Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, January 30, 2016

Nó lú nhưng ‘các chú’ nó khôn




Cuối cùng đảng Búa Liềm vẫn giữ nguyên đặc tính Búa Liềm: Trên bảo dưới nghe, đứa nào cãi coi chừng đi mò tôm! Ðại Hội XII đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu tất cả các ứng cử viên do Bộ Chính Trị đưa ra, gạt bỏ tất cả những người mà các đại biểu đề nghị tại chỗ.

Ðại hội trong suốt mấy ngày không bàn cãi sôi nổi chuyện gì về tương lai đất nước, bảo vệ chủ quyền, sửa đổi cơ cấu kinh tế, cải thiện giáo dục, y tế, vân vân. Tất cả năng lực và thời giờ của hơn 1,500 con người được dành vào việc chia ghế. Một truyền thống lâu đời của đảng Cộng Sản vẫn còn được bảo tồn! Thống Chế Stalin chắc hẳn phải hài lòng.

Nhiều quan sát viên ngoại quốc bàn tán rằng Ðại Hội XII khác các đại hội trước của đảng Cộng Sản, vì thấy hai phe đấu đá nhau gay go suốt mấy năm và kéo dài tới giờ phút chót. Nghĩ thế là chỉ thấy bề ngoài. Trong lịch sử đảng Cộng Sản những cuộc đấu đá gay go vẫn diễn ra thường xuyên. Như khi Hồ Chí Minh tìm cách loại bỏ phe cánh của Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập để đưa đám đàn em mình vào. Khi Lê Duẩn hạ thủ Võ Nguyên Giáp. Khi Lê Ðức Thọ phá đám buộc Trường Chinh phải lui. Ðại Hội XII có bề ngoài khác trước vì ngày nay có các phương tiện truyền thông mới. 

Những cú đấm cú đá trước đây diễn ra trong phòng kín, được che đậy vì đảng kiểm soát tất cả các phương tiện truyền thông. Bây giờ thông tin bùng nổ, cảnh ô nhục bị phơi bày trước công chúng, đảng Cộng Sản hiện nguyên hình là nhóm người tranh giành xôi thịt trâng tráo nhất thế giới!

Trong phòng họp đại hội, hàng chữ lớn nhất trên bồn hoa nghênh ngang nêu ra bốn khẩu hiệu: Ðoàn Kết, Dân Chủ, Kỷ Cương, Ðổi Mới. Hai khẩu hiệu Ðoàn Kết và Kỷ Cương bảo đảm tinh thần Búa Liềm vẫn được bảo vệ. Ðổi Mới là khẩu hiệu không thể thiếu, nó giải thích tại sao một đảng Mác-Lênin lại làm ăn theo lối tư bản. Hai chữ Dân Chủ bẽ bàng, vì cho nói, cho đề cử, nhưng cuối cùng không nên trò trống nào hết! Tấn hài kịch được blogger Huỳnh Ngọc Chênh gọi là một “trò hề quốc sự.”

DH12csvn
Trò hề Dân Chủ khiến nhiều quan sát viên ngay tình suy đoán lầm từ lúc đầu. Dựa vào những gì đã thấy mấy năm qua, ai cũng tin rằng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua mặt Nguyễn Phú Trọng.

Dũng đã nắm quyền suốt 10 năm, chia chác lợi lộc kinh tế cho các đàn em, cho nên đã được đa số Trung Ương Ðảng tín nhiệm trong tất cả các lần bỏ phiếu trước đây. Dũng đã phong cho hàng loạt tướng công an và quân đội. Phe đảng của Dũng đã được ăn chia đầy đủ qua các doanh nghiệp nhà nước.
Dũng sẽ chiếm thế thượng phong trong hội nghị Trung Ương Ðảng, do đó, trong cả đại hội.
Nhưng Dũng đã thất bại ngay trong hội nghị thứ 14. Vì Nguyễn Phú Trọng nắm đằng chuôi, với Quyết định số 244-QÐ/TW về “Quy chế bầu cử trong Ðảng” do Trọng ký năm 2014. Cái chuôi trong quyết định này là “Ở các hội nghị của Ban Chấp Hành Trung Ương, các đồng chí ủy viên Bộ Chính Trị, ủy viên Ban Bí Thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính Trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính Trị.” Mà trong Bộ Chính Trị, Trọng chiếm được đa số. Sau hội nghị 14, Dũng bị gạt ra, Trọng vẫn còn vì được miễn không bị giới hạn tuổi.

Nhưng các nhà quan sát vẫn tiếp tục phỏng đoán. Họ thấy rằng Trung Ương Ðảng dành cho các đại biểu trong đại hội quyền đề nghị các ứng cử viên mới, ngoài danh sách áp đặt! Nếu vậy thì Dũng vẫn có cơ đảo ngược tình hình: Các đại biểu dự đại hội, trên nguyên tắc có quyền tối cao, có thể dùng lá phiếu quyết định cho Dũng ở lại. Và họ đã thi hành quyền đề nghị ứng cử viên mới, có 36 người được đưa thêm vào danh sách bầu chọn. Nghe có vẻ dân chủ lắm.

Cuối cùng, Trọng thắng, trên 50% đại biểu “đồng ý cho Dũng rút lui” sau khi được đề cử. Hơn nữa, tất cả ứng cử viên được đề cử tại chỗ trên sàn đại hội đều rớt. Còn tất cả 220 người do Bộ Chính Trị đề nghị đều lọt vào Ban Chấp Hành Trung Ương mới. Kỷ Cương và Ðoàn Kết là như thế. Kỷ Cương tức là trên bảo dưới nghe. Ðoàn Kết là đoàn kết với kẻ đang nắm Kỷ Cương, đứa nào không đồng ý sẽ bị kết tội “mất đoàn kết.” Huỳnh Ngọc Chênh có lý, đúng là một “trò hề quốc sự.”

Nhưng lý do nào khiến cho hơn 1,500 đại biểu bỏ phiếu theo bài bản của Nguyễn Phú Trọng? Có phải vì suốt mấy ngày họ đã nhìn mãi khẩu hiệu Kỷ Cương và Ðoàn Kết hay không?

Chắc không phải. Những cán bộ Cộng Sản đã uốn lưng leo lên đến những cái ghế đại biểu đều biết “khẩu hiệu chỉ là khẩu hiệu,” nghĩa là chỉ ở cái miệng. Các khẩu hiệu xưa nay vẫn chỉ dùng để bịp dân. Không ai đem khẩu hiệu ra đổi lấy được nhà lầu, xe hơi xịn, vợ con có dịp chuyển tiền tính kế lập nghiệp lâu dài ở ngoại quốc. Các lãnh tụ lớn nhỏ đều biết quyền lợi cá nhân là trên hết. Thế mới là “Ðổi Mới!”

Ðảng Cộng Sản đã chuyển mình trong 30 năm qua từ khi đảng “đổi mới,” không phải chờ tới năm 2016 mới bắt đầu chuyển. Luật chơi trong đảng đã thay đổi đúng tinh thần kinh tế tư bản: Ðồng tiền là động cơ quyết định.

Trong đám 175 ủy viên Trung Ương khóa 11, nhiều người đã được Nguyễn Tấn Dũng chia chác no nê. Sao không ai đóng vai Lê Lai liều mình cứu đồng chí Ếch? Nhưng chúng ta biết cán bộ Cộng Sản vốn vô ơn, bất nghĩa, có hương hồn bà Nguyễn Thị Năm làm chứng. 

Họ biết rằng nếu Nguyễn Tấn Dũng đã ban phát được các quyền cướp đất cho các bí thư tỉnh, huyện, quyền biển thủ các giám đốc xí nghiệp và ngân hàng quốc doanh, quyền bắt cóc cho công an, quyền bán đất quân đội cho các ông tướng khác, thì bất cứ người nào lên ngồi vào chỗ của Dũng cũng làm được y như vậy, cho 180 ủy viên khóa 12.

 Nhân sự đổi nhưng guồng máy vẫn còn nguyên. Yếu tố quan trọng nhất không phải là Dũng còn hay mất. Quan trọng nhất, là “Ðảng còn thì mình còn.” Nhật lệnh của đám công an cũng là điều tâm niệm của các cấp ủy từ trên xuống dưới.
ConDangConMinhDựa trên tiêu chuẩn “Ðảng còn thì mình còn,” Nguyễn Phú Trọng có vẻ bảo đảm “Ðảng còn” nhiều hơn Nguyễn Tấn Dũng. Ðó là lý do những đàn em cũ của Dũng cũng líu ríu theo Kỷ Cương và Ðoàn Kết với Trọng.
Nhiều lý do khiến người ta lo Nguyễn Tấn Dũng có thể làm mất đảng. Họ không lo Dũng sẽ cố ý giảm vai trò của đảng đối với nhà nước, sẽ thay đổi chế độ, hay dám điên rồ giải tán đảng. 

Nhưng điều đáng lo là Dũng sẽ làm cho đảng yếu dần dần, như đã thấy. Trong một năm đấu đá để gạt Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng không dùng các món võ chính truyền Cộng Sản mà lại vận dụng thứ vũ khí tư bản. Dũng dùng các phương tiện truyền thông mới tìm cách gây ảnh hưởng trên dư luận bên ngoài. Dũng tung ra các đòn tấn công từ Nguyễn Bá Thanh đến Phùng Quang Thanh, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, vân vân, qua mạng lưới Internet. 

Ở các nước tư bản thì các đảng chính trị mới lo vận động dư luận của dân, chế độ Cộng Sản mà dùng con dao hai lưỡi đó thì sẽ có ngày tự đứt tay, chặt chân mình!

Khi anh vận dụng dân chúng ngoài đảng, có nghĩa là anh đề cao tầm quan trọng của dư luận. Anh muốn dựa vào đám thường dân hơn là dựa vào quyền hành tuyệt đối của đảng. Vô hình trung, anh khiến người ta nghĩ uy quyền của đảng đang yếu dần, một điều mà đảng phải lo che giấu. Anh lại khuyến khích dư luận bên ngoài cho dân chúng nó tưởng bở, nhất là đám trẻ có học quen dùng Internet, chúng nó hăng hái phấn khích hơn, muốn bày tỏ ý kiến hơn. 

Hành động đó trái ngược với chủ thuyết Lênin, chỉ làm hại uy thế đảng. Khi vận dụng dư luận anh còn phơi bày những cái xấu xa nhơ bẩn bên trong cho bên ngoài thấy, trực tiếp bôi nhọ mặt đảng. Ðó là một điều khiến các đàn em của Nguyễn Tấn Dũng phải lo lắng.

Một sai lầm khác của Dũng là muốn đóng vai người hùng. Dũng tuyên bố: “Ðảng bảo làm gì thì tôi làm, chính tôi không xin chức tước địa vị nào cả” để tự xóa bỏ tất cả các tội lỗi tham ô, nhũng lạm, những vụ mất hàng tỷ đô la trong xí nghiệp quốc doanh. Ðó là một lối thách thức: “Ðảng có dám làm gì tôi không? 

Có giỏi thì cách chức tôi đi?” Chưa thấy một lãnh tụ Cộng Sản nào dám thách đố đảng như vậy. Cũng là một cách khác làm giảm uy thế của đảng. Sau thời Lê Duẩn, đảng Cộng Sản không chấp nhận bất cứ một lãnh tụ nào nổi bật lên. Anh nổi bật lên tức là anh làm hình ảnh của đảng xuống thấp! Toàn thể các cán bộ chỉ lo kiếm chác trong cơn đổi mới kinh tế hỗn độn, họ cần một tổng bí thư chỉ biết ăn no ngủ kỹ như Nông Ðức Mạnh.

Ðừng làm gì khiến cho con thuyền tròng trành, sóng có thể lật thuyền! Hãy để yên cho người ta làm ăn!

Ðiều đáng lo nhất đối với các cấp ủy Cộng Sản là Nguyễn Tấn Dũng đã nhiều lần nói xỏ xiên, chửi xéo Trung Cộng! Từ hội nghị Thành Ðô đến nay, Cộng Sản Việt Nam vẫn tâm niệm rằng vận mệnh đảng gắn liền với Trung Cộng. Phải dựa vào các “đồng chí anh em,” vú nuôi rút bầu sữa thì chết. Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu đã để lại di sản khẩu hiệu “Trung Cộng còn thì Ðảng còn.” Chưa nói đến quân sự, riêng mặt kinh tế không thôi, rời khỏi vòng tay Trung Cộng là chết cả lũ.

Cho nên nhiều người thấy theo Nguyễn Tấn Dũng hơi nguy hiểm, còn đi với Nguyễn Phú Trọng có thể an toàn. Trọng giống Nông Ðức Mạnh hơn.

Những phân tích trên đây tạm giải thích tại sao nhiều người sẵn sàng bỏ Dũng theo Trọng. Nhưng tâm lý đó cũng không đủ để bảo đảm họ một lòng ủng hộ Nguyễn Phú Trọng đánh bại Nguyễn Tấn Dũng. Cách giải thích này còn dựa trên giả thiết là Nguyễn Phú Trọng đủ khôn ngoan thuyết phục được kỳ họp thứ 14 của Trung Ương Ðảng, khiến họ xoay chiều, đổi chủ soái. Ðiều này cũng không đáng tin. 

Chắc phải có một nguyên nhân thầm kín khác khiến đại đa số trong đại hội quyết tâm bỏ Dũng theo Trọng. Vì trước đó, ai cũng đánh cá rằng Nguyễn Tấn Dũng đã nắm trong tay hầu hết các ủy viên trung ương. Nguyên nhân thầm kín này là gì?

Ông Nguyễn Phú Trọng đã được dân Hà Nội phong danh hiệu “Trọng Lú.” Liệu ông có tính toán được hết những nước cờ mới dùng đánh Nguyễn Tấn Dũng hay không? Có lẽ ông Nguyễn Sinh Hùng nắm trong tay câu trả lời. Ông Hùng là người sau cùng đi gặp Tập Cận Bình trước đại hội đảng. Ông là người đủ thẩm quyền biết ý kiến của các “đồng chí anh em,” như thế nào. Chỉ cần “các chú” nói rành mạch một câu, khẳng định một lời, chắc chắn thông điệp đó sẽ được các đại biểu suy đi nghĩ lại. Ðảng còn thì mình còn, đúng rồi. Nhưng nếu mất “các chú” thì liệu Ðảng có còn không? Cuối cùng, chỉ nên tuân hành, “cung kính bất như phụng mệnh,” cho nó an toàn. Trọng Lú nhưng các chú thì “khôn,” vì các chú luôn nắm dao đằng chuôi.


http://2.bp.blogspot.com/-6VsBctJqpo0/TvQI4dCWd1I/AAAAAAAAcj4/Wwly_mEyCsw/s1600/img060.jpg
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, January 29, 2016

Bàn về CHỈ TIÊU

 

Đại hội ĐCS VN12 thông qua các chỉ tiêu để thực hiện trong 5 năm tới. Có các chỉ tiêu định tính như xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, chống tham nhũng, mở rộng dân chủ  v.v…Có rất nhiều chỉ tiêu định lượng như tốc độ phát triển kinh tế 6,5 đến 7% mỗi năm, GDP năm 2000 là 3200 đến 3500 USD, bội chi ngân sách dưới 4%, giảm nghèo từ 1 đến 1,5% /năm v.v…
Các đại biểu giơ sổ đỏ lên biểu quyết trong Đại Hội 12
Các đại biểu giơ sổ đỏ lên biểu quyết trong Đại Hội 12

Tôi chưa có dịp tìm hiểu xem chính phủ và đảng cầm quyền các nước thuộc nhóm G7 và nhiều nước dân chủ khác, các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới có lập các chỉ tiêu định lượng không, nếu lập thì lập như thế nào, đại hội các đảng cầm quyền có thông qua hay không. 

Tôi  biết được việc lập các chỉ tiêu định lượng cho mỗi kế hoạch 5 năm là sản phẩm của nền kinh tế kế hoạch hóa từ thời Liên xô. Không biết nước Nga bây giờ có tiếp tục hay không.

Tôi  biết việc lập và thông qua các chỉ tiêu định lượng cho mỗi kế hoạch 5 năm của Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua, một việc làm mang lại lợi ít hại nhiều. Trước đây vài chục năm, khi theo dõi việc lập và thực hiện các kế hoạch kinh tế tôi đã từng nhận xét “ Thà làm không có kế hoạch dài hạn, chỉ theo yêu cầu trước mắt, còn hơn là theo kế hoạch dài hạn sai lầm do những người duy ý chí vạch ra, do những người thiếu trách nhiệm thông qua, do người kém hiểu biết quyết định”.

Tôi cứ suy nghĩ, những chỉ tiêu định lượng nhất thiết phải gắn với nền kinh tế kế hoạch hóa còn với nền kinh tế thị trường thì có cần đặt ra chỉ tiêu cụ thể nữa hay không. Hay là việc phải đặt  chỉ tiêu là do cái đuôi “ định hướng xã hội chủ nghĩa” bắt buộc phải thế.

Nói rằng phải đặt chỉ tiêu để có phương hướng phấn đấu, đó là mặt tích cực, nhưng muốn như vậy thì cái con số đưa ra phải là  kết quả của những phép tính dựa vào toán tập hợp mờ chứ không phải những con số áng chừng theo ý chí. Không rõ những người đưa ra các chỉ tiêu như vậy, ngoài các con số thống kê với độ tin cậy thấp có còn dựa vào kết quả nghiên cứu nào khác hay không, chứ  gần 1500 người đã biểu quyết thông qua thì chắc là mù tịt.
Tôi dám cam đoan là nhiều người (kể cả tôi) không biết con số 38% đô thị hóa, 4% thất nghiệp, 90 và 95% dân được dùng nước sạch và nhiều con số khác đã được tính toán hay áng chừng như thế nào, mức độ chính xác, đáng tin cậy được bao nhiêu. Tôi nghĩ các đại biểu “quá dũng cảm” khi biểu quyết thông qua những chỉ tiêu mà mình không biết đầu cua tai nheo ở đâu cả.

Tôi thấy mặt trái, bất lợi của chỉ tiêu định lượng như sau :
1-Trong nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần thì Đảng đặt chỉ tiêu cho ai, phân bổ như thế nào, trong lúc đầu tư và phát triển đến đâu là quyền tự quyết của mỗi công ty .
2-Khi gặp khó khăn, chỉ tiêu có thể gây tâm lý lo lắng, tiêu cực,  tạo ra việc làm dối, làm ẩu, thành tích dỏm, thống kê và báo cáo sai sự thật .

3-Khi gặp thuận lợi, chỉ tiêu có thể gây tâm lý thỏa mãn, hạn chế tích cực và sáng tạo vì đã đạt và vượt chỉ tiêu.
Trong các nước, các tập đoàn, các công ty, khi không lập chỉ tiêu thì họ làm việc như thế nào. Đơn giản là mỗi  phút, mỗi giờ, mỗi ngày…họ đều cố gắng làm việc và suy nghĩ để có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao nhất có thể đạt đến. 

Thế rồi sau mỗi thời gian, làm thống kê một cách trung thực sẽ biết là tăng hay giảm bao nhiêu. Họ có so sánh nhưng là so sánh với cùng thời gian khác chứ không thấy so sánh với chỉ tiêu đề ra.

Mấy điều suy nghĩ, chắc chưa tránh khỏi sự nông cạn, nêu ra để bàn luận. Nếu các vị cao minh thấy chỗ nào nhầm lẫn xin được chỉ giáo.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thursday, January 28, 2016

Việt Nam phải chấp nhận sự tham gia của mọi người để chống tham nhũng

 

Việt Nam phải chấp nhận sự tham gia của mọi người để chống tham nhũng

Việt Hà, phóng viên RFA
2016-01-27
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Nghe hoặc Tải xuống Phần âm thanhTải xuống âm thanh
000_7F629-620
Giám đốc Tổ chức Minh bạch Quốc tế, bà Edda Mueller trong cuộc họp báo ở Berlin vào ngày 27 tháng 1 năm 2016.
AFP photo
Tổ chức Minh bạch Quốc tế có trụ sở tại Berlin, Đức, hôm 27 tháng 1 công bố báo cáo mới về tham nhũng toàn cầu năm 2015. Theo báo cáo mới, Việt Nam được xếp thứ 112 trong số 168 nước được đánh giá trong báo cáo. Về thang điểm, Việt Nam được 31 trong thang điểm từ 0 đến 100, trong đó 100 được coi là trong sạch và 0 điểm được coi là có nhiều tham nhũng. Báo cáo cũng cho thấy vấn đề tham nhũng trong năm qua vẫn là một vấn nạn toàn cầu dù có một vài điểm sáng ở một số nước. Tổ chức Minh bạch Quốc tế nhân dịp này cũng đánh giá cao sự tham gia của mọi tầng lớp người dân và của các tổ chức xã hội dân sự trong việc chống tham nhũng thành công. Việt Hà phỏng vấn bà Samantha Grant, điều phối viên phụ trách khu vực Đông Nam Á của Tổ chức minh bạch Quốc tế. Trước hết bà Samantha Grant cho biết:
Nhìn chung toàn thế giới và khu vực Đông Nam Á nói riêng, xu hướng chung là làm việc cùng nhau giữa người dân, lãnh đạo công ty ở khu vực tư nhân và chính phủ để chống tham nhũng dù đó là ở nước có điểm số về nhận thức tham nhũng giảm hay giữ nguyên như năm ngoái.
Đây là nhân tố quan trọng cho thành công. Khi nhìn vào khu vực châu Á, chúng tôi thấy Trung Quốc có những chương trình chống tham nhũng rất có tổ chức nhưng những chương trình này lại do chính phủ điều hành và không có sự tham gia của các thành phần khác nên những gì đạt được còn hạn chế.
Và theo chúng tôi thì thành công của các chương trình sẽ tiếp tục hạn chế nếu quá trình này không được mở rộng hơn. Australia năm nay cũng bị hạ điểm so với năm trước. Theo tôi điều quan trọng đối với Australia là đóng vai trò lớn hơn trong việc chống tham nhũng trong khu vực, đặc biệt là đối với nạn hối lộ xuyên quốc gia.
Việt Hà: Xin bà cho biết tham nhũng tại Việt Nam trong năm qua được đánh giá trong báo cáo này ra sao?
Samantha Grant: Việt Nam vẫn ở vị trí cũ như trong suốt 4 năm qua nếu nói về điểm số là 31. Cho nên nếu bạn hỏi là liệu Việt Nam có trì trệ hay không thì câu trả lời là có.
Trong vòng hai năm qua chính phủ Việt Nam cũng có làm được một só điều như thông qua luật hình sự sửa đổi, xem xét điều luật về tham nhũng trong thành phần nhà nước, thảo luật về tiếp cận thông tin, giới thiệu các chính sách làm tăng cường tính minh bạch trong giới lãnh đạo và khu vực công.
Rõ ràng đây là những điều đã được chứng kiến nhưng ở Việt Nam vẫn còn tồn tại thách thức lớn. Tất nhiên các luật thì có thể được sửa đổi và cải thiện nhưng điểm lớn nhất là việc thực thi các luật này. Cho nên việc Việt Nam gia nhập công ước chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc (UNCAC) và đưa vào các luật chống tham nhũng là tốt nhưng điều quan trọng là việc thực hiện các luật này. Chúng tôi không thấy những luật này được thực thi vì nguyên nhân là thiếu các cơ quan hoạt động độc lập để đảm bảo thực thi các luật, bên cạnh đó là việc thiếu các nguồn lực và năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật và tư pháp.
Nếu tôi có thể chỉ ra nguyên nhân chính dẫn đến sự trì trệ của Việt Nam trong công tác chống tham nhũng thì tôi có thể nói đó chính là không có đủ những khuyến khích cho các thành phần không thuộc nhà nước tham gia vào các hoạt động chống tham nhũng.
Ở đây chúng ta lại thấy một điểm đã được nói đến trước đó là làm việc cùng nhau. Những gì mà chúng tôi đã và đang làm tại Việt Nam theo chiều hướng này là làm việc với các đối tác để thiết lập các nhóm thuộc lĩnh vực tư nhân để xem xét xem liệu họ có thể làm gì để giúp chống tham nhũng, bên cạnh đó là đưa các tổ chức xã hội dân sự tham gia cùng.
Cho nên để có sự thay đổi thực sự tại Việt Nam thì cần phải có sự làm việc cùng nhau của tất cả mọi người. Đó là điều chúng tôi muốn thấy, nó không chỉ là luật trên giấy mà phải là hành động của chính phủ cho phép sự tham gia của mọi người trong xã hội vào công cuộc chống tham nhũng vì tham nhũng có ở khắp mọi nơi, mọi khu vực trong xã hội.
Việt Hà: Theo nhận định của Tổ chức Minh bạch Quốc tế các yếu tố then chốt dẫn đến xã hội và chính phủ trong sạch là tự do báo chí, thông tin về chi tiêu công được minh bạch, sự liêm chính của những người có quyền lực và hệ thống tư pháp không thiên vị. Theo bà thì Việt Nam có được những yếu tố nào trong những yếu tố này?
Samantha Grant: Yếu tố tự do báo chí ở Việt Nam nhìn chung có thể nói là rất thấp vì chính phủ vẫn quản lý toàn bộ báo chí. Liên quan đến minh bạch thông tin trong chi tiêu công, chúng tôi đã theo dõi chỉ tiêu này và thấy là việc tiếp cận với các thông tin này ở Việt Nam là rất khó. Dự thảo luật về tiếp cận thông tin của Việt Nam vẫn còn thiếu những thành tố quan trọng đảm bảo việc tiếp cận thông tin chủ động. Cho nên sẽ tốt cho Việt Nam hơn nếu Việt Nam có thể theo được các tiêu chuẩn quốc tế về tiếp cận thông tin để đảm bảo người dân thực thi quyền này của mình.
Hiện tại thì người dân Việt Nam vẫn chưa được đảm bảo quyền này. Nói về lĩnh vực tư pháp thì như tôi đã nói là Việt Nam thiếu những cơ quan độc lập và các cơ quan trong lĩnh vực này còn chịu nhiều áp lực từ chính phủ. Chính vì sự thiếu minh bạch nên chúng ta không thể biết được thực sự những gì đang diễn ra. Liên quan đến tính liêm chính của những người có vị trí cao, chúng tôi đã thấy 8 trường hợp bị truy tố trong năm qua, đó là một điểm khích lệ.
Để có một xã hội và chính phủ trong sạch chúng tôi cần nhìn thấy những trường hợp lạm dụng chức quyền để tham nhũng hay lấy đề bạt cho gia đình, bạn bè mình phải bị đưa ra công lý.
- Bà Samantha Grant
Tuy nhiên, theo tôi, đối với phần lớn những người dân thường thì phần đông những người có chức có quyền vẫn tham nhũng. Cho nên chúng tôi cần thấy nhiều người hơn nữa đứng lên, cam kết về tính liêm chính và cho thấy sự liêm chính thực sự ở mức cá nhân bao gồm việc công khai ti chính và những thông tin liên quan đến xung đột về lợi ích.
Việt Hà: Trong báo cáo mới, Tổ chức Minh bạch quốc tế cũng nói đến vấn nạn lạm dụng quyền lực để làm lợi cho gia đình và người thân và thường không bị trừng phạt. Vấn đề này được nhìn nhận tại Việt Nam ra sao?
Samantha Grant: Tổ chức minh bạch quốc tế xem xét vấn đề về việc lạm dụng quyền lực để làm lợi cho gia đình và bạn bè. Ở Việt Nam có xảy ra tình trạng này tức là những người có quyền lực lạm dụng chức quyền làm lợi cho cá nhân và bạn bè của mình. Chúng tôi biết về điều này và 8 trường hợp vừa bị truy tố cũng có yếu tố này và họ đã bị trừng phạt.
Điều quan trọng là công lý được thi hành trong những trường hợp này. Để có một xã hội và chính phủ trong sạch chúng tôi cần nhìn thấy những trường hợp lạm dụng chức quyền để tham nhũng hay lấy đề bạt cho gia đình, bạn bè mình phải bị đưa ra công lý. Tôi hiểu là vấn đề lạm dụng chức quyền để làm lợi cho mình và bạn bè là điều xảy ra trên khắp thế giới, và có người nói đó thậm chí là một văn hoá ở một số nơi.
Tôi lấy ví dụ Hong Kong, nơi này đã đẩy lùi tham nhũng trong 2 năm qua mà không hề phá vỡ tính văn hoá truyền thống. Rõ ràng là có sự khác nhau giữa việc tặng quà cho bạn mình với việc lạm dụng quyền lực của mình để đưa hối lộ hoặc làm những việc không nên làm.
Việt Hà: Việt Nam đã đàm phán tham gia Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), theo bà điều này có tác động thế nào lên công cuộc chống tham nhũng tại Việt Nam?
Samantha Grant: Có hai điểm liên quan đến hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trước hết quá trình liên quan đến đàm phán TPP bị cho là không minh bạch. Có rất nhiều các bên liên quan, bao gồm các nhóm dân sự xã hội , chưa thực sự biết được hết những gì được đưa ra trong bản hiệp định có liên quan đến họ, và vấn đề tham nhũng là một trong số những yếu tố đó.
Tuy nhiên nếu nói về một hiệp định thương mại quốc tế, thì bản hiệp định đã tạo cơ hội cho mọi người làm việc cùng nhau trong đó có chống tham nhũng. Đã có những tiến bộ  ngay trong khu vực ASEAN, trong thượng đỉnh trước họ đã thiết lập được cuộc họp cấp bộ trưởng về chống tham nhũng.
Ngoài ra trong tháng 2, các lãnh đạo ASEAN gặp với Tổng thống Mỹ Obama để thảo luận các vấn đề về thương mại. Chúng tôi hy vọng là vấn đề tham nhũng cũng được đề cập ưu tiên. Cho nên có rất nhiều những cơ hội tích cực cho khu vực cộng đồng kinh tế ASEAN, và cho các thành viên thuộc TPP để tìm cách chống tham nhũng khi làm việc cùng nhau để chống lại tham nhũng xuyên quốc gia.
Việt Hà: Lúc này Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đang tổ chức hội nghị toàn quốc và một Tổng Bí Thư Đảng mới sẽ được bầu. Vị Tổng Bí Thư cũ đã luôn lên tiếng kêu gọi chống tham nhũng và có nhiều lời đồn cho rằng ông ta sẽ tiếp tục ở lại vị trí này. Theo bà thì vấn đề tham nhũng sắp tới tại Việt Nam sẽ có hy vọng gì hay không?
Samantha Grant: Điều quan trọng là đại hội đảng lần này phải coi vấn đề tham nhũng là hàng đầu. Việt Nam đã phát triển kinh tế và Việt Nam phải cho thấy sự cạnh tranh công bằng đối với các doanh nghiệp nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài. Theo tôi đại hội đảng có thể nhìn nhận được vấn đề này.
Như tôi đã nói là Việt Nam đã có những tiến triển trong ưu tiên chống tham nhũng. Với thực tế là trong suốt 4 năm qua Việt Nam vẫn giữ cùng một xếp hạng về chống tham nhũng, thì tôi hy vọng tại đại hội lần này, đảng cộng sản Việt Nam sẽ thấy cần phải có một sự tiếp cận hơi khác trong chống tham nhũng. Tức là họ cần đảm bảo việc thực thi luật và cho phép sự tham gia của các nhóm, tổ chức không thuộc nhà nước vào công cuộc chống tham nhũng. Chính phủ không thể tự làm một mình
Nếu đại hội đảng chấp nhận ý tưởng làm việc cùng nhau này thì đây là một bước tiến lớn. Chúng tôi đã thấy sự hợp tác về mặt quốc tế, nhất là trong công ước chống tham nhũng UNCAC. Điều quan trọng là người dân, và phía tư nhân có thể hợp tác với chính phủ để chống tham nhũng vốn là điều quan trọng đối với họ.
Việt Hà: Xin cảm ơn bà đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday, January 27, 2016

Tạm giữ hơn 108 tấn bột ngọt vỏ Việt Nam ruột Trung Quốc (Thuốc độc !!)



Tạm giữ hơn 108 tấn bột ngọt vỏ Việt Nam ruột Trung Quốc
(Thuốc độc !!)
Tiền Phong 26/01/2016 

TPO - Cơ quan chức năng tại TP.HCM vừa ra quyết định niêm phong, tạm giữ hơn 108 tấn bột ngọt tại một công ty ở quận 12 vì hành vi sang chiết bột ngọt có xuất xứ Trung Quốc sang bao bì nhỏ ghi xuất xứ Việt Nam.
Tạm giữ hơn 108 tấn bột ngọt vỏ Việt Nam ruột Trung Quốc
Bột ngọt thành phẩm.
Ngày 26/1, Chi cục Quản lý thị trường TPHCM cho biết, đang niêm phong và tạm giữ hơn 108 tấn bột ngọt của công ty TNHH MTV Saigon Ve Wong có dấu hiệu vi phạm nhãn mác bao bì, giả mạo nguồn gốc xuất xứ để điều tra làm rõ.
Tạm giữ hơn 108 tấn bột ngọt vỏ Việt Nam ruột Trung Quốc
Hơn 108 tấn bột ngọt vỏ Việt, ruột Trung bị tạm giữ.
Theo đó, ngày 21/1, cơ quan này tiến hành kiểm tra công ty TNHH MTV Saigon Ve Wong, địa chỉ 1707, quốc lộ 1A, quận 12, TPHCM.
Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện công ty trên đang cho công nhân đóng gói bột ngọt từ bao tải loại 25kg vào các bao bì nhỏ từ 200gr-1kg ghi thương hiệu A – One.
Tạm giữ hơn 108 tấn bột ngọt vỏ Việt Nam ruột Trung Quốc
Những bao tải bột ngọt được nhập từ Trung Quốc về để sang chiết.
Bên ngoài các bao bì bột ngọt thành phẩm ghi sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên, nguyên liệu lại được nhập từ Trung Quốc.
Theo Chi cục quản lý thị trường TPHCM, việc sang chiết, đóng gói bột ngọt như trên là dấu hiệu vi phạm nhãn mác, bao bì, giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất.
Lực lượng chức năng đã niêm phong, tạm giữ hơn 108 tấn bột ngọt, đồng thời yêu cầu công ty trên không được xuất bán hoặc đóng gói 105 tấn bột ngọt thành phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan để tiếp tục điều tra làm rõ.
Tạm giữ hơn 108 tấn bột ngọt vỏ Việt Nam ruột Trung Quốc
Hơn 108 tấn bột ngọt vỏ Việt, ruột Trung bị tạm giữ.
Tạm giữ hơn 108 tấn bột ngọt vỏ Việt Nam ruột Trung Quốc
Những bao tải bột ngọt được nhập từ Trung Quốc về để sang chiết.

Hình ảnh nội tuyến 1





NGUYỄN TẤN DŨNG LÀ CON NỢ CHÍNH, TẠI SAO LẠI RŨ ÁO TỪ QUAN ?

 

Kính Chuyển
MG
NGUYỄN TẤN DŨNG LÀ CON NỢ CHÍNH,
TẠI SAO LẠI RŨ ÁO TỪ QUAN ?
MƯỜNG GIANG


          Ngày 30-10-1997 Hoa Kỳ quyết định cứu các nước Indonesia, Thái Lan, Ðại Hàn, Phi Luật Tân.. đang nguy ngập tài chánh, kéo theo cuộc khủng hoảng kinh tế có thể làm cho đất nước sụp đổ hoàn toàn.. theo lời yêu cầu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) . Cuộc khủng hoảng lần đó bắt đầu từ Nam Dương khi thình lình ra lệnh đóng cửa 16 Ngân hàng lớn trong nước vì đã thua lỗ hơn 40 tỷ USD. Tiếp theo là hai đại công ty đầu tư cổ phiếu lớn nhất của Nhật là Sanyo và Yamaichi Securities Co đã bị phá sản vì món nợ trên 10 tỷ tiền Mỹ.

          Thái Lan, Ðại Hàn và Phi Luật Tân đều vướng vào cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh lúc đó. Tất cả đã được Hoa Kỳ và quốc tế giúp hơn 100 tỷ đô la, vượt qua cơn khủng hoảng đồng thời ngăn chận trước thảm trạng kinh tế có thể kéo tới Nhật, Mã Lai Á và Trung Cộng. Ngoài ra sỡ dĩ Mỹ phải chen vai gánh vác công cuộc cứu trợ kinh tế các nước trên cũng như đã làm tại Mễ Tây Cơ năm 1995 (giúp hơn 50 tỷ USD) là vì các nước Tây Phương và Mỹ chính là chủ nợ lớn nhất của các nước Châu Á . Việc phát triển kinh tế hổ tương giữa hai bên đã không còn cách nào để tháo gỡ vì Châu Á là thị trường tiêu thụ hàng hóa của Tây Phương. Ngược lại Bắc Mỹ (Hoa Kỳ) là nơi tiêu thụ hàng hóa của Châu Á, giúp họ phát triển kinh tế.

          Tóm lại, nếu Hoa Kỳ và thế giới không giúp các nước Châu Á thì số nợ khổng lồ mà họ đã cho vay, coi như mất sạch theo cuộc khủng hoảng tài chánh với số tiền vay nợ chỉ từ 1992-1997 đã lên tới 700 tỷ Mỹ kim (theo báo cáo của Montgomery Emerging Markets Func) . Số tiền cho vay trên nhiều nhất là của Nhật (50%), Liên Âu (30%) và Hoa Kỳ (20%).

          Cũng nhờ Nhật, Liên Âu và Hoa Kỳ cho vay những món tiền kếch xù mà các nước Châu Á như TC, Ðại Hàn, Nam Dương, Thái Lan, Phi Luật Tân, Mã Lai Á .. kể cả Ấn Ðộ, lần lượt trở thành ‘ rồng,cọp’ được báo chí Tây phương ca tụng hết lời vì mức tăng trưởng kinh tế Châu Á lên vùn vụt như gió.

          Thế nhưng số tiền vay nợ trên. phần lớn được các chính phủ sở tại dùng để thực hiện các công trình đầy tham vọng, xa thực tế gần như lãng phí như xây cất các tầng nhà chọc trời, sân golf, khu chung cư sang trong, mua các loại xe hơi đắt tiền, mở quá nhiều trung tâm du lịch.. Ngoài ra cứ bỏ tiền thêm vào để xây cất hay khuếch trương nhiều nhà máy không cần thiết, vì chỉ làm ra những sản phẩm quá dư thừa trên thị trường thế giới mà điển hình là xe hơi và các phụ tùng điện tử. Tình trạng trên khiến cho nhiều nước Nam Dương, Mã Lai Á, Phi Luật Tân.. kể cả Singapore đã không có đủ tiền để trả số nợ quá hạn đã vay, chiếm hơn 13% tổng sản lương của đất nước.

          VN đã đi vào lối mòn của các nước trên trong khi sử dụng vốn đầu tư của ngoại quốc. Từ đầu Tết Mậu Tý (2008) tới nay, qua các cơ quan truyền thông quốc doanh và các tổ chức tài phiệt quốc tế đang làm ăn với đảng VC, tha hồ tung tin thả bong bóng về sự thành công kinh tế đứng nhất trong vùng của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) , qua cảnh Việt Kiều hải ngoại tấp nập về quê vui tết.. Nhưng tất cả hình ảnh rực rỡ trên thực tế chỉ là bức bình phong, được đảng dựng lên dùng để che lấp cơn ác mộng kinh tế tại VN đã xãy ra từ đầu năm 2008 tới nay, coi như không còn một phép nhiệm mầu nào cứu chữa, cho dù Mỹ và các cơ quan tài chánh quốc tế có bơm tiền tỷ vào VN như họ đã làm vào các năm 1995-1997, tại các nước Châu Á. Bởi vì tiền này rồi cũng sẽ lọt vào túi của đảng hết, qua hệ thống Mafia đỏ , hiện chằng chịt như mạng nhện, từ trong và ngoài đảng, không ai kể cả Nguyễn Tấn Dũng, từ năm 2006 tới nay vừa làm thủ tướng VC kiêm thêm chức Trưởng ban chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng (BCDTUPCTN) cũng phải đầu hàng và nhập bè với bọn tham quan hại dân bán nước.

          Bao năm qua, ngày từng ngày, giờ từng giờ tại VN, những tin tức về giá vàng, chứng khoáng, đô la, tiền Hồ, thực phẩm, địa ốc, xăng dầu và các vật liệu xây cất.. cứ theo đà lạm phát tăng vọt như pháo thăng thiên, khiến cho tuyệt đại dân nghèo thêm khốn đốn vì đồng lương lao đông thật ít ỏi so với vật giá leo thang. Dù đảng cố sức bào chữa cho chính sách kinh tế hiện hành nhưng hầu hết các cơ quan tài chánh, ngân hàng thế giới kể cả chuyên viên kinh tế Liên Hiệp Quốc (LHQ) , công khai nhiều lân cảnh báo VN về sự lạm phát, làm tăng vọt giá cả nhu yếu phẩm trong nước, đã vượt quá lằn ranh báo động đỏ lên tới nhiều chục phần trăm .

          Làm việc cực nhọc nhưng tiền lãnh không đủ sống, đã khiến cho nhiều công nhân khắp nước đình công đòi tăng lương để sống. Nguy hiểm nhất là giá cả địa ốc cũng tuột dốc thê thảm, kéo theo sự đổ vở cùng tận của thị trường chứng khoáng VN trên thế giới, làm cho môi trường kinh doanh đầu tư của ngoại quốc chao đảo và có hiện tượng muốn bỏ chạy vì sợ vướng vào vũng lầy ‘ kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ‘ đang hiện thực tại VN.

          Thay vì Ðảng phải nghe theo lời khuyên của các cơ quan tài chánh và ngân hàng thế giới, của các chuyên viên kinh tế trong và ngoài nước, của thảm cảnh hằng chục triệu người dân trong nước đang điêu đứng vì đói cơm thiếu áo trước sự lạm phát như gió hiện nay, để sửa đổi tức khắc chính sách kinh tế què quặt đang thi hành. Nhưng đảng không bao giờ làm vậy vì nếu thực tâm muốn cải tổ kinh tế theo thị trường, đảng phải dep hết khu vực kinh tế quốc doanh từ lâu như loài tầm gửi sống bám vào nên kinh tế tư bản thô sơ tại VN. Cũng nhờ nó mà các lảnh đạo đảng của chế độ, lớn nhỏ mới trở thành tư bản đỏ và số tiền hoa hồng, lợi nhuận của các đối tác thương nhân tài phiệt ngoại quốc, với điều kiện là phải tuân hành theo đường đi nước bước của họ.

          Rồi để tiếp tục lừa dối dư luận thế giối nhất là Việt kiều yêu nước, đảng lại tiếp tục sơn phết bộ mặt phồn hoa giả tạo tại Sài Gòn, Hà Nội và những thành phố lớn trong nước, qua nếp sống ‘ văn minh hóa đô thị ‘ . Mặt khác sử dụng một cách phí phạm công khố, để quảng cáo và truyền hình về sự thành công kỳ diệu của chế độ qua công cuộc đổi mới. Trong lúc đó đời sống của người dân càng lúc càng khó khăn vì đồng lương chết đói, thất nghiệp, nông dân mất mùa, người làm biển không thể ra khơi vì bảo tố, xăng dầu lên giá và nạn hải tặc, Tàu ô đang hoành hành ngay trên thềm lục địa và duyên hải.

          VN được vào WTO tưởng đâu đời sống của dân chúng sẽ được cải thiện nhờ vốn đầu tư nước ngoài ào ạt đổ vào, đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng tất cả chỉ là lớp sơn hào nhoáng bên ngoài vì quốc khố đã bị cạn kiệt ngay từ thời Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải còn làm thủ tướng, do phải bù đắp cho các công ty quốc doanh làm ăn thua lỗ, cũng như lọt vào túi các tập đoàn tham nhũng đủ mọi phe phái của chế độ. Ðã vậy cán cân mậu dịch trong nước càng lúc càng tăng cao vì mức nhập khẩu cao gấp nhiều làn so với hàng hóa xuất cảng, khiến cho lạm phát phi mã kéo theo nguy cơ khủng hoảng kinh tế đã xảy ra từ Tết 2008 tới nay vì tiền Hồ sụt giá quá nhanh, coi như vô phương kềm chế.

          Trước nổi thất bại hiển nhiên mà ai cũng thấy qua tin tức hàng ngày của thế giới loan báo về tình hình tuột dốc của kinh tế VN. Thế nhưng Nguyễn tấn Dũng vẫn coi như không có chuyện gì xảy ra và còn tuyên bố sẽ dập tắt ngay lạm phát qua các chỉ thị số 18 và 319 để chống lạm phát nhưng càng chống thì lạm phát càng phát triển thêm dữ dội tới 25%. so với tháng 6-2007, vượt mức kỷ lục, tính từ năm VN chính thức mở cửa đổi mới năm 1992.

          Tất cả thảm trạng ngày nay đều do cái gọi là kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, tạo ra một nền kinh tế tư bản ‘ nô lệ’ chỉ làm giàu cho bọn tài phiệt nước ngoài và giới Mafia đỏ đang nắm quyền độc đảng toàn trị. Vì không ai có thể bảo ai khi tất cả đều có quyền hành trong tay, nên đã sinh ra cảnh ‘ trống đánh xuôi kèn thổi ngược ‘ giữa bộ chính trị và các cơ quan chính phủ. Tệ nhât là Dũng đã đứng hẳn về phía ‘ chủ nhân ông ‘ khi ký hai nghị định cấm công nhân biểu tình đình công, nếu bất tuân phải bồi thường thiệt hại cho chủ (?).

          Riêng về kinh tế VN ngày nay, có thể gọi là ‘ kinh tế thị trường hay không ? Câu trả lời chác chắn là không phải vì tới nay, nên kinh tế ‘ nội địa ‘ tại VN vẫn còn theo đường hướng ‘ kinh tế tập trung ‘ trá hình qua bình phong kinh tế tư bản. Ðối với xu hướng toàn cầu hóa khi VN được gia nhập tổ chức Mậu Dịch thế giới (WTO), VN chỉ là con nợ phải trả nợ với những điều kiện khe khắt bị áp đặt từ bên ngoài. Tóm lại nền kinh tế VN ngày nay vẫn là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường nhưng không có tự do vì bị quản lý của đảng CS theo định hướng XHCN bằng cách sử dụng kinh tế quốc doanh làm phương tiện, để xác định vai trò lảnh đạo của nhà nước.

          Về lĩnh vực kinh tế toàn cầu, VN đang bị bó chặt trong hàng rào nợ nần dài hạn, chỉ riêng tiền lời hàng năm phải trả đã lên tới hàng tỷ mỹ kim. Ðể trả các món nợ to lớn này, VC dùng lúa gạo và dầu thô sản xuất được, đem xuất cảng trừ nợ, tạo ra thảm cảnh ‘ nước xuất cảng đứng thứ nhì trên thế giới, mà dân trong nước không đủ gạo sống ‘.Tóm lại VN ngày nay dưới chế độ CS, đã biến thành thuộc địa của các nước đang bỏ vốn đầu tư , không khác gì một ngàn năm bị giặc Tàu đô hộ, một trăm năm sống dưới dưới ách nô lệ của thưc dân Pháp đã chiếm gần hết tài nguyên của nước mình.

          Theo luật lệ thương mại thế giới, muốn được gọi là Kinh tế thị trường, trong đó mỗi một người dân đều có quyền tự do có được tài sản riêng của mình, đồng thời được quyền sử dụng vốn liếng và tài sản đó mà không bị ai ngăn cấm hay ràng buộc. Ðiều này chỉ là ảo vọng cho dù nhà nước CSVN vì nhu cầu phát triển kinh tế nên bắt buộc phải cởi mở hơn để dễ dàng hội nhập trong xu hướng kinh tế toàn cầu. Nhưng đảng CSVN từ trước nay là một siêu quyền lực được tổ chức như các băng nhóm Mafia đỏ, che chở lẫn nhau để cùng khống chế toàn dân Việt, tham nhũng công khố, gây cảnh phân chia giai cấp giàu nghèo trong xã hội càng lúc càng xa tít. Như vậy làm sao gọi nền kinh tế tại VN là kinh tế thị trường ?

          Ngày 10-12-2001, Nguyễn tấn Dũng, Vũ Khoan tới Mỹ ký với Zoellick ‘ thỏa ước thương mại song phương, nhờ vậy các nhà đầu tư Hoa Kỳ và ngoại quốc mới đổ vốn vào VN đầu tư, nâng cao bình quân đầu người VN tại thành thị là 470 USD/1 năm. Tháng 6-2005 Phan Văn Khải dẫn theo phái đoàn hơn 200 người tới Mỹ để nhờ giúp vào WTO. Dịp đó Khải và W.Bush đã ký một bản thộng cáo chung ‘ hai bên trao đổi ý kiến và góc nhìn về hòa bình và an ninh trong vùng Ðông Nam Á và sẽ hợp tác song phương hay đa phương với nhau để thực hiện mục tiêu trên.’

           Hiện nước Mỹ đang bước vào mùa bầu cử tổng thống và bán phần quốc hội vào tháng 11 sắp tới. Cộng Hòa hay Dân Chủ cũng đều nhờ vào một phần lá phiếu của Cộng Ðồng Người Việt Tị Nạn để đắc cử, chứ không phải là Việt Cộng cho dù đó là Nguyễn tấn Dũng hay Nguyễn Phú Trọng..

          Những ngày cuối tháng 1-2016, coi như toàn đảng CSVN đang chúi đầu vào cái gọi là đại hội XII để giành giựt quyền hành, trong lúc đất nước đang đứng trước sự suy sập kinh tế toàn diện vì công quỹ cạn kiện, nợ nần cao như núi, trong thì giặc tham nhũng, ngoài nước thì giặc Tàu. Trước thảm cảnh diệt vong gần kề, Nguyễn Tấn Dũng là con nợ chính vì chính Y đã tạo ra, qua hai nhiệm kỳ thủ tướng, lại rũ áo từ quan, thì đó không phải là chuyện lạ hay sao ?!.

         
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 1-2016
Mường Giang

         

         

__._,_.___

Posted by: Ho Dinh

Sunday, January 24, 2016

TRUNG QUỐC VỚI MỘT NĂM MỚI KHỦNG HOẢNG



 

TRUNG QUỐC VỚI MỘT NĂM MỚI KHỦNG HOẢNG

(A new year of turmoil for China)

Tôn Nữ Diệu Thu-Cát Tường Quân dịch

Tác giả: David Ignatius
The PBOC raised its guidance rate for the yuan for the first time in nine trading days.


Một năm trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ra trình diện để làm sống dậy điều ông gọi là “Giấc mơ Trung Hoa”. Nền kinh tế Trung Quốc có vẻ bền vững, sức mạnh quân sự được phát triển và ông tích cực củng cố quyền lực chính trị trong nước.

Vậy mà ông đã phải đối mặt với một năm mới tồi tệ. Nền kinh tế Trung Quốc đột nhiên chậm lại với mức tăng trưởng GDP thực tế năm ngoái hiện nay ước tính của giới phân tích Mỹ tại một số điểm thấp dưới tỷ giá chính thức là 6,5%. Các thị trường chứng khoán Trung Quốc đã giảm 15% trong năm nay, và tiền tệ cũng bị trượt giá. Tiếp tục chuyển vốn (Ghi chú thêm của người dịch: Sự di chuyển của một khoản tiền lớn từ quốc gia này sang quốc gia khác để tránh biến động chính trị hoặc kinh tế), có lẽ theo tỷ lệ hàng năm 1 nghìn tỷ Đô-la ước tính cho nửa sau của năm ngoái.

Nhưng cuộc khủng hoảng của nền kinh tế Trung Quốc có thể kiểm soát được so với những khó khăn chính trị trong nước. Nỗ lực chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình đã được tăng cường với một cuộc thanh trừng quy mô toàn diện. Chiến dịch này đã làm rung chuyển các dịch vụ tình báo Trung Quốc, cách chức một số nhà chỉ huy quân sự cấp cao và gây kinh hãi cho các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản trên khắp đất nước. Các quan chức Đảng bồn chồn lo sợ nằm yên, tránh né các quyết định có thể khiến họ gặp khó khăn; dẫn đến tình trạng tê liệt khiến cho các vấn đề khác càng tồi tệ hơn.


Đôi vợ chồng đi ngang qua một màn hình hiển thị các dấu hiệu bảo mật của đồng 100 Nhân dân tệ mới tại Bắc Kinh. (Andy Wong - Hãng thông tấn AP)
Đôi vợ chồng đi ngang qua một màn hình hiển thị các dấu hiệu bảo mật của đồng 100 Nhân dân tệ mới tại Bắc Kinh. (Andy Wong – Hãng thông tấn AP)
Kurt Campbell, chuyên gia châu Á hàng đầu của chính quyền Obama tính đến năm 2013 cho rằng: “Ông Tập Cận Bình ở một vị thế uy quyền chưa từng thấy. Nhưng chỉ vì ông đã triệt phá các tay sai của bộ máy lãnh đạo chung được xây dựng qua nhiều thập kỷ, cho nên ông phải gánh lấy cuộc khủng hoảng này”. Ông lo ngại rằng ông Tập Cận Bình sẽ “nản lòng gấp bội” trong việc thúc đẩy chủ nghĩa xã hội bành trướng ở châu Á, đó là một trong số ít những chủ đề có thể đoàn kết đất nước. Campbell còn nói rằng: “Đằng sau quy mô đó cho thấy sự suy yếu, mà hiện nay liệu rằng ông Tập Cận Bình có đủ khả năng”.

Người Trung Quốc đôi khi sử dụng dụ ngôn lịch sử để giải thích các vấn đề chính trị hiện hành trong nước. Buổi nói chuyện gần đây giữa một số thành viên thuộc tầng lớp thượng lưu của Trung Quốc đã có một so sánh giữa nhiệm kỳ của Chủ tịch Tập Cận Bình và của Hoàng đế Ung Chính [1], vị Hoàng đế cai trị Trung Quốc từ năm 1722 đến năm 1735. Vua Ung Chính đã tiến hành một chiến dịch hà khắc chống hối lộ, nhưng nhiều người Trung Quốc xem ông như một bạo chúa giành được quyền lực bất hợp pháp.

Một quan sát viên Trung Quốc cho biết trong một email rằng: “Rất nhiều sự kiện lịch sử của thời kỳ đó được lặp đi lặp lại ở Trung Quốc ngày nay, từ sức mạnh âm mưu tham nhũng, từ một nền kinh tế đang xấu đi cho đến lời đe dọa thù địch bên ngoài.”

Những rắc rối chính trị của ông Tập Cận Bình minh họa cho sự khó khăn khi phải cố gắng để cải cách hệ thống một Đảng từ bên trong. Cũng giống như Mikhail Gorbachev hy vọng trong những năm 1980 các cải cách có thể đem lại sức sống mới cho Đảng Cộng sản Liên Xô vốn đã bị suy tàn, ông Tập Cận Bình bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống vào năm 2013 bằng cách tấn công các nhà đại tư bản của Đảng Trung Quốc, những kẻ đã nhanh chóng giàu có và sống thoải mái trên các chiến lợi phẩm từ sự bùng nổ kinh tế Trung Quốc. 

Nhiều người trong số các đối thủ của ông là nhân vật thân tín của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân [2], điều đó đồng nghĩa với việc ông Tập Cận Bình khiến cho các đối thủ mạnh mẽ hơn.

David Shambaugh, một học giả Trung Quốc tại Đại học George Washington, với tư cách là người ngoài cuộc ông lập luận rằng vào tháng Ba chiến dịch cải cách của ông Tập Cận Bình sẽ bị phản công lại. Ông viết trên tạp chí Wall Street: “Dù đang tồn tại nhưng hệ thống chính trị của Trung Quốc vẫn bị phá vỡ nghiêm trọng, và chẳng ai biết rằng nó lại tốt hơn so với chính Đảng Cộng sản Trung Quốc. Giai đoạn cuối của chế độ Cộng sản Trung Quốc hiện nay đã bắt đầu.”
Lời cáo phó chính trị này có thể sớm được minh chứng. Nhưng các nhà phân tích Trung Quốc ngày càng phải thừa nhận rằng chiến dịch đàn áp của ông Tập Cận Bình đã thúc đẩy sự bất đồng trong nội bộ Đảng và xa hơn nữa, dẫn đến việc đẩy mạnh đàn áp. Ông là một người hùng quyết đoán, do đó, ông có thể sẽ ổn hơn Gorbachev, nhưng cơ cấu bên dưới ông lại rất mong manh yếu ớt.
Cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây của Trung Quốc có thể là kết quả tất yếu của quá trình chuyển đổi mà Chủ tịch Tập Cận Bình đang nỗ lực chỉ đạo. Ông muốn chuyển đổi Trung Quốc đi từ một nền kinh tế đang sôi sùng sục với đầy các khoản nợ, phụ thuộc vào kim ngạch xuất khẩu đang không ngừng tăng trưởng, hướng tới một mô hình tiêu dùng theo định hướng bền vững hơn. Bài toán nan giải của ông là hệ thống Trung Quốc đang cồng kềnh do các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả mà lại tồn đọng nợ và các khoản trợ cấp. Ông nhận thấy không thể nào tách chúng ra một cách lỏng lẻo được.
Một cựu quan chức Mỹ, người biết rõ các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc cũng cho biết: “Thật không hề dễ dàng để khởi động lại 10 nghìn tỷ đô-la cho nền kinh tế”. “Ông Tập Cận Bình đang cố gắng tự làm tất cả” khi mà “mọi thứ đang đổi thay cùng một lúc.”

Cơn khủng hoảng tài chính tháng này cho thấy sự nguy hiểm với một quốc gia như Trung Quốc mà lại bị kẹt giữa một thị trường tự do và sự kiểm soát liên tục của chính phủ. Một bào thai yếu ớt “ngắt mạch” mà lại phản khán khi thị trường chứng khoán sụt giảm 7%, và chính phủ ra lệnh cho các nhà đầu tư lớn ngừng bán buôn, có thể tăng tốc bán tháo và chuyển nguồn vốn. Các dấu hiệu trái chiều về việc liệu các ngân hàng trung ương muốn có một đồng tiền mạnh hơn hoặc yếu hơn đã làm lung lay niềm tin của thị trường.

Chủ tịch Tập Cận Bình vừa nhấn ga tăng tốc thị trường tự do cùng lúc đó ông lại vừa hãm phanh chính trị. Đối với một quốc gia như Trung Quốc mang cái thai nửa chừng với cải cách, sự xáo động trong tháng qua đã chỉ ra rằng những mâu thuẫn cơ bản có thể sẽ không bền vững.
Nguồn Tiếng Anh:
——————–
Ghi chú thêm của người dịch:
[1] Hoàng đế Ung Chính: Thanh Thế Tông (13/12/1678 – 08/10/1735) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 1722 đến năm 1735. Ông dùng niên hiệu Ung Chính trong suốt thời gian 13 năm trị vì, nên các sử gia thường gọi ông là Ung Chính Đế.

Là một vị Hoàng đế siêng năng, cần kiệm và có tinh thần chống tham nhũng, mục tiêu của Ung Chính là tạo ra một triều đình hiệu quả với chi phí thấp nhất và ông đã tiếp tục được sự thịnh trị gần 150 năm còn lại của Đại Thanh. Cuối đời ông, quốc khố hãy còn dư nhiều. Giống như cha mình, Khang Hi hoàng đế, Ung Chính sử dụng các biện pháp quân sự mạnh mẽ để giữ gìn vị thế của vương triều Đại Thanh. Triều đại của ông được xem là chuyên chế, hiệu quả và mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc Ung Chính thống trị bằng bàn tay sắt khiến hình tượng trong dân gian của ông không được tốt, có những lời đồn gây ảnh hưởng tới uy tín của nhà vua và người kế vị ông như Hoàng đế Càn Long không phải là con ông mà là người Hán. Sự phản cảm của nhân dân đối với ông còn được thể hiện qua lời đồn rằng ông bị một thích khách đâm chết và bị cắt lấy thủ cấp.

Mặc dù triều đại của Ung Chính ngắn hơn nhiều so với cha mình (Khang Hi Đế trị vì 61 năm) và con trai (Càn Long Đế trị vì 60 năm), cái chết đột ngột của ông lại là do khối lượng công việc nặng nề của ông mang lại. Ung Chính đã tiếp nối một thời kỳ hòa bình và thịnh vượng cho nhà Thanh, không có ông thì không có cái gọi là “Khang Càn thịnh thế”. Ung Chính đã ngăn chặn tệ nạn tham nhũng và cải cách việc quản lý tài chính của đất nước. Thời ông cũng bắt đầu thành lập Quân cơ xứ, một cơ quan có ảnh hưởng lớn đến Trung Hoa phong kiến trong tương lai.
Năm 1735, Ung Chính hoàng đế băng hà, thọ 57 tuổi.

[2] Cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân: sinh ngày 17-08-1926, là “hạt nhân của thế hệ lãnh đạo thứ 3” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1989 đến 2002, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1993 đến 2003, và là Chủ tịch Quân ủy Trung ương từ năm 1989 đến 2004.
Nguồn:
_

__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Featured Post

Lisa Pham 15.04.2024

My Blog List