Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, October 14, 2016

Tổng thống Philippines tìm kiếm đầu tư và sự trọng vọng từ Trung Quốc



Tổng thống Philippines tìm kiếm đầu tư và sự trọng vọng từ Trung Quốc

mediaTổng thống Rodrigo Duterte trong cuộc họp báo tại Davao, miền nam Philippines, ngày 21/08/2016REUTERS
Sau khi dọa sẽ chấm dứt liên minh với Mỹ, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vào tuần tới sẽ viếng thăm Trung Quốc lần đầu tiên, nhằm tìm kiếm hàng tỷ đôla đầu tư và cũng nhằm khẳng định vị thế của ông trên trường quốc tế, vào lúc lãnh đạo chính quyền Manila bị phương Tây chỉ trích nặng nề về chiến dịch bài trừ ma túy.
Ông Duterte sẽ đến thăm Trung Quốc từ ngày 19/10/2016, dẫn theo một phái đoàn hàng trăm nhà doanh nghiệp, trong đó có những nhà tài phiệt có thế lực nhất ở Philippines, với hy vọng là thu hút nhiều đầu tư từ Trung Quốc, tranh thủ mối quan hệ đang nồng ấm trở lại giữa Manila và Bắc Kinh, sau nhiều năm căng thẳng.
Chỉ hơn 10 ngày sau khi tổng thống Duterte lên nắm quyền, Tòa Trọng Tài Thường Trực ngày 12/07 đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách « đường lưỡi bò » của Trung Quốc. Nhưng thay vì dùng phán quyết này để gây áp lực thêm với Trung Quốc như người tiền nhiệm Benigno Aquino sẽ làm nếu còn tại chức, ông Duterte đã cố xoa dịu Bắc Kinh, mặt khác lên tiếng chỉ trích nặng nề Hoa Kỳ, tuyên bố sẽ chấm dứt các cuộc trận chung và tuần tra chung với Mỹ.
Trong thời gian tranh cử, ông Duterte đã từng tuyên bố sẳn sàng để sang một bên chuyện tranh chấp Biển Đông, đổi lại việc Trung Quốc xây tuyến đường xe lửa xuyên qua vùng Mindanao nghèo ở miền Nam Philippines. Trong tuần này, ông cũng đã nói là Philippines không nên cứ nằng nặc đòi chủ quyền trên bãi cạn Scarborough, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, nhưng bị Trung Quốc chiếm giữ từ năm 2012.
Ngoài hàng tỷ đôla đầu tư hy vọng sẽ tìm được từ Trung Quốc, tổng thống Duterte còn sang Bắc Kinh lần này để phần nào được trọng vọng, vào lúc mà ông đang bị phương Tây lên án về các vụ sát nhân ngoài khuôn khổ pháp luật trong chiến dịch bài trừ ma túy do ông phát động ở Philippines, mà cho tới nay đã có hơn 3.300 người bị giết chết.
Bị đích thân tổng thống Obama chỉ trích về chiến dịch bài trừ ma túy này, trong tháng này ông Duterte đã tuyên bố rằng có thể trong nhiệm kỳ của ông, Philippines sẽ cắt đứt liên minh với Hoa Kỳ, quay sang Nga hoặc Trung Quốc. Trong khi mạt sát hết lời tổng thống Obama, ông Duterte đã ca tụng Tập Cận Bình là « một chủ tịch vĩ đại », đồng thời khen Trung Quốc và Nga đã thể hiện sự tôn trọng ông, khi tránh chỉ trích chiến dịch bài trừ ma túy.
Cách đây hai ngày, tổng thống Philippines cũng cho biết là ngay sau Trung Quốc, ông sẽ thăm Nga, có thể là sau chuyến viếng thăm Nhật Bản từ ngày 25 đến 27/10.
Nhưng các chuyên gia được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay đã lên tiếng cảnh báo về chính sách mới này của tổng thống Duterte, cho rằng đây là một ván bài lớn đối với Philippines và hiện giờ, kẻ thắng duy nhất chính là Trung Quốc. Theo lời giáo sư luật Jay Batongbacal, Đại học Philippines, ông Duterte đang đánh bài liều, chỉ trông chờ vào thiện chí và những mối lợi từ Trung Quốc, mà không có sự bảo đảm từ mối quan hệ đa phương hóa, đa dạng hóa với các nước bạn và nước đồng minh truyền thống.
Nhưng ông Richard Javad Haydarian, một chuyên gia thuộc Đại học De La Salle ở Manila, thì cho rằng hãy còn quá sớm để Bắc Kinh mừng chiến thắng, vì theo ông, nếu thua ván bài nói trên, tức là nếu không nhận được nhân nhượng thỏa đáng nào từ Trung Quốc, tổng thống Duterte sẽ « xoay trục » trở lại về phía Hoa Kỳ.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Thursday, October 13, 2016

HÀ TĨNH ĐẾN VŨNG TÀU : NGƯ DÂN BIỂU TÌNH VÌ CÁ CHẾT

 


HÀ TĨNH ĐẾN VŨNG TÀU : NGƯ DÂN BIỂU TÌNH VÌ CÁ CHẾT

Hôm nay 13/10, tại Ngã ba Long Sơn Quốc Lộ 51 (Vũng Tàu), bà con ngư dân nuôi trồng thủy sản đưa cá chết ra Quốc lộ để phản đối chính quyền vì trong hơn 5 năm thì năm nào cá cũng bị chết do ô nhiễm, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho người ngư dân.
Công an đang bao vây cả khu dân cư, họ ngăn chặn không cho ai vào từ ngỏ trạm thu phí, khi có xe chạy tới họ bắt quay đầu xe.
Hình ảnh : Huỳnh Công Thuận



WE HAVE A DREAM.

Những nghị sĩ trẻ Hong Kong thật đáng ngưỡng mộ vì sự dũng cảm trong việc bày tỏ chính kiến một cách không khoan nhượng !
Họ chính là hiện thân của nền dân chủ ở Hong Kong trong tương lai không xa

Một mơ ước cho Việt Nam.








Đà Nẵng – CTM Media – Ngày 11 Tháng 10 báo chí Việt Nam đăng tin về một vụ ngộ độc do ăn cá biển như sau:
Tối ngày 11 Tháng10, ông Nguyễn Văn Nhân cùng vợ Phạm Thị Kiều ở phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, ăn cơm tối xong thì vào phòng nằm nghỉ. Lát sau, sui gia tên Ba đến nhà rủ ông Nhân đi uống cà phê thì phát hiện con chó của ông bà Nhân đã chết.
Ông Ba gọi nhưng không có người đáp lại. Khi vào phòng ngủ thì thấy bà Kiều đã chết, còn ông Nhân bất tỉnh, sùi bọt mép. Ông Nhân sau đó được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Tổ trưởng khu nhà của ông Nhân cho biết trước đó bà Kiều đi chợ mua 5 con cá bã trầu về nấu cơm tối. Hai vợ chồng ăn 4 con, cô con gái ăn 1 con. Tuy nhiên cô con gái không có biểu hiện bất thường.
Đại tá Nguyễn Văn Hoa, Trưởng công an quận Liên Chiểu cho biết, phải căn cứ vào kết quả khám nghiệm tử thi và lời khai của ông Nhân mới làm rõ được nguyên nhân. Tuy nhiên Đại Tá Hoa cũng nói rằng, qua những dấu vết tại hiện trường, nhiều khả năng vợ chồng ông Nhân gặp nạn là do ngộ độc.
Từ khi xẩy ra vụ Công Ty Formosa xả thải khiến cả một vùng biển dài hơn 200 cây số dọc theo 4 tỉnh miền Trung bị nhiễm độc, đã có nhiều người bị chết hoặc bị ngộ độc trầm trọng vì ăn thuỷ – hải sản.
image001
Các quan chức tắm biển Đà Nẵng ngày 01Tháng 5
Để trấn an dân chúng,  hôm 1 và 2 Tháng 5, lãnh đạo một loạt các tỉnh miền Trung ra bãi biển tắm và tiệc tùng bằng hải sản trên bờ biển. Trong số các quan chức này có cả Bộ trưởng bộ Thông Tin – Truyền Thông, Bộ Y Tế. Tuy nhiên sau đó tất cả đều khoẻ mạnh. Dư luận đã đặt nhiều câu hỏi về xuất xứ thực sự của thuỷ – hải sản dành cho các quan chức cộng sản trong cuộc “biểu diễn” này, vì sau đó tình trạng dân chúng bị ngô độc mất mạng do ăn cua cá biển vẫn tiếp tục xẩy ra.
image003
Các quan chức tắm biển Cửa Việt hôm 22 Tháng 8
Đến trưa ngày 22 Tháng 8, ngay sau khi kết thúc hội nghị công bố hiện trạng môi trường biển bốn tỉnh miền Trung tại Thành phố Đông Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – môi trường Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – môi trường Võ Tuấn Nhân, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng cùng nhiều cán bộ lãnh đạo các ban ngành lại một lần nữa trình diễn màn ăn thuỷ sản và tắm biển ở Cửa Việt.
Tuy nhiên, khi được báo chí hỏi hải sản ở vùng biển ven bờ của bốn tỉnh miền Trung đã “sạch” chưa, thì Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết vẫn chưa nói chính xác được, mà phải có thêm kết quả nghiên cứu từ Bộ Y tế và Bộ NN&PTNT.
Đến nay, 2 tháng sau màn biểu diễn “tắm biển – ăn cá” nói trên, lại xẩy ra chuyện ông bà Nhân bị ngộ độc do ăn cá biễn,  và câu hỏi “biển đã an toàn chưa” vẫn chưa có câu trả lời.




Vụ Formosa ngày càng rắc rối



Vụ Formosa ngày càng rắc rối
Lữ Giang
Cuộc biểu tình ngày 2.10.2016 tại Hà Tĩnh được trang nhà Danlambao tường thuật lại với đầu đề “Hà Tĩnh nổi dậy, Formosa thất thủ, công an quân đội tháo chạy” đã làm người Việt đấu tranh ở hải ngoại phấn khởi, có người cho rằng ngày tàn của chề độ đã đến rồi. Nhưng vấn để không đơn giản như vậy.
Image result for Formosa biểu tình pictures
Các tài liệu mới được tiết lộ cho thấy vụ án Formosa là một vụ án rất phức tạp. Có thể nói, nhóm Nguyễn Tấn Dũng vì quá tham lam đã trúng kế của Formosa và để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Nhà cầm quyền đang dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để gỡ cái mớ bòng bong đó với cố gắng tránh biến loạn. Nhưng sau cuộc biểu tình của trên 10.000 dân Hà Tĩnh trước trụ sở của Formosa, nhà cầm quyền nghĩ rằng các tổ chức đấu tranh khác rồi cũng sẽ dựa vào cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường để phát động những cuộc nổi đậy, nên đang có những phương án ngăn chận mới. Việc Bộ Công An ban hành thông cáo ngày 7.9.2016 liệt đảng Việt Tân vào “tổ chức khủng bố” cũng nằm trong kế hoạch đó. Vụ bắt blogger Mẹ Nấm cũng vậy.
Sự im lặng của nhà cầm quyền trước các phong trào đấu tranh bảo vệ môi trường hiện nay là một sự im lặng có tính toán. Họ đã có sẵn các biện pháp có thể xử dụng khi các giải pháp họ áp đặt chẳng những không được hưởng ứng mà còn bị phản kháng mạnh hơn. Khi cần, họ có thể biến các phong trào bảo vệ môi trường thành những cuộc nổi dậy để thanh toán.
BIẾT NGƯỜI BIẾT TA
Binh pháp Tôn Tử có dạy: “Tri kỷ tri bỉ, bách chiến bách thắng" (Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng). Chúng tôi đã viết 10 bài phân tích những phức tạp của vụ án Formosa và phương thức đối phó để cho chính quyền thấy rằng các nhà đấu tranh đã nhận ra các thủ đoạn và các phương thức trấn áp của họ. Nhiều chuyên gia ở trong nước cũng đã cố gắng làm như vây. Ngày 5.10.2016, Danlambao đã đưa ra bài “Hỡi người biểu tình, hãy luôn cảnh giác...” để cảnh cáo về các thủ đoạn của chính quyền đang áp dụng. Tuy nhiên, nhiều người Việt hải ngoại vẫn coi “biểu dương khí thế” là sách lược hàng đầu, bất chấp mọi diễn biến. Có người còn đòi cả Hội Đồng Giáo Mục phải đứng lên lật đổ chế độ!
Muốn đối đầu với nhà cầm quyền, công việc trước tiên vẫn là phải tìm hiểu và đưa ra ánh sáng các kế hoạch và thủ đoạn gian trá mà chính quyền đang đưa ra để đánh lừa dư luận và vô hiệu hóa mọi sự chống đối.
Trong tuần qua, Tòa án huyện Kỳ Anh đã trả lại 506 đơn khởi kiện của các nạn nhân viện lý do “đơn và các tài liệu của người dân khởi kiện không đưa ra được tài liệu, chứng cứ chứng minh về những thiệt hại thực tế”. Đây là vấn đề chúng tôi đã tiên liệu trước trong bài “Đi kiện Formosa không dễ!” phổ biến ngày 29.9.2016, nhưng không ngờ Tòa án huyện Kỳ Anh đã hành động một cách ấu trĩ như vậy. Trình độ pháp lý của những người nắm cán cân công lý ở Việt Nam quá thấp.
 Tuy nhiên, vì trong tuần qua, một tài liệu mới liên quan đến vụ cá chết tại 4 tỉnh miền Trung được công bố đã cho chúng ta biết thêm một số dữ kiện cho thấy vụ án còn rất nhiều rắc rối, nên chúng tôi phải tạm gác lại vụ đi kiện và đề cập đến tài liệu này trước.
NHỮNG TIẾT LỘ MỚI
Ngày 15.7.2016, trên trang nhà The News Lens, ký giả Đào Huệ Trân ở Đài Loan đã công bố tài liệu về vụ Formosa Hà Tĩnh bằng tiếng Hoa, có lẽ do Công Ty Formosa cung cấp, được Vinhhuy Le dịch ra tiếng Việt. Tài liệu này cho chúng ta thấy rằng cuộc tranh luận giữa Formosa và chính quyền Việt Nam về vụ án cá chết rất gay cấn và tại sao chính phủ đã chọn giải pháp bồi thường như hiện nay.
Formosa tiết lộ rằng vào cuối tháng 5, sau cuộc điều tra, chính phủ đã cho Formosa biết việc xã thải là do nhà thầu phụ Hàn quốc POSCO thực hiện. Nhà thầu này khi súc rửa đường ống xả thải đã cho xả trực tiếp hơn 1.000 mét khối nước thải chưa qua xử lý, gây nên thảm họa cá chết, và yêu cầu Formosa Hà Tĩnh phải gánh chịu toàn bộ trách nhiệm.
Formosa cho rằng nếu chính phủ Việt Nam đã chính thức điều tra ra nhà thầu phụ POSCO vi phạm, thì chiếu theo hợp đồng, Formosa có quyền truy cứu trách nhiệm của nhà thầu phụ để đòi POSCO phải bồi thường. Do đó, Formosa yêu cầu chính phủ Việt Nam nêu tên công ty Việt Nam được nhà thầu phụ POSCO ủy nhiệm ra trên giấy trắng mực đen, để Formosa có chứng cứ đòi POSCO bồi thường. Nhưng nhà cầm quyền Việt Nam đã cự tuyệt [yêu cầu này] và nhấn mạnh: “Sự việc phát sinh trong khu vực nhà máy thì Formosa phải chịu trách nhiệm”. Formosa nhận định rằng việc này cho thấy rõ ràng phía Việt Nam không muốn xảy ra tranh chấp với công ty Hàn quốc để tránh việc có thể sẽ phải đưa nhau ra trọng tài quốc tế.

TÌM TÔNG TÍCH THỦ PHẠM
Theo tin từ thương nhân Đài Loan tại Việt Nam, Công ty Việt Nam UNICO là nhà thầu phụ, được Công ty POSCO của Hàn Quốc ủy nhiệm, đã sơ suất cho xả chất tẩy rửa ra ngoài. Theo hồ sơ theo dõi xả thải, tổng lượng chất tẩy rửa của nhà máy bị hao hụt hơn 1.000 tấn.
Đến đây chúng ta thấy rằng Formosa đã cho Công ty POSCO của Hàn Quốc phụ trách việc xã thải. Công ty này lại cho Công ty Việt Nam UNICO thầu lại!
Sau khi sưu tra tài liệu, chúng tôi được biết:
Công ty trách nhiệm hữu hạn POSCO E&C Việt Nam là một công ty phụ của Công ty POSCO E&C ở Hàn quốc, có trụ sở ở Lầu 7 Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Saigon. Công ty phụ trách việc thiết kế, chế tạo và lắp đặt kết cấu thép; chế tạo và lắp đặt hệ thống đường ống áp lực công nghiệp, v.v. Ngày 26.12.2013, ông Cho Yang Cook, Giám đốc thi công thuộc nhà thầu POSCO E&C và một số cá nhân người Việt Nam liên quan đã bị kỷ luật vì sai phạm trong khi thi công không đúng kích thước thiết kế hạng mục móng cột đở đoạn cầu Ruột Ngựa.
Còn Việt Nam UNICO là công ty nào? Có hai công ty khác nhau:
- Công Ty TNHH UNICO LOGISTICS VIETNAM của Hàn quốc, có trụ sở ở phòng 1201, tầng 12, Tòa Nhà Hàn Việt, Minh Khai, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội. Công ty phụ trách vận tải chuyên biệt kết hợp giữa dịch vụ tàu biển và đường sắt.
- Công ty UNICO VINA JSC của Việt Nam có trụ tở chính ở lầu 2 số 199 Điện Biên Phủ, Phường 15, Q. Bình Thạnh, Saigon, Giám Đốc là ông Nguyễn Đức Giang. Công ty có chức năng cung cấp không những thiết bị nâng, lắp đặt, bảo hành, mà còn bảo trì cho Ngành Cảng.
Chúng tôi chưa có đủ tài liệu để xác định Công Ty TNHH UNICO LOGISTICS VIETNAM, Công ty UNICO VINA JSC hay Công ty Việt Nam UNION nào khác đã lãnh thầu việc xây ống dẫn nước thải cho Formosa. Hiện nay chính phủ đang giấu kín công ty phụ này. Chúng tôi đợi hai công ty nói trên lên tiếng. Nếu họ im lặng, chính họ là thủ phạm.
 Công ty POSCO E&C của Hàn Quốc là một công ty nổi tiếng về hối lộ và tham nhũng, vì thế Việt Nam đã trở thành một địa bàn đắc địa nhất của họ. Đã có nhiều vụ điều tra và trừng phạt về tham nhũng và hối lộ của công ty này.
Thông thường, muốn trúng thầu một công tác hay một dịch vụ, người đứng thầu phải đưa cho người gọi thầu một số tiền hoa hồng (commission) bằng 15% trị giá công tác gọi thầu. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, số hoa hồng qua nhiều gian đoạn thường lên đến 35%. Những số tiền này phải được đưa trước khi được nhận công tác. Nếu nhà thầu tính thêm tiền lời của họ là 15%, số tiền để thực hiện công tác chỉ còn lại là 50%, vì thế không có công tác nào có thể thực hiện tốt được. Vụ hệ thống xã thải ở Formosa cũng nằm trong tình trạng đó.
Với hệ thống tham nhũng như vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy các cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà Nước người nào cũng có biệt thự, nhà lầu và xe hơi hạng sang, con được gởi đi du học ngoại quốc..,, Đó là cái được họ gọi đó là “tiến lên xã hội chủ nghĩa”!
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ VÀ HÌNH SỰ
Tài liệu nói rằng giới thương nhân Đài Loan ở Việt Nam cho biết, các nhân viên của Formosa Hà Tĩnh đã phàn nàn: Nếu quả thực do nhà thầu phụ sơ suất xả chất tẩy rửa ra ngoài thì chỉ là POSCO vi phạm hợp đồng với Formosa chứ không hề vi phạm pháp luật Việt Nam. Nhưng lập luận này của Formosa là ngụy biện.
- Về trách nhiệm dân sự, Công ty Formosa là cơ quan chủ quản phải chịu trách nhiệm về lỗi thiếu kiểm soát các cơ quan phụ thuộc như Công ty POSCO hay Công ty Việt Nam UNICO, gây thiệt hại cho những người khác, nên có trách nhiệm phải bồi thường. Sau khi bồi thường, Công ty Formosa mới kiện bắt Công ty POSCO trả lại số tiền bồi thường đó cho Formosa, sau đó Công ty POSCO sẽ đi kiện Công ty Việt Nam UNION để lấy lại số bồi thường đã trả cho Formosa.
- Về trách nhiệm hình sự, cá nhân nào có hành vi gây phương hại đến môi trường đều phải bị truy tố theo hình luật. Những người có trách nhiệm nhưng không kiểm soát cũng có thể bị truy tố.
Điều đáng ngạc nhiên là chính phủ chỉ cho điều tra về quản lý môi trường chớ không ra lệnh cho Viện Kiểm Sát mở cuộc điều tra, lập biên bản để truy tố những vi phạm luật môi trường. Phải chăng chính phủ muốn bao che?
Tài liệu còn cho biết nhà cầm quyền đã dùng các mánh mung gian xảo để thiết lập các bản phúc trình ngụy tạo, bắt buộc Công ty Formosa phải nhận tội và bồi thường 500 triệu USD, sau đó lại lập một phúc trình ngụy tạo khác để giải trách nhiệm cho Công ty Formosa. Đây là những vấn đề chúng tôi sẽ trình bày sau.
Ngày 13.10.2016
Lữ Giang









__._,_.___

Posted by: Lu Giang 

Nụ cười của Trịnh Văn Quyết và nước mắt của hàng vạn người dân

 
Trên khắp các mặt báo hiện nay đều đăng tải thông tin, ông Trịnh Văn Quyết mới đây đã lọt vào danh sách người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán với khối tài sản lên tới trên 10.000 tỷ đồng, chỉ sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Tập đoàn bất động sản FLC được Savills định giá ở mức trên 3 tỷ USD. Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nắm trong tay hàng loạt dự án BĐS quy mô lớn khắp cả nước như: 6 “siêu” quần thể khu nghỉ dưỡng và sân golf ở 6 tỉnh, thành chiếm quỹ đất lên tới 4.124 ha, 3.600 phòng khách sạn và hàng nghìn căn biệt thự với tổng mức đầu tư đăng ký lên tới 30.000 tỷ đồng cùng hàng loạt dự án nhà cao tầng đưa Trịnh Văn Quyết trở thành “ông trùm” địa ốc.

Nhiều tờ báo đã hết lời ca ngợi “tài năng” của vị tỷ phú trẻ tuổi này. Có rất nhiều bài viết kể về cuộc đời, sự thành công và giàu có của Trịnh Văn Quyết. Thậm chí có những bài viết và hình ảnh to vẽ những phát ngôn “bí quyết” mang tính quảng bá “triết lý kinh doanh” của đại gia này được đăng tải. Nhưng sự thật, sau ánh hào quang đó là gì.
Ông Trịnh Văn Quyết-Chủ tịch Tập đoàn FLC
FLC thu lợi lớn, dân rơi vào cùng quẫn
Trong khi Tập Đoàn Him Lam của Dương Công Minh đang gây bức xúc, ngang tai chướng mắt cho hàng triệu hành khách sân bay Tân Sơn Nhất khi xây sân golf trong lòng sân bay. Thì Tập đoàn FLC của Trịnh Văn Quyết lại đang gây bức xúc cho hàng vạn nông dân nghèo trên phạm vi cả nước.
FLC Sầm Sơn (Thanh Hóa): Khu nghỉ dưỡng cao cấp này được báo chí quảng bá rầm rộ là thiên đường nghỉ dưỡng phía Bắc, trị giá 5.500 tỷ dọc bờ biển Sầm Sơn đã đưa vào hoạt động giai đoạn 1, thu hút một lượng khách đột biến. Nhưng rất ít đài báo nào đề cập chuyện Tập đoàn FLC đã gây tội rất lớn đối với người dân nơi đây.
Khai trương quần thể du lịch FLC Sầm Sơn
Tập đoàn FLC còn tổ chức sự kiện “Gặp mặt nhà đầu tư” để quảng bá rầm rộ
Đầu tháng 3/2016, rất đông ngư dân Sầm Sơn đã biểu tình phản đối việc Tập đoàn FLC phá sạch rừng phòng hộ ven biển làm sân golf và cấm biển, ngăn chặn bà con không thể đánh bắt cá, cào ngao. Thậm chí FLC chiếm luôn bến đậu của ngư dân. Không còn kế sinh nhai, khi chăn nuôi không có, nông nghiệp không, bờ biển bị chiếm, người dân nơi đây vô cùng phẫn nộ, giận dữ.
Dân vây UBND tỉnh đòi trả lại biển Sầm Sơn

Các hộ dân ở đây thực sự rơi vào cảnh cùng quẫn, bấn loạn. Họ kéo lên đòi gặp lãnh đạo tỉnh trình bày. Tối về lại vắt chân lên cổ chạy xe, bán hàng rong để có tiền gửi đơn kêu cứu. Những ngư dân chất phác này đang đứng trước thách thức quá lớn.
Ngư dân mang theo các biểu ngữ đòi lại bãi biển Sầm Sơn
Hơn nữa, UBND thị xã Sầm Sơn đã ráo riết tiến hành cưỡng chế lấy đất của 12 hộ dân thuộc thôn Hồng Thắng (xã Quảng Cư) giao cho Tập đoàn FLC. Hàng chục hộ dân rơi vào tình cảnh cùng quẫn. Việc cưỡng chế này có rất nhiều khuất tất khiến dư luận bức xúc cho rằng, Thanh Hoá đang cố tình dùng sức mạnh chính quyền tiếp tay cho FLC “cướp không” đất ở của dân làm biệt thự bán với giá “đất vàng”. Người dân thiệt đủ đường khi đất cha ông bị lấy, còn Tập đoàn FLC thu lợi lớn.
Nhiều diện tích rừng phòng hộ ven biển Sầm Sơn đã bị FLC phá sạch.
“Tôi không biết trên đất nước mình có nơi nào như vậy hay không? Nhà dân đang ở, doanh nghiệp đã phân lô trên giấy để bán nền thu lợi hàng nghìn tỉ?” – ông Ngô Hữu Dương – hộ dân bị cưỡng chế – cay đắng nói.
Các hộ dân chỉ được nhận đền bù với giá từ 1,2 đồng/m2. Trong khi đó, không phải đầu tư gì vì đường sá, tỉnh Thanh Hoá đã bỏ ngân sách ra làm, Tập đoàn FLC rao bán ngay chính mảnh đất ấy với giá từ 30 – 60 triệu đồng/m2. “Nếu DN nào cũng có thể kinh doanh theo kiểu bán nhà người khác thế thì đất nước mình sẽ như thế nào?” – ông Dương lại đau đáu hỏi. “Để lại đất vàng, nhà cửa với giá bèo bọt 1,2 triệu/m2, vào khu tái định cư phải mua tới 4 triệu đồng/m2. Còn gì đau đớn hơn” – ông Lường Văn Ngọc (hộ dân bị thu hồi) chua chát.
Ngư dân Sầm Sơn tập trung tại bến thuyền phản đối quyết định thu hồi của tỉnh Thanh Hoá.
Việc phát triển Sầm Sơn hiện đại là cần thiết. Nhưng những gì người dân được nhận là quá cay đắng và tàn nhẫn. Đất đai, nhà cửa được cha ông họ gầy dựng từ hàng trăm năm trước. Nơi đây là đầu sóng ngọn gió hứng chịu bão tố, bom đạn, cha ông họ đã kiên cường trồng phi lao chắn cát, cầm súng giữ đất mới có ngày hôm nay. Vậy mà, Tập đoàn FLC được chống lưng thực hiện dự án sân golf, khách sạn đã chiếm hết nhà cửa ruộng vườn của dân.
FLC Resort Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) : Không chỉ chặn đường mưu sinh của ngư dân Thanh Hoá, Tập đoàn FLC còn thâu tóm nhiều lô đất nông nghiệp bờ xôi ruộng mật, những khu đồi vàng, cho Dự án Resort FLC tại Vĩnh Thịnh, để lại đằng sau bao nỗi lo lắng, bức xúc về một tương lai đầy bất ổn cho người nông dân.
FLC Vĩnh Thịnh Resort khai trương 1, khởi công giai đoạn 2
Dự án Quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Vĩnh Phúc đã giải ngân gần 1.000 tỷ đồng và đưa vào hoạt động giai đoạn 1. Nhưng người dân đã phát hiện sự việc động trời khi giai đoạn 2 của dự án này ngang nhiên khởi công khi chưa được phê duyệt.
Ông Lỗ Văn Tước – Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai (Sở TNMT Vĩnh Phúc) cho biết, Một dự án lên đến 250ha, nhưng tổng đầu tư chỉ 4.600 tỷ, số tiền này không đủ giải phóng mặt bằng, chứ nói gì đến xây dựng các công trình. Trước khi tổ chức khánh thành giai đoạn 1 và khởi công giai đoạn 2, tôi cũng đã nói với FLC: “Sao chưa có đất, chưa giải phóng mặt bằng mà đã khởi công rồi… làm như vậy là sai, nhưng không hiểu sao họ vẫn tự ý làm”.
Ông Lê Nguyễn Thành Trung – Chánh văn phòng UBND huyện Vĩnh Tường cho biết, dự án sẽ “ăn” vào phần lớn đất của xã Vĩnh Thịnh. Đây là xã trọng điểm về chăn nuôi của huyện. Hiện các hộ nuôi khoảng 6.300 con bò sữa và hàng trăm con bò thịt, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động. Hiện đa số người dân đều không muốn “nhường” đất cho dự án.
Chị Sáu lo âu trước viễn cảnh sẽ mất đất trồng cỏ để nuôi đàn bò sữa – nguồn sống duy nhất của gia đình. Ảnh: G.T
Có đến Vĩnh Thịnh những ngày này mới thấy bầu không khí ngột ngạt, lo sợ đến tức tưởi của người dân trong vùng. Trước nguy cơ Resort Vĩnh Thịnh giai đoạn 2 nuốt toàn bộ đất của một số xã lân cận với hàng nghìn ha, chị Nguyễn Thị Sáu, 45 tuổi, ở thôn An Lão cho biết: “Mất đất trồng cỏ thì bò chỉ có mang thui, dân sống nhờ vào bò, bò chết thì người cũng chết. Dự án FLC lấy đất, sinh kế lâu dài bị tước đoạt, thử hỏi hàng vạn người dân trong vùng sẽ sống bằng gì? Mà nghèo thì sinh ra đạo tặc, những bất ổn xã hội đều phát sinh từ nghèo đói, hay vô công rồi nghề, thử hỏi lúc đó người dân có bắt đền được doanh nghiệp không? Các cấp chính quyền thử đặt vào vị trí của người dân chúng tôi xem, mất đất rồi, chúng tôi làm gì để ăn, mà nông dân không trồng trọt, chăn nuôi thì biết làm gì?”
Chứng kiến lễ khởi công hoành tráng này, bà Hoàng Thị Ngà (thôn An Lão Xuôi) nói: “Đất vẫn đất của dân, hoa màu vẫn của dân, FLC đã chiếm, đền bù đồng nào đâu mà khởi công. Tôi không hiểu họ khởi công là khởi công cái gì?”.
Bà Nguyễn Thị Đa (thôn An Lão Xuôi) nói: “Tôi đang trồng 3 sào cỏ và nuôi 20 con bò, lãi từ 20 – 25 triệu đồng/tháng. Nhờ có bò mà gia đình tôi đã có của ăn của để, bây giờ lấy hết đất, thì chúng tôi lấy cỏ đâu để nuôi bò. Làm nông nghiệp mà không có đất thì sống bằng gì?”. Còn ông Đặng Văn Sinh(57 tuổi, cùng thôn), tỏ ra cương quyết: “Tỉnh đã phê duyệt vùng chăn nuôi, vận động dân trồng cỏ, nuôi bò, khi chúng tôi vừa quen nghề, có thu nhập, sao giờ lại cho Tập đoàn FLC lấy đất làm resort. Chúng tôi biết làm gì khi đất đai bị FLC thôn tính hết?. Con cháu tôi biết lấy gì để mưu sinh, tôi già rồi biết chuyển đổi nghề gì?”. Cô Hoàng Thị Ngà (thôn An Lão Xuôi) mặc dù không muốn “nhượng đất” cho FLC, song trước sức ép của chính quyền bà vẫn phải “nhượng”.
Cùng hoàn cảnh với ông Sinh, bà Ngà, ông Đặng Văn Quốc cương quyết rằng: “Nếu dự án của Nhà nước thì tôi đồng ý, nhưng dự án của doanh nghiệp tôi không đồng ý nhượng đất. Tôi nuôi bò, không có đất trồng cỏ thì lấy gì nuôi bò”.
Ông Đặng Văn Sinh (xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) lo lắng sẽ mất nguồn sống. Ảnh: V.T
Luật sư Nguyễn Anh Tuấn – Giám đốc Công ty Luật Đại Nam Hà Nội cho rằng “Những sai phạm hiện hữu của FLC cho thấy việc UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra Quyết định 164/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch là vội vàng, hợp lý hóa cho những sai phạm của FLC. Việc làm này sẽ tạo nên tiền lệ xấu”
Việc làm ngang ngược và thâu tóm đất nông nghiệp của FLC khi chưa bàn với người dân đã và đang bị người dân phản đối kịch liệt. Khi người dân gặp ông Nguyễn Văn Trì – Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc thì ông Trì đã từ chối, với lý do: “Bận tiếp khách”.
Sau khi chiếm hơn 7 ha đất nông nghiệp để xây dựng Vĩnh Thịnh Resort, Tập đoàn FLC lấy thêm 256,8822 ha đất nông nghiệp ở các xã Vĩnh Thịnh và An Tường để thực hiện giai đoạn hai của dự án....
Đất Vĩnh Thịnh là nơi chôn rau cắt rốn của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC. Nói là mang tiền về để xây dựng quê hương, nhưng ông ta phớt lờ lợi ích và mưu sinh của người dân, phạm phải điều cấm kỵ. Với các dịch vụ nghỉ dưỡng, sân golf, ăn chơi, hưởng thụ cao cấp thì thử hỏi hàng ngàn nông dân nghèo được lợi ích gì hay chỉ là sự kệch cỡm phục vụ những ông chủ giàu có giữa những làng quê đói nghèo.
FLC Hạ Long (Quảng Ninh): Sau dự án FLC Sầm Sơn chặn đường mưu sinh của ngư dân, những lình xình tại dự án FLC Resort Vĩnh Thịnh, đến lượt FLC Hạ Long (224 ha tổng mức đầu tư 3.400 tỷ) cũng bộc lộ nhiều chiêu bài khuất tất động trời, tiếp tục gây bức xúc cho người dân.
FLC Hạ Long khởi công
Hàng chục hộ dân đã phải gác lại công việc mưu sinh để dọn dẹp bùn đất.
Sáng 4/8 vừa qua, người dân sinh sống tại khu dân cư và trường tiểu học thuộc khu 3, phường Hà Trung, TP Hạ Long rơi vào tình cảnh khốn khổ vì bùn đất từ dự án sân golf của FLC đổ xuống, bùn chảy ngập đường xá, nhà cửa.
Người dân khốn khổ vì sống trong cảnh ngập ngụa bùn đất từ dự án FLC
Ông Nguyễn Văn Tuyền (60 tuổi) bức xúc, “Gia đình tôi đã sinh sống gần 30 năm tại đây và chưa bao giờ bị ngập lụt bùn đất. Thế nhưng kể từ khi dự án của FLC khởi công thì cả khu lãnh đủ. Họ phá hết cây cối, đào xới đất rừng, nên nước mưa mới cuốn bùn đất xuống”. Bà Trần Thị Hà (50 tuổi) cũng cho biết,“Cả khu có gần 200 hộ, bùn đất tràn hết vào nhà dân khiến sinh hoạt bị đảo lộn”. Còn theo bà Phạm Thị Loan (55 tuổi), nhà nào trong khu cũng bị bùn đất tấn công, đồ đạc trong nhà bị hư hỏng nặng vậy mà FLC để mặc sống chết dơ bẩn cho hơn trăm hộ dân.
Nhiều đồ dùng trong nhà bị hỏng nặng do ngập bùn đất
Ngoài ra, ông Vũ Ngọc Bình – Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.Hạ Long cho biết:“Theo thiết kế phê duyệt, dự án chỉ có 158ha chứ không phải 224ha như FLC công bố. Tỉnh yêu cầu, nên chúng tôi đã bàn giao 80ha để phía FLC triển khai”. Ông Bình cũng cho biết, theo quy hoạch, dự án sẽ “ăn” hơn 100ha rừng. Một lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh (đề nghị giấu tên) cho biết: “FLC đang tiến hành san rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Tỉnh ưu ái cho Tập đoàn FLC khởi công trước rồi hoàn thiện thủ tục sau, ngành kiểm lâm cũng chỉ làm theo chỉ đạo”. Tuy nhiên, khi đề nghị cung cấp quyết định phê duyệt và biên bản bàn giao đất cho Tập đoàn FLC thì ông Bình tỏ ra rất lúng túng. Khi hỏi số quyết định và ngày tháng ký quyết định thì ông Bình im lặng.
Dự án sẽ “ăn” hơn 100ha rừng
Trước tình trạng phá rừng tràn lan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tổ chức một cuộc họp rất lớn và tuyên bố “đóng cửa rừng” trên cả nước. Vậy ai đã chống lưng cho FLC ngang nhiên phá rừng làm sân golf.
Trước cơn bão “Thần Sấm”, Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã có chuyến thị sát FLC Hạ Long với nụ cười mãn nguyện. Nhưng hình ảnh đó không ngăn nổi bùn đất đổ ập xuống người dân khi cơn bão đã cuốn trôi tất thảy.
Khoảng 17h15 hôm nay 29.5, trên cánh rừng tập đoàn FLC đang thi công dự án sân golf Hạ Long Quảng Ninh bốc cháy ngùn ngụt.
trên cánh rừng tập đoàn FLC đang thi công dự án sân golf Hạ Long Quảng Ninh bốc cháy ngùn ngụt.
Người dân Hạ Long đang phải nếm trái đắng từ dự án FLC Hạ Long với nỗi hoảng sợ và tai họa thường trực ập tới. Dân nghèo sẽ được gì từ dự án này, có chăng đó chỉ là những tiếng than vọng vào hư không khi bất lực trước lũ bùn của sự vô trách nhiệm từ chính quyền và FLC.
FLC Quảng Bình: Dự án quần thể nghỉ dưỡng ven biển này cách TP Đồng Hới khoảng 25 km về phía Nam thuộc xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, có diện tích lên đến 1.900 ha, bao gồm hơn 1.000 căn biệt thự, khách sạn 5 sao 600 phòng, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ, các khu giải trí cao cấp.
Hàng ngàn người dân xã Hải Ninh nơi triển khai dự án FLC Quảng Bình đã tập trung phản đối khi dự án này khởi công vào tháng 4-2016 - Ảnh: QUỐC NAM
Sự kiện Dự án FLC Quảng Bình khởi công bất thành ngày 24/4/2016 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối làm ăn bất chấp mọi thứ của FLC. Chiều 26/4, hàng trăm người dân lại tập trung tại các điểm thi công dự án để biểu tình phản đối. Nhiều người dân cho rằng, việc FLC xây dựng khu nghỉ dưỡng đã chiếm đất sản xuất và đất ở của họ.
Người dân tụ tập rất đông ở địa điểm khởi công dự án,
Ông Lê Quang Vĩnh (46 tuổi, trú thôn Cừa Thôn) cho biết, “Người dân kéo đến là do bức xúc, tôi thấy chính quyền thực hiện chưa đầy đủ khi dự án triển khai nhưng người dân không hề nhận được văn bản hoặc thông báo”. Theo nông dân này, FLC xây khu nghỉ dưỡng trên vùng đất mà người dân Hải Ninh đã sinh sống, khai hoang từ hàng trăm năm nay.
Hàng trăm người dân tập trung tại khu vực dự án chiều 26/4.
FLC Quy Nhơn (Bình Định): Mới đây, một đoàn 16 nhà báo quốc tế đã đến thị sát sân golf FLC Quy Nhơn, và đánh giá đây là một trong những sân golf đẹp nhất châu Á trị giá 7.500 tỷ đồng. Nhưng, rất ít báo đài đề cập đến nỗi bức xúc của người dân nơi đây, khi họ bị ném ra khỏi chính mảng đất cha ông mà họ gắn bó bao đời nay một cách tàn nhẫn.
Lễ khai trương FLC Quy Nhơn Golf Links và khánh thành FLC Resort Quy Nhơn có đầy đủ các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Bình Định
Trái với nỗi khổ của người dân, Khu sân Golf, Resort khách sạn du lịch FLC Nhơn Lý, Quy Nhơn xây dựng nhanh như ăn cướp, PR gần như phủ sóng toàn cầu. Đêm nhạc hát với Thanh Tùng toàn ca sĩ nổi tiếng. Cuộc thi bán kết Hoa Hậu Hoàn Vũ chân dài trắng muốt biển quê, các quan trên comle đầy đủ.
Bãi biển ngàn đời của dân bị rào lại bằng hàng rào kẽm gai như thời chiến. FLC chiếm riêng góc trời, đường đi phía trước bãi biển cũng bị FLC cấm luôn người qua lại, bắt dân phải đi đường khác. Đường kiếm cơm của ngư dân Nhơn Lý hoàn toàn bị cắt đứt. Ông Nguyễn Tấn Dũng – Chủ tịch UBND xã Nhơn Lý cho biết: “FLC ngăn đường khiến nhiều người dân bức xúc, phản đối và yêu cầu FLC phải ngay lập tức trả lại đường cũ cho dân”. Khi người dân phản đối, họ tháo gỡ hàng rào kẽm gai, nhưng ban đêm lại âm thầm trồng gai xương rồng làm rào chắn ngang chạy dài xuống biển. Dân thấy chướng mắt và không thể nhẫn nhịn được nữa, bèn kéo lên đào và phá sạch hàng rào của những kẻ vô lương tri dựng lên để cướp biển.
Người dân dọn
Một ngư dân tên Viện ở Nhơn Lý nói rằng, đáng sợ nhất là người dân đã sống và làm chủ nhiều đời trên bán đảo này bỗng chốc trở thành những người khách nghèo của bán đảo, bị chèn ép đủ điều. Mảnh đất nhiều đời khai phá và xây dựng, làm tổ ấm của nhiều gia đình, dòng tộc, bỗng chốc bị FLC đuổi đi nơi khác.
Người dân dọn xương rồng
Người dân dọn xương rồng
Dường như tiếng kêu oan ức của người dân thành phố Qui Nhơn và người dân Nhơn Lý, Nhơn Hội vẫn lọt thỏm giữa sóng biển, bão bùng. Lòng người ngày càng trở nên khô khốc, trơ cạn bởi luôn phải đấu tranh và chịu đựng cay đắng, bất an từ FLC và sự vô cảm của chính quyền nơi đây.
Tham vọng sở hữu những cao ốc
Không chỉ dừng lại ở đó, ông Trịnh Văn Quyết còn tham vọng sở hữu những cao ốc tại một số thành phố lớn như tháp đôi FLC Quy Nhơn cao 30 tầng trên khu đất 1,7 ha ngay giữa trung tâm thành phố biển này; Tháp đôi 50 tầng trên khu đất UBND cũ của thành phố Hạ Long; Tòa nhà phức hợp FLC Complex 36 Phạm Hùng, cao 39 tầng; 2 tòa tháp cao 50 tầng và 38 tầng FLC 265 Cầu Giấy; Tổng cộng, FLC đang xây dựng tổng cộng 14 toà nhà trên địa bàn Hà Nội, với tổng mức đầu tư trên 10.000 tỷ đồng, đó là chưa tính Khu đô thị Garden City quy mô 8 ha tại Nam Từ Liêm.
Nhưng cũng thời điểm này, giống như các dự án xây dựng không cần giấy phép ở các tỉnh thành kể trên, Trịnh Văn Quyết ngang nhiên thách thức cơ quan chức năng Hà Nội khi vi phạm trật tự xây dựng tại nhà riêng B12- BT6 (Khu đô thị Mỹ Đình 2) và “đại dự án” FLC Green Home tại 18A Phạm Hùng xây dựng không cần cấp phép trước sự ngỡ ngàng của dư luận.
FLC Green Home xây dựng không phép
FLC đã và sẽ thu lợi bất chính nhiều tỷ đồng bằng những việc làm trái pháp luật. Nhưng thật lạ kỳ, ở mỗi vụ việc như vậy, dường như các cơ quan có trách nhiệm đều “tê liệt” trước các sai phạm.
Giống bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, FLC đã dùng nhiều thủ đoạn chiếm đất nông nghiệp của nông dân để xây nhiều khu công nghiệp lớn, đáng chú ý như KCN FLC Hoàng Long (Thanh Hoá), 300 ha, tổng mức đầu tư 2.317 tỷ đồng; KCN Tam Dương II Vĩnh Phúc, quy mô hơn 400 ha với tổng mức đầu tư 2.310 tỷ đồng.
Khởi công Khu công nghiệp FLC Hoàng Long.
Với khối tài sản FLC được Savills định giá trên 3 tỷ USD và không ngừng tăng bằng việc tiếp tục đưa nhiều dự án vào hoạt động nhờ “cướp đất” của dân, rất có khả năng, Việt Nam sẽ có thêm một tỷ phú được forbes vinh danh.
Không thiếu những thuyết âm mưu đặt câu hỏi: Ngân hàng nợ xấu gia tăng, quốc khố thì eo hẹp, nhưng tiền ở đâu giải ngân nhanh chóng để FLC xây dựng đồng loạt trên mọi miền đất nước nhanh vậy. Có hai khả năng: Thứ nhất họ liên doanh bí mật với các tập đoàn nước LẠ. Thứ hai có quỹ rửa tiền đen bất hợp pháp của sân sau các quý ngài?.
Ngư dân bức xúc đặt một loạt câu hỏi cho lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa
Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Quy Nhơn… đi đến đâu FLC cũng được ưu đãi và xây dựng nhanh như xếp đồ nhựa, nhưng dân ở đó đều phải rên xiết, kêu than thiệt hại mất đất, mất biển và bị đuổi dồn như những người dân hạng ba dưới đáy của xã hội. Nơi nào có FLC, nơi đó có tiếng kêu ai oán của người dân vì những quyền lợi tối thiểu bị cưỡng đoạt. Lãnh đạo địa phương gần như chỉ đứng hết về phía FLC. Phải chăng đằng sau tập đoàn này là những NGÀI lông lá khó chạm vào?.
Người dân ngồi, nằm la liệt dưới lòng đường để phản đối FLC
Gửi những du khách khi đến các khu nghỉ dưỡng của FLC: Bạn có tiền, chẳng ai cấm được bạn đến những nơi đó hưởng thụ, nhưng hãy nhớ, dưới cái giường khách sạn bạn nằm, dưới lớp cỏ bạn đánh golf, dưới căn biệt thự bạn nghỉ ngơi, là mồ hôi, nước mắt và nỗi oan ức của bao đời dân nghèo đấy.
Gửi các báo đài, đặc biệt là hàng loạt tờ báo lớn đang huy động cả bộ máy phóng viên viết bài kêu gào, khóc lóc và làm tất cả để đòi quyền lợi cho nhà báo Trần Quang Thế, người cũng vi phạm nhiều lỗi. Nhưng tôi chẳng thấy đâu các bài báo lên án tập đoàn này để đòi công bằng cho hàng ngàn người dân đang cùng quẫn kia. Có chăng chỉ là tiếng nói của vài tờ báo nhỏ bảo vệ cho quyền lợi của nông dân lên tiếng mà thôi. Phải chăng tiền của FLC đã bịt miệng, che mờ mắt các phòng ban quảng cáo của nhiều báo đài rồi ?
Chia sẻ về thành công của FLC, ông Trịnh Văn Quyết từng tiết lộ “bí quyết lúc nửa đêm” để hoàn thành các dự án. Ông nói, đầu tư vào mỗi dự án là một “trận đánh”, lãnh đạo phải là một “chiến tướng”, thậm chí ở FLC còn có cả đội phản ứng nhanh. Ông nói đúng, có thể nụ cười và bí quyết của ông sẽ là “bài học quý giá” cho những doanh nhân tham vọng, nhưng trong những “trận đánh” ấy tôi thấy có cả máu và nước mắt của hàng vạn người dân đang rên xiết, nguyền rủa.
Công Minh

Nụ cười của Trịnh Văn Quyết và nước mắt tức tưởi của hàng vạn người dân

Trên khắp các mặt báo hiện nay đều đăng tải thông tin, ông Trịnh Văn Quyết mới đây đã lọt vào danh sách người gi...




Do Thi Thuan 
****************************************
http://thongthienhoc.net/FORMOSA.JPG
__._,_.___

Posted by: Thuan Do 

Tòa án Việt Nam quá yếu quyền trong vụ kiện Formosa?

 

http://dcvonline.net/wp-content/uploads/2016/10/babui_06102016.jpg

Tòa án Việt Nam quá yếu quyền trong vụ kiện Formosa?

Luật sư Ngô Ngọc Trai gửi cho BBC từ Hà Nội
  • 8 giờ trước
Biểu tình chống Formosa ở Đài Loan
Hơn 500 ngư dân Kỳ Anh đã kiện Formosa về thảm họa môi trường
Mới đây Tòa án thị xã Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh đã trả lại 506 đơn kiện của bà con ngư dân trước đó đã khởi kiện Formosa yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Lý do tòa án trả lại đơn kiện được cho là vụ việc đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 1880 ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.

Sự việc này có thể được phân tích thành dẫn chứng cho thấy tòa án Việt Nam quá yếu quyền.

Thứ nhất:
Chủ thể gây ra thảm họa cá chết là Formosa và người bị thiệt hại là bà con ngư dân, cho nên trong khi người dân chưa nhận được bồi thường thì việc các ngư dân khởi kiện Formosa là hoàn toàn đúng sự việc, đúng đối tượng. Nếu tòa án không quá yếu kém thì đương nhiên phải thụ lý giải quyết.

Nếu tòa án mạnh thì tòa án sẽ coi Chính phủ cũng chỉ là một chủ thể tham gia vào các giao kết trong đời sống xã hội mà thôi, và Chính phủ cũng có các quyền và nghĩa vụ dân sự, nếu Chính phủ làm sai sẽ phải bồi thường (hiện đã có Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước chính là nhằm giải quyết cho các trường hợp Chính phủ làm sai).

Việc trước đó Chính phủ đứng ra nhận khoản tiền 500 triệu USD của Formosa để dùng vào việc đền bù cho ngư dân, sẽ khiến tòa án triệu tập người đại diện của Chính phủ với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. 

Tòa án sẽ làm rõ vì sao Chính phủ nhận tiền đền bù của Formosa rồi mà lại chậm trễ trả cho bà con, và nếu bà con có ý kiến khác về mức bồi thường thì tòa án sẽ đánh giá xác định thiệt hại để yêu cầu Formosa phải chịu tăng thêm khoản mức bồi thường.

Đó là cách làm hợp lẽ đúng đắn. Tuy vậy tòa án Việt Nam lại không thụ lý vụ kiện.

Thứ hai:
Nếu tòa án mạnh thì tòa án phải có thẩm quyền phán xét về tính hợp pháp đúng sai trong việc làm của Chính phủ. Tức là các việc làm và quyết định của Chính phủ có thể là đối tượng bị tòa án xem xét đánh giá nhất là trong trường hợp người dân khởi kiện do bị xâm phạm quyền lợi.
Nhưng hiện tòa án Việt Nam không có thẩm quyền này. Theo quy định của Luật tố tụng hành chính thì tòa án chỉ được quyền giải quyết đối với các quyết định từ cấp Bộ trưởng trở xuống mà thôi, còn đối với quyết định của Thủ tướng hoặc Chính phủ thì tòa án không có thẩm quyền giải quyết.

Ví như khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 1880 chỉ tính bồi thường thiệt hại cho ngư dân trong thời gian tối đa là 6 tháng, từ tháng 4 năm 2016 đến hết tháng 9 năm 2016 thì nếu người dân không đồng ý cũng không khiếu nại hay khởi kiện được và tòa án không có thẩm quyền giải quyết một vụ kiện như vậy.


Luật đã quy định như thế rõ ràng đã giới hạn thẩm quyền của Tòa án trước Chính phủ.

Thứ ba:
Nếu tòa án mạnh thì Chính phủ sẽ không lạm quyền làm thay những việc vốn dĩ thuộc về tòa án, ví như việc xác định lỗi, mức độ thiệt hại và bồi thường.

Về nguyên tắc việc xác định mức độ lỗi và buộc bên này bồi thường cho bên kia là công việc của tòa án. Vậy nhưng trong trường hợp Formosa Chính phủ lại làm việc này, điều này liệu đã hợp lý?

Có phải lỗi hoàn toàn thuộc về Formosa? Trách nhiệm của cơ quan quản lý môi trường ở đâu? Cơ quan này đã có lỗi trách nhiệm quản lý thế nào để Formosa vi phạm gây thiệt hại? Cơ quan này đã yếu kém trong xử lý sự cố thế nào khiến cho thiệt hại không được ngăn ngừa giúp hậu quả ít hơn?
Dọn bãi biển ở Hà Tĩnh
Người dân tiếp tục phải xử lý hậu quả
Về mức độ thiệt hại thì dựa vào cơ sở nào Chính phủ áp mức bồi thường cho mỗi người lao động bị mất thu nhập là 2.910.000đ/người/tháng?

Chính phủ đã lấy ý kiến người dân khi đưa ra mức giá bồi thường chưa? 

Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Quyết định của Thủ tướng được coi là một văn bản quy phạm pháp luật, và khi ban hành thì phải tham khảo ý kiến của người dân bị ảnh hưởng. Vậy các ngư dân có được tham khảo lấy ý kiến khi ban hành Quyết định 1880 chưa?

Và cứ cho mức bồi thường đó là hợp lý đi thì liệu có còn cách giải quyết nào khác? Phải chăng việc Chính phủ giải quyết là giải pháp khả dĩ nhất áp dụng cho vụ việc lớn phức tạp này?

Thực tế vẫn có thể lựa chọn cách giải quyết khác đó là cho người dân cơ chế đại diện ủy quyền để khởi kiện tập thể. Khi đó vụ việc dù phức tạp rộng lớn nhưng cũng chỉ có một hoặc một vài vụ kiện mà thôi (áp dụng cho trường hợp có ngư dân muốn kiện riêng).

Việc lựa chọn con đường tòa án như thế là có thể và đó là cách làm đúng với bản chất vụ việc, làm thế sẽ giúp phát huy ích lợi của giải pháp tòa án mà giải pháp chính phủ không thể nào có được.

Vì dù kết quả người dân nhận được là như nhau nhưng cơ chế giải quyết của Chính phủ vẫn khác so với cơ chế làm việc của Tòa án, mà qua đó phẩm hạnh đạo đức công dân có được trui rèn và công lý có được hiển lộ hay không.

Cơ chế ra quyết định của chính phủ luôn mang tính áp đặt buộc người ta phải chấp nhận. Trong khi cơ chế làm việc của tòa án dân chủ hơn và lắng nghe ý kiến các bên. Việc người dân được lên tiếng đưa ra yêu cầu ở một phiên xử công khai chính là cách để người dân thụ cảm được cái gì là công lý chính nghĩa.

Quá yếu quyền

Trên đây chỉ là phân tích dẫn chứng từ một vụ kiện thực tế mà thôi.
Trong thực tế có nhiều dẫn chứng khác cho thấy tòa án Việt Nam quá yếu quyền.

Ví như xét trong hệ thống chính trị hiện tại, người đứng đầu ngành tòa án cả nước chỉ là một vị ủy viên Trung ương Đảng cộng sản, ngang quyền với khoảng 200 vị khác, trong khi bên trên còn có hàng chục ủy viên Bộ chính trị mà người đứng đầu ngành tòa án phải chấp hành.

Trong khi các nước theo hệ thống tam quyền phân lập thì tòa án nắm quyền tư pháp là một đối trọng lớn quyền, ngang ngửa với Quốc hội nắm quyền lập pháp và Chính phủ nắm quyền hành pháp.

Ở Việt Nam không theo hệ thống tam quyền phân lập mà các cơ quan thực hiện công việc theo cơ chế phân công phối hợp, nhưng phạm vi được phân công và trao quyền của tòa án ở mảng tư pháp lại quá hạn hẹp so với hành pháp.

Dẫn đến nhiều vụ việc có tính chất thuộc về tư pháp nhưng lại được hành pháp giải quyết ví như việc ban hành Quyết định 1880 trong vụ việc Formosa nêu trên.

Khi đó thiết chế tòa án đã không phát huy được chức năng tác dụng trong việc quản trị đời sống xã hội, giúp thúc đẩy tiến bộ và phát triển.

Bài phản ánh quan điểm và văn phong của tác giả, giám đốc Công ty luật Công chính.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List