Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, September 14, 2013

Thanh Niên Hà Nội công khai đòi nhân quyền


 

CHÍNH NGHĨA SẼ THẮNG TÀ ĐẠO

BỌN CỌNG SẢN VN SẼ TAN RÃ VÀ
SẼ ĐỀN TỘI VỚI DÂN TỘC.

 

From: Gia Cao <Sent: Thursday, September 12, 2013 4:49 PM
Subject: [ChinhNghiaViet] RE: Thanh Niên Hà Nội công khai đòi nhân quyền.

 

 

CUỘC CÁCH MẠNG DÂN CHỦ & DÂN TỘC

                             BÙNG LÊN ! 

HÀNG HÀNG, LỚP LỚP THANH NIÊN HÀ NÔI là NHỮNG ANH HÙNG NGUYỄN HUÊ/QUANG TRUNG 

     LÀM NÊN MÙA XUÂN LỊCH SỬ.        

                BỌN THÁI THÚ, TAY SAI BÁN NƯỚC ĐẾN HỒI CÁO CHUNG. 

                   

       Đây những người con ưu tú Việt 
      Quyết đứng lên diệt Cộng, phá gông cùm                    

     Đuổi loài đại Hán mới, quân xâm lược                    

    Điệp khúc khai hoan vang dội năm châu.@

                              CaoGia/TrGiang


Chưa Từng xảy ra..

Thanh niên Hà Nội...nổi dậy...??

 

Hà Nội công khai đòi hỏi nhân quyền cho nhân dân VN

 

Người Hà Nội

 

 

2013/9/4 nguyenthuongvu <>

Thưa các anh chị

 

Trước hết tôi phải cám ơn anh bạn BS Nguyễn Gia Tiến bên Thụy Sĩ đã gửi cho chúng ta cái Internet link về một sư kiện chính trị quan trọng đang xẩy ra tại Hanoi.

 

Trong mấy tháng vừa qua, chúng ta đã thấy liên tiếp những việc xẩy ra tại Hanoi và Saigon mà chúng ta chưa bao giờ ước mơ sẽ thấy xẩy ra tại quê huơng thân yêu chúng ta trong thời điểm này.

 

Nếu chúng ta thật tình yêu mến quê huơng trong tim chúng ta ( chứ không phải chỉ hô hào các khẩu hiệu chống Cộng rỗng tếch, lập đi lập lại, và chỉ trích người khác không hô theo minh, không làm theo minh ) thì chúng ta không thể nào không nghẹn ngào, không cảm động khi thấy các cô con gái Hanoi tuổi 18- 20 cầm loa phóng thanh tại ngã tư đường phố Hanoi nói lên bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, một quyền làm người, bất khả xâm phạm bởi bất cứ chính phủ nào, bất cứ thể chế nào.

 

Khi ta thấy các thanh niên xuống đường cho Nhân Quyền tại Saigon đã là một chuyện kỳ lạ, nhưng khi thấy các thanh niên này dám nói lên sự thật về vi phạm Nhân Quyền của Đảng Cộng Sản ngay tại Hanoi thì thật là một chuyên bất ngờ.

 

Hanoi là thủ phủ của Đảng Cộng Sản, họ thống trị , kìm kẹp Hanoi từ năm 1954 đến nay, Dân Hanoi trong 59 năm vừa qua đã quá quen với sự kìm kẹp, thống trị này.

Dân Hanoi lâu nay như trong cái thí nghiệm phản xạ có điều kiện của Ivan Pavlov (Pavlovian classical conditioning)  đã quá quen nhắm mắt, che tai , cúi đầu trước Công An của Đảng Cộng Sản.

 

Ho quá sợ tù tội, họ quá sợ lời đe dọa của Đảng bắt đi vùng kinh tế mới, bị mất thẻ Hộ Khẩu, bị xa con, lìa chồng…

 

Hơn nữa, nguời Hanoi trước năm 1954 bây giờ chỉ còn từ 5% -10% dân số mà thôi còn 90%-95% là gia đình cán bộ được đặc cách ra làm viêc Hanoi sau khi đã truất phế người Thăng Long nguyên thủy phải đi các vùng kinh tế mới.

 

Nói một cách khác, các thanh niên thiếu nữ đang biểu tình, hô hào về Nhân Quyên, về Bảo Vệ toàn vẹn Lãnh Thổ mà chúng ta coi thấy trong video chính là con cháu các cán bộ Cộng Sản được ưu đãi về Hanoi từ Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh , từ Sơn Tây , Lạng Sơn,  để làm việc với Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng….

 

Trong video, chúng ta thấy các Công An chỉ dám ngăn cản không cho mọi người đến gần lấy bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền do các thanh niên này phát ra hay tịch thu lại bản Tuyên Ngôn trong ta các người qua lại chứ không hề dám xâm phạm đến các người biểu tình hay tịch thu tài liệu trên tay các ngươi biểu tình.

 

Một khía cạnh khác chúng ta nên lưu ý là từ mấy tuân nay, đa số các người tích cực biểu tình là các thiếu nữ.

 

Những người thiếu nữ này thách thức và chờ đợi Công An bắt họ vì video cảnh Công An bắt họ khi lên Internet sẽ vô cùng tai hại cho Đảng Cộng Sản nên cho tới giờ phút này các thanh niên, thiếu nữ biểu tình vẫn bình an.

 

Chúng ta thấy tinh thần dân chúng đối với Đảng Cộng Sản thay đổi quá lẹ, hình như theo một định luật exponential quá nhanh ( Các nhà ngôn ngữ học Hanoi dịch chữ exponential là sổ mũi, tôi không thích cụm từ này lắm).

 

Nếu không có gì thay đổi thì chúng ta hy vọng sẽ sớm thấy ngày điêu tàn của Cộng Sản Viet Nam.

 

Điều quan trọng là những chính trị gia chuyên nghiêp hải ngoại đùng mượn gió bẻ măng, đừng dây máu ăn phần, mà nhẩy vô một cách vô tích sư mà làm hỏng đại cuộc của các bạn trẻ trong nước.

 

            Nếu các kẻ cơ hội hoạt đầu opportunistic đừng phá hoại thì chẳng bao lâu quê huơng chúng ta sẽ hoàn toàn tư do

            Nay kính

 

            Nguyen Thuong Vu !

 


 

Sở dĩ hôm nay người dân dám vùng dậy, tôi nghĩ đã nhờ rất nhiều vào hiện tượng Internet.

Như đã trình bày trước đây, bọn Việt Cộng (và các thể chế độc tài) xưa nay chỉ dựa vào 2 yếu tố để cai trị : bưng bít thông tin, và đàn áp.

 

Ngày nay với Internet, Youtube, i-phone ... , chỉ trong nháy mắt, tin tức, hình ảnh được phổ biến khắp thế giới.

 

Chúng hết còn bưng bít được thông tin. Chỉ còn đàn áp, đàn áp, và đàn áp ...

NGT

 

Forwarded message ----------
From: Thanh Tran
Date: 2013/9/3
Subject: Fw: Dan Hanoi du qua .

Dân Hànội đã đứng lên

 

 

Hà Nội công khai đòi hỏi nhân quyền cho nhân dân VN

Người Hà Nội

VOA phỏng vấn Nguyễn thị Phương Uyên

 
Phương  Uyên  bậc  anh  thư  dân  tộc Hậu Duệ Trưng Vương nữ kiệt kiêu hùng Bút thay gươm, muôn thế hệ soi chung Lũ thái thú, phường tay sai chùng bước.@ Chú Trúc Giang tặng anh thư Phương Uyên.    

To: Date: Fri, 13 Sep 2013 17:19:27 -0700 Subject: [BTGVQHVN-2] VOA phỏng vấn Nguyễn thị Phương Uyên  
 
   
               VOA phỏng vấn Nguyễn thị Phương Uyên
 


VOA phỏng vấn Nguyễn thị Phương Uyên

Tấc đất tấc vàng


 

Tấc đất tấc vàng


Hàn Vĩnh Diệp


Trước hết, tôi thành thật hoan nghênh việc báo Giáo dục Việt Nam và ông Trần Công Trục đã đồng ý mở cuộc trao đổi ý kiến xung quanh chủ đề Thác Bản Giốc nói riêng và biên giới Việt – Trung nói chung. Có thể nói đây là lần đầu tiên có sự cộng tác giữa một bên là một tờ báo hợp pháp được chính quyền cấp giấy phép và bên kia là hai trang mạng xã hội lâu nay vẫn bị xem là “ngoài lề” để mở cuộc “trao đổi ý kiến” về một chủ đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với vận mệnh của đất nước. Trước khi có ý kiến phản hồi đối với bài trả lời của ông Trần Công Trục đăng trên báo Giáo dục Việt Nam ngày 10-9-2013, tôi mạn phép nhường lời cho một người phản biện độc lập lâu nay vốn là chỗ thân thiết, nhưng chưa có dịp xuất hiện công khai:

Nếu độc giả đọc kỹ bài “Sự thật về Thác Bản Giốc” của tôi, sẽ thấy có một nhân vật ký bút danh là Hàn Vĩnh Diệp và tự nhận là một đảng viên cộng sản. Tôi đã dựa vào tài liệu của ông để thiết lập một chứng cứ như sau:

[3] Trong bài viết “Tấc đất tấc vàng” được công bố vào năm 2005, ông Hàn Vĩnh Diệp – một đảng viên ĐCS, cán bộ hưu trí, người đã từng nhiều năm công tác ở vùng Cao Bằng trước năm 1975, kể lại: “… Năm 1965 chúng tôi được tham gia đoàn khảo sát thực tế để biên soạn sách giáo khoa – Tập đọc cấp I của Khu giáo dục Khu tự trị Việt Bắc. Hai khu giáo dục ngoài nhiệm vụ biên soạn sách giáo khoa vỡ lòng – cấp I tiếng Thái, Mèo, Tày – Nùng, còn phải soạn cả sách giáo khoa Tập đọc tiếng Việt. Một trong những điểm khảo sát đợt ấy là Kênh Copáo và thác Bản Giốc thuộc huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. Kênh Copáo lấy nguồn nước từ một đầm trũng bên kia biên giới Trung Quốc (huyện Tỉnh Tây, Quảng Tây) cho các cánh đồng phía Bắc huyện Trùng Khánh. (…) Đến thác Bản Giốc, chúng tôi sang cả bên bờ Bắc sông Quây Sơn, vào sâu hơn một cây số vẫn là làng bản dân ta.”

[Trích mục 3 - Ai là chủ nhân thật sự của Thác Bản Giốc]

Trong bài viết này, có một vài sai sót nhỏ. Vd: cây cột mốc nằm trên đỉnh núi dựa theo “trí nhớ” của một số bô lão ở địa phương. Thật ra, nếu căn cứ vào bản đồ thì không có cột mốc nào nằm trên đỉnh núi (kể cả cột số 54 và cột số 53). Nhưng những sai sót này có thể hiểu được, vì vào thời điểm công bố bài viết (2005), chưa có ai tìm ra được bản đồ chi tiết về vùng này, nên tác giả chỉ có thể ghi nhận, suy đoán chứ chưa thể kiểm chứng.

Tuy nhiên, ngoài những sai sót nhỏ đó, phần lớn những điều trong lời chứng của tác giả Hàn Vĩnh Diệp có giá trị rất cao. Lời chứng đó cho thấy “toàn bộ Thác Bản Giốc thuộc về Việt Nam” từ trước khi quan hệ Việt-Trung trở nên căng thẳng, vì vậy nó bác bỏ ý kiến mà ông Trần Công Trục đã nêu ra trong bài trả lời vừa qua:

“Mọi người đều biết rằng, hệ thống tài liệu tuyên truyền chính thức của cả 2 phía Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn này, trong đó có những nội dung đề cập đến đường biên giới trên bộ giữa 2 nước đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi xu thế chính trị của cả xã hội thời kỳ đó. Hai nước giao tranh, việc phát hành tài liệu liên quan đến  đường biên giới, chủ quyền trong các tài liệu tuyên truyền ít nhiều đã mất đi tính khách quan, lại được tuyên truyền thường xuyên và rộng rãi nên những thông tin trong đó ăn sâu vào tiềm thức người dân. Điển hình là việc ta luôn luôn nghĩ toàn bộ thác Bản Giốc là của Việt Nam trong khi người Trung Quốc họ nghĩ toàn bộ thác Bản Giốc mà họ gọi là thác Đức Thiên là của họ.” (Trích lời ông Trần Công Trục)

Có thể nói giá trị lớn nhất của các bài viết của Hàn Vĩnh Diệp là ở chỗ: ông chính là một “nhân chứng sống” – một người đã từng công tác ở Cao Bằng ngay từ khi quan hệ Việt-Trung vẫn còn hữu hảo, và sau khi hiệp định biên giới đã được ký kết, ông vẫn còn trở lại nơi đó vài lần để chứng kiến một cách đau lòng cảnh “thương hải biến vi tang điền” (biển xanh biến thành ruộng dâu).

Trước đây, khi công bố các bài viết của ông, do hoàn cảnh khó khăn của cuộc đấu tranh trong nước, chúng tôi chưa tiện công bố tên thật của tác giả. Nay nhân dịp chủ đề “Thác Bản Giốc” được công khai hóa trước dư luận trong và ngoài nước, chúng tôi xin trân trọng đăng lại bài viết này cùng với lời giới thiệu của Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, để chúng ta hiểu thêm về tấm lòng của một đảng viên cộng sản yêu nước.

MAI THÁI LĨNH

Đôi lời về tác giả Hàn Vĩnh Diệp

Hàn Vĩnh Diệp tên thật là Diệp Đình Huyên, cán bộ hưu trí, nguyên Phó ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng, nguyên Giám đốc đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Lâm Đồng.

Ông sống bình dị và thanh bạch, hình ảnh một ông già tóc bạc phơ, cọc cạch đạp chiếc xe đạp Phượng Hoàng cũ rích đi trên đường phố đến thăm hỏi bạn bè đã trở nên quen thuộc với nhiều cư dân Đà Lạt.

Ông đã viết nhiều bài về Thác Bản Giốc bởi gia đình ông vốn ở Cao Bằng, thường qua lại vùng biên giới Việt Trung như đi chợ. Chỉ từ 1958 đến 2006 ông đã từng 7 lần đến thăm Bản Giốc, và có lần từng ở lại một ngày một đêm ở bờ bắc của sông Quây Sơn.

Nhân có cuộc trao đổi rất bổ ích giữa ông Trần Công Trục với nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh về ranh giới Việt Trung tại thác Bản Giốc, tôi thấy nên đọc lại mấy bài viết của ông Diệp Đình Huyên – Hàn Vĩnh Diệp liên quan trực tiếp đến chủ đề này. Những lời mộc mạc và những hình vẽ ghi trong sổ tay của ông là những bằng chứng sống mà những người có trách nhiệm và quan tâm đến thác Bản Giốc có thể tham khảo, về một nơi vừa là nơi biên cương tổ quốc vừa là thắng cảnh, là di sản thiên nhiên tuyệt vời của tổ tiên ta để lại.

Dưới những bài viết này thường ghi thêm “CLB Phan Tây Hồ”, bởi đó là phôi thai cho ước mong chung của chúng tôi, hình thành một “góc dân sự” con con  để cùng nhau chia sẻ những nỗi riêng chung, vừa như nghiên cứu vừa như tâm sự của những thân hữu Đà Lạt chúng tôi.

Xin trân trọng giới thiệu tác giả Diệp Đình Huyên-Hàn Vĩnh Diệp với bạn đọc.

Hà Sĩ Phu

 

Hình 1: Hà Sĩ Phu và Diệp Đình Huyên

 

Hình 2 : Ông Diệp Đình Huyên (tức Hàn Vĩnh Diệp)

 

“Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào tự nhiên vứt bỏ đi được … kẻ nào dám đem một thước núi sông, một tấc đất biên ải của tổ tiên để lại làm mồi cho giặc thì kẻ ấy sẽ bị tru di…!”
Lê Thánh Tôn
(Đại việt sử ký toàn thư)

Năm 1999 một người bạn ở Cao Bằng đến chơi và tặng một bức hình lớn (60 x 40cm). Ngắm bức hình chúng tôi thắc mắc, hỏi : “Đây là thác Bản Giốc ư ? Ông có nhầm không ?” Ngọn thác trong bức hình là ba dòng chảy từ trên cao xuống vụng nước hẹp (Hình 1). Người bạn bảo : “Không nhầm đâu, đây là phần thác của ta, còn phần thác ba tầng đổ xuống dòng sông Quây Sơn thuộc đất Tàu rồi!” Ra thế, phần thác đẹp nhất, hùng vĩ nhất, nên thơ nhất đã nằm trong đất của người ta rồi. Tại sao lại như vậy?



Hình 3: Thực trạng thác Bản Giốc (phần thuộc lãnh thổ ngày nay của nước ta)

Từ thuở còn ngồi trên ghế nhà trường tiểu học, cấp II, cấp III thế hệ chúng tôi vẫn ghi đậm trong ký ức lời dạy của các thầy cô giáo: “thác Bản Giốc ở Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng là một trong những danh thắng bậc nhất nước ta”. Thầy giáo còn cho chúng tôi xem tấm ảnh thác Bản Giốc (đoạn thác ba tầng) trong một cuốn sách tiếng Pháp. Sách giáo khoa Địa lý tự nhiên lớp 7 (hệ 10 năm) do giáo sư Nguyễn Dược biên soạn, Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1956 ở miền Bắc cũng in tấm hình đoạn thác Bản Giốc ba tầng này (hình 4). Sách giáo khoa Địa lý lớp 8 (hệ 12 năm) do giáo sư Nguyễn Trọng Lân biên soạn, Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1988 cũng in tấm hình thác Bản Giốc như sách giáo khoa lớp 7 năm 1956.

 

Hình 4: Hình Thác Bản Giốc trong sách giáo khoa Địa lý tự nhiên lớp 7 (hệ 10 năm) – 1956

 và Địa lý tự nhiên lớp 8 (hệ 12 năm) – năm 1988.

Năm 1965 chúng tôi được tham gia đoàn khảo sát thực tế để biên soạn sách giáo khoa – Tập đọc cấp I của Khu giáo dục Khu tự trị Việt Bắc[1]. Hai khu giáo dục ngoài nhiệm vụ biên soạn sách giáo khoa vỡ lòng – cấp I tiếng Thái, Mèo, Tày – Nùng, còn phải soạn cả sách giáo khoa Tập đọc tiếng Việt. Một trong những điểm khảo sát đợt ấy là Kênh Copáothác Bản Giốc thuộc huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. Kênh Copáo lấy nguồn nước từ một đầm trũng bên kia biên giới Trung Quốc (huyện Tỉnh Tây, Quảng Tây) cho các cánh đồng phía Bắc huyện Trùng Khánh. Người Trung Quốc đã đục hòn núi đá để đưa nước vào kênh. Nhờ nguồn nước này mà các cánh ruộng một vụ bên ta đã có thể làm 2,3 vụ. Bài tập đọc có đầu đề “Con kênh hữu nghị”. Đáng tiếc về sau khi “tình sơ nghĩa cạn”, vào mùa khô thì họ chặn nước lại, mùa mưa họ tháo nước đổ sang, ruộng của ta một vụ còn khi được khi mất, huống là 2, 3 vụ. Đến thác Bản Giốc, chúng tôi sang cả bên bờ Bắc sông Quây Sơn, vào sâu hơn một cây số vẫn là làng bản dân ta. Bài tập đọc có đầu đề: “Thác đẹp: Bản Giốc” (sách Tập đọc tiếng Việt, tiếng Tày – Nùng do Khu giáo dục Khu tự trị Việt Bắc biên soạn – Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành).

Gần đây, trong chuyên mục Dư địa Chí của đài truyền hình Việt Nam – Kênh VTV1 buổi phát sóng 23 giờ 30 ngày 27/4/2005 giới thiệu về tỉnh Cao Bằng, đề cập đến danh thắng nổi tiếng nhất của tỉnh Cao Bằng (đồng thời cũng là của cả nước ta), các tác giả chuyên mục đã trình bày hình ảnh thác Bản Giốc – đoạn thác ba tầng phía Bắc và mặt sông Quây Sơn trải rộng dưới chân thác.

Các tác phẩm về địa lý, cảnh quan… của nước ta cũng đều khẳng định: thác Bản Giốc là thuộc lãnh thổ Việt Nam. Xin được trích dẫn một số tác phẩm lớn.

1. Thiên nhiên Việt Nam của giáo sư Lê Bá Thảo. “Giáo sư Lê Bá Thảo là nhà địa lý đầu ngành, có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển của khoa học địa lý nước ta” (Lời Nhà xuất bản Giáo dục – lần tái bản năm 2003). Tác phẩm “Thiên nhiên Việt Nam” được xuất bản năm 1974, tái bản các năm 1976, 1989, 1990, 1993. Về thác Bản Giốc, giáo sư viết: “Sông Quây Sơn ở phía Bắc Thượng Lang, sau khi chảy qua một vùng đá vôi rộng lớn đến Bản Giốc thì đổ vào khu vực đá phiến tạo thành ba bậc thác nước chênh nhau đến 34m. Vào mùa lũ (từ tháng 5 đến tháng 9) nước từ các hốc ngầm đá vôi ở thượng lưu tuôn đến đổ xuống các bậc tung bọt nước trắng xoá, làm đoạn sông ở phía dưới thác mở ra rất rộng. Đứng trên bãi cát ven sườn thung lũng, người ta có cảm tưởng như bị vây quanh bởi những tường nước đồ sộ nhưng chúng không hề cho chúng ta cảm giác sợ hãi. Trái lại, phong cảnh thật bình dị và ngoạn mục” (Hình 5)



Hình 5: Thác Bản Giốc – ảnh trong sách “Thiên nhiên Việt Nam”

của giáo sư Lê Bá Thảo (ấn hành năm 2003).

2. Hương sắc mọi miền đất nước của Lê Trọng Túc (Nhà xuất bản Giáo dục – 1997). Mục Thác Bản Giốc – trang 20, 21 tác giả viết: “Thác Bản Giốc nằm trên dòng sông Quây Sơn, một nhánh của sông Bằng Giang, bắt nguồn từ vùng Tỉnh Tây – Trung Quốc. Ở Bản Giốc phần trên thác, sông chảy êm đềm giữa một vùng đá vôi cứng, còn vùng dưới thác là vùng đá phiến dễ bị dòng chảy phá huỷ, do đó dòng sông đã tạo nơi tiếp xúc hai loại đá rắn, mềm khác nhau một thác ba bậc chênh nhau tới 34m. Vào mùa mưa, lũ ở thượng nguồn đổ về, nước ở các hang đá vôi tuôn ra, đổ xuống các bậc thác làm cho nước tung bọt trắng xoá. Đứng xa khoảng 100m, các hạt nước nhỏ bắn vào người tựa như mưa phùn. Thác đổ xuống ầm ầm như sóng rền, cách xa hàng ki lô mét vẫn nghe thấy.

Thác Bản Giốc là một điểm du lịch khá hấp dẫn vì phong cảnh quanh vùng thác có nhiều ngọn núi đá vôi cao thấp hình thù muôn hình muôn vẻ nằm rải rác khắp vùng, trông tựa như một Vịnh Hạ Long trên cạn…”

3. Kể chuyện đất nước – Nguyễn Khắc Viện (Nhà xuất bản Thanh niên). Nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện, sinh thời ông đã dành nhiều thời gian đi thăm mọi miền đất nước. Những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử… nổi tiếng của nước ta đều in dấu chân ông. “Kể chuyện đất nước” được ông hoàn thành, xuất bản lần thứ nhất năm 1993; tái bản có sửa chữa lần thứ hai năm 1999. Về thác Bản Giốc, tác giả viết: “Thác Bản Giốc (Cao Bằng) cũng là một thắng cảnh nổi tiếng của Việt Bắc, có người còn gọi là kỳ quan thiên nhiên. Thác nằm trên sông Quy Thuận (một tên khác của sông Quây Sơn). Con sông nhỏ chảy đến đây bỗng sụp xuống 34m tạo thành một thác cao và rộng. Thác phía Nam đổ xuống thành ba dòng, một dòng toả những hạt nước nom như một tấm the mỏng, hai dòng kia nước đổ ào ào, chân thác có hang. Thác phía Bắc đổ xuống ba bậc, trải ra rất rộng. Từ xa nhìn tới, màu nước bạc lẫn vào màu cây xanh, màu hồ lục thẩm, màu núi tím, tạo thành một bức tranh lồng lộng giữa trời. Thác Bản Giốc từng đi vào nghệ thuật tạo hình với những tác phẩm hội hoạ và nhiếp ảnh đặc sắc của nước ta.”

Như vậy, phần chính của thác Bản Giốc được các tác giả miêu tả là đoạn thác ba tầng phía Bắc. Nếu đó là thác thuộc Trung Quốc chắc chắn các tác giả sẽ không viết như trên mà chỉ mô tả phần thác phía Nam: ba dòng đổ từ trên cao xuống. Dạng thác (phần phía Nam) này không hiếm ở các vùng miền núi nước ta.

Năm 2003, theo đoàn tham quan của cơ quan cũ đi các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, chúng tôi đã trở lại thăm thác Bản Giốc (Cao Bằng). Trên thực địa, thác đẹp nổi tiếng nhất nước ta đã bị cắt đôi; phần chính của thác – đoạn tạo nên nét đặc sắc kì vĩ của Bản Giốc, đã nằm gọn trong lãnh thổ nước bạn. Phần của ta chỉ còn đoạn “Ba dòng thác” phía Nam như hình 1. Con sông Quây Sơn mặc nhiên trở thành đường biên giới tự nhiên giữa hai nước thuộc một phần địa phận hai huyện Trùng Khánh – Hạ Lang (Cao Bằng) và huyện Tỉnh Tây (Quảng Tây). Đồng bào địa phương cho biết: Thời kỳ tranh chấp biên giới căng thẳng, trước sự chứng kiến của quan chức đôi bên và nhân dân địa phương ở phía Nam – Bắc, họ chỉ cho ta thấy cột mốc đang nằm ở phía trên dòng thác chỗ nước sâu nhất giữa đoạn phía Bắc và phía Nam. Các cụ già ở các bản hai bờ Nam, Bắc thác Bản Giốc bảo: thời Pháp, đồn Tây đóng trên đỉnh ngọn núi phía bờ Bắc của thác Bản Giốc. Những lần đi phu cho Tây, họ vẫn thấy ngay cạnh đồn có một cột mốc biên giới như cái cột đang nằm giữa sông này.

Ngày nay đứng trên đường cạnh trạm biên phòng Bản Giốc của ta vẫn có thể nhìn thấy rất rõ nền của đồn Tây trước đây vì ngọn núi được san bằng để xây dựng đồn (Hình 6). Ký ức của các cụ chắc không nhầm lẫn, bởi nếu cột mốc biên giới ở trên đỉnh núi cạnh đồn Tây ấy thì các làng bản từ bờ sông Quây Sơn chiếu thẳng về phía Bắc khoảng 2km những năm 70 trở về trước mới thuộc lãnh thổ nước ta (?)



Hình 6: Toàn cảnh thác Bản Giốc. Dấu (x) trên đỉnh núi là nền đồn binh Pháp, nơi có cột mốc biên giới theo trí nhớ của dân địa phương từng đi phu tải đồ tiếp tế cho binh lính biên phòng Pháp.

Theo một chị giáo viên cấp I ở Bản Giốc, chúng tôi qua sông đến thăm lại bản người Nùng mà chúng tôi đã đến năm 1965. Nhiều người vẫn còn nhớ chúng tôi, bởi lần ấy đoàn chúng tôi lưu lại với bà con hai đêm một ngày và là đoàn cán bộ của khu, tỉnh đến thăm bà con, tặng các cháu nhiều sách vở giấy bút. Chúng tôi thắc mắc: sao năm trước chúng tôi đến đây bản ta vẫn còn là đất Việt Nam; giờ lại thuộc đất Trung Quốc? Các cụ già đáp : “Người Trung Quốc bảo là đất của Trung Quốc thì là đất của Trung Quốc thôi vớ! Ông bà ta vẫn là người Việt Nam đấy!” Bên bờ Bắc thác Bản Giốc người ta xây dựng khá nhiều khách sạn, nhà nghỉ lớn, bé; các thuỷ đình, nhà hàng nổi trên sông dưới ngọn thác ba tầng. Với cơ sở dịch vụ như vậy, chứng tỏ lượng khách tham quan nghỉ dưỡng thường niên của họ phải rất đông (Hình 7). Đường biên giới hai nước ở khu vực này nằm giữa sông Quây Sơn. Phía bờ Bắc, từ dưới thác Bản Giốc đổ về hạ lưu xuôi theo dòng sông, họ xây kè đá, trồng cây cối để bảo vệ bờ khỏi xói lở. Đi từ Bản Giốc đến thị trấn Bằng Ca (huyện Hạ Lang) khoảng hơn hai mươi cây số, quan sát bên bờ Bắc chúng tôi thấy có chuyện hơi lạ: từng đoạn khoảng năm, bảy cây số họ lại xây một cái đê lửng chiếm khoảng gần một nửa giòng chảy phía họ, có lẽ các đê lửng này để ngăn ngọn nước không xói được vào bờ chăng? Nhưng, không đâm vào bờ Bắc thì ngọn nước lại chĩa thẳng vào bờ Nam. Năm tháng trôi qua, bờ bên Bắc sẽ được bồi lắng thành soi bãi, dòng sông Quây Sơn sẽ chuyển dịch về phía Nam; đoạn biên giới thiên nhiên này chắc chắn cũng sẽ được uyển chuyển đổi thay theo dòng nước!



Hình 7 : Các cơ sở dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng (khách sạn, nhà nghỉ, thuỷ đình, nhà nổi, …)

bên bờ Bắc. Các bè tự tạo là dịch vụ ở bờ Nam do dân địa phương tự tạo …

Cũng trong chuyến đi khảo sát thực tế năm 1965 ấy, chúng tôi đến thăm hang Pắc Pó và được nghe đ/c Dương Đại Lâm – một trong những chiến sỹ cận vệ của Bác Hồ những năm trước cách mạng tháng 8 và sau này là phó chính ủy quân khu Việt Bắc, kể: năm 1941 Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Đến cột mốc 108 trên đỉnh đèo, Bác Hồ đặt tay lên cột mốc, đứng lặng hồi lâu, rơm rớm nước mắt, đoạn Bác nói với đ/c Lê Quảng Ba, Dương Đại Lâm và các đ/c cùng đi: “Đây là đất đai của tổ tiên để lại, chúng ta phải đem hết sức mình để gìn giữ…”. Trộm nghĩ cột mốc 108 có cùng cảnh ngộ với chiếc cột mốc ở đỉnh núi Bản Giốc? Lịch sử đương đại của dân tộc ta liệu có lặp lại một sự kiện của thế kỷ thứ 16 dưới triều đại Mạc Đăng Dung ?

Hàn Vĩnh Diệp – Câu lạc bộ Phan Tây Hồ (*)

 

Bài do ông Mai Thái Lĩnh trực tiếp gửi đến BVN



(*): Ghi chú của mạng Ý Kiến: ông Hàn Vĩnh Diệp là một đảng viên cộng sản kỳ cựu.

Nguồn: Mạng Ý Kiến, 2005 (Trang mạng này bị tin tặc phá hoại nên mất hết dữ liệu, hiện nay không còn tồn tại)





[1] Khoảng năm 1956 đến 1970, nhà nước ta thành lập hai khu vực tự trị: Thái – Mèo (sau đổi thành Tây Bắc) và Việt Bắc.

Người ta nói “dzậy” mà không phải “dzậy”!


 

 

From: dienbienhoabinh@ymail.com
Date: Fri, 13 Sep 2013 16:59:23 -0700
Subject: Người ta nói “dzậy” mà không phải “dzậy”!

 

 

Người ta nói “dzậy” mà không phải “dzậy”!


Hàn Vĩnh Diệp (CLB Phan Tây Hồ)


Bài viết thứ hai của Hàn Vĩnh Diệp (tức Diệp Đình Huyên) mà chúng tôi giới thiệu đến quý độc giả là một bài được công bố vào năm 2006. Hiện nay, các trang mạng đăng bài này đều bị đánh phá ác liệt, kể cả trang Thông Luận cũ. Vì vậy, chúng tôi công bố lại bài viết để độc giả tiện theo dõi. Bài viết được giữ nguyên văn, chỉ có một dòng chú thích nhỏ về chuyện “cột mốc 53” để cập nhật hóa với các tài liệu mới thu thập.

Đây là một bài có nhan đề khá hài hước. Những ai đã từng quen biết ông Diệp Đình Huyên đều biết rõ tính cách của ông : rất nghiêm túc, ít khi khôi hài. Chính vì vậy mà một khi ông đã bắt đầu khôi hài thì cái cười của ông chắc hẳn phải là một cái cười mang chút gì hơi cay đắng, một thứ “bi hài” chứ không phải chỉ là cái cười thuần túy.

Bài này chủ yếu nói về cách hành xử của ông bạn “4 tốt, 16 chữ vàng”, nhưng có một chi tiết liên quan đến nước ta. Đó là việc “bà con nhân dân địa phương, các cấp lãnh đạo huyện, tỉnh đều tỏ rõ quyết tâm bảo vệ nguyên trạng dòng thác Bản Giốc như đã có từ trong lịch sử”. Nếu quả thật như thế thì điều mà người ta thường nói lâu nay (đã có ý kiến thống nhất từ trung ương đến địa phương) có lẽ chỉ là thành quả của “tuyên truyền”.

Cán bộ, đảng viên và nhân dân Cao Bằng “nhất trí cao” với chủ trương phân chia Thác Bản Giốc? Nói “dzậy” mà không phải “dzậy”!

MAI THÁI LĨNH

“… thấy những điều mà các nhà lãnh đạo của họ nói về tình hữu nghị thân thiết giữa hai đảng, hai nhà nước là hoàn toàn trái ngược. Họ nói đỏ nhưng làm đen, đúng như dân Nam ta vẫn nói về sự lèo lái: “nói dzậy mà không phải dzậy”! …”

Trước đại hội 10, liên tiếp các nguyên thủ Đảng và nhà nước, quốc hội nước bạn vĩ đại sang thăm hữu nghị nước ta. Đây là thời kỳ các cuộc thăm viếng khá dồn dập. So với số lần triều kiến của các nguyên thủ quốc gia ta thì không nhiều bằng, nhưng dù sao đó cũng là một sự tiến bộ vượt bậc. Sau lần hai nước lập lại quan hệ ngoại giao, trong 15 năm, cũng đã có hai lần nguyên thủ Đảng và quốc gia nước bạn sang thăm. Thời kỳ “môi hở răng lạnh” hai mươi lăm năm (tính từ ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức – 1950 đến lúc quan hệ đôi bên bắt đầu rạn nứt – 1976), chỉ có các nhân vật cao cấp đảng, nhà nước hạng hai của họ sang thăm ta chứ nguyên thủ đảng – quốc gia chưa bao giờ hạ cố. Một tiến bộ khác trong chuyến thăm trước ĐH 10 này là các nguyên thủ phát biểu những lời lẽ đậm đà tình đồng chí anh em. (Đừng quên, khi tái lập quan hệ ngoại giao, họ tuyên bố thắng thừng: chỉ có quan hệ lân bang láng giềng chứ không có quan hệ đồng chí, đồng minh như giai đoạn trước). Và, họ hứa sẽ giúp đỡ hết mình trong phạm vi khả năng cho phép, sẽ tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của ta v.v. Nghe họ nói mà nhiều người trong chúng ta cảm thấy hởi lòng hởi dạ! Có người còn lạc quan cho rằng: thời kỳ băng giá giữa quan hệ hai nước đã không còn!…

Nhưng…
Nếu ai đã có dịp thâm nhập thực tế miền biên ải phía bắc nước ta, ắt sẽ thấy thực chất của những lời hoa mỹ ấy.

Giúp đỡ ư? Quan hệ bình đẳng, hữu nghị sao họ lại tuồn các thiết bị cũ kỹ: nhà máy đường, xi măng lò đứng, lò gang thép… sang ta, làm nước ta thiệt hại hàng nghìn nghìn tỉ đồng. Tất nhiên việc này không thể đổ lỗi tất cả cho họ. Đây là quan hệ mua bán “thuận mua vừa bán”, không phải là của viện trợ không hoàn lại, ta không mua họ cũng không thể ép. Điều đáng nói ở đây là họ đã mua chuộc những cán bộ lãnh đạo, quản lý thoái hóa, biến chất của ta để đồng lõa với họ gây hại cho dân, cho nước ta.

Buôn bán sòng phẳng, hữu nghị ư? Hàng hóa của ta xuất sang họ phần lớn là hàng tươi sống (hoa quả, thủy hải sản…). Thỉnh thoảng, thủ tục nhập hàng của các cửa khẩu lại trục trặc, hàng hóa của ta hư hại phải đổ bỏ hoặc bán rẻ! Còn hàng hóa của họ sang ta thì giá rẻ một cách hết sức khó hiểu. Hàng hóa các nước công nghiệp giá thấp hơn ta là điều tất yếu, nhưng họ đang là nước chậm phát triển so với Thái Lan, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc… tại sao giá cả hàng hóa vào ta lại rẻ hơn các nước này? Trong khi, những ai đã có dịp sang bên ấy, người dân nước họ đâu có được hưởng giá cả rẻ như vây? Đó là chưa nói đến các thủ đoạn mua bán không minh bạch, chính đáng khác, như: đặt giá cao mua nguyên liệu quặng sắt, crôm, thiếc… để khuyến khích người dân một số vùng biên giới khai thác bừa bãi tài nguyên nước ta để bán cho họ. Ở một tỉnh biên giới phía bắc, bà con ta bảo: đây là cách họ di chuyển các mỏ quý bên ta sang đất họ! Hoặc mua cây thuốc quý cả cành lá lẫn gốc… Những quan hệ không đẹp trong quan hệ giao thương giữa hai nước ấy lẽ nào là chủ trương, chính sách của các địa phương mà đảng – nhà nước Trung ương không hề biết! Thời kỳ “Môi hở răng lạnh”, được biết, trong việc viện trợ, giúp đỡ ta, Trung ương họ cũng giao cho các tỉnh sát biên giới nước ta phụ trách việc cung ứng hàng hóa, vật tư, thiết bị cho ta. Đại bộ phận hàng hóa ấy – nhất là vũ khí, trang thiết bị quân sự, đều là loại tốt. Đâu phải như bây giờ, bán lấy tiền đáng hoàng lại lừa bán hàng kém phẩm chất, lạc hậu; mua lại tìm mua “hàng độc” làm chảy máu đối phương!

Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ư? Trước và sau ĐH 10, chúng tôi có dịp về thăm một số tỉnh biên giới phía Bắc. Ở Cao Bằng, chúng tôi theo tour du lịch các chương trình tham quan thắng cảnh (Cao Bang Sightseeing Tours) dọc theo biên giới Việt-Trung từ Pắc Pó qua Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Long, Phục Hòa. Ở Lạng Sơn cũng dọc theo biên giới Việt – Trung từ Thất Khê, Thoát Lãng, Cao Lộc đến Cửa Khẩu Chi Ma – Lộc Bình. Một thực tế mà bất cứ ai chịu khó để ý một chút đều thấy phần lớn cột mốc biên giới vốn dĩ trước đây được đặt trên đỉnh núi (theo hiệp ước biên giới Pháp – Thanh) đều chạy xuống dưới chân núi về phía bên ta. Đó là chưa kể các điểm nóng họ lấn chiếm như Phai Can – Nà Roỏng (Trà Lĩnh), Bản Giốc (Trùng Khánh) ở Cao Bằng, Nam Quan ở Lạng Sơn v.v… Gặp một sĩ quan biên phòng ở thị trấn Trùng Khánh, chúng tôi có đem nhận xét này trao đổi với anh. Và anh đã thận trọng xác nhận: “các nơi khác tôi không rõ, nhưng suốt dọc biên giới Cao Bằng, chỉ trừ những cột mốc có lịch sử, vị trí địa lý rõ ràng như cột mốc 108 ở Pắc Pó, cột mốc ở đầu cầu Tà Lùng v.v… hoặc những cột mốc được tạc vào núi đá, còn hầu hết là bị di dịch về phía ta!” Trong chương trình cắm mốc xác định ranh giới theo hiệp định biên giới (trên bộ) giữa 2 nước được ký kết, những cột mốc đã được hai bên xác định chính là tại các địa điểm mới này; bởi, theo quy định của hiệp định là “cắm mốc theo hiện trạng”! Một người bạn trong đoàn nói giỡn “cũng may họ mới ôm xuống đến chân núi, chứ họ ôm cột mốc chạy sâu vào nội địa như ở Phai Can, Nam Quan… cứ theo hiện trạng, chắc ta mất gần hết các tỉnh biên giới?!” Chuyện tưởng đùa mà thật.


Thác Bản Giốc nhìn từ phía Việt Nam

Ngay tại thắng cảnh nổi tiếng nhất nước ta: thác Bản Giốc. Cột mốc ở đây họ đã di từ đỉnh núi xuống giữa dòng sông Quây Sơn[1], trên đầu thác, chiếm trọn phần thác đẹp nhất – thác ba tầng; nhưng họ vẫn chưa thỏa mãn, muốn chiếm trọn cả thác, có nghĩa là cả dòng sông đều thuộc về họ. Cho nên ở đây hàng ngày ta phải cử một tiểu đội dân quân cơ động luân phiên bảo vệ cột mốc hiện trạng, đề phòng họ di cột mốc sang bờ sông phía ta. Sự canh phòng ấy không phải là thừa. Bà con kể: Khi trạm bộ đội biên phòng của ta xây dựng lại, trạm ở cạnh đường quốc lộ, cách bờ sông Quây Sơn gần 300 mét, bên họ phản đối kịch liệt. Họ phái hơn 20 thanh niên lực lưỡng trang bị gậy gộc cuốc xẻng xông sang phá nền nhà mới xây. Bị đánh trả tơi tả, họ không dám quấy phá nữa. Bờ sông phía dưới thác bên ta, ta xây kè đá để bảo vệ bờ, vì bên họ xây kè – đập lững lái dòng sông chảy xói về phía ta, họ cũng phản đối. Rút bài học ở trạm biên phòng, họ không dám quấy quả khi ta xây kè. Để có thể chống chọi được với sức xâm xói của dòng chảy, kè bên ta phải xây dày gấp đôi kè của họ. Không biết, về sau, đảng và nhà nước ta có vì tình hữu nghị cao cả mà nhường cả thác Bản Giốc cho họ hay không? Một điều chúng tôi rất tâm đắc là bà con nhân dân địa phương, các cấp lãnh đạo huyện, tỉnh đều tỏ rõ quyết tâm bảo vệ nguyên trạng dòng thác Bản Giốc như đã có từ trong lịch sử. Các tài liệu chính thức của Tỉnh ủy – UBND – HĐND tỉnh đều khẳng định chủ quyền toàn bộ dòng thác Bản Giốc. Địa chí Cao Bằng (nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Hà Nội 2000) viết: “Thác Bản Giốc thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, dòng sông hiền hòa lượn quanh dưới chân núi Cô Muông rồi nghiêng mình chảy qua cánh đồng Đàm Thủy băng qua bãi ngô rộng lớn trước làng Bản Giốc. Đến đây dòng sông được tách ra thành nhiều nhánh rồi đột ngột hạ thấp khoảng 35m tạo thành thác, đó là thác Bản Giốc. Thác xếp thành ba tầng với những ngọn thác lớn nhỏ khác nhau với những tên gọi khác nhau là Đuây Bắc, Lầy Sản, Ngà Moong, Ngà Chang, Ngà Vài, Ngà Rằng, Thoong Áng… Quang cảnh ở đây đẹp nên thơ, mây mù chen lẫn với cảnh làng quê của đồng bào các dân tộc miền núi. Phía bờ sông bên kia là cột mốc 53 biên giới Việt – Trung ...” Sách hướng dẫn du lịch của công ty du lịch Cao Bằng, tài liệu địa lý địa phương sử dụng trong các trường phổ thông – chuyên nghiệp của sở giáo dục – đào tạo v.v… đều thể hiện rõ quan điểm đúng đắn trên. Chúng tôi có hỏi một lãnh đạo ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: “Những điều các ông nói trái với quan điểm của Trung Ương (là theo hiện trạng, phần thác ba tầng là của Trung Quốc, cột mốc 53 ở giữa dòng sông). Các ông không sợ Trung Ương phê bình?” Ông ấy đáp : “Cả Tỉnh ủy, HĐND đều nhất trí như vậy. Đó là lịch sử, không dễ gì thay đổi được!”

Thực tiễn cuộc sống đã cho ta thấy những điều mà các nhà lãnh đạo của họ nói về tình hữu nghị thân thiết giữa hai đảng, hai nhà nước là hoàn toàn trái ngược. Họ nói đỏ nhưng làm đen, đúng như dân Nam ta vẫn nói về sự lèo lái: “nói dzậy mà không phải dzậy”!

Có người nói : đó là do địa phương của họ làm sai quan điểm, chủ trương của Trung Ương…! Có thật như vậy không? Một vài hành động lẻ tẻ, cá biệt có thể là do người thừa hành ở thôn, xã gây ra; đằng này hàng loạt hành động có tổ chức thể hiện rõ ràng một quyết sách, một chủ trương, sao bảo là do địa phương cơ sở làm? Thời phong kiến, trong quan hệ với các nước lân bang, các triều đại của họ cũng rất trịch thượng, kẻ cả; nhưng, như sử sách đã ghi, nhiều vị hoàng đế Trung hoa đã khiển trách các quan binh địa phương gây khó dễ việc buôn bán, qua lại biên giới; xâm phạm đất đai, tài sản của dân biên ải nước người… Ngày nay, chẳng lẽ những người lãnh đạo, với đầy đủ các phương tiện thông tin hiện đại, lại không nhanh nhậy bằng các hoàng đế cổ xưa? Một đất nước được nhiều người nước ngoài khen ngợi là có bộ máy hành chánh rất thống nhất, kỷ cương, kỷ luật rất nghiêm minh thì không thể có chuyện “trên bảo dưới không nghe”.

Tất cả chỉ có thể hiểu: hãy nhìn vào việc họ làm, đừng quá tin vào lời họ nói, bởi họ “nói dzậy mà không phải dzậy!”

9-2006

H.V.D.

Bài do ông Mai Thái Lĩnh trực tiếp gửi cho BVN

 





[1] Thật ra, Trung Quốc đã dời cột mốc 53 từ bờ bắc sang một vị trí khác phía trên đầu thác, nhưng không hẳn là “từ trên đỉnh núi xuống”, vì cột mốc này nằm ở vị trí thấp, không phải trên cao. (Chú thích của MTL)

Người ta nói “dzậy” mà không phải “dzậy”!


 

 

From: dienbienhoabinh@ymail.com
Date: Fri, 13 Sep 2013 16:59:23 -0700
Subject: Người ta nói “dzậy” mà không phải “dzậy”!

 

 

Người ta nói “dzậy” mà không phải “dzậy”!


Hàn Vĩnh Diệp (CLB Phan Tây Hồ)


Bài viết thứ hai của Hàn Vĩnh Diệp (tức Diệp Đình Huyên) mà chúng tôi giới thiệu đến quý độc giả là một bài được công bố vào năm 2006. Hiện nay, các trang mạng đăng bài này đều bị đánh phá ác liệt, kể cả trang Thông Luận cũ. Vì vậy, chúng tôi công bố lại bài viết để độc giả tiện theo dõi. Bài viết được giữ nguyên văn, chỉ có một dòng chú thích nhỏ về chuyện “cột mốc 53” để cập nhật hóa với các tài liệu mới thu thập.

Đây là một bài có nhan đề khá hài hước. Những ai đã từng quen biết ông Diệp Đình Huyên đều biết rõ tính cách của ông : rất nghiêm túc, ít khi khôi hài. Chính vì vậy mà một khi ông đã bắt đầu khôi hài thì cái cười của ông chắc hẳn phải là một cái cười mang chút gì hơi cay đắng, một thứ “bi hài” chứ không phải chỉ là cái cười thuần túy.

Bài này chủ yếu nói về cách hành xử của ông bạn “4 tốt, 16 chữ vàng”, nhưng có một chi tiết liên quan đến nước ta. Đó là việc “bà con nhân dân địa phương, các cấp lãnh đạo huyện, tỉnh đều tỏ rõ quyết tâm bảo vệ nguyên trạng dòng thác Bản Giốc như đã có từ trong lịch sử”. Nếu quả thật như thế thì điều mà người ta thường nói lâu nay (đã có ý kiến thống nhất từ trung ương đến địa phương) có lẽ chỉ là thành quả của “tuyên truyền”.

Cán bộ, đảng viên và nhân dân Cao Bằng “nhất trí cao” với chủ trương phân chia Thác Bản Giốc? Nói “dzậy” mà không phải “dzậy”!

MAI THÁI LĨNH

“… thấy những điều mà các nhà lãnh đạo của họ nói về tình hữu nghị thân thiết giữa hai đảng, hai nhà nước là hoàn toàn trái ngược. Họ nói đỏ nhưng làm đen, đúng như dân Nam ta vẫn nói về sự lèo lái: “nói dzậy mà không phải dzậy”! …”

Trước đại hội 10, liên tiếp các nguyên thủ Đảng và nhà nước, quốc hội nước bạn vĩ đại sang thăm hữu nghị nước ta. Đây là thời kỳ các cuộc thăm viếng khá dồn dập. So với số lần triều kiến của các nguyên thủ quốc gia ta thì không nhiều bằng, nhưng dù sao đó cũng là một sự tiến bộ vượt bậc. Sau lần hai nước lập lại quan hệ ngoại giao, trong 15 năm, cũng đã có hai lần nguyên thủ Đảng và quốc gia nước bạn sang thăm. Thời kỳ “môi hở răng lạnh” hai mươi lăm năm (tính từ ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức – 1950 đến lúc quan hệ đôi bên bắt đầu rạn nứt – 1976), chỉ có các nhân vật cao cấp đảng, nhà nước hạng hai của họ sang thăm ta chứ nguyên thủ đảng – quốc gia chưa bao giờ hạ cố. Một tiến bộ khác trong chuyến thăm trước ĐH 10 này là các nguyên thủ phát biểu những lời lẽ đậm đà tình đồng chí anh em. (Đừng quên, khi tái lập quan hệ ngoại giao, họ tuyên bố thắng thừng: chỉ có quan hệ lân bang láng giềng chứ không có quan hệ đồng chí, đồng minh như giai đoạn trước). Và, họ hứa sẽ giúp đỡ hết mình trong phạm vi khả năng cho phép, sẽ tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của ta v.v. Nghe họ nói mà nhiều người trong chúng ta cảm thấy hởi lòng hởi dạ! Có người còn lạc quan cho rằng: thời kỳ băng giá giữa quan hệ hai nước đã không còn!…

Nhưng…
Nếu ai đã có dịp thâm nhập thực tế miền biên ải phía bắc nước ta, ắt sẽ thấy thực chất của những lời hoa mỹ ấy.

Giúp đỡ ư? Quan hệ bình đẳng, hữu nghị sao họ lại tuồn các thiết bị cũ kỹ: nhà máy đường, xi măng lò đứng, lò gang thép… sang ta, làm nước ta thiệt hại hàng nghìn nghìn tỉ đồng. Tất nhiên việc này không thể đổ lỗi tất cả cho họ. Đây là quan hệ mua bán “thuận mua vừa bán”, không phải là của viện trợ không hoàn lại, ta không mua họ cũng không thể ép. Điều đáng nói ở đây là họ đã mua chuộc những cán bộ lãnh đạo, quản lý thoái hóa, biến chất của ta để đồng lõa với họ gây hại cho dân, cho nước ta.

Buôn bán sòng phẳng, hữu nghị ư? Hàng hóa của ta xuất sang họ phần lớn là hàng tươi sống (hoa quả, thủy hải sản…). Thỉnh thoảng, thủ tục nhập hàng của các cửa khẩu lại trục trặc, hàng hóa của ta hư hại phải đổ bỏ hoặc bán rẻ! Còn hàng hóa của họ sang ta thì giá rẻ một cách hết sức khó hiểu. Hàng hóa các nước công nghiệp giá thấp hơn ta là điều tất yếu, nhưng họ đang là nước chậm phát triển so với Thái Lan, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc… tại sao giá cả hàng hóa vào ta lại rẻ hơn các nước này? Trong khi, những ai đã có dịp sang bên ấy, người dân nước họ đâu có được hưởng giá cả rẻ như vây? Đó là chưa nói đến các thủ đoạn mua bán không minh bạch, chính đáng khác, như: đặt giá cao mua nguyên liệu quặng sắt, crôm, thiếc… để khuyến khích người dân một số vùng biên giới khai thác bừa bãi tài nguyên nước ta để bán cho họ. Ở một tỉnh biên giới phía bắc, bà con ta bảo: đây là cách họ di chuyển các mỏ quý bên ta sang đất họ! Hoặc mua cây thuốc quý cả cành lá lẫn gốc… Những quan hệ không đẹp trong quan hệ giao thương giữa hai nước ấy lẽ nào là chủ trương, chính sách của các địa phương mà đảng – nhà nước Trung ương không hề biết! Thời kỳ “Môi hở răng lạnh”, được biết, trong việc viện trợ, giúp đỡ ta, Trung ương họ cũng giao cho các tỉnh sát biên giới nước ta phụ trách việc cung ứng hàng hóa, vật tư, thiết bị cho ta. Đại bộ phận hàng hóa ấy – nhất là vũ khí, trang thiết bị quân sự, đều là loại tốt. Đâu phải như bây giờ, bán lấy tiền đáng hoàng lại lừa bán hàng kém phẩm chất, lạc hậu; mua lại tìm mua “hàng độc” làm chảy máu đối phương!

Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ư? Trước và sau ĐH 10, chúng tôi có dịp về thăm một số tỉnh biên giới phía Bắc. Ở Cao Bằng, chúng tôi theo tour du lịch các chương trình tham quan thắng cảnh (Cao Bang Sightseeing Tours) dọc theo biên giới Việt-Trung từ Pắc Pó qua Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Long, Phục Hòa. Ở Lạng Sơn cũng dọc theo biên giới Việt – Trung từ Thất Khê, Thoát Lãng, Cao Lộc đến Cửa Khẩu Chi Ma – Lộc Bình. Một thực tế mà bất cứ ai chịu khó để ý một chút đều thấy phần lớn cột mốc biên giới vốn dĩ trước đây được đặt trên đỉnh núi (theo hiệp ước biên giới Pháp – Thanh) đều chạy xuống dưới chân núi về phía bên ta. Đó là chưa kể các điểm nóng họ lấn chiếm như Phai Can – Nà Roỏng (Trà Lĩnh), Bản Giốc (Trùng Khánh) ở Cao Bằng, Nam Quan ở Lạng Sơn v.v… Gặp một sĩ quan biên phòng ở thị trấn Trùng Khánh, chúng tôi có đem nhận xét này trao đổi với anh. Và anh đã thận trọng xác nhận: “các nơi khác tôi không rõ, nhưng suốt dọc biên giới Cao Bằng, chỉ trừ những cột mốc có lịch sử, vị trí địa lý rõ ràng như cột mốc 108 ở Pắc Pó, cột mốc ở đầu cầu Tà Lùng v.v… hoặc những cột mốc được tạc vào núi đá, còn hầu hết là bị di dịch về phía ta!” Trong chương trình cắm mốc xác định ranh giới theo hiệp định biên giới (trên bộ) giữa 2 nước được ký kết, những cột mốc đã được hai bên xác định chính là tại các địa điểm mới này; bởi, theo quy định của hiệp định là “cắm mốc theo hiện trạng”! Một người bạn trong đoàn nói giỡn “cũng may họ mới ôm xuống đến chân núi, chứ họ ôm cột mốc chạy sâu vào nội địa như ở Phai Can, Nam Quan… cứ theo hiện trạng, chắc ta mất gần hết các tỉnh biên giới?!” Chuyện tưởng đùa mà thật.


Thác Bản Giốc nhìn từ phía Việt Nam

Ngay tại thắng cảnh nổi tiếng nhất nước ta: thác Bản Giốc. Cột mốc ở đây họ đã di từ đỉnh núi xuống giữa dòng sông Quây Sơn[1], trên đầu thác, chiếm trọn phần thác đẹp nhất – thác ba tầng; nhưng họ vẫn chưa thỏa mãn, muốn chiếm trọn cả thác, có nghĩa là cả dòng sông đều thuộc về họ. Cho nên ở đây hàng ngày ta phải cử một tiểu đội dân quân cơ động luân phiên bảo vệ cột mốc hiện trạng, đề phòng họ di cột mốc sang bờ sông phía ta. Sự canh phòng ấy không phải là thừa. Bà con kể: Khi trạm bộ đội biên phòng của ta xây dựng lại, trạm ở cạnh đường quốc lộ, cách bờ sông Quây Sơn gần 300 mét, bên họ phản đối kịch liệt. Họ phái hơn 20 thanh niên lực lưỡng trang bị gậy gộc cuốc xẻng xông sang phá nền nhà mới xây. Bị đánh trả tơi tả, họ không dám quấy phá nữa. Bờ sông phía dưới thác bên ta, ta xây kè đá để bảo vệ bờ, vì bên họ xây kè – đập lững lái dòng sông chảy xói về phía ta, họ cũng phản đối. Rút bài học ở trạm biên phòng, họ không dám quấy quả khi ta xây kè. Để có thể chống chọi được với sức xâm xói của dòng chảy, kè bên ta phải xây dày gấp đôi kè của họ. Không biết, về sau, đảng và nhà nước ta có vì tình hữu nghị cao cả mà nhường cả thác Bản Giốc cho họ hay không? Một điều chúng tôi rất tâm đắc là bà con nhân dân địa phương, các cấp lãnh đạo huyện, tỉnh đều tỏ rõ quyết tâm bảo vệ nguyên trạng dòng thác Bản Giốc như đã có từ trong lịch sử. Các tài liệu chính thức của Tỉnh ủy – UBND – HĐND tỉnh đều khẳng định chủ quyền toàn bộ dòng thác Bản Giốc. Địa chí Cao Bằng (nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Hà Nội 2000) viết: “Thác Bản Giốc thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, dòng sông hiền hòa lượn quanh dưới chân núi Cô Muông rồi nghiêng mình chảy qua cánh đồng Đàm Thủy băng qua bãi ngô rộng lớn trước làng Bản Giốc. Đến đây dòng sông được tách ra thành nhiều nhánh rồi đột ngột hạ thấp khoảng 35m tạo thành thác, đó là thác Bản Giốc. Thác xếp thành ba tầng với những ngọn thác lớn nhỏ khác nhau với những tên gọi khác nhau là Đuây Bắc, Lầy Sản, Ngà Moong, Ngà Chang, Ngà Vài, Ngà Rằng, Thoong Áng… Quang cảnh ở đây đẹp nên thơ, mây mù chen lẫn với cảnh làng quê của đồng bào các dân tộc miền núi. Phía bờ sông bên kia là cột mốc 53 biên giới Việt – Trung ...” Sách hướng dẫn du lịch của công ty du lịch Cao Bằng, tài liệu địa lý địa phương sử dụng trong các trường phổ thông – chuyên nghiệp của sở giáo dục – đào tạo v.v… đều thể hiện rõ quan điểm đúng đắn trên. Chúng tôi có hỏi một lãnh đạo ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: “Những điều các ông nói trái với quan điểm của Trung Ương (là theo hiện trạng, phần thác ba tầng là của Trung Quốc, cột mốc 53 ở giữa dòng sông). Các ông không sợ Trung Ương phê bình?” Ông ấy đáp : “Cả Tỉnh ủy, HĐND đều nhất trí như vậy. Đó là lịch sử, không dễ gì thay đổi được!”

Thực tiễn cuộc sống đã cho ta thấy những điều mà các nhà lãnh đạo của họ nói về tình hữu nghị thân thiết giữa hai đảng, hai nhà nước là hoàn toàn trái ngược. Họ nói đỏ nhưng làm đen, đúng như dân Nam ta vẫn nói về sự lèo lái: “nói dzậy mà không phải dzậy”!

Có người nói : đó là do địa phương của họ làm sai quan điểm, chủ trương của Trung Ương…! Có thật như vậy không? Một vài hành động lẻ tẻ, cá biệt có thể là do người thừa hành ở thôn, xã gây ra; đằng này hàng loạt hành động có tổ chức thể hiện rõ ràng một quyết sách, một chủ trương, sao bảo là do địa phương cơ sở làm? Thời phong kiến, trong quan hệ với các nước lân bang, các triều đại của họ cũng rất trịch thượng, kẻ cả; nhưng, như sử sách đã ghi, nhiều vị hoàng đế Trung hoa đã khiển trách các quan binh địa phương gây khó dễ việc buôn bán, qua lại biên giới; xâm phạm đất đai, tài sản của dân biên ải nước người… Ngày nay, chẳng lẽ những người lãnh đạo, với đầy đủ các phương tiện thông tin hiện đại, lại không nhanh nhậy bằng các hoàng đế cổ xưa? Một đất nước được nhiều người nước ngoài khen ngợi là có bộ máy hành chánh rất thống nhất, kỷ cương, kỷ luật rất nghiêm minh thì không thể có chuyện “trên bảo dưới không nghe”.

Tất cả chỉ có thể hiểu: hãy nhìn vào việc họ làm, đừng quá tin vào lời họ nói, bởi họ “nói dzậy mà không phải dzậy!”

9-2006

H.V.D.

Bài do ông Mai Thái Lĩnh trực tiếp gửi cho BVN

 





[1] Thật ra, Trung Quốc đã dời cột mốc 53 từ bờ bắc sang một vị trí khác phía trên đầu thác, nhưng không hẳn là “từ trên đỉnh núi xuống”, vì cột mốc này nằm ở vị trí thấp, không phải trên cao. (Chú thích của MTL)

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

My Blog List