Ngày 22/4/2016 Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đi o bế và bảo vệ
tập đoàn Formosa vì 10,5 tỷ đôla đầu tư,
trong khi Formosa đang đầu độc cả hàng trăm cây số ven biển,tàn
phá ngành thủy sản miền trung Việt Nam.
Thái độ « xấc xược » của Formosa:« Người Việt phải chọn một trong hai thứ, hoặc cá
hoặc thép, chứ không thể cả hai »
thể hiện việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đảng CSVN ngậm
miệng ăn tiền và đồng loã với Formosa hãm hại nhân dân việt nam.
Đảng CSVN và lãnh đạo,mù quáng đưa dân Việt đến chỗ chết ! Nhân dân phải chặn chúng lại!
Việt Nam : Biểu tình chống tập đoàn Formosa
thải chất độc ra biển
Người dân tham gia biểu tình ôn hòa trước Nhà
Hát Lớn tại Hà Nội, 01/05/2016.REUTERS/Kham
Hàng ngàn người dân Việt Nam ở Hà Nội, Sài Gòn cũng như tại một số
thành phố miền Trung, đã xuống đường vào buổi sáng Chủ Nhật, 01/05/2016, để
phản đối tập đoàn Formosa của Đài Loan thải chất độc tàn phá ngành thủy sản ở miền
trung Việt Nam. Cuộc biểu tình được các mạng xã hội kêu gọi từ nhiều ngày
trước.
Theo AFP và Reuters, tại Hà Nội vào sáng ngày 01/05, hàng trăm
người dân đã tập họp và tuần hành dọc theo hồ Hoàn Kiếm. Họ hô khẩu hiệu «
Trả biển cho dân » và cầm các biểu ngữ «
Trục xuất Formosa », « Biển chết, chúng tôi chết »,
«
Hãy bảo vệ biển ».
Tại Sài Gòn, cũng có hàng trăm người biểu tình với biểu ngữ «
Trả lại Việt Nam biển trong xanh », «
Dân Việt Nam sẽ chết nếu không đòi quyền sống »…
Chính phủ Việt Nam cũng bị lên án là «
vô tâm » trước thảm họa môi trường nhiễm độc làm cá và sò biển chết
hàng loạt.
Những người biểu tình được các hãng thông tấn Tây phương phỏng vấn
đều lên án thái độ «
xấc xược » của Formosa, kêu gọi đóng cửa nhà máy thép của tập đoàn «
xem thường chủ quyền và sinh mạng của người dân Việt ». Trong tuần,
một phát ngôn viên của Formosa bị hãng sa thải sau khi tuyên bố : «
Người Việt phải chọn một trong hai thứ, hoặc cá hoặc thép, chứ không thể cả hai
».
Theo chính quyền Việt Nam, ba tuần sau khi cá chết nổi xác tràn
ngập 200 km bờ biển của bốn tỉnh miền trung, cuộc điều tra đang được tiến hành.
Tuy vậy, theo AFP, báo chí chính thức đã chỉ đích danh thủ phạm là đường ống dẫn
nước bẩn dài 1,5 km từ nhà máy thép của Formosa thải ra biển.
AFP cho biết thêm, tập đoàn Formosa bị dính vào nhiều vụ tai tiếng
gây ô nhiễm sinh thái trên khắp địa cầu. Nhưng không rõ vì lý do gì cho đến nay
các nhà điều tra của Việt Nam vẫn chưa kết luận tập đoàn này có quan hệ «
nhân quả trực tiếp » giữa hoạt động của nhà máy tại Vũng Áng và cái
chết của cá và sò biển .
Chính quyền Việt Nam đã nhìn nhận có «
sai sót » qua lời tuyên bố của Bộ Trưởng Tài Nguyên - Môi Trường
Trần Hồng Hà với báo Tuổi Trẻ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cam kết sẽ «
trừng phạt nặng nề » thủ phạm gây ô nhiễm.
Theo các mạng báo chí xã hội, biểu tình đông nhất là tại Hà Nội 2.000
người và thành phố Hồ Chí Minh 3.000 người. Ở các địa phương khác như Quảng
Bình, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu… cũng có biểu tình. Nhiều nhà hoạt động nhân
quyền bị công an chặn lại không cho tham gia.
Reuters cho biết lực luợng an ninh cảnh sát được bố trí rất đông
nhưng không đàn áp như những lần trước. Ngược lại, báo chí nhà nước hoàn toàn
không loan tin các cuộc biểu tình ngày Chủ Nhật 01/05 này.
Phỏng vấn TS Nguyễn Xuân Diện, một người tham gia biểu tình tại Hà
Nội ngày 01/05/2016 01/05/2016 - Tú Anh Nghe
- 423
Ngày 22/4, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi kiểm tra mô hình sản
xuất nông nghiệp công nghệ cao, khu dân cư mẫu nông thôn mới và tiến độ Dự án Formosa Hà Tĩnh.
Cùng đi có các ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế Trung ương;
Nguyễn Văn Nên, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Nguyễn Thanh Bình, Phó trưởng
ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.
Về phía tỉnh Hà Tĩnh có các ông Lê Đình Sơn, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ
tịch HĐND tỉnh; Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh; Dương Tất Thắng, Phó chủ
tịch UBND tỉnh.
Tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu chuyến thăm, làm việc tại Hà Tĩnh.
|
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác đã đến thăm một số công trình, nhà máy thuộc Dự
án Khu liên hợp gang thép và Cảng nước sâu Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh (FHS). Đây là dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 10,5 tỷ USD.
Theo báo cáo của FHS, đến nay, một số hạng mục như: nhà máy sản
xuất thép, cầu cảng, nhiệt điện… đã đi vào hoạt động sản xuất, đạt công suất, chất
lượng thiết kế. Tháng 12/2015, FHS đã cho ra lò sản phẩm thép cuộn cán nóng đầu
tiên và đến nay đã có hơn 7.000 tấn thép cuộn được xuất ra thị trường trong và
ngoài nước.
Dự kiến, tháng 6/2016 sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động lò cao số
1. Khi đi vào hoạt động, đây sẽ là nhà máy
luyện gang thép lớn nhất Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện nay.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác tham quan Dự án
trồng rau, củ, quả công nghệ cao trên cát hoang hóa tại xã Thạch Văn (Thạch Hà)
của Mitraco Hà Tĩnh. Dự án có quy mô 120 ha, hiện đang sản xuất 32 loại rau,
củ, quả, trong đó xác định 12 loại chiến lược, có giá trị kinh tế cao.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao ý chí, quyết tâm của cán
bộ, kỹ sư, công nhân Mitraco Hà Tĩnh. Họ đã biến vùng cát trắng, khô cằn thành
một vùng trồng rau sạch chất lượng cao. Điều này minh chứng cho ý chí, quyết
tâm đổi mới tư duy cộng với áp dụng tiến bộ KHKT, con người đã chinh phục thiên
nhiên, làm nên điều kỳ diệu.
Tổng
bí thư kiểm tra tiến độ dự án Formosa
,
Hà Tĩnh.
|
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác thăm bà con nhân dân
ở khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu Tân Văn, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà.
Tổng bí thư vui mừng trước sự đổi thay của vùng quê nơi đây. Tổng
bí thư cho rằng, đây là những minh chứng của cách làm sáng tạo của Hà Tĩnh, thể
hiện qua những khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu từ đó tạo ra nhiều miền quê đáng
sống.
Tổng bí thư mong muốn bà con Tân Văn phát huy kết quả đạt được,
tiếp tục chung tay xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, tăng cường mối đoàn
kết trong cộng đồng dân cư, cùng nhau xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh
phúc.
Chiều cùng ngày, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác của
Trung ương có buổi làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh.
Theo Thanh Hoài - Ngô Tuấn/Báo hà Tĩnh
=======================
Biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn kêu gọi bảo vệ biển
Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2016-05-01
2016-05-01
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Người dân Hà Nội
biểu tình chống tập đoàn Đài Loan Formosa ở trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày
01 tháng 5 năm 2016.
Tham gia đông đảo
Hàng ngàn người dân tại thủ đô Hà Nội và thành phố Sài Gòn hôm nay
xuống đường biểu tình kêu gọi bảo vệ môi trường biển của Việt Nam mà vừa qua bị
nhiễm độc khiến cá chết hằng loạt tấp vào bờ của các tỉnh miền Trung từ Hà
Tĩnh, sang Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế và đến cả Đà Nẵng.
Tiếng đàn violon của nghệ sĩ đường phố Tạ Trí Hải kéo bài ‘Dậy Mà
Đi’ khi cùng tham gia biểu tình ở Hà Nội lúc khoảng hơn 10h30 sáng nay khi đoàn
về lại tại khu vực trước Nhà hát Lớn.
Từ lúc 9 giờ bà con đã tuần hành 1 vòng quanh Hồ Hoàn Kiếm, sau đó
mọi người đến tượng đài Lý Thái Tổ và bà con vừa tuần hành đến sảnh của Nhà Hát
lớn...
- anh Trịnh Bá Phương
- anh Trịnh Bá Phương
Anh Trịnh Bá Phương, một người tham gia trong đoàn biểu tình sáng
hôm nay, ngày 1 tháng 5 năm 2016, tại Hà Nội cho biết vào lúc 10h30 sáng như
sau:
“Từ lúc 9 giờ bà con đã tuần hành 1 vòng quanh Hồ Hoàn Kiếm, sau đó
mọi người đến tượng đài Lý Thái Tổ và bà con vừa tuần hành đến sảnh của Nhà Hát
lớn.
Lực lượng an ninh chìm/mật có tham gia đàn áp những cuộc biểu tình
trước thì ngày hôm nay họ đều có mặt; tuy nhiên lượng người tham gia ngày biểu
tình hôm nay rất đông nên họ không thể đàn áp được người dân.
Ước lượng khoảng hơn 1 ngàn người.”
Một người tham gia khác trong đoàn biểu tình sáng nay ở Hà Nội là
chị Thảo Teresa mô tả hoạt động đó vào lúc 10h45:
“Hôm nay không chỉ những anh em đấu tranh mà cả những người dân trước
đây thờ ơ cũng xuống đường. Hàng ngàn người xuống đường và bản thân tôi rất bất
ngờ về tính thể hiện của họ. Những biểu ngữ hôm nay là ‘đả đảo Formosa’, ‘yêu
cầu chính phủ phải minh bạch, không để chìm xuồng’… Đó là những phản biện rất
rõ ràng đối với nhà cầm quyền.”
Tại Sài Gòn, sáng nay cũng diễn ra cuộc biểu tình kêu gọi bảo vệ
môi trường sinh thái như ở Hà Nội. Linh mục Phê-rô Lê Xuân Lộc, một trong những
người biểu tình kể lại sau khi từ cuộc biểu tình trở về:
“Sáng nay đúng hẹn theo lịch sẽ có biểu tình tại Công viên 30/4; trước
9 giờ tôi cùng một nhóm các bạn trẻ đến tập trung tại Nhà thờ Đức Bà. Còn các
nhóm khác cũng tập trung gần đó. Sau đó 9 giờ, chúng tôi tiến ra ngay trước
Công viên 30/4. Cuộc biểu tình mau chóng thu hút được vài ngàn người biểu tình
kéo đến và hô vang các khẩu hiệu kêu gọi bảo vệ môi trường cũng như đuổi
Formosa ra khỏi Việt Nam
Người dân Hà Nội biểu tình chống tập đoàn Đài Loan Formosa vào
ngày 01 tháng 5 năm 2016. AFP PHOTO
Biểu tình ở Công viên 30/4 được khoảng chừng 10 phút, rồi đoàn biểu
tình đi quanh Nhà thờ Đức Bà, xuống đường Đồng Khởi, qua trước nhà hát Sài Gòn,
đi qua phố đi bộ Nguyễn Huệ, kéo về đường Lê Lợi, sau đó đến công viên Quách
Thị Trang và tập trung ở đó khoảng 15 phút; sau đó tiếp tục lên đường xuống Hàm
Nghi. Rất đông công an được
điều động đến đó để chặn đoàn biểu tình. Sau đó đoàn biểu tình tọa kháng ngay
đường Hàm Nghi. Và có một vài trường hợp bị đánh đập, bị bắt bớ như một bạn quen
của chúng tôi đang bị bắt ở ngoài đó và hiện tại chưa biết đang bị giữ ở đâu.
Sáng nay ở Dòng Chúa Cứu Thế cũng có bắt bớ khoảng 4- 5 người.
Khi anh Thú, chị Nghiên, cô Tân, và 1 bạn nữa mà tôi không rõ tên đến hầm xe
thì khoảng 20 anh ninh đã ập vào hầm xe bắt 4 người đó đi và hiện tại chúng tôi
không biết họ đang bị giam giữ ở đâu.
Một số người đang tập trung tại Phòng Công lý ở đây chuẩn bị đi
‘tìm’ người!”
Ý thức cộng đồng
Theo đánh giá của nhiều người thì đợt biểu tình sáng hôm nay tại
Hà Nội và Sài Gòn thu hút được đông đảo người dân tham gia hơn vì họ ý thức được
vấn đề bức bách hiện nay đối với chính cuộc sống của họ.
Chị Thảo Teresa có nhận định:
“Những người dân bình thường xuống đường ủng hộ để đòi hỏi những quyền
lợi sát sườn của nhân dân. Tình hình rất nặng nề vì nay đã lan đến Đà Nẵng…”
Linh mục Phê-rô Lê Xuân Lộc đưa ra một số nhận xét của ông về cuộc
biểu tình sáng nay mà ông tham gia tại Sài Gòn:
“Lần này liên quan đến môi trường, đến sự sống, đến sự tồn vong của
dân tộc nên tôi xuống đường. Có rất nhiều người trước đây họ chưa tham gia và
hôm nay họ sẵn sàng tham gia. Hôm nay tôi gặp trực tiếp rất nhiều người, nhiều
giáo dân. Biết tôi là linh mục họ đến chào thăm và tôi biết họ lần đầu tiên
tham gia.
... người dân rất phẫn uất trước những hành vi cố tình ngăn trở
cũng như tìm cách giật những biểu ngữ của người biểu tình.
- Linh mục Phê-rô Lê Xuân Lộc
- Linh mục Phê-rô Lê Xuân Lộc
Số lượng lần này đông hơn lần trước và thấy tinh thần của người dân
bớt sợ, không còn sợ hãi nhất là khi thấy một lực lượng an ninh được huy động
rất đông đến các góc, các ngã đường, và dân phòng; nhưng người dân vẫn túa ra
đường.
Tôi thấy một sự đối lập giữa người dân và lực lượng công an khi người
dân đi biểu tình và lực lượng công an đi hai bên dù là giữ gìn an ninh trật tự
nhưng thấy người dân rất phẫn uất trước những hành vi cố tình ngăn trở cũng như
tìm cách giật những biểu ngữ của người biểu tình.”
Ngăn chặn, câu lưu
Trong đoàn hàng ngàn người biểu tình tại Hà Nội và Sài Gòn trong
sáng hôm nay thiếu vắng một số nhà hoạt động công khai vì quyền con người lâu
nay. Lý do họ bị ngăn chặn không thể ra khỏi nhà như trường hợp hai vợ chồng
ông Huỳnh Công Thuận và cô giáo Thanh Mai ở Sài Gòn. Ông Thuận trình bày:
“Hai đứa tôi vừa đi ra khỏi cửa thì họ chặn lại; giờ ở cửa cả
chục người chặn. Đó là an ninh côn đồ, còn ngoài đường có một số bị bắt.”
Tại thành phố Đà Nẵng, có một nhóm nhỏ cố gắng tiến hành biểu tình
nhưng đã bị ngăn chặn, có người tham gia bị đánh và có người bị mời về đồn công
an làm việc.
Tại một số nơi khác như Cửa Lò hay ở Vinh hoạt động biểu tình bị
lực lượng chức năng ngăn chặn ngay từ đầu.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.