Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, September 14, 2013

Người ta nói “dzậy” mà không phải “dzậy”!


 

 

From: dienbienhoabinh@ymail.com
Date: Fri, 13 Sep 2013 16:59:23 -0700
Subject: Người ta nói “dzậy” mà không phải “dzậy”!

 

 

Người ta nói “dzậy” mà không phải “dzậy”!


Hàn Vĩnh Diệp (CLB Phan Tây Hồ)


Bài viết thứ hai của Hàn Vĩnh Diệp (tức Diệp Đình Huyên) mà chúng tôi giới thiệu đến quý độc giả là một bài được công bố vào năm 2006. Hiện nay, các trang mạng đăng bài này đều bị đánh phá ác liệt, kể cả trang Thông Luận cũ. Vì vậy, chúng tôi công bố lại bài viết để độc giả tiện theo dõi. Bài viết được giữ nguyên văn, chỉ có một dòng chú thích nhỏ về chuyện “cột mốc 53” để cập nhật hóa với các tài liệu mới thu thập.

Đây là một bài có nhan đề khá hài hước. Những ai đã từng quen biết ông Diệp Đình Huyên đều biết rõ tính cách của ông : rất nghiêm túc, ít khi khôi hài. Chính vì vậy mà một khi ông đã bắt đầu khôi hài thì cái cười của ông chắc hẳn phải là một cái cười mang chút gì hơi cay đắng, một thứ “bi hài” chứ không phải chỉ là cái cười thuần túy.

Bài này chủ yếu nói về cách hành xử của ông bạn “4 tốt, 16 chữ vàng”, nhưng có một chi tiết liên quan đến nước ta. Đó là việc “bà con nhân dân địa phương, các cấp lãnh đạo huyện, tỉnh đều tỏ rõ quyết tâm bảo vệ nguyên trạng dòng thác Bản Giốc như đã có từ trong lịch sử”. Nếu quả thật như thế thì điều mà người ta thường nói lâu nay (đã có ý kiến thống nhất từ trung ương đến địa phương) có lẽ chỉ là thành quả của “tuyên truyền”.

Cán bộ, đảng viên và nhân dân Cao Bằng “nhất trí cao” với chủ trương phân chia Thác Bản Giốc? Nói “dzậy” mà không phải “dzậy”!

MAI THÁI LĨNH

“… thấy những điều mà các nhà lãnh đạo của họ nói về tình hữu nghị thân thiết giữa hai đảng, hai nhà nước là hoàn toàn trái ngược. Họ nói đỏ nhưng làm đen, đúng như dân Nam ta vẫn nói về sự lèo lái: “nói dzậy mà không phải dzậy”! …”

Trước đại hội 10, liên tiếp các nguyên thủ Đảng và nhà nước, quốc hội nước bạn vĩ đại sang thăm hữu nghị nước ta. Đây là thời kỳ các cuộc thăm viếng khá dồn dập. So với số lần triều kiến của các nguyên thủ quốc gia ta thì không nhiều bằng, nhưng dù sao đó cũng là một sự tiến bộ vượt bậc. Sau lần hai nước lập lại quan hệ ngoại giao, trong 15 năm, cũng đã có hai lần nguyên thủ Đảng và quốc gia nước bạn sang thăm. Thời kỳ “môi hở răng lạnh” hai mươi lăm năm (tính từ ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức – 1950 đến lúc quan hệ đôi bên bắt đầu rạn nứt – 1976), chỉ có các nhân vật cao cấp đảng, nhà nước hạng hai của họ sang thăm ta chứ nguyên thủ đảng – quốc gia chưa bao giờ hạ cố. Một tiến bộ khác trong chuyến thăm trước ĐH 10 này là các nguyên thủ phát biểu những lời lẽ đậm đà tình đồng chí anh em. (Đừng quên, khi tái lập quan hệ ngoại giao, họ tuyên bố thắng thừng: chỉ có quan hệ lân bang láng giềng chứ không có quan hệ đồng chí, đồng minh như giai đoạn trước). Và, họ hứa sẽ giúp đỡ hết mình trong phạm vi khả năng cho phép, sẽ tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của ta v.v. Nghe họ nói mà nhiều người trong chúng ta cảm thấy hởi lòng hởi dạ! Có người còn lạc quan cho rằng: thời kỳ băng giá giữa quan hệ hai nước đã không còn!…

Nhưng…
Nếu ai đã có dịp thâm nhập thực tế miền biên ải phía bắc nước ta, ắt sẽ thấy thực chất của những lời hoa mỹ ấy.

Giúp đỡ ư? Quan hệ bình đẳng, hữu nghị sao họ lại tuồn các thiết bị cũ kỹ: nhà máy đường, xi măng lò đứng, lò gang thép… sang ta, làm nước ta thiệt hại hàng nghìn nghìn tỉ đồng. Tất nhiên việc này không thể đổ lỗi tất cả cho họ. Đây là quan hệ mua bán “thuận mua vừa bán”, không phải là của viện trợ không hoàn lại, ta không mua họ cũng không thể ép. Điều đáng nói ở đây là họ đã mua chuộc những cán bộ lãnh đạo, quản lý thoái hóa, biến chất của ta để đồng lõa với họ gây hại cho dân, cho nước ta.

Buôn bán sòng phẳng, hữu nghị ư? Hàng hóa của ta xuất sang họ phần lớn là hàng tươi sống (hoa quả, thủy hải sản…). Thỉnh thoảng, thủ tục nhập hàng của các cửa khẩu lại trục trặc, hàng hóa của ta hư hại phải đổ bỏ hoặc bán rẻ! Còn hàng hóa của họ sang ta thì giá rẻ một cách hết sức khó hiểu. Hàng hóa các nước công nghiệp giá thấp hơn ta là điều tất yếu, nhưng họ đang là nước chậm phát triển so với Thái Lan, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc… tại sao giá cả hàng hóa vào ta lại rẻ hơn các nước này? Trong khi, những ai đã có dịp sang bên ấy, người dân nước họ đâu có được hưởng giá cả rẻ như vây? Đó là chưa nói đến các thủ đoạn mua bán không minh bạch, chính đáng khác, như: đặt giá cao mua nguyên liệu quặng sắt, crôm, thiếc… để khuyến khích người dân một số vùng biên giới khai thác bừa bãi tài nguyên nước ta để bán cho họ. Ở một tỉnh biên giới phía bắc, bà con ta bảo: đây là cách họ di chuyển các mỏ quý bên ta sang đất họ! Hoặc mua cây thuốc quý cả cành lá lẫn gốc… Những quan hệ không đẹp trong quan hệ giao thương giữa hai nước ấy lẽ nào là chủ trương, chính sách của các địa phương mà đảng – nhà nước Trung ương không hề biết! Thời kỳ “Môi hở răng lạnh”, được biết, trong việc viện trợ, giúp đỡ ta, Trung ương họ cũng giao cho các tỉnh sát biên giới nước ta phụ trách việc cung ứng hàng hóa, vật tư, thiết bị cho ta. Đại bộ phận hàng hóa ấy – nhất là vũ khí, trang thiết bị quân sự, đều là loại tốt. Đâu phải như bây giờ, bán lấy tiền đáng hoàng lại lừa bán hàng kém phẩm chất, lạc hậu; mua lại tìm mua “hàng độc” làm chảy máu đối phương!

Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ư? Trước và sau ĐH 10, chúng tôi có dịp về thăm một số tỉnh biên giới phía Bắc. Ở Cao Bằng, chúng tôi theo tour du lịch các chương trình tham quan thắng cảnh (Cao Bang Sightseeing Tours) dọc theo biên giới Việt-Trung từ Pắc Pó qua Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Long, Phục Hòa. Ở Lạng Sơn cũng dọc theo biên giới Việt – Trung từ Thất Khê, Thoát Lãng, Cao Lộc đến Cửa Khẩu Chi Ma – Lộc Bình. Một thực tế mà bất cứ ai chịu khó để ý một chút đều thấy phần lớn cột mốc biên giới vốn dĩ trước đây được đặt trên đỉnh núi (theo hiệp ước biên giới Pháp – Thanh) đều chạy xuống dưới chân núi về phía bên ta. Đó là chưa kể các điểm nóng họ lấn chiếm như Phai Can – Nà Roỏng (Trà Lĩnh), Bản Giốc (Trùng Khánh) ở Cao Bằng, Nam Quan ở Lạng Sơn v.v… Gặp một sĩ quan biên phòng ở thị trấn Trùng Khánh, chúng tôi có đem nhận xét này trao đổi với anh. Và anh đã thận trọng xác nhận: “các nơi khác tôi không rõ, nhưng suốt dọc biên giới Cao Bằng, chỉ trừ những cột mốc có lịch sử, vị trí địa lý rõ ràng như cột mốc 108 ở Pắc Pó, cột mốc ở đầu cầu Tà Lùng v.v… hoặc những cột mốc được tạc vào núi đá, còn hầu hết là bị di dịch về phía ta!” Trong chương trình cắm mốc xác định ranh giới theo hiệp định biên giới (trên bộ) giữa 2 nước được ký kết, những cột mốc đã được hai bên xác định chính là tại các địa điểm mới này; bởi, theo quy định của hiệp định là “cắm mốc theo hiện trạng”! Một người bạn trong đoàn nói giỡn “cũng may họ mới ôm xuống đến chân núi, chứ họ ôm cột mốc chạy sâu vào nội địa như ở Phai Can, Nam Quan… cứ theo hiện trạng, chắc ta mất gần hết các tỉnh biên giới?!” Chuyện tưởng đùa mà thật.


Thác Bản Giốc nhìn từ phía Việt Nam

Ngay tại thắng cảnh nổi tiếng nhất nước ta: thác Bản Giốc. Cột mốc ở đây họ đã di từ đỉnh núi xuống giữa dòng sông Quây Sơn[1], trên đầu thác, chiếm trọn phần thác đẹp nhất – thác ba tầng; nhưng họ vẫn chưa thỏa mãn, muốn chiếm trọn cả thác, có nghĩa là cả dòng sông đều thuộc về họ. Cho nên ở đây hàng ngày ta phải cử một tiểu đội dân quân cơ động luân phiên bảo vệ cột mốc hiện trạng, đề phòng họ di cột mốc sang bờ sông phía ta. Sự canh phòng ấy không phải là thừa. Bà con kể: Khi trạm bộ đội biên phòng của ta xây dựng lại, trạm ở cạnh đường quốc lộ, cách bờ sông Quây Sơn gần 300 mét, bên họ phản đối kịch liệt. Họ phái hơn 20 thanh niên lực lưỡng trang bị gậy gộc cuốc xẻng xông sang phá nền nhà mới xây. Bị đánh trả tơi tả, họ không dám quấy phá nữa. Bờ sông phía dưới thác bên ta, ta xây kè đá để bảo vệ bờ, vì bên họ xây kè – đập lững lái dòng sông chảy xói về phía ta, họ cũng phản đối. Rút bài học ở trạm biên phòng, họ không dám quấy quả khi ta xây kè. Để có thể chống chọi được với sức xâm xói của dòng chảy, kè bên ta phải xây dày gấp đôi kè của họ. Không biết, về sau, đảng và nhà nước ta có vì tình hữu nghị cao cả mà nhường cả thác Bản Giốc cho họ hay không? Một điều chúng tôi rất tâm đắc là bà con nhân dân địa phương, các cấp lãnh đạo huyện, tỉnh đều tỏ rõ quyết tâm bảo vệ nguyên trạng dòng thác Bản Giốc như đã có từ trong lịch sử. Các tài liệu chính thức của Tỉnh ủy – UBND – HĐND tỉnh đều khẳng định chủ quyền toàn bộ dòng thác Bản Giốc. Địa chí Cao Bằng (nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Hà Nội 2000) viết: “Thác Bản Giốc thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, dòng sông hiền hòa lượn quanh dưới chân núi Cô Muông rồi nghiêng mình chảy qua cánh đồng Đàm Thủy băng qua bãi ngô rộng lớn trước làng Bản Giốc. Đến đây dòng sông được tách ra thành nhiều nhánh rồi đột ngột hạ thấp khoảng 35m tạo thành thác, đó là thác Bản Giốc. Thác xếp thành ba tầng với những ngọn thác lớn nhỏ khác nhau với những tên gọi khác nhau là Đuây Bắc, Lầy Sản, Ngà Moong, Ngà Chang, Ngà Vài, Ngà Rằng, Thoong Áng… Quang cảnh ở đây đẹp nên thơ, mây mù chen lẫn với cảnh làng quê của đồng bào các dân tộc miền núi. Phía bờ sông bên kia là cột mốc 53 biên giới Việt – Trung ...” Sách hướng dẫn du lịch của công ty du lịch Cao Bằng, tài liệu địa lý địa phương sử dụng trong các trường phổ thông – chuyên nghiệp của sở giáo dục – đào tạo v.v… đều thể hiện rõ quan điểm đúng đắn trên. Chúng tôi có hỏi một lãnh đạo ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: “Những điều các ông nói trái với quan điểm của Trung Ương (là theo hiện trạng, phần thác ba tầng là của Trung Quốc, cột mốc 53 ở giữa dòng sông). Các ông không sợ Trung Ương phê bình?” Ông ấy đáp : “Cả Tỉnh ủy, HĐND đều nhất trí như vậy. Đó là lịch sử, không dễ gì thay đổi được!”

Thực tiễn cuộc sống đã cho ta thấy những điều mà các nhà lãnh đạo của họ nói về tình hữu nghị thân thiết giữa hai đảng, hai nhà nước là hoàn toàn trái ngược. Họ nói đỏ nhưng làm đen, đúng như dân Nam ta vẫn nói về sự lèo lái: “nói dzậy mà không phải dzậy”!

Có người nói : đó là do địa phương của họ làm sai quan điểm, chủ trương của Trung Ương…! Có thật như vậy không? Một vài hành động lẻ tẻ, cá biệt có thể là do người thừa hành ở thôn, xã gây ra; đằng này hàng loạt hành động có tổ chức thể hiện rõ ràng một quyết sách, một chủ trương, sao bảo là do địa phương cơ sở làm? Thời phong kiến, trong quan hệ với các nước lân bang, các triều đại của họ cũng rất trịch thượng, kẻ cả; nhưng, như sử sách đã ghi, nhiều vị hoàng đế Trung hoa đã khiển trách các quan binh địa phương gây khó dễ việc buôn bán, qua lại biên giới; xâm phạm đất đai, tài sản của dân biên ải nước người… Ngày nay, chẳng lẽ những người lãnh đạo, với đầy đủ các phương tiện thông tin hiện đại, lại không nhanh nhậy bằng các hoàng đế cổ xưa? Một đất nước được nhiều người nước ngoài khen ngợi là có bộ máy hành chánh rất thống nhất, kỷ cương, kỷ luật rất nghiêm minh thì không thể có chuyện “trên bảo dưới không nghe”.

Tất cả chỉ có thể hiểu: hãy nhìn vào việc họ làm, đừng quá tin vào lời họ nói, bởi họ “nói dzậy mà không phải dzậy!”

9-2006

H.V.D.

Bài do ông Mai Thái Lĩnh trực tiếp gửi cho BVN

 





[1] Thật ra, Trung Quốc đã dời cột mốc 53 từ bờ bắc sang một vị trí khác phía trên đầu thác, nhưng không hẳn là “từ trên đỉnh núi xuống”, vì cột mốc này nằm ở vị trí thấp, không phải trên cao. (Chú thích của MTL)

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List