Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Wednesday, February 24, 2016

Thảm cảnh sắp tới của chế độ Putin và nước Nga



 
Thảm cảnh sắp tới của chế độ Putin và nước Nga

Trường Sơn chuyển ngữ
Alexander J. Motyl
Đã từng có thời Tổng thống Nga Vladimir Putin gần như bất khả chiến bại. Tuy nhiên, Putin và chính quyền của ông giờ đây đã kiệt sức, bối rối, và tuyệt vọng. Càng ngày, giới bình luận của cả Nga và phương Tây càng tin rằng nước Nga đang đến gần bờ vực suy thoái sâu, nếu không muốn nói là viễn cảnh sụp đổ hoàn toàn khả thi.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chụp ảnh selfie với các thành viên của tổ chức thanh niên quân đội yêu nước “Vympel” (The Pennant), ngày 4 tháng 11 năm 2015. Ảnh: Natalia Kolesnikova
Tổng thống Nga Vladimir Putin chụp ảnh selfie với các thành viên của tổ chức thanh niên quân đội yêu nước “Vympel” (The Pennant), ngày 4 tháng 11 năm 2015. Ảnh: Natalia Kolesnikova

Chuyển biến về quan điểm này hoàn toàn không đáng ngạc nhiên. Năm ngoái, bản chất của chính quyền Nga hiện tại đã hiện rõ qua cách họ cướp vùng Crimea, cũng như lập trường đối đầu của họ trong chính biến Donbas. Khi ấy, nền kinh tế của quốc gia này vẫn duy trì được sự ổn định vốn còn trong giai đoạn trì trệ. Putin đã tìm được cách qua mặt cả giới hoạch định chính sách phương Tây và dư luận nước Nga. 

Tiếng tăm của ông đã đạt đến đỉnh cao. Bây giờ chỉ có thứ danh tiếng ấy còn gượng được; mọi phương diện khác của nước Nga đã tệ hơn trước rất nhiều. Những biến cố ở Crimea và Donbas đã trở thành gánh nặng với nền kinh tế và tạo nên sự hao hụt không nhỏ về tài nguyên của nước Nga. Cuộc nội chiến ở Ukraine giờ đã đi vào bế tắc. Giá năng lượng đang tới hồi sụp đổ, còn nền kinh tế Nga thì chìm trong suy thoái. Những biện pháp trừng phạt mà Putin khởi xướng để chống lại Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ, và phương Tây giờ chỉ tiếp tục làm tổn hại đến nền kinh tế Nga. Trong khi đó, cách chính quyền Nga can thiệp vào Syria khiến họ càng thêm sa lầy.

Thực tế của nước Nga đương đại có lẽ còn tồi tệ hơn nhiều so với những thông tin trong bài viết sơ sài này về những ngày ảm đạm của xứ sở bạch dương. Đất nước này đang kẹt giữa gọng kìm của ba cuộc khủng hoảng tạo ra bởi những chính sách mang tính đối đầu của Putin, và cách nước Nga giải quyết vấn đề ở Ukraine và Syria chỉ càng làm tình hình thêm trầm trọng.

Cuộc khủng hoảng thứ nhất là cuộc khủng hoảng của nền kinh tế Nga đang rơi tự do. Việc giá xăng dầu không còn khả năng tăng trở lại trong một sớm một chiều đã quá đủ tồi tệ với nước Nga rồi. Nhưng màn sương giữa ban ngày chưa dừng lại ở đó, nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào tài nguyên năng lượng của Nga giờ đã hoàn toàn lạc hậu, không mang tính cạnh tranh, và còn chưa được hiện đại hóa, và điều bi thảm nhất là nền kinh tế này vẫn sẽ ở nguyên tình trạng như vậy chừng nào nó còn là công cụ đắc lực cho giới chóp bu chính trị ở Nga.

Cuộc khủng hoảng thứ hai là cuộc khủng hoảng của chính quyền Putin đang tới ngày tan rã. Hình ảnh của chính quyền độc tài kiểu Putin được hy vọng là có thể tạo ra một trật tự “quyền lực theo chiều dọc” có khả năng duy trì trật tự cho bộ máy hành chính của nước Nga, cũng như loại trừ tham nhũng và tập hợp giới tinh hoa của những vùng thuộc Nga và không thuộc Nga dưới ý chí của Moscow. Tuy nhiên, thực tế là chế độ tập trung quyền lực đã hoàn toàn tạo ra tác dụng ngược, nó đã phân mảnh bộ máy hành chính, khuyến khích giới quan chức theo đuổi lợi ích riêng của họ, và tạo điều kiện cho giới tinh hoa của từng vùng ngày càng trở nên ngỗ nghịch, trường hợp Ramzan Kadyrov, quân tốt của Putin ở Chechnya, là một ví dụ điển hình.

Cuộc khủng hoảng thứ ba là cuộc khủng hoảng của chính Putin, với tư cách là trụ cột của trật tự nước Nga, rõ ràng ông đã không còn giữ được quyền kiểm soát tối thượng. Kể từ sau thời khắc ông quyết định ngăn chính quyền Ukraine ký Hiệp định Liên kết với Liên minh châu Âu năm 2013, ông đã phạm từ sai lầm chiến lược này đến sai lầm chiến lược khác. Hình ảnh nam tính có vẻ hấp dẫn mà ông dày công xây dựng giờ chẳng còn nhiều tác dụng nữa, và nỗ lực động viên những người hâm mộ bằng việc xuất bản sách về những tuyên ngôn của ông, cũng như một bộ lịch Putin trông thật nực cười và tuyệt vọng.

Vấn đề chủ yếu của Putin, cũng như của nước Nga – là vấn đề của một hệ thống kinh tế–chính trị không chịu thay đổi. Một nền kinh tế chỉ có thể chìm trong bất ổn lâu dài như vậy khi bị thao túng bởi một bộ máy quan liêu hành động vì chính nó và đặt lợi ích riêng lên trên lợi ích của đất nước. Theo đó, một hệ thống độc tài tham nhũng cần phải có nhà độc tài trung tâm của nó, nghĩa là một người điều phối và cân bằng lợi ích và tham vọng của những tầng lớp thượng lưu. Điểm khác biệt của Putin so với những nhà độc tài ngày trước là đã biến mình thành một nhân vật trung tâm có tính hợp pháp bởi sức trẻ và xung năng tưởng chừng vô hạn của ông. Tuy nhiên, sau cùng, mọi kẻ lãnh đạo như vậy đều trở thành nạn nhân của cái tôi của chính họ, cũng như Stalin, Hitler, Mao, và Mussolini, những kẻ chưa bao giờ tự nguyện từ nhiệm. Do đó, nước Nga đang bị kẹt trong tình thế tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, cái vỏ dưa của một hệ thống lỗi thời và cái vỏ dừa của một hệ thống trì trệ. Trong tình cảnh như vậy, ông Putin sẽ ngày càng trở thành cái cớ hợp pháp cho chủ nghĩa Sô vanh, chủ nghĩa đế quốc, cũng như chủ nghĩa chủng tộc của người Nga.

Bởi vì không một vấn đề nào trong mớ hỗn độn này có thể được giải quyết sớm, nước Nga càng lúc càng có vẻ sẽ chìm vào một “thời điểm khó khăn” kéo dài, một quá trình suy thoái có thể chuyển biến từ bất ổn xã hội thành thay đổi chế độ và thậm chí là sự sụp đổ của nhà nước. Dĩ nhiên, mọi nỗ lực dự đoán về tương lai nước Nga đều liều lĩnh, nhưng rõ ràng ngày nào Putin còn nắm quyền, ngày đó nước Nga còn ảm đạm. Putin, kẻ đã tuyên bố sẽ cứu rỗi nước Nga, giờ đã trở thành kẻ thù tồi tệ nhất của quốc gia này. Hiện tại, Hoa Kỳ, Châu Âu, cũng như các nước láng giềng của Nga đều đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.

Những nhân tố của sự bất ổn
Một số nhà phân tích vẫn bác bỏ khả năng xảy ra bất ổn lớn ở Nga bởi sự yếu kém của phe đối lập, giới lãnh đạo của lực lượng này vẫn thiếu sức hút, trong khi uy tín của Putin còn ở đỉnh cao. Thực ra những yếu tố này không quan trọng như vẻ ngoài. Hầu hết các cuộc cách mạng đã xảy ra như kết quả của khủng hoảng ở bề sâu; chỉ có rất ít cuộc cách mạng mang tính tự phát. Chính trong giai đoạn mà mọi người cố gắng ổn định và tái cấu trúc hệ thống như vậy mà các nhà lãnh đạo với sức lôi cuốn đã xuất hiện. Và danh tiếng trên toàn quốc chưa bao giờ giữ vai trò quá quan trọng đối với một phong trào hay một nhà lãnh đạo kiểu như hệ thống điện ở thủ đô, cũng như với giới tinh hoa chính trị và kinh tế.

Hãy tưởng tượng rằng ba cuộc khủng hoảng trên sẽ tiếp tục diễn biến trầm trọng, bởi thực sự có rất nhiều khả năng dẫn đến kịch bản như vậy. Trong trường hợp đó, gần như mọi phương diện của xã hội Nga sẽ càng tiến gần đến viễn cảnh hỗn loạn. Khi tình trạng lạm phát và thất nghiệp ngày càng tăng, trong khi mức sống giảm, sự bất mãn của giới công nhân, cũng như sự bất ổn của xã hội sẽ ngày một gia tăng. 

Đến lúc này, ngay cả giới tinh hoa chính trị và kinh tế cũng ngày càng không hài lòng khi nước Nga bế tắc trong ba cuộc khủng hoảng. Thân thế và tài sản của họ sẽ ở vào hoàn cảnh dễ bị tổn thương hơn, nghĩa là họ càng có lý do để tán thành lựa chọn thay thế Putin và hệ thống của ông. Tương tự như vậy, giới trí thức thành thị, học sinh, và các chuyên gia sẽ tái khám phá nhu cầu của họ và đóng góp chất xám của họ vào tiến trình tái cấu trúc.

Khi tình trạng hỗn loạn trong hệ thống và tình trạng trì trệ trong tầng lớp tinh hoa tiếp diễn, ngay cả những thành phần Đại Nga trong lực lượng vũ trang (quân đội, dân quân và cảnh sát mật) cũng sẽ phải tìm kiếm lựa chọn thay thế Putin và hệ thống đổ nát do ông cai trị. Như vậy, binh sĩ và lính đánh thuê đang tham chiến ở Ukraine và Syria có thể trở về nhà và thúc đẩy quan điểm cấp tiến trong cả nước. Ở bên ngoài lảnh thổ Nga, 21 nước cộng hòa không thuộc Liên bang Nga cũng có thể khẳng định quyền lực của họ.

Trong 18 năm qua, ông Putin đã có thể xoa dịu mọi sự bất mãn dựa trên ba phương tiện mà những nhà độc tài hay sử dụng để duy trì quyền lực. Ông tạo ra sự ủng hộ thông qua cơ hội trời cho là giá năng lượng tăng cao. Bên cạnh đó, ông củng cố lực lượng cưỡng chế và đàn áp sự bất mãn. Và bằng cách quảng cáo sự nam tính và sức sống, cũng như lời hứa tái sinh nước Nga trong hình ảnh của mình, ông đã tạo ra được động lực của ý thức hệ để hỗ trợ ông và chế độ của ông. 

Tuy nhiên, bởi những sai lầm của ông và sự phân rã của hệ thống do ông tạo dựng, Putin hiện không còn sở hữu các nguồn tài lực ngày xưa, và hình ảnh của ông giờ đã bị hoen ố rất nhiều. Và vì thực tại của một nước Nga đang ngày càng giống một nhà nước bất hảo không có khả năng đánh bại Ukraine và ngày càng sa lầy vào Trung Đông, ý tưởng về sự vĩ đại của một nước Nga mới đang mất dần sức hấp dẫn của nó. Kết quả là, ông Putin giờ đây gần như dựa hoàn toàn vào lực lượng trấn áp để duy trì quyền lực và duy trì chế độ của ông. Do đó ông phụ thuộc vào sự đồng lòng của họ để đi hết hành trình cai trị này với ông. Và Putin, nhà độc tài của chế độ vừa thông qua luật cho phép cảnh sát mật bắn người biểu tình, hiểu rõ điều đó hơn ai hết.


Vladimir_PUtin_Russia_Guggenheim_museum
Trấn áp lực lượng trấn áp
Việc dựa vào các lực lượng vũ trang hoàn toàn có thể trở thành một canh bạc nguy hiểm. Hoàn toàn có thể xảy ra tình huống họ không muốn sử dụng vũ lực khi phải đối mặt với một đám đông người biểu tình dựa vào nhân dân. Điều này đã xảy ra với hầu hết các chế độ toàn trị, những chế độ đã theo đuổi con đường viền nổi khả năng của cảnh sát và triển khai các nhân viên ở xa quê nhà của họ. Trong điều kiện Putin vẫn còn uy tín lớn như vậy, và việc tổ chức biểu tình ở các tỉnh heo hút của Nga luôn tiềm ẩn nhiều bất trắc, khả năng lớn nhất là biểu tình sẽ được tổ chức ở Moscow, nơi đã xảy ra trường hợp tương tự vào năm 2011–2012, và ở các khu vực cận lãnh thổ Nga như Tatarstan, Bashkortostan, Yakutia, Dagestan và Ingushetia, nơi mà sự đoàn kết dân tộc hoàn toàn có thể áp đảo được nỗ lực cưỡng chế. Nếu phụ nữ và người lao động tham gia vào các cuộc chính biến như vậy, lực lượng cưỡng chế càng ít có khả năng răm rắp tuân theo mệnh lệnh và bắn vào dân chúng.
Hiện nay, một cuộc cách mạng như vậy vẫn chưa thể xảy ra; nhưng vào giữa năm 2004 và giữa năm 2013, không ai hình dung được cuộc Cách mạng Cam hoặc Cách mạng Euromaidan ở Ukraine. Chính Putin cũng hiểu rằng một hình thức cách mạng như vậy không thể lường trước được, bởi vì đó là hoa trái của những cành cây bén rễ từ sự bất mãn, ức chế, tức giận, cực đoan, và hy vọng tiềm tàng. Dẫu cho hệ thống kinh tế–chính trị ở Nga được vận hành bởi một cơ chế khác thường, cũng như sự bất lực trước thay đổi, cơ hội xảy ra kịch bản như vậy luôn tăng theo từng năm. 

Các cuộc biểu tình có thể được châm ngòi bởi một sự kiện bất ngờ, một khoảnh khắc đột ngột của giọt nước làm tràn ly và đẩy dân chúng xuống đường. Ngòi nổ có thể là bất cứ điều gì, từ một khoảnh khắc sơ hở trên truyền hình của Putin đến một hành động tàn bạo của cảnh sát và thậm chí là một ngọn lửa thảm khốc. Không ai có thể dự đoán những cú sốc như vậy, nhưng khi hệ thống càng rệu rã thì khả năng xảy ra phản ứng dây chuyền càng cao.

Một kịch bản khác là có thể lực lượng trấn áp không thể ngăn chặn lực lượng của tầng lớp tinh hoa chống chế độ âm mưu tiến hành “đảo chính cung đình” (palace coup) hoặc thúc đẩy tiến trình đòi sự độc lập ở khu vực cận lãnh thổ Nga. Mặc dù Tổng thống Putin đã xây dựng một thể chế độc tài với hình thức gần tương tự như chế độ Phát xít của Đức và chế độ Mussolini của Ý, lực lượng trấn áp trong lịch sử Nga hiện đại, ngay cả trong thời Stalin, vẫn không thể là một nhà nước trong nhà nước có khả năng giám sát trọn vẹn tầng lớp giới tinh hoa. 

Do vậy, sự trung thành hoặc trung lập của giới tinh hoa của Nga chưa bao giờ ổn định. Giới chính trị Nga hoàn toàn hiểu rằng, giống như Mikhail Khodorkovsky, người doanh nhân Nga với khuynh hướng chống đối đã phải hứng chịu cơn thịnh nộ của Putin và ở trong tù nhiều năm vì tội lừa đảo, họ có thể bị trừng phạt nếu dám quay giáo trở cờ; nhưng họ cũng biết rằng, trong những thời điểm ngặt nghèo nhất, Điện Kremlin cũng cần họ như họ cần điện Kremlin, nếu không muốn nói là còn cần nhiều hơn thế.

Làm thế nào kịch bản đảo chính cung đình hay khu vực ly khai có thể xảy ra? Lịch sử của Liên bang Soviet và nước Nga hiện đại có thể cung cấp đầy đủ dẫn chứng cho kịch bản này. Sau cái chết của Stalin, người kế nhiệm ông đã tự tay thủ tiêu lãnh đạo của toàn bộ lực lượng cảnh sát mật thời Stalin, là Lavrentii Beria, vào năm 1953. Năm 1964, đến lượt Nikita Khrushchev bị lật đổ trong một cuộc đảo chính cung đình. Trong 1998–99, việc ông Putin bước vào chính trường Nga là kết quả của một thỏa thuận sau cuộc đảo chính của giới tinh hoa và sau đó Tổng thống Boris Yeltsin lên nắm quyền.

Đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ cận Nga, mỗi nhà nước đã tự tuyên bố chủ quyền trong giai đoạn khủng hoảng của cuộc Cách mạng 1917–1921, cũng như trong thời kỳ chiếm đóng của Đức là giai đoạn 1941–1943, và cũng trong đỉnh điểm của khủng hoảng Perestroika của Mikhail Gorbachev vào giai đoạn 1987–1991. Lòng trung thành của tầng lớp tinh hoa Nga phụ thuộc vào khả năng Putin trả lương cho họ. Cũng như chính cái cách giới tinh hoa chính trị và kinh tế đổ xô ủng hộ Putin trong những năm thịnh vượng, nghĩa là từ năm 1998 đến năm 2013, họ sẽ vì chính lý do ấy mà từ bỏ Putin trong những thời khắc bi thảm sắp đến.

Trong khi đó, giới tinh hoa ở những quốc gia và vùng lãnh thổ cận Nga, đặc biệt là vùng Tatarstan giàu dầu mỏ và vùng Yakutia giàu kim cương – có thể là những người đầu tiên muốn nới lỏng mối quan hệ với Moscow, bởi vì họ có thể có tham vọng gắn liền với chủ nghĩa dân tộc, và khoảng cách địa lý giúp họ ít bị đe dọa hơn. Tựu trung, khi tầng lớp tinh hoa thấy rằng họ có thể trực diện công kích chế độ, căng thẳng sẽ đến đỉnh điểm và “hiệu ứng đoàn tàu” (bandwagon effect) chống Putin hoàn toàn có thể xảy ra. Một số thậm chí có thể âm mưu chống Putin và tìm cách loại trừ hoặc thủ tiêu ông.

Tổng thống Nga Vladimir Putin thử tài trượt băng trong một buổi tập của các thành viên tham dự mùa giải Night Ice Hockey League ở Krasnaya Polyana, Sochi, Nga, ngày 6 tháng 1 năm 2016. Ảnh: Aleksey Nikolskyi /Reuters
Tổng thống Nga Vladimir Putin thử tài trượt băng trong một buổi tập của các thành viên tham dự mùa giải Night Ice Hockey League ở Krasnaya Polyana, Sochi, Nga, ngày 6 tháng 1 năm 2016. Ảnh: Aleksey Nikolskyi /Reuters
Kịch bản thứ ba là lực lượng trấn áp hoàn toàn không đủ khả năng dập tắt bất mãn nếu lực lượng chống đối phản đối bạo lực và giới vũ trang quá yếu để đáp ứng. Những quân đội thua trận hoặc trải qua những kinh nghiệm chiến trường bi thảm thường dễ lâm vào tâm trạng yếu thế như vậy. Quân đội Nga hiện đang tham gia hai cuộc chiến tranh, ở Ukraine và Syria. Họ cũng có thể mở mặt trận mới ở các nước vùng Baltic hoặc Trung Á, khi Putin cố gắng gieo mầm hỗn loạn trong NATO và bảo vệ Nga trước Nhà nước Hồi giáo (còn được gọi là ISIS). Mặc dù quân đội Nga sở hữu lợi thế đáng gờm, cuộc chiến tranh gián tiếp giữa Nga và Ukraine đã kết thúc, ít nhất tình hình là như vậy, với việc Nga thôn tính được và giờ phải chịu trách nhiệm cho hai khu vực nghèo khó về kinh tế, Crimea và Đông Donbas, với rất ít hy vọng phục hồi nhanh chóng. Quan trọng hơn, dự án xây dựng nước Nga mới của Moscow, với mục đích sáp nhập tất cả vùng lãnh thổ phía đông nam của Ukraine, đã thất bại. Tóm lại, mặc dù họ đã đạt được một vài chiến thắng về mặt chiến thuật, các lực lượng vũ trang ở Nga đã phải chịu thất bại.

Còn chiến thắng ở Syria thì vẫn rất xa vời, ngay cả với viễn cảnh nước Nga đầu tư thêm lực lượng cho mặt trận này. Sớm hay muộn, những binh sĩ và lính đánh thuê bị làm nhục và đánh bại của nước Nga sẽ trở về nhà, và họ có thể trực tiếp ném cơn thịnh nộ vào chính cái chế độ đã cử họ đi chiến đấu ở xứ người. Lực lượng cảnh sát mật và các lực lượng trấn áp khác không bao giờ nên nghĩ đến việc có thể ra tay với những người lính bất mãn. 

Bởi lựa chọn làm phức tạp thêm tình hình chỉ càng gieo mầm cho chủ nghĩa khủng bố mới ở Nga. Ngòi nổ ở Chechnya hoàn toàn có thể được mồi lửa nếu Kadyrov bị lật đổ trong một cuộc đảo chính cung đình địa phương hoặc bị ám sát bởi cơ quan mật vụ Nga, cơ quan từ lâu đã không ưa nhân vật này. Còn phần lớn khu vực phía Bắc Caucasus vốn đã ở trong trạng thái nửa hỗn loạn. Cuộc phiêu lưu quân sự của Nga ở Syria, cũng như liên minh mở của họ chống lại người Sunni có thể không chỉ làm trầm trọng thêm căng thẳng với cộng đồng Sunni trong nước Nga, mà còn có thể cho ISIS lý do chính đáng để mở mặt trận ở Nga.

Làm thế nào lực lượng vũ trang hùng hậu của Nga vẫn không đủ để dập tắt phong trào bất mãn? Cuộc chiến Chechnya giai đoạn 1994–1996 cho thấy rằng lực lượng vũ trang Nga vẫn có thể bị đánh bại. Còn cuộc chiến Ukraine chứng tỏ rằng quân đội và lính đánh thuê Nga vẫn có thể bị kìm chân trong một vịnh nhỏ bởi một lực lượng yếu hơn đáng kể. Một loạt các hành động khủng bố xảy ra ở Nga trong những năm đầu ông Putin cầm quyền cho thấy rằng Nga luôn dễ bị tấn công bạo lực. Dĩ nhiên, việc dự đoán thời điểm xảy ra phong trào bạo lực chống chế độ ở Nga là bất khả thi, nhưng khi hệ thống chính trị–kinh tế phân rã ngày quay ngày, cùng với sự rối loạn trong xã hội và các tầng lớp bất mãn ngày càng nhiều, thì kịch bản như vậy càng dễ xảy ra.
Sau cơn bão
Nước Nga đang ở rất gần một cơn bão hoàn hảo, khi mọi yếu tố gây mất ổn định tụ. Trong điều kiện như vậy, kịch bản hỗn loạn toàn diện rất có thể xảy ra. Viễn cảnh cách mạng, đảo chính cung đình, và bạo lực tràn lan càng lúc càng dễ xảy ra. Kết quả hoàn toàn có thể là sự sụp đổ của chế độ hay sự tan rã của nhà nước. Dù kịch bản nào xảy ra đi chăng nữa thì ông Putin rất khó trụ qua cơn bão này.
Vậy thì thế giới phương Tây và các nước láng giềng của Nga có thể làm gì? Họ đã không thể ngăn Putin và họ càng không thể ngăn được ngày tan rã của Nga, cũng như họ đã không thể ngăn chặn ngày cáo chung của Liên bang Soviet. Lựa chọn tốt nhất là giải quyết được hậu quả là sự bất ổn toàn diện của xã hội Nga. Đặc biệt, các nước sẽ phải lo được những dòng người tị nạn, thế lan tỏa của bạo lực, và trách nhiệm bảo quản một lượng rất lớn vũ khí hạt nhân.

 Các quốc gia và vùng lãnh thổ cận Nga có thể giải quyết được hai vấn đề đầu tiên chỉ bằng cách tăng cường lực lượng tuần tra biên giới, cũng như quân đội, lực lượng cảnh sát, và bộ máy hành chính. 

Còn thề giới Phương Tây phải xem họ (đặc biệt là Belarus, Ukraine và Kazakhstan) như những đồng minh hoặc các quốc gia khách hàng, ổn định và an ninh ở tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ này đều rất quan trọng đối với sự ổn định và an ninh của phương Tây. Sau đó, thế giới phương Tây cũng nên hỗ trợ xây dựng một nền dân chủ thân phương Tây ổn định trong thời đại hậu Putin của nước Nga. 

Giới hoạch định chính sách phương Tây chắc chắn sẽ tìm được nhiều lý do để hỗ trợ các lực lượng vũ trang Nga, đặc biệt là sau khi bất ổn xảy ra hàng loạt. Nhưng thực ra làm vậy chỉ phản tác dụng: về bản chất, việc hỗ trợ các lực lượng từng trấn áp nhân dân Nga chỉ khiến tình trạng giao tranh kéo dài hơn, đổ máu nhiều hơn, và sự bất ổn luôn còn đó, nghĩa là làm gia tăng khả năng vũ khí hạt nhân rơi vào tay kẻ xấu.

Sớm hay muộn, giai đoạn bất ổn của nước Nga sẽ kết thúc. Sau khi cơn địa chấn qua đi, một nước Nga nhỏ và yếu hơn và một tập thể các quốc gia và vùng lãnh thổ cận Nga vừa tuyên bố độc lập có thể giúp thế giới ổn định hơn, ít nhất là bởi vì một nước Nga của Putin, một mối đe dọa lớn cho hòa bình thế giới, sẽ có biến mất và nhân dân Nga cuối cùng có thể từ bỏ giấc mộng nước Nga Sa Hoàng đã giúp Putin nắm quyền.

Dù cơn bão sắp đến có mang lại kết quả gì, chính các nước láng giềng của nước Nga hiện tại có nhiều khả năng nhất để đảm bảo sự ổn định và an ninh khu vực thời hậu Putin, cũng như thời hậu Liên bang Soviet, đặc biệt là Ukraine, Kazakhstan và Belarus. Nếu họ vững mạnh, thiệt hại từ cơn dư chấn sẽ ở trong tầm kiểm soát. Còn nếu họ trở nên yếu đuối, làn sóng dư chấn sẽ lan truyền sang cả phương Tây. Thời điểm tốt nhất để củng cố các nước này chính là bây giờ, trước khi là những ngày ảm đạm dồn dập xuất hiện.


__._,_.___

Posted by: truc nguyen

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin cuối ngày26/4/2024

My Blog List