Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Tuesday, December 24, 2013

Ngân sách nhà nước thất thu trăm tỉ. Phục vụ lợi ích tập thể hay cá nhân?

Ngân sách nhà nước thất thu trăm tỉ. Phục vụ lợi ích tập thể hay cá nhân?

Merry Christmas and Happy New Year 2014. Song "Happy Christmas by Celine Dion.

https://www.youtube.com/watch?v=p2RnVpl2J_c


Thêm một đơn vị thuộc Doanh Nghiệp Nhà Nước (DNNN) giảm doanh thu mạnh trong năm 2013


Nguyễn Sơn (Danlambao) Năm 2012; Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam (TCTHK) lãi 69,8 tỷ VND. Chỉ trong 11 tháng đầu năm 2013, tổng doanh thu của văn phòng chi nhánh TCTHK tại Pháp (VPCN Pháp) đã giảm 3 triệu euro so với năm 2012 (88 tỷ VND), hụt hơn 5 triệu euro (145 tỷ VND) so với kế hoạch TCTHK giao. Tháng 12/2013, doanh thu tiếp tục giảm.

Việc giảm doanh thu hơn 145 tỷ VND so với kế hoạch của một chi nhánh DNNN gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Lãnh đạo văn phòng liệu đã áp dụng đúng các biện pháp nhằm hoàn thành kế hoạch đề ra?

Phạm vi bài viết này muốn cùng bạn đọc tìm hiểu lý do dẫn đến việc này. 

1 - Sử dụng ngân sách đầu tư kinh doanh của VPCN Pháp


Hàng năm, TCTHK phân bổ ngân sách phát triển kinh doanh cho các Văn phòng đại diện. VPCN lớn như Pháp được đầu tư trên 200 tỷ VND. Ông Lê Dũng, đại diện trưởng VPCN Pháp kiêm đại diện trưởng Văn phòng khu vực (VPKV) châu Âu là người duy nhất toàn quyền quyết định sử dụng ngân khoản này. Ngoài ra ông còn có nguồn ngân sách của VPKV Châu Âu, điều chuyển ngân sách, thay đổi mục đích sử dụng giữa hai văn phòng này theo ý muốn.

a) Đầu tư ngân sách tiếp thị quảng cáo, truyền thông

Năm 2013 “Ngân Sách Quảng Cáo Chiến Lược Hành Khách”, “Quảng Cáo mùa thấp điểm”, tổ chức sự kiện cho VPCN Pháp lên đến hơn 20 tỷ VND. Số tiền này được sử dụng như thế nào kể từ khi Ông Dũng nhậm chức?

Công ty tư vấn truyền thông (Media) tên viết tắt là DDB (địa chỉ ddb.com) có chất lượng trung bình, vượt qua các công ty Pháp thắng thầu độc quyền tư vấn cho VPCN Pháp, do ông Lê Dũng chọn năm 2007. Hợp đồng tư vấn thời điểm đó lên tới 20 tỷ VND/năm. DDB là công ty duy nhất có văn phòng đại diện thương mại tại Việt Nam phố Cống Quỳnh, Thành Phố Hồ Chí Minh. Việc này liệu có do mục đích cá nhân của Ông?

Hàng năm, công ty Media tiến hành nghiên cứu thị trường, tư vấn tạo thiết kế, sau đó quảng bá trên phương tiện truyền thông, báo, đài, biển quảng cáo, phương tiện giao thông công cộng. Mỗi đợt quảng cáo, chi phí rất lớn. Ví dụ mua phương tiện, thuê không gian quảng cáo trên tầu điện ngầm Paris có thể lên đến 4 tỷ VND/2 tuần.

Thời gian sau đó, ông Lê Dũng cắt dần dần tiền ngân sách tư vấn của DDB để tự chi tiêu. Năm 2010, ông hoàn toàn cắt đứt hợp đồng với DDB và trực tiếp “điều hành” ngân sách này với lý do qua công ty trung gian tốn chi phí. Việc tự nghiên cứu, quảng cáo không qua công ty chuyên môn có phải là cách thức khôn ngoan không khi Ông Dũng không biết tiếng Pháp, không hiểu văn hóa châu Âu? Trong khi những năm sau đó đầu tư ngân sách quảng cáo vẫn bị đề nghị tăng.

Hiệu quả và cách thức làm tùy tiện thực hư thế nào? Thật hay không thật? Thanh tra, kiểm toán giai đoạn 2010 – 2013 so với thời gian trước ngay tại Ban Tài chính Kế toán TCTHK, đối chiếu với kế toán của các công ty Pháp có thể sẽ tìm ra câu trả lời rõ ràng thực hư.

Hiệu quả công tác quảng cáo thế nào? Đến năm 2013, hình ảnh của VNA có giảm? Hình ảnh giảm có dẫn tới việc giảm giá? Vậy nguyên tắc thương mại có được tôn trọng? Hậu quả đã giảm hơn trăm tỷ VND so với kế hoạch TCTHK, những người kế nhiệm sẽ mất bao nhiêu tiền và bao lâu để khôi phục lại hình ảnh? Làm sao để tăng lại giá?

b) Ngân sách Xúc Tiến Thương Mại Hành Khách

Tổng ngân sách trên 11 tỷ VND, trong đó chi phí để thúc đẩy phát triển kênh bán, mạng bán, đại lý lên đến 9 tỷ VND. 4 kênh bán chính bao gồm các công ty tua Tour Operator, công ty bán vé trực tuyến trên Internet, đại lý bán vé Việt Kiều, hệ thống 3000 đại lý bản lẻ của Pháp (network). Số tiền 9 tỷ được chia ra nhiều khoản.

- Tiền hoa hồng cho mạng bán, tiền giúp marketing cho đại lý, tổ chức sự kiện, hội nghị khách hàng vv... Ngân sách này mục đích khích lệ toàn mạng bán tốt cho HKVN, đồng thời giúp đối tác phát triển. Số tiền này đã đến tay đại lý? Đúng người đúng việc? Có mù mờ chi tiêu? Cuối năm được giải ngân hầu hết, nhưng doanh số bán của các đối tác chiến lược vẫn giảm trong năm 2013.

- Các khoản chi tiêu tiếp khách (Sale visits) 1 tỷ VND dành cho đội phát triển bán được sử dụng đúng mục địch? Đội phát triển bán có bị người khác kí biên nhận “hộ” mà không biết? Hàng nghìn chai rượu vang Bordeau được VPCN mua tại Pháp để động viên các đại lý nhưng tại sao đều bị chuyền về VN phục vụ mục đích cá nhân?

Thất thu năm 2013 vì sao? Hệ thống phân phối vé liệu có vấn đề? Thanh tra, kiểm tra xem tính thực giả, mục đích sử dụng các hóa đơn chứng từ liên quan sẽ có câu trả lời xác đáng về vấn đề này.

c) Các ngân sách khác

VP Pháp còn chi tiêu nhiều triệu euro đầu tư tài sản, mua sắm thiết bị, nhân sự vv… Việc chi tiêu này có tùy tiện?

- Chính sách của đầu tư mua ô tô phục vụ cán bộ đi lại đã được biến thành ngân sách thuê. Ông Lê Dũng tự mua một chiếc xe ô tô Ford Galaxy (giá thị trường 35000 euro) cho VPCN Pháp thuê lại với giá cao. Với chiêu kinh doanh này, chỉ vài năm là chiếc xe cá nhân đã được hoàn vốn cá nhân bằng ngân sách nhà nước. Việc này có đúng với qui định tài chính của nhà nước Việt Nam?

- Chi phí điện thoại di động cá nhân của ông Lê Dũng, số +33630500758 một năm tốn thường xuyên trên 200 triệu VND, có lãng phí so với nhu cầu thực tế?

- Giảm giá vé, VNA phải tăng số lượng ghế mở bán kiểu như xe đò? Khi quá tải bán, lượng khách có vé nhưng không lên được máy bay phát sinh, hãng phải đền cho khách không có chỗ (offload) 600-900 euro/khách. Khoản tiền này lớn hơn nhiều so với đền bù offload tại Việt Nam, lượng ngân sách đền cho khách thuộc đối tượng này tại VPCN Pháp rất lớn. Điều đó có gây thiệt hại lớn cho Hãng hàng không?

- Thanh tra kiểm kê, đối chiều việc đầu tư mua sắm khác tại VPCN Pháp xem có thất thoát không? Bao nhiêu phần trăm được đưa vào đầu tư thực thụ?

Trên đây chỉ là phần nổi của tảng băng giải thích tại sao HKVN lại thất thu như vậy.

2 - Tài sản cá nhân của ông Lê Dũng


Trong khi VPCN Pháp, VPKV Châu Âu đang chịu thất thu thì ông Lê Dũng lại nổi lên là một người giàu có hàng đầu trong ngành hàng không, ai cũng biết. Tại Việt nam ông còn có nhiều nhà, biệt thự sang trọng rải suốt từ bắc đến nam. Còn thêm nhà ở nước ngoài. Chỉ riêng tiền học đại học, ăn ở đi lại của con gái tại Boston từ 3 năm nay đã đến 100 nghìn đô la mỹ một năm. Ngoài ra còn rất nhiều khoản đầu tư chứng khoán đến cho vay nợ.

Không biết ông lấy tiền từ đâu với thụ nhập của công chức nhà nước?

3 - VPKV Châu Âu


Thất thu so với kế hoạch trên toàn bộ thị trường châu Âu (EU) năm 2013 còn lớn hơn. Tuy nhiên Ông đại diện trưởng VPKV Châu Âu không bị khiển mà lại được phát triển quyền lực.

Vietnam Airlines có 4 VPCN tại Châu Âu khối EU (ngoài CHLB Nga): Pháp, Đức, Anh, Tiệp Khắc (CH Séc). 3 văn phòng có đường bay thẳng (online) là Pháp, Đức, Anh, riêng Tiệp không bay thẳng (offline). Tuy nhiên, văn phòng Tiệp Khắc có trách nhiệm rất lớn, phụ trách việc bán vé cho toàn đông Âu: Séc, Slovakia, Hung, Rumani vv… Ông Lê Dũng, thuyết phục đóng cửa được văn phòng Tiệp Khắc giữa năm 2013, trực tiếp thâu tóm quyền lực tại khu vực này, đồng thời thâu tóm luôn ngân sách của VPCN này. Lí do đóng cửa VP đưa ra do tốn ngân sách và thiếu hiệu quả.

- Việc này liệu có giống như việc bỏ trung gian quảng cáo media DDB tại Pháp để tiết kiệm nhưng ngân sách không giảm?

- Mỗi nước Đông Âu sẽ cần phải có tổng đại lý (GSA) bán vé và phụ trách thị trường. Hàng chục đại lý người Việt đông Âu đều biết ông Lê Dũng có quan hệ “mật thiết” East Sea Travel. East Sea travel đã có chân rết, mở nhiều đại lý ở toàn bộ Châu Âu.

- VPCN Pháp, VPKV châu Âu chuyển tiền sang đông Âu trong mấy năm nay là bao nhiêu? Ngân sách được sào nấu như thế nào giữa hai văn phòng? Liệu ông có cổ phần tại Đông Âu?

- VPKV châu Âu dành đặc quyền 2 chuyến bay thẳng (charter) duy nhất từ Praha về Việt Nam dịp Tết 2014 cho East Sea kinh doanh. 2 chuyến bay Tết này mang lại lợi ích vận chuyển hành khách và hàng hóa rất lớn cho bất kỳ ai khai thác. Tại sao VPKV Châu Âu không tự kinh doanh kiếm lợi cho TCTHK mà lại chuyển cho doanh nghiệp tư nhân? Liệu có thất thu cho TCTHK?

- Theo đà đi lên, liệu Ông Dũng có thể tiếp tục lấn các VPCN Anh, Đức? Nếu không đường bay nào có lãi, phải giảm chi phí, khả năng điều hành trực tiếp từ Paris và bán vé thông qua các Tổng đại lí ( GSA) là hiện hữu. Ngân sách các VPCN Anh, Đức sẽ lại chảy về VPKV Châu Âu giống như Séc?

- Tại sao ông Lê Dũng lãnh đạo một chi nhánh DNNN lại làm thẻ định cư dài hạn tại Châu Âu? Ông muốn định cư tại châu Âu một cách hợp pháp khi có biến?

4 - Công luận


- Đại diện các VPCN của Hàng Không VN trên toàn thế giới, cán bộ công nhân viên TCTHK đang có nhiều dấu chấm hỏi. Ông đại diện trưởng làm giảm cả trăm tỷ đồng vẫn được trọng dụng và trên đà thâu tóm Châu Âu. Với xu thế mở rộng mạng bay, nhiều máy bay đường dài A350, B787 sẽ được giao trong các năm tới, ông Lê Dũng tại sao bắt đầu tiến hành đóng cửa các văn phòng?

- Ban Tài Chính Kế Toán (TCKT) có rõ các sai phạm về nguyên tắc tài chính, chi tiêu đầu tư? Có phải ông Lê Dũng có thế lực nào nâng đỡ? Ban Kế Hoạch Đầu Tư (KHDT), các ban chuyên môn thương mại Kế Hoạch Phát Triển (KHPT) và Tiếp Thị Bán Sản Phẩm (TTBSP) có hiểu cách chi tiêu ngân sách này? Việc chi có “Đúng mục đích”, không nhập nhèm?

- Vòi bạch tuộc của ông Dũng và East Sea có đang đến gần, bức tử các đại lý bán vé khác tại đây? Việc ông đóng cửa VPCN Séc gây hoang mang cho toàn bộ vài chục đại lý Việt Kiều tại Đông Âu.

Chính sách tiêu tiền nhà nước của ông Lê Dũng có theo kiểu tự biên, tự diễn không? Liệu có liên quan đến lợi ích cá nhân? Việc làm mất dần hình ảnh của Vietnam Airlines, mạng bán suy yếu là lỗi của ai? Ai phải chịu trách nhiệm? Kéo dài bao năm nữa?

Kết luận


Ngân sách marketing quảng cáo, thương mại được chi tiệu có đúng mục đích? Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch có đúng với thực tế của thị trường?

Mất tiền có phải do cạnh tranh tăng, do thị trường đi xuống, khủng hoảng kinh tế châu Âu? Năm sau tiếp tục thất thu sẽ vẫn do nguyên nhân khách quan? Vậy ai là người chịu trách nhiệm trước nhà nước?

Tăng ngân sách chi tiêu, tăng tải vận chuyển hành khách trong giai đoạn “khủng hoảng” có phải là ý tưởng khôn ngoan?

Tuy nhiên, theo số liệu của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), trong năm 2013 lượng khách Pháp đi Việt nam tăng mạnh trở lại sau nhiều năm giảm. Trong khi đó, doanh thu VPCN Pháp thâm hụt hơn trăm tỷ đồng so với kế hoạch. Hình ảnh VNA tại Pháp có bị giảm? Hệ thống phân phối vé liệu có vấn đề? Tại sao phải dùng chính sách giảm giá để thu hút khách? Đấy là cốt lõi vấn đề.

Kinh doanh thành bại có phải do người lãnh đạo? Thanh tra, kiểm toán tại VPCN Pháp, VPKV Châu Âu cần thực hiện nghiêm túc, cần qui kết đúng trách nhiệm. Có như vậy mới giúp Hãng Hàng Không Quốc Gia khôi phục và nâng cao tính hiệu quả kinh doanh của mình, tạo dựng niềm tin trước thềm cổ phần hóa.






                                 alt
               Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm Mới 2014alt
                                                                                                                                                             &nbs p; &nb sp;                       MAI HUYỀN NGA

                                                           J U K  E  B  O  X alt
                                                                                               XMAS MUSIC


                                                 alt

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

My Blog List