Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Tuesday, December 22, 2015

Sức lan tỏa của vụ 'chai nước có ruồi'


Sức lan tỏa của vụ 'chai nước có ruồi'

  • 21 tháng 12 2015

Vụ án 'Tân Hiệp Phát - Võ Văn Minh' liên quan đến chai nước 'có ruồi' đã tạo ra một làn sóng mạng tại Việt Nam năm 2015, căn cứ vào số lượng lượt tìm kiếm hiển thị trên Google.com.vn.
Nếu chỉ gõ vào Google dòng chữ tên công ty 'Tân Hiệp Phát', bạn có thể thấy chừng 892,000 kết quả tìm kiếm.
"tân hiệp phát tuyển dụng" đem lại 750,000 kết quả, gồm cả nhiều đường dẫn vào các trang về sản phẩm, về cơ hội lao động của công ty này.
Đây là một con số không nhỏ khi so sánh với "Vinamilk tuyển dụng" chỉ đem lại chừng 98 nghìn kết quả.
Nhưng đây là Google đã tính cả các trang web liên quan đến hai thương hiệu này từ nhiều năm trở lại.
Còn từ năm 2015, vụ án xử ông Võ Văn Minh 7 năm tù giam tội "tống tiền" công ty Tân Hiệp Pháp đột nhiên chiếm lĩnh không gian mạng.
Thử gõ vào các 'combined search' (tìm kiếm kết hợp: chỉ số về tính liên quan giữa hai đối tượng) thì thương hiệu Tân Hiệp Phát ngày càng dính chặt vào vụ án ruồi:
"tân hiệp phát, võ văn minh" viết cùng nhau đem lại '562,000 results'.
"tân hiệp phát, ruồi"có kết quả 350,000.
"sự thật tân hiệp phát": 614,000, cao hơn cả từ khóa "hội nghị trung ương 13" (606,000 kết quả) là sự kiện chính trị tầm quốc gia hiện đang diễn ra tại Việt Nam.
Cùng lúc, vụ 'chai có ruồi' trở thành từ khóa có cuộc sống riêng trên mạng:
'Sự thật về Tân Hiệp Phát' được quan tâm hơn Hội nghị Trung ương Đảng 13
"chai nước có ruồi" đem về cho bạn 417,000 kết quả, tính đến ngày 21/12/2015.
Một làn sóng trên các trang mạng xã hội phê phán công ty Tân Hiệp Pháp cũng có tác động đến Google:
"tẩy chay tân hiệp phát" đem lại 226,000 kết quả.
Và khi gõ vào ô tìm kiếm của Google, chỉ cần viết "tẩy chay" là Google đã gợi ý cho cả dòng" Tân Hiệp Phát" để đủ câu.
Có lẽ không lạ khi nhiều ý kiến tại Việt Nam nói về cuộc khủng hoảng truyền thông của công ty này.
Vì tác động của dư luận không chỉ nằm trong các thông báo báo chí chính thức mà còn ở chỗ hình ảnh của bạn gắn liền với điều gì, và điều đó đang lan rộng hay thu hẹp lại.
Chuyện này cứ xảy ra, bất kể về pháp lý bạn đúng sai ra sao trong một bối cảnh hẹp hơn về pháp lý.

Nổi tiếng hơn 'chính chủ'

Ông Võ Văn Minh trước tòa Tiền Giang
Bị cáo Võ Văn Minh cũng trở nên nổi tiếng hơn chính Tân Hiệp Phát.
Gõ 'võ văn minh' vào Google.com.vn bạn nhận được trên 1 triệu kết quả.
Công ty nước ngọt "gỡ lại" một chút với từ khóa kép "võ văn minh, tân hiệp phát" đem lại ngay tin đầu về chuyện Tân Hiệp Phát "xin lỗi ông Võ Văn Minh" đăng nhiều trên các báo Việt Nam.
Không sai trái sao phải xin lỗi?
Hay công ty này cảm thấy dù thắng về pháp luật, mọi sự có gì đó không ổn.
Ngược lại, ông Võ Văn Minh vốn chẳng phải là một nhân vật đấu tranh cho công lý, thậm chí còn hám tiền, lại được một phần dư luận ủng hộ.
Họ nhìn ông ta như một người yếu thế bị đại gia cho vào vòng lao tù.
Đây chính là vấn đề lớn ở Việt Nam hiện nay: dư luận mạng và một phần báo chí bị tác động liên tiếp bởi các làn sóng tình cảm, yêu ghét, do các chuẩn mực về dân quyền, pháp quyền chưa định hình.
Tại Anh năm 1932 có vụ Donoghue v Stevenson, còn gọi là án 'ốc sên trong chai bia'.
Bà Donoghue uống hết một chai bia gừng (ginger beer) ở Paisley, Scotland và thấy xác một con sên đã tan rữa trong chai.

Vụ 'ốc sên trong chai bia' ở Anh năm 1932 tạo tiền lệ cho hệ thống common law
Bà kiện công ty bia của ông Stevenson đòi bồi thường 'tổn thương cá nhân' và đã thắng khi vụ việc lên đến House of Lords, cấp tối cao trong hệ thống pháp luật Anh Quốc.
Thẩm phán Lord Atkin cho rằng nhà sản xuất bia đã 'vi phạm trách nhiệm chăm sóc khách hàng' kể cả khi hai bên chẳng hề có quan hệ hợp đồng vì nguyên cáo uống chai bia bạn mua cho.
Nhưng đó là một vụ xử nổi tiếng, trở thành án lệ cho các nước Phương Tây theo luật common law về quyền của người tiêu dùng.
Còn trên thế giới không thiếu gì các vụ xử kỳ quái.
Cũng vẫn dùng Google, nếu bạn gõ vào "most ridiculous lawsuits" (các vụ xử quái dị nhất), "craziest court cases" (các án tòa điên rồ nhất) thì sẽ đọc được vô số các chuyện kiểu như án tù lâu cho chuyện không đâu, hay mất tiền triệu cho chuyện vớ vẩn...
Vụ "Tân Hiệp Phát - Võ Văn Minh" chưa thấy vào danh mục này.
Nhưng chuyện thì đã lan ra thế giới, chủ yếu qua bản Anh văn của các báo Việt Nam.
Phương Tây hay có truyện cười 'con ruồi trong bát súp' để nói về chuyện không nghiêm trọng chết người nhưng gây cảm giác ghê và ớn.
Từ khóa tiếng Anh "vietnam fly in the bottle" đem lại trên 600,000 kết quả, một con số không tệ cho vụ án 'chú ruồi Việt Nam' trên đường bay hội nhập toàn cầu.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

My Blog List