Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Monday, December 23, 2013

Nơi quyền sinh sát gần như bất tận


Khi thơ bị trả thù

Wham! - Last Christmas










Từ nhiều năm qua việc in ấn và phát hành sách vẫn thường xuyên là nỗi ám ảnh cho những tác giả có tác phẩm không chịu đi đúng con đường mà cơ quan văn hóa mọi tầng cấp vạch ra.

Nơi quyền sinh sát gần như bất tận


Cục Xuất bản là nơi quyền sinh sát gần như bất tận. Họ có quyền tịch thu, ngưng phát hành vì nội dung sách họ cho là có vấn đề. Nếu một cuốn sách có những hạt sỏi trong mắt cơ quan văn hóa thì đã đành, có những quyển sách đã tự đẽo gọt mình cho trơn tru không một vấp váp trong chữ nghĩa hay ẩn dụ phía sau nhưng vẫn bị đình chỉ phát hành vì một lý do ngầm rất thô thiển: quan chức cấp cao ghét cái tên của tác giả!


Cuốn sách nạn nhân điển hình mới nhất mang tên: Những mẩu quặng dọc đường của TS Nguyễn Thanh Giang là một thí dụ sinh động nhất.

Đây là tập thơ của một TS khoa học viết trên đường đi khảo sát, nghiên cứu địa chất của mình ghi lại những suy nghĩ, cảm nhận về đất nước con người, hoàn cảnh những nơi ông đã đi qua. Các trải nghiệm ấy được tác giả viết rải rác gần 50 năm, một đoạn đường quá dài của đời người và gần đây nhờ bạn bè anh em gom góp lại và in ra trong tinh thần muốn chia sẻ chúng với người đọc thơ cả nước.

Tập thơ đã được nhiều người biên tập trong tinh thần thanh lọc những gì có thể gây nghi ngờ vì tác giả của nó là một nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng từ hơn hai mươi năm qua.

TS Nguyễn Thanh Giang không những bị nhà nước chú ý đặc biệt mà ông còn bị hệ thống cầm quyền tận dụng nhân lực trong đảng để theo dõi, sách nhiễu liên tục từ khi ông được ra khỏi nhà tù sau một thời gian ngắn bị bắt gần hai mươi năm trước. Lý do ông bị phân biệt đối xử vì không đồng quan điểm với chế độ và là một người hăng say cổ vũ con đường dân chủ tự do thật sự cho Việt Nam.

Tập thơ “Những mẩu quặng dọc đường” tuy đã có giấy phép và được nhà xuất bản Hội nhà văn in và phát hành nhưng lại bị Cục xuất bản gửi công văn yêu cầu thu hồi để sửa chữa mặc dù những cuốn sách này đang nằm trên giá sách của các nhà sách khắp nước.

Nói chuyện với chúng tôi Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang cho biết thêm chi tiết về câu chuyện này, trước tiên ông nói:

TS Nguyễn Thanh Giang: Tôi làm thơ đã có thơ đăng báo và trong các tuyển tập thơ từ khoảng 50 năm nay. Trong 50 năm ấy tôi không chú tâm vào việc làm thơ tuy có một giai đoạn cũng sôi nổi lắm. Lúc tôi còn trẻ rồi sau này đi vào công tác chuyên môn, công việc quản lý khoa học, nghiên cứu trực tiếp các đề tài khoa học cho nên việc làm thơ chỉ là thảng hoặc thôi. Do quá trình đi đây đi đó trèo đèo lội suối, tiếp xúc đồng bào các địa phương thỉnh thoảng có xúc cảm và làm một số bài thơ. Gần đây một số anh em quen biết cũ nhiều người đã khuyến khích tôi nên tập hợp những bài thơ đó in thành một tập để cống hiến cho độc giả. Tôi nghĩ rằng mình cũng đang nghỉ ngơi, việc nghiên cứu khoa học thì cũng đã làm rồi để thì giờ tập hợp các bài thơ lại thành một tập sách và lấy tên là “Những mẩu quặng dọc đường”.

Mặc Lâm: Thưa TS ông là một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng đang bị theo dõi, sách nhiễu thường xuyên trong nhiều năm qua, tại sao cuốn sách mang tên ông lại được cho nhà xuất bản Hội nhà văn đích thân in và phát hành?

TS Nguyễn Thanh Giang: Việc đưa ra xuất bản công khai một cách chính thức đối với tôi thật vô cùng khó khăn cho nên mọi người cũng đã bài binh bố trận cho tôi. Bản thảo tập thơ đã hoàn thành từ cách nay hơn một năm nhưng mà cũng phải đi nhiều con đường vòng, nhiều thủ thuật. Mãi đến đầu tháng 11 vừa qua nhà xuất bản Hội nhà văn mới duyệt và đồng ý xuất bản cho tôi. Đầu tháng 11 vừa rồi tập thơ đã được in và phát hành được gửi bán ở các nhà sách khắp nước

Mặc Lâm: Như vậy thì tập thơ xem như đã có giấy phép, được một nhà xuất bản chính thống của nhà nước in ấn và phát hành, xin TS giải thích những gì xảy ra tiếp theo khi Cục xuất bản gửi văn thư yêu cầu đình chỉ...

TS Nguyễn Thanh Giang: Cho tới khi các vị lãnh đạo ở thượng tầng khi cầm trên tay cuốn sách mới giật mình săm soi và có ý kiến chỉ đạo nào đó từ một lãnh đạo lú lẫn ông ấy mới chỉ đạo xuống rồi Cục xuất bản mới ra một công văn sách nhiễu Nhà xuất bản Hội nhà văn.

Chỉ vì tên tác giả


Mặc Lâm: Có phải vì nội dung tập thơ có vấn đề hay không thưa ông?

TS Nguyễn Thanh Giang: Nội dung tập thơ của tôi cũng đã được Nhà xuất bản Hội nhà văn xét duyệt rất kỹ lưỡng và đã loại bỏ tất cả những cái gì mà nó có thể bị soi mói cho nên tập thơ trở nên rất hiền lành chỉ còn tình người, tình yêu tổ quốc chứ không dính dáng gì đến chính kiến, đối lập... nhưng rồi các ông ấy thấy rằng tại sao lại để lọt vào trong những kệ sách cái tên Nguyễn Thanh Giang?

Có lẽ các ông ấy không bằng lòng cho ai nhìn thấy cái tên Nguyễn Thanh Giang cả vì vậy các ông ấy khiển trách nhà xuất bản Hội nhà văn với những câu căn vặn rất là vô lý. Chẳng hạn như tại sao xét duyệt in thơ thì chỉ được in thơ thôi tại sao lại in văn xuôi trong ấy?

Mặc Lâm: Văn xuôi là sao thưa TS, những tản văn của ông đi kèm phải không ạ?

TS Nguyễn Thanh Giang: Văn xuôi tức là những bài bình luận trong tập thơ ấy. Trong tập thơ ấy gồm có 6 bài bình luận là của những người thuộc hệ thống văn học Việt Nam, họ là những người có tên tuổi, những người có chức tước trong quá khứ cũng như hiện nay. Có người đã từng được giải thưởng lớn về văn học, thơ ca. Ví dụ như nhà thơ Thanh Thảo hiện giờ là Phó chủ tịch Hội đồng thơ của Hội nhà văn Việt Nam. Rồi nhà thơ Đinh Hải cũng là người nổi tiếng xuất thần từ bao năm nay rồi và ông ấy đã nhận giải thưởng nhà nước từ năm 2007. Hay là nhà thơ Ngô Văn Phú trước đây từng là giám đốc nhà xuất bản Văn Học và ông ấy cũng từng nhận giải thưởng nhà nước. Hay là bài bình luận của ông Phạm Ngọc Luật trước đây đã từng là Phó giám đốc nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, nói chung đều là những người của đảng cả đấy chứ. Họ là những người có chức có tước không chỉ trong văn đàn mà cả trong chính trường nữa.

Họ không “khịa” được tôi về nội dung thơ vì nó đã được kiểm duyệt chặt chẽ nên họ quay ra kiếm chuyện với mấy ông viết bài bình luận. Mà các bài bình luận của các ông ấy thì họ không nêu ra được điều gì sai sót, không đúng của những bài bình luận đó. Họ không bằng lòng vì khen Nguyễn Thanh Giang cả về thơ ca hay bản chất con người.

Mặc Lâm: Khi họ chất vấn TS về số lượng in thì lập luận của Cục xuất bản ra sao?

TS Nguyễn Thanh Giang: Họ bảo là tại sao lại in tới 1.000 cuốn? đấy là câu hỏi rất kỳ lạ. Chuyện in nhiều hay ít là do tính toán của nhà xuất bản với nhu cầu của độc giả vì nếu được in càng nhiều thì càng tốt thôi, chỉ một ngàn cuốn thì có đáng gì mà cho là nhiều. Câu hỏi thứ ba thì cũng rất là vô lý: tại sao bản thảo chỉ có 160 trang mà lúc in ra thì tới 200 trang? Đây là câu hỏi cực kỳ ngớ ngẩn, phải nói là ngu xuẩn vì bản thảo thì viết kiểu chữ khác nhau cho nên khi in ra nó có bao nhiêu chữ thì nó vẫn nằm đấy! vấn đề chủ yếu là nội dung của nó như thế nào chứ?

Họ căn vặn rất vớ vẩn, nhảm nhí và họ quyết định nhà xuất bản Hội nhà văn phải đình chỉ phát hành tập thơ đó. Thực ra tập thơ hiện nay đang nằm trên các kệ sách các cửa hàng sách rồi!

Mặc Lâm: Theo dự kiến và kinh nghiệm của ông thì những người mà ông nói là thù cá nhân ông họ sẽ có những bước tiếp theo như thế nào đối với quyển sách?

TS Nguyễn Thanh Giang: Cái chuyện ấy tôi cũng không biết họ sẽ làm như thế nào! Họ có làm những thủ đoạn đê hèn nào đó hay không. Họ sẽ đến từng chỗ cho thu gom vì bây giờ họ có nhiều người lắm. Cơm của nhân dân, gạo của nhân dân, mồ hôi nước mắt nhân dân đổ ra đấy họ đem nuôi bộ máy chuyên chính vô sản hàng vạn người như vậy nên họ có thể làm tất cả mọi chuyện đê tiện. Họ không cần ra lệnh thu hồi nhưng họ có cách làm cho sách không đến tay độc giả được. Tôi chưa biết được họ sẽ dùng thủ đoạn đê tiện như thế nào.

Mặc Lâm: Ông có lời gì muốn nói đối với những người đã tận tâm tận lực với tác phẩm Những mẩu quặng dọc đường hay không?

TS Nguyễn Thanh Giang: Tôi chân thành cảm ơn nhà xuất bản Hội nhà văn đã vì tinh thần cao cả nhân văn của thi ca mà dám đứng ra xuất bản tập thơ “Những mẩu quặng dọc đường” của tôi với một sự dũng cảm. Nói thế thôi chứ còn đối với tôi thì cái đảng này, những người lãnh đạo này họ u tối lú lẩn lắm rồi.

Họ vì đê tiện, tiểu nhân hằn học và thù ghét cá nhân cho nên họ chưa giết được tôi. Họ từng bỏ tù tôi nhưng do làn sóng phản đối của nhân sĩ trí thức kể cả các chính phủ nước ngoài. Không chỉ nước ngoài mà kể cả trong nước. Không chỉ người dân bình thường, trí thức mà ngay lão thành cách mạng họ cũng phản đối thành ra họ bỏ tù tôi một thời gian ngắn rồi phải thả tôi ra.

Họ vẫn thù ghét tôi. Họ không bỏ tù tôi được như từng giam biệt lập tôi trong mấy tháng trời thì bây giờ họ giam tôi ngay ở giữa xã hội. Không phải bây giờ mà suốt gần 20 năm qua họ đã dùng mọi thủ đoạn để cô lập tôi. Họ không cho tôi tiếp xúc với ai bằng cách một mặt họ bôi xấu tôi trong dư luận xã hội rồi tuyên truyền viên của ban Tuyên giáo trung ương gửi đi nói chuyện đây đó nó xấu tôi đủ điều. Xấu cả về tư cách, xấu cả về chính trị. Họ gán cho tôi đủ các thứ, nào là bất mãn tha hóa nào là phản động... kể cả họ vu tôi ăn cắp vu cho tôi là hủ hóa... Họ không từ thủ đoạn cực kỳ đê tiện xấu xa nào kể cả không cho ai đến nhà quan hệ với tôi.

Mặc Lâm: Thưa TS Nguyễn Thanh Giang rất tiếc là thời gian chúng ta không còn nữa xin gửi lời chia buồn đối với đứa con tinh thần của ông. Xin cám ơn ông





VÀI SỰ VIỆC ĐÁNG NÓI

Nguyễn Trọng Vĩnh
Một phiên tòa không bình thường
Thông thường thì những phiên tòa có vấn đề liên quan đến bí mật quốc gia hoặc bí mật quân sự thì mới xử kín, còn phiên tòa xử Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc về tội tham ô mà cũng xử kín, đến nỗi ông Nguyễn Bá Thanh phụ trách chống tham nhũng mà cũng không được vào dự trực tiếp tại phòng xử  án, phải ngồi ở phòng bên theo dõi qua TV.
Thông thường khi bị can bị tòa tuyên án tử hình thì òa khóc hoặc ngất xỉu. Ở phiên tòa này, khi nghe kiểm sát viên đề nghị án tử hình thì Dương Chí Dũng lại rất bình thản, còn đọc thơ nữa, ra vẻ thách thức quan tòa. Có lẽ anh ta tin rằng có ông to nào đó cũng dính líu sẽ có những thủ đoạn gian xảo gì đó để cứu mình. Ông to nào đó có thể dân cũng đoán được.
Tham ô không bị khởi tố
Đảng, Chính phủ nhiều lần tuyên bố kiên quyết diệt trừ tham nhũng. Thế mà ở Hà Giang, ông Phạm Ngọc Thành, giám đốc Trung tâm Cứu trợ trẻ tàn tật cùng kế toán và thủ quỹ biển thủ 181 triệu đồng tiền cứu trợ, thì kiểm sát, công an lại họp bàn thống nhất không khởi tố.
Số tiền 181 triệu đồng tuy không lớn nhưng đối với những kẻ táng tận lương tâm ăn chặn cả của trẻ tàn tật mà vẫn được dung dưỡng, thì “kiên quyết”, “nghiêm minh” ở đâu? Làm sao phát huy được tác dụng răn đe!
Lại cưỡng chế, lại đàn áp
Ngày 10/12/2013, xảy ra vụ cưỡng chế thu hồi đất nông nghiệp tại xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh để là sân golf. Với luận điệu “chống người thi hành công vụ”, công an đã dùng roi điện đánh dân khiến nhiều người bị thương nặng và bắt đi 15 người.
Nước ta diện tích không lớn, lại là nước đương phát triển, còn nghèo mà đã có 20 sân golf thừa thãi, nay do động cơ nào, lợi ích nào chính quyền Hà Tĩnh lại cưỡng chế nông dân lấy đất canh tác để làm sân golf nữa. Môn thể thao này chỉ phục vụ số ít người, sao lại phung phí bao nhiêu ha ruộng một cách phi kinh tế thế. Ai cũng biết do biến đổi khí hậu, tương lai nước biển dâng cao sẽ ngập mất một diện tích rất lớn ruộng đất của nước ta, nhất là ở Nam bộ, dân số lại tăng thêm, sẽ là mối nguy mất an ninh lương thực cho các thế hệ mai sau. Những người nắm quyền mà phí phạm ruộng đất là có tội.
Tàu cá Quảng Ngãi bị TQ đập phá
Không kể trong năm đã có nhiều vụ ngư dân ta bị tấn công khi hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa của chúng ta (bị TQ cướp và chiếm đóng), mới đây ngày 01/12/2013 lại xảy ra vụ tàu cá QNG 92046 của ông Nguyễn Văn Lâm gặp trục trặc do lưới cá bị dính vào chân vịt, cập đảo Phú Lâm để nhờ cấp cứu cho thuyền nhân gặp nạn thì bị phía TQ khống chế, đập phá máy móc.

Thế mà trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, Thủ tướng Lý Khắc Cường vẫn hát lại bài: “Kiên trì phương châm 16 chữ, tinh thần 4 tốt, tình hữu nghị Trung – Việt là tài sản quý báu…”. Thiên hạ đã đúc kết: “Chớ vội tin lời người TQ nói, hãy xem việc họ làm”, quả không sai.

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

My Blog List