Vụ Formosa ngày
càng rắc rối
Lữ Giang
Cuộc biểu tình ngày 2.10.2016 tại Hà Tĩnh được trang nhà Danlambao
tường thuật lại với đầu đề “Hà
Tĩnh nổi dậy, Formosa thất thủ, công an quân đội tháo chạy”
đã làm người Việt đấu tranh ở hải ngoại phấn khởi, có người cho rằng ngày tàn
của chề độ đã đến rồi. Nhưng vấn để không đơn giản như vậy.
Các tài liệu mới được tiết lộ cho thấy vụ án Formosa là một vụ án
rất phức tạp. Có thể nói, nhóm Nguyễn Tấn Dũng vì quá tham lam đã trúng kế của
Formosa và để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Nhà cầm quyền đang dùng nhiều thủ
đoạn tinh vi để gỡ cái mớ bòng bong đó với cố gắng tránh biến loạn. Nhưng sau
cuộc biểu tình của trên 10.000 dân Hà Tĩnh trước trụ sở của Formosa, nhà cầm
quyền nghĩ rằng các tổ chức đấu tranh khác rồi cũng sẽ dựa vào cuộc đấu tranh
bảo vệ môi trường để phát động những cuộc nổi đậy, nên đang có những phương án
ngăn chận mới. Việc Bộ Công An ban hành thông cáo ngày 7.9.2016 liệt đảng Việt
Tân vào “tổ chức khủng bố” cũng nằm trong kế hoạch đó. Vụ bắt blogger
Mẹ Nấm cũng vậy.
Sự im lặng của nhà cầm quyền trước các phong trào đấu tranh bảo vệ
môi trường hiện nay là một sự im lặng có tính toán. Họ đã có sẵn các biện pháp
có thể xử dụng khi các giải pháp họ áp đặt chẳng những không được hưởng ứng mà
còn bị phản kháng mạnh hơn. Khi cần, họ có thể biến các phong trào bảo vệ môi
trường thành những cuộc nổi dậy để thanh toán.
BIẾT
NGƯỜI BIẾT TA
Binh pháp Tôn Tử có dạy: “Tri
kỷ tri bỉ, bách chiến bách thắng" (Biết
người biết ta, trăm trận trăm thắng). Chúng tôi đã viết 10 bài phân tích những
phức tạp của vụ án Formosa và phương thức đối phó để cho chính quyền thấy rằng
các nhà đấu tranh đã nhận ra các thủ đoạn và các phương thức trấn áp của họ.
Nhiều chuyên gia ở trong nước cũng đã cố gắng làm như vây. Ngày 5.10.2016,
Danlambao đã đưa ra bài “Hỡi người biểu tình, hãy
luôn cảnh giác...” để cảnh cáo về các thủ đoạn của chính quyền đang áp
dụng. Tuy nhiên, nhiều người Việt hải ngoại vẫn coi “biểu
dương khí thế” là sách lược hàng đầu, bất chấp mọi diễn biến.
Có người còn đòi cả Hội Đồng Giáo Mục phải đứng lên lật đổ chế độ!
Muốn đối đầu với nhà cầm quyền, công việc trước tiên vẫn là phải
tìm hiểu và đưa ra ánh sáng các kế hoạch và thủ đoạn gian trá mà chính quyền
đang đưa ra để đánh lừa dư luận và vô hiệu hóa mọi sự chống đối.
Trong tuần qua, Tòa án huyện Kỳ Anh đã trả lại 506 đơn khởi kiện
của các nạn nhân viện lý do “đơn và các tài liệu của
người dân khởi kiện không đưa ra được tài liệu, chứng cứ chứng minh về những
thiệt hại thực tế”. Đây là vấn đề chúng tôi đã tiên liệu trước trong bài “Đi kiện Formosa
không dễ!” phổ biến ngày 29.9.2016, nhưng không ngờ Tòa
án huyện Kỳ Anh đã hành động một cách ấu trĩ như vậy. Trình độ pháp lý của
những người nắm cán cân công lý ở Việt Nam quá thấp.
Tuy nhiên, vì trong tuần qua, một tài liệu mới liên quan đến
vụ cá chết tại 4 tỉnh miền Trung được công bố đã cho chúng ta biết thêm một số
dữ kiện cho thấy vụ án còn rất nhiều rắc rối, nên chúng tôi phải tạm gác lại vụ
đi kiện và đề cập đến tài liệu này trước.
NHỮNG
TIẾT LỘ MỚI
Ngày 15.7.2016, trên trang nhà The News Lens, ký giả Đào Huệ Trân
ở Đài Loan đã công bố tài liệu về vụ Formosa Hà Tĩnh bằng tiếng Hoa, có lẽ do
Công Ty Formosa cung cấp, được Vinhhuy Le dịch ra tiếng Việt. Tài liệu này cho
chúng ta thấy rằng cuộc tranh luận giữa Formosa và chính quyền Việt Nam về vụ
án cá chết rất gay cấn và tại sao chính phủ đã chọn giải pháp bồi thường như
hiện nay.
Formosa tiết lộ rằng vào cuối tháng 5, sau cuộc điều tra, chính
phủ đã cho Formosa biết việc xã thải là
do nhà thầu phụ Hàn quốc POSCO thực hiện. Nhà thầu này
khi súc rửa đường ống xả thải đã cho xả trực tiếp hơn 1.000 mét khối nước thải
chưa qua xử lý, gây nên thảm họa cá chết, và yêu cầu Formosa Hà Tĩnh phải gánh
chịu toàn bộ trách nhiệm.
Formosa cho rằng nếu chính phủ Việt Nam đã chính thức điều tra ra
nhà thầu phụ POSCO vi phạm, thì chiếu theo hợp đồng, Formosa có quyền truy cứu
trách nhiệm của nhà thầu phụ để đòi POSCO phải bồi thường. Do đó, Formosa yêu cầu chính
phủ Việt Nam nêu tên công ty Việt Nam được nhà thầu phụ POSCO ủy nhiệm ra trên
giấy trắng mực đen, để Formosa có chứng cứ đòi POSCO bồi thường.
Nhưng nhà cầm quyền Việt Nam đã cự tuyệt [yêu cầu này] và nhấn mạnh: “Sự
việc phát sinh trong khu vực nhà máy thì Formosa phải chịu trách nhiệm”.
Formosa nhận định rằng việc này cho thấy rõ ràng phía Việt Nam không muốn xảy
ra tranh chấp với công ty Hàn quốc để tránh việc có thể sẽ phải đưa nhau ra
trọng tài quốc tế.
TÌM
TÔNG TÍCH THỦ PHẠM
Theo tin từ thương nhân Đài Loan tại Việt Nam, Công
ty Việt Nam UNICO là nhà thầu phụ, được Công ty POSCO của Hàn
Quốc ủy nhiệm, đã sơ suất cho xả chất tẩy rửa ra ngoài. Theo hồ sơ theo dõi xả
thải, tổng lượng chất tẩy rửa của nhà máy bị hao hụt hơn 1.000 tấn.
Đến đây chúng ta thấy rằng Formosa đã cho Công ty POSCO của Hàn
Quốc phụ trách việc xã thải. Công ty này lại cho Công ty Việt Nam UNICO thầu
lại!
Sau khi sưu tra tài liệu, chúng tôi được biết:
Công ty trách nhiệm hữu hạn POSCO E&C Việt Nam
là một công ty phụ của Công ty POSCO E&C ở Hàn quốc, có trụ sở ở Lầu 7
Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Saigon. Công ty phụ trách
việc thiết kế, chế tạo và lắp đặt kết cấu thép; chế tạo và lắp đặt hệ thống
đường ống áp lực công nghiệp, v.v. Ngày 26.12.2013, ông Cho Yang Cook, Giám đốc
thi công thuộc nhà thầu POSCO E&C và một số cá nhân người Việt Nam liên
quan đã bị kỷ luật vì sai phạm trong khi thi công không đúng kích thước thiết
kế hạng mục móng cột đở đoạn cầu Ruột Ngựa.
Còn Việt Nam UNICO là công ty nào? Có hai công ty khác nhau:
- Công Ty TNHH
UNICO LOGISTICS VIETNAM của Hàn quốc, có trụ sở
ở phòng 1201, tầng 12, Tòa Nhà Hàn Việt, Minh Khai, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Công ty phụ trách vận tải chuyên biệt kết hợp giữa dịch vụ tàu biển và đường
sắt.
- Công ty UNICO VINA JSC
của Việt Nam có trụ tở chính ở lầu 2 số 199 Điện Biên Phủ, Phường 15, Q. Bình
Thạnh, Saigon, Giám Đốc là ông Nguyễn Đức Giang. Công ty có chức năng cung cấp
không những thiết bị nâng, lắp đặt, bảo hành, mà còn bảo trì cho Ngành Cảng.
Chúng tôi chưa có đủ tài liệu để xác định Công Ty TNHH UNICO
LOGISTICS VIETNAM, Công ty UNICO VINA JSC hay Công ty Việt Nam UNION nào khác
đã lãnh thầu việc xây ống dẫn nước thải cho Formosa. Hiện nay chính phủ đang
giấu kín công ty phụ này. Chúng tôi đợi hai công ty nói trên lên tiếng. Nếu
họ im lặng, chính họ là thủ phạm.
Công ty POSCO
E&C của Hàn Quốc là một công ty nổi tiếng về hối lộ và tham nhũng,
vì thế Việt Nam đã trở thành một địa bàn đắc địa nhất của họ. Đã có nhiều vụ
điều tra và trừng phạt về tham nhũng và hối lộ của công ty này.
Thông thường, muốn trúng thầu một công tác hay một dịch vụ, người
đứng thầu phải đưa cho người gọi thầu một số tiền hoa
hồng (commission) bằng 15% trị giá công tác gọi
thầu. Nhưng
ở Việt Nam hiện nay, số hoa hồng qua nhiều gian đoạn thường lên đến 35%.
Những số tiền này phải được đưa trước khi được nhận công tác. Nếu nhà thầu tính
thêm tiền lời của họ là 15%, số tiền để thực hiện
công tác chỉ còn lại là 50%, vì thế không có công
tác nào có thể thực hiện tốt được. Vụ hệ thống xã thải ở Formosa cũng nằm trong
tình trạng đó.
Với hệ thống tham nhũng như vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi
thấy các cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà Nước người nào cũng có biệt thự, nhà
lầu và xe hơi hạng sang, con được gởi đi du học ngoại quốc..,, Đó là cái được
họ gọi đó là “tiến lên xã hội chủ nghĩa”!
TRÁCH
NHIỆM DÂN SỰ VÀ HÌNH SỰ
Tài liệu nói rằng giới thương nhân Đài Loan ở Việt Nam cho biết,
các nhân viên của Formosa Hà Tĩnh đã phàn nàn: Nếu quả thực do nhà thầu phụ sơ
suất xả chất tẩy rửa ra ngoài thì chỉ là POSCO vi phạm hợp đồng với Formosa chứ
không hề vi phạm pháp luật Việt Nam. Nhưng lập luận
này của Formosa là ngụy biện.
- Về trách nhiệm dân sự, Công ty Formosa
là cơ quan chủ quản phải chịu trách nhiệm về lỗi thiếu kiểm soát các cơ quan
phụ thuộc như Công ty POSCO hay Công ty Việt Nam UNICO, gây thiệt hại cho
những người khác, nên có trách nhiệm phải bồi thường. Sau khi bồi thường, Công
ty Formosa mới kiện bắt Công ty POSCO trả lại số tiền bồi thường đó cho
Formosa, sau đó Công ty POSCO sẽ đi kiện Công ty Việt Nam UNION để lấy lại số
bồi thường đã trả cho Formosa.
-
Về trách nhiệm hình sự, cá nhân nào có hành vi
gây phương hại đến môi trường đều phải bị truy tố theo hình luật. Những người
có trách nhiệm nhưng không kiểm soát cũng có thể bị truy tố.
Điều đáng ngạc nhiên là chính phủ chỉ cho điều tra về quản lý môi
trường chớ không ra lệnh cho Viện Kiểm Sát mở cuộc điều tra, lập biên bản để
truy tố những vi phạm luật môi trường. Phải chăng chính phủ muốn bao che?
Tài liệu còn cho biết nhà cầm quyền đã dùng các mánh mung gian xảo
để thiết lập các bản phúc trình ngụy tạo, bắt buộc Công ty Formosa phải nhận
tội và bồi thường 500 triệu USD, sau đó lại lập một phúc trình ngụy tạo khác để
giải trách nhiệm cho Công ty Formosa. Đây là những vấn đề chúng tôi sẽ trình
bày sau.
Ngày 13.10.2016
Lữ
Giang
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.