Tân Hiệp
Phát trả giá vì chơi bẩn với khách hàng
Tuần Việt Nam (Vnn)
21/12/2015 10:09 GMT+7
Có lẽ sức mạnh và sự thành công quá nhanh của THP đã một lần nữa che lấp tầm nhìn đường xa của họ. Cho dù biện minh như thế nào đi nữa thì việc hình sự hóa các quan hệ dân sự cho thấy doanh nghiệp này đang tự mình ném qua cửa sổ những gì đã từng giúp họ thành công.
Dạo qua các trang mạng và diễn đàn xã hội, có thể thấy rằng “thương hiệu quốc gia” này đang tự giết mình sau bao năm gây dựng và phát triển. Đây không phải lần đầu doanh nghiệp này hành xử và giải quyết vấn đề với khách hàng theo cách này. Giọt nước tràn ly này đã khiến cho công luận rùng rùng bất bình vì cho đó là sự phản bội lại chính khách hàng của Tân Hiệp Phát.
Trong bối cảnh thị phần đồ uống không cồn ở nước ta lâu nay vẫn thuộc về hai công ty nước ngoài là Coca Cola và Pepsi, sự phát triển rất nhanh của THP có thể xem là một kỳ tích. Doanh nghiệp này đã chứng minh không phải doanh nghiệp Việt nào cũng bị lép vế trước các công ty nước ngoài và nếu có niềm tin, chúng ta hoàn toàn có thế thay đổi cuộc chơi.
Bị cáo Minh được dẫn giải sau khi phiên tòa kết thúc - Ảnh:
Đ.Tuyên/Tuổi Trẻ.
Cũng cần nói thêm THP có được thị phần lớn như hiện nay cũng là nhờ phong trào “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được phát động trong những năm qua. Chính xu thế tiêu dùng dựa trên nền tảng của lòng ái quốc đã khiến cho nhiều người Việt Nam sẵn sàng bỏ qua một vài sai sót hay chưa được vừa ý để sử dụng của các sản phẩm do chính người Việt làm ra với suy nghĩ rất đơn giản–“ủng hộ sản phẩm Việt để góp phần phát triển đất nước”.
Sự ưu ái cho sản phẩm Việt chỉ thực sự có ý nghĩa về mặt kinh tế khi người tiêu dùng chọn mua sản phẩm “Made in Viet Nam”. Cần nhấn mạnh rằng, văn hóa người Việt Nam đề cao sự bao dung. Khác với người phương Tây, chúng ra rất ngại phải đem nhau ra công đường khi mọi chuyện vẫn còn cách giải quyết. Chính sự dễ cảm thông cho nhau đã khiến cho lâu nay nhiều sản phẩm không chỉ của THP được phát hiện là bất thường nhưng vẫn được người tiêu dùng bỏ qua với tâm lý “ai chả có lúc sai sót”.
Do quá khứ nghèo khó, từ lâu người nước ta luôn mong đợi một ngày được nhìn thấy những thương hiệu Việt xứng tầm và để có thể có ngày đó, dân chúng đôi lúc sẵn sàng bỏ qua những sai sót trong sản phẩm hoặc yếu kém trong dịch vụ. Không hẳn là dân ta dễ giãi, xuề xóa trong mọi thứ mà chính là mọi người hiểu rất rõ rằng trên con đường tạo dựng và phát triển một thương hiệu – nhất là thương hiệu của người Việt, nhiều thứ còn bỡ ngỡ và cần phải có thời gian để hoàn thiện mình. Vấn đề là các doanh nghiệp, nếu thực sự muốn lớn mạnh và vươn ra biển lớn thì phải coi đây là “lòng bao dung” là động viên khích lệ của đồng bào mình chứ không phải với con mắt người giàu có nhìn xuống một đám đông khờ khạo
Có lẽ sức mạnh và sự thành công quá nhanh của THP đã một lần nữa che lấp tầm nhìn đường xa của họ. Cho dù biện minh như thế nào đi nữa thì việc hình sự hóa các quan hệ dân sự cho thấy doanh nghiệp này đang tự mình ném qua cửa sổ những gì đã từng giúp họ thành công.
Lời dạy của người xưa: “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác) có lẽ vẫn còn nguyên giá trị với những gì mà THP đã gieo.
Trần Văn Tuấn
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.