Những người biểu tình hôm 25-11 đã chiếm giữ trụ sở Bộ Tài
chính tại thủ đô Bangkok để đòi Chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ
chức.
Khoảng 30.000 người biểu tình đã hô vang “từ chức” khi tuần
hành qua văn phòng Thủ tướng, tòa nhà Quốc hội, căn cứ quân sự, đồn cảnh
sát và các đài truyền hình ở thủ đô Bangkok hôm 25-11. Hàng trăm
người biểu tình sau đó đã xông vào chiếm giữ trụ sở Bộ Tài chính, đồng thời dọa
có hành động tương tự tại nhiều tòa nhà chính phủ khác. Đây được xem là sự
leo thang nỗ lực lật đổ bà Yingluck mà phe chống đối đang tiến hành thời gian
qua.
Người
biểu tình chống chính phủ tụ tậpgần một tòa nhà chính phủ hôm 25-11
Ảnh:
Reuters
Ông Suthep Thaugsuban, thủ lĩnh cuộc biểu tình,
tuyên bố: "Ngày mai, chúng ta sẽ chiếm giữ trụ sở của mọi bộ để cho thấy
hệ thống Thaksin không có tư cách pháp lý điều hành đất nước". Ông
cũng kêu gọi người biểu tình thể hiện cho chính phủ nước này thấy được thế
nào là sức mạnh nhân dân.
Những người phản đối cho hay họ muốn Thủ tướng Yingluck từ
chức và thừa nhận cáo buộc anh trai bà, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, đang
can thiệp vào hoạt động của Chính phủ Thái Lan. Nhà phân tích chính trị
Thitinan Pongsudhirak, tại Đại học Chulalongkorn ở Bangkok, nhận định: “Tình
hình tại Bangkok trong tuần này sẽ rất căng thẳng. Dường như chính phủ cũng không
có nhiều sự lựa chọn”.
Bà Yingluck cho đến giờ vẫn khẳng định sẽ không từ chức
bất chấp sức ép ngày càng tăng của người biểu tình:. Bà tuyên bố: “Tôi không có
ý định từ chức hoặc giải tán Hạ viện. Nội các vẫn thực hiện đúng chức năng của
mình ngay cả khi đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp hơn. Các bên đã
bày tỏ quan điểm riêng về chính trị. Giờ đây, đôi bên nên ngồi lại để tìm giải
pháp hòa bình nhất cho đất nước”.
Hơn
100.000 người kéo xuống đường thủ đô Bangkok biểu tình tối 24-11. Ảnh: AP
Trước đó, ít nhất 100.000 người đã tham gia cuộc biểu tình tương tự tại Bangkok vào chiều tối 24-11. Đây được xem là cuộc biểu tình lớn nhất của lực lượng phản đối ông Thaksin trong nhiều năm qua. Đám đông tuyên bố muốn lật đổ “chế độ Thaksin”.
Xuân Mai (Theo
AP, Reuters)
NHÌN SANG NƯỚC LÁNG GIỀNG THÁI LAN MÀ TỦI NHỤC CHO ĐẤT NƯỚC VÀ
DÂN TỘC VIỆT NAM
Tiến Sỹ Lê
Hiển Dương
|
Trong
những ngày qua nhân dân Thái Lan xuống đường biểu tình đòi hỏi chính phủ của
Thủ Tướng Abhisit của Thái lan phải giải tán và tiến hành bầu cử sớm, để bầu ra
một Quốc Hội, một chính phủ thực sự của dân nghèo, do dân nghèo và vì dân nghèo
nông thôn, bởi theo LiênMinh Chống Độc Tài tại Thái Lan tức là phe áo đỏ, thì
chính phủ hiện thời của Thủ Tướng Abhisit là chính phủ của giai cấp thượng lưu
trong xã hội, và vì vậy chính phủ này chỉ đại diện cho giai cấp thượng lưu quý
tộc tập trung tại các đô thị lớn của Thái lan mà không hề quan tâm đến vấn đề
an sinh của dân nghèo lao động… Mặc dù trên thực tế, người lao động và dân nông
thôn của Thái lan không hề nghèo khổ, mà theo điều tra của Ngân Hàng Thế Giới
World Bank thì phải mất 99 năm nữa người dân Việt nam mới đạt đến mức thu nhập
tương đương với người dân Thái lan hiện nay.
Dẫu
vậy, đảng và nhà nước ta, nhất là các cơ quan truyền thông của nhà nước đã
không ngừng chuyển tải những thông tin về cuộc biểu tình ở Bangkok, các đài
truyền hình từ Trung Ương cho đên địa phương cũng không ngừng đưa vào các
chương trình thời sự những cảnh đốt phá của người biểu tình tại các Trung Tâm
Thương Mại cũng như những cảnh xung đột giữa những người biểu tình và quân đội
chính phủ. Bangkok, Thái lan những ngày qua, trong tâm thức người Việt là
bạo loạn, là khói lửa, là chết chóc, là giới nghiêm…
Đó
là thành công lớn của các cơ quan truyền thông nhà nước trong việc hù dọa toàn
dân Việt nam về một nguy cơ bất ổn, bạo loạn và đầy đe dọa của một chính thể
dân chủ, đa nguyên… Dù không trực tiếp đưa ra quan điểm này để quán triệt nhân
dân, nhưng rỏ ràng mục đích của đảng và nhà nước ta trong việc đưa các thông
tin như thế lên báo đài từ trung ương đến địa phương thì đã quá rõ.
Buồn
thay là hầu hết người Việt nam đến lúc này đây vẫn chưa thực sự hiểu cái chân
giá trị của tự do dân chủ… mà vẫn mơ hồ rằng chính cái chính thể dân chủ, đa
nguyên là nguồn gốc của bạo lọan và bất ổn. Có lẽ cuộc nội chiến huynh đệ tương
tàn kéo dài hơn 20 năm qua trên đất nước này đã khiến cho người dân Việt nam
chúng ta quá sở hãi cảnh tên bay đạn lạc máu đổ đầu rơi chăng, hay do chính
sách ngu dân của đảng và nhà nước áp đặt lên cả dân tộc Việt nam suốt hơn ¾ thế
kỷ qua đã khiến cho cả dân tộc Việt nam sống trong u mê tăm tối mãi?
Còn
nhớ, vào những năm cuối thập niên 1980 khi hệ thống XHCN ở Đông Âu sụp đổ, đảng
và nhà nước Việt nam lúc đó cũng đã hết sức hoang mang về một diễn biến hòa
bình sẽ xãy ra trong nước, nên đã tăng cường các buổi quán triệt nghị quyết của
đảng đối với mọi tầng lớp nhân dân, nhằm chống diễn biến hòa bình, chống đa
nguyên đa đảng. Sau ba ngày học tập và quán triệt nghị quyết, để kết thúc đợt
học tập chính trị và quán triệt nghị quyết này, một phóng viên của Đài Truyền
Hình Cần Thơ đã tiến hành phỏng vấn một cư dân thuộc thị xã Cao Lãnh chúng tôi,
là một Bác Hai Lúa, một trong những học viên tham gia đợt quán triệt đó về
những suy tư cà cảm nghĩ đối với việc chống đa nguyên, đa đảng. Bác Hai Lúa quê
tôi dõng dạc và hùng hổ trả lời phóng viên nhà đài rằng “Đa
nguyên thì tôi không hiểu nó là cái con mẹ gì cả, nhưng đa đảng thì tôi cương quyết
chống đến cùng, bởi hiện nay mới một đảng thôi, mà mỗi lần đại hội đảng bộ tại
mỗi địa phương thì mỗi đảng bộ giết thịt một con trâu, con bò để nhậu nhẹt, mừng
công, mai kia đa đảng rồi, mỗi lần đại hội đảng, chúng nó lại giết thịt đa trâu
đa bò để nhậu nhẹt mừng công nữa thì nông dân chúng tôi lấy trâu bò đâu mà cày
cấy… biểu chúng tôi không chống đa đảng đến cùng sao được?”
Ôi
buồn thay cho sự u mê của người dân Việt chúng ta đối với ý niệm đa nguyên, đa
đảng và đối với cả vận mệnh của nước nhà…
Nay
nhìn người dân Việt khắp nơi tỏ ra khiếp sợ khi thấy người láng giềng Thái lan
đổ máu để đòi dân chủ… thì lại càng ngao ngán, càng tủi hổ cho cả dân tộc Việt
u mê ám chướng này… đến bao giờ mới được thực sự dân chủ, tự do và được làm
người một cách đầy đủ và trọn vẹn?
TS.
Lê Hiển Dương
Hiệu Trưởng Đại Học Đồng Tháp
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.