Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, March 4, 2016

TPP và nỗi trăn trở của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ?

 
TPP và nỗi trăn trở của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ?

Chính sách phát triển - Chỉ đạo điều hành) - Không ai có thể phủ nhận những đóng góp to lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong nhiều năm qua để đưa Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Có thể nói, TPP chính là tâm huyết, là kỳ vọng lớn nhất của Thủ tướng nhằm tạo nên “bước tiến vượt bậc” cho nền kinh tế Việt Nam.

·         >> Đạo diễn phim 'Kong: Skull Island' khoe chụp hình cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thị trường các nước ngày càng có nhiều yêu cầu cạnh tranh gắt gao thì nền kinh tế Việt Nam lại “là mô hình kỳ lạ nhất thế giới, phát triển quá chậm chạp nếu không muốn nói là không chịu phát triển” – một lời nhận xét hóm hỉnh “nhưng lại rất đau” từ các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) gần đây.

Trong năm 2015, tăng trưởng GDP của nền kinh tế đạt 6,68% nhưng GDP tính bình quân đầu người chỉ đạt gần 2.200 USD. Đầu tư ODA trong 20 năm qua đổ vào Việt Nam lên đến gần 90 tỷ USD thế nhưng Việt Nam vẫn nằm trong nhóm thu nhập trung bình thấp, chưa thể vượt lên hàng ngũ của các nước có trình độ phát triển cao (GDP bình quân đầu người đạt hơn 11.000 USD). Vậy thì lực cản nằm ở đâu?
Cánh cửa hội nhập đã mở, liệu chúng ta có sẵn sàng thay đổi để đáp ứng những yêu cầu trong tình hình mới hay chưa?
Cánh cửa hội nhập đã mở, liệu chúng ta có sẵn sàng thay đổi để đáp ứng những yêu cầu trong tình hình mới hay chưa?

Nhìn lại nền kinh tế, nhiều chuyên gia đã nhận ra rằng: “Không phải Việt Nam không chịu phát triển, mà đúng hơn là ‘phát triển chưa tương xứng với tiềm năng’ của chính mình”. Nhận ra lý do đó từ khá sớm, nên từ nhiều năm trước Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ động mở tung cánh cửa hội nhập kinh tế quốc tế để tăng cường hiệu năng phát triển và xuất khẩu ở những nơi có thị trường mở rộng. Ông đã mạnh dạn thúc đẩy và đưa Việt Nam ký kết trên dưới 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương hoặc đa phương với Ấn Độ, Australia và New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Chile, Liên minh Kinh tế Á Âu, Liên minh Châu Âu (EU)… Gần đây nhất, Việt Nam đã trở thành thành viên Liên minh Kinh tế ASEAN (AEC)TPP.
Một ngày trước khi lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – ASEAN tại California (Mỹ) hôm 15/02/2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi đến giới báo chí trong nước bài viết “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, cơ hội và thách thức – Hành động của chúng ta”, thể hiện rõ tâm huyết và kỳ vọng cao vào những cơ hội mà “bước ngoặt lịch sử” này mang lại.
Trong bài viết của mình, Thủ tướng kỳ vọng mạnh mẽ “các Hiệp định này sẽ tạo thêm xung lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là trong thu hút đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu với các nền kinh tế lớn nhất thế giới”, đặc biệt là EU (28 thành viên với GDP trên 18.000 tỷ USD)TPP (12 thành viên với GDP trên 20.000 tỷ USD). Đây đều là những khu vực thu hút đầu tư lớn nhất, đồng thời là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng của Việt Nam liên tục trong nhiều năm qua. “Nếu tính đến tác động cộng hưởng của các Hiệp định này với các FTA đã ký hoặc đang đàm phán, cơ hội còn lớn hơn nhiều vì nước ta sẽ có quan hệ thương mại tự do với 55 quốc gia, trong đó có 15 nước thuộc nhóm G20” – Thủ tướng nhấn mạnh thêm.
Gia nhập TPP là thành quả lớn nhất mà những chuyến công du từ Đông sang Tây của Thủ tướng mang về cho Việt Nam
Gia nhập TPP – “hiệp định của thế kỷ 21″ là một trong những thành quả lớn nhất mà những chuyến công du từ Đông sang Tây của Thủ tướng mang về cho Việt Nam

Các cam kết xóa bỏ lên đến gần 100% số dòng thuế với lộ trình khác nhau sẽ tạo cú huých thực sự cho xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, nông sản do thuế suất giảm sâu. Chẳng hạn như hiện tại, ngành dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ với mức thuế trung bình là 17%, cao nhất là 32%, thì khi thuế nhập khẩu giảm xuống 0%, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng mạnh.

Không những thế, Thủ tướng còn kỳ vọng TPP sẽ tạo ra một “nền tảng mới” cho kinh tế Việt Nam, thúc đẩy “hình thành mạng sản xuất và chuỗi cung ứng mới trong thị trường của 12 nước thành viên, tạo điều kiện để phát triển mạnh thương mại nội khối”

Quan trọng hơn, Hiệp định còn có các quy định nhằm bảo đảm cơ hội để các nền kinh tế thành viên có trình độ phát triển khác nhau và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể được hưởng lợi; giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội để phát triển.

Tuy nhiên, TPP không chỉ có “màu hồng” mà sẽ có rất nhiều mệnh đề “nếu như” đi kèm. Bên cạnh những thuận lợi, Thủ tướng cũng chia sẻ mối lo lắng đối với một số doanh nghiệp có thể “bị đuối sức” trước sức ép của cuộc cạnh tranh. Bởi vì giờ đây, cạnh tranh sẽ diễn ra “không chỉ ở thị trường các nước tham gia Hiệp định mà ngay tại thị trường trong nước trên cả ba cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia – đặc biệt là cạnh tranh về chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh.”

Qua đó, Thủ tướng nhắc nhở mọi người dân cần nhận thức rằng cơ hội thuận lợi không tự nó trở thành sức mạnh kinh tế hay khả năng cạnh tranh trên thị trường, mà phải thông qua sự nỗ lực của toàn xã hội. Nếu tận dụng tốt cơ hội, ta sẽ đẩy lùi được khó khăn và tạo ra cơ hội mới lớn hơn; ngược lại sẽ thua thiệt và rất khó khắc phục. “Trong các Hiệp định thương mại tự do, cơ hội luôn đi liền với thách thức và trong thách thức luôn ẩn chứa cơ hội – đây cũng là biện chứng của tiến trình phát triển” – Ông nhấn mạnh.

Không những vậy, bài viết cũng xác định nhiệm vụ chính của Nhà nước trong tình hình mới là “đảm bảo chức năng kiến tạo phát triển”, khẩn trương “hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật” nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế và cam kết trong các Hiệp định FTA với tinh thần đổi mới toàn diện, đồng bộ cả kinh tế và chính trị. Thủ tướng nhấn mạnh, ký kết TPP nghĩa là “Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển và hội nhập mới, khác xa với giai đoạn Đổi mới và Mở cửa trước đây”.
Con tàu TPP chuẩn bị rời bến, liệu Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ hành trang để cùng thế giới "vươn ra biển lớn"?
Con tàu TPP chuẩn bị rời bến, liệu Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ hành trang để cùng thế giới “vươn ra biển lớn”?
Qua những chia sẻ trên, chúng ta có thể nhận thấy nỗi băn khoăn, trăn trở lớn nhất của Thủ tướng hiện nay là liệu Việt Nam có ý thức đầy đủ, chấp nhận tuân thủ luật chơi chặt chẽ và vượt qua thách thức để đón các “cơ hội vàng” mà TPP mang lại hay không? Cánh cửa hội nhập đã mở, liệu người dân, các chủ doanh nghiệp và các cấp lãnh đạo đã sẵn sàng để “vươn ra biển lớn” hay chưa? 

Như người đứng đầu Chính phủ khẳng định: “Thể chế quản trị quốc gia là yếu tố quyết định nhất đến sức cạnh tranh vĩ mô và sự phát triển một nền kinh tế”. Vậy thì liệu các cấp lãnh đạo cao nhất có sẵn sàng cho một cuộc cải cách ở khâu then chốt: chuyển từ thể chế “Nhà nước quản lý toàn diện” sang “Nhà nước kiến tạo phát triển” như Thủ tướng từng khẳng định hay chưa?

Hiệp định TPP vừa được chính thức ký kết hôm 04/02/2016 tại thành phố Auckland, New Zealand. Như vậy là Việt Nam và 11 thành viên chỉ còn khoảng 2 năm để chuẩn bị trước khi TPP bắt đầu có hiệu lực. Dù chỉ còn vài tháng nữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ kết thúc nhiệm kỳ công tác sau 10 năm điều hành Chính phủ, thế nhưng trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình, Ông đã trình bày những kỳ vọng và trăn trở của mình khi Việt Nam chính thức gia nhập TPP thông qua bài viết một cách toàn diện, vừa sâu sắc lại vừa súc tích. Qua đó, Thủ tướng kêu gọi Việt Nam phải quyết tâm vượt qua những khó khăn, thử thách khi tuân thủ quy định của TPP, đồng thời phải mạnh dạn vượt qua sức ỳ và tinh thần bảo thủ lạc hậu để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Lan Anh
__._,_.___

Posted by: truc nguyen <

Thursday, March 3, 2016

Ông Trương Đình Tuyển: Cải cách thể chế là quyết định

 

Ông Trương Đình Tuyển: Cải cách thể chế là quyết định

Thứ năm, 03/03/2016, 09:31 (GMT+7)
(Thời sự) - TPP và FTA Việt Nam-EU sẽ buộc chúng ta phải “công phá” vào sức ỳ và sự bảo thủ, nó đặt ra yêu cầu và là động lực để chúng ta cải cách nền quản trị quốc gia.

·          


Cải cách thể chế là quyết định yếu tố khi gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP

Như đã phân tích trong phần đầu bài viết của cố vấn cao cấp Trương Đình Tuyển, các nước thành viên TPP, trong đó có Hoa Kỳ và Việt Nam, đều có những tính toán riêng khi tham gia Hiệp định này. Vậy đâu là những cơ hội, thách thức của Việt Nam khi tham gia TPP và Việt Nam phải làm gì để cải cách thể chế – yếu tố có vai trò quyết định trong sự phát triển của một nền kinh tế?
Báo điện tử Chính phủ xin trân trọng giới thiệu phần tiếp theo trong bài viết của ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, cố vấn cao cấp của Chính phủ trong đàm phán TPP.

III. Cơ hội và thách thức với Việt Nam khi tham gia TPP
Bộ Công Thương đã công bố chi tiết toàn văn nội dung của Hiệp định, mức độ cam kết của từng nước, trong đó có cam kết của Việt Nam. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn, cụ thể hơn những cơ hội cũng như những thách thức mà TPP mang lại.
Những ngày gần đây, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn Đàm phán Chính phủ và nhiều học giả, chuyên gia trong và ngoài nước đã phân tích tổng thể cơ hội và thách thức mà TPP mang lại.

Đặc biệt, bài viết “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. Cơ hội và thách thức-Hành động của chúng ta” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng đã phân tích rất sâu sắc và súc tích về đặc điểm của Hiệp định, những cơ hội lớn cũng như những thách thức không nhỏ mà Hiệp định tạo ra cho Nhà nước, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Thủ tướng cũng chỉ ra những nhiệm vụ rất quan trọng mà Đảng, Nhà nước, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phải khẩn trương hành động để tận dụng cơ hôi, vượt qua thách thức khi tham gia Hiệp định này. Đây là một bài viết rất sâu sắc, thiết nghĩ khó nói gì thêm. Tôi chỉ bình luận thêm đôi điều về bài viết này.

Về cơ hội
Nhiều người đã nói đến mức tăng xuất khẩu và tổng sản phẩm trong nước khi tham gia TPP, rằng Việt Nam sẽ là nước được lợi nhiều nhất trong TPP. Những điều họ nói không phải là không có căn cứ, nhiều chuyên gia độc lập đưa ra các dự báo về tỷ lệ tăng trưởng dựa trên mô hình kinh tế lượng.
Tuy nhiên, các mô hình này không phản ánh sự biến động của kinh tế thế giới. Không phản ánh được hoạt động của chủ thể, cũng không phản ánh được đối sách của Chính phủ và doanh nghiệp trong một thế giới nhiều biến động như thời đại chúng ta đang sống.

Tăng trưởng xuất khẩu và GDP là cái đích ta kỳ vọng đạt đến. Nhưng đấy chỉ là kết quả cuối cùng, nó phản ánh sức cạnh tranh của nền kinh tế. Một chiến lược tăng trưởng đúng phải bắt đầu từ chiến lược nâng cao sức cạnh tranh. Làm sao có được tăng trưởng nếu khả năng cạnh tranh không được cải thiện? Mà đây chính là điểm yếu của chúng ta.

TPP cũng sẽ thúc đẩy hình thành chuỗi cung khu vực. Đúng vậy! Nhưng sẽ không có nhiều lợi ích khi trong chuỗi cung ấy, nếu Việt Nam chỉ chiếm giữ những công đoạn có giá trị gia tăng thấp nhất trong khâu lắp ráp, khi chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa được định hình…

Về thách thức
Như phân tích của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thách thức cũng rất gay gắt, trước hết là sức ép cạnh tranh trên cả ba cấp độ. Nghĩa vụ thực thi cũng rất nặng nề. Trong đó chất lượng nguồn nhân lực thấp sẽ là một lực cản lớn mà chúng ta phải đối mặt, và khâu có tính quyết định chính là chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh.

Vì vậy, để tận dụng cơ hội mà TPP tạo ra, phải có chiến lược nâng cao sức cạnh  tranh, bao gồm: sức cạnh tranh của sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ), sức cạnh tranh  của doanh nghiệp và đặc biệt là sức cạnh tranh về thể chế và môi trường kinh doanh. Cả ba yếu tố này chúng ta đang ở vị thế thấp.

Về lao động và môi trường, hai trong số nhiều nội dung mới của Hiệp định, cũng đặt ra những thách thức cho doanh nghiệp và cho hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động và hệ thống chính trị của nước ta.

Lý lẽ của hai chương này là ở chỗ:
(1) Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn nhân loại, của mọi quốc gia. Doanh nghiệp không đầu tư đủ mức để bảo vệ môi trường sẽ gây hậu quả xấu cho đời sống nhân loại mà làm chi phí sản xuất giảm, tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng với những doanh nghiệp đã đầu tư cho bảo vệ môi trường.

(2) Cũng vậy, một nước, một doanh nghiệp không bảo đảm điều kiện làm việc tối thiểu cho người lao động, không tạo điều kiện cho họ lập tổ chức để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình theo nguyện vọng của họ thì chi phí sản xuất cũng sẽ thấp, sẽ tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng với các quốc gia, doanh nghiệp đã làm tốt công việc này. Hơn nữa, các nước trong TPP đều là thành viên của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) có nghĩa vụ “thừa nhận, thúc đẩy và tuân thủ” Tuyên bố 1998 của ILO mà nội dung cụ thể được thể hiện tại 8 công ước của Tổ chức này.

Thực hiện các quy định về môi trường và lao động trong Hiệp định tuy có làm cho chi phí sản xuất tăng thêm nhưng đây cũng là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đang phấn đấu thực hiện.
Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, cố vấn cao cấp của Chính phủ trong đàm phán TPP,
Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, cố vấn cao cấp của Chính phủ trong đàm phán TPP,

IV. Cải cách thể chế để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức

1. Thế chế là yếu tố quyết định hàng đầu
Ở trên, chúng tôi đã trình bày tổng quan về những cơ hội và thách thức khi tham gia TPP trong điều kiện toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng.

Cần khẳng định rằng cơ hội không tự nó biến thành lợi ích, không tự nó chuyển thành sức mạnh trên thị trường mà phụ thuộc vào hành động của chủ thể. Cũng vậy, thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng dồn ép đến đâu lại phụ thuộc vào đối sách của chủ thể. Chủ thể ở đây là doanh nghiệp, người dân và nhà nước. Nếu tận dụng tốt cơ hội sẽ đẩy lùi được thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại nếu không tận dụng được cơ hội thì thách thức sẽ lấn át và sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phuc. Đây là điều mà chúng ta đã làm nhưng chưa làm thật tốt khi tham gia các Hiệp định ASEAN+, nhất là khi gia nhập WTO.
Vậy vai trò của các chủ thế trong “cuộc chiến” cạnh tranh ở đây là thế nào?

Tôi cho rằng, doanh nghiệp phản ánh tất cả, là nơi thể hiện sức mạnh và khả năng cạnh tranh của một nền kinh tế nhưng tự nó không quyết định tất cả. Và, như Thủ tướng đã khẳng định, doanh nghiệp luôn hoạt động trong khung khổ thể chế và trong một môi trường kinh doanh nhất định.

Chúng ta đã nói nhiều đến những yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam: Quy mô nhỏ, tiềm lực về vốn và công nghệ thấp, thiếu tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển lâu dài. Điều đó đúng, nhưng có nguyên nhân của nó:
– Sinh sau đẻ muộn (đến năm 2000 mới có Luật Doanh nghiệp, tạo ra khung khổ pháp lý cho sự hình thành và phát triển doanh nghiệp tư nhân), trong khi đó lại duy trì quá lâu tình trạng độc quyền của doanh nghiệp nhà nước, vừa kém hiệu quả vừa chèn lấn khu vực tư nhân.

– Thể chế không ổn định, môi trường kinh doanh không thuận lợi lại thiếu minh bạch dẫn đến các doanh nghiệp kinh doanh theo “kiểu cơ hội” mang tính “chộp giật” mà thiếu đi tư duy và chiến lược kinh doanh dài hạn. Chính điều này lại góp phần hình thành những nhóm lợi ích thao túng chính sách.
Vì vậy, yếu tố có tính chất quyết định là thể chế và môi trường kinh doanh. Trong tác phẩm “Tại sao các quốc gia thất bại”, Daron Acemoglu cũng khẳng định điều này. Ông cho rằng chất lượng thể chế là yếu tố quyết định sự phát triển của mỗi nước.

Ở đây, có thể dẫn ra một ví dụ minh họa. Vào đầu thập niên 70 của thế kỷ trước có một nước trong ASEAN chúng ta có trình độ phát triển rất cao, vượt xa các nước còn lại và vượt rất xa Hàn Quốc, nhưng vào thời điểm hiện tại trình độ phát triển của quốc gia này lại đang ở vị trí thấp nhất trong các nước ASEAN-6. 

Trong khi đó, chỉ chưa đến 30 năm, Hàn Quốc đã thực hiện thành công tiến trình công nghiệp hóa và trở thành thành viên của OECD. Hiện nay, Hàn Quốc là địa chỉ của những sản phẩm công nghệ cao hàng đầu thế giới. Có nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là thể chế và môi trường kinh doanh, tiếp đó là bản lĩnh của lãnh đạo và ý chí của người dân. 

Cần lưu ý rằng trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão như thời đại chúng ta đang sống thì một nước đi sau, có trình độ phát triển thấp hơn có thể đuổi kịp và vượt lên trên nước đã có trình độ phát triển cao hơn nếu có thể chế tốt, đường lối đúng trên cơ sở “tư duy toàn cầu, hành động địa phương”; lãnh đạo và người dân có ý chí tự lực tự cường và khát vọng vươn lên. 

Đây cũng là quy luật của thời đại.

2. Chỉ số cạnh tranh toàn cầu và môi trường kinh doanh của Việt Nam ở mức thấp và đang là vùng trũng trong ASEAN.
Theo báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu năm 2015-2016 do WB công bố Việt Nam xếp thứ 56 và đứng thứ 7 trong 10 nước ASEAN. Trong đó cạnh tranh về thể chế còn thấp hơn, xếp thứ 92 trong số 140 nước được xếp hạng và đứng thứ 8 trong 10 nước ASEAN (thấp hơn các nước ASEAN-6 và thấp hơn cả Lào.
Về môi trường kinh doanh, theo đánh giá của WB, mặc dầu Chính phủ đã chỉ đạo hết sức quyết liệt bằng 2 Nghị quyết số 19/NQ-CP (2014 và 2015) và môi trường kinh doanh trong năm 2014 đã có bước cải thiện rõ rệt nhưng chỉ số này trong năm 2015 lại bị tụt hạng so với năm 2014 và xếp thứ 78, tụt 6 bậc.

3. Trong mối quan hệ giữa thể chế và môi trường kinh doanh thì thể chế tạo nên khuôn khổ để xác lập môi trường kinh doanh. Vì vậy thể chế là gốc. Không thể có môi trường kinh doanh như kỳ vọng nếu không xây dựng được thể chế tốt. Nhưng mặt khác, những tiến bộ trong cải cách thể chế phải được chuyển hóa đầy đủ sang cải thiện môi trường kinh doanh. Chúng ta đã có cố gắng để thực hiện điều này như kết quả vẫn chưa được như kỳ vọng. 

Theo một số nghiên cứu những nước có cùng thứ hạng về thể chế như nước ta thì GDP bình quân của nước này vẫn gấp 3 lần Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó, có nguyên nhân, những tiến bộ trong cải cách thể chế đã không chuyển hóa đầy đủ thành kết quả cải thiện môi trường kinh doanh.

4. Định hướng cải cách thể chế ở Việt Nam
Để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức phải bắt đầu từ cải cách thể chế, tập trung cải cách nền quản trị quốc gia (bao gồm các định chế quản lý, hệ thống tổ chức quản lý và đội ngũ cán bộ) và phải bảo đảm sự tương thích và đồng bộ trong các yếu tố này.

Về cải cách thể chế: Cần thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa nhà nước với doanh nghiệp và thị trường. Trong đó, Nhà nước chuyển từ nhà nước làm kinh tế (thông qua các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu) và nhà nước can thiệp bằng các biện pháp hành chính sang Nhà nước bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, giữ vai trò kiến tạo phát triển. Nhằm mục tiêu đó, cần thực hiện các yêu cầu sau đây:

– Công khai minh bạch trong mọi cơ chế quản lý và chính sách phát triển, bảo đảm ổn định trong vận động theo xu hướng tốt hơn và có thể tiên liệu được đi đôi với phát huy vai trò và trách nhiệm của mọi công dân, các chuyên gia độc lập, các nhóm thinktank, các tổ chức xã hội có quyền tham gia vào việc hoạch định chính sách và phản biện, giám sát việc thực thi chính sách.

– Tạo lập môi trường thông thoáng cho đầu tư kinh doanh theo quan điểm lập pháp mà chúng ta đã khẳng định là: Mọi người dân có quyền làm những gì mà pháp luật không cấm (tiếp cận “chọn bỏ”). Mọi hạn chế quyền công dân chỉ vì mục tiêu, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và sức khỏe cộng đồng như Hiến pháp 2013 đã khẳng định. Cán bộ, công chức chỉ được làm và phải làm (tôi nhấn mạnh cụm tù mà Thủ tướng nêu trong bài viết đã dẫn vì lâu nay dường như ta hay bị bỏ quên vế quan trọng này). Đây chính là bản chất của nhà nước pháp quyền. Một nhà nước pháp quyền là phải thượng tôn pháp luật và dân chủ phải song hành với pháp trị như một cặp “song sinh” – điều mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh trong bài viết đầu năm 2014.

– Bảo đảm công bằng, không phân biệt đối xử cho mọi người dân và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế về cơ hội tiếp cận thị trường (bao gồm thị trường mua sắm công), các nguồn lực, cả trong các quy định của pháp luật và trong thực tiễn.
-Tạo lập một thị trường có tính cạnh tranh cao, đi đôi với việc thực hiện đầy đủ luật cạnh tranh.
– Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tạo động lực cho sáng tạo.
– Bảo đảm quyền sở hữu tài sản của công dân.
– Bảo hộ nhà đầu tư.
– Xây dựng  các chế tài đủ mạnh để thực hiện trong thực tế các yêu cầu nêu trên.

Về tổ chức bộ máy:
Cải cách thể chế là yếu tố quyết định nhưng không đủ, phải có tổ chức mạnh và hiệu quả để bảo đảm thực thi thế chế theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền. Tổ chức như một cơ thể sống. Thiếu sẽ không bao quát hết các chức năng nhưng thừa vận động sẽ khó khăn, thậm chí không vận động được.

Ngoại trừ những trường hợp vì người mà “đẻ” ra tổ chức (rất tiếc là trước đây ở nước ta đã không ít lần xuất hiện tình trạng này), về nguyên lý, tổ chức sinh ra là từ nhu cầu của quản lý, của xã hội nhưng khi tổ chức đã hình thành nó lại có xu hướng bảo vệ sự tồn tại của nó dầu cho không cần thiết cho quản lý nữa. Đây có thể là “bản tính” của tổ chức trong bất cứ một chế độ xã hội nào.

Vì vậy, phải dũng cảm vượt qua sức ỳ, sự bảo thủ của tổ chức để xây dựng một bộ máy quản lý tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả vận hành thông suốt; tổ chức là đường dẫn để thể chế vận động. Đường dẫn rắm rối, chồng chéo thì doanh nghiệp, người dân rất khó tiếp cận được cơ chế, chính sách, làm tăng chi phí. Vì vậy phải loại bỏ mọi sự chồng chéo trong hệ thống chính trị của chúng ta. Không thể chịu đựng mãi tình cảnh thu ngân sách không đủ để chi thường xuyên (chủ yếu là trả lương, các khoản trợ cấp) và trả nợ.

Về đội ngũ cán bộ:
Muốn có tổ chức tốt thì yếu tố cấu thành tổ chức (cán bộ, công chức) phải tốt. Cán bộ, công chức phải thực sự là công bộc của dân. Logic ở đây thật đơn giản: Người dân đóng thuế nuôi công chức để công chức phục vụ mình chứ không ai đóng thuế nuôi một bộ máy “hành” mình. Khi định hướng nhân sự đại hội Đảng các cấp, chúng ta nói nhiều đến phẩm chất và năng lực. 

Vậy mối quan hệ giữa chúng thế nào? 
Có người nhấn mạnh năng lực. Có người-ngược lại, nhấn mạnh phẩm chất. Tôi cho rằng: Phẩm chất là điều kiện cần. 

Bởi vì, nếu có năng lực mà không có phẩm chất thì năng lực đó cũng phục vụ nhóm lợi ích và làm méo mó chính sách. Ngược lại nếu có phẩm chất mà năng lực kém thì cũng không giúp được gì cho xã hội như Bác Hồ nói cũng như Ông Bụt. Vì vậy năng lực phải là điều kiện đủ.

Về vai trò của thị trường: Phải coi thị trường là cơ chế chủ yếu để phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực, trên cơ sở quan hệ cung cầu, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.
Trong khung khổ thể chế và môi trường kinh doanh như vậy, và dưới sức ép cạnh tranh, mọi doanh nghiệp sẽ có cơ hội như nhau để phát huy mọi khả năng sáng tạo, chăm lo đào tạo  nguồn nhân lực; xây dựng chiến lược cạnh tranh với tầm nhìn dài hạn. 

Đương nhiên, có những doanh nghiệp sẽ thất bại, thậm chí phá sản, một số người sẽ mất việc làm nhưng nhiều doanh nghiệp sẽ vươn lên, mở rộng sản xuất,  nhiều doanh nghiệp khác ra đời và tạo ra nhiều việc làm mới. Chính vì vậy, trong cuộc họp báo của Bộ Công Thương để giới thiệu về TPP, chúng tôi đã phát biểu: Điều đáng lo nhất là “sức ỳ” của bộ máy nhà nước.
TPP và FTA Việt Nam-EU sẽ buộc chúng ta phải “công phá” vào sức ỳ ấy, nó đặt ra yêu cầu và là động lực để chúng ta cải cách nền quản trị quốc gia.

Thời gian vừa qua, Quốc hội đã ban hành một số luật (Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu…) trên cơ sở các cam kết của Việt Nam trong TPP và trong FTA với EU, cần nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện. Đồng thời khẩn trương tiến hành đối chiếu so sánh giữa các cam kết trong các hiệp định với các luật đã được Quốc hội phê chuẩn, làm rõ những khác biệt. 

Những gì mà các cam kết vượt quá các quy định của luật cần làm rõ thật chi tiết cụ thể, chuẩn bị các phương án để trình Quốc hội quyết định (sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hoặc áp dụng trực tiếp khi Quốc hội phê chuẩn hiệp định). Ngoài ra, cũng rất cần thiết phải hoàn thiện Luật Cạnh tranh, đăc biệt là về tổ chức cơ quan quản lý cạnh tranh.

Việc cấp bách phải làm là đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước theo yêu cầu loại bỏ độc quyền và những ưu đãi dành riêng cho DNNN, áp đặt kỷ luật thị trường đối với DNNN. Đổi mới quản trị DNNN, tách bạch chức năng hoạch định chính sách với chức năng chủ sở hữu DNNN trong các cơ quan quản lý. Hoàn thiện cơ chế chủ sở hữu nhà nước và đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DNNN; đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN.

Cần nhận thức đầy đủ mối quan hệ giữa cải cách DNNN với tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và tiến trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại. Trong đó, cải cách DNNN tạo điều kiện để xác lập thị trường cạnh tranh và tái cơ cấu các ngân hàng thương mại, và hiệu quả của cải cách DNNN sẽ củng cố kết quả của tiến trình tái cơ cấu ngân hàng thương mại.

Trương Đình Tuyển
(Theo Chính Phủ)
__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Wednesday, March 2, 2016

DÂN MẤT TRÂU KHÔNG BẰNG QUAN MẤT CHIM!



Biệt thự của ông Lê Phước Hoài Bão, nơi xảy ra vụ mất chim.
Biệt thự của ông Lê Phước Hoài Bão, nơi xảy ra vụ mất chim. Ảnh: báo Đất Việt
D ư luận một thời từng ồn ào về việc Quảng Nam có Giám đốc sở tuổi 30. Sở dĩ dư luận dậy sóng là bỡi ông Lê Phước Hoài Bảo người được bổ nhiệm là con trai của bí thư Quảng Nam Lê Phước Thanh. Ngoài ra ông còn nổi tiếng là người có sở thích chơi chim và từng đạt giải khuyết khích Tiếng hát chim Chào mào năm 2015. Vượt qua những lời đàm tiếu, chỉ chích ông đã bám ghế thành công. Mọi chuyện rồi cũng theo thời gian lắng xuống nay bổng dưng lại được khơi dậy bằng một cái tin rất kinh “Ông Giám đốc sở bị mất chim”.
Hầu như các báo chính thống điều đưa tin về việc Giám đốc sở mất chim với các tiêu đề bài như: Trộm chim của Giám đốc sở, hai thanh niên bị truy tố (tuổi trẻ). Giám đốc sở mất chim quý, hai gã quê sắp hầu tòa (pháp luật). Truy tố hai kẻ trộm chim của giám đốc sở tuổi 30 (tiền phong)…Thật đúng là một tin không gì nóng hơn, còn nóng hơn cả tin Trung Quốc đưa tên lửa ra Trường Xa.
Theo hồ sơ vụ án, ông Bảo bị mất chim vào hồi tháng 7/2015 trước khi được bổ nhiệm Giám đốc sở 9/2015. Kẻ trộm bị bắt ngay sau đó nhưng mọi việc được giữ kin như bưng cho đến khi VKS khởi tố vụ án thì mọi người mới biết. Chắc khi đó là thời điểm nhạy cảm nên không thông tin cho báo chí.
Nếu chỉ vì tội trộm chim mà khởi tố bỏ tù hai kẻ trộm vặt này thì không thuyết phục, nên Công an đã truy ra thêm hai vụ trộm tài sản trước đó.
Về thành tích phá án này Công an cả nước nên học tập, đặc biệt là Công an Thanh Hóa. Vụ trộm chim nhỏ vậy mà chỉ mấy ngày Công an Quảng Nam đã truy ngay ra thủ phạm, còn ở Thanh Hóa dân mất trộm trâu, bò đến hàng trăm con (từ năm 2004 đếm nay có nhà mất trên 10 con) thế nhưng Công an điều tra mãi mới tìm ra được thủ phạm – một con trâu trị giá đến từ 30 đến 50 triệu (baothanhhoa.vn 15/07/2015).
Ở cái xứ thiên đường này, tài sản của Quan (đầy tớ) dù nhỏ khi mất cũng là chuyện lớn, còn tài sản của Dân (chủ) dù lớn khi mất cũng là chuyện nhỏ. Cho nên chim quan to hơn con trâu cùa dân là thế.
Nhớ năm 2014, trên báo vietnamnet.vn có bài, Trộm vào nhà, quan chức lộ ra vàng khối, tiền tỷ. Với dẫn chứng hàng loạt các vụ trộm như: Mất trộm, quan tỉnh lộ 65 cây vàng dưới gầm giường (Đặng Xuân Thọ – Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kon Tum). Nhà giám đốc Sở GTVT bị trộm “khoắng” hơn 1 tỷ (Lăng Văn Hòa – Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn). Trộm “rinh” nửa tỷ đồng nhà PGĐ Sở Tài chính (Trần Cang, Phó Giám đốc Sở Tài chính Bình Định). Nhà trưởng BQLDA bị trộm khoắng 1,5 tỷ (Phạm Minh Tú, Trưởng Ban quản lý dự án huyện Đông Hải, Bạc Liêu). Trộm “cuỗm” ôtô 800 triệu nhà Phó ban chống tham nhũng tỉnh (Đồng Xuân Thọ – Phó Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Đồng Nai). Nhà cán bộ thuế bị trộm hơn 6 tỷ đồng. (Ông Trương Công Chiến – Đội trưởng Đội Đăng ký trước bạ thuộc Chi cục Thuế quận Bình Tân,TP.HCM)…
Nay cũng nhờ vụ mất chim này dân chúng mới biết tư dinh của ông Giám đốc trẻ, một căn biệt thự khang trang, cổng rộng, tường cao, giá trị vài tỷ bạc. Nhìn cái cơ ngơi đó, với lương Giám đốc sở có làm ba đời cũng không xây nổi.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Không nên ăn thực phẫm làm từ VIỆTNAM và TRUNG QUỐC . ĐẠI NGUY HIỄM !! ( Rất nên đọc : Good to know)

 Không nên  ăn thực phẫm làm từ VIỆTNAM và TRUNG QUỐC . ĐẠI NGUY HIỄM !! ( Rất nên đọc : Good to know)
From: 'Mike Duong' via 1 DĐKT <

WESTMINSTER -

Sáng Thứ Bảy ngày 13-8-2011, gần 40 đồng hương Việt Nam đã đến Phòng Sinh Hoạt Mission Del Amo trong khu Mobile Home Park số 9702 Bolsa Ave, Westminster, để ngheTiến Sĩ Mai Thanh Truyết nói về “Những Sản Phẩm Độc Hại Trên Thị Trường” do Hội Dưỡng Sinh Thức Pháp tổ chức.

Sau lời giới thiệu của Nghị Viên Tạ Đức Trí, TS. Mai Thanh Truyết cám ơn mọi người đã đến đây để nghe ông nói, không phải nói theo kiểu thuyết trình mà nói chuyện tâm tình vì hầu hết đều đã lớn tuổi, ông cho biết, “nếu mỗi người trong chúng ta biết tự chế, biết tự giữ sức khỏe cho mình thì chắc chắn chúng ta còn trẻ mãi, không già và chắc chắn sẽ có một ngày chúng ta về lại Việt Nam, mà về không phải trên nạng gỗ, về không phải trên xe lăn mà về ngang nhiên tự tại, vì dù muốn dù không cái ánh sáng cuối đường hầm ở Việt Nam đã hé dạng” và ông tin tưởng, lạc quan “chúng ta sẽ trở về trong vinh quang một ngày rất gần”.


TS. Mai Thanh Truyết nói tiếp: “Từ bao lâu nay chúng ta đã nghe nói nhiều đến sự độc hại trong các loại thực phẩm chế biến từ Trung Quốc, từ Việt Nam, nhưng chỉ ‘nghe nói’ mà không có dẫn chứng cụ thể; do đó hôm nay tôi muốn chia sẻ với mọi người về những thực phẩm nào cần ăn, thực phẩm nào không nên ăn so với tình hình hiện tại nơi chúng ta đang sinh sống, vì tôi đã và đang làm việc trong ngành bảo vệ môi trường của chính phủ Hoa Kỳ, tôi đã nghiên cứu và có những chứng cứ cụ thể”.

Trong buổi nói chuyện, TS. Mai Thanh Truyết không nêu tên bất cứ một ngôi chợ, một cửa hàng nào, ông nói “chỉ muốn nêu bật những loại thực phẩm độc hại, được chế biến một cách cẩu thả, vô ý thức với mục đích thâu lợi nhuận, không hề nghĩ đến sức khỏe của người tiêu thu”ï; vì thế ông thấy “có bổn phận phải báo động cho đồng hương để tránh dùng những thực phẩm độc hại đó, nhất là những thực phẩm chế biến, sản xuất từ Trung Quốc và Việt Nam, nay nhập cảng ồ ạt vào Hoa Kỳ”.


Về trái cây:
TS. Truyết khuyên mọi người nên ăn hai loại trái cây trồng ngay tại Mỹ, vừa rẻ lại vừa nhiều chất dinh dưỡng cho sức khỏe con người là chuối và táo.

Nhiều loại trái cây khác như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, v.v., nếu chúng ta để ý sẽ thấy, ngày xưa, trái sầu riêng ở Việt Nam, khi chín tự động nó rụng xuống, không ai hái trái xanh bao giờ.


Ngày nay vì lợi nhuận, họ hái trái còn xanh và “phù phép bằng những hóa chất độc cho chín và có màu sắc rất đẹp”. Những trái cây khác cũng vậy, ông đưa ra dẫn chứng trái lê Tàu hay còn gọi là lê Tân Cương, nhìn như vừa hái trên cây xuống, đó là họ đã “phù phép cho giữ được độ tươi, thử hỏi trong quá trình từ lúc thu hoạch tới khi vận chuyển sang đây, thời gian không dưới một tháng, làm sao trái cây có thể tươi tốt được như vậy, nếu không có ướp hóa chất?”.


Rau, đậu: Chúng ta ăn rau thơm như rau răm, rau húng nếu trồng được trong vườn của mình, rau sẽ có mùi thơm, ngược lại mua ngoài chợ, ăn không thấy có mùi vị như rau trồng ở nhà, vì nó được bón bằng những hóa chất cho xanh, tốt.

Tương ớt: Những loại tương ớt bán ngoài chợ và trong các tiệm phở, nhà hàng đều có pha hóa chất nên có màu sắc khác lạ không phải màu của ớt chín.

Tiêu: Một sư cô từ Việt Nam đem sang cho ông khoảng 10 hột tiêu gọi là tiêu sọ. Khi đem phân chất, trong là hột tiêu, ngoài bọc một lớp mỏng xi măng cho nặng cân.

Các loại bột nêm: Không nên ăn, nhất là loại gia vị nấu bún bò Huế vì có pha hóa chất, khi nấu nó nổi lên lớp màu đỏ vàng trên mặt.

Đậu hũ: Có hai loại, loại cứng và loại mềm. Loại cứng có pha chất thạch cao.

Bì heo: Rất trắng và sợi rất dài vì không ai biết trong đó có phải là da heo hay là một chất gì khác, nhưng có thể có nhiều chất nylon và được tẩy hóa chất cho trắng vì da heo bình thường không có màu trắng như vậy.

Lạp xưởng: TS. Truyết cho biết, bà con mua loại lạp xưởng đắt tiền nhất cũng vậy, về nhà luộc lên rồi cắt đôi ra, tuột hai đầu ra sẽ thấy có hai bọc nylon. Loại nylon này không tự hủy như loại nylon mà Mỹ làm từ bắp dùng gói các loại xúc xích. Nhưng khi ăn lạp xưởng, chúng ta thái nhỏ thành ra không nhận thấy chất nylon mà thôi.

Đường: Bên Âu Châu, hầu hết đều dùng đường màu nâu vì làm bằng mía hoặc củ cải đường. Đường cát trắng cũng làm bằng mía nhưng được tẩy bằng hóa chất nhiều lần mới trắng như vậy.

Dầu ăn: Dầu Olive có độ sôi thấp dùng để trộn xà lách ăn sống thì tốt hơn. Chiên, xào nên dùng dầu ăn thực vật như dầu bắp chẳng hạn. Không ăn cá chiên ngoài chợ, vì dầu chiên đến một độ nóng nào đó hoặc để lâu các phân tử dầu sẽ biến chất và tạo ra các chất độc gây ung thư.

Tôm, cá: Tôm, cá từ Việt Nam “được nuôi bằng thực phẩm trộn hóa chất cho mau lớn. Sau khi thu hoạch và đóng gói chở sang đến Hoa Kỳ, thời gian rất lâu, nhưng khi ra chợ, chúng ta thấy tôm, cá mang nhãn hiệu Việt Nam rất tươi, vì sao chắc bà con biết rồi, nhưng biết mà tại sao vẫn mua?”

Ăn sushi, tiết canh: Tuyệt đối không nên ăn tiết canh, vì máu của các con thú như vịt, dê,heo, bồ câu, v.v., không ai biết được có chứa bao nhiêu vi khuẩn trong đó.

Sushi của Nhật làm “thì ăn được an toàn, vì người Nhật họ rất kỹ lưỡng và có đầu óc tự trọng, không quá tệ như một số người Việt và Tàu”. Và ông khuyên, “đừng bao giờ đổ dầu ăn xuống bồn rửa chén, vì mỗi lít dầu ăn đổ xuống, chính phủ Hoa Kỳ tốn 1.000 đô để làm công việc khử các chất dầu ấy trước khi cho chảy ra biển”.


Tóm lại, TS. Mai Thanh Truyết khuyên mọi người, sau khi đã nghe lời tâm tình của ông, “đừng nên mua thực phẩm do Trung Quốc và Việt Nam sản xuất, vì đó chính là những chất độc dẫn chúng ta đến bệnh ung thư và ra đi sớm”.

Ông khuyên người cao niên: “Chúng ta ở đây đều từ 50, 60, 70 tuổi rồi, ăn uống không bao nhiêu nên cố gắng tránh ăn những thứ độc hại để còn sống thêm một vài năm nữa, hầu trở về nhìn lại quê hương của chúng ta khi không còn chế độ cộng sản tàn bạo hiện nay”.   




__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Sunday, February 28, 2016

Thắng cấp lớn ăn xong xuôi quẹt mỏ để cho thằng cấp nhỏ làm tình làm tội và họ cho là "chiếu theo "luật phá" XHCH.."


Thắng cấp lớn ăn xong xuôi quẹt mỏ để cho thằng cấp nhỏ làm tình làm tội và họ cho là "chiếu theo "luật phá" XHCH.."

Rút kinh nghiệm nhe Hoài Linh*:(( crying *:(( crying
On Sunday, February 28, 2016 9:08 AM,

Nghệ sĩ hài Hoài Linh đang thực sự hoang mang trước nguy cơ đền thờ Tổ phải đóng phạt lên tới... 40 tỷ đồng. Hiện công trình này đang bị đình chỉ xây dựng và anh phải gửi đơn kêu cứu tới UBND quận 9 để trình bày quan điểm, mong muốn của mình. Mọi việc không hề đơn giản như anh nghĩ.



[IMG]
[/IMG]
Công trình Nhà thờ tổ nghiệp được xây dựng trên đất nông nghiệp 7000m2 chưa được phép chuyển đổi sử dụng

Vào ngày 24-2, công trình Nhà thờ Tổ nghiệp tại quận 9 do NSƯT Hoài Linh đứng ra xây dựng đã chính thức bị đình chỉ thi công và lập biên bản xử phạt hành chính. Trước đó, nhiều thông tin về việc đình chỉ tạm thời và tháo dỡ các công trình đã tràn lan trên mạng xã hội, thế nhưng chưa có một thông cáo chính thức về điều này. Sở dĩ có quyết định là do 7000m2 diện tích dùng để xây dựng đền thờ Tổ nghiệp vẫn đang là đất nông nghiệp, chưa được chuyển đổi mục đích để xây dựng công trình. 

Đối chiếu theo luật, việc xây dựng trên đất nông nghiệp và không có giấy phép xây dựng khiến cho công trình buộc phải đình chỉ thi công, chờ bổ sung các giấy tờ chuyển đổi sử dụng đất mới có thể tiến hành tiếp tục. Ngoài việc xử phạt hành chính 6,2 triệu đồng về hành vi xây dựng không trái phép, danh hài Hoài Linh còn đang đối mặt với khoảng kinh phí 40 tỷ, ứng với 40% tổng giá trị công trình ước tính 100 tỷ, để nộp phạt cũng như chi phí chuyển để chuyển đổi mục đích sử dụng đất và xin giấy phép xây dựng.

Đây quả là con số không nhỏ khi việc xây dựng công trình là tâm huyết lớn nhất đời của nam danh hài, cũng như hoạt động mang ý nghĩa tinh thần lớn với Tổ nghiệp. Đối mặt với án xử phạt trên, NSƯT Hoài Linh buồn bã, nhưng anh vẫn đang cố gắng để có thể cứu công trình đang trong giai đoạn gần hoàn thiện. Mới đây, danh hài đã chính thức đệ đơn xin cứu xét tới UBND Quận 9.

Trong lá đơn, anh viết: “Nhiều năm dài trong quá trình đi diễn, tôi tích lũy được số vốn và hy sinh tất cả việc gia đình, con cái để đeo đuổi cái nghề. Tôi hy sinh tất cả cuộc đời cho sự nghiệp để bà con công chúng được vui. Cuộc đời cô đơn của tôi sống chỉ làm sao cho bà con được vui là tôi cảm thấy hạnh phúc. Nếu tổ nghiệp cho tôi cái gì thì tôi sẽ trả hết để có chỗ thờ cúng theo tâm linh ông tổ sân khấu. Làm nghề 18 năm, lúc nào lòng tôi cũng hướng tới tổ nghiệp và đó cũng là niềm mơ ước của anh em nghệ sĩ”.

Hiện tôi đang thực hiện ước mơ xây dựng nhà tổ sân khấu tại phường Long Phước với mục đích có chỗ ổn định thờ cúng ông tổ. Công trình này là nhà gỗ, không xây đúc kiên cố và cũng phù hợp với điều kiện sinh thái ở địa phương. Tôi mong muốn UBND quận 9 xem xét cho được tồn tại công trình này để phục vụ cho nghệ sĩ”.



Đơn cứu xét của Hoài Linh.

Hiện tại, cơ quan chức năng TP.HCM đang xem xét xem công trình của Hoài Linh có được phép được tồn tại hay không. Nếu công trình đã xây dựng xong thì không phải xem xét cho tồn tại nữa. Đền thờ Tổ của Hoài Linh sẽ rơi vào trường hợp bị đình chỉ xây dựng chờ các thủ tục giấy tờ.

“Bây giờ chủ công trình phải làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất, xác định được phần đất chuyển mục đích nằm ở đâu trong khu đất, diện tích bao nhiêu m2, phù hợp với quy hoạch không… thì mới xem xét cho tồn tại công trình. Còn trong quá trình thụ lý xét thấy không đủ điều kiện, không đảm bảo được diện tích phù hợp quy hoạch thì không ra được diện tích đất ở, lúc đó công trình không thể tồn tại được”, ông Tuấn Anh nói.

Theo các điều khoản quy định, nếu để công trình của Hoài Linh tồn tại, Hoài Linh sẽ phải đóng phạt 40% giá trị toàn bộ công trình. Trước đó, diễn viên Cát Phượng - người em thân cận với Hoài Linh tiết lộ, số tiền nam danh hài bỏ ra để xây dựng đền thờ Tổ ước tính 100 tỷ. Như vậy, theo quy định này, Hoài Linh sẽ phải đóng phạt 40 tỷ thì công trình tâm huyết này mới có thể đi vào hoạt động tiếp tục.

__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

VN Chết Vì Hàng TC





Kính chuyển tiếp cho người Việt toàn thế giới. Nếu cả thế giới đồng lòng tẩy chay không xài hàng Trung Quốc, tôi cam đoan CSTQ sẽ sụp đổ ngay kéo theo CSVN sẽ sụp đổ sau đó...

"TOÀN THẾ GIỚI TẨY CHAY HÀNG TRUNG QUỐC"" BOYSCOT PRODUCTS "MADE IN CHINA"



VN Chết Vì Hàng TC
Vi Anh

hqdefault

Hồi năm 2001, Đảng Nhà Nước CSVN nhập siêu của TC chỉ có 200 triệu Mỹ kim. Đến năm 2014 CSVN lại nhập siêu lên đến 28,9 tỷ Mỹ kim, tăng 144 lần. CSVN là một chế độ lệ thuộc hàng hoá TC nhiều nhứt trong khối ASEAN. Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – tiến sĩ Lê Quốc Phương cho biết trong 94 ngành nghề của Việt Nam, đã có tới 40 ngành chết dính với nguồn từ Trung Quốc. Đồ của TC thịt heo thúi, trái cây hư, thuốc tàu ô nhiễm, đồ gian, đồ giả, đồ độc, từ cây kim, sợi chỉ, cái khoá quần, đến nút áo các nước trả lại, TC dồn qua bán cho VN, giá rẻ như bèo. Dân VN nghèo cái gì rẻ thì mua xài.

Chính Mỹ đệ nhứt siêu cường kinh tế thế giới còn phải báo động, dân chúng coi “made in China” là dấu hiệu nguy hiểm cho sức khoẻ. Dân chúng Mỹ chống Wall Mart bán hàng TC, tập đoàn bán lẻ này phải đóng cửa mấy trăm cửa hàng.

Thế nhưng chưa thấy cán bộ đảng viên nào trong chánh phủ, quốc hội VNCS và ban chấp hành trung ương Đảng CSVN lên tiếng về tai hoạ lệ thuộc kinh tế đối với TC.

Nhơn dịp Tết, một lễ truyền thống lớn nhứt của quốc gia dân tộc VN, tin RFA, Bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng, Tạ Thị Tuyết Mai, thuộc bệnh viện nhân dân Gia Định, Sài Gòn nói về những đồ ăn này như sau: “Mứt thì sợ người ta bỏ phẩm màu vào. Thứ hai là măng khô mà mình hay nấu với giò heo. Nếu măng mình mua phải loại người ta bỏ phốt pho thì độc. Cái thứ ba là hạt dưa thì phẩm màu trong hạt dưa cũng rất có hại, độc…. thường thường những cái đó không gây ngộ độc ngay mà ngộ độc mãn. Sợ nhất là ngộ độc mãn, lâu dần sẽ làm tổn thương gan, thận, dẫn đến ung thư.” Còn cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường công an TP/HCM đã phát hiện một cơ sở làm mứt Tết đang ngâm tẩm các loại khoai lang, gừng, bí làm mứt trong các thùng hóa chất công nghiệp là sodium hydrosulfite và vôi công nghiệp. Chất sodium hydrosulfite là hóa chất dùng tẩy trắng trong công nghiệp. Mà hầu hết hoá chất độc hại người Việt xài cho đồ ăn thức uống là mua của TC đem qua VN bán.

Báo chí trong ngoài luồng trong nước còn báo động. Rằng một số quốc gia phát giác, hàng dệt may của Trung Cộng có hàm lượng formaldehyde vượt mức cho phép nhiều lần, khiến người sử dụng có thể bị ung thư. VN chưa có giải pháp nào bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam trước những hiểm họa tiềm ẩn trong hàng hóa TC. Hàng của TQ lại bán rẻ, người dân VN nghèo thường mua để xài nên dễ bị ung thư do hàm lượng formaldehyde quá cao.

Dân chúng VN không những chết vì bị ung thư do quần áo made in China mà còn vì đồ ăn thức uống, trái cây tươi, khô tẩm thuốc mau lớn, bảo quản lâu, thuốc bắc phơi hay sấy ô nhiễm made in China, do TC xuất cảng hay tuồn hàng lậu qua VN. Dân VN đại đa số nghèo nên phải mua hàng rẻ. Nhà cầm quyền CSVN lệ thuộc TC nên TC coi thị trường VN như một nơi TC gỉai quyết hàng gian, hàng giả, hàng độc bị các nước khác trả lại. TC tuồn hàng tràn ngập sang VN còn để giết nông nghiệp và kỹ nghệ phôi thai của VN.

Các nước lớn như Mỹ, Pháp đã cho TC ra ngoài rìa thị trường lâu rồi vì hàng gian, hàng giả, hàng độc made in China của TC. “Made in China” đã phần nào đồng nghĩa với “nguy hiểm”. Nhưng phân tích cho thấy, người dân trên thế giới cảm thấy khó mà thoát khỏi đồ độc của Trung Cộng. Vì những lý do sau. Một, Trung Cộng là nước xuất cảng thực phẩm đứng hàng thứ ba trên thế giới. Hàng hoá TC rẻ nên nhiều người mua, nhứt là dân nghèo, mà dân nghèo lúc nào và nước nào cũng đông hơn dân giàu. Nói tới Trung Quốc, trên thế giới người ta chỉ chú ý như là một nước, một công xưởng sản xuất và xuất cảng hàng hoá rẻ tiền như quần áo, giày vớ, đồ điện tử, đồ gia dụng rẻ tiền, nhưng ít ai chú ý TC là nước xuất cảng lương thực, thực phẩm, nông sản – đứng hàng thứ ba trên thế giới. Thực phầm chiếm phần lớn nhứt.

Lấy nước Pháp làm thí dụ. Từ năm 2008, nhà báo Tristan de Bourbon, viết trên tờ La Croix của Pháp, tài liệu của Quan Thuế TC cho biết trong quí một, từ tháng 01/2008 đến tháng 03/2008, TC xuất cảng gần 7 triệu tấn lương thực, tăng hơn 11% so với cùng thời kỳ 2007, tăng mạnh nhất là sang Châu Âu, khách hàng thứ nhì của Trung Quốc sau Châu Á (gần 900,000 tấn).Trung Quốc đứng đầu trong mặt hàng thủy sản, cũng như các loại rau quả hộp, từ cà chua, nấm, cho đến các mặt hàng đông lạnh, và trái cây. Theo tài liệu của Quan Thuế Pháp, năm 2007 Pháp đã nhập 411 triệu euros thực phẩm từ TC. Phần lớn các hộp nấm Paris, champignon de Paris, bán tại Pháp, đều đến từ TC. Một mặt hàng khác, mà TC cũng đứng đầu là nước táo, loại đậm đặc, để chế tạo những loại nước trái cây bán trong hộp giấy.

Hai, nông phẩm gốc như sữa, đường không phải chỉ bán dưới dạng thực phẩm sữa đường, mà có thể dùng để biến chế ra hàng trăm phó phẩm và thực phẩm khác. Sữa độc có chứa chất melamine của TC chẳng những TC đã dùng làm ra kẹo Thỏ Trắng: “Made in China” xuất cảng sang nhiều nước thì dễ biết. Sữa của TC được các công ty của các nước khác mua dùng như nguyên liệu để chế ra thực phẩm của ngoại quốc, thì người tiêu thụ thông thường làm sao biết được. Theo nhà báo Tristan de Bourbon viết trên tờ La Croix của Pháp, hãng của Pháp Nestlé, Unilever dùng sữa nhập cảng từ TC để biến chế thành sữa, cà phê sữa Nestle, Unilever, thì ngưòi tiêu thụ đâu có biết nguyên liệu là sữa có độc chất của TC. Cụ thể cà phê sữa bột Trung Nguyên, Vinacaphe của Việt Nam xuất cảng ra ngoại quốc, người uống đâu có biết sữa có chất melamine của TC hay không. Hoạ may chỉ có nhà nước sau khi kiểm nghiệm chất lượng, công bố thì người tiêu thụ mới biết thôi. Tuy nhiên, dân chúng ở Tây Phương sẽ không thể tránh được nạn thực phẩm bị nhiễm độc như trong vụ sữa vừa qua.

Ba, thuốc Bắc của TC, chế thành thuốc hay bán dưới hình thức nguyên liệu, cũng là một thứ nông sản. Nếu tính số nông sản này vào thì hầu như nước nào cũng có nhập cảng từ TC. Người Trung Hoa có mặt gần như khắp hoàn cầu. Hầu hết tại thủ đô và các thành phố lớn của các nước đều có “China Towns”. Dược thảo Trung Quốc không những người Á Châu thích mà ngay người Âu Mỹ cũng thích.

Bốn, luật lệ về “kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm” của TC có, có nhiều và gắt nữa là đằng khác, nhưng không được áp dụng nghiêm minh. Là vì chủ trương kinh tế của TC đặt nặng xuất cảng hơn là phẩm chất và an toàn. Thêm vào đó nạn tham nhũng của những cán bộ có chức có quyền đã biến những luật lệ kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm trở thành mớ giấy lộn. Một viên chức Liên Âu làm việc ở Bắc Kinh xác nhận ở TC, từ nhãn hiệu, cho đến giấy phép, tất cả đều có thể được mua hay làm giả một cách dễ dàng. Báo chí là của Đảng Nhà Nước chỉ viết khi được phép.

Sau cùng, với một số lượng nông sản TC xuất cảng hầu như khắp thế giới, thành phẩm hay dưới hình thức nguyên liệu lớn như vậy; với nông sản nguyên liệu TC xuất cảng sang các nước và các nước biến chế ra thành thực phẩm made in France, in VN, in Thailand, v.v..., có thể nói rất khó mà tránh khỏi đồ hàng hoá của TC độc hại sức khoẻ cho người dân trên thế giới, nhứt là dân nghèo./. (VA)







--

__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Featured Post

Bản Tin buổi sáng9/4/2024

My Blog List