On Wednesday, December 25, 2013 9:53 AM, NGUYEN PHUC LIEN <> wrote:
MỸ NỢ
TQ
HAY TQ
CHO VỐN TỴ NẠN Ở MỸ
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC
LIÊN, Kinh tế
Geneva, NOEL 25.12.2013
Người và vốn của những tài
phiệt Mafia đỏ tìm cách hạ cánh ở nước ngoài, nhất là Hoa kỳ, cho chắc ăn.
Phong trào vốn của TQ xuất ngoại tìm nơi tỵ nạn đã liên tục trong suốt nhiều
năm. Tại Trung quốc và Việt Nam, đám tư bản đỏ cướp dựt tài nguyên quốc gia,
bán nhân công với giá rẻ để thu tiền, nhưng không dám giữ tiền đó tại TQ cũng
như tại VN. Ngay mới đây, sau khi Kim Jong Un thanh trừng chú dượng Yang Song
Thaek và rồi có thể tới những người được chú dượng này che chở, giới ngân hàng
Thụy sĩ quan sát thấy số vốn của giới tư bản đỏ Bắc Hàn tăng lên tại Thụy sĩ.
Trong tuần này, chúng tôi đọc bài của Tác giả PHẠM THÀNH SƠN viết về CHỦ NỢ
TRUNG CỘNG VÀ CON NỢ MỸ. Chúng tôi cũng đã đưa nhận định về vấn đề này,
nhưng là nhìn việc CHỦ NỢ TRUNG CỘNG như là việc các nhà Tư bản Mafia đỏ Trung
quốc cho tiết kiệm chạy loạn sang Mỹ để tỵ nạn, nghĩa là Trung cộng cần Mỹ nhận
vay nợ và tất nhiên khi có người mang tiền cho vay, thì Mỹ cũng làm ơn vay nợ
dùm!
Chúng tôi nói đến những điểm sau đây:
=>
Quan điểm “Chủ nợ Trung Cộng, Con nợ Mỹ “ của Tác giả PHẠM THÀNH SƠN
=>
Cái nhìn của chúng tôi về việc Tài phiệt Mafia đỏ TQ chạy loạn tài sản cướp dựt
đến nơi an toàn nhất.
Quan
điểm “Chủ nợ Trung Cộng, Con nợ Mỹ “
của
Tác giả PHẠM THÀNH SƠN
Chúng tôi xin trích ra đây
bài viết của Tác giả PHẠM THÀNH SƠN như sau:
Chủ nợ Trung Cộng , con nợ
Mỹ
“Nếu ngân hàng cho bạn vay
1.000 USD, ngân hàng là ông chủ của bạn. Nhưng nếu ngân hàng cho bạn vay 1
triệu USD, bạn sẽ là ông chủ của ngân hàng”. Điều này khiến chúng ta nghĩ đến
con số 1.160 tỉ USD công trái của Chính phủ Mỹ mà Trung cộng đang nắm
giữ.
Mắc
nợ Trung cộng
Tại sao một nền kinh tế mới
nổi như Trung cộng lại có thể cho một nước tư bản, lớn mạnh hàng đầu thế
giới như Hoa Kỳ vay với khoản tiền hàng ngàn tỉ USD? Các nhà phân tích tài
chính quốc tế gọi đây là hiện tượng mất cân bằng trong nền kinh tế thế giới,
xuất phát từ chủ trương của Chính phủ Trung cộng .
Hiện tượng đó được hình
dung như sau: Người dân Trung cộng sản xuất thật nhiều hàng hóa với giá thật
rẻ, vì lương nhân công của nước này rất thấp. Khối lượng hàng hóa ấy được xuất
đi khắp thế giới và Mỹ là nước tiêu thụ nhiều nhất, bởi người tiêu dùng ở Mỹ
thì cứ thấy hàng gì rẻ là mua. Đây là thị trường lớn nhất thế giới với mức tiêu
thụ 10.000 tỉ USD một năm.
Tiền của người tiêu
thụ Mỹ được chuyển về Trung cộng , nhưng Chính phủ Trung cộng không
muốn đồng USD được tự do luân chuyển trong nước mình. Do muốn đồng nhân dân tệ có
giá rẻ nên Trung cộng phải tìm cách huy động USD vào ngân hàng trung
ương. Dùng tiền đó mua công trái Mỹ
Dù lãi suất của công trái Mỹ
không cao nhưng an toàn hơn cả so với các đồng tiền khác nhờ tiềm năng kinh tế
của Mỹ rất lớn.
Thật ra thì không phải
Trung cộng không thể đầu tư dự trữ ngoại hối của mình ở chỗ khác. Họ cũng
bỏ tiền đầu tư vào các quỹ đầu tư nước ngoài, nhưng kết quả không được khả quan
như mong đợi, còn đầu tư vào tài nguyên thiên nhiên ở các nước thì gặp phải
nhiều chống đối. Vì thế, mua công trái Mỹ là lựa chọn tốt nhất.
Những ngày gần đây, báo chí Trung
cộng không ngớt lời đe dọa sẽ bán tháo những khoản công trái Hoa Kỳ
mà họ đang nắm giữ và việc bán tháo này sẽ gây nguy hiểm cho nền kinh tế
Hoa Kỳ.
Thế nhưng ngày 9-8, đài
CNN trong phóng sự“Những điều bí mật ẩn chứa đằng sau các khoản nợ” đã nêu câu
chuyện về khoản nợ hơn 1,1 ngàn tỉ USD bằng trái phiếu chính phủ Mỹ và cho biết
khoản nợ này trong thực tế chỉ bằng 8% tổng nợ của nước Mỹ. Chủ nợ chính chi
phối Hoa Kỳ là người dân Mỹ và các công ty Mỹ chứ không phải Trung Cộng .
Ngoài ra, bài phóng sự cũng
cho thấy, nếu Trung cộng bán tháo trái phiếu Mỹ thì người gánh chịu hậu
quả cũng chính là nền kinh tế của Trung cộng , vì hiện nay nền kinh tế của xứ
này lệ thuộc vào đồng USD vì hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ quá
nhiều.Mà vốn đàu tư ở Trung cộng do chính Trung công cho Mỹ vay
Cân
nhắc thiệt hơn hay cuộc chơi cân não
Ngày 2-8 Quốc hội lưỡng
viện Hoa Kỳ đã đạt được đồng thuận nâng mức trần nợ công của nước này, nghĩa là
chính phủ sẽ có thể vay thêm nợ dưới hình thức phát hành công trái.
Sự kiện nói trên đã phần
nào ảnh hưởng đến uy tín của nền kinh tế số một thế giới, hậu quả là ngày 5-8,
Công ty thẩm định tài chính Standard and Poor’s của Mỹ đã hạ điểm tín nhiệm về
nợ của Hoa Kỳ từ hạng cao nhất là AAA xuống hạng AA+. Có thể xem đây là một
biến cố, đã và đang gây chấn động trong dư luận và các thị trường tài chính
toàn cầu.
Vốn là nước chủ nợ số một
của Hoa Kỳ, lãnh đạo Trung cộng đã để các phương tiện truyền thông liên
tục đả kích việc Mỹ gây bội chi ngân sách và đi vay quá nhiều. Tân Hoa Xã dẫn
lời một quan chức Trung cộng nói rằng chính quyền Mỹ nên nhận thức những
ngày vàng son của họ đã chấm dứt rồi (tức thời kỳ Mỹ dễ dàng vay nợ). Trung
cộng khuyên Mỹ nên “cai bệnh ghiền nợ” và nhắc lại đề nghị thế giới nên
có một đồng tiền dự trữ khác thay thế cho đôla Mỹ.
Nắm giữ trái phiếu của
chính phủ Mỹ trị giá 1.160 tỉ USD, nếu muốn, Trung cộng có thể hoặc cứ
giữ đó để nhận tiền lãi và chờ đến ngày đáo hạn thì được trả vốn, hoặc đem ra
bán trên thị trường.
Tuy nhiên, nếu Trung
công đem nhiều công trái chính phủ Mỹ ra bán thì tất cả các giấy nợ của
chính phủ Mỹ sẽ xuống giá ngay lập tức và hậu quả là chính Trung cộng sẽ
mất tiền.
Điều quan trọng hơn là sau
khi bán họ sẽ mang tiền đầu tư vào đâu khi mà hàng chục năm qua họ đổ tiền mua
công trái của Mỹ vì không có chỗ đầu tư nào khác tốt hơn! Có người cho rằng,
phát hành công trái như nước Mỹ không chừng sẽ đến lúc vỡ nợ, nhưng trong thực
tế điều này khó xảy ra bởi chính phủ thà cắt bớt chi tiêu, chấp nhận khó khăn
đổ lên người dân chứ không dám quỵt nợ, vì Hiến pháp Mỹ cấm điều này.
Công
trái Mỹ vẫn là nơi an toàn
Theo nhận định của giới tài
chính, trên thế giới khó tìm được nơi nào đầu tư an toàn bằng công trái của Mỹ.
Điều này đã thấy rõ trong mấy tuần qua. Sau khi Công ty S&P hạ thấp điểm
tín nhiệm của Hoa Kỳ, công trái Mỹ vẫn lên giá trên thị trường thế giới. Điều
đó chứng tỏ có quá nhiều chủ nợ vẫn tiếp tục muốn cho con nợ là chính phủ Mỹ
vay tiền! Hầu hết các quốc gia chủ nợ của Mỹ, từ Úc qua Âu qua Á hay châu Mỹ
Latin đều nói rằng họ tiếp tục tín nhiệm thị trường trái phiếu Hoa Kỳ, nghĩa là
tiếp tục cho Mỹ vay sau khi Mỹ đã bị hạ điểm tín nhiệm.
Thông tin mới đây cho biết
Chính phủ Mỹ lại vừa phát hành công trái để vay thêm 32 tỉ USD với thời hạn ba
năm. Trong khi đó số tiền mà người ta đem tới sẵn sàng cho vay lên tới gần 100
tỉ, cao gấp ba lần số tiền Mỹ muốn vay.
Nguyên nhân là do lo ngại
kinh tế thế giới trì trệ làm cho thị trường các cổ phiếu tụt giảm, nhiều người
có dư tiền sau khi bán cổ phiếu. Sẵn tiền, họ lại đi tìm mua công trái Mỹ, vì
vẫn thấy đó là nơi đầu tư an toàn nhất. Họ có đi mua vàng thì cũng bị thiệt, vì
giá vàng đang tăng cao kỷ lục và hứa hẹn còn lên nữa. Ngay cả Chính phủ Trung
cộng cũng khó tìm đâu ra nơi “gửi tiền” an toàn hơn công trái Mỹ, nhất là
một khối lượng tiền lớn lên đến ngàn tỉ USD.
Từ khi Mỹ lâm vào khủng
hoảng nợ, Trung cộng khuyên Mỹ nên “cai bệnh ghiền nợ”. Thế nhưng chính
những số tiền khổng lồ do Bắc Kinh cho vay qua hình thức đầu tư vào cổ phiếu
các công ty và trái phiếu chính phủ Mỹ đã khiến lãi suất USD xuống rất thấp.
Các ngân hàng Mỹ nhận
được tiền với giá rẻ nên họ cho vay mua nhà bừa bãi với điều kiện dễ dãi thời
kỳ trước năm 2007, đã gây ra cơn khủng hoảng địa ốc làm suy sụp nền tài chính
Mỹ năm 2008, đến nay hậu quả vẫn chưa khắc phục hết. Đó chính là bệnh ghiền nợ
của kinh tế Mỹ.
Đáng nói là trong suốt
tháng 7 đầy sóng gió tại thủ đô Washington do trận chiến về ngân sách giữa
Chính phủ và Quốc hội, các nhà đầu tư lại mua vào rất nhiều trái phiếu của Mỹ.
Thực tế là còn cho Mỹ vay nhiều nhất trong năm vì dù sao thị trường này vẫn có
lời cao hơn các thị trường tín dụng còn lại, và vẫn có mức an toàn nhất.
Lãi suất cho tháng 7 tại Mỹ
còn cao gấp ba lãi suất của các thị trường trái phiếu khác trên thế giới khiến
thị trường tín dụng Hoa Kỳ vẫn là nơi an toàn hơn cả và tuy có bị sụt từ hạng
AAA xuống AA+ thì vẫn đứng hạng cao hơn Trung cộng và Nhật Bản được
S&P đánh giá hạng AA.
Thực tế thì mọi khoản nợ
của Hoa Kỳ đều là nợ bằng USD và khi cần thiết thì Ngân hàng Trung ương có thể
in bạc ra cho ngân khố Mỹ.
Chính nạn bội chi vô trách
nhiệm đã gây phản ứng trong dân Mỹ nên mới có vụ khủng hoảng vừa qua về ngân
sách. Dân Mỹ đang muốn giới hạn lại việc tăng chi bừa bãi để tiến tới quân bình
ngân sách.
Quyết định về tỷ lệ lãi
suất trên phù hợp với những gì các nhà phân tích đã dự đoán và không gây ra
phản ứng nào lớn. Tuy nhiên sự chú ý của thị trường trong khi chờ quyết định
của FED đã tập trung vào chuyện khác, đó là việc Chính phủ Mỹ in thêm tiền để
bơm vào nền kinh tế 600 tỉ USD. Nên nhớ rằng, Chính phủ Mỹ khi phát hành trái
phiếu không phải chỉ để lấy tiền chi dùng cho các nhu cầu nội địa mà dành đến
60% cho đầu tư ở nước ngoài. Số tiền này mang lại lợi nhuận lớn, đặc biệt là từ
thị trường Trung cộng .
Rõ ràng, chủ nợ Trung cộng
và con nợ Mỹ đang “ghìm” nhau qua bài toán nợ nần.
(Phạm Thành Sơn)
Cái
nhìn của chúng tôi về việc Tài phiệt Mafia đỏ TQ
chạy
loạn tài sản cướp dựt đến nơi an toàn nhất
Một số Tác giả, khi nhìn vấn đề Mỹ nợ Trung quốc, tỏ ra bi quan và thường nhắc
đến việc Trung Cộng có thể xiết nợ làm Kinh tế Mỹ khó khăn. Thực ra những nợ
công của Mỹ phần lớn là do dân Mỹ cho vay. Trung quốc chỉ chiếm một phần nhỏ
trong tổng số nợ của Mỹ và những chủ nợ Trung quốc phần đông lại là những cá
nhân tài phiệt Mafia đỏ cần Mỹ che chở cho việc cất dấu tiết kiệm riêng. Nhìn
cấu trúc của nợ Mỹ như vậy, thì không có gì phải sợ chủ nợ xiết cổ.
Cái nhìn của chúng tôi có phần khác với Tác giả PHẠM THÀNH SƠN. Chúng tôi trình
bầy cái nhìn ấy dưới đầu đề đã viết trước đây:
CHO
MỸ VAY NỢ LÀ VIỆC ĐẦU TƯ AN TOÀN
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC
LIÊN, Kinh tế
Geneva, 21.11.2011
Thông thường người ta dễ
hãnh diện mình là “Chủ nợ“ và coi thường “Con nợ“ vì nghĩ rằng mình có quyền
xiết “Con nợ“. Đọc trtên Diễn Đàn, chúng tôi thấy một Vị viết về “Con nợ Mỹ“
trong ý tưởng thường tình như vậy . Để mở đầu, Vị ấy viết:
“Khi
chúng ta nợ nhà băng một số tiền tương đối không ít quá và cũng không nhiều
quá, chúng ta là con nợ và chúng ta sợ....chủ nợ (nhà băng) vì sợ bị xiết nhà.
Nhưng khi chúng ta nợ cả triệu đô la trở lên và có nhiều khả năng không
trả nổi thì nhà băng...sợ ta (con nợ).
Tương
tự như vậy các chủ nợ trên thế giới lỡ cho anh Mỹ này vay quá nhiều, nay nếu
không cho vay nữa, nó xù thì làm gì nhau. Lỡ phóng lao phải theo lao để nó trả
đồng lãi nào hay đồng đó. Cứ như vậy mà theo nhau chui đầu vào....cái vòng kim
cô của Mỹ!
Mỹ
qủa là siêu cường nợ!
Không
tỉnh bơ sao được khi Mỹ là "Ông Cố Nội...nợ" chứ không phải là
"Con nợ"?
Bàn
loạn một chút cho dzui đời lưu vong.”
Những
“Chủ nợ“ của “Con nợ Mỹ“
Theo trang mạng
"howstuffwork", danh sách đã liệt kê 10 "chủ nợ" lớn nhất
trong tổng số 11.560 tỷ USD nợ công của nước Mỹ. Nhưng với dự trù, Mỹ phải mượn
nợ lên đến 16.000 tỷ, là đụng trần nhà (Ceiling). Theo thống kê thì Mỹ đã thiếu
nợ các nơi sau đây:
1.
Tại nước Mỹ: Công dân Mỹ và các chính quyền địa phương chính là
chủ nợ lớn nhất của chính phủ Mỹ, với 4.140 tỷ USD và chiếm 36% tổng số nợ
công. Tức là Mỹ vay của người nhà, với con số nhiều nhất, nên không sợ bị đòi,
khi lâm nguy mượn đỡ, lúc khá thanh toán lại, đó là cái lưới an toàn.
2.
Trung Cộng: là chủ nợ lớn thứ 2 của chính phủ Mỹ, với 1.260 tỷ
USD và chiếm 11% tổng số nợ công. Nợ của Trung Cộng chỉ chiếm con số 11 % nên
không đáng ngại, dù cho đại tướng Uất Trì Cung thời đại là Trì Hạo Điền muốn
xiết nợ Mỹ, thì cũng chẳng ngán, mang quân qua đòi nợ là ôm đầu máu ngay.
3.
Nhật Bản: Xứ sở hoa
anh đào là chủ nợ lớn thứ 3, với 1.120 tỷ USD và chiếm 9,6% tổng số nợ công của
nước Mỹ. Đây là đồng minh thân cận của Mỹ, Nhật cũng là nước chịu ơn Mỹ sau đệ
nhị thế chiến với " bên thắng cuộc" chẳng những không trừng
phạt" bên thua cuộc" như Việt Cộng đới xử tàn ác với quốc gia, do đó
Nhật lớn mạnh và trở thành một trong các trung tâm kinh tế toàn cầu. Cho nên Mỹ
thiếu nợ Nhật cũng chỉ là chuyện trao đổi nhau thôi.
4.
Brazil: là chủ nợ lớn
thứ 4 của Mỹ, với 253,4 tỷ USD và chiếm 2,2% tổng số nợ công. Được ghi nhận là
quốc gia có nền kinh tế phát triền khá nhất vùng Châu Mỹ La Tinh.
5.
Vùng lãnh thổ Đài Loan:
Hòn đảo Đài Loan là chủ nợ lớn thứ 5, với 196,6 tỷ USD và chiếm 1,7% tổng số nợ
công của Mỹ.
6.
Thụy Sĩ: Đất nước Thụy
Sĩ nhỏ bé chuyên về du lịch và ngân hàng là chủ nợ lớn thứ 6 của Mỹ, với 192,7
tỷ USD và chiếm 1,7% tổng số nợ công.
7.
Liên bang Nga: Là chủ
nợ lớn thứ 7 của Mỹ (với 162,9 tỷ USD,1,4% tổng số nợ công) trong năm 2011,
Tổng thống Putin đã nói Mỹ bị "tê liệt" trong nền kinh tế thế giới.
8.
Luxembourg: Đất nước nhỏ xíu
ở Châu Âu này là chủ nợ lớn thứ 8 của Mỹ, với 144,7 tỷ USD và chiếm 1,3% tổng
số nợ công 11.560 tỷ USD.
9.
Vương quốc Bỉ: Vương
quốc Bỉ là chủ nợ lớn thứ 9 của Mỹ, với 143,5 tỷ USD và chiếm 1,24% tổng số nợ
công.
10.
Hong Kong: Vùng lãnh thổ Hong Kong
xếp thứ 10 trong số các chủ nợ lớn nhất của nước Mỹ, với 142,9 tỷ USD và chiếm
1,2% tổng số nợ công.
“Chủ
nợ“ cần cho vay kiếm lời và an toàn vốn
Đứng về mặt Tài chánh, thì
một số đại gia có tiết kiệm dồi dào, lại tìm mặt mà gửi vàng cho an toàn và
đồng thời kiếm được lời. Thực vậy, những đại gia Trung quốc, Hồng Kông hay
Đài Loan, thậm chí ngay cả những vua tham nhũng của chế độ, có nhiều tiền và
cùng dòng máu Chệt, mà không dám cho Nhà Nước Trung quốc khổng lồ vay vì họ sợ
mất vốn. Điều quan tâm nhất của những người giầu là làm thế nào giữ được tiền
của mình đã kiếm được cho an toàn trong tương lai. Chính người Nga cũng không
dám cho chính quyền Putin vay vì không tin tưởng tài sản của mình sẽ ra sao sau
này. Cho “Con nợ Mỹ “ vay thì mình cảm thấy an toàn về tiết kiệm hơn. Cũng vậy,
những người Việt hải ngoại “yêu Nước, thân CSVN“ có dám cho Nhà Nước CSVN vay
hay không ?
Chính vì vậy, mà “Chủ nợ “
cần phải có “Con nợ “ an toàn để cho vay. Khi vấn đề an toàn tiết kiệm được ổn
rồi, thì người ta nghĩ đến việc cho vay sinh ra được lời.
Việc cho “Con nợ Mỹ “ vay ở
đây trở thành một nghiệp vụ tài chánh, nghĩa là Mỹ trả cho tiền lời. Cả hai vấn
đề an toàn tiết kiệm và lợi nhuận đi đôi với nhau. Nếu lợi nhuận có hạ thấp mà
người ta thấy an toàn vốn, thì người giầu vẫn cho vay. Tiền lời thấp, nhưng an
toàn cao. Còn nếu muốn tiền lời cao, thì đành phải chấp nhận an toàn kém. Đây
là vấn đề tính toán đặt để tiết kiệm, chứ không phải là sự tốt bụng mà “Chủ nợ
“ cho “Con nợ “ vay. Trung quốc cho Hoa kỳ vay không phải là người Tầu yêu
thương người Mỹ mà là sự tính toán an toàn tiết kiệm đồng thời có lời.
Khi cho Mỹ vay, nghĩa là
mua Trái phiếu của Mỹ. Giữ Trái phiếu của Mỹ, có sự an toàn, đồng thời có lợi
nhuận. Những Trái phiếu này lại được mua đi, bán lại, tạo thành một Thị trường
quan trọng.
“Con nợ “ chẳng có gì phải
cám ơn lòng tốt của “Chủ nợ “. “Chủ nợ “ cũng chẳng có gì phải lên mặt
vênh vang với “Con nợ “ vì chính “Chủ nợ “ cũng cần “Con nợ “ an toàn để cho
vay bảo đảm tiết kiệm.
(Nguyễn Phúc Liên)
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC
LIÊN, Kinh tế
Geneva, NOEL 25.12.2013