Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Tuesday, October 8, 2013

TẠI SAO CẦN THỪA NHẬN QUYỀN SỞ HỮU TƯ NHÂN VỀ ĐẤT ĐAI?


 

TẠI SAO CẦN THỪA NHẬN QUYỀN SỞ HỮU TƯ NHÂN VỀ ĐẤT ĐAI?


Bình Lê, theo Diễn Ngôn

Sở hữu là một trong ba quyền cơ bản nhất của con người, bên cạnh quyền sống và quyền tự do mưu cầu hạnh phúc. Đây là lý do tại sao việc xác lập quyền sở hữu đối với đất đai lại quan trọng như vậy. Nó không chỉ đơn giản là hình thức sở hữu nhà nước, tư nhân, hay cộng đồng. Mà nó là quyền cơ bản của con người, quyền sở hữu tài sản của mình.

Đất đai, rừng núi và biển cả tồn tại trước khi có nhà nước. Con người trồng cấy, hái lượm, và săn bắn trên những mảnh đất của mình. Do họ sở hữu sức lao động, nên họ cũng sở hữu đất đai và rừng núi trong “lãnh thổ sinh sống” của mình. Đây là lý do tại sao hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhà nước thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu tư nhân về đất đai, thừa nhận một cái tự nhiên, tồn tại trước khi nhà nước ra đời.

Trong cuộc sống hiện đại, điều này càng quan trọng vì nó liên quan đến phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Khi được nhà nước bảo vệ quyền sở hữu, người dân yên tâm đầu tư vào sản xuất, đặc biệt những hoạt động mang tính lâu dài, như trồng rừng hoặc đòi hỏi vốn nhiều, như nuôi trồng thủy sản, hoặc xây cất văn phòng hoặc khách sạn. Không ai muốn bỏ vốn đầu tư, nếu như họ luôn lo sợ, một ngày nào đó đất đai của họ bị thu hồi bởi nhà nước.

Nhiều người cho rằng, chỉ cần đảm bảo quyền sử dụng đất là được rồi, vì người dân vẫn có thể chuyển nhượng cả quyền sử dụng đất đai. Tuy nhiên, mối quan hệ về sở hữu tài sản không phải là mối quan hệ giữa người và đồ vật như đất đai (tôi được làm gì trên mảnh đất của mình), mà là mối quan hệ giữa người với người. Khi không có ai xuất hiện và hạch sách thì quyền sở hữu tài sản và đất đai của bạn chẳng có ý nghĩa gì. Nó chỉ có ý nghĩa, khi có một ai đó đòi chiếm hữu tài sản đất đai của bạn.

Điều này liên quan đến nguyên tắc: trao đổi tài sản phải được thực hiện một cách tự nguyện, và trên cơ sở là thị trường tự do chứ không phải ép buộc. Như vậy, luật đất đai hiện tại cho phép nhà nước thu hồi đất đai từ người dân (một cách không tự nguyện) và trao cho một người dân khác sử dụng là vi phạm quyền sở hữu tài sản cũng như quyền tự do trao đổi (không bị ép buộc). Không có lý gì, một người nông dân trồng cấy trên đất đai hàng chục năm, lại phải từ bỏ đất đai của mình theo quy định của nhà nước. Quy định này, bao gồm cả việc chuyển đất đai cho một nhà đầu tư bất động sản, và sau đó bán theo giá thị trường. Đây chính là sự bất công tạo ra sự bất ổn trong xã hội.

Hơn nữa, con người thường đánh giá cao giá trị tài sản mình sở hữu hơn là tài sản mình không sở hữu. Trong một thí nghiệm ở trường Princeton với sinh viên cho thấy, những người được tặng một cái cốc (sở hữu cốc), thường chỉ đồng ý bán với giá 10 đô la, trong khi những người không được tặng cốc (không sở hữu cốc) thì chỉ sẵn sàng trả 7 đô la cho cái cốc đó. Người sở hữu tài sản có quan hệ tinh thần với những vật mình sở hữu vì những vật mình sở hữu nói lên sự tồn tại của mình. Chính vì vậy, việc trao đổi tài sản không dựa trên cơ sở tự nguyện, không những gây bất công về mặt kinh tế, mà còn gây bất bình về mặt cảm xúc và tinh thần của người dân.

Cuối cùng, pháp luật ra đời với mục đích bảo vệ tự do của con người, chứ không phải để hạn chế hay xâm phạm tự do của con người. Khi chưa có nhà nước, đất đai đã thuộc sở hữu của con người, nên không có lý gì pháp luật lại không bảo vệ quyền sở hữu đất đai tư nhân của nhân dân.

_______

Tiếng Nói Dân Chủ là diễn đàn chia sẻ những quan điểm dân chủ từ nhiều nơi khác nhau. Ban Biên Tập không chịu trách nhiệm nội dung các bài viết đã được đăng tải, cũng như bài viết không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tiếng Nói Dân Chủ.

  •  

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

My Blog List