Khai
thác khoáng sản và các nhóm lợi ích
Mời quý vị bấm vào link
dưới đây để nghe cuộc phỏng vấn của một người đấu tranh trong
nước vừa bị CS vận động bắt ở Thái Lan.
Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-10-10
2013-10-10
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Mỏ than ở Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, ảnh chụp trước đây.
AFP
Khai thác và xuất khẩu
quặng thô bị nghiêm cấm tại Việt Nam, tuy nhiên điều này vẫn diễn ra và gây
nhiều tác động lên đời sống dân chúng, tàn hại môi trường và cơ sở hạ tầng công
ích.
Khoáng sản VN đang ở
đâu?
Trên bản đồ khoáng sản thế giới, Việt Nam không phải là một quốc
gia giàu có. Khu quặng mỏ nổi tiếng nhất đất nước là vùng Đông Triều, Quảng
Ninh, với những hầm than được khai thác đã hơn 100 năm. Gần đây những mỏ dầu
được khai thác ngoài biển Đông có đem lại nhiều lợi tức cho xứ sở nhưng Việt
Nam vẫn không phải là một quốc gia dầu mỏ nổi tiếng. Tuy vậy, cũng có nhiều
loại khoáng sản có mặt trong lòng đất Việt Nam với trữ lượng không lớn, theo
những thông tin cập nhật đến hôm nay.
Với thời gian và sự phát triển của khoa học kỹ thuật có thể các
loại khoáng sản ấy sẽ hữu ích cho quốc gia trong tương lai. Vì thế việc gìn giữ
những khoáng sản ấy cho thế hệ mai sau là đặc biệt quan trọng. Chính phủ Việt
Nam cũng thường xuyên lên tiếng với báo giới về chính sách không thúc đẩy chủ
trương khai thác quặng thô để xuất khẩu, cụ thể là chỉ thị ngày 9/1/2012 của
Thủ tướng chính phủ về việc cấm xuất khẩu quặng thô, không cấp phép thăm dò và
khai thác mới đối với nhiều loại quặng.
Thực tế khai thác khoáng sản tại Việt nam lại là một bức tranh
hoàn toàn khác với viễn cảnh bảo tồn và tinh chế quặng như mong muốn của chính
phủ.
Bên trong hệ thống ấy mỗi bộ có những quyền lợi khác nhau, mỗi
địa phương thậm chí nhóm doanh nghiệp nhà nước họ cũng là một thế lực rất mạnh.
-TS Nguyễn Quang A
-TS Nguyễn Quang A
Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, vào ngày 8/10/2013 tổ
chức một cuộc hội thảo mang tên “Quản trị tài nguyên khoáng sản: Việt
Nam đang ở đâu?” Trong cuộc hội thảo này, nhiều ý kiến đã được nêu lên
về tình trạng khai thác và xuất khẩu khoáng sản không có kiểm soát tại Việt
Nam. Theo đó, việc cấp giấy phép đã có nhiều sai phạm, người dân tại những nơi
có khoáng sản không được lợi gì khi khoáng sản được khai thác, việc khai thác
đã tàn phá môi trường và cơ sở hạ tầng công ích mà chủ đầu tư không đền bù
thiệt hại.
Việc cấp giấy phép đã được nhiều tỉnh cấp mặc dù họ không có
thẩm quyền., và những giấy phép này lại được cấp sau chỉ thị ngày 9/1/2012 của
Thủ tướng.
Trước đây, khai thác khoáng sản là lĩnh vực của Tổng cục địa
chất cùng với các Liên đoàn, các xí nghiệp của mình. Nay những chủ tư nhân cũng
có thể tham gia vào hoạt động này. Và các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đã
tìm mọi cách để có được giấy phép. Điều này được giải thích bằng các mối quan
hệ chằng chéo nhau giữa các doanh nghiệp ấy với các giới chức chính quyền, giới
chức đảng cộng sản, hình thành nên cái mà trong thời gian gần đây được gọi bằng
cụm từ ghê gớm, đó là Nhóm lợi ích. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng
Viện nghiên cứu và phát triển IDS đã tự giải thể, nói về nhóm lợi ích như sau:
“Về nhóm lợi ích ở Việt Nam, ý người ta muốn nói đến các nhóm
lợi ích có ảnh hưởng đến chính sách, đường hướng phát triển của đất nước. Trong
đó nhóm mạnh nhất và lớn nhất là nhóm của lãnh đạo. Bên trong hệ thống ấy mỗi
bộ có những quyền lợi khác nhau, mỗi địa phương thậm chí nhóm doanh nghiệp nhà
nước họ cũng là một thế lực rất mạnh.”
Lĩnh vực tham nhũng
tinh vi
Mỏ than ở phía bắc tỉnh Quảng Ninh, ảnh chụp trước đây. AFP PHOTO.
Theo ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra chính phủ, trong một
phát biểu ngày 18/7/2013, thì khoáng sản là một trong bốn lĩnh vực tham nhũng
tinh vi nhất. Rất dễ hiểu rằng sự tinh vi đó chính là nhóm lợi ích của các nhà
tài phiệt mới và nhà cầm quyền.
Và dĩ nhiên các nhà tài phiệt này hoạt động theo một nguyên tắc
phổ quát của chủ nghĩa tư bản, đó là lợi nhuận. Khi tìm kiếm lợi nhuận, người
ta sẽ lấn lướt càng nhiều càng tốt những người dân địa phương thấp cổ bé miệng,
và cầu đường hư hỏng vì chuyên chở quặng mỏ sẽ tốt hơn đối với họ là gánh nặng
cho ngân sách công ích chứ không phải chi phí mà các công ty của họ phải bỏ ra.
Trong cuộc hội thảo nói trên, một ví dụ được đưa ra về chi phí
xã hội mà các hoạt động khai thác khoáng sản tạo nên, đó là chuyện một
doanh nghiệp nộp ngân sách 5 tỉ đồng, nhưng đoạn đường mà doanh nghiệp này làm
hỏng trị giá đến 30 tỉ đồng. Và theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện
trưởng Viện chiến lược thuộc Bộ Công An, thì người xuất khẩu cuối cùng ăn hết
mọi lợi nhuận, và dân địa phương vẫn nghèo như xưa, nếu không nói là tệ hơn xưa
do cuộc sống và truyền thống bị xáo trộn. Nổi bật lên ở đây là hình ảnh mờ nhạt
của các cộng đồng dân cư trong các dự án kinh tế nói chung, khai thác khóang
sản nói riêng.
Kỹ sư Phạm Phan Long, người tham gia nhiều vài việc đánh giá tác
động môi trường của các dự án tại Hoa Kỳ và cũng có tham gia vào dự án phát
triển tiểu vùng Mekong của ngân hành phát triển Á châu nói với chúng tôi về sự
tham gia của cộng đồng dân cư vào các dự án kinh tế xã hội như sau:
“Việc giới thiệu dự án với cộng đồng dân cư, những người chịu
ảnh hưởng của dự án, là rất quan trọng. Qua đó những người chủ trương dự án tìm
hiểu xem người dân sống thế nào, lịch sử của họ ra sao, và họ nghĩ gì về dự án
của mình. Từ đó người người làm dự án đưa những hiểu biết này vào trong dự án,
tìm cách đối phó và đáp ứng nhu cầu của người dân.”
Thiếu tướng Lê Văn Cương, cho rằng vấn đề nằm ở chổ là “Không
có ai chịu trách nhiệm trước nhân dân Việt nam.” Và việc thất thoát
khoáng sản gắn với cái gốc là trách nhiệm cá nhân từ hệ thống không rõ ràng.
Nhân vật nào phải chịu trách nhiệm đó liệu sẽ chịu trách nhiệm
không khi chẳng có người dân nào được hỏi ý kiến? Chẳng có ai hỏi họ về trách
nhiệm ấy!
Ông Lê Văn Cương nói tiếp rằng những Bộ có liên quan đến khai
thác khoáng sản là Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên Môi trường phải
chịu trách nhiệm, và Chính phủ phải xuất hiện để điều hành. Thực ra trách nhiệm
này được qui định rõ ràng bằng điều số 80 của Luật khoáng sản. Theo đó, Chính
phủ thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản.
Vấn đề là sự quản lý này có được kiểm soát không? Để chính phủ
khỏi lơ là! Để chính phủ không bị cuốn vào luồng xoáy tạo nên bởi các nhóm lợi
ích!
Ai khác hơn để làm việc này ngoài Quốc hội! Cơ quan về nguyên
tắc có quyền lực cao nhất đất nước!
Nhưng Quốc hội cũng có sự hiện diện đầy đủ tất cả các thành viên
chính phủ!
Và trên tất cả, Quốc hội và Chính phủ, là Đảng cộng sản, với
Cương lĩnh đã được ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người từng là Chủ tịch
Quốc hội, khẳng định rằng quan trọng hơn cả Hiến Pháp.
Thiếu tướng Cương nói trong buổi Hội thảo: “phải sửa
Hiến pháp”. Nhưng sửa như thế nào? Theo Thiếu tướng là phải qui định trách
nhiệm nhiều hơn chăng? Rồi trách nhiệm ấy được kiểm soát ra sao?
Có mặt trong buổi hội thảo, TS Lê Dăng Doanh, nguyên cố vấn
chính phủ, phát biểu: cần công khai minh bạch và chia sẻ lợi ích hợp lý.
Trong lĩnh vực này người dân không có điều kiện tiếp cận thông tin nên “cần
các tổ chức xã hội vào cuộc hỗ trợ.”
Nhưng các tổ chức xã hội lại là vấn đề rất lớn của nền dân chủ
tập trung do đảng cộng sản lãnh đạo hiện nay! Người ta e rằng nó sẽ thách thức
quyền lực của đảng cầm quyền.
Tài nguyên khoáng sản là loại tài nguyên không tái tạo được. Để
nó lại cho thế hệ tương lai cùng một cuộc sống ngăn nắp, hẳn là quan trọng hơn
quyền lực nhất thời của ai đó.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.