ĐÓNG
TIỆM/SHUTDOWN MỸ
PHẢI
HIỂU TRONG DÀI HẠN
Giáo sư Tiến sĩ
NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva,
10.10.2013
Đọc
trên Diễn Đàn, có nhiều bài viết về biến cố SHUTDOWN/ĐÓNG TIỆM tại Hoa kỳ như
cuộc chọi nhau giữa hai đảng, như một cú mà đảng Cộng Hòa chơi đảng Dân Chủ,
như một sự dằn mặt của đảng Cộng Hòa đối với TT.Obama, như một sự xuống cấp của
một nền Dân chủ… Thực ra đây là một cuộc Khủng Hoảng Ngân Sách Hoa kỳ phải được
hiểu trong một viễn tượng Kinh tế lâu dài và nhất là trong sự va chạm của hai
chủ trương Kinh tế Tư bản Tư nhân và Kinh tế Xã hội với sự can thiệp ít nhiều
của Nhà Nước.
Chủ
trương Kinh tế tư bản tư nhân
truyền
thống của Hoa kỳ
Sức mạnh Kinh tế Mỹ được xây dựng trên chủ trương tư nhân hóa Xí nghiệp đến tối
đa. Thực vậy, một số những Nhà Tù tại Mỹ cũng được tư nhân hóa. Một số những Tổ
chức Cảnh sát An ninh cho khu vụ cũng được tư nhân hóa.
Khi dậy học về quản trị xí nghiệp, chúng tôi đã chấp nhận định nghĩa của Hoa kỳ
về một Xí nghiệp sản xuất:
“Xí nghiệp là một Tổ chức, độc lập về Tài chánh, giới thiệu tới Thị trường
trao đổi những Sản phẩm Kinh tế nhằm thâu được LỢI NHUẬN TÀI CHÁNH TỐI ĐA“
Chính cái Mục đích tối hậu là Lợi nhuận Tài chánh TỐI ĐA đã trở thành tiêu
chuẩn cho những quyết định đường lối quản trị như Nhân công, như Chi tiêu chẳng
hạn.
Tỉ
dụ về Nhân công: Xí nghiệp Hoa kỳ quyết định sa thải người làm việc theo mức độ
Hiệu Năng (Efficacité). Về điểm này, quan điểm của Au châu (Pháp), theo Henri
FAYOL, mang tính cách nhân đạo và xã hội hơn chứ không phải chỉ xét người làm
việc theo nguyên có mức đo Hiệu Năng sản xuất. Khi Hiệu Năng người làm việc
cao, thì Xí nghiệp mới tăng được Lợi nhuận.
Tỉ
dụ về Chi tiêu: Xí nghiệp Mỹ làm việc với Thị trường trao đổi Cạnh tranh tự do.
Ở Thị trường Cạnh tranh tự do này, rất khó khăn tăng Giá bán để mong tăng Lợi
nhuận. Giáo sư Paul SAMUELSON, Nobel Kinh tế, đã nói rằng “Giá bán ở Thị trường
cạnh tranh dần dần tụt xuống tới Giá thành để triệt tiêu Lợi nhuận “. Vì vậy để
tăng được Lợi nhuận, chỉ còn cách giảm thiểu Chi tiêu cho Giá thành sản xuất,
nhất là những Chi tiêu cố định không được bao thầu bởi Thu nhập thương mại.
Ngay
cả những ý tưởng nhân đạo, xã hội cũng được chính Xí nghiệp tính toán giải
quyết theo tiêu chuẩn Lợi nhuận TỐI ĐA. Tỉ dụ Henri FORD đã nói :
“Tôi
trả lương Công nhân cao để họ có thể mua những chiếc xe hơi mà Xí nghiệp của
tôi sản xuất “.
Việc
Henri FORD trả lương cao cho Công nhân không phải là vì lòng nhân đạo, vì tinh
thần xã hội của ông, mà chỉ là việc ông tính toán thương mại bán được những sản
phẩm để Xí nghiệp của ông thu được nhiều Lợi nhuận.
Đảng
Cộng Hòa theo sát Chủ trương Kinh tế Tư bản Tư nhân trên đây. Chính vì vậy mà
quyết định SHUTDOWN/ĐÓNG CỬA ngày 01.10.2013 phải được hiểu trong Chủ trương
Kinh tế/Tài chánh Tư bản Tư nhân truyền thống của nước Mỹ.
Chủ
trương Kinh tế Xã hội của Au châu
và
của TT.Obama (đảng Dân Chủ)
Sức đẩy của khuynh hướng Xã hội tại Aâu châu đã từ Thế kỷ XIX. Sang Thế kỷ XX,
Aâu châu còn bị ảnh hưởng mạnh bởi những ý tưởng từ Khối Cộng sản. Vì ảnh hưởng
này mà TT. De GAULLES đã chủ trương việc Tham dự của Nhân Công vào Lợi nhuận
của Xí nghiệp (Participation des Ouvriers dans la Distribution des Bénéfices).
Hoa kỳ không những ở xa với tầm ảnh hưởng này của Xã Hội Chủ nghĩa, mà còn cấm
đoán những ý tưởng Xã hội Chủ nghĩa (Cộng sản). “CHARLOT“ đã phải bỏ Hoa kỳ.
Một số lớn các nước Tây Aâu theo Chủ trương Kinh tế Xã hội, nghĩa là phải kể
vấn đề nhân đạo, xã hội trong việc quyết định quản trị những hoạt động Kinh tế
của Xí nghiệp. Nhà Nước can thiệp nhiều hơn vào sinh hoạt Kinh tế Xí nghiệp
bằng những Luật lệ thuế khóa, tái phân phối Lợi nhuận mà tầng lớp nghèo được
hưởng.
Khuynh hướng Xã hội này đã làm cho một số lớn những nước Aâu châu tích lũy
chồng chất nợ công. Tình trạng nợ công của Aâu châu hiện nay một phần là do
Khuynh hướng Xã hội này gây ra.
Khi Oâng OBAMA đắc cử Tổng Thống Mỹ, những tuyên bố của TT.Obama đã tỏ ra rõ
rệt Khuynh hướng Xã hội Chủ nghĩa: thâu thuế cao đối với người giầu, bảo hiểm
sức khỏe cho mọi người và Nhà Nước phụ giúp để mua bảo hiểm. Những lời tuyên bố
này đã làm cho một số vốn Hoa kỳ chạy ra tỵ nạn ở nước ngoài thành Offshore
Funds hoặc những Lợi nhuận thu được của những Xí nghiệp Liên quốc gia không
mang về Hoa kỳ để bị đánh thuế cao.
TT.Obama công kích những cuộc Chiến tranh thời TT.BUSH và Chính quyền của Oâng
quy những nợ nần Ngân sách là từ thời TT.BUSH. Nhưng nếu nhìn kỹ Thống kê, thì
người ta thấy chính những năm của TT.OBAMA, ngân sách Mỹ bị thâm hụt và nợ nần
của Nhà Nước Hoa kỳ tăng gấp bội.
Theo Annual Budget Deficit của Hoa kỳ,
thì:
=> Thời
TT.BUSH: * Năm 2002: Deficit
200 Billions
* Năm 2003: Deficit 400 B
* Năm 2004: Deficit 400 B
* Năm 2005: Deficit 300 B
* Năm 2006: Deficit 200 B
* Năm 2007: Deficit 200 B
* Năm 2008: Deficit 500 B
=> Thời
TT.OBAMA: * Năm 2009: Deficit 1’400 Billions
* Năm 2010: Deficit 1’300 B
* Năm 2011: Deficit 1’300 B
* Năm 2012: Deficit 1’300 B
* Năm 2013: Deficit 1’300 B & …
Như vậy, chỉ cần năm đầu của TT.OBAMA, mức Deficit đã gần bằng 7 năm thời
TT.BUSH. Việc thiếu hụt Ngân sách này còn tăng lên gấp bội khi mà Nhà Nước bắt
đầu trợ cấp cho mọi người nghèo mua Bảo Hiểm, thực hiện ObamaCare từ năm tới.
Tổng số nợ công của Nhà Nước Hoa kỳ hiện nay là 16’700 Billions, trong số đó
chỉ nguyên thời TT.OBAMA đã chiếm gần 40% (6’600 Billions) của tổng số nợ
công.
Tóm lại:
*
Việc tăng thuế nhiều trên những người giầu làm thất thoát vốn Hoa kỳ ra nước
ngoài thành Offshore Funds và làm cho những Xí nghiệp Liên quốc gia không mang
Lợi nhuận về Mỹ để bị đánh thuế cao.
*
Thực hiện ObamaCare làm tăng trầm trọng Deficit
*
Nợ công sẽ vượt quá mức 16’700 Billions mà các Thế hệ trẻ sau này phải gánh
chịu.
Tác giả BÙI VĂN PHÚ đã có lý khi nhận định rằng:
“Nhiều người cho rằng Tổng thống Obama có
khuynh hướng theo xã hội chủ nghĩa. Những chính sách về thuế và bảo hiểm y tế
của ông phản ánh điều đó.
Một người Mỹ có thu nhập trên 150 nghìn đô-la một năm, 250 nghìn hay cao hơn
cho một cặp vợ chồng nay sẽ phải trả thuế nhiều hơn. Bây giờ mọi người dân lại
có bảo hiểm y tế. Như thế Hoa Kỳ đang gần giống với các nước bắc Âu, Anh, Pháp.
Đó là khuynh hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tiến đến một xã hội công bằng hơn.”
Kết Luận
Vụ SHUTDOWN/ĐÓNG TIỆM ngày 01.10.2013 của Mỹ
không phải là trò chơi bực tức nào đó của đảng Cộng Hòa, cũng không phải là sự
xuống cấp của nền Dân Chủ Mỹ. Đảng Cộng Hòa đứng trước một viễn tượng tăng vọt
Deficit khi thực hiện ObamareCare để rồi Nợ Công Mỹ tăng vọt khiến những
Tổ chức Thẩm Định Tín Dụng cho Mỹ phải hạ thấp mức độ. Đảng Cộng Hòa phải quyết
định can thiệp vào viễn tượng Khủng hỏa Ngân Sách trong lâu dài.
Nó cũng là sự va chạm giữa hai Chủ trương
Kinh tế:
* Chủ
trương Kinh tế Tư bản Tư nhân truyền thống đã làm cho Hoa kỳ làm Kinh tế với
Hiệu Năng tối đa.
* Trong
khi ấy Chủ trương Kinh tế Xã hội vốn đã làm cho Chi Tiêu Xã hội tăng (Couts
sociaux augmentent) và làm giảm Hiệu Năng Kinh tế.
Một số những Lãnh đạo Chính trị, nếu chỉ nghĩ về ngắn hạn chiếm vị trí quyền
hành, dễ dàng tuyên bố tăng thuế người giầu và tái phân phối lợi nhuận từ người
giầu cho người nghèo. Họ dễ dàng kiếm được nhiều phiếu vì một số người nghèo
sống với hiện tại và cảm thấy khoái tỉ khi nghe những lời tuyên bố ấy.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 10.10.2013
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.