Chủ đề:
PHÁT HIỆN VÀ VIỄN TƯỢNG BẠO ĐỘNG
CỦA QUẦN CHÚNG NỔI DẬY
Bài 06:
NGÀY LỊCH SỬ 28.11.2013 CỦA DÂN TỘC
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 27.11.2013
Thứ Năm tuần trước, chúng tôi viết bài QUAN
ĐIỂM về Phong trào những Lãnh đạo cao cấp của đảng như GsTsKH Nguyễn Ngọc Trân,
Đại biểu Quốc Hội Khóa IX, X, XI, như Giáo sư Trần Phương, Chủ tịch Uûy Ban
Khoa học XH và nguyên Phó Thủ tướng, lên tiếng công kích CSVN. Đặc biệt
Giáo sư Trần Phương đi thẳng vào cái căn nguyên gây tha hóa Xã hội và Phá sản
Kinh tế, đó là cái Cơ chế phải phế bỏ đi chứ không thể cải cách hay dùng gian
xảo lừa đảo nữa. Giáo sư đã cắt nghĩa ba điều kết luận căn bản sau đây:
- Chũ Nghĩa
Xã Hội được đưa ra chỉ để bịp thiên hạ
- Chủ nghĩa
Xã hội đã thất bại! Chủ nghĩa Cộng sản là ảo tưởng!
- "Chúng
ta tự lừa dối chúng ta và chúng ta lừa dối người khác"
Những
lời công kích và kết luận này trước ngày 28.11.2013, ngày mà Quốc Hội biểu
quyết chấp nhận Hiến Pháp sửa đổi hay không.
Chính vì
tính cách quan trọng này mà 165 Trí thức Nhân sĩ đã ký một bản kêu gọi Quốc Hội
dừng thông qua Hiến pháp sửa đổi vì:
=> “về cơ bản vẫn
như Hiến pháp hiện hành, thậm chí có một số điểm còn thụt lùi hơn trước.”.
=> “vẫn duy trì
một nền tảng pháp lý lỗi thời của thể chế toàn trị, là nguồn gốc đã gây ra cho
đất nước và nhân dân rất nhiều thảm họa “.
=> “kêu gọi các
đại biểu Quốc hội dừng việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, nếu không
sẽ phải chịu trách nhiệm nặng nề trước lịch sử, trước dân tộc.”
Chúng
tôi đã viết cuốn sách 258 trang với nhan đề CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP 2013: ĐƯỜNG
TIẾN VỮ CHẮC trong đó chúng tôi nói lên sự đối chọi giữa Ý CHÍ DÂN TỘC và việc
CỐ THỦ HAM QUYỀN ĐỘC TÀI của đảng CSVN. Sự đối chọi ấy có căn nguyên là ĐIỀU 4
HIẾN PHÁP. Ý tưởng phân tích của chúng tôi cũng là những ý tưởng mà chính những
Lãnh đạo cao cấp và 165 Trí thức Nhân sĩ phát biểu trên đây trước ngày
28.11.2013, ngày mà Quốc Hội phải lấy quyết định chấp nhận trong Hiến Pháp có
ĐIỀU 4 như cũ hay không.
Điều 4 Hiến Pháp:
Thủ phạm nghịch lý nguyên tắc và loạn quyền
thực tế
Đây là
điều đã được phân tích trong LÁ THƯ GÓP Ý của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Đọc
kỹ LÁ THƯ, chúng tôi thấy nổi bật lên những điểm sau đây: (i) nghịch lý nguyên
tắc; (ii) lọan quyền thực tế; (iii) thủ phạm của nghịch lý nguyên tắc và loạn
quyền thực tế chính là Điều 4 Hiến Pháp.
Như trong phần mở đầu LÁ THƯ, Hội Đồng Giám
Mục Việt Nam đứng về phía trách nhiệm người dân mà góp ý. Cuộc CÁCH MẠNG HIẾN
PHÁP bất bạo động ngày nay đang mạnh dạn nổi dậy tại Quốc nội là việc đối
chọi quy tụ vào Điều 4 của Hiến Pháp giữa Dân và đảng CSVN:
1) Một mặt,
Dân chúng muốn xóa bỏ Điều 4 khỏi Hiến Pháp như loại trừ thủ phạm gây nghịch lý nguyên tắc trong văn
bản Hiến Pháp và tránh đi cái nguồn gốc gây lọan quyền thực tế, lộng hành quyền
bính trong thực tế đối với dân.
2) Một mặt,
đảng CSVN cố thủ giữ Điều 4 trong Hiến Pháp bất chấp những nghịch lý nguyên tắc do Điều 4 này
cho thấy tỏ tường, đồng thời đảng cần Điều 4 để dễ lọan quyền thực tế, lộng
hành quyền lực mà hà hiếp, bóc lột Dân.
Điều 4 Hiến Pháp:
Quyền độc tài Chính trị nắm Chủ đạo Kinh tế
Những người vào đảng CSVN không còn vì lý
tưởng công bằng xã hội, nhưng là để vơ vét lợi lộc vật chất về cho riêng mình.
Ở Trung quốc cũng như ở Việt Nam, khi nói đến Cơ chế Cộng sản lúc này là nói
đến nhóm đảng Mafia tư bản đỏ. Đây là sự hiển nhiên mà những đảng viên từ nhỏ
đến lớn đều không thể chối cãi. Đảng Cộng sản không thể bỏ 4 chữ “CHỦ ĐẠO KINH
TẾ“ vì khi bỏ 4 chữ đó thì làm thế nào còn những đảng viên.
Cuộc đấu tranh Kinh tế là cuộc đấu tranh gay
gắt nhất vì ai cũng phải vật lộn với cuộc sống để kiếm phương tiện nuôi sống
thân xác. Có thể nói rằng trong cuộc đấu tranh Kinh tế một cách sòng phẳng kiếm
phương tiên nuôi sống thân xác, thì những đảng viên Cộng sản không thể lanh lợi
sánh được với dân. Vì vậy, đảng Cộng sản phải cần Điều 4 Hiến Pháp cho mình
quyền Độc tài Chính trị, quyền quản trị độc đoán tài sản Quốc gia để mà khóa
miệng dân khi ăn cướp của chung thành của riêng, thậm chí cưỡng chế ăn cướp tài
sản riêng của dân.
Độc tài Chính trị, do Điều 4 Hiến Pháp, và
quyền Chủ đạo Kinh tế tạo ra một Cơ chế bịt miệng dân để cướp bóc. Cái Cơ chế
này làm phát sinh và lan tràn THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ tạo phá sản Kinh tế quốc
dân. Cơ chế này không thể cải tổ được vì phải bỏ Độc tài Chính trị đi (Điều 4
Hiến Pháp) và do đó chỉ còn cách phải DỨT BỎ cái Cơ chế này bằng bỏ hẳn Điều 4
Hiến Pháp. Không thể chống THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ vì đó là con đẻ của Cơ chế do
Điều 4 Hiến Pháp cùng với Chủ đạo Kinh tế tạo ra.
Quốc Hội:
trách nhiệm trước Lịch sử và Dân tộc
Trong
bài QUAN ĐIỂM của tuần trước, chúng tôi đã kết luận:
Để có thể thoát ra khỏi
tình trạng cũ đã kéo dài trong nhiều chục năm, phải đập tan cái Cơ chế cũ bằng
một Hiến Pháp mới trao quyền lại cho Dân, từ đó bắt đầu xây dựng một Thể chế do
Dân làm chủ với sự tham dự của mọi thành phần Dân Tộc.
Nếu Quốc Hội ngày nay vẫn gồm toàn những Nghị gật theo tham vọng của đảng CSVN
để biểu quyết chấp nhận Hiến Pháp sửa đổi hiện hành, thì hậu quả sẽ là một cuộc
NỔI DẬY dù với BẠO ĐỘNG của quần chúng để dẹp tham vọng của đảng CSVN và dành
quyền lại cho Dân.
Ngày 28.11.2013, ngày mà Quốc Hội phải ý thức
trách nhiệm trước Lịch sử và Dân Tộc vì những lý do sau đây:
1) Cuộc CÁCH
MẠNG HIẾN PHÁP 2013 đòi bỏ Điều 4 Hiến Pháp là Ý Chí của Dân Tộc. Đảng CSVN
không thể dập tắt được cái Ý chí đó của Dân, nhất nữa cái Ý chí này mỗi
ngày mỗi được tăng cường từ mọi giới đồng bào, từ nông dân, công nhân đến Trí
thức nhân sĩ, thậm chí đới những Lãnh đạo cao cấp của đảng. Cuộc CÁCH MẠNG HIẾN
PHÁP 2013 này hoàn toàn BẤT BẠO ĐỘNG. Đảng CSVN và Quốc Hội phải giải quyết
Điều 4 Hiến Pháp một cách êm thắm để tránh một cuộc NỔI DẬY mà Ý chí của Dân
Tộc đã có những PHÁT HIỆN VÀ VIỄN TƯỢNG BẠO ĐỘNG.
2) Nếu Quộc Hội
theo tham vọng quyền hành và lòng ham cướp bóc tài sản của đảng CSVN mà giữ lại
ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP, thì cái Ý Chí đấu tranh của Dân Tộc chắc chắn đi đến NỔI DẬY
BẠO ĐỘNG gây đẫm máu. Đó là cái TRÁCH NHIỆM của Quốc Hội trước Lịch sử và Dân
Tộc vậy.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 27.11.2013
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.