Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Sunday, December 22, 2013

Không thể trừ được tham nhũng một khi còn độc tài, độc đảng


Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: Không thể trừ được tham nhũng một khi còn độc tài, độc đảng

Felicidad America (Obama - Obama)

Nhà báo Trần Quang Thành (TQT): Xin chào TS Nguyễn Quang A!
Tiến sĩ Nguyễn Quang A (NQA): Chào anh!

TQT: Thưa TS Nguyễn Quang A, vụ án Vinaline, Vinashine đã khép lại giai đoạn đầu với mức án là 2 người cầm đầu, một người là Tổng giám đốc, một người là Chủ tịch HĐQT đã lĩnh án tử hình. Qua vụ án này thì cũng nhiều dư luận khác nhau, nhận xét nhiều khía cạnh khác nhau. Riêng Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận xét gì về phiên tòa xử của vụ án này ạ?

NQA: Thứ nhất, những bản án rất là nặng nề đã được phán xử. Cái việc đó nó có thể có một cái tác dụng răn đe nhất định và nó có một cái tác dụng để làm xoa dịu nỗi bức xúc của người dân. Và như tivi cũng đưa ra rất là nhiều người dân bình thường ở khắp nơi trong nước rất là hoan nghênh cái việc này. Cái chuyện mà để cho báo chí rồi người dân lên tiếng thì tôi nghĩ cũng không phải là một điều hay bởi vì nó biểu hiện một cái chuyện mà bên tư pháp chịu ảnh hưởng của dư luận rất là …

TQT: Thưa tiến sĩ, trong phiên tòa này người ta để ý một điều tức là ông Dương Chí Dũng ông ý có khai ra cái việc là ai đã cho ông ý nguồn tin để mà ông ý chạy trốn, nhưng mà ông ý kiên quyết xin lỗi là ông ý không nói cái người đã cho nguồn tin đó. Người ta bảo “bóng đen” nào đó đã phủ lên cái vụ án này, tiến sĩ nghĩ sao về cái nhận xét này ạ?

NQA: Cái đấy thì hoàn toàn đúng bởi vì cái người nào đấy mà báo tin cho ông ấy về cái chuyện bị bắt để ông ý bỏ trốn thì chắc chắn phải là một nhân vật rất là quan trọng ở trong cái ngạch điều tra đó. Cái đấy có lẽ sẽ là một vụ án khác mà người ta tách riêng ra cho nên cái vụ án này tuy rằng tòa có hỏi nhưng mà ông ý rất khoát là ông ý không nói ra. Tôi nghĩ rằng là cũng không phải là ngoan cố, chắc cũng không phải là bao che bởi vì ông ý nói là ông ý đã khai hết với cơ quan điều tra rồi. Có thể ông ý hy vọng ông ý không nói ra công khai thì người ta có giữ được cái đầu mối chẳng hạn thì ông ý sẽ có cơ được cứu trong thời gian thụ án trước khi thi hành bản án chẳng hạn. Thì cái đấy cũng có thể là một cái tính toán của ông ý. Nhưng cái đấy thì chỉ có ông ý biết thôi.

TQT: Chính vì vậy cho nên người ta có bình luận rằng là có lẽ đây là một Xiêng Phênh của Việt Nam. Vì ngày xưa có một vụ án về ma túy thì Xiêng Phênh, một anh công dân Lào, trước khi bị hành quyết anh đã khai ra nhân vật chính trong cái vụ án đó là tay Trường ở Bộ công an. Và cuối cùng anh ta đã được xử án chung thân. Phải chăng đây cũng là cơ may lập công cuối cùng cho Dương Chí Dũng không thưa ông?

NQA: Tôi không dám bình luận về chuyện này bởi vì cũng có thể phỏng đoán được là như vậy, đến cái lúc… Một mặt ông ý nói là ông ý đã khai hết ra cho bên cảnh sát điều tra rồi. Thế thì như vậy ít ra ở bên cảnh sát điều tra họ đã biết rất kỹ đấy là ai rồi. Và tôi nghĩ rằng là các cơ quan cấp cao của Việt Nam như là Ban Nội chính TW của ĐCSVN chắc chắn là phải biết được thông tin đấy. Vấn đề tức là gì? Là đến khi giả sử mà người ta có thi hành bản án thì cái thi hành bản án ấy không phải là trước công chúng rất là rộng rãi và ông ấy có nói ra bởi vì ông ấy đã nói rồi là cái việc so sánh vụ của ông ý với vụ ma túy mà phát hiện ra Nguyễn Xuân Trường ý thì tôi nghĩ rằng cũng là một kiểu so sánh. Nhưng mà tôi nghĩ rằng là so sánh đấy cũng khập khiễng.

TQTHiện nay đất nước ta đang trải qua một cái thời kỳ rất là nghèo, kinh tế thì suy thoái, bao nhiêu vụ tham nhũng rất là nặng nề nhưng mà dân chúng vẫn thấy chưa thỏa mãn với cách hành xử của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quá trình xét xử tham nhũng. Vẫn chưa thấy khúc đáy, giữa nào, khúc đầu vẫn chưa thấy xuất đầu lộ diện thì TS Nguyễn Quang A nghĩ gì về vấn đề này?

NQA: Cái đấy thì hoàn toàn đúng thôi, nhưng mà tôi nghĩ rằng là ngay cả giả như Việt Nam cũng lại học theo kiểu ông Tập Cận Bình tức là đả cả hổ lẫn đả cả ruồi. Thì bây giờ Việt Nam đang đả ruồi và đả nhặng. Giả như có đả cả hổ đi chăng nữa thì cũng không giải quyết được về cơ bản cái chuyện tham nhũng.
TQTÔng nghĩ sao chuyện ông TBT Nguyễn Phú Trọng ông ý cứ nói lúng túng trong cái chuyện lấy lý do về cái chuyện xử lý vụ tham nhũng chưa nghiêm túc là vì lý do A, lý do B, rồi vấn đề ổn định chính trị. Phải chăng từ cái chỗ gọi tham nhũng là quốc nạn thì bây giờ tham nhũng không phải là quốc nạn nữa rồi thì đi đến đâu nữa thưa tiến sĩ?

NQA: Tôi không muốn bình luận về những lời nói mà lúc thế này lúc thế kia, bất nhất, không nhất quán của ông Nguyễn Phú Trọng bởi vì không thể bình luận được, không còn có cái gì để mà bình luận.

TQTTheo TS Nguyễn Quang A, cái vụ mà xử Vinashine, Vinaline rồi cái vụ xử về Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn mới đây có phải là những bước mở đầu đáng khích lệ về cái vụ chống tham nhũng hiện nay nó bước theo một gia đoạn mới không hay là nó chỉ là cái chuyện đâu lại vào đấy?

NQA: Không, hoàn toàn không có cái gì để khích lệ cả. Như tôi đã nói người ta đưa ra một chục gọi là đại án nhằm để chứng tỏ rằng cái việc chống tham nhũng rất là quyết liệt. Cái việc xử các bản án rất là nặng nề cái vụ ở Ngân hàng Nông nghiệp cũng là 2 án tử hình, vụ này cũng là 2 án tử hình, tức là rất là ngặt nghèo. Có thể nó sẽ có một tác dụng răn đe gì đó nhưng mà bởi vì vấn đề tham nhũng không giải quyết ở tận gốc cho nên có 10 vụ đại án, 50 vụ án nếu mà có xử một ông thật là to đi chăng nữa cũng vẫn không giải quyết được vấn đề gì.

TQTNhư vậy theo TS Nguyễn Quang A cái gốc của nó ở đâu, và muốn giải quyết cái gốc đó chúng ta phải làm gì?

NQA: Gốc của nó là ở cái chỗ độc quyền thì sẽ đẻ ra tham nhũng, càng tham nhũng nhiều hơn. Tham nhũng là nó đụng đến quyền lực, không thể tiệt trừ được tham nhũng mà chỉ có gọi là phòng ngừa giảm bớt mà thôi. Trong một cái chế độ mà không có cạnh tranh chính trị, không có minh bạch, không có tự do ngôn luận thì tham nhũng nó cứ thế sẽ sinh ra. Và muốn giảm được tham nhũng thì phải có dân chủ, phải có đa đảng, phải có cạnh tranh chính trị, phải có tự do ngôn luận, người dân phải được lên tiếng, báo chí phải được lên tiếng. Và trong trường hợp đấy thì tham nhũng sẽ bớt đi chứ không phải là được triệt tiêu.

TQTTrong những ngày gần đây, ở Việt nam những cái hoạt động về xã hội dân sự đã phát triển và ngày càng phát triển thì theo tiến sĩ những cái hoạt động xã hội dân sự đó nó có góp phần tác dụng tích cực thế nào về vấn đề sẽ dân chủ hóa, minh bạch hóa đất nước và có thể góp phần đẩy lùi tham nhũng được không thưa tiến sĩ?

NQA: Chắc chắn là cái sự phát triển của xã hội dân sự trong thời gian vừa qua là một thí dụ đáng mừng. Và nếu mà xã hội dân sự phát triển một cách lành mạnh, tôi nói lại là lành mạnh bởi vì xã hội dân sự cũng có thể phát triển theo một kiểu không lành mạnh. Thì cái việc phát triển lành mạnh của xã hội dân sự chắc chắn nó sẽ góp phần rất là tích cực vào cái việc chuyển đổi đất nước sang thể chế dân chủ. Và như thế nó góp phần rất là tích cực vào cái việc chống tham nhũng.

TQTNgười ta bảo rằng là hiện nay xã hội dân sự ở Việt Nam nó chưa góp phần vào cái việc như là một cái sự … đối với ĐCS ý, thì tiến sĩ muốn làm cho các phong trào xã hội dân sự, tổ chức xã hội dân sự phát triển mạnh thì ta phải làm như thế nào để trở thành một cái tiềm lực mạnh?

NQA: Muốn cho xã hội dân sự phát triển lành mạnh thì người dân, bởi vì xã hội dân sự là việc của người dân. Nếu như người dân hiểu được cái quyền của mình, đòi được quyền của mình và thực hiện cái quyền của mình thì những cái quyền con người, quyền tự do của công dân, quyền của người dân không bao giờ chờ được ai ban phát cho mà phải đấu tranh giành lấy bằng cách tốt nhất những cái quyền tự nhiên ấy mình phải thực hiện và thảo luận gây sức ép đấu tranh với chính quyền để mình được thực hiện cái quyền hiến định đấy của mình. Và chỉ trong trường hợp đấy thì xã hội dân sự mới phát triển được một cách lành mạnh. Và muốn phát triển lành mạnh thì tất nhiên các tổ chức xã hội dân sự cũng như người dân cũng phải học được cách là xã hội dân sự nó là cái gì, nó hoạt động ra sao và thấm nhuần những cái phương pháp của xã hội dân sự cũng như là tích cực tham gia vào cái hoạt động đấy thì lúc đó cái xã hội dân sự mới có thể phát triển lên được.

TQTXin cám ơn TS Nguyễn Quang A, xin chào ông ạ!

NQA: Chào anh!







Đại sứ Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ bị giữ vì chuyển tiền lậu

FRANKFURT, Đức (NV) - Hải quan phi trường Frankfurt - Đức, đã tạm giữ ông Nguyễn Thế Cường – Đại sứ CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ vì mang 20,000 Euro mà không khai báo.

Trang web vietinfo.eu, dẫn tin của báo điện tử Bild.de cho biết, ông Cường đã bị cảnh sát Đức thẩm vấn vì nghi viên Đại sứ CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ rửa tiền. Ông Cường thì khai rằng khoản tiền này là do Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ quyên góp để giúp những nạn nhân bão lụt tại Việt Nam.

Thông thường, các cơ quan, tổ chức luôn thông báo công khai về hoạt động cũng như kết quả quyên góp do họ thực hiện. Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ có trang web riêng (http://www.vietnamembassy-turkey.org/vi/).

Nhật báo Người Việt đã thử vào trang web này để tìm kiếm những thông tin có liên quan tới hoạt động quyên góp, cũng như kết quả quyên góp hỗ trợ nạn nhân bị bão lụt tại Việt Nam nhưng không tìm thấy bất kỳ thông tin nào về khoản tiền 20,000 Euro vừa kể. 

Trang web vietinfo.eu dẫn một số nguồn tin tại Đức cho biết, Tổng lãnh sự CSVN tại Frankfurt đã gửi công hàm hàm phản đối đến chính phủ Đức về chuyện tạm giữ ông Cường là vi phạm hiệp ước bảo đảm quyền miễn trừ dành cho các nhân viên ngoại giao. Tuy nhiên ông Cường vẫn chỉ được cho tại ngoại sau khi đã đóng khoản tiền thế chân là 3,500 Euro.

Ông Nguyễn Thế Cường, Đại sứ CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ gặp ông Hayati Yazici, Bộ Trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7 năm ngoái. Ông Cường vừa bị cảnh sát Đức tạm giữ vì nghi rửa tiền. (Hình: website Đại sứ quán CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ)

Chuyện Đại sứ CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ bị tạm giữ vì vận chuyển một lượng tiền mặt lớn mà không khai báo chắc chắn không làm nhiều người ngạc nhiên. Các viên chức ngoại giao của chế độ Hà Nội đã từng nổi tiếng khắp thế giới vì tống tiền kiều dân khi họ phải liên lạc để làm những thủ tục hành chính cần thiết như gia hạn, đổi passport, xin visa,… nhận hối lộ, bảo kê các hoạt động phi pháp, buôn lậu và thực hiện những hành vi bất xứng khác làm nhục cho quốc thể.

Cuối năm 2008, báo chí Nam Phi công bố một loạt bài điều tra về việc bà Vũ Mộc Anh, Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán CSVN tại Nam Phi, buôn lậu sừng tê giác. Lúc đầu, Đại sứ CSVN tại Nam Phi lúc đó là ông Trần Duy Thi phủ nhận việc các viên chức ngoại giao Việt Nam có dính líu tới chuyện buôn lậu sừng tê giác. Viên đại sứ này tuyên bố, không có nhân viên nào của ông ta nhận đã làm chuyện như truyền thông Nam Phi đề cập và ông ta “thường xuyên nhắc nhở nhân viên không được buôn lậu”. 

Ngay sau đó, chương trình 50/50 đưa một đoạn video clip lên hệ thống truyền hình Nam Phi, cho thấy bà Vũ Mộc Anh nhận sừng tê giác từ tay một kẻ chuyên săn trộm tê giác. Đáng chú ý là trong video clip vừa kể, người ta còn thấy một người Việt khác cũng đứng tại đó, cạnh một chiếc xe hơi của viên tham tán có tên là Phạm Công Dũng. Trong hồ sơ của cảnh sát Nam Phi, hồi đầu năm 2008, chiếc xe mang biển số ngoại giao của ông Dũng đã từng bị tạm giữ khi một người Việt dùng nó dể vận chuyển 18 ký sừng tê giác.

Đó cũng là lý do CSVN phải triệu hồi bà Vũ Mộc Anh về nước. Cũng tới lúc đó, ông Trần Duy Thi mới thừa nhận sự việc là có thật. Trả lời tờ Tuổi Trẻ, ông Thi nhìn nhận đây là “chuyện đáng tiếc vì hám lợi”.

Thật ra bà Vũ Mộc Anh không phải là trường hợp làm điều “đáng tiếc vì hám lợi” duy nhất trong số các viên chức ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán CSVN ở Nam Phi. Hồi 2006, một tùy viên thương mại của cơ quan này tên là Nguyễn Khánh Toàn bị bắt quả tang đang tìm cách đưa 9 ký sừng tê giác ra khỏi Nam Phi.

Năm nay, RFA lên tiếng tố cáo một nhóm người Việt ở Moscow, cầm giữ 15 cô gái, buộc họ phải bán dâm. Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Châu Á (CAMSA) khẳng định nhóm người này là một tổ chức buôn người. Đáng chú ý là CAMSA công bố một số đoạn băng ghi âm, cho thấy, việc buôn người sang Nga, gây sức ép buộc 15 cô gái bán dâm có sự tiếp tay của một vài nhân viên ngoại giao làm việc trong Đại sứ quán Việt Nam tại Nga. (G.Đ)



Ác mẫu



No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official 30/4/2024

My Blog List