không đại diện cho ý chí, nguyện vọng của tôi nữa nên cá nhân tôi là tôi muốn giải tán Quốc hội này.

"Tôi đang muốn làm thế nào để có một Quốc hội khác, đại diện cho ý chí của nhân dân."

Mặc dù vậy ông Thắng thừa nhận rằng có thể những người phản đổi Hiến pháp mới thông qua chỉ là thiểu số trong một đất nước mà Đảng Cộng sản kiểm soát toàn bộ hệ thống truyền thông.

Ông cũng nói thêm: "Hoàn toàn chưa có cách nào [để giải tán Quốc hội].

"Nhưng trong thực tiễn thì tất cả mọi chuyển đổi...đều bắt đầu từ thiểu số."

Không đồng tình


Nói về bản Hiến pháp sửa đổi, ông Thắng cho biết:

"Có mấy điểm tôi không đồng tình.

Về Hội không đồng ý Hiến pháp mới

Ông Nguyễn Lân Thắng nói về mục tiêu của Hội những người không đồng ý Hiến pháp mới được Quốc hội thông qua' vừa được lập ra.


Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.



"Điểm thứ nhất là Điều 4 của Hiến pháp [giữ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản].

"Điểm thứ hai là quy định về quyền sở hữu, không tôn trọng cái quyền sở hữu tư nhân về đất đai.

"Và một điều nữa liên quan tới quân đội. Tôi không chấp nhận cái chuyện quân đội phải trung thành với Đảng.

"Quân đội theo tôi phải trung thành với nhân dân."

Một điểm khác gây tranh cãi là chuyện kinh tế nhà nước vẫn được xác định đóng vai trò chủ đạo cho dù điều này không có trong dự thảo Hiến pháp hồi đầu năm nay.

Với các vụ bê bối Vinalines và Vinashin bên cạnh xung đột ở Tiên Lãng và Văn Giang, sở hữu nhà nước đối với các công ty và đất đai gây nhiều tranh luận.

Thêm vào đó sự bao trùm không gian xã hội của Đảng Cộng sản cũng bị chỉ trích.

Hội phản đối


Ông Thắng cũng là một trong những người sáng lập Bấm Hội những người không đồng ý Hiến Pháp mới được quốc hội thông qua trên mạng Facebook.

Tính tới tối 29/11, Hội đã thu hút được 1.500 thành viên sau 24 giờ xuất hiện trên mạng xã hội Facebook.

Ông Thắng nói mục tiêu của Hội là thăm dò ý kiến của công dân mạng, tăng cường nhận thức của người dân và nói thêm:

Ông Nguyễn Lân Thắng

Ông Thắng hy vọng sẽ tạo ra sự "bất tuân dân sự và tẩy chay Hiến pháp"

"Cái việc hành động thế nào tiếp phụ thuộc vào ý chí của nhóm này... nó đòi hỏi những người hoạt động thực tế bởi vì những người tham gia hội nhóm trên mạng nó cũng rất là ảo, nó chưa biến được thành chuyển biến trên thực tiễn cuộc sống.

"...Điều này là sự phát huy trí tuệ tập thể bởi vì khi tham gia một nhóm sẽ có rất nhiều ý kiến. Khi người ta cùng chung lý tưởng, cùng chia sẻ giá trị thì người ta sẽ đưa ra những sáng kiến.

"Khi một sáng kiến của một cá nhân trong nhóm mà hay thì chắc chắn những người khác nếu người ta nhận thấy nó hợp lý thì nó sẽ được đưa vào hành động thực tiễn."

Ông Thắng nói Hội hy vọng sẽ nâng cao sự hiểu biết của người dân và dẫn tới phong trào "bất tuân dân sự và tẩy chay Hiến pháp."

Nhà hoạt động này cho rằng các hoạt động của những người ủng hộ dân chủ ở Việt Nam sẽ giúp thay đổi nhận thức nhưng sẽ khó tạo ra thay đổi "ngay lập tức" mà cần có "điều kiện xã hội thuận lợi".

Ông cũng nói ông và nhiều nhà hoạt động khác đã sẵn sàng trả giá cao hơn so với mức phạt 100 triệu đồng mà Việt Nam vừa quy định trong Nghị định 174 được ban hành hôm 13/11 về phạt hành vi "tuyên truyền chống Nhà nước ...; phá hoại khối đoàn kết dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự".

Mới đây ông Thắng đã bị lực lượng công an Việt Nam Bấm giam qua đêm khi về tới sân bay Nội Bài sau một thời gian tham gia những hoạt động vì dân chủ ở nước ngoài.

 
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/11/131129_lan_thang_giai_tan_quoc_hoi.shtml

Người Việt mang phóng xạ vào Ukraina


 

Người Việt mang phóng xạ vào Ukraina


Cập nhật: 09:12 GMT - thứ sáu, 29 tháng 11, 2013



Các chất phóng xạ rất nguy hiểm cho sức khỏe

Cảnh sát Ukraina phát hiện và thẩm vấn một công dân Việt Nam bị cho là mang hành lý có chất phóng xạ từ Nga vào nước này.

Hãng tin Nga Interfax cho hay vụ này xảy ra hôm thứ Tư 27/11, giờ Ukraina.

 


Hành lý có chất phóng xạ bị lính biên phòng phát hiện tại sân bay Boryspil, thành phố Kyiv.

Một người phát ngôn cho cảnh sát khu vực Kyiv nói: "Hành lý này đến trên chuyến bay khởi hành từ Moscow. Các nhân viên hải quan đã báo cho cảnh sát về chiếc túi khả nghi sau khi thử phóng xạ".

"Theo các đánh giá ban đầu, mức phóng xạ từ hành lý này gấp 5 lần cho phép."

Cảnh sát cũng nói các nhân viên hải quan đã không tự mở túi mà gọi cho đại diện các cơ quan phụ trách phóng xạ và cơ quan an ninh Ukraina.

"Chủ nhân của túi hành lý nói trên đã được nhận dạng và đang bị phỏng vấn."

Theo công an biên phòng Ukraina, công dân Việt Nam này bay từ sân bay Sheremetyevo ở Moscow. Khi ông ta qua cửa biên phòng thì máy dò phóng xạ trong đồ đạc hành lý cá nhân báo động.

Hiện chưa rõ người này là ai và mang chất phóng xạ vào Ukraina để làm gì.

Tuần vừa qua, nhà chức trách Đài Loan cũng phát hiện 600 bánh heroin, tương đương 230 kg, trên chuyến hàng từ Tân Sơn Nhất đi Đài Bắc.

Lượng ma túy này có tổng giá trị 300 triệu đôla, không rõ cách nào qua lọt hải quan và an ninh sân bay.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra lệnh điều tra, xử lý nghiêm vụ buôn lậu động trời này.

Sư quốc doanh , Đại Đức Thích Thanh Cường


 Sư quốc doanh , Đại Đức Thích Thanh Cường

 

Ngắm Đại đức đội mũ công an, chào kiểu quân đội

Theo tin trên internet, Đại Đức Thích Thanh Cường là giám viện tổ đình, trưởng hạ Đống Cao, xã Tân Hưng, thành phố Hải Dương. Tên thật của thầy là Phạm Ngọc Cường, sinh ngày 14/2/1973. Quê quán: Thôn Vũ Xá – Quang Khải -Tứ Kỳ – Hải Dương. Nơi cư trú (Nơi ở hiện nay): Chùa Toại An – Đông Kỳ – Tứ Kỳ – Hải Dương.
Facebook của ”thầy“ là: https://www.facebook.com/thichthanhcuong
Thầy đội mũ công an, chào kiểu quân đội, chụp hình quăng lên net khoe bạn bè như sau:



Theo tin trong KB của thầy, đại đức Thích Thanh Cường là uỷ viên nghi lễ trung ương giáo hội, chánh văn phòng Phật giáo tỉnh Hải Dương, trưởng ban trị sự Phật giáo huyện Tứ Kỳ...

Bữa ăn của Thày



 

Vào FB thì thấy thầy trang nghiêm, đẹp đẽ, hình nhìn như cao tăng đắc đạo




Thày mới đưa tin lúc trưa 25.11.2013:



Thích Thanh Cường
il y a 12 heures
Hôm nay đai biểu HĐND huyện đi tiếp xúc cử tri,nhiều cử tri phán ánh là "cán bộ đánh mất niềm tin với nhân dân "nên mời chúng tôi không đi nữa", mời 80 cử tri mà khi đi dự có 30 cử tri đi dự họp.




 

Nhân dịp 30.4 Thầy đưa bài hát này lên FB:

Thày đang giảng phật giáo tại Hải Dương:


Thày đang tặng cờ của Hội phật giáo cho Tỉnh đoàn Hải Dương



 

 


--

   
יש לך   image

MỘT LỜI KÊU GỌI CÙNG ĐỒNG BÀO TỊ NẠN CSVN


 

 

Kính tiếp chuyễn và phổ biến "LỜI KÊU GỌI" của Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Bộ Binh, Tư Lệnh Phó QĐ IV,Tham Mưu Trưởng QĐ I & III, Tư Lệnh Biệt Khu Quảng Đà, CHT/Thiếp Giáp Binh, Thủ khoa Khóa 1 SQ Trừ Bị Nam Định, Thủ Khoa Khóa 1 Cao Đẳng Quốc Phòng.

pv


MỘT LỜI KÊU GỌI CÙNG  ĐỒNG BÀO TỊ NẠN CSVN

 

Kính thưa Đồng Bào quí mến,

Ít ngày gần đây đã có nhiều nhân vật thức thời lên tiếng than phiền và giải thích về sự việc một số không nhỏ đồng bào chúng ta đưa tiền về Việt Nam nuôi sống và vỗ béo bọn Cộng sản tàn phá quê hương.  Điều này đã xảy ra nhiều năm nay rồi, từ những ngày chúng ta thấy đảng CSVN trên đà khánh tận và nhân dân quốc nội đói rách lầm than.

Trong quá khứ, hàng ngũ quốc gia chúng ta đã không biết tự chỉnh, tự lo để đến nỗi mất nước.  Quê hương tan nát, bỏ tất cả để lo chạy trốn, chịu bao tang thương, mất mát.  Ngày nay một số đồng bào chúng ta lại đang tự hại bằng cách chuyển tiền về, vô tình giúp bọn côn đồ CSVN thêm nữa.  Với những số tiền này, 8 tỉ, 10 tỉ Mỹ kim mỗi năm, bọn cán bộ cao cấp của chúng đã tậu mua nhiều tài sản to lớn ngay tại Hoa Kỳ này và nhiều nơi trên thế giới.  Nguy hiểm hơn nữa, chúng có thêm phương tiện tăng cường bộ máy đàn áp dân ta.  Chúng ta đã mở mắt để thấy hậu quả đau đớn của sự nhẹ dạ, mau quên hay vô tình dại dột này.

Nếu không phải là những kẻ nằm vùng, cán bộ chìm nổi của CSVN, chúng ta phải ngay lập tức tìm biện pháp.  Phải cố gắng ngưng ngay nguồn tiếp tế ngoại tệ về Việt Nam.  Tôi thấy đây là một biện pháp hữu hiệu nhất, mạnh mẽ nhất để giúp cho cuộc đấu tranh dân chủ hóa quê hương ta tiến lên.  Đừng dại dột tự lừa mình, tự ru ngủ là du lịch, là thăm nhà, là nhớ quê, là đầu tư sinh lợi v..v.. mà thực ra chính là đang hại nước, hại dân.  Phải ngưng lại !  Chúng ta còn có chút suy nghĩ !  Hãy cố lên ít năm nữa, CSVN đang ở trong một hoàn cảnh kinh tế, tài chánh kiệt quệ, bi đát, tình trạng do chính chúng tham lam, vơ vét, bất tài làm ra.

Do đó tôi xin đề nghị cùng đồng bào và các Quí Vị nhân sĩ, trí thức quốc dân một thử thách ngắn hạn:  “hai tháng cắt đứt nguồn ngoại tệ đổ về VN”.  Tạm thời hai tháng thôi.  Nếu quả là chúng ta hiểu được ích lợi to lớn của nỗ lực này, mỗi người tự chế, tự ép mình vì bổn phận với dân tộc mà quyết tâm thực hiện tự cưú thì đó thiệt là đại phước cho đất nước của chúng ta.

Tôi tha thiết đề nghị tạm thời thử thách hai tháng tự chế, tự giác không du lịch, không gửi tiền về VN từ 20 tháng chạp 2013 tới 20 tháng hai 2014 (tức là từ khoảng Giáng sinh 2013 tới sau Tết Nhâm ngọ 2014).  Tôi xin nhắc lại, đây là một hành động tự nguyện, - không ai bắt buộc nhưng nín nhịn vì sự sống còn của toàn dân tộc VN và sẽ là một tác động kiến hiệu như sấm sét nếu chúng ta thật lòng biết kết đoàn cùng làm.  Ta phải tự cứu lấy ta (và lại còn tiền trong túi).  Không ai dễ dàng đến cứu chúng ta đâu !

Tôi xin các cơ quan truyền thông, các chuyên viên mạng lưới, Quí Vị Nhân sĩ, Văn sĩ, Thức giả, Chiến sĩ xem xét, chấp nhận hay có thể sửa đổi, - nếu tán thành thì xin phổ biến rộng rãi lời kêu gọi này và cùng hô hào mọi người cùng bắt tay tham gia thực hiện.  Riêng tôi thiệt biết ơn vô cùng.

Mong mỏi thật nhiều

          Người lính già Nguyễn Duy Hinh   

          Virginia,  26 tháng 11 năm 2013

 

 

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

 

Tập đoàn PetroChina bị kiện gây ô nhiễm


 

TRUNG QUỐC - MÔI TRƯỜNG - 

Bài đăng : Thứ sáu 29 Tháng Mười Một 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 29 Tháng Mười Một 2013

Tập đoàn PetroChina bị kiện gây ô nhiễm


Công nhân phun nước hạ nhiệt bồn chứa dầu tại một chi nhánh của Petrochina, ở Toại Trữ, Tứ Xuyên, Trung Quốc (Ảnh chụp 13/08/2010)

Công nhân phun nước hạ nhiệt bồn chứa dầu tại một chi nhánh của Petrochina, ở Toại Trữ, Tứ Xuyên, Trung Quốc (Ảnh chụp 13/08/2010)

REUTERS

Tú Anh  RFI


Một tổ chức bảo vệ môi trường nhân danh Nhà nước Trung Quốc kiện tập đoàn dầu khí quốc doanh CNPC (PetroChina) và đòi bồi thường gần 10 triệu đôla vì gây ô nhiễm. Trong quá khứ, phe môi trường khó thắng doanh nghiệp.


Tại Trung Quốc, một tập đoàn công nghiệp Nhà nước gây ô nhiễm bị một hiệp hội Nhà nước tố cáo với cảnh sát và kiện ra tòa. Liên đoàn bảo vệ môi trường Trung Quốc All-China Environnement Federation cho biết đã nộp đơn kiện Tập đoàn Dầu khí Quốc doanh Trung Quốc CNPC về tội « thải hóa chất bất hợp pháp gây ô nhiễm ». Trong đơn kiện, CNPC bị tố cáo gây ô nhiễm nghiêm trọng cho đất đai và nguồn nước ngầm ở tỉnh Quế Lâm, tây bắc Trung Quốc.

Tổ chức sinh thái này, được chính phủ Trung Quốc ủng hộ, cho biết thêm là đã tố cáo các hành vi bất chính của PetroChina với cảnh sát và đòi tập đoàn dầu khí phải bồi thường thiệt hại môi trường một số tiền tương đương với 9,5 triệu đôla.

Theo AFP, chính sách chay theo tỷ lệ tăng trưởng bằng mọi giá tại Trung Quốc đã đưa đến tình trạng môi trường thiên nhiên trên toàn quốc bị hủy hoại nghiêm trọng. Tuy nhiên, rất hiếm khi một công ty công nghiệp Nhà nước có thế lực bị tố cáo trước pháp luật.

Mặc khác, do tòa án Trung Quốc cấu kết với doanh nghiệp cho nên phe nguyên đơn thường xuyên bị thất bại.

Năm nay, hiệp hội môi trường All-China Environnement Federation đã kiện Cơ quan Hải dương Nhà nước (SOA), khi cơ quan này cho phép tập đoàn dầu khí Mỹ ConocoPhillips hoạt động trở lại, sau khi gây ra một vụ thủy triều đen trong vùng duyên hải Trung Quốc. Đơn kiện đã bị tòa án bác bỏ trong phiên xử hồi tháng 8 gây bất bình cho các nhà bảo vệ sinh thái tại Trung Quốc vì tệ nạn móc ngoặc này.

__._,_.___

Thái Lan : Người biểu tình xâm nhập tổng hành dinh lục quân


 

THÁI LAN - KHỦNG HOẢNG - 

Bài đăng : Thứ sáu 29 Tháng Mười Một 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 29 Tháng Mười Một 2013

Thái Lan : Người biểu tình xâm nhập tổng hành dinh lục quân


Người biểu tình tràn vào sân bên trong tổng hành dinh lục quân Thái Lan, Bangkok, 29/11/2013

Người biểu tình tràn vào sân bên trong tổng hành dinh lục quân Thái Lan, Bangkok, 29/11/2013

REUTERS

RFI


Từ nhiều ngày qua, phe đối lập liên tục tổ chức các cuộc biểu tình đòi lật đổ chính phủ. Hôm nay, 29/11/2013, vào lúc 12 giờ, giờ địa phương, khoảng một ngàn người biểu tình đã tiến vào bên trong trụ sở tổng hành dinh lục quân ở thủ đô Bangkok. Đây là một bước tiến mới của phe đối lập, đòi quân đội ra tay can thiệp, lật đổ chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra.


Từ thủ đô Thái Lan, thông tín viên Arnaud Dubus phân tích :

« Phong trào chống chính phủ của Thủ tướng Yingluck tiếp tục chiến lược khiêu khích qua việc chiếm giữ các công sở, đặc biệt là trụ sở các bộ và cơ quan hành chính. Nhưng hôm nay, phong trào đã tiến thêm một bước mang tính biểu tượng với việc xâm nhập vào trụ sở tổng hành dinh lục quân.

Chiến lược này nhằm buộc chính phủ phải có đáp trả mạnh mẽ, thậm chí sử dụng bạo lực. Và điều này sẽ giúp gia tăng lực lượng chống đối, dẫn đến việc lật đổ chính phủ.

Thế nhưng, việc thâm nhập vào bên trong trụ sở tổng hành dinh lục quân cũng nhằm đưa ra một tín hiệu đối với quân đội. Thông điệp đó là tại sao quân đội không can thiệp trong lúc liên tục có các cuộc biểu tình đông đảo chống chính phủ ở Bangkok và tình hình trở nên hỗn loạn ở thủ đô Thái Lan ?

Cho đến lúc này, quân đội dường như khó xử và ít muốn ra tay can thiệp ».

 

 

Luật đất đai: 'Sự khôn lỏi của nhà nước'CSVN


 

Luật đất đai: 'Sự khôn lỏi của nhà nước'


Cập nhật: 10:23 GMT - thứ sáu, 29 tháng 11, 2013




Luật đất đai sửa đổi được Quốc hội thông qua với tỷ lệ phiếu tán thành áp đảo

Sáng 29/11, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật đất đai sửa đổi với tỷ lệ phiếu tán thành là 448 trong số 473 đại biểu tham gia, đạt gần 89,9%.

Các bài liên quan



Chủ đề liên quan



Điều 4 của luật mới quy định: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của luật này," báo trong nước đưa tin.

Luật mới cũng quy định định kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm và không quy định tầm nhìn 20 năm.

Về vấn đề thu hồi đất, luật mới tiếp tục quy định nhà nước được phép thu hồi đất để "phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng" trong các trường hợp:

  • Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư
  • Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư
  • Thực hiện các dự án do hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận

BBC đã có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS và là một trong 72 nhân sỹ trí thức ký tên trong bản kiến nghị thay đổi hiến pháp được biết đến với tên gọi Kiến nghị 72, về sự kiện này.

BBC: Ông nhận xét gì về những khác biệt cơ bản giữa Luật đất đai sửa đổi mới được thông qua, so với luật cũ?

TS Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ rằng nó không có tiến bộ gì so với cái cũ cả.

Nó có thể có một số câu từ làm cho việc thu hồi đất chặt chẽ hơn trước một chút và giảm bớt được sự tùy tiện của chính quyền địa phương khi họ thu hồi đất và đền bù thu hồi đất.

Đấy là ở tầm câu chữ chung của Luật đất đai sửa đổi lần này.

Còn cái vấn đề mà người ta bàn luận rất nhiều trong thời gian vừa qua thì thực sự được ngã ngũ từ hôm qua, khi Quốc hội thông qua hiến pháp với nội dung đất đai thuộc sở hữu toàn dân.

Hiến pháp thông qua ngày hôm qua còn hợp hiến hóa cho việc thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế xã hội.

Những dự án cho xã hội kinh tế như thế trong luật đất đai trước kia là quy định vi hiến so với hiến pháp năm 1992.

Dù biết đó là quy định vi hiến, hôm qua, 29/11, các đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua một hiến pháp giúp hợp hiến hóa cho điều này.

'Nhà nước khôn lỏi'


"Khi họ bỏ phiếu thì họ không phải bỏ với tư cách cá nhân, mà là với tư cách là một phần của Đảng."

Tiến sỹ Nguyễn Quang A

BBC: Ông nghĩ thế nào về quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý trong bối cảnh ngày nay?

TS Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ đây là một sự sao chép hết sức mù quáng những sai trái của hiến Pháp Liên Xô những năm 80.

Khái niệm 'sở hữu toàn dân' là một khái niệm không đầy đủ.

Khái niệm 'toàn dân' là khái niệm dùng để đánh tráo một khái niệm chính xác hơn, lẽ ra phải gọi là 'sở hữu công', hoặc 'sở hữu nhà nước', có một chủ thể, một pháp nhân cụ thể, đó là chính phủ hay một UBND tỉnh nào đấy vì cơ quan đó có tư cách pháp nhân, là chủ sở hữu của một lô đất nào đó cụ thể. Có như thế mới gọi là chủ sở hữu.


Còn 'toàn dân' không thể là một khái niệm kinh tế cụ thể để thực thể đó có thể sở hữu gì cả.

Quan trọng nhất là chủ sở hữu phải tham gia vào quan hệ dân sự - mua bán chuyển nhượng quyền ở hữu của mình, và trong một số trường hợp là phải ra tòa nếu hai bên không thống nhất.

Một cá nhân, một doanh nghiệp, một tổ chức có tư cách pháp nhân, chính phủ, UBND tỉnh có thể bị kiện ra tòa. Thế nhưng toàn dân thì không ai vớ được cái ông toàn dân để đưa ra tòa.

Một đối tương mông lung như vậy, không phải là một đối tượng cụ thể nào cả mà bảo rằng nó là chủ sở hữu. Rồi nhà nước lại là đại diện để sử dụng quyền chủ sở hữu mà quản lý đất.

Thực sự là nhà nước rất khôn, trốn tránh trách nhiệm chủ sở hữu để không ai kiện được nhà nước về đất đai với tư cách là chủ sở hữu. Nhà nước lại đùn cho một ông vô hình dung gọi là 'ông toàn dân'.

Đó là một sự vô trách nhiệm của nhà nước, khôn lỏi của nhà nước, chỉ hưởng, chỉ có quyền mà không chịu trách nhiệm. Đó là một khái niệm mà không một từ xấu xa nào mô tả được.

Rất đáng tiếc đó là một khái niệm vay mượn của một chế độ mà sau khi vay mượn thì chỉ chưa đầy 10 năm sau, chế độ đó đã bị xóa sổ.

Thế mà sang thế kỷ 21, những người tự nhận là trí tuệ, đại diện của Việt Nam lại không chịu lắng nghe, để rồi nhắm mắt thông qua hiến pháp với luật quy định sở hữu toàn dân thì tôi không thể hiểu được.



Ông Nguyễn Quang A nói các đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu với tư cách Đảng viên

'Bỏ phiếu với tư cách Đảng viên'


BBC: Nếu ông là đại biểu quốc hội có mặt trong phiên biểu quyết về Hiến pháp sửa đổi và Luật đất đai sửa đổi, ông sẽ lựa chọn như thế nào? Tán thành, không tán thành, hay không biểu quyết?

TS Nguyễn Quang A: Chắc chắn là không tán thành chứ làm gì có chuyện không biểu quyết.

Tất nhiên là những người không biểu quyết thì cũng tỏ thái độ của người ta. Nhưng tôi nghĩ thái độ đấy vẫn còn là thái độ lừng khừng.

Theo những gì tôi nghe được từ một số người khi họ nói ở bên ngoài thì tôi biết được số không tán thành không phải là ít.

Nhưng vì người ta phải chịu kỷ luật rất khắt khe của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ là Đảng viên và khi Lãnh đạo Đảng đã bảo rằng Đảng đã quyết định, phải chấp hành thì họ cứ như cái máy mà ấn nút thôi.

Khi họ bỏ phiếu thì họ không phải bỏ với tư cách cá nhân, mà là với tư cách là một phần của Đảng.

 


'Ý thức hệ Đảng chi phối hiến pháp 2013'


Cập nhật: 10:23 GMT - thứ sáu, 29 tháng 11, 2013


Media Player



Tiến sỹ Hàn Mạnh Tiến từ Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam cho rằng bản Hiến pháp sửa đổi mới thông qua của Quốc hội Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi 'ý thức hệ của Đảng Cộng sản'.

Theo ông Tiến, người cũng là Chủ tịch Hội các nhà quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, yếu tố này đã tác động tới các diễn ngôn mở đầu Hiến pháp, quy định thực hiện cương lĩnh, kế hoạch của Đảng Cộng sản, cho đến các quy định về vai trò chủ đạo của khu vực nhà nước trong nền kinh tế và sở hữu đất đai toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý.

Theo ông Tiến riêng việc vừa quy định các thành phần kinh tế bình đẳng, trong khi lại hiến định khu vực nhà nước có vai trò chủ đạo đã hàm chứa 'mâu thuẫn' đáng quan ngại.

Với bản Hiến pháp sửa đổi như vậy, riêng ở điểm này, theo chuyên gia kinh tế, nhà nước sẽ rất khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề về công bằng và hiệu quả trong quan hệ xã hội giữa các thành phần của nền kinh tế quốc dân.

Ông Tiến cũng đặt câu hỏi và cho rằng nếu bản Hiến pháp sửa đổi được đưa ra toàn dân để các cử tri, những người có quyền bỏ phiếu thông qua, việc đạt được một tỷ lệ cao tới 98% như kết quả tại Quốc hội Việt Nam cho thấy hôm 28/11/2013 là một điều sẽ khiến ông 'rất ngạc nhiên'.

 

__._,_.___

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List