Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, December 26, 2015

TQ&VN TIẾP TỤC KT.TẬP QUYỀN CHỈ HUY: TỪ ĐẢNG CÁCH MẠNG SANG ĐẢNG CƯỚP





CSVN:TỪ ĐẢNG CÁCH MẠNG SANG ĐẢN CƯỚP
=========================
TQ&VN TIẾP TỤC KT.TẬP QUYỀN CHỈ HUY:
TỪ ĐẢNG CÁCH MẠNG SANG ĐẢNG CƯỚP

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 24.12.2015
Facebook : Phuc Lien Nguyen




Vào thập niên 90 (1990), tình trạng tụt dốc Kinh tế, hệ quả của Mô hình Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy, đã đến cảnh nghèo nàn cùng cực từ dân đến cán bộ đảng viên Cộng sản tại tất cả các nước trên Thế giới. Các chính quyền Cộng sản phải đối diện với những quyết định lựa chọn mong cứu chế độ Chính trị. Chúng tôi xin đề cập đến những khía cạnh sau đây liên quan đến những quyết định lựa chọn của giới Chính trị đối diện với tình trạng phá sản Kinh tế hậu quả của Mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy:

=>       Liên hệ chặt chẽ giữa Mô hình Kinh tế và Môi trường Chính trị—Luật pháp

=>       Lựa chọn của các nước Cộng sản đối diện với cảnh nghèo đói:
*          Lựa chọn  dứt khoát và toàn diện của Liên Xô và các nước Đông Au
*          Lựa chọn vá víu Mô hình Kinh tế và Môi trường Chính trị –Luật pháp của Chệt Cộng và Việt Cộng


Liên hệ chặt chẽ giữa Mô hình Kinh tế
và Môi trường Chính trị—Luật pháp

Mỗi Mô hình Kinh tế đòi hỏi một Môi trường Chính trị—Luật pháp cụ thể để được thực hiện. Hai Mô hình Kinh tế là: (i) Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường; (ii) Mô hình Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy.

(i)      Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường

Mô hình này đặt nền tảng trên TƯ HỮU cá nhân những Phương tiện sản xuất. Những kết quả của sinh hoạt Kinh tế cũng đều thuộc TƯ HỮU cá nhân. Vì tính cách TƯ HỮU này mà cá nhân có quyền TỰ DO kinh doanh cũng như TỰ DO tiêu thụ. Thị trường là nơi trao đổi thương mại giữa những cá nhân về các Phương tiện sản xuất và những sản phẩm tiêu thụ. Để điều hợp nền Kinh tế, THỊ TRƯỜNG TỰ DO là nơi điều chỉnh hai phía CUNG và CẦU giữa những tác nhân Kinh tế.

Nhà Nước, với Cung và Cầu của mình , được coi như một tác nhân kinh tế. Quyền lực Chính trị không được can thiệp trực tiếp và đời sống kinh tế của dân chúng. Những nhà sáng lập Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường gọi đó là Nhà Nước trung lập (Etat-Neutre). Nhà nước có thể ảnh hưởng đến Thị trường bằng phương tiện Cung và Cầu của mình như những Tác nhân Kinh tế tư doanh. Tất cả những can thiệp trực tiếp của quyền lực Chính trị của Nhà Nước đều gây ra những dị ứng cho nền Kinh tế và tạo ra những chi phí xã hội đắt đỏ (Charges sociales couteuses).

Để Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường được thự hiện đúng đắn, phải có một Môi trường Chính trị---Luật pháp được thiết lập một cách Dân chủ từ những Tá nhân Kinh tế Tự do Kinh doanh. Người ta gọi đây là Môi trường Chính trị---Luật pháp Dân chủ phù hợp (Environnement Politico—Juridique Démocratique Adéquat).

(ii)     Mô hình Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy.

Mô hình Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy đặt nền tảng trên CÔNG HỮU mà quyền lực Chính trị  nắm trọn quyền điều hành những sinh hoạt Kinh tế quốc gia. Nhà Nước nắm tất cả những Phương tiện sản xuất cũng như những kết quả sản xuất dành cho tiêu thụ và tiết kiệm. Cuộc Cách Mạng Kinh tế chính là việc truất hữu để thâu tóm Tư hữu cá nhân thành CÔNG HỮU do Nhà Nước quản trị. Như vậy không còn Tự do Kinh doanh cá nhân. Hệ thống Kinh tế sản xuất trở thành một Xí nghiệp khổng lồ mà Nhà Nước điều hành tất cả mọi cá nhân coi như những người thợ trong xí nghiệp. Những kết quả của sản xuất cũng thuộc về Nhà Nước để Nhà Nước phân phối cho Tiêu thụ theo nhu cầu cá nhân. Do đó không có Thị trường Thương mại trao đổi tiêu thụ cá nhân. Việc phân phối tiêu thụ theo nhu cầu là do hệ thống Hợp Tác Xã tiêu thụ do Nhà Nước điều hành. Việc điều hợp và điều chỉnh những sinh hoạt Kinh tế là do những Kế hoạch Ngũ niên được Nhà Nước hoạch định.

Đối với việc “cách mạng đẫm máu“ truất hữu cá nhân để thâu tóm về “CÔNG HỮU” được gọi là “thuộc về nhân dân“ mà nhân dân được đại diện duy nhất bởi đảng Cộng sản để quản trị CÔNG HỮU ấy, chúng ta thấy ngay rằng đảng Cộng sản độc đoán thâu tóm cái nền tảng của Mô hình Kinh tế về tay của mình. Như vậy Mô hinh Kinh tế và Quyền lực Chính trị đều tập trung vào một đảng duy nhất là đảng Cộng sản. Môi trường Chính trị—Luật pháp phù hợp (bó buộc) cho Mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy là Môi trường Chính trị---Luật pháp độc tài phù hợp (Environnement Pilitico—Juridique Dictatorial Adéquat).

Tóm lại, mỗi Mô hình Kinh tế phải đi với Môi trường Chính trị—Luật pháp phù hợp (bó buộc) cho mình: Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường buộc phải có Môi trường Chính trị—Luật pháp DÂN CHỦ Phù hợp (Environnement Politico—Juridique DEMOCRATIQUE Adéquat) và Mô hình Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy phải có Mô hình Chính trị—Luật pháp ĐỘC TÀI Phù hợp (Environnement Politico—Juridique DICTATORIAL Adéquat). Không có trường hợp Mô hinh Kinh tế này đi “tréo cảng ngỗng” với Môi trường Chính trị—Luật pháp kia giống câu tục ngữ “Râu ông nọ cắm cằm bà kia“!


Lựa chọn của các nước Cộng sản
đối diện với cảnh nghèo đói

Cảnh nghèo đói cho cả dân và đảng viên Cộng sản là hậu quả tụt hậu Kinh tế đến từ Mô hình Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy. Cảnh nghèo đói này buộc các nước Cộng sản phải có những lựa chọn cho một Mô hình Kinh tế với Môi trường Chính trị—Luật pháp cho phù hợp.

* Lựa chọn  dứt khoát và toàn diện của Liên Xô và các nước Đông Au

Nước Nga, cha đẻ của Mô hình Kinh tế Tập quyền  và Chỉ huy, đã buộc lòng phải bỏ hẳn Mô hình Kinh tế này. Trước khi buộc lòng phải dứt bỏ Mô hình, Mikhail GORBATCHEV vẫn còn cố gắng đưa ra những biện pháp Cải cách gói ghém trong PERESSTROIKA nhằm cứu vãn Mô hình. Trong bài Diễn Văn chủ yếu của Gorbatchev ngày 25.06.1987, Gorbatchev đã nêu ra 5 nguyên tắc của PERESTROIKA như sau (Sách: MIKHAIL S.GORBATCHEV do Tác giả David KINGS, xuất bản năm 1988 do Time Incorporated N.York, được dịch ra Pháp ngữ dưới tựa đề MIKHAIL GORBATCHEV, BIOGRAPHIE INTIME. trang 229):

1)         Cho những người đứng đầu Công ty một số quyền độc lập: định hàng sản xuất, định giá bán và định lương thợ theo hiệu năng làm việc.
2)         Chuyển việc chỉ huy trung ương tập quyền Kinh tế về những Cơ quan địa phương của đảng.
3)         Nới rộng việc chương trình hóa, việc định giá và việc phân phối tiền tệ và tín dụng.
4)         Áp dụng những nghiên cứu khoa học vào việc nâng cấp phẩm chất hàng hóa.
5)         Chuyển phương pháp quản trị theo hành chánh sang phương pháp quản trị theo chỉ tiêu kinh tế; khai triển việc tự quản trị; nâng cấp thu nhập cá nhân; phân quyền rõ rệt giữa điều hành Chính trị và quản trị Kinh tế.

Tuyên bố 5 nguyên tắc như trên, việc Cải Cách PERESTROIKA là việc, một mặt bỏ dần hệ thống Kinh tế trung ương tập quyền và chỉ huy tòan diện đã làm tàn lụi Kinh tế Nga, một mặt tiến dần đến một nền Kinh tế tôn trọng sáng kiến cá nhân mà nền Kinh tế Tự do và Thị trường luôn luôn chủ trương. Gorbatchev đã nhìn nhận nền Kinh tế Tự do và Thị trường mới có hy vọng giải quyết được tình trạng Kinh tế tàn lụi của Nga lúc bấy giờ.

PERESTROIKA là một chủ trương cải cách Kinh tế để mong cứu vãn nước Nga. Cũng trong tình trạng tàn lụi Kinh tế này, mà Nga không còn khả năng đảm nhận những chi tiêu cho đối ngọai đúng như lời mà có vấn Chính trị Andrei GRETCHEV đã tuyên bố. Ong giương cờ hàng thua đối với Chiến tranh Lạnh, giảm thiểu vũ khí, giải ngũ 500'000 lính, thóat ra khỏi cuộc chiến tranh Afghanistan, để tự do cho những nước chư hầu Đông Au tự giải quyết nội bộ của mình. Những cuộc nổi dậy đấu tranh của các nước Đông Au  xẩy ra ra và đi đến thành công nhanh chóng trong hòan cảnh này.

Dù có thiện chí Cải cách như trên, nhưng đã quá muộn, không cưú vẫn được Mô hình Kinh tế đã quá tàn rữa, Liên xô và Đông Au đã dứt khoát lựa chọn Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường.

Việc dứt khoát lựa chọn Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường có tính cách toàn diện và hữu lý bởi vì Liên xô và các nước Đông Au chọn luôn cái Môi trường Chính trị—Luật pháp buộc phải đi kèm theo với Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường, đó là Môi trường Chính trị—Luật pháp DÂN CHỦ phù hợp (Environnement Politico—Juridique DEMOCRATIQUE Adéquat) thay thế cho Môi trường Chính trị—Luật pháp ĐỘC TÀI (Environnement Politico—Juridique  DICTATORIAL Adéquat)

* Lựa chọn vá víu Mô hình Kinh tế và
Môi trường Chính trị –Luật pháp của Chệt Cộng và Việt Cộng

Tình trạng nghèo khổ của dân chúng tại các nước Chệt Cộng và Việt Cộng còn tệ hơn Liên xô và các nước Đông Au vào thập niên 90 (1990). Nếu Liên xô và các nước Đông Au đã quyết định thay đổi dứt khoát và toàn diện, thì Chệt Cộng và Việt Cộng đã chỉ vá víu Mô hình Kinh tế cũ là Tập quyền Chỉ huy và giữ nguyên vẹn Môi trường Chính trị—Luật pháp độc tài độc đảng toàn trị. Chúng tôi thường ví rằng Liên xô và các Đông Au đã can đảm vứt bỏ cái “váy rách nát“ để may chiếc váy mới, trong khi đó Chệt Cộng và Việt Cộng đã chỉ kiếm những miếng vải vụn để vá cái “váy rách nát“ thành chiếc “váy đụp“, đụp chồng chất lên cho đến ngày nay.

Cái động lực chính yếu để Chệt Cộng và Việt Cộng lựa chọn vá víu Mô hình Kinh tế và Môi trường Chính trị—Luật pháp là vì chế độ này chỉ nghĩ đến CỐ THỦ GIỮ LẤY QUYỀN LỰC CHO ĐẢNG, mà không nghĩ đến quyền lợi của người dân và đất nước, không nghĩ đến lý tưởng cách mạng của đảng. Thực vậy, chúng tôi xin cắt nghĩa thái độ này của Chệt Cộng và Việt Cộng ở những khía cạnh sau đây:
--         Cuộc Cách Mạng vô sản 1917 của Lénine mang Lý tưởng đấu tranh đi đến một Xã hội đồng đều, một cảnh sống “Thiên đàng trần thế“. Các đảng Công sản Nga và các nước Đông Au được gọi là có Lý tưởng Cách Mạng, đấu tranh cho một Xã hội “Thiên đàng trần thế “. Thất bại Mô hình Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy vaò thập niên 90 cho các đảng Liên xô và Đông Au thấy rằng cái Lý tưởng Cách Mạng đi tời “Thiên đàng trần thế “ chi là ảo tưởng, nên họ can đảm và thành thực với lương tâm là phải giải tán các đảng Cách Mạng ấy đi mà không thương tiếc. 
--         Ngược lại, các đảng Cộng sản tại Chệt và Việt Nam, tuy biết rò như Liên xô và Đông Au rằng việc đấu tranh Cách Mạng để đi đến “Thiên đàng trần thế “chỉ là ảo tưởng, nhưng Chệt và Việt Nam đã quá ham mê giữ lấy quyền hành của đảng, bất chấp quyền lợi của dân và đất nước, và đã chỉ vá víu Mô hình Kinh tế cũng như Môi trường Chính trị—Luật pháp để nhằm giữ lấy quyền lợi ích kỷ của đảng Công sản. Như vậy đảng Cộng sản Chệt và Việt Nam từ thập niên 90 (1990) không mang tính cách một đảng với Lý tưởng Cách Mạng nữa, mà đã trở thành đảng Cướp cố thủ giữ lấy quyền hành cai trị để ăn cướp tài sản của đất nước và của dân chúng.

Những vá víu của đảng Chệt Cộng và đảng Việt Cộng về Mô hình Kinh tế và về Môi trường Chính trị—Luật pháp  gồm những điểm sau đây:

&.        Về Mô hình Kinh tế 

Vẫn giữ lại Mô hình Kinh tế Tập quyền và Chỉ huy để dễ bề Khai thác cướp bóc tài sản đất nước và dân chúng. Đảng đã quyết định việc chủ đạo Kinh tế cho Nhà Nước và cho đảng. Tuy nhiên để lừa đảo nhằm hội nhập với Thế giới Kinh tế Tự do và Thị trường, đảng đã tuyên bố gian xảo là theo “Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường” ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. Nếu Mô hình Kinh tế có cho tư nhân hóa một số ngành nghiệp, thì việc tư nhân hóa này cũng dành cho những người bà con họ hàng hay thân cận với đảng hoặc đút lót hối lộ cho đảng. Dầu sao Nhà Nước vẫn nắm chủ đạo Kinh tế về việc tư nhân hóa, nghĩa là phải tùy thuộc vào việc chủ đạo của Nhà Nước.

&.        Về Môi trường Chính trị—Luật pháp

Chệt Cộng và Việt Cộng vẫn giữ lại nguyên vẹn Môi trường Chính trị—Luật pháp ĐỘC TÀI vì Hiến pháp vẫn tiên thiên chỉ định đảng Cộng sản giữ quyền độc tài, độc đảng và toàn trị. Việc sử đụng những chữ “ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA“ như cái cớ để Chệt Cộng và Việt Cộng giữ lại nguyên vẹn Chính trị độc tài độc đảng toàn trị. Đảng Cộng sản của hai nước này đã không còn mang Lý tưởng Cách Mạng cho “Thiên đàng trần thế “ nguyên thủy nữa, mà đã trở thành đảng Cướp nhằm giữ quyền “THỰC HIỆN CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỎ CÁ NHÂN“.

Việc vá víu trên đây cho thấy rằng Chệt Cộng và Việt Cộng đã lấy “Râu ông nọ cắm cằm bà kia“, tuyên bố theo Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường, nhưng lại đặt “tréo cẳng ngỗng“ Mô hình Kinh tế ấy trong một Mô trường Chính trị—Luật pháp Độc tài.


Đôi Lời Kết Luận

Trong cuộc Thảo Luận về KẾT QUẢ 30 NĂM ĐỔI MỚI 1986—2015 tổ chức tại Hà Nội ngày 19.11.2015, ông VŨ KHOAN, nguyên Phó Thủ tướng, đã tuyên bố: “Người Việt Nam (Việt Cộng) chúng ta thích tranh luận nhưng chỉ luẩn quẩn trong mấy chữ mà mất hai ba chục năm nay. Ví dụ, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cãi nhau 30 năm chưa kết thúc; rồi doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo cũng cãi nhau 30 năm rồi không kết thúc. Những chuyện này còn tranh luận dài dài, không biết đến bao giờ kết thúc được.”

Việc vá víu gian lận của Chệt Cộng và Việt Cộng về Mô hình Kinh tế và Môi trướng Chính trị—Luật pháp “tréo cẳng ngỗng“ như vậy, thì có cãi nhau 30 năm hay 100 năm nữa vẫn không có kết thúc được !

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 24.12.2015
Facebook : Phuc Lien Nguyen
Chú thích :       Một số người vì phe nhóm, đã cố tình viết lệch lạc về Lý Lịch của tôi, nên tôi xin phép cho ở đây cái Link Lý Lịch NGUYỄN PHÚC LIÊN như sau :  http://www.viettudan.net/36984/index.html


__._,_.___

Posted by: NGUYEN PHUC LIEN 

Thursday, December 24, 2015

Xin chuyễn toa thuốc Trị Ngu

From: Paul Van <
Sent: Wednesday, December 23, 2015 2:18 PM
Subject: Fwd: Fw: Thuốc Trị Ngu 

Hết thuốc chửa rồi !
Mỗi ngày uống cả chai, hết cả tháng cũng vô ích mà thôi !
Nguyên ly' "đỉnh cao trí tuệ" là : nhắm mắt nói liều, nói ẩu, nói như vẹt !

---------- Forwarded message ----------
From: Cong Tran
Date: 2015-12-23 13:19 GMT-05:00
Subject: Fw: Thuốc Trị Ngu  
Hay quá !
Tôi thấy có rất nhiều quái nhân trong đám nầy phải uống mổi lần nguyên một chai. Và uống cả tháng như vậy ,hoạ chăng mới hết ngu.
CT



Xin chuyễn toa thuốc Trị Ngu 

On Wednesday, December 23, 2015 12:41 PM, Douglas Le <> wrote:  

TRỜI ƠI NGÓ XUỐNG MÀ COI !!
ĐẤT NƯỚC CSVN NGÀY NÀY NHIỀU LÃNH ĐẠO NGU QUÁ.  










































%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%


​ ​
     








Matthew Tran:
Xin chuyễn toa thuốc ni (zùng đễ trị ngu & ghen tỵ kinh niên) đến các bạn  ZAO ĐIỄM & TAY SAI ..
__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Giá dầu sụt ảnh hưởng tài chính VN?



Giá dầu sụt ảnh hưởng tài chính VN?

  • 23 tháng 12 2015
Dàn khoan khai thác dầu lửa

Giá dầu thế giới đã sụt giảm liên tục trong mấy tuần đầu tháng 12 và ở mức thấp kỷ lục trong vòng bảy năm qua, với giá dầu thô Tây Texas ở mức 37.65 USD/ thùng, trong khi dầu thô Brent giảm còn 40.73 USD/ thùng.

Vậy liệu dự toán Ngân sách Nhà nước của Việt Nam, vốn đưa ra nguồn thu từ dầu thô năm 2015 đạt 93 tỉ đồng với giá dầu thô xấp xỉ 100 USD/thùng, sẽ bị ảnh hưởng như thế nào và liệu con số bội chi năm 2015 sẽ lên hơn mức dự toán? Có phải nguyên nhân chính dẫn tới việc bội chi tăng là do giá dầu thô giảm mạnh trên thị trường Quốc tế hay không?

Trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt hôm 10/12/2015, Phó giáo sư Học viện Tài chính, ông Đinh Trọng Thịnh, cho biết con số bội chi năm 2015 sẽ vượt hơn mức 5% một chút, tuy nhiên nguyên nhân chính không phải do giá dầu thô giảm, trong khi nhà báo kiêm nhà nghiên cứu kinh tế, ông Phan Thế Hải, lại cho rằng giá dầu thô giảm đóng góp rất nhiều vào con số bội chi năm nay.

Ảnh hưởng dự toán tài chính?

Trong bản báo cáo tình hình kinh tế tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2015 do Ủy ban giám sát tài chính quốc gia đưa ra, “mặc dù thu từ dầu thô giảm nhưng được bù đắp bởi thu nội địa nên tổng thu ngân sách nhà nước năm 2015 đạt 927,5 nghìn tỷ đồng, vượt 1,8% so dự toán và tăng 7,4% so cùng kỳ 2014.”
Bơm dầu lửa
Phó giáo sư Đinh Trọng Thịnh giải thích: “Mức sụt giảm giá dầu thô hiện nay không phải là con số lớn cho nguồn thu ngân sách trong năm nay. Giá dầu sụt giảm lại được bù đắp bằng việc một số mỏ dầu ở Việt Nam tăng khai thác và trong kế hoạch sắp tới một số mỏ dầu có chi phí đắt có thể sẽ giảm sản lượng khai thác. Trong năm 2015, sụt giảm trong tổng giá trị bán dầu thô không đáng kể, không ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách nhà nước năm nay.”
Nguyên nhân chính dẫn đến việc bội chi tăng năm nay không phải là do giá dầu thô giảm vì trong kế hoạch điều chỉnh ngân sách cũng có điều chỉnh đối với giá bán dầu thô khoảng từ 50 USD đến 60 USD/thùng, ông Thịnh giải thích thêm.
Với thực tế hiện nay bội chi ngân sách nhà nước được tính toán theo cách lấy số chi rồi từ đó đặt ra những nguồn thu để đáp ứng, theo ông Thịnh cho biết, "vì vậy bội chi ngân sách là một khoản được xác định xảy ra hàng năm và thông thường rơi vào khoảng 5% và dẫn đến việc vay nợ công, vay nợ nước ngoài và trong nước tăng lên để có thể đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng và một số ngành nghề lĩnh vực cần thiết của nền kinh tế."

Ông Thịnh cũng nói thêm rằng trên thực tế việc cải cách hành chính, cũng như hiệu quả sử dụng vốn đầu tư không cao, đặc biệt là trong đầu tư công, và việc giảm thiểu những chi tiêu thường xuyên trong ngân sách nhà nước cũng có những vấn đề không đạt được theo kế hoạch đề ra, dẫn đến việc bội chi ngân sách nhà nước lớn hơn so với dự toán 5%. .


Tuy nhiên, theo bản báo cáo cân đối thu chi ngân sách Nhà nước 2015 được đăng tải trên trang thông tin của Bộ tài chính Việt Nam, trong chín tháng đầu năm số bội chi so với GDP là 4.9% trong khi đó dự toán bội chi so với GDP là 5% cho cả năm 2015.
"Việt Nam dựa rất lớn vào các nguồn thu từ dầu mỏ. Nguồn thu dầu mỏ đóng góp khoảng 30% ngân sách nhà nước. Việc giá dầu thô giảm dẫn đến nguồn thu bị thâm hụt nhiều. Làm ảnh hưởng nguồn thu ngân sách khoảng 10%,” theo ông Phan Thế Hải, nhà báo kiêm nhà nghiên cứu kinh tế.
"Việc giá dầu thô giảm trên thế giới khiến một số ngành sản xuất giảm giá thành và mang lại lợi nhuận tốt hơn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên các hoạch toán minh bạch để nộp ngân sách nhà nước chưa được nhiều, nên nguồn thu ngân sách cũng bị ảnh hưởng.

“Ngoài ra việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan cũng làm nguồn thu xuất nhập khẩu bị giảm đi. Bên cạnh đó việc tăng chi nhiều mặt như chi phúc lợi xã hội, đầu tư hạ tầng dẫn đến việc bội chi tăng hơn so với dự toán," ông Hải nói.
Bơm xăng dầu

Giải pháp

Phó giáo sư Thịnh đưa ra gợi ý “Vấn đề quan trọng nhất là khi lập kế hoạch ngân sách, Chính phủ nên lấy nguồn thu và khả năng thu để từ đó xác định chi tiêu của mình trong phạm vi nguồn thu. Chỉ có như vậy mới làm giảm thấp được nợ công, nợ vay trong nước và nợ vay nước ngoài. Nếu như xác định năm nào cũng có bội chi ngân sách và lấy cái chi để đặt ra nguồn thu thì dẫn đến việc nợ công sẽ tiếp tục tăng lên.”
Ngân hàng thế giơí cho biết mức huy động GDP từ Chính phủ Việt Nam đang giảm từ 27% xuống còn 21% và đây cũng là một trong những vấn đề mà một số nhà kinh tế cho rằng cần phải tăng nguồn thu từ nền kinh tế đối với ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên trên một phương diện nào đó, giáo sư Thịnh ủng hộ quan điểm của Chính phủ Việt Nam là: “Trước hết phải nuôi dưỡng nguồn thu và chúng ta phải tìm cách bù đắp thông qua việc đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, cũng như nâng cao hiệu quả đầu tư công.”

“Nếu chúng ta tăng thu thuế, sẽ làm giảm chất lượng đời sống của người dân nói chung và làm tác động xấu đến đầu tư kinh doanh và khả năng tích lũy của các tư nhân nói riêng,” ông Thịnh nói thêm.

‘Lợi ích nhóm gây hậu quả rất lớn’

  • 14 tháng 12 2015
Ông Tranh nói về điều ông gọi là “ba biểu hiện” của lợi ích nhóm.
Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ nói các “sai phạm” lên tới 10 tỷ USD trong 5 năm và lợi ích nhóm ngày càng tinh vi.
Bình luận này được Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trả lời trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” vào tối hôm 13/12.
“Trong thời gian qua, đặc biệt là nhiệm kỳ 2011-2015, ngành thanh tra đã cố gắng để chấn chỉnh các hoạt động kinh tế-xã hội, đề xuất cơ chế chính sách cho phù hợp tình hình thực tế nhằm hạn chế tham nhũng, tiêu cực.

“Toàn ngành đã thanh tra trên 40.000 cuộc thanh tra, trên 830.000 cuộc thanh kiểm tra chuyên ngành, phát hiện 212.000 tỷ đồng vi phạm và chuyển cơ quan điều tra,” ông Tranh được báo Thanh Tra dẫn lời.

Bình luận về câu hỏi về hành vi tham nhũng theo nhóm lợi ích, ông Tranh nói về điều ông gọi là “ba biểu hiện”.


“Thứ nhất, khi phát hiện vi phạm thì có một nhóm dù ở những cương vị khác nhau nhưng câu kết chặt chẽ để tạo thành nhóm, tiêu cực và tham nhũng lấy tiền và tài sản của nhà nước.
“Thứ hai, trong điều kiện của một đơn vị, cơ quan cũng có một nhóm người sử dụng tiền và tài sản của nhà nước không đúng mục đích, lấy phúc lợi của cơ quan chia nhau để vụ lợi cho mình.

“Thứ ba, trong hoạt động ngân hàng, trong báo cáo năm 2015, của thanh tra Ngân hàng Nhà nước thì trong hoạt động ngân hàng cũng có biểu hiện lợi ích nhóm, câu kết nhau để làm thất thoát tiền, tài sản của nhà nước.
"Có thể nói rằng, lợi ích nhóm hiện nay thể hiện rất tinh vi, mang lại hậu quả cũng rất lớn,” ông Tranh nói thêm.

Phản hồi trước báo cáo của các cơ quan thanh tra Thành phố HCM và Hà Nội mới đây cho biết “không phát hiện trường hợp nào tham nhũng”, Tổng Thanh tra Chính phủ nói Thanh tra TP Hà Nội trong 9 tháng năm 2015 đã chuyển cơ quan điều tra 7 vụ việc có dấu hiệu vi phạm và Thanh tra TPHCM chuyển 4 vụ việc.

Tuy nhiên ông Tranh mô tả việc “xác định tội danh tham nhũng” theo quy định của pháp luật thì “chỉ khi nào tòa án phán quyết tội danh đó, thì mới gọi là tội danh tham nhũng”.
“Do đó đối với ngành thanh tra chức năng chúng tôi thanh tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chúng tôi chuyển cơ quan điều tra để cơ quan điều tra làm rõ, và chuyển truy tố, cơ quan xét xử,” ông Tranh giải thích thêm.

Giới lãnh đạo VN đều nói về lợi ích nhóm nhưng không ai nói đó là các nhóm và thế lực nào.
Mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành một chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.

Chỉ thị này được ra đời vì điều được mô tả là "Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện còn ít; một số vụ việc xử lý còn kéo dài, chưa nghiêm; thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả thấp."

Đã có sự chồng chéo về các cơ quan phòng chống tham nhũng giữa Đảng và Chính phủ và trong nỗ lực chuyển vai trò "đầu tàu" chống tham nhũng từ Thủ tướng Dũng sang Tổng Bí thư Trọng, Ban nội chính Trung ương đã được thành lập.

Có một số "đại án" được khởi tố và mang ra điều tra, đặc biệt trong giai đoạn ông Nguyễn Bá Thanh phụ trách ban này.
Tuy nhiên nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm là giáo sư Carl Thayer trong một cuộc phỏng vấn với BBC nói Việt Nam không thể chống nổi tham nhũng.

Ông Thayer nói sứ mệnh này là bất khả thi "chừng nào không có một cơ quan độc lập và có quyền lực, độc lập về hành pháp, tòa án, công an, độc lập về báo chí tường thuật về những vụ việc tham nhũng.

"Vì những yếu tố đó không tồn tại nên chống tham nhũng có quá nhiều động cơ chính trị," ông Thayer bình luận.
Được biết Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã ký quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2016 của Thanh tra Chính phủ căn cứ trên các ý kiến đồng ý của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch thanh tra năm 2016.

“Theo quyết định này, vào năm 2016 Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động của 23 cơ quan đơn vị, tỉnh thành trong cả nước. Cụ thể ở khối tài chính ngân hàng, tập đoàn là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán TP Hà Nội và TP.HCM, Tập đoàn Dệt may, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam,” truyền thông trong nước đưa tin.

"Ba bộ sẽ được thanh tra vào năm 2016 là Bộ Xây dựng, Bộ GD&ĐT, Bộ NN&PTNT, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra về việc thực hiện chức trách nhiệm vụ liên quan được giao trong lĩnh vực của mình.

"Cũng theo quyết định này, 11 tỉnh, thành sẽ thanh tra vào năm 2016 là Lào Cai, Bắc Ninh, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Nam, Kon Tum, Quảng Trị, Hậu Giang, Tây Ninh, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu với nội dung thanh tra tập tra tập trung vào quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, xây dựng cơ bản, khai thác khoáng sản, mua sắm tài sản công, công tác tiếp dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng," báo Thanh Tra đưa tin.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Tham nhũng tại Việt Nam

 

Khi trao đổi với báo chí nhân Ngày Quốc Tế Phòng Chống Tham Nhũng (9/12), Tổng thanh tra CSVN Huỳnh Phong Tranh khẳng định: Công tác phòng chống tham nhũng của Việt Nam thời gian qua có bước tiến được Tổ chức Minh Bạch Thế Giới và Liên Hiệp Quốc đánh giá cao. (sic)
Thực trạng tham nhũng
Trong cuộc thăm dò ý kiến của Transparency International năm 2013, hơn 30% dân Việt Nam cho biết đã phải hối lộ nhân viên nhà nước. Đa số người dân đều cho là các nỗ lực chống tham nhũng thất bại, không có hiệu quả vì sự bao che, thông đồng của cấp trên và sự tập trung cả 3 quyền Hành Pháp, Lập Pháp, Tư Pháp trong tay đảng CSVN.
Quyền tự do thông tin vẫn bị cấm đoán. Hơn 700 báo chí, đài phát thanh, truyền hình đều phải tuân lệnh chỉ thị của Ban Tuyên Giáo Trung Ương về nội dung các tin loan tải.
Theo viện nghiên cứu và theo dõi tham nhũng Trace International, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia tham nhũng nhất trên thế giới với hạng 188/197 và số điểm 82/100. Do đó sự khẳng định này của Tổng Thanh Tra Huỳnh Phong Tranh chỉ là một hình thức ngụy biện cố hữu của giới chức cán bộ cao cấp CSVN, hoàn toàn không phản ảnh thực tế dựa trên thống kê của chính tổ chức Transparency International và những điểm sau đây.
Tổng Thanh Tra Huỳnh Phong Tranh
Tổng Thanh Tra Huỳnh Phong Tranh

Một, chỉ số tham nhũng (Corruption Index) của CSVN trong 3 năm liền (2012, 2013, 2014) đều khựng lại ở chỉ số 31 (chỉ số cao nhất là 100 và thấp nhất là 0, tất cả các quốc gia tiền tiến dân chủ pháp trị Tây Phương đều có chỉ số cao hơn 70) và xếp hạng 119/175.
Điều này cho thấy không có sự tiến triển nào. CSVN chỉ hơn được những quốc gia nhỏ, nghèo khổ, chậm tiến tại Phi Châu, Trung Đông, Trung Mỹ và Nam Á. Trong khối ASEAN, Cộng sản Việt Nam chỉ hơn được Cam Bốt, Lào, Miến Điện. Trong khi thua kém tất cả các quốc gia ASEAN khác như Thái Lan, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai, Tân Gia Ba, Brunei.
Có thể nói chỉ số tham nhũng hoàn toàn tỷ lệ nghịch với mức phát triển. Quốc gia nào càng tham nhũng, càng biển thủ công qũy, mức phát triển kinh tế càng bị khựng lại, sự phát triển của xã hội bị kềm hãm khi lợi ích đến sự làm việc bằng trí tuệ, sức lao động chỉ được dành cho một tuyệt đại thiểu số thừa hưởng.
Tầm vóc tham nhũng tại Việt Nam ngày nay không còn ở mức một vài cá nhân, một vài nhóm mà đã trở thành một hệ thống được tổ chức ăn trùm trên guồng máy quốc gia, từ thượng tầng lãnh đạo cho đến các cấp đảng ủy tại địa phương.
Hai, trong một cuộc điều tra kéo dài nhiều năm trời được gọi là Offshoreleaks, tổ chức ICIJ (International Consortium of Investigative Journalists) giải mật một số dữ kiện liên hệ đến các vụ trốn thuế, rửa tiền quy mô trên thế giới qua những công ty bình phong, những cá nhân thân tín. Riêng đối với Việt Nam, Offshoreleaks đã phát hiện hơn 140 nhân sự với đầy đủ tên, địa chỉ và những liên hệ với một số công ty tại Việt Nam có những văn phòng, trương mục tại thiên đường thuế khóa, đặc biệt tại British Virgin Islands.
OFFSHORE-LEAKS_1365084813513417_0Chắc chắn đây là những hành động rửa tiền được ngụy trang dưới một số dạng đầu tư, liên quan đến nhiều thành phần lãnh dạo CSVN trong thời kỳ từ cuối thập niên 1990 cho đến cách đây khoảng 10 năm về trước. Đây là những năm đầu tiên sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận và bắt đầu của sự hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng thế giới (ASEAN, APEC, WTO, bang giao với Hoa Kỳ).
Những cá nhân đã có những trương mục với số tiền ký thác rất lớn, Tổng giám đốc các công ty đầu tư bình phong tại các thiên đường thuế khóa, vào thời kỳ đó chắc chắn phải thuộc vòng đai thân tín các thành phần lãnh đạo của CSVN đương nhiệm vào thời đó; đặc biệt là nhiều thành phần trong vòng đai Bộ Chính Trị Đảng CSVN vẫn liên tục nằm trong nhóm quyền lực mạnh nhất cho đến ngày nay. Qua hình thức này, tài sản phi pháp lên đến hàng tỷ Mỹ Kim của các thành phần lãnh đạo đảng CSVN và gia đình được tuôn ra ngoài.
Ba, những lệnh truất hữu phi pháp và bồi thường rẻ mạt (1/100 – 1/1000 giá cả bình thường một mét vuông) được chỉ thị từ trên cao và tiến hành bởi các bộ phận cấp đảng ủy lãnh đạo địa phương, nhằm chiếm đoạt các mảnh ruộng, vườn, đất đai, nhà cửa các thành phần dân oan tại nhiều vùng tại Việt Nam.
Để biến thành phần vốn của các công ty quốc doanh hay công tý tư nhân do chính các thành phần thân tín trong gia đình các thành phần lãnh đạo CSVN đứng đầu, cho nhu cầu hùn vốn với các công ty ngoại quốc.
Đây là một hình thức cướp đoạt trắng trợn tài sản của người khác, để hưởng lợi, của một guồng máy cầm quyền loại ’du côn’ (rogue state). Hậu quả là hàng trăm ngàn gia đình mất trắng nhà cửa, ruộng vườn, hàng triệu người trở thành dân oan.
Chắc chắn phần lớn số tiền cướp ngày công khai này lọt vào tay vòng đai thân tín các thành phần lãnh đạo đảng CSVN được cất nhắc, xếp đặt để lo cho chính cá nhân và gia đình một mai khi không còn tại chức nữa, để có thể ung dung hạ cánh an toàn, hưởng thụ số tiền phi pháp khổng lồ, đã được tẩu tán tại các quốc gia tiền tiến qua trung gian các công ty bình phong tại các thiên đường thuế khóa.
Bốn, nhiều công ty quốc doanh bị phá sản vì biển thủ công qũy, quản trị yếu kém, sai lầm. Trong vòng 10 năm qua, tổng số các vụ phá sản, thua lỗ các tổng công ty quốc doanh Vinashin, Vinalines, .. lên đến một số tiền khổng lồ hàng trăm triệu Mỹ kim. Ngoài ra còn phải kể đến các vụ EPCO Minh Phụng, PMU18, Đề Án 112, Securency Úc,… mà số tiền mất vì tham nhũng lên đến hàng chục triệu Mỹ kim.
Đây là những con số chính thức khi thực tế quản trị thua lỗ không thể nào che giấu được nữa, nhưng những con số thật có thể lên đến mấy lần cao hơn. Điều này không đáng ngạc nhiên vì các tổng công ty là nơi các cán bộ, đảng viên bòn rút công qũy để biến thành tài sản riêng tư và do chính tay chân, thuộc hạ thân tín các thành phần lãnh đạo đảng CSVN điều khiển.
Hiện nay vây cánh, gia đình của Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng có khả năng trục lợi nhiều nhất về lãnh vực kinh tế với việc toàn quyền thương thuyết với các công ty ngoại quốc về các lãnh vực đầu tư.
Năm, những biệt thự nguy nga trị giá hàng chục triệu Mỹ kim các thành phần lãnh đạo từ cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, các uỷ viên Bộ Chính Trị, cho đến các thành phần lãnh đạo hiện nay Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng.
Trong lúc mức sống trung bình của người dân chỉ trên dưới vài trăm Mỹ kim một tháng. Nếu không trục lợi một cách phi pháp trên mồ hôi, công lao khó nhọc của người dân Việt Nam, chắc chắn lãnh đạo CSVN không thể có được những cơ ngơi sang trọng, kếch xù đến như vậy, sau vài năm cầm quyền, mà ngay cả rất nhiều người tỵ nạn gốc Việt có học thức, đã xây dựng cơ ngơi hàng chục năm nay, cán bộ cao cấp tại các hãng xưởng tại hải ngoại cũng chưa chắc đã có được.
Để chống tham nhũng hiệu quả
Thực tế đã phản bác lại hoàn toàn các tuyên bố các giới chức cao cấp CSVN về thành quả chống tham nhũng. Nếu muốn chống tham nhũng một cách thật sự hiệu quả, các giới lãnh đạo cao cấp nhất đảng CSVN cần phải làm:
  • Tư hữu hóa hay giải tán các tổng công ty quốc doanh thua lỗ. Giải tán các Ban Quản Trị, cách chức, kỷ luật các viên Tổng giám Đốc, Giám Đốc bất tài, tham nhũng.
  • Tiến hành kê khai tài sản trong Việt Nam và tại các quốc gia khác, của mọi thành phần cán bộ lãnh đạo. Tiến hành điều tra độc lập trong trường hợp tổng số tài sản thụ đắc (bất động sản, vốn đầu tư, số tiến ký thác tại các trương mục ngân hàng,..) vượt quá so với mức lợi tức hợp pháp có được.
  • Ngưng ngay mọi vụ giải tỏa mặt bằng, truất hữu, cưỡng chiếm đất đai của người dân. Tiến hành bồi thường thỏa đáng cho dân oan.
  • Nghiêm trị các thành phần phạm pháp bằng cách truất hữu các tài sản phi pháp của họ và gia đình họ.
  • Ký kết gia nhập Toà Án Hình Sự Quốc Tế và thực hành công ước Liên Hiệp Quốc Chống Tham Nhũng mà Việt Nam đã ký kết từ hơn 12 năm nay.
Người ta hầu như chắc chắn là lãnh đạo CSVN hoàn toàn không có thực tâm để tiến hành các đề nghị cụ thể trên, vì chắc chắn sẽ đụng vào quyền lợi cốt lõi của họ.
Vấn đề tham nhũng tại Việt Nam gắn liền với sự độc tôn cai trị của Đảng CSVN và quyền lợi các thành phần lãnh đạo đảng CSVN và gia đình họ.
Ngày nào đảng CSVN còn tồn tại, ngày đó hòan toàn không thể trông chờ các thành quả đáng kể nào trong vấn đề chống quốc nạn tham nhũng tại Việt Nam.
Nguyễn Ngọc Bảo


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

Lisa Pham 15.04.2024

My Blog List