Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, January 7, 2017

Truy tố hàng chục bị can vụ OceanBank



Truy tố hàng chục bị can vụ OceanBank

  • 24 tháng 12 2016
Ông Hà Văn Thắm từng thuộc trong số 10 người giàu nhất xét trên giá trị vốn hóa cổ phiếu tai Việt Nam
Ông Hà Văn Thắm từng thuộc trong số 10 người giàu nhất xét trên giá trị vốn hóa cổ phiếu tai Việt Nam
Truyền thông trong nước đưa tin ngày Viện kiểm sát nhân dân Tối cao vào ngày 23/12 đã tống đạt cáo trạng truy tố đối với bị can Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank) cùng 47 người khác.
Cáo trạng đưa ra ba tội: “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, “lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ” và bị can gồm những người từng là tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch.
“Cáo trạng xác định trong quá trình hoạt động, OceanBank đã xảy ra nhiều vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng trong việc cho vay, huy động tiền gửi, chi lãi suất vượt trần, chi lãi suất ngoài hợp đồng gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho OceanBank và các cổ đông.
“Nguyên nhân được cơ quan điều tra xác định là do hành vi vi phạm pháp luật của Hà Văn Thắm, ban lãnh đạo OceanBank qua các thời kỳ cùng lãnh đạo các chi nhánh, phòng giao dịch và một số đối tượng có liên quan,” báo Tuổi Trẻ cho biết.
Cáo trạng xác định đến ngày 31-3-2014, hành vi của ông Thắm và các đồng phạm dẫn đến nợ xấu của OceanBank hơn 14.000 tỉ đồng và mô tả việc làm của các bị cáo “không chỉ gây thiệt hại cho OceanBank” mà còn còn gây ảnh hưởng đến điều được gọi là “các chủ trương điều hành thị trường tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của Chính phủ.”
Vụ OceanBank là một trong sáu "đại án" mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo “cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xử lý”.
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC vào năm ngoái, Luật sư Trần Đình Triển, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội mô tả vụ OceanBank và những vụ vi phạm tại các ngân hàng trong những năm qua cho thấy một vấn đề lớn hơn về cơ chế.
"Thực sự ra đây không chỉ có một mình Hà Văn Thắm mà là cả hoạt động của hệ thống ngân hàng, từ việc đổi mới, sáp nhập, giải thể hay mua bán lại," ông Triển nói. "Đây là cả cơ chế cần xem xét lại."
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam hồi tháng 10 năm nay đề nghị truy tố cựu chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm.
Ông Thắm, 44 tuổi, bị bắt hồi tháng 10/2014 với tội danh “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau đó mua lại Ngân hàng Đại Dương với giá 0 đồng.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Truy tố hàng chục bị can vụ OceanBank



Truy tố hàng chục bị can vụ OceanBank

  • 24 tháng 12 2016
Ông Hà Văn Thắm từng thuộc trong số 10 người giàu nhất xét trên giá trị vốn hóa cổ phiếu tai Việt Nam
Ông Hà Văn Thắm từng thuộc trong số 10 người giàu nhất xét trên giá trị vốn hóa cổ phiếu tai Việt Nam
Truyền thông trong nước đưa tin ngày Viện kiểm sát nhân dân Tối cao vào ngày 23/12 đã tống đạt cáo trạng truy tố đối với bị can Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank) cùng 47 người khác.
Cáo trạng đưa ra ba tội: “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, “lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ” và bị can gồm những người từng là tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch.
“Cáo trạng xác định trong quá trình hoạt động, OceanBank đã xảy ra nhiều vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng trong việc cho vay, huy động tiền gửi, chi lãi suất vượt trần, chi lãi suất ngoài hợp đồng gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho OceanBank và các cổ đông.
“Nguyên nhân được cơ quan điều tra xác định là do hành vi vi phạm pháp luật của Hà Văn Thắm, ban lãnh đạo OceanBank qua các thời kỳ cùng lãnh đạo các chi nhánh, phòng giao dịch và một số đối tượng có liên quan,” báo Tuổi Trẻ cho biết.
Cáo trạng xác định đến ngày 31-3-2014, hành vi của ông Thắm và các đồng phạm dẫn đến nợ xấu của OceanBank hơn 14.000 tỉ đồng và mô tả việc làm của các bị cáo “không chỉ gây thiệt hại cho OceanBank” mà còn còn gây ảnh hưởng đến điều được gọi là “các chủ trương điều hành thị trường tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của Chính phủ.”
Vụ OceanBank là một trong sáu "đại án" mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo “cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xử lý”.
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC vào năm ngoái, Luật sư Trần Đình Triển, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội mô tả vụ OceanBank và những vụ vi phạm tại các ngân hàng trong những năm qua cho thấy một vấn đề lớn hơn về cơ chế.
"Thực sự ra đây không chỉ có một mình Hà Văn Thắm mà là cả hoạt động của hệ thống ngân hàng, từ việc đổi mới, sáp nhập, giải thể hay mua bán lại," ông Triển nói. "Đây là cả cơ chế cần xem xét lại."
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam hồi tháng 10 năm nay đề nghị truy tố cựu chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm.
Ông Thắm, 44 tuổi, bị bắt hồi tháng 10/2014 với tội danh “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau đó mua lại Ngân hàng Đại Dương với giá 0 đồng.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thủ tướng đề nghị biểu dương Bộ Công Thương!

 

Thủ tướng đề nghị biểu dương Bộ Công Thương!

RFA
2017-01-06
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, con trai cựu chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, con trai cựu chủ tịch nước Trần Đức Lương.

Photo courtesy of baogiaothong.vn

Bộ Công Thương được ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị biểu dương về những công tác mà người đứng đầu chính phủ Hà Nội cho là xứng đáng. Theo trình bày của ông thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2016 từ Hà Nội thì Bộ Công Thương đã cố gắng cải cách thể chế, hành chính, cơ cấu lại bộ máy một cách hiệu quả, và thực hiện các chủ trương Chính phủ kiến tạo, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng Việt Nam đề cập đến mức tăng trưởng hơn 11% trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; hơn 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội. Đồng thời cũng nhắc đến sự kiện Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ký quyết định bải bỏ quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo.

Tuy nhiên, trong năm qua, Quốc hội Việt Nam nêu ra 12 dự án thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng của Bộ Công thương cần được điều tra. Đó là nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất và nhà máy đạm Ninh Bình, dự án đạm Hà Bắc, đạm DAP 1 Lào Cai , DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và nhà máy gang thép Lào Cai.

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, con trai cựu chủ tịch nước Trần Đức Lương, hôm cuối tháng 12 năm ngoái nhắc lại quan điểm vẫn đưa dự án nhà máy thép Cà Ná do Tập đoàn Tôn Hoa Sen làm chủ vào qui hoạch. Ông này nói sẽ từ chức nếu nhà máy khi hoạt động gây hại cho môi trường. 

Thế nhưng trong các đại biểu quốc hội, có ý kiến không chấp nhận phát biểu như thế của ông Trần Tuấn Anh. Đại biểu Phạm thị Minh Hiền, đoàn tỉnh Phú Yên, được báo chí trích dẫn nói rõ “Việc từ chức hay chịu trách nhiệm trước pháp luật có là gì so với nỗi đau, sự mất mát mà đất nước phải gánh chịu, người dân phải nhận lãnh.”


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, January 6, 2017

Những thương vụ “dưới gầm bàn” và sự thất thoát ngân sách quốc gia

Những thương vụ “dưới gầm bàn” và sự thất thoát ngân sách quốc gia

Ba Son, Giảng Võ thất thoát bao nhiêu?

Huy Đức
Từ mức khởi điểm 550 tỷ, sau 16 vòng đấu giá, TP đã bán được 1.430 tỷ (*). Cho dù ai mới thực sự đứng sau cuộc đấu giá này thì kết quả của nó cũng gây nhiều suy nghĩ. Chúng ta có thể làm một bái toán số học (giữa giá thị trường và giá anh Vượng đã mua, trên giấy) để thấy tiền bạc của đất nước đã thất thoát bao nhiêu khi các dự án như Ba Son, Giảng Võ được âm thầm đem bán.
Đấy là cái giá của sự thiếu minh bạch.
Chính phủ cần ngay lập tức yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước tính đủ giá thành bất động sản (nhà xưởng, văn phòng…) trước khi cho cổ phần hóa.
Đối với các diện tích đất đang sử dụng cho mục đích quốc phòng hoặc đang giao cho các cơ quan làm trụ sở thì không thể coi là tài sản riêng của các cơ quan này (Nhà nước chỉ giao đất để phục vụ cho mục đích hiện hữu). Nay nếu các cơ quan đó không còn nhu cầu sử dụng thì phải trả lại và phải được quản lý như công sản. Ví dụ, Hội Nhà văn của ông Hữu Thỉnh nếu không còn cần trụ sở thì phải trả lại cho nhà nước chứ không thể tự đem bán cho tư nhân hay tự làm khách sạn.
Trong trường hợp cần bán các phần đất này thì phải công khai đấu giá như cách Sài Gòn đã làm với trụ sở của xổ số kiến thiết.
Nếu như Bộ Quốc Phòng khi cho dời cảng Ba Son, Chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng không lén lút bán cho ông Vượng ngay thì Hội đồng Nhân dân TP hoàn toàn có thể lấy ý kiến nhân dân để biến nó trở thành một công viên bảo tàng, vừa tôn được giá trị của cả TP vừa không biến Ba Son thành cái thòng lọng thắt cổ giao thông TP.
Nếu những khối tài sản hàng ngàn tỷ được trao đổi dưới gầm bàn thì thánh cũng trở thành tham nhũng.
H. Đ.
Nguồn: FB Huy Đức

Vinafood 1 và Bến xe Lương Yên – thương vụ kín tiếng

Theo Đan Nguyên – Baodauthau.vn
Đêm 26/7/2016, chuyến xe cuối cùng lăn bánh rời bến Lương Yên, chấm dứt 12 năm hoạt động của bến xe này. Đây là bến xe với 38 tuyến vận tải đi 19 tỉnh thành trong cả nước với 52 đơn vị vận tải và khoảng 319 phương tiện.
Bến xe Lương Yên đóng cửa, các tuyến xe đã được chuyển về 3 bến xe khác là Gia Lâm, Yên Nghĩa và Nước Ngầm.
Bến xe lịch sử
Gọi Lương Yên là bến xe lịch sử bởi vì ngay từ khi quy hoạch (năm 2004), đây cũng chỉ là một bến xe hoạt động tạm thời để giải quyết các vấn đề trước mắt: lao động dôi dư, quỹ đất trống sau khi một nhà máy xay xát lương thực tọa lạc tại thửa đất đó phải đóng cửa.
Công ty TNHH MTV Lương thực Lương Yên, đơn vị được cấp quyền sử dụng mảnh đất tại Bến xe, năm 2011 đã đề nghị Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội sắp xếp lại Bến xe Lương Yên do nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Sở GTVT Hà Nội đã chấp thuận phương án thu hẹp diện tích bến xe, cho phép hoạt động tạm thời đến năm 2013.
Đến năm 2013, theo đề xuất của Hiệp hội Vận tải Hà Nội cùng các doanh nghiệp đang khai thác các tuyến xe ở Bến xe Lương Yên, UBND TP. Hà Nội đã ban hành quyết định gia hạn thời gian hoạt động đến tháng 7/2016.
Việc dừng hoạt động Bến xe Lương Yên được cho là tất yếu và hợp lý khi bến xe này ngày càng xuống cấp, nhếch nhác, tạm bợ, gây ùn tắc giao thông và làm xấu bộ mặt Thủ đô. Theo quy hoạch, khu vực Bến xe Lương Yên sẽ được chia thành khu đô thị hỗn hợp (hơn 14.000 m2), bãi đỗ xe cao tầng (hơn 5.500 m2) và trường học (2.500 m2) – thông tin được đăng tải trên Vnexpress.
Thương vụ kín tiếng
Theo kế hoạch, Vinafood 1 sẽ cổ phần hóa vào năm 2017. Nhà đầu tư hy vọng thương vụ kín tiếng giữa Sun Group và Vinafood 1 sẽ được “vén màn” trong quá trình định giá doanh nghiệp trước khi tiến hành cổ phần hóa.
Ngay sau khi di dời, Bến xe Lương Yên được quây lại tiến hành thi công. Mọi việc có vẻ đã được chuẩn bị từ trước đó khá lâu. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng và triển khai dự án có vẻ là một thương vụ tương đối kín tiếng. Chỉ biết rằng, Lương thực Lương Yên khó có thể là doanh nghiệp triển khai dự án bất động sản trên quy mô lớn như vậy.
Những ngày gần đây, một dự án mới bắt đầu được ra mắt, làm nóng thị trường bất động sản phía Bắc: Dự án Sun Grand City – Ancora Residence (Sun Group Lương Yên) được xây dựng trên nền đất Bến xe Lương Yên cũ. Dự án do Sun Group, một tập đoàn bất động sản lớn, làm chủ đầu tư. Đây là dự án chung cư có view sông Hồng và Cầu Vĩnh Tuy, được đánh giá là khá quang đãng, là một trong vài khu “đất vàng” còn sót lại của Thủ đô. Theo mức giá được chào bán hiện nay, các căn hộ của Dự án hiện có mức giá trên 40 triệu đồng/m2.
Thông tin được công bố cho thấy Sun Group là chủ đầu tư duy nhất của Dự án (thông qua một công ty thành viên), do vậy có khả năng quyền sử dụng đất đã được chuyển nhượng từ Lương thực Lương Yên sang cho tập đoàn bất động sản này. Hoặc Lương thực Lương Yên cùng Sun Group đã hình thành pháp nhân để đầu tư dự án, nhưng về mặt thương hiệu, Sun Group trực tiếp “đứng tên”. Phía Lương thực Lương Yên và công ty mẹ (Tổng công ty Lương thực miền Bắc – Vinafood 1) vẫn chưa công bố bất kỳ thông tin liên quan đến dự án đất vàng này.
clip_image001
Theo Quyết định Điều chỉnh, bổ sung Đề án tái cơ cấu Vinafood 1 giai đoạn 2011 – 2015 của Thủ tướng Chính phủ, Vinafood 1 và 2 công ty con là Công ty TNHH MTV Lương thực Lương Yên và Công ty TNHH MTV Muối Việt Nam sẽ được cổ phần hóa vào năm 2017. Hiện các thông tin cổ phần hóa Lương thực Lương Yên vẫn chưa rõ ràng.
Lương thực Lương Yên là 1 trong các công ty thành viên của Vinafood 1 với tỷ lệ sở hữu của Vinafood 1 là 100%. Chính vì vậy, mặc dù không trực tiếp quản lý mảnh đất hàng nghìn m2 trên mặt đường Nguyễn Khoái, quận Hai Bà Trưng, không thể bỏ qua vai trò của Vinafood 1 trong thương vụ chuyển nhượng/hợp tác nói trên. Nói cách khác, thương vụ này sẽ tác động đến kết quả kinh doanh năm 2016 của Vinafood 1.
Theo kế hoạch, Vinafood 1 sẽ cổ phần hóa vào năm 2017. Nhà đầu tư hy vọng thương vụ kín tiếng giữa Sun Group và Vinafood 1 sẽ được “vén màn” trong quá trình định giá doanh nghiệp trước khi tiến hành cổ phần hóa.
Bài đã bị gỡ bỏ. Tuy nhiên có thể đọc tại đây.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thursday, January 5, 2017

Ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản là ai

Két sắt của quan, manh chiếu của dân

Két sắt của quan, manh chiếu của dân

Thu nhập trung bình của người VN đã đạt 2.200 USD/người. Con số này vừa được công bố cùng với các thành tích kinh tế của năm 2016. Nhìn một cách tổng quan, chưa bao giờ dân mình có được mức thu nhập như hôm nay.

Tuy nhiên, tôi nhẩm tính phải mất 80 năm, một người dân VN mới làm ra được số tiền tương đương khoản tiền 4 tỉ đồng một lãnh đạo quá cố của tỉnh Yên Bái để trong két sắt ở phòng làm việc. Thậm chí, phải mất tới 100 năm mới làm ra được số tiền 5 tỉ đồng trị giá chiếc Lexus biển xanh mà Trịnh Xuân Thanh sử dụng.

Những khoản tiền ấy ở đâu ra, tôi không suy đoán. Nhưng phía sau một dự án cấp cho doanh nghiệp là ruộng vườn, đất đai của người dân bị giải toả và quan chức xây biệt thự mới, mua xe hơi mới… Thực tế này không còn xa lạ.

Chỉ là, thấy xót xa khi quan ung dung ngồi trong xe hơi 5 tỉ đồng, còn người dân phải dùng xe máy chở người thân đã chết từ bệnh viện về nhà. Xót xa khi quan có 4 tỉ đồng nhàn rỗi để trong két sắt, còn những người nông dân ở Thanh Hoá rơi vào cảnh nợ nần khốn khổ vì bị tận thu thuế phí.

Con số 2.200 USD/người/năm là kết quả phép tính trung bình thu nhập của một số kẻ ăn không hết và vô số người lần chẳng ra. Đứng giữa hai kiểu thân phận con người đối lập đến trần trụi ấy là những nhà máy thua lỗ ngàn tỉ, những dự án đầu tư ngàn tỉ bỏ hoang…

Có những người VN đang tách ra khỏi những người VN khác. Dẫu thành tích kinh tế cao thì cũng không thể an ủi được những người đang bị bỏ lại phía sau trong hành trình này. Mà suy cho cùng, đích đến của phát triển kinh tế phải là phục vụ đời sống nhân dân.
Đất nước có thể chưa thành những Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… nhưng cũng không thể là đất nước mà ở đó, nhà quan thì thừa mứa còn nhà dân thì bần hàn. 

Tài sản của quan chức cần phải được kiểm soát, truy xuất nguồn gốc và minh bạch. Nếu có sai phạm cần xử lý ngay chứ không để đến khi về hưu mới phê phán trước toàn dân.

Trong cuốn Cuộc đào thoát vĩ đại, Angus Deaton – nhà kinh tế đạt giải Nobel năm 2015, khẳng định bất bình đẳng về kinh tế càng nghiêm trọng thì mối đe doạ về chính trị càng lớn.
B.H.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Đổi tiền không còn là tin đồn nữa!!!

----- Forwarded Message -----
From: tony pham <
To:
Sent: Saturday, December 31, 2016 4:06 PM
Subject: Fw: : Đổi tiền không còn là tin đồn nữa!!!


On Saturday, 31 December 2016, 15:04, <> wrote:


Show original message


Đổi tiền không còn là tin đồn nữa!!!Công văn tuyệt mật đã chính thức gởi đến các bí thư tỉnh ủy và thành ủy.Trong công văn không ghi rõ ngày tháng đổi tiền và cũng không ghi đổi với tỉ lệ nào những có chỉ thị như sau:

1. Tuyệt đối không được thông báo cho báo chí truyền thông trước ngày đổi tiền để tránh gây sự hoang mang.

2. Các bí thư tỉnh ủy và thành ủy phải chuẩn bị điều động các cơ ngành liên quan để đảm bảo việc đổi tiền được hoàn tất tốt đẹp khi có công văn để thi hành.

3. Điều động toàn bộ lực lượng an ninh và công an để đảm bảo sự an toàn và thành công của việc đổi tiền.Tuyệt đối ngăn chận những thế lực thù địch lợi dụng tình hình để đánh phá đảng và nhà nước.Trên nguyên tắc đổi tiền là một phương pháp để chống lạm phát.Phương pháp này chỉ đúng và có hiệu quả đối với những nước có luật pháp rõ ràng, tam quyền phân lập.Đặc biệt cơ quan tài chánh  phải có sự độc lập của nó. 

Ngân hàng trung ương phải toàn quyền kiểm soát số lượng tiền phát hànhvà lưu hành.Riêng đối với những nước độc tài đảng trị như cs thì đồng tiền sau khi đổi vẫn bị mất giá và sự lạm phát còn tăng với tốc độ nhanh hơn là khi chưa đổi tiền vì những nguyên nhân sau:Giả sử tỉ lệ đổi tiền là 100:1 vàgiá đô la la 1 USD:2.200.000 Đ. Như vậy sau khi đổi tiền chúng ta chỉ cần 22.000 Đ để có thể đổi lấy 1 USD. 

Nhưng trên thực tế chuyện đó không bao giờ xảy ra vì song song với lượng tiền cần ấn hành để đổi họ còn ấn hành thêm một lượng tiền tương đối như vậy để lấp đi những lỗ trống trong ngân sách cạn sạch. Họ dùng số tiền ấn loát thêm để trao đổi ngoại tệ từ những nhà đầu tư nước ngoài và ngoại tệ của người Việt khắp nơi gởi về (kiều hối). 

Họ dùng những đồng tiền mới ấn hành thêm để chi cho những dự án, tượng đài nghìn tỉ v.v.v. Cho rằng tỉ lệ đổi tiền là 100:1 thì tôi khiêm nhường khẳng định rằng trong vòng 20 năm giá trị của đồng tiền mới sẽ giống như đồng tiền hiện tại. Có nghĩa sau 20 năm chúng ta sẽ phải cần 2.200.000 Đ để đổi lấy 1 USD.

Như vậy thay vì đi cướp từng gia đình để gặp nhiều sự phản kháng cs dùng  phương pháp đổi tiền để trong môt ngày có thể cướp đi 99% tài sản của người dân mà không bị sự chống trả nào và họ sẽ chia đều ra để chicho 10-20 năm tới. 

Mỗi năm họ sẽ ấn loát thêm một lượng tiền cần thiết để thỏa ãn nhu cầu chi tiêu của đảng và nhà nước. Đối với cs thì lợi dụng đổi tiền để cướp, cướp một cach hợp pháp, cướp giữa thiên thu bạch nhật, cướp có văn bản, cướp của toàn dân, cướp của người giàu lẫn người nghèo, cướp của già lẫn trẻ, cướp từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái và như con bạch tuộc thảnhững cánh tay dài khắp 5 châu để cướp của người Việt tha hương.

Chúng ta có thể làm gì để ngăn chận hoặc giảm đi phần nào sự mất mát này không?1. Đối với người Việt      trong nước chúng ta không nên giữ tiền mặt nhiều hơn nhu cầu cần thiết chi tiêu hàng ngày. Số tiền còn lại nên đổi ra đô la. 

Tuyệt  đối không nên để tiền trong ngân hàng. Tất cả các ngânhàng đều làm theo chỉ thị của nhà nước nên họ được sự bảo kê và bao che.    Họ có thể thu trọn số tiền của khách hàng mà không sợ bị đưa ra trước pháp luật. 

Có rất nhiều thông tinkhuyên người dân mua vàng. Đây là thông tin của những nhóm lợi ích cộng tác với Trung cộng.

Trung cộng đã biết trước tình hình nên lợi dụng thời cơ nhập vào VN hàng chục tấn VÀNG GIẢ để bán cho dân Việt mình. TUYỆT ĐỐI KHÔNG MUA VÀNG TẠI VIỆT NAM.

4. Đối với người Việt hải ngoại nên giảm tối thiểu số tiền gởi về cho thân nhân. Và nếu gới thì nên giao đô la cho người thân
    chứ đừng đổi lấy tiền đồng khi chưa cần thiết.

5. Khi cướp là cs muốn cướp của dân nên nếu dân không giữ tiền thì đa số lượng tiền nằm trong các ngân hàng như vậy việc
cướp không còn hửu hiệu nửa. Với những việc làm đơn giản là rút toàn bộ tiền ra đổi lấy USD thì chúng ta có thể giảm đi phần nào mất mát hoặc trì hoản được việc đổi tiền.










__._,_.___

Posted by: trung do 

Wednesday, January 4, 2017

“Nổi sóng” buôn lậu biên giới


“Nổi sóng” buôn lậu biên giới
Thứ tư, 04/01/2017, 00:38 (GMT+7)

Tết Nguyên đán đang cận kề cũng là thời điểm buôn lậu hàng hóa qua biên giới tại khu vực biên giới phía Bắc, nhất là trên địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn và Lào Cai ngày càng nóng bỏng. Không chỉ buôn lậu hàng hóa tiêu dùng thông thường mà nhiều mặt hàng giả, hàng nhái, cho tới những mặt hàng quốc cấm như: pháo nổ, tiền giả, ma túy, thực phẩm bẩn... cũng tung hoành. Đặc biệt, các đối tượng buôn lậu sử dụng nhiều phương thức thủ đoạn tinh vi, thậm chí chống trả quyết để đối phó với các biện pháp ngăn chặn, kiểm tra xử lý của các lực lượng chức năng.

“Huyền thoại” những cung đường hàng lậu
Ngày cuối năm, cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) náo nhiệt từ sáng sớm tới tận chiều tối khi hàng trăm chuyến xe tải hạng nặng xuôi ngược để vận chuyển hàng hóa qua lại hai bên biên giới. Sau nhiều lần thuyết phục và một chút “bôi trơn”, Hùng “xít”, một cửu vạn có hơn 5 năm bám trụ tại miền biên ải này mới đồng ý làm “gai” dẫn đường cho chúng tôi tìm hiểu hàng lậu tại khu vực đường mòn cánh gà xung quanh khu vực cửa khẩu. Mất chừng 15 phút lòng vòng qua vài dãy núi tới khu vực đường mòn Rọ Bon, ngay trước mắt chúng tôi là cả đoàn cửu vạn đang miệt mài gùi từng bao hàng nặng 50-60kg được bọc kỹ trong các bao tải xuống núi. Phía dưới chân núi một bãi hàng hóa các loại được vứt la liệt chờ xe tới vận chuyển.

Những cửu vạn chuyên xách hàng qua biên giới ở cửa khẩu Cốc Nam, Lạng Sơn

Một cửu vạn cho biết, công xá của mỗi chuyến hàng nhận bên chợ Pò Chài (Trung Quốc) chuyển về Việt Nam phụ thuộc vào mặt hàng được thuê vận chuyển qua biên giới, nếu là hàng tiêu dùng thông thường chỉ khoảng 50.000-60.000 đồng/một bao, còn hàng có giá trị, hay hàng cấm sẽ thỏa thuận giữa người vận chuyển với đầu nậu. Không chỉ có vậy không ít đầu nậu còn bắt cửu vạn phải đặt cọc. Vì thế,  không ít cửu vạn thường chống trả rất quyết liệt mỗi khi bị lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ hàng vì nếu bị mất hàng, thu hàng sẽ không được trả công mà còn mất luôn tiền cọc.

Rời Tân Thanh, quay trở lại khu vực cửa khẩu Cốc Nam (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), sau khi thuê được một “chim lợn” dẫn đường, vượt qua khu vực đường mòn gốc Nhãn, chúng tôi sang tới chợ biên giới Lũng Vài (Trung Quốc), nơi đây thực sự là “thiên đường” hàng hóa với hàng trăm chủng loại khác nhau, từ hàng hiệu, hàng fake, cho tới hàng giả, hàng nhái, hàng cấm... loại nào cũng có, miễn là có tiền.
Các lực lượng chức năng ở Lạng Sơn triệt phá một tụ điểm tập kết hàng lậu

Qua tìm hiểu, phần lớn hàng hóa ở Lũng Vài được chuyển từ thủ phủ Quảng Châu ra để tập kết tại đây, rồi được các chủ hàng người Việt chọn lựa, thuê cửu vạn vận chuyển vào nội địa. Tuy nhiên để thu được nhiều lợi nhuận nhất và trốn thuế, cũng như vượt qua sự kiểm tra kiểm soát của lực lượng chức năng, phần lớn hàng hóa ở Lũng Vài được chuyển qua nhiều đường mòn, lối tắt trên biên giới.

Theo Ban chỉ đạo 389  Lạng Sơn, với trên 235km đường biên, nếu như trước đây Hang Dơi là điểm nóng về hàng lậu bị triệt phá thì trên tuyến biên giới tại Lạng Sơn lại xuất hiện thêm nhiều đường mòn, lối tắt để vận chuyển hàng lậu, như: đường mòn Rọ Bon (Tân Thanh), gốc Bưởi, đồi 386 (Tân Mỹ, huyện Văn Lãng), cho tới các đường mòn lối tắt Khe Thớt, Cột Cờ, Thác Nước, Bà Đen thuộc thị trấn Đồng Đăng và cửa khẩu Hữu Nghị. Thậm chí khi lực lượng chức năng đấu tranh quyết liệt thì các đối tượng buôn lậu lại tìm cách vận chuyển theo các đường vòng, đường tránh khác như: đường 474 (ở xã Tân Mỹ) và các đường mòn khác về thị trấn Đồng Đăng và xa hơn nữa là đường mòn lối mở, thuộc huyện Lộc Bình.

Hàng lậu, hàng cấm tung hoành
Lợi nhuận cao và nhu cầu lớn nên vào dịp gần tết, tình trạng buôn lậu hàng hóa qua biên giới tại các tỉnh Lạng Sơn, Móng Cái (Quảng Ninh), Lào Cai trở nên nóng bỏng. Tuy nhiên nếu những năm trước, buôn lậu chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng, như: quần áo, vải vóc, giày dép, đồ điện tử, bánh kẹo, hoa quả... thì hiện nay do các mặt hàng này trong nước đã sản xuất khá đầy đủ nên dân buôn hàng từ Trung Quốc chuyển sang các mặt hàng có giá trị hơn như: điện thoại, thuốc lá, rượu ngoại, quần áo, giày dép thời trang nhái các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới. Thậm chí các mặt quốc cấm như pháo nổ, tiền giả, vũ khí công cụ hỗ trợ, ma túy cũng được buôn lậu vì siêu lợi nhuận.

Trở lại khu vực cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), chúng tôi nhận được không ít lời mời chào mua pháo nổ, pháo hoa, súng bắn hơi, dùi cui điện, đao kiếm... cho tới các loại thuốc kích dục với giá thành vô cùng hấp dẫn. Trong khi đó, tại chợ Lũng Vài (Trung Quốc), ngoài hàng điện tử, quần áo, vải vóc được tập kết thành những kho bãi khổng lồ, chúng tôi còn bắt gặp những dãy hàng bán pháo, với hàng chục loại pháo nổ, pháo hoa khác nhau.

Một chủ hàng người Việt Nam ở Lũng Vài cho biết, Trung Quốc không cấm buôn bán pháo nên muốn mua cả tấn pháo cũng được, chỉ cần chọn loại và đặt tiền sẽ có người vận chuyển về tận địa điểm cần giao hàng trong nội địa. Theo Trung tá Ngô Tuấn Cường, Phó Trưởng phòng Cảnh sát điều tội phạm về kinh tế và chức vụ (PC46) Công an tỉnh Lạng Sơn, qua nhiều vụ vận chuyển pháo bị bắt giữ cho thấy, phần lớn pháo lậu được các đầu mối ở dưới xuôi đặt mua, còn người dân địa phương ở biên giới rất ít khi mua mà chủ yếu xách thuê. 

Pháo lậu sau khi được đưa qua biên giới, sẽ được đầu nậu gom lại thành một lượng lớn để cài cắm, giấu vào các xe hàng vận chuyển về xuôi. Đáng chú ý, qua điều tra, một bánh pháo nổ dài 1m hay một dàn pháo hoa 36 quả được bán ở bên Trung Quốc chỉ có giá khoảng 50-60 nhân dân tệ (khoảng 200.000 đồng tiền Việt) nhưng khi được nhập lậu vận chuyển vào nội địa được bán với giá khoảng 1 triệu đồng, siêu lớn nhuận nên pháo lậu thường rất nóng bỏng vào dịp này.

Đại diện PC46 Công an tỉnh Lạng Sơn cũng cho biết, trong số hơn 310 vụ buôn bán vận chuyển hàng lậu, hàng cấm bị triệt phá trong thời gian qua thì có tới 90 vụ với 100 đội tượng mua bán, vận chuyển pháo trái phép bị phát hiện, xử lý và tiêu hủy gần 2,5 tấn pháo các loại do Trung Quốc sản xuất. Nghiêm trọng hơn, cơ quan công an an đã phải khởi tố 50 vụ với 62 bị can do buôn bán, vận chuyển pháo.

Đủ thủ đoạn đối phó
Với sự cảnh giới của các “chim lợn”, hàng lậu, hàng cấm sau khi được đội quân cửu vạn vận chuyển qua biên giới vào trong nội địa sẽ nhanh chóng được các phi đội “bay” sử dụng xe máy, ô tô du lịch vận chuyển tới nhiều tổng kho xung quanh thị trấn Đồng Đăng.

Tìm hiểu tại ngã ba Hữu Nghị - Tân Thanh, chúng tôi thấy, càng về khuya, số phương tiện chở hàng lậu từ các tổng kho ở khu vực thị trấn Đồng Đăng ra quốc lộ 1A và quốc lộ 1B càng tấp nập. Xe nào xe đó cũng chất ngất những bao tải hàng nặng trĩu, phóng với tốc độ kinh hoàng nhằm trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng. Thậm chí, không ít đối tượng vận chuyển hàng lậu khi bị phát hiện, ngăn chặn còn sẵn sàng lao cả xe vào lực lượng chức năng.
Một cán bộ Hải quan ở Đồng Đăng cho biết, hàng lậu sau khi được tập kết ở Đồng Đăng và một số nhà dân gần biên giới, chờ đợi thời điểm thuận lợi sẽ được các chủ hàng thuê xe tải nhỏ chuyển về thành phố Lạng Sơn và các tỉnh thành sâu trong nội địa, thậm chí hàng lậu còn được chuyển lên các chuyến tàu khách ở ga Đồng Đăng để chuyển về xuôi. 

Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, trong năm 2016, lực lượng hải quan tại các cửa khẩu Lạng Sơn đã phát hiện, bắt giữ và xử lý gần 400 vụ buôn lậu, gian lận thương mại với giá trị tang vật ước trên 20,6 tỷ đồng. Tuy nhiên tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới vẫn diễn ra phức tạp, nhất là những mặt hàng có thuế suất cao.

Ông Trần Bằng Toàn, Chi Cục trưởng Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị cho biết, các đối tượng buôn lậu không từ một thủ đoạn nào để đối phó với cơ quan chức năng, không chỉ lợi đêm tối, đường mòn, lối tắt, giờ giao ca của lực lượng chức năng để chuyển hàng lậu qua biên giới, mà nhiều đối tượng còn lợi dụng thuận lợi trong thủ tục hải quan điện tử để buôn hàng cấm, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.

Trong khi đó, Trung tá Ngô Tuấn Cường cho biết, hàng lậu khi vào nội địa thường được các đầu nậu lợi dụng các quy định chưa chặt chẽ về hóa đơn chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường để làm hóa đơn hợp thức nên việc đấu tranh gặp không ít khó khăn.
KHÁNH NGUYỄN - VĂN PHÚC
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List