Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, February 26, 2016

Lọc dầu Dung Quất không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu.....Đây là thiên tài cuả TBT Nguyễn Phú Trọng đấy!



Đây là thiên tài cuả TBT Nguyễn Phú Trọng đấy!

Lọc dầu Dung Quất không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu

Nhà máy lọc dầu Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam.
  •  
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

Ông Trump cáo buộc Việt Nam 'đánh cắp' việc làm của người Mỹ

Ông Donald Trump nhắm mục tiêu vào các quốc gia châu Á bao gồm Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ, tố cáo các nước này đánh cắp các việc làm tại Mỹ
25.02.2016
Nhà máy lọc dầu duy nhất của Việt Nam, Công ty Lọc Hóa Dầu Bình Sơn, hôm 24/2 đăng thông báo trên trang web của mình nói rằng họ đang đối mặt với những khó khăn không bán được xăng, dầu vì các hiệp định thương mại giữa Việt Nam với Nam Triều Tiên và các nước ASEAN đã làm cho xăng dầu nhập khẩu có giá tốt hơn hàng cùng loại trong nước.

Theo Hiệp định Thương mại Tự do với Nam Triều Tiên, Việt Nam giảm thuế nhập xăng của Nam Triều Tiên từ 20% còn 10% có hiệu lực từ 20/12/2015 đến 2018.

Trong khi đó, Việt Nam lại áp thuế với sản phẩm từ công ty Bình Sơn, hay vẫn thường gọi là nhà máy lọc dầu Dung Quất, trong đó thuế với xăng là 20%, gây khó cho việc cạnh tranh với hàng nhập khẩu của Nam Triều Tiên.

Do khác biệt về mức thuế, trong tháng 1, xăng nhập từ Nam Triều Tiên rẻ hơn xăng của Dung Quất tới 4,87 đôla mỗi thùng. Tập đoàn dầu khí Việt Nam, PetroVietnam, hãng mẹ của của nhà máy Dung Quất, đang đề nghị chính phủ giảm thuế.

Bên cạnh hiệp định FTA với Nam Triều Tiên, Việt Nam cũng tham gia Hiệp định Mậu dịch Hàng hóa ASEAN (ATIGA), theo đó Việt Nam sẽ duy trì mức thuế nhập xăng từ các nước ASEAN là 20% cho đến 2018. Mặc dù vậy, Việt Nam đã bãi bỏ thuế nhập khẩu với dầu diesel, dầu hỏa và dầu nấu bếp kể từ tháng 1 năm nay.

PetroVietnam nói việc không bán được hàng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của nhà máy Dung Quất. Vừa qua, PetroVietnam đã gửi văn bản tới Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và cả Văn phòng Chính phủ để cảnh báo nguy cơ “bắt buộc phải giảm công suất hoặc tạm dừng nhà máy trong thời gian tới”.

Một bài báo do Zingnews đăng tải cách đây 1 ngày chỉ ra rằng dù lọc dầu Dung Quất luôn kêu than trong tình trạng "khó khăn", thậm chí đến mức có "nguy cơ phải đóng cửa", nhưng theo báo cáo của PetroVietnam, trong năm 2015 nhà máy Dung Quất có lãi sau thuế đạt 5.690 tỷ đồng, vượt hẳn kế hoạch ban đầu 52%.

Nhiều chuyên gia nói nhà máy đã được hưởng ưu đãi nhưng vẫn nhiều lần kiến nghị được giảm thêm thuế suất là không hợp lý. Tiến sỹ Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương), nói trong bài báo của Zingnews rằng “Cơ quan quản lý cần đến tận nơi xem xét tình hình, đối chiếu giữa kiến nghị của PetroVietnam với tình hình thực tế xem có thực sự cần thiết để điều chỉnh hay không”.

Bài báo cũng dẫn lời Tiến sỹ Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cho rằng nếu cứ tiếp tục kéo dài mãi việc cho Lọc dầu Dung Quất hưởng ưu đãi sẽ không giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Tiến sỹ Hồ nói nhà nước chỉ nên ưu đãi cho Dung Quất đến năm 2018 như kế hoạch.

Theo Tiến sỹ Hồ, điều mấu chốt xây dựng hệ thống quản trị tốt cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất mới có sức cạnh tranh. “Còn cứ để ưu đãi mãi, bù lỗ mãi thì Dung Quất không thể tiến lên được. Xin nhắc lại, ưu đãi mà không cải thiện quản trị thì vẫn xấu đi”, Tiến sỹ Hồ nói.

Bài báo nhấn mạnh về lâu về dài, nhà nước Việt Nam không thể kéo dài mãi được việc bảo hộ hay ưu đãi “vì nguồn ngân sách còn đang khó khăn, hụt thu do giá dầu giảm”, ngoài ra còn có sức ép từ việc Việt Nam đã tham gia, ký kết được nhiều Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.

Theo Platts.com, Zingnews

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Cả chục ngàn công nhân Đồng Nai ngừng việc đòi quyền lợi


Cả chục ngàn công nhân Đồng Nai ngừng việc đòi quyền lợi

25/02/2016 20:37 GMT+7

TTO - Ngày 25-2, hơn 10.000 công nhân Công ty Pouchen Việt Nam (xã xã Hóa An, TP.Biên Hòa (Đồng Nai) ngừng việc tập thể để đòi quyền lợi.

Cả chục ngàn công nhân Đồng Nai ngừng việc đòi quyền lợi
Hơn 10.000 công nhân Công ty Pouchen Việt Nam ngừng việc để đòi quyền lợi - Ảnh: A Lộc


Theo Liên đoàn lao động TP. Biên Hòa, sáng cùng ngày, một số công nhân bắt đầu ngưng việc, đồng thời lôi kéo nhiều công nhân khác cùng tham gia khiến công ty hỗn loạn.

Nguyên nhân theo một số công nhân làm việc tại công ty cho biết - từ nay đến tháng 6, công ty sẽ thí điểm cách tính ngày nghỉ mới để đánh giá xếp loại, từ đó đưa ra quy chế lương, thưởng.

Nhiều công nhân chưa hiểu rõ quy định mới này, sợ ảnh hưởng quyền lợi nên ngưng việc phản đối.

Sau khi sự việc xảy ra, Liên đoàn lao động TP. Biên Hòa đến công ty để giải quyết vụ việc. Công ty cũng cho toàn bộ công nhân nghỉ việc trong ngày nhưng nhiều công nhân vẫn nán lại để phản đối.

Cơ quan chức năng thương lượng với công ty và quyết định tạm ngưng thí điểm đánh giá xếp loại mới này nhưng công nhân vẫn chưa chấp nhận.

* Trước đó, sau kỳ nghỉ tết, hơn 100 công nhân Công Ty TNHH Sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên - Công ty Biti’s, chuyên sản xuất giày dép (đóng tại P.Tam Hiệp, TP.Biên Hòa, Đồng Nai), khoảng 4.000 công nhân Công ty Starite International (KCN Bàu Xéo, huyện Trảng Bom) và 108 công nhân của Công ty TNHH công nghệ cao Ức Thái (KCN Long Thành, huyện Long Thành) cũng đã ngưng việc để đòi các quyền lợi về lương, thưởng, bảo hiểm y tế, tăng chất lượng bữa ăn…

Sau khi làm việc với cơ quan chức năng, các công ty đã giải quyết thỏa đáng các yêu cầu từ phía công nhân nên công nhân đã trở lại làm việc bình thường.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thursday, February 25, 2016

Chuyện khốn nạn chỉ có ở xứ Việt cộng !......Ai bảo về VN làm gì cho chúng lột ?



KHONG VE VIET NAM NEU CON VIET CONG MUON CHONG TRUNG CONG PHAI DIET VIET CONG MUON DIET VIET CONG PHAI DIET VIET GIAN

Ai bo v VN làm gì cho chúng lt ?
LDS

On Monday, February 22, 2016 10:58 PM, Btng <> wrote:



Sent from my iPad

Begin forwarded message:
From: Chuong Le <c
Date: February 21, 2016, 10:34:32 PM PST
To: Btng <
Subject: FW: Chuyện khốn nạn chỉ có ở xứ Việt cộng !


Subject: Fwd: Chuyện khốn nạn chỉ có ở xứ Việt cộng !
From: ledaituong39
Date: Sun, 21 Feb 2016 22:24:37 -0500
To: tuvan0




Hãng máy bay không tính tiền hành lí, sân bay lại tính tiền?

Phải công nhận là người Việt Nam rất giỏi hành hạ người việt Nam. Ai đời còn 10 phút nữa máy bay cất cánh lại bị nguyên 1 đám chặn lại ngay cửa bắt đóng phạt vì hành lí xách tay quá kg. Hoặc phải quăng đồ lại, không được phép đưa cho người thân.

Nghĩ mình cũng sai nên hỏi đóng phạt, họ nói 75$/1kg, 5kgx75$=375$ (trong khi mua 1 kiện hành lí 23kg chỉ tốn 170$).

Mình hỏi vậy có hoá đơn kh
ông? Họ nói không. Nhân viên người nước ngoài của hãng, nói cho mình đi vì trễ rồi. Nhưng đám nhân viên VN nhất quyết không đồng ý. Nghĩ sắp trễ giờ bay nên phải ngậm ngùi quăng lại hơn 5kg đồ vô rổ của bọn họ. Mình lại hỏi, vậy đồ em quăng lại ai sẽ là người lấy? Họ nói đừng quan tâm!

Tui đi rất nhiều nước trên thế giới chưa từng thấy tình trạng bị chặn ngay cửa máy bay để làm tiền như vậy! 
Sân bay Tân Sơn Nhất là nỗi ám ảnh kinh hoàng của toàn thể Việt kiều và người nước ngoài khi đến và đi. Họ thường chỉ chơi luật rừng ở đây!

Khi từ Mỹ về Việt Nam, tui mang hành lí xách tay nặng gần 19kg (chủ yếu là quần áo cũ từ thiện). Phía bên Mỹ họ rất vui vẻ, thậm chí còn gợi ý cho tui gửi free để khỏi xách nặng tay. 
Nói ra ở đây là chỉ trích thói làm tiền và hạch sách của sân bay nước mình. Chứ tui sai nói chuyện đàng hoàng phạt, đúng luật tui vẫn vui vẻ chấp hành. Chứ đừng chơi trò ép dân, xin đểu như vậy!

Chưa từng thấy nước nào xách nguyên cái cân điện tử để trước cửa máy bay như vậy. Máy bay của Dubai, người Dubai kh
ông
 nói tiếng nào, cho đi. Người Việt Nam hành hạ đồng bào như vậy đó!

(Fb Tống Dạ Uyên)

_,_.___

Posted by: "San Le D." 






KHONG VE VIET NAM NEU CON VIET CONG MUON CHONG TRUNG CONG PHAI DIET VIET CONG MUON DIET VIET CONG PHAI DIET VIET GIAN

Nhng con giòi Vit Gian Cng Sn


này đã lp ló trong đng phân VC chui ra, chui vô  nhiu ln. Nay li ngoi đu chui ra không khác gì my tên du kích Vit Cng.

Vit Cng và Vit Gian Cng Sn là lòai qy d bán nước, hi dân.

Trung úy công an bị kỷ luật vì thế chấp thẻ Đảng để vay tiền


http://caotraonhanban.net/images/stories/02-BABUI/ThoiSu/babui_CA%20dan%20ap.jpg

Trung úy công an bị kỷ luật vì thế chấp thẻ Đảng để vay tiền

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
  •  
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

Nghe Giáo sư Nguyễn Đình Cống thông báo từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam

Một đảng viên trí thức ở Quảng Bình đã đưa lên mạng thông báo chính thức ‘từ bỏ Đảng’ vào dịp 86 năm thành lập đảng cộng sản Việt Nam
24.02.2016
Trung úy Lê Minh Hiếu, 27 tuổi, công an huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, vừa bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về mặt đảng và cảnh cáo về mặt ngành vì đã thế chấp thẻ đảng viên để vay 200 triệu đồng.
Thượng tá công an Đào Văn Bắc cho báo giới biết tin này hôm 23/2.

Lý do trung úy Lê Minh Hiếu bị kỷ luật là vì ‘vi phạm nghiêm trọng và làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của ngành công an’.

Trước đó, chủ nợ của trung úy Hiếu đã làm đơn tố cáo ông Hiếu đã thế chấp thẻ đảng để vay tiền nhưng sau đó không chịu hoàn trả. Số tiền viên trung úy mượn hôm 13/2/2015 là 200 triệu trong thời hạn 3 năm, trả lãi hàng tháng.

Ngày 8/7, ông Hiếu xin ‘mượn lại’ thẻ đảng từ chủ nợ để nộp cơ quan với cam kết sẽ đưa lại trong 30 ngày. Nhưng viên trung úy công an đã không thực hiện cam kết và cũng không trả nợ lẫn lãi.

Chủ nợ cho biết đã nhiều lần khiếu nại, tố cáo đến đơn vị công tác của trung úy Hiếu nhưng không được giải quyết. Báo Tuổi Trẻ trích lời ông Đào Văn Bắc giải thích là ‘đã vào cuộc’ sau khi nhận được đơn tố cáo.

Trước đây cũng đã có một số trường hợp một số đảng viên, công an đã dùng thẻ đảng, thẻ công an để lừa hàng tỷ đồng của người dân, cụ thể là trường hợp một nữ sĩ quan công an ở Hải Phòng bị tố ‘cắm’ thẻ công an để vay 1,6 tỷ đồng và một chuyên viên Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Hòa Bình đã dùng thẻ đảng để vay 6,5 tỷ đồng của dân, nhưng sau đó không hoàn trả khiến những người chủ nợ hoặc trung gian lâm cảnh khốn đốn.
Theo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, VTC.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Ngành thép Việt Nam có nguy cơ phá sản



nhà máy thép
Nhà máy thép. Ảnh minh hoạ
VIỆT NAM (CTM Media) – “Việc người lao động một số nước châu Âu biểu tình phản đối Trung Quốc bán phá giá thép và kêu gọi các nước EU, ngành thép châu Âu phải mạnh tay áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, bảo vệ sản xuất trong nước là lời cảnh báo rất có sức nặng đối với ngành thép thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng”, đó là lời của Phó Chủ Tịch Hiệp Hội Thép Việt Nam (VSA) Nguyễn Văn Sưa nói với các ký giả vào ngày hôm qua 17 Tháng Hai, 2016.

Ông Sưa nói tiếp, nếu chúng ta phòng vệ yếu thì doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam sẽ có nguy cơ phá sản bởi thép bán phá giá của Trung Quốc.

Được biết từ năm 2009, các doanh nghiệp Việt Nam là Công Ty Cổ Phần Thép Hòa Phát, Công Ty Thép Miền Nam, Công Ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên, Công Ty Cổ Phần Thép Việt Ý đã yêu cầu Bộ Công Thương tiến hành các biện pháp phòng vệ thương mại, ngăn chặn việc Trung Quốc có dấu hiệu bán phá giá thép rất mạnh vào Việt Nam.

Bộ đã chấp nhận lời yêu cầu này, nhưng không hiểu vì lý do nào mà lượng thép Trung Quốc nhập vào Việt Nam vẫn tiếp tục tăng. Cụ thể là phôi thép và thép dài nhập vào Việt Nam trong năm 2015 lên tới gần 1,9 triệu tấn (tăng 30% so với năm 2014), trong đó trên 70% là thép Trung Quốc.

Theo các nhà hoạt động xã hội thì tại các nước Âu Mỹ, người dân có quyền biểu tình để đòi quyền lợi chính đáng cho mình. Ở Việt Nam, Hiến Pháp cho phép, nhưng luật lệ thì cấm biểu tình nên dù có bị thiệt hại người công nhân cũng không được biểu tình, tất cả để nhà nước quyết định mà chế độ CSVN hiện nay thì vì nhiều lý do không muốn đụng đến Trung Quốc.

Biển đảo còn bị mất dần vào tay Trung Quốc sá gì là sự phá sản ngành sắt thép Việt Nam.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday, February 24, 2016

Thủ tục hành chính VN 'độc ác lắm'


Thủ tục hành chính VN 'độc ác lắm'

  • 23 tháng 2 2016
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam chỉ trích thủ tục hành chính “cay độc lắm, độc ác lắm” khi thảo luận về dự án Luật dược (sửa đổi) sáng 23/2.
Ông Nguyễn Sinh Hùng nghe báo cáo về dự án Luật dược (sửa đổi), có đề cập quy định về cấp chứng chỉ hành nghề.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho biết có hai phương án là cấp chứng chỉ có thời hạn 5 năm hoặc cấp một lần.

'Cay độc lắm'

Ông Hùng tỏ ra bức xúc: “Tại sao lại không cấp một lần mà 5 năm lại cấp lại? Thủ tục hành chính của mình cay độc lắm, độc ác lắm, quá nhiều thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân. Nhiều thủ tục để làm gì, để có tiền thì mới xong chứ sao nữa.
Tự do kinh doanh mà sao nghề chữa bệnh cứu người lại gây cản trở. Chỉ cấp một lần thôi, về sau kiểm tra thấy đủ điều kiện thì hoạt động tiếp, còn không đủ thì thôi chứ sao lại một vài năm lại cấp lại.”
Theo báo Tuổi Trẻ, ông Hùng cũng dẫn chứng từ việc điều trị gai đôi cột sống của chính mình.
Ông kể có những thầy thuốc đông y chỉ chữa 10 ngày là ổn trong khi các bệnh viện phải chụp, chiếu, mổ rất tốn kém.
“Các thầy thuốc đông y lúc đầu cũng được cấp chứng chỉ hành nghề, sau đưa lên ban nọ, sở kia thế là rút luôn. Trong khi lại có thầy lang, thầy mo chữa bệnh giẫm đạp lên cả người thì vẫn cứ để.”
Ông lại nói: “Thủ tục hành chính đối với dân giờ cay nghiệt, độc ác lắm đấy. Có tiền là cấp, không có tiền là không cấp. Tôi đề nghị phải đơn giản tối đa thủ tục hành chính. Luật mình cho tự do kinh doanh, trị bệnh cứu người thì không được cấm, chỉ cấm trị bệnh lếu láo.”
Sau kết quả Đại hội Đảng Cộng sản XII, ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ nghỉ hưu, và dự kiến người thay ông là Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.




__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Thảm cảnh sắp tới của chế độ Putin và nước Nga



 
Thảm cảnh sắp tới của chế độ Putin và nước Nga

Trường Sơn chuyển ngữ
Alexander J. Motyl
Đã từng có thời Tổng thống Nga Vladimir Putin gần như bất khả chiến bại. Tuy nhiên, Putin và chính quyền của ông giờ đây đã kiệt sức, bối rối, và tuyệt vọng. Càng ngày, giới bình luận của cả Nga và phương Tây càng tin rằng nước Nga đang đến gần bờ vực suy thoái sâu, nếu không muốn nói là viễn cảnh sụp đổ hoàn toàn khả thi.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chụp ảnh selfie với các thành viên của tổ chức thanh niên quân đội yêu nước “Vympel” (The Pennant), ngày 4 tháng 11 năm 2015. Ảnh: Natalia Kolesnikova
Tổng thống Nga Vladimir Putin chụp ảnh selfie với các thành viên của tổ chức thanh niên quân đội yêu nước “Vympel” (The Pennant), ngày 4 tháng 11 năm 2015. Ảnh: Natalia Kolesnikova

Chuyển biến về quan điểm này hoàn toàn không đáng ngạc nhiên. Năm ngoái, bản chất của chính quyền Nga hiện tại đã hiện rõ qua cách họ cướp vùng Crimea, cũng như lập trường đối đầu của họ trong chính biến Donbas. Khi ấy, nền kinh tế của quốc gia này vẫn duy trì được sự ổn định vốn còn trong giai đoạn trì trệ. Putin đã tìm được cách qua mặt cả giới hoạch định chính sách phương Tây và dư luận nước Nga. 

Tiếng tăm của ông đã đạt đến đỉnh cao. Bây giờ chỉ có thứ danh tiếng ấy còn gượng được; mọi phương diện khác của nước Nga đã tệ hơn trước rất nhiều. Những biến cố ở Crimea và Donbas đã trở thành gánh nặng với nền kinh tế và tạo nên sự hao hụt không nhỏ về tài nguyên của nước Nga. Cuộc nội chiến ở Ukraine giờ đã đi vào bế tắc. Giá năng lượng đang tới hồi sụp đổ, còn nền kinh tế Nga thì chìm trong suy thoái. Những biện pháp trừng phạt mà Putin khởi xướng để chống lại Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ, và phương Tây giờ chỉ tiếp tục làm tổn hại đến nền kinh tế Nga. Trong khi đó, cách chính quyền Nga can thiệp vào Syria khiến họ càng thêm sa lầy.

Thực tế của nước Nga đương đại có lẽ còn tồi tệ hơn nhiều so với những thông tin trong bài viết sơ sài này về những ngày ảm đạm của xứ sở bạch dương. Đất nước này đang kẹt giữa gọng kìm của ba cuộc khủng hoảng tạo ra bởi những chính sách mang tính đối đầu của Putin, và cách nước Nga giải quyết vấn đề ở Ukraine và Syria chỉ càng làm tình hình thêm trầm trọng.

Cuộc khủng hoảng thứ nhất là cuộc khủng hoảng của nền kinh tế Nga đang rơi tự do. Việc giá xăng dầu không còn khả năng tăng trở lại trong một sớm một chiều đã quá đủ tồi tệ với nước Nga rồi. Nhưng màn sương giữa ban ngày chưa dừng lại ở đó, nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào tài nguyên năng lượng của Nga giờ đã hoàn toàn lạc hậu, không mang tính cạnh tranh, và còn chưa được hiện đại hóa, và điều bi thảm nhất là nền kinh tế này vẫn sẽ ở nguyên tình trạng như vậy chừng nào nó còn là công cụ đắc lực cho giới chóp bu chính trị ở Nga.

Cuộc khủng hoảng thứ hai là cuộc khủng hoảng của chính quyền Putin đang tới ngày tan rã. Hình ảnh của chính quyền độc tài kiểu Putin được hy vọng là có thể tạo ra một trật tự “quyền lực theo chiều dọc” có khả năng duy trì trật tự cho bộ máy hành chính của nước Nga, cũng như loại trừ tham nhũng và tập hợp giới tinh hoa của những vùng thuộc Nga và không thuộc Nga dưới ý chí của Moscow. Tuy nhiên, thực tế là chế độ tập trung quyền lực đã hoàn toàn tạo ra tác dụng ngược, nó đã phân mảnh bộ máy hành chính, khuyến khích giới quan chức theo đuổi lợi ích riêng của họ, và tạo điều kiện cho giới tinh hoa của từng vùng ngày càng trở nên ngỗ nghịch, trường hợp Ramzan Kadyrov, quân tốt của Putin ở Chechnya, là một ví dụ điển hình.

Cuộc khủng hoảng thứ ba là cuộc khủng hoảng của chính Putin, với tư cách là trụ cột của trật tự nước Nga, rõ ràng ông đã không còn giữ được quyền kiểm soát tối thượng. Kể từ sau thời khắc ông quyết định ngăn chính quyền Ukraine ký Hiệp định Liên kết với Liên minh châu Âu năm 2013, ông đã phạm từ sai lầm chiến lược này đến sai lầm chiến lược khác. Hình ảnh nam tính có vẻ hấp dẫn mà ông dày công xây dựng giờ chẳng còn nhiều tác dụng nữa, và nỗ lực động viên những người hâm mộ bằng việc xuất bản sách về những tuyên ngôn của ông, cũng như một bộ lịch Putin trông thật nực cười và tuyệt vọng.

Vấn đề chủ yếu của Putin, cũng như của nước Nga – là vấn đề của một hệ thống kinh tế–chính trị không chịu thay đổi. Một nền kinh tế chỉ có thể chìm trong bất ổn lâu dài như vậy khi bị thao túng bởi một bộ máy quan liêu hành động vì chính nó và đặt lợi ích riêng lên trên lợi ích của đất nước. Theo đó, một hệ thống độc tài tham nhũng cần phải có nhà độc tài trung tâm của nó, nghĩa là một người điều phối và cân bằng lợi ích và tham vọng của những tầng lớp thượng lưu. Điểm khác biệt của Putin so với những nhà độc tài ngày trước là đã biến mình thành một nhân vật trung tâm có tính hợp pháp bởi sức trẻ và xung năng tưởng chừng vô hạn của ông. Tuy nhiên, sau cùng, mọi kẻ lãnh đạo như vậy đều trở thành nạn nhân của cái tôi của chính họ, cũng như Stalin, Hitler, Mao, và Mussolini, những kẻ chưa bao giờ tự nguyện từ nhiệm. Do đó, nước Nga đang bị kẹt trong tình thế tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, cái vỏ dưa của một hệ thống lỗi thời và cái vỏ dừa của một hệ thống trì trệ. Trong tình cảnh như vậy, ông Putin sẽ ngày càng trở thành cái cớ hợp pháp cho chủ nghĩa Sô vanh, chủ nghĩa đế quốc, cũng như chủ nghĩa chủng tộc của người Nga.

Bởi vì không một vấn đề nào trong mớ hỗn độn này có thể được giải quyết sớm, nước Nga càng lúc càng có vẻ sẽ chìm vào một “thời điểm khó khăn” kéo dài, một quá trình suy thoái có thể chuyển biến từ bất ổn xã hội thành thay đổi chế độ và thậm chí là sự sụp đổ của nhà nước. Dĩ nhiên, mọi nỗ lực dự đoán về tương lai nước Nga đều liều lĩnh, nhưng rõ ràng ngày nào Putin còn nắm quyền, ngày đó nước Nga còn ảm đạm. Putin, kẻ đã tuyên bố sẽ cứu rỗi nước Nga, giờ đã trở thành kẻ thù tồi tệ nhất của quốc gia này. Hiện tại, Hoa Kỳ, Châu Âu, cũng như các nước láng giềng của Nga đều đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.

Những nhân tố của sự bất ổn
Một số nhà phân tích vẫn bác bỏ khả năng xảy ra bất ổn lớn ở Nga bởi sự yếu kém của phe đối lập, giới lãnh đạo của lực lượng này vẫn thiếu sức hút, trong khi uy tín của Putin còn ở đỉnh cao. Thực ra những yếu tố này không quan trọng như vẻ ngoài. Hầu hết các cuộc cách mạng đã xảy ra như kết quả của khủng hoảng ở bề sâu; chỉ có rất ít cuộc cách mạng mang tính tự phát. Chính trong giai đoạn mà mọi người cố gắng ổn định và tái cấu trúc hệ thống như vậy mà các nhà lãnh đạo với sức lôi cuốn đã xuất hiện. Và danh tiếng trên toàn quốc chưa bao giờ giữ vai trò quá quan trọng đối với một phong trào hay một nhà lãnh đạo kiểu như hệ thống điện ở thủ đô, cũng như với giới tinh hoa chính trị và kinh tế.

Hãy tưởng tượng rằng ba cuộc khủng hoảng trên sẽ tiếp tục diễn biến trầm trọng, bởi thực sự có rất nhiều khả năng dẫn đến kịch bản như vậy. Trong trường hợp đó, gần như mọi phương diện của xã hội Nga sẽ càng tiến gần đến viễn cảnh hỗn loạn. Khi tình trạng lạm phát và thất nghiệp ngày càng tăng, trong khi mức sống giảm, sự bất mãn của giới công nhân, cũng như sự bất ổn của xã hội sẽ ngày một gia tăng. 

Đến lúc này, ngay cả giới tinh hoa chính trị và kinh tế cũng ngày càng không hài lòng khi nước Nga bế tắc trong ba cuộc khủng hoảng. Thân thế và tài sản của họ sẽ ở vào hoàn cảnh dễ bị tổn thương hơn, nghĩa là họ càng có lý do để tán thành lựa chọn thay thế Putin và hệ thống của ông. Tương tự như vậy, giới trí thức thành thị, học sinh, và các chuyên gia sẽ tái khám phá nhu cầu của họ và đóng góp chất xám của họ vào tiến trình tái cấu trúc.

Khi tình trạng hỗn loạn trong hệ thống và tình trạng trì trệ trong tầng lớp tinh hoa tiếp diễn, ngay cả những thành phần Đại Nga trong lực lượng vũ trang (quân đội, dân quân và cảnh sát mật) cũng sẽ phải tìm kiếm lựa chọn thay thế Putin và hệ thống đổ nát do ông cai trị. Như vậy, binh sĩ và lính đánh thuê đang tham chiến ở Ukraine và Syria có thể trở về nhà và thúc đẩy quan điểm cấp tiến trong cả nước. Ở bên ngoài lảnh thổ Nga, 21 nước cộng hòa không thuộc Liên bang Nga cũng có thể khẳng định quyền lực của họ.

Trong 18 năm qua, ông Putin đã có thể xoa dịu mọi sự bất mãn dựa trên ba phương tiện mà những nhà độc tài hay sử dụng để duy trì quyền lực. Ông tạo ra sự ủng hộ thông qua cơ hội trời cho là giá năng lượng tăng cao. Bên cạnh đó, ông củng cố lực lượng cưỡng chế và đàn áp sự bất mãn. Và bằng cách quảng cáo sự nam tính và sức sống, cũng như lời hứa tái sinh nước Nga trong hình ảnh của mình, ông đã tạo ra được động lực của ý thức hệ để hỗ trợ ông và chế độ của ông. 

Tuy nhiên, bởi những sai lầm của ông và sự phân rã của hệ thống do ông tạo dựng, Putin hiện không còn sở hữu các nguồn tài lực ngày xưa, và hình ảnh của ông giờ đã bị hoen ố rất nhiều. Và vì thực tại của một nước Nga đang ngày càng giống một nhà nước bất hảo không có khả năng đánh bại Ukraine và ngày càng sa lầy vào Trung Đông, ý tưởng về sự vĩ đại của một nước Nga mới đang mất dần sức hấp dẫn của nó. Kết quả là, ông Putin giờ đây gần như dựa hoàn toàn vào lực lượng trấn áp để duy trì quyền lực và duy trì chế độ của ông. Do đó ông phụ thuộc vào sự đồng lòng của họ để đi hết hành trình cai trị này với ông. Và Putin, nhà độc tài của chế độ vừa thông qua luật cho phép cảnh sát mật bắn người biểu tình, hiểu rõ điều đó hơn ai hết.


Vladimir_PUtin_Russia_Guggenheim_museum
Trấn áp lực lượng trấn áp
Việc dựa vào các lực lượng vũ trang hoàn toàn có thể trở thành một canh bạc nguy hiểm. Hoàn toàn có thể xảy ra tình huống họ không muốn sử dụng vũ lực khi phải đối mặt với một đám đông người biểu tình dựa vào nhân dân. Điều này đã xảy ra với hầu hết các chế độ toàn trị, những chế độ đã theo đuổi con đường viền nổi khả năng của cảnh sát và triển khai các nhân viên ở xa quê nhà của họ. Trong điều kiện Putin vẫn còn uy tín lớn như vậy, và việc tổ chức biểu tình ở các tỉnh heo hút của Nga luôn tiềm ẩn nhiều bất trắc, khả năng lớn nhất là biểu tình sẽ được tổ chức ở Moscow, nơi đã xảy ra trường hợp tương tự vào năm 2011–2012, và ở các khu vực cận lãnh thổ Nga như Tatarstan, Bashkortostan, Yakutia, Dagestan và Ingushetia, nơi mà sự đoàn kết dân tộc hoàn toàn có thể áp đảo được nỗ lực cưỡng chế. Nếu phụ nữ và người lao động tham gia vào các cuộc chính biến như vậy, lực lượng cưỡng chế càng ít có khả năng răm rắp tuân theo mệnh lệnh và bắn vào dân chúng.
Hiện nay, một cuộc cách mạng như vậy vẫn chưa thể xảy ra; nhưng vào giữa năm 2004 và giữa năm 2013, không ai hình dung được cuộc Cách mạng Cam hoặc Cách mạng Euromaidan ở Ukraine. Chính Putin cũng hiểu rằng một hình thức cách mạng như vậy không thể lường trước được, bởi vì đó là hoa trái của những cành cây bén rễ từ sự bất mãn, ức chế, tức giận, cực đoan, và hy vọng tiềm tàng. Dẫu cho hệ thống kinh tế–chính trị ở Nga được vận hành bởi một cơ chế khác thường, cũng như sự bất lực trước thay đổi, cơ hội xảy ra kịch bản như vậy luôn tăng theo từng năm. 

Các cuộc biểu tình có thể được châm ngòi bởi một sự kiện bất ngờ, một khoảnh khắc đột ngột của giọt nước làm tràn ly và đẩy dân chúng xuống đường. Ngòi nổ có thể là bất cứ điều gì, từ một khoảnh khắc sơ hở trên truyền hình của Putin đến một hành động tàn bạo của cảnh sát và thậm chí là một ngọn lửa thảm khốc. Không ai có thể dự đoán những cú sốc như vậy, nhưng khi hệ thống càng rệu rã thì khả năng xảy ra phản ứng dây chuyền càng cao.

Một kịch bản khác là có thể lực lượng trấn áp không thể ngăn chặn lực lượng của tầng lớp tinh hoa chống chế độ âm mưu tiến hành “đảo chính cung đình” (palace coup) hoặc thúc đẩy tiến trình đòi sự độc lập ở khu vực cận lãnh thổ Nga. Mặc dù Tổng thống Putin đã xây dựng một thể chế độc tài với hình thức gần tương tự như chế độ Phát xít của Đức và chế độ Mussolini của Ý, lực lượng trấn áp trong lịch sử Nga hiện đại, ngay cả trong thời Stalin, vẫn không thể là một nhà nước trong nhà nước có khả năng giám sát trọn vẹn tầng lớp giới tinh hoa. 

Do vậy, sự trung thành hoặc trung lập của giới tinh hoa của Nga chưa bao giờ ổn định. Giới chính trị Nga hoàn toàn hiểu rằng, giống như Mikhail Khodorkovsky, người doanh nhân Nga với khuynh hướng chống đối đã phải hứng chịu cơn thịnh nộ của Putin và ở trong tù nhiều năm vì tội lừa đảo, họ có thể bị trừng phạt nếu dám quay giáo trở cờ; nhưng họ cũng biết rằng, trong những thời điểm ngặt nghèo nhất, Điện Kremlin cũng cần họ như họ cần điện Kremlin, nếu không muốn nói là còn cần nhiều hơn thế.

Làm thế nào kịch bản đảo chính cung đình hay khu vực ly khai có thể xảy ra? Lịch sử của Liên bang Soviet và nước Nga hiện đại có thể cung cấp đầy đủ dẫn chứng cho kịch bản này. Sau cái chết của Stalin, người kế nhiệm ông đã tự tay thủ tiêu lãnh đạo của toàn bộ lực lượng cảnh sát mật thời Stalin, là Lavrentii Beria, vào năm 1953. Năm 1964, đến lượt Nikita Khrushchev bị lật đổ trong một cuộc đảo chính cung đình. Trong 1998–99, việc ông Putin bước vào chính trường Nga là kết quả của một thỏa thuận sau cuộc đảo chính của giới tinh hoa và sau đó Tổng thống Boris Yeltsin lên nắm quyền.

Đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ cận Nga, mỗi nhà nước đã tự tuyên bố chủ quyền trong giai đoạn khủng hoảng của cuộc Cách mạng 1917–1921, cũng như trong thời kỳ chiếm đóng của Đức là giai đoạn 1941–1943, và cũng trong đỉnh điểm của khủng hoảng Perestroika của Mikhail Gorbachev vào giai đoạn 1987–1991. Lòng trung thành của tầng lớp tinh hoa Nga phụ thuộc vào khả năng Putin trả lương cho họ. Cũng như chính cái cách giới tinh hoa chính trị và kinh tế đổ xô ủng hộ Putin trong những năm thịnh vượng, nghĩa là từ năm 1998 đến năm 2013, họ sẽ vì chính lý do ấy mà từ bỏ Putin trong những thời khắc bi thảm sắp đến.

Trong khi đó, giới tinh hoa ở những quốc gia và vùng lãnh thổ cận Nga, đặc biệt là vùng Tatarstan giàu dầu mỏ và vùng Yakutia giàu kim cương – có thể là những người đầu tiên muốn nới lỏng mối quan hệ với Moscow, bởi vì họ có thể có tham vọng gắn liền với chủ nghĩa dân tộc, và khoảng cách địa lý giúp họ ít bị đe dọa hơn. Tựu trung, khi tầng lớp tinh hoa thấy rằng họ có thể trực diện công kích chế độ, căng thẳng sẽ đến đỉnh điểm và “hiệu ứng đoàn tàu” (bandwagon effect) chống Putin hoàn toàn có thể xảy ra. Một số thậm chí có thể âm mưu chống Putin và tìm cách loại trừ hoặc thủ tiêu ông.

Tổng thống Nga Vladimir Putin thử tài trượt băng trong một buổi tập của các thành viên tham dự mùa giải Night Ice Hockey League ở Krasnaya Polyana, Sochi, Nga, ngày 6 tháng 1 năm 2016. Ảnh: Aleksey Nikolskyi /Reuters
Tổng thống Nga Vladimir Putin thử tài trượt băng trong một buổi tập của các thành viên tham dự mùa giải Night Ice Hockey League ở Krasnaya Polyana, Sochi, Nga, ngày 6 tháng 1 năm 2016. Ảnh: Aleksey Nikolskyi /Reuters
Kịch bản thứ ba là lực lượng trấn áp hoàn toàn không đủ khả năng dập tắt bất mãn nếu lực lượng chống đối phản đối bạo lực và giới vũ trang quá yếu để đáp ứng. Những quân đội thua trận hoặc trải qua những kinh nghiệm chiến trường bi thảm thường dễ lâm vào tâm trạng yếu thế như vậy. Quân đội Nga hiện đang tham gia hai cuộc chiến tranh, ở Ukraine và Syria. Họ cũng có thể mở mặt trận mới ở các nước vùng Baltic hoặc Trung Á, khi Putin cố gắng gieo mầm hỗn loạn trong NATO và bảo vệ Nga trước Nhà nước Hồi giáo (còn được gọi là ISIS). Mặc dù quân đội Nga sở hữu lợi thế đáng gờm, cuộc chiến tranh gián tiếp giữa Nga và Ukraine đã kết thúc, ít nhất tình hình là như vậy, với việc Nga thôn tính được và giờ phải chịu trách nhiệm cho hai khu vực nghèo khó về kinh tế, Crimea và Đông Donbas, với rất ít hy vọng phục hồi nhanh chóng. Quan trọng hơn, dự án xây dựng nước Nga mới của Moscow, với mục đích sáp nhập tất cả vùng lãnh thổ phía đông nam của Ukraine, đã thất bại. Tóm lại, mặc dù họ đã đạt được một vài chiến thắng về mặt chiến thuật, các lực lượng vũ trang ở Nga đã phải chịu thất bại.

Còn chiến thắng ở Syria thì vẫn rất xa vời, ngay cả với viễn cảnh nước Nga đầu tư thêm lực lượng cho mặt trận này. Sớm hay muộn, những binh sĩ và lính đánh thuê bị làm nhục và đánh bại của nước Nga sẽ trở về nhà, và họ có thể trực tiếp ném cơn thịnh nộ vào chính cái chế độ đã cử họ đi chiến đấu ở xứ người. Lực lượng cảnh sát mật và các lực lượng trấn áp khác không bao giờ nên nghĩ đến việc có thể ra tay với những người lính bất mãn. 

Bởi lựa chọn làm phức tạp thêm tình hình chỉ càng gieo mầm cho chủ nghĩa khủng bố mới ở Nga. Ngòi nổ ở Chechnya hoàn toàn có thể được mồi lửa nếu Kadyrov bị lật đổ trong một cuộc đảo chính cung đình địa phương hoặc bị ám sát bởi cơ quan mật vụ Nga, cơ quan từ lâu đã không ưa nhân vật này. Còn phần lớn khu vực phía Bắc Caucasus vốn đã ở trong trạng thái nửa hỗn loạn. Cuộc phiêu lưu quân sự của Nga ở Syria, cũng như liên minh mở của họ chống lại người Sunni có thể không chỉ làm trầm trọng thêm căng thẳng với cộng đồng Sunni trong nước Nga, mà còn có thể cho ISIS lý do chính đáng để mở mặt trận ở Nga.

Làm thế nào lực lượng vũ trang hùng hậu của Nga vẫn không đủ để dập tắt phong trào bất mãn? Cuộc chiến Chechnya giai đoạn 1994–1996 cho thấy rằng lực lượng vũ trang Nga vẫn có thể bị đánh bại. Còn cuộc chiến Ukraine chứng tỏ rằng quân đội và lính đánh thuê Nga vẫn có thể bị kìm chân trong một vịnh nhỏ bởi một lực lượng yếu hơn đáng kể. Một loạt các hành động khủng bố xảy ra ở Nga trong những năm đầu ông Putin cầm quyền cho thấy rằng Nga luôn dễ bị tấn công bạo lực. Dĩ nhiên, việc dự đoán thời điểm xảy ra phong trào bạo lực chống chế độ ở Nga là bất khả thi, nhưng khi hệ thống chính trị–kinh tế phân rã ngày quay ngày, cùng với sự rối loạn trong xã hội và các tầng lớp bất mãn ngày càng nhiều, thì kịch bản như vậy càng dễ xảy ra.
Sau cơn bão
Nước Nga đang ở rất gần một cơn bão hoàn hảo, khi mọi yếu tố gây mất ổn định tụ. Trong điều kiện như vậy, kịch bản hỗn loạn toàn diện rất có thể xảy ra. Viễn cảnh cách mạng, đảo chính cung đình, và bạo lực tràn lan càng lúc càng dễ xảy ra. Kết quả hoàn toàn có thể là sự sụp đổ của chế độ hay sự tan rã của nhà nước. Dù kịch bản nào xảy ra đi chăng nữa thì ông Putin rất khó trụ qua cơn bão này.
Vậy thì thế giới phương Tây và các nước láng giềng của Nga có thể làm gì? Họ đã không thể ngăn Putin và họ càng không thể ngăn được ngày tan rã của Nga, cũng như họ đã không thể ngăn chặn ngày cáo chung của Liên bang Soviet. Lựa chọn tốt nhất là giải quyết được hậu quả là sự bất ổn toàn diện của xã hội Nga. Đặc biệt, các nước sẽ phải lo được những dòng người tị nạn, thế lan tỏa của bạo lực, và trách nhiệm bảo quản một lượng rất lớn vũ khí hạt nhân.

 Các quốc gia và vùng lãnh thổ cận Nga có thể giải quyết được hai vấn đề đầu tiên chỉ bằng cách tăng cường lực lượng tuần tra biên giới, cũng như quân đội, lực lượng cảnh sát, và bộ máy hành chính. 

Còn thề giới Phương Tây phải xem họ (đặc biệt là Belarus, Ukraine và Kazakhstan) như những đồng minh hoặc các quốc gia khách hàng, ổn định và an ninh ở tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ này đều rất quan trọng đối với sự ổn định và an ninh của phương Tây. Sau đó, thế giới phương Tây cũng nên hỗ trợ xây dựng một nền dân chủ thân phương Tây ổn định trong thời đại hậu Putin của nước Nga. 

Giới hoạch định chính sách phương Tây chắc chắn sẽ tìm được nhiều lý do để hỗ trợ các lực lượng vũ trang Nga, đặc biệt là sau khi bất ổn xảy ra hàng loạt. Nhưng thực ra làm vậy chỉ phản tác dụng: về bản chất, việc hỗ trợ các lực lượng từng trấn áp nhân dân Nga chỉ khiến tình trạng giao tranh kéo dài hơn, đổ máu nhiều hơn, và sự bất ổn luôn còn đó, nghĩa là làm gia tăng khả năng vũ khí hạt nhân rơi vào tay kẻ xấu.

Sớm hay muộn, giai đoạn bất ổn của nước Nga sẽ kết thúc. Sau khi cơn địa chấn qua đi, một nước Nga nhỏ và yếu hơn và một tập thể các quốc gia và vùng lãnh thổ cận Nga vừa tuyên bố độc lập có thể giúp thế giới ổn định hơn, ít nhất là bởi vì một nước Nga của Putin, một mối đe dọa lớn cho hòa bình thế giới, sẽ có biến mất và nhân dân Nga cuối cùng có thể từ bỏ giấc mộng nước Nga Sa Hoàng đã giúp Putin nắm quyền.

Dù cơn bão sắp đến có mang lại kết quả gì, chính các nước láng giềng của nước Nga hiện tại có nhiều khả năng nhất để đảm bảo sự ổn định và an ninh khu vực thời hậu Putin, cũng như thời hậu Liên bang Soviet, đặc biệt là Ukraine, Kazakhstan và Belarus. Nếu họ vững mạnh, thiệt hại từ cơn dư chấn sẽ ở trong tầm kiểm soát. Còn nếu họ trở nên yếu đuối, làn sóng dư chấn sẽ lan truyền sang cả phương Tây. Thời điểm tốt nhất để củng cố các nước này chính là bây giờ, trước khi là những ngày ảm đạm dồn dập xuất hiện.


__._,_.___

Posted by: truc nguyen

Featured Post

Lisa Pham 15.04.2024

My Blog List