Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, May 6, 2016

Cá chết và đời sống ngư dân miền Trung cũng sẽ chết theo



Cá chết và đời sống ngư dân miền Trung
cũng sẽ chết theo

Hoàng Dung, thông tín viên RFA
2016-05-03
Inline image 1
   Nghe Audio   Phần âm thanh 
cachet-630.jpg
Người dân đang vứt bỏ cá chết.


 Courtesy of antoangiaothong.gov.vn
Gần 1 tháng nay, trên nhiều trang mạng đã đưa tin về trường hợp cá chết ở khu vực Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, đây là sự kiện nóng thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước.
Sau sự kiện đó thì nhiều ngư dân ở Hà Tĩnh đã yêu cầu chính quyền can thiệp để giúp đỡ cho người dân, tìm ra nguyên nhân gây hiện tượng cá chết hàng loạt, tuy nhiên đến nay chính quyền vẫn chưa có câu trả lời cụ thể cho người dân. Trong nhiều ngày qua, nhiều ngư dân ở tỉnh Quảng Bình đã đồng loạt biểu tình để yêu cầu chính quyền có hành động cụ thể, nhiều người dân đã đổ cá ra đường để phản đối, trong những cuộc biểu tình đó thì nhiều khẩu hiệu của người dân thể hiện mong muốn với các khẩu hiệu như: Hãy trả lại biển cho chúng tôi, hãy trả lại tôm cá cho chúng tôi hay là chúng tôi chọn tôm cá.
Những khó khăn
Đợt này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống gia đình của chú, nhưng không nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền.
- Anh Hoa
Chia sẻ với chúng tôi, nhiều ngư dân ở Quảng Bình và Hà Tĩnh cho biết nguồn thu nhập của họ là đánh bắt cá, nay cá chết nhiều, người dân không ai ăn cá nên trong gần một tháng nay cuộc sống của họ đều vô cùng khó khăn.
Anh Hoa, một ngư dân ở xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh cho biết từ bao đời nay, đánh bắt cá là nguồn thu nhập của gia đình anh, nay sự việc cá chết trong gần 1 tháng nay thì gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn, không có tiền để đóng học cho con. Tuy nhiên anh cũng cho biết thêm những khó khăn đó không quan trọng mà khó khăn nhất là chính quyền không có sự quan tâm giúp đỡ cho ngư dân trong lúc họ gặp khó khăn như thế này.
Anh Hoa chia sẻ:
“Nghề chính của chú là từ đời cha đến đời ông, từ đời xa xưa cho đến bây giờ không có nghề gì khác ngoài nghề cá. Đặc biệt đối với gia đình chú là hoàn toàn sống về nghề cá nhưng bây giờ bị hạn chế rất nhiều. Đợt này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống gia đình của chú, nhưng không nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền. Bây giờ con chú về lấy tiền học gần 10 triệu mà không có tiền đóng, thế này thì nó bỏ học mất.”
Anh Giáp một ngư dân ở tỉnh Quảng Bình cũng chia sẻ:

000_9U46D
Một người dân với những con cá biển đã chết trên một bãi biển ở huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế ngày 21 tháng 4 năm 2016.

Nói chung ảnh hưởng nhiều lắm vì nguồn thu chính của gia đình phụ thuộc vào biển. Nên khi lệnh cấm bắt trong thời gian dài ảnh hưởng rất nhiều, không thể đánh bắt ở vùng biển của mình nữa thì hầu như không có nguồn thu nhập nào cả.
Hiện nay, thì những ngư dân đi đánh bắt cá ở các ngư trường xa bờ thì họ mới được phép đi đánh cá, còn những ngư dân đi đánh cá gần bờ thì họ vẫn chưa được phép đi.
Không chỉ những ngư dân gặp khó khăn trong cuộc sống mà nhiều người buôn bán cá cũng gặp khó khăn. Ở Nghệ An tuy tình trạng cá chết chưa xảy ra nhưng người dân ở đây cũng không dám ăn cá.
Chị Thanh một người buôn cá ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An chia sẻ:
“Trong thời gian này không có cá chết ở Nghệ An, tôi đi buôn về để bán nhưng không bán được, vì người dân ở đây cũng không ai ăn cá nữa, giờ ra chợ đồ biển không ai dám ngó ngàng tới.”
Sự giúp đỡ của chính quyền
Gần 1 tháng nay, thì nhiều ngư dân phải treo nốc, treo thuyền vì họ không thể đi đánh cá được thì cuộc sống của họ vô cùng khó khăn. Nhiều ngư dân yêu cầu chính quyền làm sáng tỏ nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt thì đến nay chính quyền vẫn chưa có câu trả lời cụ thể cho người dân.
Hỗ trợ thì đợt vừa rồi lại nghe nói một tàu biển là 1.000.000 đồng với cấp gạo nhưng hiện tại thì vẫn chưa thấy đâu cả.
- Anh Giáp
Anh Hoa ở Kỳ Anh cho biết, chính quyền đã đến phát gạo cho người dân, tuy nhiên người dân ở đây cho biết họ cần chính quyền làm rõ nguyên nhân để cuộc sống của người dân được trở lại bình thường, khỏi phải hoang mang.
Anh Hoa chia sẻ:
“Hôm nay họ về phát gạo cho dân, cho tất cả các ngư nghiệp, tiền thì hầu như là chưa có nhưng một khẩu phần gạo là 22,5 kg.”
Anh Giáp ở Quảng Bình cho biết anh có nghe nói là chính quyền sẽ hỗ trợ cho người dân ít gạo và 1 chiếc thuyền bè sẽ được hỗ trợ 1 triệu đồng, nhưng đến nay vẫn chưa thấy, anh cũng cho biết đó là cách tạm thời, anh vẫn mong muốn sớm được đi đánh cá để có thể ổn định được cuộc sống.
Hỗ trợ thì đợt vừa rồi lại nghe nói một tàu biển là 1.000.000 đồng với cấp gạo nhưng hiện tại thì vẫn chưa thấy đâu cả.
Bên cạnh đó, nhiều ngư dân đi đánh bắt cá xa bờ không được hỗ trợ, mặc dù gần 1 tháng nay họ vẫn chưa dám đánh bắt cá.
Anh Hoa cũng chia sẻ với chúng tôi, nếu chính quyền không lo cho người dân thì người dân sẽ đứng lên để đòi lại quyền lợi cho mình, đảm bảo cuộc sống cho mình, và chúng tôi sẽ buộc Formosa trả lời cho người dân.
Inline image 2










__._,_.___

Posted by: <

Police warning! :"BÙA NGẢI TÂY.". CẦN LƯU Ý....



 
---------- Forwarded message ----------
From: Van-Nghe



__._,_.___

Posted by: truc nguyen





Police warning!  :"BÙA NGẢI TÂY.". CẦN LƯU Ý....


 
Police Warning (Send to Everyone) Cảnh Sát Cảnh Báo (Hãy gởi cho mọi người)

I'm passing this along! People are R E A L L Y crazy! If you are female, take heed! If you are male and have a significant female in your life who you care about, whether it's your wife, your girlfriend, your  daughter, your sister, your niece, your cousin, your next door neighbor; 
whomever.... ......... .pass this along! Always, "Better safe than sorry!"
 
 
Tôi đang chuyển đi khắp! Người ta thiệt là điên loạn! Nếu bạn là phụ nữ, hãy lưu ý! Nếu bạn là đàn ông và có người đàn bà đầy ý nghĩa trong đời bạn mà bạn quan tâm săn sóc, hoặc đó là vợ, bạn gái, con gái, chị em, cháu gái, anh chị em cô cậu chú bác, cô dì, hàng xóm của bạn, cho bất cứ ai………. Hãy chuyển tin nầy đến! Luôn luôn,” An toàn tốt hơn là ân hận”.
 
 

       A man came over and offered his services as a painter to a female putting gas in her car and left his card. She said no, but accepted his card out of kindness and got in the car. The man then got into a car driven by another gentleman. As the lady left the service station, she saw the men following her out of the station at the same time. Almost immediately, she started to feel dizzy and could not catch her breath. She tried to open the window and realized that the odor was on her hand; the same hand which accepted the card from the gentleman at the gas station.
 
 
        Một người đàn ông đến gần và giới thiệu dịch vụ của anh ta như là thợ sơn cho một người đàn bà đang đổ xâng vào xe và để lại một danh thiệp dịch vụ. Bà ấy nói không, nhưng nhận tấm thiệp vì sự tử tế và lên xe. Rồi thì người đàn ông lên một chiếc xe lái sẵn bởi một người đàn ông lịch sự khác. Vừa khi người đàn bà lái xe rời trạm xăng, bà thấy hai người nầy theo xe bà rời trạm xăng cùng lúc. Hầu như ngay tức thì, bà cảm thấy choáng váng và không thể bắt hơi thở. Bà ấy cố gắng mở kính xe và nhận ra rằng có cái mùi gì ở trên bàn tay bà; cũng với bàn tay mà bà đã nhận tấm thiệp từ những người đàn ông lịch sự nầy ở trạm xăng.
 
 

        She then noticed the men were immediately behind her and she felt she needed to do something at that moment. She drove into the first driveway and began to honk her horn repeatedly to ask for help. The men drove away but the lady still felt pretty bad for several minutes after she could finally catch her breath. Apparently, there was a substance on the card that could have seriously injured her.
 
 
         Rồi bà nhận thấy các người đàn ông đó ngay sau xe bà và bà cảm thấy cần phải làm một điều gì vào lúc đó.  Bà lái xe vào một driveway đầu tiên và bắt đầu bấm còi xe liên tục kêu cứu. Các người đàn ông nầy lái xe đi khỏi, nhưng bà nầy vẫn cảm thấy khá không ổn cả dăm bảy phút sau khi bà có thể tiếp tục thở trở lại. Một cách biểu hiện, có một chất liệu trên tấm danh thiệp có thể đã làm bà thương tổn trầm trọng.
  

        This drug is called 'BURUNDANGA' and it is used by people who wish to incapacitate a victim in order to steal from or take advantage of them. This drug is four times dangerous than the date rape drug and is transferable on simple cards. So take heed and make sure you don't accept cards at any given time you are alone or from someone on the streets. This applies to those making house calls and slipping you a card when they offer their services.
 
 
        Chất thuốc nầy được gọi là “Burundanga” và nó được dùng bởi những người muốn làm cho nạn nhân bất khả kháng để mà ăn cắp hay lợi dụng.  Loại thuốc nầy 4 lần nguy hiểm hơn loại thuốc mê dùng cho “hẹn hò rồi hiếp dâm” và có thể truyền qua bằng tấm danh thiệp đơn sơ. 

Thế thì phải lưu ý và cố chắc là bạn không nhận những tấm danh thiệp bất cứ lúc nào mà bạn ở một mình hay từ ai đó trên đường phố trao.  Điều nầy cũng áp dụng cho những kẻ đến tại nhà bạn và chìa cho bạn tấm danh thiệp khi họ mời bạn một dịch vụ.

        PLEASE SEND THIS E-MAIL ALERT TO EVERY FEMALE YOU KNOW!!!!
       
XIN GỞI ĐIỆN THƯ NẦY BÁO ĐỘNG ĐẾN QUÍ "LADY" MÀ BẠN QUEN BIẾT!!!
 
 

        Sgt. Gregory L. Joyner (
Trung sĩ)
 
 
        Internal Affairs Unit (Đơn vị Chuyên Trách Nội Vụ)
        Louisville Metro Department of Corrections,
          (Nha Cải Huấn Đô Thị Louisville)
        400 South 6th Street
        Louisville , Ky 40202
        Office:
(502) 574-7213
 
       HOPHI dịch ra tiếng Việt.

     



   

                                               















__._,_.___

Posted by: Gia Cao 

Vụ Formosa, dấu hiệu cho cơn bão thay đổi xã hội!


Vụ Formosa, dấu hiệu cho cơn bão thay đổi xã hội!
Trần Nhật Phong (Danlambao) - Suốt 2 tuần qua, tôi thật chóng mặt với những biến động trong Việt Nam, từ những câu chuyện từng được “đảng và nhà nước” che đậy, lần lượt phơi bày ra trước công chúng, từ những cách hành xử của công An Quận Bình Chánh lạm quyền đến vụ “Cá Chết Miền Trung” và cách làm việc của các “quan” trong Việt Nam, sinh mạng con người trở nên mong manh hơn bao giờ hết, hang triệu người miền Trung không bằng hơn 10 tỷ USD đầu tư của Đài Loan, không bằng giá rẽ của những nhà thầu Trung Quốc cho cả ngàn dự án trên toàn quốc.


- Chú ơi! Con định nghe lời chú tìm cách rời khỏi mảnh đất này, nhưng nay thì con đổi ý, con muốn chứng kiến cảnh chế độ này bị dân giật xập, con muốn làm nhân chứng.

- Em mừng quá anh ạ! Em phải cám ơn Formosa, sự “thao túng” của họ đã làm người dân mở mắt. Giờ em mới hiểu lòng dân như thế nào? 

Tôi ngỡ ngàng, cô em gái quen biết qua Facebook sinh sống tận Quảng Ninh, nơi được xem là quê hương của điệu hát “Quan Họ”, lại có những suy nghĩ “mạnh bạo” như vậy. Em nhỏ tuổi hơn tôi nhiều, sinh ra và lớn lên trong cái nôi của “đảng” cầm quyền, em kể cho tôi biết những gì em đã nghe người dân sinh sống quanh quê nhà của em nói về “chế độ” đó, họ chửi mắng không từ một chút gì, họ xem đám “làm quan” không có chút cân lượng.

Khi Lê Ngọa Triều dựa dẫm vào công trạng của người cha Lê Đại Hành, đối xử với dân như thú vật, đối xử với những nhà sư như công cụ tiêu khiển, đã dẫn đến kết cục bi thảm cho một bạo chúa. Những kẻ cai trị Việt Nam hiện nay, từ Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang hay Nguyễn Thị Kim Ngân, cũng dựa vào cái “hào quang cũ” của “ông nội”,”ông ngoại” họ, để chiếm quyền cai trị và lèo lái giang sơn đến bờ vực thảm của sự phá sản.

Sự ngu dốt trong việc điều hành đất nước và khư khư “giữ quyền” đã dẫn Việt Nam đến chiếc hố “đen” của sự tàn khốc. 

Phá sản nhân cách của những con người sinh ra và sống dưới nền giáo dục của “thể chế” đó, lòng tự trọng đã bị mất. 

Phá sản nền văn hóa tươi đẹp của dân tộc qua nhiều thế hệ với những trò nhố nhăng của lễ hội, con người biến thành những loài thú cắn xé, chen lấn, dã man. 

Phá sản nền kinh tế và đẩy dân vào bế tắc cuộc sống với nợ công cao ngất ngưỡng, thiếu chứng minh khả năng chi trả và hàng trăm loại sưu thuế đè nặng lên mình của cả dân tộc. 

Và nay cả môi trường, tài nguyên của non sông gấm vóc với nền văn hóa “lúa, nước” đã và đang bị phá sản một cách khủng khiếp, rừng bị đốn sạch, biển nhiểm độc chất thãi, phù sa miền nam thì bị nhiễm nước mặn, không khí ô nhiễm nặng nề.

Tất cả những vụ phá sản đang đe dọa đến sự sinh tồn của dân tộc, thì những ông “vua”, ông “quan” vẫn tiếp tục sáo ngữ “nước nào phát triển mà chả vậy?”, để che dấu sự “dốt nát” yếu kém quản lý, và vẫn tiếp tục “đảng Cộng Sản Quang Vinh Muôn Năm” kích động dân chúng bảo vệ “chế độ tàn tật” của họ. 

- Cậu sao chậm hiểu thế, ba cái trò thọc gậy bánh xe của Ba X đó!

- Là sao anh? Em không hiểu lắm?

- Ba X bị Trọng “Lú” chơi sát ván vụ bầu cử kỳ rồi, ép tới “ngợp thở”, nên giờ đàn em của Ba X bắt đầu phản công, cách hay nhất là khui ra hết những trò tiêu cực nào có thể gây phẫn nộ đến dân chúng, từ cá chết, công an đánh dân, rồi vài hôm nữa sẽ đến trạm thu phí, tăng giá điện, tăng giá xăng dầu, rồi tiếp đến sẽ tăng thêm một số loại thuế, toàn những chuyện khiến dân phẫn nộ.

- Nhưng dù dân phẫn nộ thì có lợi gì cho Ba X?

- Dân lật đám Trọng “Lú” rồi thì chuyện gì xảy ra? Ai ở Việt Nam có đủ khả năng lập đảng mới bằng Ba X và đàn em? Ba X thừa cơ hội chiếm diễn đàn, lại không mang tiếng với các “cựu thần” của “đảng”. 

Ông anh “tiền bối” đưa ra suy luận mà tôi và bạn bè thường gọi là “thuyết âm mưu” nghe ra cũng hữu lý, nhưng đó cũng chỉ là một góc nhìn. Tuy nhiên ở một góc nhìn đứng đắn thì rõ ràng đang có những dấu hiệu ngày một rõ hơn về sự cáo chung của một chế độ. 

Như đã có một lần nào đó tôi từng viết trên Facebook của mình, nhìn lịch sử sẽ thấy được sự lập đi lập lại một cách hoàn hảo.

Sưu cao thuế nặng là điềm đầu tiên cho thấy chế độ bắt đầu lung lay.

Nhìn lịch sử của Trung Hoa và Âu Châu hay Trung Đông, khi họ bắt đầu xây những cung điện, thành quách vĩ đại để phô trương thì là lúc chế độ đã đào ngôi mộ tự chôn mình.

Nạn mua quan bán tước xuất hiện, càng lúc càng nhiều, đi đâu cũng thấy tham nhũng, đi đâu cũng thấy lạm quyền nhân danh “luật lệ”. 

Tạo ra nhiều lễ hội để vui chơi hưởng lạc.

Tạo ra những kẻ “kiêu binh” để bảo vệ quyền lợi và quyền cai trị, và chính những kẻ “kiêu binh” là nguồn gốc khiến cho kẻ cai trị chết thảm khốc và nhanh hơn.

Đó chính là những nguồn gốc lý do khiến cho quyền cai trị bị lật đổ, và dường như những dấu hiệu này đang hiện ra trước mắt của tất cả mọi người.

Thuế lợi tức, thuế mua hàng, thuế nhập cảng, thuế lập công ty, “phí” đường lộ, “phí” xăng dầu, “phí” điện lực, “phí” nước sạch, “phí” học đường đang trên đà gia tăng và chưa có dấu hiệu dừng lạ, cũng như sẽ còn hàng trăm loại “phí” khác mọc ra ở khắp các địa phương trên toàn quốc.

Xây văn miếu, xây tượng đài vô tội vạ khắp nơi, phố nào cũng là ‘phố văn hóa”, đường nào cũng cổng văn miếu.

Giá vào hải quan là bao nhiêu? Ghế này trị giá bao nhiêu? Ghế kia bao nhiêu? Từ ngành ngoại giao, bộ Vật Tư, bộ thông tin truyền thông, chức thứ trưởng, chức bộ trưởng, hàm thăng tướng, tất cả đều có giá cả rõ ràng. Kẻ ngồi vào chức cao lại đẻ ra hàng chục chức “phó”, chức “thứ”, để “thu lại tiền vốn”. 

Lễ hội “chém lợn”, làm “hoành tráng” cho ngày giổ Vua Hùng, rồi “cướp có văn hóa”, nào diễn hành thật vĩ đại 30 tháng tư, nào bắng pháo bông ngày ‘quốc khánh” nào nghĩ tết được kéo dài. 

Lập các đội dân phòng, dân quân địa phương, Phường đội, “đoàn thanh niên”, áo xanh, áo vàng, áo xanh lá cây, rồi áo đỏ “Dư Luận Viên” , hàng chục lực lượng “kiêu binh” tương tự với mục tiêu duy nhất “bảo vệ chế độ”, hành hung, gây bạo động, “tặng” mắm tôm vào nhà dân. 

Lịch sử luôn lập lại, và đây chính là lý do trong 2 tuần qua nhiều người từ trong đến ngoài nước, inbox, email, điện thoại với tôi và đều nói với tôi “chúng sắp sửa thổ huyết” rồi. 

Thấy mọi người hy vọng, tôi cũng… Mừng, nhưng… Lại là chữ “nhưng”, liệu những dấu hiệu trên đã giật xập được một chế độ chưa? Câu trả lời của tôi có lẽ sẽ là… chưa! 

Người dân đi biểu tình trên khắp đất nước hôm 1 tháng 5, đã có vẻ vượt qua được sự sợ hãi, khi có không khí của đám đông, mọi người trở nên can đảm hơn, sẵn sàng bảo vệ nhau trước những đòn “bạo lực” của các “áo xanh”.

Nhưng khi đám đông tan, họ trơ trọi chỉ có một mình, những đòn “cô lập” được tung ra, cô lập tài chánh, cô lập quan hệ, cô lập xã hội sẽ đẩy họ đến sự túng thiếu, rồi trên báo chí sẽ đem hình ảnh họ lên như những kẻ “phản quốc”, liệu họ có chống đỡ nổi hay không? Và sẽ chống đỡ được bao lâu? 

Không phải ai cũng có can đảm như các bạn bè tranh đấu xã hội dân sự trong nước, đã xem chuyện này như “cơm bữa”, xem chuyện đánh đập, cô lập, đi tù như những trải nghiệm của cuộc sống làm cho họ mạnh mẽ lên.

Người dân bình thường vẫn còn nhiều sợ hãi, họ có quá nhiều điều đã mất, và không thể mất thêm nữa, họ đã mất không khí của tự do, họ đã mất dần tài sản vào túi các tham quan, họ đã mất đi lòng tự trọng của một dân tộc, và họ không muốn mất thêm người thân, mất thêm bạn bè, mất thêm… không gian cuối cùng của cuộc sống. 

Và khi những “bóng ma” của nỗi sợ hãi còn ẩn chứa trong trái tim của những người dân bình thường, họ sẽ bỏ mặc sự trôi nổi của xã hội, họ trở nên ích kỷ hơn và trở thành những… Zombie thời đại, dù chế độ đó có tự nó xập, thì dân tộc cũng phải mất nhiều thập kỷ, mới gội rữa sạch sẽ những tàn tích “âm độc vô cảm” hệ quả của những gì đang xảy ra hôm nay. 

Ai trả lời giùm, đất nước sẽ về đâu? Câu thơ chót của cô giáo Trần Thị Lam sẽ chính là câu hỏi mà cá nhân tôi vẫn đi kiếm câu trả lời, cũng có thể đến khi tôi xuôi tay nhắm mắt vài chục năm sau đó, vẫn chưa có câu trả lời chính xác. 

“Cơn bão” Formosa, hay bài thơ “Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh”, có thể trở thành xúc tác thay đổi cả một xã hội rộng lớn ở Việt Nam, thì đó chính là niềm may mắn cho cả dân tộc. Nhưng nếu đó chỉ là những giọt nước sôi tràn ra ngoài nồi và rồi khi tắt lửa thì nước lại rút xuống đáy nồi, thì có lẽ dân tộc Việt Nam sẽ từ từ… biến mất như dân tộc Maya, 2 chữ Việt Nam sẽ chỉ là “huyền thoại” trên vài cuốn phim của Hollywood, để thế giới biết đã từng có một dân tộc mang tên Việt Nam, nhưng vì sợ hãi nên “4,000 tuổi mà Dân không Chịu Lớn”.



__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Thursday, May 5, 2016

Có âm mưu nào của Trung Cộng qua công ty Formosa hay Trung Cộng rải chất độc trên biển để hại Việt Nam và Công Ty Formosa?


Vụ Cá Chết Hàng Lọat: Có một thắc mắc: Vụ công ty Formosa đã xả nước thải ra Biển Vũng Áng cả 10 năm mà không thấy cá chết, sao năm nay cá chết nhiều thế? Có âm mưu nào của Trung Cộng qua công ty Formosa hay Trung Cộng rải chất độc trên biển để hại Việt Nam và Công Ty Formosa? Bạn nào có tin tức gì về vụ này không?

On Sunday, May 1, 2016 6:32 PM, "vneagle_1<> wrote:

 
Matthew Trần:

Xin lưu ý nvtncshn: Người zân  trong nước có khã năng là họ sẽ vớt hằng tấn cá bị chết độc trong zịp nầy, đem về và làm nước mắm, sẽ xuất kãng ra cho nvtncshn tiêu thụ a nghen !!
Vậy, hãy đề cao kãnh zác tai nạn sắp tới cho chính chúng ta -người Việt hãi ngoại- là: ĐỪNG ĂN NƯỚC MẮM nhập kãng từ Vietnam trong 5,6 tháng tới  nghe chưa??

Gia-đình tui cũng đã chấm zứt việc xài "zì zầu" cũa Chệt đã mấy năm ni và thay vào xài Maggi cũa Fáp. 

Ai biết thì lo mua 5,4 chai nước mắm thường zùng đễ zự fòng .. còn không thì sẽ ăn  MAGGI ..cũa Fáp .. 

Xin nhớ  đừng quên.
MT
Quảng Bình và biển chết: 
Nguy cơ nạn đói sắp tràn lan.
Người Việt trong nước ..túng quá ..sẽ hốt mấy tấn ká nầy về đễ làm nước mắm ..và sẽ xuất kãng ra hãi ngoại ...cho ai // Ai nữa?? Noái trắng ra là chúng ta!!



                    QUẢNG BÌNH (NV) - Trong lúc này, không còn riêng gì Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế,  có hiện tượng xác cá trôi nổi. Có một tình trạng chung ở miền Trung là nhân dân bắt đầu bất mãn, phản ứng dữ dội, các cuộc biểu tình phản đối nhà nước CS dung túng TC, đã diễn ra ở Kỳ Anh - Hà Tĩnh, Quảng Trạch-Quảng Bình, trên các trang mạng xã hội đang kêu gọi biểu tình ở Đồng Hới-Quảng Bình, Đông Hà, Quảng Trị, Kỳ Anh-Hà Tĩnh và nhiều nơi khác nữa ....

alt
Những người phụ nữ đang đào hố để chôn cá chết. (Hình: Liêu Thái/Người Việt).

                                       Không khí đầy bất an:

          Điều mà chúng tôi chứng kiến, và cảm nhận rõ nhất là:  không khí bất an bao trùm từ Huế ra đến Hà Tĩnh. Trên đường đi, thỉnh thoảng xe công an xuất hiện, hụ còi, xe nhà binh chở bộ đội di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác ...
          Ra đến Quảng Trạch, Quảng Bình vào đúng chiều 29 tháng 4, chừng 4 giờ chiều, chúng tôi thấy rất nhiều xe công an hụ còi, và đến ngã tư Ba Đồn (đây cũng là một trong những nơi có cá chết dọc bờ biển nhiều nhất, và người dân nơi đây đã bắt giữ một số ngư dân ở Kỳ Anh đưa thuyền con vào vớt cá chết,  mang về Hà Tĩnh để bán) thì xe chúng tôi bị công an chặn, yêu cầu rẽ hướng khác, mà không giải thích lý do gì hết .
          Mọi xe lưu thông trên quốc lộ 1A đều bị chặn, yêu cầu chuyển hướng đi, công an giao thông và cảnh sát cơ động đứng dàn đầy mặt đường, xe cảnh sát giao thông chắn ngang đường và barie rào kín ngã tư này.
Chúng tôi bị hỏi một cách gay gắt “đi đâu?” bởi một cảnh sát giao thông trẻ.
Anh tài xế taxi trả lời:  “Dạ tụi em đi ra biển thăm đứa bạn !”, và quẹo xe xuống hướng biển Quảng Phú-Ba Đồn.
          Trên đường xuống biển, các đường dân sinh song song với quốc lộ đều có công an giao thông chốt ở mỗi ngã tư. Người đi cùng chúng tôi dự đoán chắc có duyệt binh hoặc biểu tình. Nhưng khả năng biểu tình cao hơn, vì không ai duyệt binh mà chặn quốc lộ rồi bẻ hướng đi cả.

                                       Những người đàn bà biển:

          Chúng tôi tiếp tục rẽ xuống bờ biển Ba Đồn, cũng giống như một số bờ biển du lịch khác ở Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Ba Đồn-Quảng Bình cũng vậy. Chỉ có gió, sóng cuồn cuộn, xác cá chết hôi thối, và những người dân từng tốp kéo nhau đi tìm xác cá để chôn. Gió biển bốc mùi hôi thối nồng nặc, cách 5km nữa mới vào đến biển, thì đã nghe mùi nồng và thối, buộc phải kéo gương xe kín mít mà chạy.
          Gặp một nhóm cựu thanh niên xung phong thời chiến tranh, hiện nay là các mẹ, các chị trong hội phụ nữ xã đang tay cuốc tay xẻng, kéo thùng xốp đi dọc bờ biển để tìm xác cá chết. Chúng tôi đưa máy lên chụp hình. Và hiếm khi chúng tôi đưa máy chụp hình một cách hớ hênh như vậy, nếu không xin phép trước, hoặc chụp lén. Lần này hầu như các o, các mệ để chúng tôi chụp thoải mái, sau đó chủ động đến bắt chuyện với chúng tôi.
          Một o tự giới thiệu tên Hằng, bắt chuyện: “Anh là nhà báo à? Anh cố gắng đưa hình ảnh cá chết lên báo, và nói thêm là chịu hết nổi rồi nhé !. Bà con chịu hết nổi rồi, kiểu này thì chỉ có mà chết thôi !”
alt
Cá chết trôi dạt vào biển Quảng Bình. (Hình: Liêu Thái/Người Việt).

          Khi nghe tôi hỏi là mức độ trầm trọng đến nỗi nào, thì một mệ tên Cúc nói luôn một lèo: “Sẽ chết đói, chết vì không có tiền để xài, chết vì nhiều thứ, tương lai nữa. Vì cho đến lúc này, riêng nhóm các mệ đã chôn hàng chục tấn cá, mà toàn là cá nước sâu, có con nặng đến cả tạ, hầu hết các loài cá quí ở đây đều chết. Biển không còn cá sống đâu. Con nào không may bơi vào đây là chết!”
          “Người ta nói là do Thủy triều đỏ. Nhưng mệ thấy hoàn toàn sai. Vì Thủy triều đỏ chỉ ở lớp mặt, từ mặt nước xuống đáy chừng ba mét trở lại, hiếm có Thủy triều đỏ nào lại ở sâu dưới nước hàng chục, thậm chí vài chục mét. Bởi Thủy triều đỏ là do Tảo đỏ gây ra, loại này nhẹ, chỉ nằm trên mặt nước, xuống thấp lắm thì ba mét là cùng!”
          “Đằng này những con cá chết đều là các ở độ sâu hàng chục mét, thậm chí vài chục mét dưới đáy biển. Không thể tin là Thủy triều đỏ được. Nhiều con còn ngắc ngoải thở bị tấp lên bờ thì thịt của nó đỏ ứng lên, da tái xám, mắt lờ đờ. Rõ ràng là độc tố trong nước quá cao!”

Đói kém tràn lan:

          Dừng một lúc, mệ Cúc cho biết thêm: “Đời sống ở đây bế tắc thực sự !. Vì hầu hết bà con nơi đây làm nông, làm biển, nuôi tôm, và kinh doanh quán ngoài bờ biển. Làm nông thì lúa thua tê tái, vì nắng hạn và sương muối, còn làm biển thì ngưng trệ hai mươi ngày rồi, quán xá thì không có khách, vắng ngắt người !.”
          Cùng lúc mệ Cúc nói chuyện thì ông Chuyên, và ông Trung, chủ hai quán hải sản lớn nhất trên bờ biển này ghé đến bắt chuyện: “Quán của anh em tụi tôi gần một tháng nay nằm bẹp dí. Nguyên gần mười ký mực, hai chục ký cá thu, cá ngừ, rồi ốc biển các loại, tôm, cua, ba ba... chẳng ai đụng tới. Chỉ riêng chuyện đông lạnh giữ nó lại không thôi cũng đủ chết rồi !”
          “Toàn là hàng đánh bắt xa bờ nhưng không ai thèm đụng tới. Tụi tôi mới mang đi chôn sáng nay. Mỗi quán chôn gần hai chục triệu đồng. Trong một ngày mà hai chục quán đi chôn hải sản, mất hết gần nửa tỷ bạc. Đau lắm!”

alt
Thuyền ghe nằm bờ vì không ra biển được. (Hình: Liêu Thái/Người Việt).

          “Nói chung là ở đây có khả năng bị đói rất cao. Chiều nay nghe đâu gạo cứu tế đang được đưa về. Nhưng làm sao chúng tôi đang yên đang lành, làm ăn bình thường thì lại phải nhận cứu tế? Lẽ ra phải điều tra rõ nguyên nhân cá chết,  và làm thật sớm để mà xử lý chứ? Giờ thứ chúng tôi cần cứu tế nhiều nhất là nước mắm và muối. Vì gạo còn có thể mua được!”
          “Vì biển như vậy thì mai mốt ăn muối, ăn nước mắm ai dám bảo đảm không chết ?. Đó là chưa kể đến một số cá không được mang đi chôn, mà lại mang vào miền Nam để làm nước mắm. Chuyện này chúng tôi nói có cơ sở. Vì ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh không có nhà máy chế biến hải sản,  mà ngư dân ngoài đó lại chạy vào đây vớt cá bỏ đầy ghe chở về tiêu thụ. Tôi chính là người phát hiện họ đầu tiên và kêu gọi bà con, báo động chính quyền can thiệp mà!”
          “Khi chúng tôi hỏi họ vớt về làm gì thì họ nói thật là vớt về để đưa lên xe đông lạnh, đưa vào Nam làm nước mắm. Hèn chi mấy bữa trước xe đông lạnh đi đường vào ban đêm, nghe xả ra toàn mùi hôi thối... Kiểu này thì còn chết dài dài nữa ...”
          “Mấy anh chị thử lên chợ xem đi, bây giờ không khí cứ như sắp có chiến tranh vậy, đói kém tràn lan!”
          Nghe theo chỉ dẫn của ông Chuyên, chúng tôi ngược vào chợ Bố Trạch, nhưng không thấy gì cả. Mới 5 giờ chiều mà chợ không có bóng người, chợ Ba Đồn cũng vậy, mặc dù các chợ này hoạt động cả ngày. Lòng vòng một lúc, chúng tôi tiếp tục đi ra Hà Tĩnh bằng những con đường mà không tài nào nhớ nổi, bởi anh tài xế taxi từng là tài xế xe tải nhỏ chở hàng bỏ mối, nên anh hết lạng vào xóm này lại lách sang xóm nọ để đến Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Đường A1, AH7 vẫn còn bị phong tỏa, chưa đi được.
          Đến nơi, chúng tôi lại lòng vòng tìm phòng trọ, các phòng trọ đều báo là hết phòng. Cuối cùng, quyết định quay vào Quảng Bình rồi mai hẳn tính.
          Lúc này đã hơn 10h đêm, không thấy công an chặn ở đầu phía Bắc, chúng tôi đường cứ theo quốc lộ 1A chạy thẳng. Hóa ra lúc chiều công an chặn đường vì bà con ngư dân đánh bắt xa bờ đang biểu tình, mang cá ra đổ đầy đường lộ, đoạn qua xã Cảnh Dương, Quảng Trạch, Quảng Bình để yêu cầu nhà nước CS trả lời thỏa đáng, và giải quyết thảm họa biển bị nhiễm độc này.  ./.




.




__._,_.___

Posted by: sacvan le 

Quà biếu của Formosa cho BCT Ba Đình.....Cá biển chết ở Việt Nam: Hệ lụy có thể kéo dài 50 năm



Quà biếu của Formosa cho BCT Ba Đình
Quà biếu của Formosa cho BCT Ba Đình

Cá biển chết ở Việt Nam: Hệ lụy có thể kéo dài 50 năm

Khi nước biển bị ô nhiễm nặng, hậu quả nghiêm trọng là điều khó tránh vì: thứ nhất, khó cô lập vùng ô nhiễm, thứ hai,  các phân tích của mẫu được thu thập dễ bị sai lệch, và thứ ba, chuỗi thức ăn tự nhiên trong vùng như chim, động-thực vật dưới biển bị lây nhiễm. Cuối cùng là ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, nhất là ung thư. Nếu có những độc chất không thể hòa tan, quá trình luân chuyển và hậu quả có thể kéo dài đến 50 năm, theo đánh giá của một chuyên gia Pháp, ông Jean Hetzel, khi trả lời phỏng vấn RFI.

Vụ cá biển chết hàng loạt ở bốn tỉnh miền trung Việt nam cho đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức, dù đã sau gần một tháng. Giả thuyết được đưa ra nhiều nhất là nguồn nước bị nhiễm độc do nước thải công nghiệp. Công ty Formosa ở khu công nghiệp Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh được cho là nghi phạm chính.
Vụ việc có thể coi là một thảm họa môi trường và đã tạo nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ của người dân Việt nam, cũng như thu hút sự quan tâm của truyền thông quốc tế. Đứng về góc độ chuyên môn, một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực môi trường của Pháp đã có những chia sẻ với RFI Việt ngữ khi được thông tin về vụ việc. Ông Jean HETZEL, hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường và phát triển bền vững, hiện là chủ tịch công ty tư vấn JOHANSON International và đã tham gia xử lý các thảm họa môi trường như vụ Sandoz-sông Rhin năm 1986.
RFI : Xin chào ông Jean Hetzel, trước hết ông đánh giá như thế nào về vụ cá chết hàng loạt bị nghi là do ô nhiễm ở vùng biển miền trung Việt nam ?
Jean Hetzel : Vâng xin chào, tôi thấy đây là một vụ ô nhiễm nghiêm trọng. Đã rất lâu rồi tôi mới biết một vụ ô nhiễm môi trường như vậy, trải dài khoảng 200 km. Vụ việc xảy ra ở vùng biển thì khá hiếm vì hiện tượng này thường xảy ra ở các vùng sông. Rõ ràng đây là một cú sốc vì cá chết phơi bụng nhiều. Cũng không được quên các loài rong, tảo là nguồn thức ăn của cá, khi không chịu nổi chất gây ô nhiễm cũng sẽ chết.
Cú sốc này lớn vì hậu quả có thể là ngắn và trung hạn nhưng cũng có thể là dài hạn, tùy thuộc vào các chất bị thải ra, có thể từ 2 đến 50 năm. Những chất có thể hòa tan trong nước thì 2-3 năm, nhưng những chất kỵ nước thì nó sẽ còn tồn tại và tiếp tục chu trình luân chuyển.

RFI: Đứng ở góc độ chuyên môn, thì theo ông khi vụ việc vừa xảy ra, nên xử lý như thế nào ?

Jean Hetzel : Thường thì với trường hợp như thế này thì lập tức phải thu thập mẫu vật, như là xác loài vật chết, các loài chim trong vùng, tảo biển. Phải thực hiện biện pháp bảo vệ khẩn cấp như là dừng các hoạt động liên quan ngành thủy hải sản, dừng đánh bắt ở những vùng lân cận. Khó khăn lớn đối với Việt nam là vụ việc xảy ra ở biển, rất khó dừng ô nhiễm ở biển vì nó lan nhanh xuống các tầng nước, khi xuống tầng nước sâu thì khó tìm được dấu vết.

RFI : Ông có thể chia sẻ một kinh nghiệm của mình ?

Jean Hetzel : Ở Pháp thì cũng có những vụ ô nhiễm nguồn nước. Tôi đã tham gia xử lý 3 vụ ô nhiễm lớn, nhất là vụ Sandoz ở sông Rhin 1986, vụ ô nhiễm rất lớn, ảnh hưởng đến các kênh trong vùng, lan ra biển phía Bắc, như vậy trải rộng qua Thụy Sỹ, Pháp, Đức và Hà Lan. Người ta đã phải theo dõi hơn 5 năm để chắc rằng ô nhiễm đã được giải quyết, mà các chất ô nhiễm ở đây thuộc nhóm đơn giản. Nếu các chất phức tạp hơn thì thời gian chắc phải nhiều hơn.

RFI: Theo ông vì sao vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm nhiều hơn?

Jean Hetzel : Có nhiều lý do. Trước tiên là người dân được giáo dục tốt hơn. Người ta nhận biết rằng vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là các chất nguy hiểm, gây nguy hại cho sức khỏe. Người ta đầu tư hàng tỷ đô la để nâng cao sức khỏe, nhưng ô nhiễm có thể gây ra cái chết, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái, tác động đến chuỗi thực phẩm, ung thư v.v.. Những hậu quả do ô nhiễm được biết vì vậy người ta cố gắng hạn chế và giảm ô nhiễm.
Vấn đề ô nhiễm quan trọng vì trong 50 năm qua, chúng ta làm nghiên cứu rất nhiều về môi trường, vì vậy có nhiều bằng chứng khoa học. Những đối thoại/yêu cầu về môi trường ngày càng nhiều, nhất là từ các tổ chức phi chính phủ, đòi các cơ quan nhà nước có những giải pháp phù hợp. Ở Pháp có chính sách riêng về nước (gồm những hoạt động hướng dẫn và kiểm tra nguồn nước, chất lượng nước, những người có trách nhiệm kiểm tra), về môi trường như là cảnh sát môi trường/cảnh sát nước.
RFI: Hiện nay có nhiều chủ đầu tư công nghiệp không muốn tăng chi phí môi trường, họ cho là tốn kém. Theo ông thì điều này có ảnh hưởng như thế nào?
Jean Hetzel : Đương nhiên là có chi phí, nhưng không nhiều so với mạng sống của con người. Chi phí trung bình so với tổng đầu tư nhà máy từ 5%-15% tuỳ trường hợp nhưng hiếm khi đạt mức cao nhất, vì mức cao nhất là dành cho những trường hợp yêu cầu gắt gao, như trong lĩnh vực hạt nhân. Chi phí đầu tư cho môi trường phải được tính là nếu không đầu tư thì sẽ bị mất thị phần, các tập đoàn lớn ngày càng nhạy cảm với vấn đề này nếu bị người tiêu dùng đưa vào danh sách đen. Vì vậy cần đầu tư ngay từ đầu để tránh những thiệt hại về hình ảnh và thị phần.

RFI: Ở những nước phát triển, như Pháp chẳng hạn, vì sao việc bảo vệ môi trường rất được ưu tiên ?
Jean Hetzel : Trước tiên là cần có cảnh sát môi trường, để môi trường được bảo vệ tốt nhất có thể. Đó là về phía chính phủ. Nhưng quan trọng hơn vẫn là hành động của người dân. Cụ thể là hoạt động ở quy mô địa phương của các hội đoàn độc lập, như hội những người đánh cá, hội những người đi săn v.v.., cũng như các tổ chức phi chính phủ, vì các tổ chức này có chuyên môn để thúc đẩy chuyện này.

Cũng cần sự bổ sung của giới công nghiệp, vì có những công ty chuyên xử lý, giảm ô nhiễm, ví dụ như ở Pháp có những công ty hàng đầu về vấn đề này. Và ngày càng nhiều thông tin được cung cấp bởi giới công nghiệp khi họ tham gia cùng các hội đoàn trong ban điều hành. 

Phía cơ quan quản lý nhà nước sẽ dễ dàng ban hành các quy định hơn khi có sự đồng thuận giữa người dân, các ngành công nghiệp sản xuất và các hội đoàn, ONG. Cần hành động và cần bảo vệ môi trường.



__._,_.___


Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

Lisa Pham 15.04.2024

My Blog List