Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, October 12, 2013

HIỆN TRẠNG KINH TẾ VIỆT NAM.


 

Luật sư Lê Quốc Quân, nhân tài người Việt?
Hà Minh Thảo9/30/2013

Trong những ngày qua, hai cuộc thảo luận quan trọng về ‘Hiện trạng kinh tế Việt Nam’ được tổ chức hầu các học giả, kinh tế gia và giới chức Việt Nam có cơ hội để phát biểu nhận định của mình về đề tài sống còn này của Đất Nước nơi đồng bào Việt đang sinh sống. Tiếp theo, chúng ta xin được chia sẻ sự lo buồn với gia đình Luật sư Lê Quốc Quân, người vừa được tuần báo Nouvel Observateurs ngày 13.09.2013 vinh danh là một trong 50 người góp phần làm cho khuôn mặt nhân loại thay đổi trong tương lai (Les 50 qui changent le monde), đang bị tạm giam do bị ghép tội ‘trốn thuế’ : một trong những nhân tài Người Việt ?

I.- HIỆN TRẠNG KINH TẾ VIỆT NAM.

A./ ‘Nguy cơ vỡ kế hoạch kinh tế 5 năm’

Đó là tựa đề bài của Express.online ngày 24.09.2013 khi viết về cuộc Hội thảo Khoa học ‘Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011- 2015 và những điều chỉnh chiến lược’ được phối hợp tổ chức ngày 23.09.2013 bởi Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội.

Do dự báo kém, không dám nhìn thẳng vào những sai lầm thực sự, nên sau gần 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển này, chính phủ lẫn chuyên gia đều nhận định rất khó để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: ‘Nhiều mục tiêu của kế hoạch 5 năm có khả năng không thực hiện được. Ngay trong năm 2013, có tới 7 trên 15 chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra như tốc độ tăng trưởng Tổng sản lượng quốc gia (TSLQG), giá trị gia tăng công nghiệp, xây dựng, giải quyết việc làm. Dư địa chính sách cho mô hình tăng trưởng hiện tại không còn nhiều’. « Việc nhiều chỉ tiêu kinh tế 5 năm dự kiến không đạt kế hoạch dẫn đến nguy cơ Việt Nam ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực. », Trưởng Ban kinh tế trung ương Vương Đình Huệ nhận định. Điều này cũng được thể hiện qua nghiên cứu của nhóm chuyên gia kinh tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Tiến sĩ Trần Thọ Đạt, Hiệu Phó Trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng nhận định, nửa chặng đường đã qua đi nhưng khả năng thực hiện được các mục tiêu theo đúng kế hoạch là ‘rất mong manh’. Mức tăng TSLQG giai đoạn 2011- 2015 được hy vọng 6,5-7%, lạm phát ở mức 5-7% so với năm trước. Tuy nhiên, tính toán hiện thực cho thấy TSLQG thời gian này chỉ ước tăng 5,8% và lạm phát lên tới 9,2%. Tốc độ tăng trưởng trung bình Việt Nam bắt đầu giảm nhanh và liên tục từ cuối năm 2007, đến năm 2012 nằm ở mức thấp nhất kể từ năm 2000. Trong khi đó, tốc độ tương ứng tại bốn trong năm nước quan trọng khác thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN-5 gồm : Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) đều khởi sắc hơn kể từ cuối 2009, sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cũng vậỵ, về lạm phát, dù đã giảm trong năm 2012 nhưng thống kê tại Việt Nam vẫn là cao nhất so với các thành viên ASEAN này. « Trong khi tăng trưởng khu vực đang có xu hướng gia tăng, lạm phát thấp thì Việt Nam đối diện với tốc độ tăng trưởng suy giảm liên tục nhưng giá cả lại cao. Không những thế, biến động lạm phát ở Việt nam cũng cao hơn nhiều, điều này phản ánh sự đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam là lớn so với các nước trong khu vực và bất ổn vĩ mô vẫn chưa có dấu hiệu được kiểm soát », nhóm chuyên gia phản ánh. Do đó, ông đề nghị : « Nên lùi thời gian này thêm 15-20 năm nữa đến năm 2035-2040. Với tốc độ tăng trưởng hiện nay, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam năm 2015 khoảng 2.200 mỹ kim và đến năm 2020 khoảng 4.000 mỹ kim/năm, song ở các nước công nghiệp hiện đại thì thu nhập ít nhất phải 10.000 mỹ kim/năm, do đó, cần phải đợi 10-20 năm nữa ».

Đề nghị này đã gặp phải sự phản bác của cựu Phó Thủ tướng Vũ Khoan và các chuyên gia kinh tế ‘Tôi không chấp nhận đề nghị này vì điều chỉnh thì dễ nhưng để làm gì khi những yếu kém vẫn chưa được giải quyết. Tương tự, việc trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020 cũng không phải vấn đề cấp bách mà trọng tâm là phải bằng cách nào thực hiện công nghiệp hóa, tránh tình trạng đi lệch đường’. Ngoài ra, ông còn nhận định : « Tôi không tin khủng hoảng kinh tế là nguyên nhân chủ yếu vì nhiều quốc gia cũng bị ảnh hưởng nhưng đâu đến nỗi như Việt Nam. Bên cạnh đó, những vấn đề liên quan đến thế giới như xuất khẩu, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng không sụt giảm. Vậy tại sao lại đổ cho nó. Ngoài ra, khó khăn nội tại của nền kinh tế cũng đã tồn tại từ lâu rồi, nhưng trước đây không đến nỗi bộc lộ như hiện nay ».

B./ Vì sao kinh tế mãi tụt dốc?

Đó là tựa đề bài VnEconomy.online ngày 27.09.2013 tường trình về Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2013 mang chủ đề ‘Kinh tế Việt Nam 2013, triển vọng 2014, nỗ lực thực hiện 3 đột phá chiến lược’ do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức ngày 26 và 27.09.2013 tại Huế.

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nhận định nền kinh tế Việt Nam đang một mình nghẽn mạch, nhưng số liệu thống kê luôn có độ ‘bí ẩn’ và nhiều ‘đại vấn đề’ của nền kinh tế vẫn còn nguyên. Ông đề nghị giải pháp chiến lược là nhân dịp sửa đổi Hiến pháp 1992 cần chấm dứt sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, không ghi thành phần kinh tế ‘chủ đạo’ trong Hiến pháp. Ngoài ra về đất đai thay vì sở hữu toàn dân nên chuyển sang đa sở hữu.

Tiến sĩ Trần Du Lịch, thành viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, dự báo, năm 2014 nền kinh tế vẫn chưa thể ra khỏi giai đoạn trì trệ. Những khó khăn gặp phải trong năm 2013 vẫn tiếp tục kéo dài sang năm 2014, nhưng có thể bớt hơn để có thể đạt tốc độ tăng TSLQG khoảng 5,5% và lạm phát tăng khoảng 7% so với năm 2013. Ông cũng nhấn mạnh nhiệm vụ chính trong năm 2014-2015 vẫn là giữ ổn định kinh tế vĩ mô và đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế. Khi cho rằng đây là thời điểm hệ trọng của nền kinh tế Việt Nam, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Võ Trí Thành nêu lại quan điểm với ổn định kinh tế vĩ mô thì phải kiên trì nhất quán, phục hồi không quá vội vã, tái cấu trúc thì phải kiên quyết và mạnh mẽ.

Sự bất ổn kinh tế năm 2013, bắt nguồn từ năm 2008 đến nay, khi các chính sách kinh tế vĩ mô đều nhằm chống lạm phát. Sự thay đổi chính sách liên tục (lúc thắt chặc, lúc nới lỏng nhất là chính sách tiền tệ) đã làm cho thị trường mất phương hướng dài hạn. Có 4 thách thức mà nền kinh tế đang phải đối diện được nêu tại Diễn đàn là : 1. Nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trường sẽ làm cho tình hình khó khăn thêm ; 2. Tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên tình trạng thừa tiền thiếu vốn còn kéo dài ; 3. Sự giảm lãi suất cho vay thấp do hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp lẫn hệ thống ngân hàng thương mại ; 4. Nỗ lực để làm ấm thị trường bất động sản chưa mang lại kết quả, nên thanh khoản của thị trường này khó được cải thiện kéo theo việc xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại vẫn còn khó khăn.

II.- NHÂN TÀI NGƯỜI VIỆT KHÔNG ĐƯỢC TRỌNG DỤNG.

Nền kinh tế Việt Nam sẽ không bao giờ ‘cất cánh’ được để thành ‘Rồng’ như nhiều người ngoại quốc khen nịnh để người cộng sản mơ mộng. Sau khi được nhận là thành viên thứ 150 Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007, kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn. Đó không phải chỉ là do dự báo kém, không nhìn thẳng những sai lầm thực sự, tham nhũng hay các số liệu thống kê không khả tín mà còn do cái chủ trương gọi là ‘hồng hơn chuyên’. Hậu quả, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy những trường hợp Vinashin hay Vinalines đã xảy ra. Trong khi đó, bao nhiêu nhân tài không chịu ‘câm miệng’ đừng đòi nhân quyền hay ‘Hoàng sa Trường sa Việt Nam’ bị cấm tham gia việc giúp nước hoặc bị giam cầm vô tội…

A./ Những người siêu giàu ở Việt Nam.

Theo công ty tư vấn Wealth-X và ngân hàng UBS (Thụy Sỹ), số người siêu giàu ở Việt Nam tăng lên 195 người (tài sản từ 30 triệu mỹ kim trở lên) trong năm 2012, với tổng tài sản ước tính là khoảng 20 tỷ mỹ kim trong khi Việt Nam có khả năng không đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Trao đổi với VOA Việt Ngữ (ngày 26.09.2013), Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết ông không ngạc nhiên : « Trong khi kinh tế khó khăn thì một số người, do có những mối quan hệ và có thể tiếp cận được với các tài nguyên, họ vẫn tiếp tục giàu lên một cách nhanh chóng. Tôi nghĩ rằng xu thế đó hiện nay vẫn đang tiếp tục… Họ có thể khai thác tài nguyên, họ có thể khai thác gỗ, họ có thể giàu lên nhờ bán đất, hoặc nhờ các lý do khác. Điều ấy cho thấy thực tế rằng xã hội Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng lên... Mới đây, có hiện tượng một gia đình cho một đứa bé một tuổi làm chủ tịch hội đồng quản trị và có gia sản rất lớn. Đấy là một trong các điều mà chúng ta thấy rằng là người giàu lên ở Việt Nam khác với những người giàu lên trên thế giới như thế nào. Trên thế giới, người ta muốn giàu lên, người ta phải giỏi về quản trị hay người ta phải làm chủ về khoa học công nghệ, người ta phải đóng góp rất lớn về tiến bộ của cộng đồng. Nhưng trong trường hợp của Việt Nam, những người giàu lên ở Việt Nam là những người giàu lên vì đất ».

B./ Luật sư Lê Quốc Quân.

Chăm lo làm ăn, Luật sư Lê Quốc Quân góp phần tăng trưởng kinh tế Đất Nước bằng thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn ‘Giải pháp Việt Nam’ từ năm 2001 chuyên nghiên cứu và cung cấp thông tin thị trường. Tuy nhiên, sáng ngày 27.12.2012, ông bị bắt khẩn cấp khi đang trên đường đưa con đi học. Sau đó, một đội công an đến đọc lệnh khám xét văn phòng và nhà riêng của anh vì liên quan đến tội ‘trốn thuế’ vi phạm Điều 161 Bộ luật Hình sự. Hai tiếng đồng hồ sau, họ ra đi mang theo toàn bộ máy tính, đồ đạc gia đình và một số giấy tờ liên quan. Tuy nhiên, giới quan sát cũng như mọi người thiện chí, khi biết rõ quá trình hoạt động xuất phát từ con tim yêu nước và thương đồng bào của ông, đều nhận định đây là một sự trả thù của người cộng sản đối với một ‘người Công Giáo tốt và Công dân tốt’. Giới hữu trách sẽ kéo anh Quân ra Tòa án Hà nội để được xét xử dưới sự chủ tọa của thẩm phán Lê Thị Hợp. Ba luật sư Hà Huy Sơn, Trần Thu Nam và Bùi Quang Nghiêm sẽ bảo vệ cho người bị cáo gian. Hy vọng phiên tòa có Công lý ! Công lý được thực thi có nghĩa là ông phải được trả tự do, cũng như ba lần bị bắt trước. Hơn nữa, việc ‘trốn thuế’ đã được điều tra bởi các công an chính trị và, kết quả ngược lại, cho thấy nhà nước còn thiếu nợ ông 172 triệu đồng. Phiên tòa được ấn định vào ngày 09.07.2013, sau hơn sáu tháng tạm giam.

Bổng nhiên, ngày 08.07.2013, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội gởi văn thư cho các luật sư bào chữa báo hoãn phiên xử vì thẩm phán Lê Thị Hợp đã bị cảm đột xuất phải đưa đi cấp cứu và, theo chỉ thị của bác sĩ, bà cần nằm điều trị tại bệnh viện để theo dõi.

Ngày 03.09.2013, Luật sư Hà Huy Sơn gời 'Yêu cầu của người bào chữa' tới Chánh án Tòa án Nhân dân và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội để trình sự việc: « Thời hạn xét xử theo khoản 2 Điều 176 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định là hạn 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng. Đối với vụ án phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng » và « phiên tòa ngày 9/7 bị hoãn tối đa 30 ngày phải mở lại ». Do đó, « Cộng tất cả các khoản trên, nếu tính từ ngày ra cáo trạng 09.04.2013 là 93 ngày, tức ngày 12.08.2013 phải mở phiên tòa xét xử; nhưng nay đã quá thời hạn chuẩn bị xét xử 20 ngày ». Chiếu Điều 177 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định 'thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 của bộ luật này, nên yêu cầu ‘trả tự do ngay cho ông Lê Quốc Quân’ vì không có lý do để tiếp tục tạm giam đương sự.

Tuần báo Pháp ngữ ‘Le Nouvel Observateur’, ngoài ấn bản điện tử còn phát hành hơn 500.000 báo giấy có ‘Hồ sơ đặc biệt’ giới thiệu 50 khuôn mặt khắp Năm châu, gồm những người trẻ tuổi, hy sinh bản thân, vận động đấu tranh từ Nhân quyền đến bảo vệ môi trường. Trong đó, có Luật sư Lê Quốc Quân : « Từ tháng 12.2012, ông bị tạm giam vì bị cáo buộc ‘trốn thuế’, nhưng lý do thật là bị bắt chỉ sau 9 ngày sau khi ông phổ biến trên trang mạng đài BBC bài viết ‘Hiến pháp hay là bản hợp đồng điện nước?’. Trong đó, ông đề nghị sửa đổi Hiến pháp, đặc biệt điều 4 cho phép đảng cộng sản độc quyền cai trị quốc gia. Ông Quân đã lập văn phòng luật sư bênh vực Nhân quyền và văn phòng này đã bị đóng cửa từ 6 năm qua và ông bị cấm hành nghề luật sư. Trong một quốc gia vừa gia tăng các biện pháp trừng trị giới sử dụng các mạng xã hội. Ông là một trong 35 blogueurs đang bị tù và là một trong 7 luật sư bị cấm hành nghề. Nguyên thủy, phiên xử được định vào ngày 09.07.2013, nhưng đã được đình chỉ vô thời hạn. Hiện nay, ông được biết khắp thế giới và có thể bị từ ba đến bảy năm tù ».

Ngày 20.09.2013, Luật sư Hà Huy Sơn đã được Tòa án thông báo lên nhận quyết định xét xử ông Lê Quốc Quân vào sáng ngày 02.10.2013 tại 43 Hai Bà Trưng quận Hoàn Kiếm Hà Nội.

Chúng ta cùng cầu nguyện cho một nhân tài vô tội.

Mưa một giờ, ... Hồ Chí Minh ngập đến yên xe


 

Mưa một giờ, ... Hồ Chí Minh ngập đến yên xe


 


Đức Phú - Mậu Trường (TTO) - Trận mưa kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ chiều 11-10 khiến nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước. Trong đó có nhiều tuyến đường nước ngập tới yên xe.

 

Theo ghi nhận, khoảng 17g khi trận mưa vừa dứt thì cũng là lúc đường Hòa Bình (Q.11) mênh mông như một biển nước.

 

Lòng đường, vỉa hè và bậc thềm của nhà dân hai bên đường đều chìm sâu dưới làn nước đen ngòm của mưa pha lẫn nước cống từ các hố ga thoát nước trào ngược lên.

 

Hai bên đường, hàng trăm người dân đang cố gắng khởi động lại xe của mình do bị chết máy khi cố vượt qua đoạn đường ngập. 

 

Thỉnh thoảng khi một chiếc xe lớn chạy qua, nước từ lòng đường ập vào hai bên đường khiến nhiều người chạy xe máy, xe đạp ngã chúi nhủi.

 

Tiếng la ó, tiếng thúc giục các bác tài mau đẩy xe chết máy vào lề đường để tránh kẹt xe. Tiếng nẹt pô kèm theo tiếng khóc nức nở của những đứa trẻ nhỏ ngồi trên xe.

 

Có em học sinh hì hục đạp xe ra giữa dòng thì lọt vào hố sâu lăn lộn xuống dòng nước cống đen ngòm, giày dép, sách vở, mũ nón… nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Có cụ già đi cùng con cháu, vì xe chết máy cũng xắn quần, mò mẫm lội nước, ngập đến thắt lưng. 

 

Chị Nga, người dân sống trên đường Hòa Bình, bức xúc: “Nước tấn công vào hẻm, gây ngập nhà đến đầu gối. Cả nhà tôi dùng bao tải cát chắn nước nhưng chắn không nổi, đành để nước chảy vào nhà”. 

 

Cơn mưa chiều cũng khiến nhiều tuyến đường khác như Đồng Đen, Âu Cơ (Q.Tân Bình), Khuông Việt (Q.Tân Phú), Thoại Ngọc Hầu (Q.Tân Phú), Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh (Q.Tân Bình)… kẹt xe nghiêm trọng.

 

Riêng tuyến đường Hòa Bình đến 19g30 cùng ngày nước vẫn chưa rút, người dân vẫn phải dắt xe qua đoạn đường này.

 


 


__._,_.___

Re: Thực phẩm nhiễm độc.....ở VN


 

 

Siêu thịt, siêu lợi nhuận từ thực phẩm Trung Quốc


Nhóm phóng viên từ VN
2013-10-09

TTVN10092013.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

thi-sieu-nac-305.jpg

Thịt heo siêu nạt bán tại một chợ ở Sài Gòn, ảnh chụp trước đây.

RFA PHOTO

 

Các mặt hàng nhu yếu phẩm và các loại thực phẩm tươi như thịt, cá, tôm, trái cây, rau xanh… đặc biệt là thịt heo siêu nạc và thịt gà, vịt siêu thịt đã hoàn toàn bị ô nhiễm Trung Quốc. Không thể nói khác đi được theo các cụm từ như “bị Trung Quốc hóa”, hay là “bị ảnh hưởng Trung Quốc” như trước đây nữa. Vấn đề hiện tại đã vượt mức báo động đỏ về an toàn thực phẩm khi mà các công ty chế biết thức ăn gia súc, gia cầm và các công ty chế biến thuốc bảo vệ thực vật của Trung Quốc đã ngang nhiên hoạt động ở Việt Nam.

Gia súc, gia cầm nhiễm độc TQ


Một người làm chủ trại chăn nuôi ở Hòa Cầm, Đà Nẵng đã thú thật với chúng tôi là ông nhiều lần định bỏ nghề chăn nuôi, vì nhiều lý do, trong đó thực phẩm gia súc giá tăng quá nhanh làm ông thua lỗ vẫn là lý do chính. Thế rồi vài năm trở lại đây, khi các hãng bột thức ăn gia súc của Trung Quốc có mặt tại miền Trung, giá thành bột của các hãng này khá rẻ nhưng hiệu dụng của nó thì vô cùng bất ngờ. Nó giúp ông kéo ngắn thời gian nuôi heo từ chín tháng hoặc một năm xuống còn chưa đây ba tháng, mà chất lượng thịt heo cũng chỉ có nạc và nạc chứ không bị nhiều mỡ như trước đây.

Ông này nói thêm là ông vẫn hoài nghi trong thức ăn gia súc của các hãng Trung Quốc có chứa phóng xạ nhưng chưa biết cụ thể là phóng xạ loại gì, vì thường thì các loại phóng xạ hay làm cho súc vật ăn phải, nhiễm phải bị biến đổi cấu trúc gen, có độ phát triển khác thường và mau chết. Bằng chứng của hiện tượng biến đổi gen trong súc vật là nếu như trước đây, ông nuôi heo với chín tháng, mười tháng mà không bán được thì con heo sẽ dừng lại ở độ lớn này và giảm dần mỡ trong cơ thể, nuôi càng lâu thịt nạc càng nhiều. Còn bây giờ, với bột thức ăn Trung Quốc, trong vòng ba tháng, con heo đã phát triển lên đến hàng trăm ký lô nhưng nếu quá ba tháng mà không bán kịp thì heo sẽ bị nứt da, chảy mỡ ra ngoài vì thể tạng của nó đến đó thì dừng mà lượng thịt trong cơ thể nó vẫn phình to ra.

gia-cam-sieu-thit-250.jpg

Gia cầm bán tại một chợ ở TPHCM, ảnh chụp trước đây. RFA PHOTO.

Ông từng chứng kiến cảnh con heo trong chuồng bị nứt da, chãy mỡ, sau đó lòi cả phần cơ ra ngoài rồi chết vì chưa kịp tiêu thụ. Ban đầu ông ngỡ là heo nhà ông bị bệnh, nhưng sau vài lần như thế, ông nhận ra là do nó phát triển quá nhanh, đến khi đạt trọng lượng chuẩn thì các tế bào thịt vẫn cứ sinh ra khiến cho bộ phận da bọc bên ngoài bị nứt chứ con heo không hề bệnh tật gì vì nó vẫn ăn uống bình thường.

Một người tên Hồng, chủ trại chăn nuôi gia cầm ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng, cũng tiết lộ với chúng tôi rằng muốn có siêu lợi nhuận, bắt buộc phải nuôi bằng bột thức ăn gia súc, thậm chí mua các giống gà, vịt siêu thịt do Trung Quốc đưa sang. Tuy không rõ tên các giống gà, vịt này vì tùy vào mỗi người bỏ mối gọi một cái tên khác nhau, nhưng chung qui, chúng có lông màu trắng toàn bộ, không lai bất kì màu nào khác và khi nuôi, chúng hoàn toàn không quậy phá, sống đời sống thực vật nhiều hơn động vật. Có nghĩa là suốt ngày đứng ủ rũ và ngủ, đến khi đói lại ăn, ăn xong lại ngủ. Nếu kết hợp giống gà Trung Quốc với bột cám Trung Quốc, chỉ tốn đúng 30 ngày, từ một con gà con chưa bằng nửa nắm tay sẽ cho ra con gà nặng gần ba ký lô. Nếu như gà Việt Nam thuần chủng, cho ăn gạo, lúa, bắp thì ít nhất cũng phải tốn một năm trời mới cho ra trọng lượng này.

Ông chủ trại chăn nuôi gia cầm tiết lộ thêm là thịt gia cầm loại này đang chiếm chừng 95% trên thị trường cả nước, chẳng riêng gì tỉnh nào. Số thịt gà còn lại 5% theo ông dự đoán là gia cầm thả vườn đó chắc cũng hiếm có con  vật nào được cho ăn lúa, gạo theo cách truyền thống mà cũng chỉ là gà, vịt Việt Nam cho ăn thực phẩm Trung Quốc. Nến chi, việc tìm ra thịt gia cầm thuần Việt có vẻ như quá hiếm hoi.

Trái cây, rau xanh nhiễm độc TQ


cu-qua-va-rau-xanh-250.jpg

Rau xanh bán tại một chợ ở Sài Gòn, ảnh chụp trước đây. RFA PHOTO.

Một nông dân tên Bá Thanh, người Hòa Cầm, Đà Nẵng, buồn bã nói với chúng tôi: “Heo siêu thịt giờ anh nuôi 3 tháng mà anh không bán là anh phải dụt, chứ hồi xưa anh nuôi một năm cũng chưa được như vậy. Là vì chất kích thích, trong cái thuốc đó, cái thời gian lưu hành tới một cái mức độ như thế.  Anh phải xuất chuồng, cơ thể nó hết chỗ chứa rồi, nếu không cái lớp da nó hết chỗ chứa rồi, nếu không xuất nó sẽ nứt da, chảy mỡ. Vấn đề bây giờ nó ghê rứa. Trong cái thức ăn gia súc đã có thuốc tăng trưởng. Mà mấy cái thức ăn này là ở đâu? Là của mấy công ty Trung Quốc. Những cái vi sinh học đó, nói chung là cái bí quyết của họ. Họ giấu mình, họ không nói ra ngoài! Họ có nói với mình họ nói thế này thế nọ, chứ thực tế họ qua một lượng thuốc vi sinh như thế, tức là thuốc kích thích tăng trưởng trong thức ăn gia súc, con heo mình sẽ lớn nhanh, đúng ra con heo mình có nạc có mỡ, nhưng thuốc này vào nó sẽ triệt tiêu mỡ, chỉ tăng trưởng nạc, đây là cái bí quyết!”

Ông Bá Thanh tiết lộ thêm là hiện nay, các loại trái cây như khổ qua, hay còn gọi là mướp đắng, bí đao và một số rau như cải xanh, dền đỏ, bù ngót đều nhiễm độc Trung Quốc rất nặng. Đặc biệt, trái khổ qua, khi nhà buôn đến vườn để mua về, trọng lượng nó chỉ từ một đến hai lạng, nhưng tối hôm đó, nhà buôn ngâm trái cây vào vại nước có pha chất bột màu hồng do Trung Quốc bán, đến sáng hôm sau, vại nước gần như cạn khô vì những trái khổ qua nở ra đầy vại, da bóng mẩy, nhìn rất hấp dẫn. Nếu mang ra cân thử, trọng lượng của nó sẽ tăng gấp ba lần so với ngày hôm trước.

Với rau xanh thì những loại hạt cải có xuất xứ không rõ, được bán ở nhiều cửa hàng bán hạt giống, khi mua về, chỉ cần trộn thêm một loại dung dịch màu hồng có bán kèm, sau đó gieo hạt cải lên đất cát hoặc đất thịt bình thường, tưới nước, chỉ cần hai ngày sau đã có cải mầm xanh tốt, và hơn một tuần sau thì đã có vạt cải xanh rì để bán ra thị trường. Tốc độ phát triển của cây cải tăng gấp bốn lần bình thường. Có một điểm dễ nhận biết loại rau cải sản xuất theo qui trình này là chúng rất mau nhũn khi ngâm nước, nếu rửa sạch để vào tủ lạnh, chỉ trong vòng hai ngày đã bị nhũn, bốc mùi mặc dù để nhiệt độ thấp cỡ nào vẫn bị hiện tượng trên.

Tuy các loại thịt siêu nạc đã xuất hiện quá lâu trên thị trường Việt Nam nói chung và thị trường miền Trung nói riêng, và các loại rau nhiễm độc Trung Quốc cũng xuất hiện khá nhiều, hiện tượng các bà mẹ sinh quái thai xuất hiện, bệnh ung thư gia tăng… Nhưng các công ty chế biến thực phẩm gia súc, gia cầm vẫn hoạt động rầm rộ và chiếm hầu như toàn bộ thị phần ở Việt Nam. Có vẻ như họ được nhà nước tiếp tay để sản xuất một cách vô tội vạ!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Tin, bài liên quan


 
 
 
 

Đổ xô mua ốc bươu vàng

 

Một số tỉnh ở ĐBSCL đang rộ lên tình trạng người dân tranh nhau bắt ốc bươu vàng bán cho thương lái Trung Quốc, thậm chí họ còn thả nuôi thay vì tận diệt để bảo vệ đồng lúa như trước đây

Dọc tuyến đường nối thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang với TP Cần Thơ trong những ngày này đi đâu cũng thấy treo bảng “Thu mua ốc bươu vàng”. Đang lom khom bắt ốc bươu vàng (OBV) dưới cánh đồng lúa vừa thu hoạch ở xã Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Hậu Giang, chị Trần Thị Mận nói: “Thu nhập được lắm! Trước đây, người dân bắt OBV sống để bán cho các chủ vựa thường bị họ làm… eo đủ điều, nay bán bao nhiêu họ cũng mua. Tuy có hơi cực một chút nhưng lại có thu nhập”.
Chị Mận cho biết trước đây, người dân bắt OBV sống rồi bán trực tiếp cho các vựa. Nay OBV sau khi bắt được phải luộc chín, đập vỏ lấy thịt để bán, giá cao hơn nhiều. Trước đây, 1 kg OBV còn vỏ chỉ bán được khoảng 300 đồng, nay thịt của nó bán được từ 10.000 - 12.000 đồng/kg. “Mỗi ngày cố gắng ra đồng bắt ốc cũng kiếm được khoảng trên 150.000 đồng. Bắt bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Khỏe lắm!” - chị Mận nói.
Anh Đ.P.H, một thương lái cấp 2 chuyên thu mua OBV ở huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng để bán lại cho các vựa ở Hậu Giang, cho biết: “Gần đây, thịt OBV có giá lắm. Tôi nghe nói xuất khẩu ra nước ngoài nhưng nói thiệt thịt của nó luộc sơ qua thì làm sao bảo đảm vệ sinh nhưng các vựa vẫn mua hết. Lạ thật!”.
Nhiều hộ dân ở ĐBSCL bắt ốc bươu vàng để cung cấp cho các thương lái Trung Quốc Ảnh: NGỌC TRINH
Ông Sáu Lồng, một hộ chuyên nuôi vịt thả đồng, cho biết: “Trước đây, sau khi thu hoạch lúa thì chủ ruộng nào cũng đồng ý cho thả vịt vào bắt OBV để vụ sau hạn chế nạn OBV cắn phá lúa non. Thế nhưng gần đây, không ít người ngăn cản khiến ốc sinh sôi nảy nở với tốc độ chóng mặt. Thậm chí, nhiều hộ còn mua OBV về thả nuôi trong ao để chúng sinh sản nhiều hơn. Đúng là nguy hiểm thật”.
Trong vai người đi mua ốc còn sống về làm thức ăn cho cá, chúng tôi được nhiều chủ vựa thu mua OBV ở thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cho biết: “Tụi tôi bây giờ chỉ cung cấp OBV đã qua luộc chín cho thương lái Trung Quốc thôi. Còn ốc sống hả? Không có đâu”.
Sau khi thu mua OBV đã qua luộc chín từ các hộ dân và thương lái cấp 2, các điểm chuyên thu mua OBV cấp 1 sẽ bảo quản bằng nước đá trong thời gian 48 giờ. Sau đó, lượng ốc này được các chủ vựa chở lên TP HCM giao cho các thương lái Trung Quốc. Họ khuyến khích cung cấp càng nhiều càng tốt nên các chủ vựa ai cũng muốn làm “đẹp lòng” bằng cách xuất hàng liên tục. Còn việc các thương lái Trung Quốc đem OBV tiêu thụ ở đâu thì các chủ vựa không hề hay biết.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về việc người dân đổ xô bắt OBV bán cho thương lái Trung Quốc, một cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang nói: “Bà con kiếm thêm thu nhập từ việc bắt OBV để bán cho các vựa thì chúng tôi đã biết. Tuy nhiên, các chủ vựa bán cho ai thì địa phương không biết”.
Thu gom cả trứng ốc bươu vàng
Không chỉ thu mua OBV, nhiều hộ dân ở tỉnh Đồng Tháp và các huyện Thới Lai, Cờ Đỏ, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ cũng gom trứng OBV đem về dập nát rồi bán cho thương lái với giá khoảng 20.000 đồng/kg. Anh Trung Giang, một hộ dân ở tỉnh Đồng Tháp, đặt câu hỏi: “Người dân chúng tôi cũng chẳng biết họ mua trứng OBV để làm gì. Chỉ nghe nói đem bán lại cho các thương lái Trung Quốc”. Cũng theo anh Giang, từ ngày trứng OBV được thu mua thì nhiều hộ dân bắt đầu thả nuôi loài xâm hại này tại ao, ruộng của mình thay vì dùng thuốc trừ sâu để tiêu diệt như trước đây.
 
 

Friday, October 11, 2013

ĐÓNG TIỆM/SHUTDOWN MỸ PHẢI HIỂU TRONG DÀI HẠN


 

 

ĐÓNG TIỆM/SHUTDOWN MỸ

PHẢI HIỂU TRONG DÀI HẠN

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 10.10.2013


 

Đọc trên Diễn Đàn, có nhiều bài viết về biến cố SHUTDOWN/ĐÓNG TIỆM tại Hoa kỳ như cuộc chọi nhau giữa hai đảng, như một cú mà đảng Cộng Hòa chơi đảng Dân Chủ, như một sự dằn mặt của đảng Cộng Hòa đối với TT.Obama, như một sự xuống cấp của một nền Dân chủ… Thực ra đây là một cuộc Khủng Hoảng Ngân Sách Hoa kỳ phải được hiểu trong một viễn tượng Kinh tế lâu dài và nhất là trong sự va chạm của hai chủ trương Kinh tế Tư bản Tư nhân và Kinh tế Xã hội với sự can thiệp ít nhiều của Nhà Nước.

 

Chủ trương Kinh tế tư bản tư nhân

truyền thống của Hoa kỳ

 

            Sức mạnh Kinh tế Mỹ được xây dựng trên chủ trương tư nhân hóa Xí nghiệp đến tối đa. Thực vậy, một số những Nhà Tù tại Mỹ cũng được tư nhân hóa. Một số những Tổ chức Cảnh sát An ninh cho khu vụ cũng được tư nhân hóa.

            Khi dậy học về quản trị xí nghiệp, chúng tôi đã chấp nhận định nghĩa của Hoa kỳ về một Xí nghiệp sản xuất:

            “Xí nghiệp là một Tổ chức, độc lập về Tài chánh, giới thiệu tới Thị trường trao đổi những Sản phẩm Kinh tế nhằm thâu được LỢI NHUẬN TÀI CHÁNH TỐI ĐA“

            Chính cái Mục đích tối hậu là Lợi nhuận Tài chánh TỐI ĐA đã trở thành tiêu chuẩn cho những quyết định đường lối quản trị như Nhân công, như Chi tiêu chẳng hạn.

Tỉ dụ về Nhân công: Xí nghiệp Hoa kỳ quyết định sa thải người làm việc theo mức độ Hiệu Năng (Efficacité). Về điểm này, quan điểm của Au châu (Pháp), theo Henri FAYOL, mang tính cách nhân đạo và xã hội hơn chứ không phải chỉ xét người làm việc theo nguyên có mức đo Hiệu Năng sản xuất. Khi Hiệu Năng người làm việc cao, thì Xí nghiệp mới tăng được Lợi nhuận.

Tỉ dụ về Chi tiêu: Xí nghiệp Mỹ làm việc với Thị trường trao đổi Cạnh tranh tự do. Ở Thị trường Cạnh tranh tự do này, rất khó khăn tăng Giá bán để mong tăng Lợi nhuận. Giáo sư Paul SAMUELSON, Nobel Kinh tế, đã nói rằng “Giá bán ở Thị trường cạnh tranh dần dần tụt xuống tới Giá thành để triệt tiêu Lợi nhuận “. Vì vậy để tăng được Lợi nhuận, chỉ còn cách giảm thiểu Chi tiêu cho Giá thành sản xuất, nhất là những Chi tiêu cố định không được bao thầu bởi Thu nhập thương mại.

Ngay cả những ý tưởng nhân đạo, xã hội cũng được chính Xí nghiệp tính toán giải quyết theo tiêu chuẩn Lợi nhuận TỐI ĐA. Tỉ dụ Henri FORD đã nói :

“Tôi trả lương Công nhân cao để họ có thể mua những chiếc xe hơi mà Xí nghiệp của tôi sản xuất “.

Việc Henri FORD trả lương cao cho Công nhân không phải là vì lòng nhân đạo, vì tinh thần xã hội của ông, mà chỉ là việc ông tính toán thương mại bán được những sản phẩm để Xí nghiệp của ông thu được nhiều Lợi nhuận.

Đảng Cộng Hòa theo sát Chủ trương Kinh tế Tư bản Tư nhân trên đây. Chính vì vậy mà quyết định SHUTDOWN/ĐÓNG CỬA ngày 01.10.2013 phải được hiểu trong Chủ trương Kinh tế/Tài chánh Tư bản Tư nhân truyền thống của nước Mỹ.

 

Chủ trương Kinh tế Xã hội của Au châu

và của TT.Obama (đảng Dân Chủ)

 

            Sức đẩy của khuynh hướng Xã hội tại Aâu châu đã từ Thế kỷ XIX. Sang Thế kỷ XX, Aâu châu còn bị ảnh hưởng mạnh bởi những ý tưởng từ Khối Cộng sản. Vì ảnh hưởng này mà TT. De GAULLES đã chủ trương việc Tham dự của Nhân Công vào Lợi nhuận của Xí nghiệp (Participation des Ouvriers dans la Distribution des Bénéfices).

            Hoa kỳ không những ở xa với tầm ảnh hưởng này của Xã Hội Chủ nghĩa, mà còn cấm đoán những ý tưởng Xã hội Chủ nghĩa (Cộng sản). “CHARLOT“ đã phải bỏ Hoa kỳ. Một số lớn các nước Tây Aâu theo Chủ trương Kinh tế Xã hội, nghĩa là phải kể vấn đề nhân đạo, xã hội trong việc quyết định quản trị những hoạt động Kinh tế của Xí nghiệp. Nhà Nước can thiệp nhiều hơn vào sinh hoạt Kinh tế Xí nghiệp bằng những Luật lệ thuế khóa, tái phân phối Lợi nhuận mà tầng lớp nghèo được hưởng.

            Khuynh hướng Xã hội này đã làm cho một số lớn những nước Aâu châu tích lũy chồng chất nợ công. Tình trạng nợ công của Aâu châu hiện nay một phần là do Khuynh hướng Xã hội này gây ra.

            Khi Oâng OBAMA đắc cử Tổng Thống Mỹ, những tuyên bố của TT.Obama đã tỏ ra rõ rệt Khuynh hướng Xã hội Chủ nghĩa: thâu thuế cao đối với người giầu, bảo hiểm sức khỏe cho mọi người và Nhà Nước phụ giúp để mua bảo hiểm. Những lời tuyên bố này đã làm cho một số vốn Hoa kỳ chạy ra tỵ nạn ở nước ngoài thành Offshore Funds hoặc những Lợi nhuận thu được của những Xí nghiệp Liên quốc gia không mang về Hoa kỳ để bị đánh thuế cao.

            TT.Obama công kích những cuộc Chiến tranh thời TT.BUSH và Chính quyền của Oâng quy những nợ nần Ngân sách là từ thời TT.BUSH. Nhưng nếu nhìn kỹ Thống kê, thì người ta thấy chính những năm của TT.OBAMA, ngân sách Mỹ bị thâm hụt và nợ nần của Nhà Nước Hoa kỳ tăng gấp bội.

            Theo Annual Budget Deficit của Hoa kỳ, thì:

=>       Thời TT.BUSH:         * Năm 2002: Deficit 200 Billions

                                               * Năm 2003: Deficit 400 B

                                               * Năm 2004: Deficit 400 B

                                               * Năm 2005: Deficit 300 B

                                               * Năm 2006: Deficit 200 B

                                               * Năm 2007: Deficit 200 B

                                               * Năm 2008: Deficit 500 B

=>       Thời TT.OBAMA:    * Năm 2009: Deficit 1’400 Billions

                                               * Năm 2010: Deficit 1’300 B

                                               * Năm 2011: Deficit 1’300 B

                                               * Năm 2012: Deficit 1’300 B

                                               * Năm 2013: Deficit 1’300 B & …

            Như vậy, chỉ cần năm đầu của TT.OBAMA, mức Deficit đã gần bằng 7 năm thời TT.BUSH. Việc thiếu hụt Ngân sách này còn tăng lên gấp bội khi mà Nhà Nước bắt đầu trợ cấp cho mọi người nghèo mua Bảo Hiểm, thực hiện ObamaCare từ năm tới.

            Tổng số nợ công của Nhà Nước Hoa kỳ hiện nay là 16’700 Billions, trong số đó chỉ nguyên thời TT.OBAMA đã chiếm gần 40% (6’600 Billions)  của tổng số nợ công.

            Tóm lại:

*          Việc tăng thuế nhiều trên những người giầu làm thất thoát vốn Hoa kỳ ra nước ngoài thành Offshore Funds và làm cho những Xí nghiệp Liên quốc gia không mang Lợi nhuận về Mỹ để bị đánh thuế cao.

*          Thực hiện ObamaCare làm tăng trầm trọng Deficit

*          Nợ công sẽ vượt quá mức 16’700 Billions mà các Thế hệ trẻ sau này phải gánh chịu.

            Tác giả BÙI VĂN PHÚ đã có lý khi nhận định rằng:

            Nhiều người cho rằng Tổng thống Obama có khuynh hướng theo xã hội chủ nghĩa. Những chính sách về thuế và bảo hiểm y tế của ông phản ánh điều đó.

            Một người Mỹ có thu nhập trên 150 nghìn đô-la một năm, 250 nghìn hay cao hơn cho một cặp vợ chồng nay sẽ phải trả thuế nhiều hơn. Bây giờ mọi người dân lại có bảo hiểm y tế. Như thế Hoa Kỳ đang gần giống với các nước bắc Âu, Anh, Pháp. Đó là khuynh hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tiến đến một xã hội công bằng hơn.”

 

Kết Luận

 

Vụ SHUTDOWN/ĐÓNG TIỆM ngày 01.10.2013 của Mỹ không phải là trò chơi bực tức nào đó của đảng Cộng Hòa, cũng không phải là sự xuống cấp của nền Dân Chủ Mỹ. Đảng Cộng Hòa đứng trước một viễn tượng tăng vọt Deficit khi thực hiện ObamareCare để rồi Nợ Công Mỹ tăng vọt  khiến những Tổ chức Thẩm Định Tín Dụng cho Mỹ phải hạ thấp mức độ. Đảng Cộng Hòa phải quyết định can thiệp vào viễn tượng Khủng hỏa Ngân Sách trong lâu dài.

Nó cũng là sự va chạm giữa hai Chủ trương Kinh tế:

*          Chủ trương Kinh tế Tư bản Tư nhân truyền thống đã làm cho Hoa kỳ làm Kinh tế với Hiệu Năng tối đa.

*          Trong khi ấy Chủ trương Kinh tế Xã hội vốn đã làm cho Chi Tiêu Xã hội tăng (Couts sociaux augmentent) và làm giảm Hiệu Năng Kinh tế.

            Một số những Lãnh đạo Chính trị, nếu chỉ nghĩ về ngắn hạn chiếm vị trí quyền hành, dễ dàng tuyên bố tăng thuế người giầu và tái phân phối lợi nhuận từ người giầu cho người nghèo. Họ dễ dàng kiếm được nhiều phiếu vì một số người nghèo sống với hiện tại và cảm thấy khoái tỉ khi nghe những lời tuyên bố ấy.

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 10.10.2013

Chuyện người dân bắt trói 5 công an


 

 

Chuyện người dân bắt trói 5 công an


2013-10-10

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


10102013-baoluc-kh.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh

dantri-305.jpg

Hình ảnh các công an bị người dân trói lan truyền trên trang mạng xã hội facebook hôm 08/10/2013.

Photo courtesy of dantri.com

 

Ngày 8/10 năm nhân viên công lực tại tỉnh Hòa Bình bị người dân bắt trói. Việc người dân dùng bạo lực đối đầu với chính quyền và với nhau đã trở nên phổ biến tại Việt Nam.

Một xã hội đầy bạo lực...


Báo chí Việt Nam đưa tin là vào ngày 8/10 rằng, năm công an của tỉnh Hòa Bình bị dân làng ở xã Kim Bôi bắt trói và giữ trong nhà văn hóa của xóm Bôi Câu trong gần ba giờ đồng hồ. Nguồn cơn của sự việc là ngày hôm trước, dân làng đã vây bắt những người đào đãi vàng gây ô nhiễm môi trường, mà việc này đã kéo dài rất lâu trước đó, cho nên sau khi lực lượng chức năng xuống khu vực xảy ra sự việc thì dân làng đã bắt giữ những viên công an này nhằm làm áp lực để cơ quan công quyền giải quyết những chuyện lộn xộn về đào đãi vàng ở địa phương của họ.

Bắt giữ người đã là phạm pháp, đằng này lại còn bắt giữ nhân viên công lực. Tại sao người dân lại thực hiện một hành động như thế?

Nhà Văn Đại tá Phạm Đình Trọng, người gần đây có những phát biểu phản đối những sự bất hợp lý trong cơ chế quyền lực hiện tại và về sự lạm quyền thời nhân văn giai phẩm, nói với chúng tôi:

“Chính quyền người ta làm những việc chống lại nhân dân cho nên nhân dân người ta bức xúc dồn nén nhiều rồi. Ví dụ như ở Văn Giang đấy, bây giờ người ta phải ra đồng giữ đất, cái sự dồn nén của người dân đến từ nhiều chuyện khác nữa anh ạ.


Chính quyền dùng bạo lực với dân quá phổ biến và trở thành bình thường. Việc đó trở thành một khuôn mẫu ứng xử của xã hội thì bây giờ người dân người ta cũng ứng xử như thế thôi.
- Đại tá Phạm Đình Trọng

Cái này nó báo động một sự việc nghiêm trọng, đó là một xã hội bạo lực. Một xã hội bạo lực đang thắng thế và cái sự thắng thế này nó bắt đầu từ chính quyền. Chính quyền sử dụng bạo lực với dân, chính quyền đạp lên pháp luật. Pháp luật đó không có tác dụng, bây giờ người ta noi gương chính quyền mà sử dụng bạo lực. Chính quyền dùng bạo lực với dân quá phổ biến và trở thành bình thường. Việc đó trở thành một khuôn mẫu ứng xử của xã hội thì bây giờ người dân người ta cũng ứng xử như thế thôi.

Một điều hết sức nguy hiểm là cái xã hội Việt nam Văn hiến không còn cư xử với nhau theo đạo lý nữa.”

Theo lý thuyết đấu tranh giai cấp của đảng cộng sản thì lực lượng an ninh nói riêng và các lực lượng vũ trang nói chung là công cụ trấn áp để chống lại các lực lượng giai cấp khác ngoài giai cấp công nông của đảng cộng sản. Tuy vậy, khi lên cầm quyền, và nhất là khi đảng công nông chấp nhận nền kinh tế tư bản, được cho là có bóc lột, thì dường như thành phần công nông, tức là nông dân và công nhân lại thường xuyên là đối tượng trấn áp của các công cụ vũ trang của đảng cộng sản.

Việc trấn áp này đặc biệt xảy ra thường xuyên nhằm vào những nông dân bị mất đất trong thời gian nhiều năm qua, như trường hợp nông dân ở Văn giang mà Đại tá Trọng đề cập. Bạo lực đã bùng nổ chống lại cơ quan công quyền trong thời gian qua với đỉnh điểm là một người dân ở Thái Bình dùng súng bắn chết cán bộ địa chính.

Một nông dân ở Văn Giang đã nói với đài Á châu tự do như sau về tình thế của họ hiện nay,

Dân bị đẩy vào ngõ cụt rồi. Phía bên họ dựa vào chính quyền để đàn áp dân, ‘tức nước vỡ bờ’ thì phải quyết chiến, người dân đã đến đường cùng, chả còn cách nào khác.”

... và vô cảm


1_d2542-nld.com-250.jpg

Hai "cẩu tặc" bị dân Đồng Hới-Quảng Bình đánh gần chết hôm 25/10/2012. Photo courtesy of nld.com

Ngoài những xung đột với cơ quan công quyền một cách trực diện, người dân đã dùng bạo lực để đối với nhau mà không cần đến pháp luật. Trong sự việc mà chúng tôi nêu lên ở xã Kim Bôi kể trên, người dân đã đứng ra vây bắt những người đãi vàng trộm. Những vụ dân làng đánh chết những kẻ ăn trộm chó trong những năm qua thậm chí đã được các hãng thông tấn nước ngoài đưa tin. Mà người dân không cảm thấy mình phạm pháp, họ điềm nhiên đứng ra ký nhận việc đánh chết kẻ trộm, và chính quyền cũng không thể làm gì được.

Lý thuyết bạo lực cách mạng cùng với đấu tranh giai cấp là xương sống của các chế độ cộng sản, và được dạy cho trẻ em trong nhà trường phổ thông. Nhà văn Tạ Duy Anh có lần phát biểu với một hãng tin nước ngoài: "chúng tôi được giáo dục để tiến thẳng thành quỷ sứ.”

Những ý niệm trừu tượng về giai cấp và kinh tế chính trị thì không rõ được người dân hiểu như thế nào và được thể hiện như ra sao trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước Việt Nam ngày nay, nhưng bạo lực thì đã thấy rất rõ, và cách mạng, theo ý nghĩa tốt đẹp của từ này, thì dường như không thấy đâu.

Khi được hỏi về nguyên nhân của mô hình bạo lực trong xã hội và rằng liệu có giải quyết nào để giải quyết được điều đó, nhà văn Đại tá Phạm Đình Trọng nói tiếp,

“Một xã hội mà nó duy trì một điều bất hợp lý là một đảng cầm quyền dùng bạo lực thì không thể thay đổi được. Tức là đảng, chính quyền hiện nay tồn tại bằng bạo lực với dân, thế thì chính quyền tồn tại bằng bạo lực thì xã hội nó tồn tại bằng bạo lực thôi.”


Dân bị đẩy vào ngõ cụt rồi. Phía bên họ dựa vào chính quyền để đàn áp dân, ‘tức nước vỡ bờ’ thì phải quyết chiến, người dân đã đến đường cùng, chả còn cách nào khác.
- Một nông dân ở Văn Giang

Nhưng việc tồn tại duy nhất một đảng cầm quyền lại được khẳng định bởi các nhà lãnh đạo hiện nay. Như cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, đã từng khẳng định rằng việc xóa bỏ điều bốn của Hiến pháp qui định sự độc tôn cầm quyền của đảng cộng sản là tự sát. Ông Nguyễn Phú Trọng, đương kim tổng bí thư đảng cầm quyền gần đây tuyên bố rằng cương lĩnh đảng đứng trước Hiến pháp, bộ luật gốc của quốc gia.

Khi chúng tôi đang viết những dòng này thì nhiều nông dân làng Trịnh Nguyễn, nơi cơ quan công quyền và nông dân đối đầu nhau lâu nay về đất đai, đã bị bắt cóc trên đường đi một cách xuất kỳ bất ý. Có vẻ như một trận đánh thắng lợi nữa của công an và của bạo lực cách mạng lại đang diễn ra như cách đây vài năm Đại tá Nguyễn Hữu Ca tuyên bố một trận đánh đẹp khi tấn công vào khu vực nuôi tôm của nông dân Đoàn Văn Vươn.

Lại bạo lực và bạo lực. Liệu một nhà nước pháp quyền mà đảng tuyên bố hướng tới lâu nay có thành hiện thực hay lại trở thành một xã hội kiểu Lương Sơn Bạc?

Tin, bài liên quan


Featured Post

Lisa Pham 15.04.2024

My Blog List