Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, September 13, 2013

Fw: Bài nhận định về KT VN của Bà Phạm Chi Lan


 

Mời đọc bài của bà PCL. Bà này hồi 1994 làm Chủ tịch Phòng Thương mại VN. Rất cởi mở, đứng đắn, có trình độ, ăn nói nhẹ nhàng nhưng luôn luôn đi thẳng vào vấn đề. Dưới trướng bà ta thời đó toàn dân tốt nghiệp Harvard, MIT. Bà ấy đã giúp rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư vào VN trong đó có Caltex và Chevron.


'Việt Nam không nên để lỡ cơ hội vượt qua khủng hoảng'

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, những nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản gần đây cũng đang có dấu hiệu bước vào chu kỳ mới là cơ hội Việt Nam cần tận dụng.
- Đã 5 năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong đó Việt Nam cũng là quốc gia bị ảnh hưởng. Bà đánh giá thế nào về tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay?
- Để thấy được tiến trển của kinh tế Việt Nam 5 năm qua, phải nhìn vào những con số như tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, lạm phát, tốc độ tăng trưởng của những ngành quan trọng như nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, xuất khẩu hay vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Theo đó, có thể thấy tăng trưởng GDP bị sụt giảm nặng nề. Năm 2009 bị ảnh hưởng lớn nhất bởi khủng hoảng kinh tế, sau đó có phục hồi lại vào năm 2010, nhưng từ 2011 đến nay, tình hình kinh tế vẫn khó khăn, mỗi năm lại giảm xuống. Tốc độ tăng trưởng của những ngành như công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đều xuống thấp, nhất là 2012 công nghiệp tăng thấp nhất từ trước đến nay, năm 2013 cũng chưa thấy dấu hiệu phục hồi rõ ràng.
pham-chi-lan-3484-1378876468.jpg
Theo bà Phạm Chi Lan, Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng do những vấn đề nội tại.
Về cơ bản, chưa thể nói Việt Nam đã phục hồi sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Vấn đề chính là những yếu kém nội tại của nền kinh tế mà qua khủng hoảng toàn cầu, qua hội nhập lại càng bộc lộ rõ hơn. Bởi cùng bị ảnh hưởng, nhưng một số nước trong khu vực lại tăng trưởng tốt hơn Việt Nam rất nhiều, nhất là hai năm gần đây như Indonesia, Philippines. Xuất khẩu tăng trưởng khá nhưng chủ yếu nhờ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nếu tách riêng nội địa thì tăng trưởng xuất khẩu lại sụt giảm so với năm trước và hiện nay thị phần xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ khoảng 35%.
Điều này cũng cho thấy sự không ổn của Việt Nam, trừ đi phần lợi nhuận chuyển ra nước ngoài, tốc độ tăng của chỉ số GNI thấp hơn nhiều so với GDP (GNI là chỉ số tính tăng trưởng thực của nền kinh tế trừ đi yếu tố sở hữu có thể chuyển vốn ra bên ngoài). Khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam cũng giảm rất rõ so với năm 2007 và 2008.
- Vậy theo bà, vấn đề nội tại của Việt Nam hiện là gì?

- Cậu chuyện lớn nhất tại Việt Nam những năm gần đây là kinh tế vĩ mô bất ổn định, lạm phát cao. Bên cạnh đó, ưu tiên mới đây của Chính phủ là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, nói lên vấn đề năng lực cạnh tranh của Việt Nam sụt giảm và khó khăn của doanh nghiệp tăng lên.
Ngoài ra, Nghị quyết của Chính phủ cũng nói đến vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, đây vừa là mục tiêu ngắn hạn, vừa là mục tiêu trung và dài hạn của Việt Nam. Nhưng dù Chính phủ đã nhìn ra những vấn đề như vậy, quá trình này chưa thực sự được khởi động. Trong 3 lĩnh vực tái cơ cấu hiện mới chỉ có 2 lĩnh vực có đề án là tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và ngân hàng, việc thực hiện các đề án cũng chậm chạp.
Chẳng hạn, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước mới chỉ dừng ở các tập đoàn kinh tế lớn trình đề án cho Chính phủ phê duyệt, nhưng đề án đó thực hiện như thế nào thì  xã hội cũng ít biết được để có sự giám sát. Dường như quá trình này hiện mới chỉ đang tập trung giảm bớt đầu tư ngoài ngành, trong khi tái cấu trúc đòi hỏi thực sự phải nhìn thấy doanh nghiệp đã vận hành như thế nào, tập trung vào lĩnh vực cốt lõi gì, minh bạch ra sao sau khi tái cơ cấu.
Với hệ thống ngân hàng, đến nay mới dừng ở việc hợp nhất, sáp nhập một số tổ chức yếu kém, còn giải quyết nợ xấu vẫn còn là vấn đề khó. Nhà nước đã cho thành lập Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) nhưng đây chưa phải là phép thần thông để giải quyết nợ xấu của hệ thống ngân hàng hiện nay. Bên cạnh đó, tăng cường hệ thống quản trị ngân hàng cũng là câu chuyện chưa được bàn đến. Tái cơ cấu đầu tư công đến nay chưa có đề án, vốn đã giảm xuống nhưng vẫn tăng về số dự án, một số trường hợp chưa được duyệt vẫn triển khai.
Những điều trên cho thấy những nỗ lực thực sự để tái cơ cấu kinh tế chưa được bao nhiêu, sức ỳ và rào cản vẫn còn rất lớn. Việt Nam chưa khắc phục được những vấn đề của chính mình dẫn tới hệ quả khủng hoảng, thông qua những bất cập trong nước tác động nặng nề hơn tới Việt Nam so với các quốc gia khác.
Tóm lại, có thể khẳng định ở Việt Nam, vấn đề số một vẫn là những yếu kém của nền kinh tế chứ không phải riêng ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
- Nói riêng về khối doanh nghiệp, thống kê cho thấy lượng doanh nghiệp dừng hoạt động, giải thể những năm qua không ngừng tăng lên. Bà nhận xét như thế nào về sự chìm xuống của những nhân tố chính sẽ góp phần tạo động lực cho nền kinh tế?
- Tôi cho rằng doanh nghiệp Việt Nam còn quá nhiều vấn đề, nay tích tụ lại và bộc lộ rõ hơn. Nếu tính từ năm 2010, 2011 đến nay thì xấp xỉ đã có 200.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, trên tổng số hơn 600.000 doanh nghiệp (chiếm 1/3). Trong khi đó, số mới ra đời mấy năm nay đều thấp, giảm cả về số vốn, quy mô lao động.
Điều này thể hiện khó khăn của doanh nghiệp vẫn còn đấy như sự suy giảm của thị trường trong nước, niềm tin giảm xuống do sức mua của nền kinh tế xuống thấp. Ngoài ra, với việc hệ thống ngân hàng gặp nhiều vấn đề, doanh nghiệp Việt Nam vốn dựa vào ngân hàng là chủ yếu (vốn vay ngân hàng có thể chiếm tới 70-80% lượng vốn của doanh nghiệp) bị lâm vào cảnh khó khăn chồng chất.
Không chỉ vậy, dường như môi trường kinh doanh cũng càng ngày càng xấu đi. Ở Việt Nam, cải thiện môi trường kinh doanh để Chính phủ có thể tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là vô cùng gian nan, dù tuyên bố của Chính phủ luôn thể hiện quyết tâm. Nhưng khi thực hiện, quá trình này gặp quá nhiều cản trở từ các cấp khác nhau, rất nhiều biện pháp tốt không đi vào thực tế khiến những rào cản tăng lên, nhất là vấn nạn tham nhũng.
- Việt Nam nên làm gì để nền kinh tế thoát khỏi tình trạng tăng trưởng chậm như hiện nay?
- Theo tôi, tình hình thời gian tới có sáng sủa hơn hay không phụ thuộc nhiều vào quyết tâm và tiến độ của cuộc cải cách kinh tế, nếu không có những thay đổi rõ nét thì rất khó để nền kinh tế Việt Nam vượt qua những khủng hoảng hiện nay, trở lại đà tăng trưởng tốt trước khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra.

Bên cạnh đó, từ năm 2014 có thể tham gia những hiệp định mới như TPP, FTA cùng với chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam với Nhật Bản… Những nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản gần đây cũng đang có dấu hiệu bước vào chu kỳ mới và phát triển tốt hơn. Đây là những cơ hội Việt Nam cần tận dụng, đi đôi với cải cách để tạo nên những xung lực mới, thúc đẩy xuất khẩu, đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài.

Tôi cho rằng cơ hội hoàn toàn có nhưng then chốt dựa vào cải cách, càng chậm cải cách chừng nào thì những vấn đề của nền kinh tế lại càng trầm trọng hơn. Chúng ta đã để lỡ cơ hội trong những năm vừa qua nhưng đừng để lỡ cơ hội trong thời gian tới, nếu không nắm bắt thì khó khăn còn lớn hơn khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu.
Huyền Thư
Tại hội thảo “Kinh tế vĩ mô năm 2014-2015: sự chuẩn bị của doanh nghiệp” vừa được Viện Quản trị kinh doanh - Đại học FPT (FSB) tổ chức, Giám đốc Chính sách công của Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright - Nguyễn Xuân Thành cho rằng, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế vấp phải không ít khó khăn. Nguyên nhân là nền kinh tế trước đây vận dụng tăng trưởng theo mô hình dựa vào đầu tư và tín dụng ngân hàng. Khi khủng hoảng nổ ra, hiệu quả của mô hình này ngày một thấp. Điều này dẫn tới mất cân đối vĩ mô và rơi vào vòng xoáy nới lỏng tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, khi bắt đầu tái cấu trúc thì hoạt động đầu tư trong 3 năm qua nằm ngang, không còn sự tăng trưởng.

Ông Thành dẫn chứng, một năm sau nỗ lực của Chính phủ về tái cơ cấu kinh tế, tỷ lệ tổng đầu tư trên GDP đã giảm từ mức bình quân 39% trong giai đoạn năm 2005-2010 xuống còn 33,3% năm 2011 và 30,5% năm 2012. Đi liền với xu hướng giảm đầu tư là tín dụng cũng giảm so với quy mô của nền kinh tế. Tỷ lệ tín dụng ngân hàng so với GDP đã giảm từ đỉnh cao 136% năm 2010 xuống còn 121% năm 2011 và 108% năm 2012.
Cũng theo chuyên gia này, cỗ máy tăng trưởng bốn động cơ đang suy kiệt dần. Ông giải thích, Việt Nam có 4 nguồn đóng góp cho nền kinh tế: nông nghiệp hộ gia đình - cá thể, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp FDI.
Trước đây, 4 nhóm này đều phát huy hết tiềm lực nhưng từ năm 2012 đến nay chỉ duy nhất doanh nghiệp FDI còn lực. Hiện chỉ có khu vực FDI đóng góp kim ngạch xuất khẩu đáng kể cho Việt Nam. "Riêng lĩnh vực nông nghiệp đuối sức dần, nếu như trong giai đoạn trước vẫn nhìn thấy tăng trưởng thì nay không còn", ông Thành nhận xét.
Diễm Ái

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

My Blog List