Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, March 28, 2015

Hai sự kiện không dễ gì rửa sạch

 

Hai sự kiện không dễ gì rửa sạch

Tô Văn Trường

Hai sự kiện ở hai miền đất nước khác nhau về hình thức nhưng đều dẫn đến một phản ứng tức thì, gay gắt của người dân, đó là việc chặt cây xanh ở Hà Nộilấp sông xây nhà ở Đồng Nai.

Người dân Hà Nội tự nhiên thấy hàng trăm cây xanh to lớn, đẹp đẽ bị đào bới, chặt bỏ. Cảm giác đầu tiên của họ là bàng hoàng, xót xa, sau đó là phẫn nộ khi biết lý do của việc làm đó được những người có trách nhiệm giải thích một cách ‘tỉnh queo”! Việc chặt cây xanh ở Hà Nội đã bị đình chỉ nhưng hậu quả là người dân mất lòng tin vào năng lực quản trị của những người lãnh đạo thành phố.

Tương tự như vậy ở Đồng Nai, người ta cũng ngang nhiên lấp sông (nói cho chính xác là lấn sông) xây nhà để kinh doanh dịch vụ dưới cái tên mỹ miều là “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai”.

Diễn biến của dự án này khá phức tạp trong khi Mạng lưới Sông ngòi Việt nam (VRN) đề nghị rút giấy phép dự án thì chính quyền Đồng Nai cho rằng, trước khi bắt tay làm dự án phát triển đô thị ven sông, đã nghiên cứu, đánh giá những ảnh hưởng và thực hiện đầy đủ các bước quy định, phù hợp với quy hoạch và các quy định của pháp luật. Đồng thời đã có sự xem xét chấp thuận, thống nhất của Ban thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh Đồng Nai.

Sơ lược đôi nét chính về dự án
Hệ thống lưu vực sông Đồng Nai liên quan đến 11 tỉnh thành trong khu vực.  Sông Đồng Nai (chỉ có phần nhỏ thuộc Campuchia) được coi là con sông nội địa dài nhất của nước ta đi qua thành phố  Biên Hòa, rồi chia làm 2 nhánh ôm trọn vùng đất Cù lao Phố.

Dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” được khởi công vào tháng 9/2014 với tổng vốn đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng với các hạng mục chính như: bờ kè, công viên, dãy nhà phố, cao ốc văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại… Dự án có chiều dài 1,3 km; đoạn xa nhất lấn ra ngoài sông Đồng Nai khoảng hơn 100 m.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai quy hoạch chi tiết 1/500 của phường Quyết Thắng được tỉnh phê duyệt năm 1997, có thể xây dựng kè lấn sông mà không ảnh hưởng nhiều đến dòng chảy, không tạo nút thắt gây ảnh hưởng giao thông và thoát lũ. 

Năm 2008, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai ký hợp đồng với Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam để đánh giá tác động dòng chảy theo mục tiêu kè lấn sông. 

Sau một năm nghiên cứu, đánh giá đã kết luận việc chỉnh trị bờ trái sông Đồng Nai nằm giữa cầu Hóa An và cầu Ghềnh, sẽ không ảnh hưởng đến vùng dự án và khu vực lân cận.

Đến nay, dự án thực hiện đầy đủ thủ tục phê duyệt quy hoạch chi tiết, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chấp thuận đầu tư, cấp giấy phép xây dựng và đang được thực hiện đúng tiến độ được duyệt.

Luận cứ khoa học
           Bất kể một dòng sông nào thì vận động của nó đều tuân theo một quy luật đặc thù: đó là quy luật về hình thái. Trong toán học, để có một kết quả tích số là 100, ta có thể có vô số phép nhân có nghĩa. Nhưng để có một lòng sông ổn định có diện tích mặt cắt ngang 100 m thì chỉ có một cặp duy nhất về trị số chiều rộng sông và độ sâu dòng chảy (ví dụ là 50 m x 2 m) là bảo đảm cho lòng sông đó ổn định được dưới tác động của một chế độ dòng chảy nhất định mà thôi.

Người ta không thể cưỡng bức dòng sông tuân theo sự sắp đặt chủ quan của con người. Chỉnh trị sông cũng như dạy thú dữ làm xiếc, nếu dạy theo một phương pháp khoa học, thì con thú có thể được thuần phục làm trò để mua vui cho mọi người, nhưng nếu dạy thú theo một phương pháp trái quy luật của thú thì nó có thể quay lại trả thù con người, thậm chí trả thù rất tàn bạo. Những ví dụ để minh chứng cho điều đó đã có rất nhiều trong thực tế.

Sông Đồng Nai đã được hình thành từ ngàn năm, hình thái của nó trên mặt bằng, trên mặt cắt ngang, trên mặt cắt dọc đã được định hình theo nguyên tắc hình thái ổn định động để phù hợp với các điều kiện về dòng chảy, địa chất, địa hình tại chỗ. Sự thay đổi hình thái tại một vị trí nào đó sẽ kéo theo một phản ứng dây chuyền về bờ đối diện, về thượng lưu, và cả về hạ lưu.

Đoạn lấn bờ sông Đồng Nai nằm ở bờ lõm của sông, tức là ở phía có chủ lưu áp sát, ở đó sông sâu, nước xiết, mọi tác động đều tạo ra phản ứng rất nhạy cảm. Điều chỉnh lại đường bờ sẽ là cho lưu tốc phân bố lại theo phương ngang, kéo theo sự biến hình mặt cắt ngang, tức là dẫn đến sự sạt lở mạnh mẽ bờ đối diện.

Tác động trực tiếp nhất là làm thay đổi tỷ lệ phân lưu giữa 2 nhánh sông tại Cù lao Phố. Điều đó, sẽ ảnh hưởng tức khắc đến an toàn của các cầu Rạch Cát, Hiệp Hòa ở đầu lạch trái, nghiêm trọng hơn là an toàn của cầu Ghềnh, cầu Bửu Hòa ở đầu lạch phải. Tất nhiên, biến động có thể xảy ra là lạch trái có thể bị lấp, lạch phải mở rộng, đào sâu thêm, đấy là chưa kể đến việc ảnh hưởng thoát lũ do thu hẹp mặt cắt sông, v.v. Không có mô hình tính toán thủy lực dù là 1 chiều – 2 chiều hay mô hình vật lý nào có thể phản bác được các lý lẽ nói ở trên.
 
Hình ảnh mũi tên chỉ khu vực dự án (Ảnh trên mạng) 

Sai lầm không thể biện minh

Sông Đồng Nai là con sông liên tỉnh, có Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai. Quản lý lưu vực sông là trách nhiệm chủ yếu của Bộ Tài nguyên & Môi trường và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.

Có ý kiến cho rằng dự án này đã vi phạm quy định hành lang thoát lũ theo Luật đê điều. Khách quan, nhận xét lý lẽ này không thuyết phục vì trong phạm vi dự án không có đê. Sai lầm lớn nhất, không thể biện minh của dự án chính là vi phạm Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội khóa 13 phê duyệt năm 2012.

Khoản 22 Điều 2 ghi rõ “Hành lang bảo vệ nguồn nước là phần đất giới hạn dọc theo nguồn nước hoặc bao quanh nguồn  nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định”.
Khoản 5. Điều 9 Các hành vi bị nghiêm cấm :”Khai thác trái phép cát, sỏi trên sông suối, rạch, hồ chứa, khai thác khoáng sản, khoan đào, xây dựng nhà cửa và kiến trúc công trình và các hoạt động khác trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng uy hiếp hành lang bảo vệ nguồn nước đến sự ổn định an toàn của sông, suối, kênh rạch, hồ chứa”.

Nếu lãnh đạo tỉnh, bộ phận tham mưu, doanh nghiệp và cả nhà khoa học chịu khó đọc và hiểu Luật tài nguyên nước thì chắc chắn không ai dám phạm Luật để tiến hành nghiên cứu và xây dựng  dự án này!

Tôi cũng vừa mới đọc báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)  dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai, quy mô 8,4 ha” phải nói làm công phu, nhiều luận cứ dựa trên tính tóan mô hình nhưng các tác giả quên rằng nội dung mới chỉ đánh giá tác động do xây dựng ở bề mặt, bỏ qua phần cốt lõi là không làm ĐTM do lấn sông và thay đổi mặt cắt ướt dưới lòng sông. ĐTM cũng không có các biện pháp giảm thiểu do tác động xấu gây ra. Đây không phải là báo cáo theo đúng nghĩa ĐTM của dự án, mặc dù đã được Hội đồng khoa học thông qua.

Mặt khác, theo quy định  báo cáo ĐTM  thuộc phạm vi của Tỉnh phê duyệt nhưng chỉ khi công luận lên tiếng thì địa phương mới nộp báo cáo ĐTM và quyết định phê duyệt cho Bộ Tài nguyên & Môi trường.

Dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư, quy hoạch 15 ha nhưng dự án thực hiện chỉ 8,4 ha, trong đó 7,2 ha (hơn 90%) là san lấp mặt nước sông Đồng Nai. Lý do nêu ra là không đủ vốn, nên xin và được duyệt dự án trên phần diện tích 8,4 ha gần như không phải đền bù của 15 ha đã được quy hoạch.
Tại sao việc đầu tư dự án làm phát sinh yêu cầu phải di dời vị trí trạm bơm lấy nước cấp cho sinh hoạt ra phía sông lại do nhà nước đầu tư (60 tỷ đồng) chứ không phải bằng tiền của dự án (tiền của chủ đầu tư)?

Như vậy, dự án thực hiện, phần diện tích còn lại của quy hoạch càng trở nên xương xẩu, khó mà tin rằng sẽ được nhà đầu tư khác tiếp tục đầu tư vì hiệu quả kém. Nếu sau này lại do nhà nước đầu tư thì rõ ràng đây là trò móc túi tinh vi…

Lời kết
Về mặt khoa học kỹ thuật còn có thể tranh luận nhưng chiểu theo đúng Luật Tài nguyên nước thì rõ ràng dự án đã vi phạm vào hành vi nghiêm cấm không được làm (Khoản 5 –  Điều 9).

Từ sự kiện chặt cây xanh ở Hà Nội đến việc lấp sông Đồng Nai làm dự án đều thể hiện “lỗ hổng” trong tư duy và năng lực quản trị của chính quyền địa phương  dù mức độ có khác nhau nhưng đều là vết nhơ không dễ gì rửa sạch!
T.V.T.
Tác giả gửi BVN

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, March 27, 2015

Người Việt tiếp tục trốn chạy khỏi đất nước bằng mọi giá



From: bacninh75@gmail.com
Date: Wed, 25 Mar 2015 18:43:43 +0100
Subject: Người Việt tiếp tục trốn chạy khỏi đất nước bằng mọi giá

VUOTBIEN_500x500.jpg
Người Việt tiếp tục trốn chạy khỏi đất nước bằng mọi giá

T2, 03/23/2015 - 11:54
Sau 40 năm kể từ ngày CSVN cai trị tòan cõi Việt Nam người dân tiếp tục bỏ xứ ra đi bằng mọi cách vẫn tiếp tục diễn ra

Sau những đợt di tản năm 1975, đến lượt người dân Việt Nam liều mình vượt biên bắt đầu từ cuối thập niên 70. Sau đó là các đợt định cư theo diện H.O. Rồi đến những đợt người đi theo diện bảo lãnh, đòan tụ.
Gần đây hơn là dạng các em du học sinh đi học ở nước ngoài, rồi tìm mọi cách để được ở lại hợp pháp.
Tình trạng những người dân miền Bắc tìm cách trốn ở lại Anh sau khi đi du lịch châu Âu đang diễn ra một cách thầm lặng nhưng đều đặn. Sau đây là một câu chuyện được một thiếu nữ miền Bắc, mới đến được Anh trong tháng 02/2015, kể lại:

- Làm sao em tìm được đường dây qua đây ? 

* Bây giờ bên Việt Nam nhiều lắm, rồi bạn bè qua trước thì mình hỏi và họ sẽ chỉ. 

- Đi tốn kém bao nhiêu ? 

* Có hai giá. Một giá gọi là VIP và một giá gọi là "Cỏ"  

- VIP nghĩa là gì ? còn "Cỏ" là gì ? 

* VIP thì đắt hơn, sẽ được giàn xếp, chỗ ngủ đàng hoàng. Còn "Cỏ" rẻ hơn nhưng chỗ ngủ không tốt và không được giàn xếp. 

- Giá cả thế nào? 

* VIP thì USD 34,000 còn "Cỏ" thì USD 20,000

- Chừng nào phải trả tiền ?               

* Đi tới nơi là trả ngay. 

- Em đi giá VIP và đi ra sao? 

* Vâng em đi giá VIP, em đi du lịch, ngồi máy bay tới một nước châu Âu, trước khi sang Pháp, rồi mới trốn qua Anh. 

- Vậy em đi du lịch ? 

* Dạ vâng 
!

- Em đi vậy có sợ không? Và không biết tiếng Anh thì sao? 

* Em nói được vài câu và trước khi đi người ta hướng dẫn. Em cũng sợ lắm, lúc ngồi máy bay lo sợ vì không biết tới châu Âu làm gì? 

- Vậy em vào Châu Âu có bị hỏi gì không? Rồi em tính cuộc hành trình như thế nào? 

* Thì người ta đưa em giấy hộ chiếu, rồi dặn em lên máy bay, khi tới châu Âu cứ làm người du lịch. Họ có viết trong tờ giấy dặn em phải làm gì khi ra khỏi sân bay châu Âu. 

- Rồi em có bị an ninh và hải quan hỏi gì không? Mà em không biết tiếng thì sao? 

* Em nói được vài chữ trước khi đi, rồi tới đó em bập bẹ rồi ra được. 

- Sau đó thì sao? 

* Em ra khỏi sân bay, trong tờ giấy họ dặn em đón taxi ra ga xe lửa để đi Paris 
...

- Em không biết gì hết thì sao?

* Em text về cho người hướng dẫn, họ text vào điện thoại rồi em đưa cho tài xế taxi, họ xem rồi đưa em ra ga. 

- Tất cả chi phí taxi và ăn uống em phải trả ? 

* Vâng em phải trả hết. 

- Tới Paris thì sao? 

* Em lại mua vé đi về phía bờ biển, đi phà qua Anh, rồi em đợi và có người đón. 
- Tới bờ biển có người đón em sao nữa ? 

* Dạ người đón em, vì em trả giá VIP nên có nhà ngủ, nhưng cũng kinh lắm chứ không phải khách sạn. Nhưng ai đi vé "Cỏ" là nằm ngoài biển. 

- Rồi sao nữa? 

* Khi trả vé VIP thì họ sẽ xếp cho mình lên xe hàng. Họ xếp em vào loại xe y như là xe đưa bưu phẩm, trong đó chia làm hai ngăn. Còn đi vé "Cỏ" thì họ sẽ phá những thùng container mình lén vô trong. Loại này dễ bị bắt hơn. 

- Trong thùng xe của em bao nhiêu người ? 

* Tới 15 hay 16 người chật lắm anh. 

- Trong đó có người Việt không? 

* Vài người thôi anh, còn lại là Trung Quốc, Ấn độ và Trung Đông
.

- Rồi làm sao họ lái xe lên trên phà được mà em không bị bắt? 

* Họ có kinh nghiệm anh, họ đợi cái giờ đổi ca thì lúc đó khám xét không chặt chẽ, có sơ hở thì xe chạy vào giờ đó thì nhóm kiểm tra không dò máy kỹ, nhờ đó xe lên được phà. 

- Vậy là em qua tới đây ? 

* Dạ có 5 ngày là em tới đây rồi. Nhiều người nói em may lắm, vì không phải ngủ bờ ngủ bụi nhất là không bị cưỡng hiếp. Nếu em được lựa chọn thì em sẽ không đi nước ngoài đâu. Giờ không biết cuộc đời như thế nào? Và đi như thế này khiếp quá. 

Đúng là làm người Việt Nam y như những kẻ khốn cùng, từ năm 1975 phải đi, và đến giờ 2015 vẫn còn người phải ra đi… Cô gái vừa trải qua một hành trình gian khổ chỉ im lặng, không nói gì. nhưng ánh mắt cô hiện lên một nỗi buồn khó tả. 

Đoàn Hưng / SBTN


__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?B?TkdVWeG7hE4

Qua trùm công an Trần Đại Quang: CSVN chuyển động mạnh, vừa lòng Mỹ!


 
Qua trùm công an Trần Đại Quang: CSVN chuyển động mạnh, vừa lòng Mỹ!

TRÙM CÔNG AN VNCS THĂM MỸ VÀ LHQ
Trùm công an VNCS đã kết thúc chuyến công du 6 ngày, 4 ngày ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn và 2 ngày ở New York. Nguồn tin Mỹ ở thủ đô HTĐ cho bản báo biết: Trần Đại Quang thành công! Đại thành công. Chưa một cấp bộ trưởng nào được đón tiếp nồng hậu, đậm đà như tay trùm công an này. Trần Đại Quang là một Đại tướng công an chuyên nghiệp, đi từ cấp cơ sở, Thiếu úy leo lên đến 4 sao, Thân cận của Thủ Dũng, đàn em ruột của Lê Hồng Anh, Đại tướng Công an, hiện là Ủy viên thường trực Ban Bí thư, Bộ Chính Trị Cộng Đảng VN. Năm nay, Quang 60 tuổi, người tỉnh Ninh Bình. Tôi xem tivi, Quang vào loại đẹp trai, có duyên, tướng diện, cốt cách rất tốt, vượt xa các lãnh tụ CS từ thời Lê Duẫn đến nay. Quang nói tiếng Anh lưu loát, vượt xa “trí thức bần cố nông” Nguyễn Sinh Hùng.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2015/03/17/12/20150317125416-anh0.jpg
Trùm CA Trần Đại Quang và Giám đốc FBI James Comey
http://nld.vcmedia.vn/2015/trandaiquang-anninhnoidiamy-1426663693243.jpg
Với Bộ trưởng bộ Nội an Hoa Kỳ, ông Jeh Charles Johnson
Vẫn theo tin HTĐ, Trần Đại Quang đã được “cơ cấu” thay Trương Tấn Sang làm chủ tịch nước vào Đại hội Đảng thứ XII-2016. Chắc không phải. Chuyến công du HTĐ và New York của Quang đã được ủy nhiệm rộng quyền của một thủ tướng. Theo một nguồn tin khác từ Hà Nội cho biết, Nguyễn Tấn Dũng sẽ là Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước trong trường hợp Dũng vẫn được lưu dụng ở Đại hội thứ XII. Và chắc là được.
Hiện nay, Thủ Dũng là nhân vật mạnh nhất VNCS. Trần Đại Quang có triển vọng làm Thủ tướng. Cứ theo tướng diện và phong cách, Quang còn vượt lên nữa. Vừa đến thủ đô Mỹ, sau bữa ăn trưa, Quang đến bộ ngoại giao hội đàm với Phó Bộ trưởng, vẫn quanh quẩn vấn đề nhân quyền VN. Mỹ đã gõ đúng cửa!
http://triviet24h.vn/upload/dantri/Bo-truong-Tran-ai-Quang-hoi-dam-voi-Bo-truong-An-ninh-noi-dia-Hoa-Ky-71580_thumb.jpg
Hội đàm với Bộ Nội an Hoa Kỳ
Bộ trưởng Trần Đại Quang hội kiến với Thượng nghị sĩ John McCain
Hội kiến với TNS John McCain
Đàn áp nhân quyền là nghề của công an mà Quang đã có kinh nghiệm gần 40 năm. Hôm sau, Quang thăm viếng và hội đàm với hàng loạt viên chức thẩm quyền cao cấp bậc nhất của Mỹ: Giám đốc FBI, bà Cố vấn HĐANQG, Bộ trưởng Bộ Nội An Hoa Kỳ và TNS John McCain, Chủ tịch UB Quốc phòng Thượng viện cùng 2 nhà lập pháp khác. Trong 4 ngày ở HTĐ, báo chí mô tả ông Trùm hội họp liên miên “tối tăm mặt mũi” nhưng rất phớn phở như đi thăm một nước đồng minh “tối huệ quốc”! Không gặp trục trặc nào. Đâu đâu cũng bật đèn xanh “về phía Mỹ”! Hai ngày ở New York, dù là Bộ trưởng, Quang đã được quyền Chủ tịch ĐHĐ LHQ tiếp đón. Sau đó đi thăm phụ tá Tổng thư ký LHQ, vẫn là những vấn đề như ở HTĐ. VNCS đã chuyển hướng tuy từ từ “nhưng bạo dạn và mạnh”. Tin được bao nhiêu? Xin “wait and see”.
HÀ NHÂN VĂN


__._,_.___

Posted by: truc nguyen

Euro sụt giá kích thích lòng tham của Trung Quốc đối với Châu Âu


Đăng ngày 26-03-2015 Sửa đổi ngày 26-03-2015 17:33

Euro sụt giá kích thích lòng tham của Trung Quốc đối với Châu Âu

mediaNhân dân tệ/euroREUTERS/Petar Kujundzic
Ngày 22/03/2015 Ý như đã không tránh khỏi bàng hoàng : Tập đoàn sản xuất vỏ xe nổi tiếng thế giới Pirelli, niềm tự hào của kinh tế Ý, chuẩn bị rơi vào tay ChemChina, một tập đoàn Trung Quốc mà ở phương Tây không ai biết đến. Sự sụt giá của đồng euro là một cơ hội tuyệt vời cho các doanh nghiệp Trung Quốc.
Sở dĩ tập đoàn Trung Quốc thành công trong việc mua lại Pirelli, đó là nhờ hiện tượng đồng tiền châu Âu đã tuột giá thê thảm trong thời gian gần đây, một thực tế ngày càng kích thích ý hướng bành trướng qua Châu Âu của Trung Quốc.
Theo các số liệu được tiết lộ, để giành quyền kiểm soát Pirelli, phía Trung Quốc đã bỏ ra khoảng 7,4 tỷ euro, chỉ tương đương với 49 tỷ yuan theo thời giá vào lúc này. Nếu thương vụ diễn ra cách đây một năm, cụ thể là vào tháng 5/2014, thì phía Trung Quốc sẽ phải chi thêm 14 tỷ nhân dân tệ nữa !
Tính ra, từ tháng 5/2014 đến nay, đồng euro đã giảm 20% so với đồng đô la Mỹ, và theo một tỷ lệ tương tự so với đồng nhân dân tệ Trung Quốc. Điều này đã không thoát khỏi sự chú ý của Trung Quốc, sẵn sàng dùng khối dự trữ ngoại hối khổng lồ có trong tay để tung ra kiếm lợi.
Phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Thẩm Đan Dương (Shen Danyang) đã không ngần ngại công khai tỏ ý vui mừng : « Sự sụt giá của đồng euro là một cơ hội tuyệt vời cho các doanh nghiệp Trung Quốc để thực hiện các khoản đầu tư và mua lại » các công ty ngoại quốc với giá hời.
Tuyên bố của quan chức nói trên chỉ khẳng định một chính sách được chế độ Bắc Kinh thực hiện từ lâu : Khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc « quốc tế hóa », để bảo đảm các nguồn cung cấp nguyên liệu và các thị trường tiêu thụ cho nền kinh tế Trung Quốc.
Bên cạnh đó, việc mua lại các tập đoàn ngoại quốc, đặc biệt là Châu Âu, còn phục vụ một lợi ích chiến lược hơn : Cho phép Bắc Kinh chiếm hữu công nghệ học của phương Tây vào lúc Trung Quốc nuôi tham vọng biến các sản phẩm « Made in China » thành mặt hàng cao cấp. Việc làm chủ các công ty phương Tây tạo điều kiện cho Trung Quốc dễ dàng lấy các công nghệ họ cần.
Với đà tuột giá của đồng euro, kèm theo với tình trạng phát triển khựng lại của nền kinh tế Trung Quốc, giới quan sát không loại trừ khả năng các thương vụ mua lại các công ty châu Âu tăng vọt trong thời gian sắp tới. Trả lời AFP, ông Joerg Wuttke, Chủ tịch Phòng Thương mại của Liên Hiệp Châu Âu tại Trung Quốc không ngần ngại dự đoán : Bắc Kinh đang chuẩn bị « một cuộc tấn công quy mô lớn » tại châu Âu.
Chỉ riêng trong hai tháng 1 và 2/2015, đầu tư của Trung Quốc tại vào Liên Hiệp Châu Âu đã tăng gấp mười lần tình theo nhịp độ thường niên, để đạt mức 3,36 tỷ đô la, theo số liệu của Hải quan Trung Quốc.
Việc Trung Quốc thâu tóm các tập đoàn châu Âu dĩ nhiên đã khuấy động dư luận nhiều nước. Cho đến nay, người Pháp vẫn bất bình trước việc tập đoàn du lịch Club Med bị rơi vào tay Trung Quốc, hay việc sân bay Toulouse ở miền Nam Pháp sẽ bị một tập đoàn Trung Quốc khống chế.
Ví dụ tại Pháp không thiếu : Từ các khách sạn, nhà hàng, cho đến các vườn nho, thậm chí ngay cả tập đoàn sản xuất ô tô PSA Peugeot Citroën, hầu như không có khu vực nào tránh khỏi tham vọng bành trướng của Trung Quốc.
Tình hình nghiêm trọng đến mức mà cựu Thủ tướng Ý Romano Prodi đã phải than thở rằng : "Chính sách công nghiệp ngày nay được quyết định ở Bắc Kinh". 
Sự sụt giá của đồng euro tuy nhiên, không hoàn toàn bất lợi cho Châu Âu. Đồng nhân dân tệ tăng giá sẽ là một trở ngại lớn đối với Bắc Kinh vì làm suy giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu nước này trong thị trường Liên Hiệp Châu Âu, đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.

Đăng ngày 26-03-2015

Thép Trung Quốc bị Châu Âu áp thuế chống phá giá

media
Công nhân TQ tại nhà máy thép Liêu Ninh.REUTERS/Stringer
Sau pin mặt trời, đến lượt thép không gỉ nhập khẩu từ Trung Quốc bị Liên Hiệp Châu Âu áp thuế chống bán phá giá. Quyết định được loan báo vào ngày 25/03/2015 là dấu hiệu cho thấy là quan hệ thương mại Châu Âu-Trung Quốc không phải là đã hoàn toàn suôn sẻ, hai năm sau « cuộc chiến pin mặt trời » đối lập hai khối kinh tế khổng lồ.
Theo quyết định đăng trên công báo của Liên Hiệp Châu Âu, các mặt hàng thép inox cán nguội xuất xứ từ Trung Quốc và Đài Loan sẽ phải chịu mức thuế chống phá giá từ 10,9% đến 25,2%, tùy theo hãng sản xuất. Mức thuế này được áp dụng trong thời hạn 6 tháng, có thể thay đổi theo tiến độ cuộc điều tra chống phá giá đã được mở ra.
Một số công ty Trung Quốc hay Đài Loan đã tỏ thiện chí hợp tác với châu Âu trong cuộc điều tra chống phá giá, do đó không nằm trong diện bị trừng phạt. Riêng các cơ sở bị áp thuế chống phá giá, có 25 ngày để yêu cầu được cung cấp thông tin, và khiếu nại trước Ủy ban Châu Âu.
Ủy ban Châu Âu đã mở một cuộc điều tra ngày 25/06/2014 sau khi nhận được đơn khiếu nại từ giới sản xuất Châu Âu, theo đó có khả năng là các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc hay Đài Loan của họ đã bán lỗ vào thị trường châu Âu để giành thị phần.
Quyết định vào hôm qua Ủy ban châu Âu là diễn biến mới nhất trong một loạt tranh chấp thương mại giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc. Tháng 2/2015, một tòa án trọng tài của Tổ chức Thương mại Thế giới đã xét rằng Trung Quốc có lỗi trong một tranh chấp với Châu Âu và Nhật Bản về ống thép không gỉ sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện. Trong vụ đó, Trung Quốc cũng bị kiện về tội bán phá giá.
Trước đó, vào tháng 12/2014, Ủy ban Châu Âu đã mở một cuộc điều tra chống bán phá giá nhắm vào các sản phẩm bằng kính chế tạo tại Trung Quốc, dùng cho các tấm panô thu năng lượng mặt trời.
Vào khi ấy, Châu Âu khẳng định rằng cuộc điều tra đó không liên can gì đến « vụ kiện pin mặt trời » đã làm dấy lên mối lo ngại về một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai bên, và sau đó đã được dàn xếp với một thỏa hiệp song phương ký kết từ tháng 7/2013.
Về phía Trung Quốc, nhiều công ty đã không tôn trọng thỏa hiệp đó, và đến tháng 12/2014, đã bị Châu Âu áp thuế chống bán phá giá và chống trợ giá.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa bin

TRĂM NĂM HOMELESS HOA KỲ

 
 
TRĂM NĂM HOMELESS HOA KỲ
                                               Giao Chỉ, San Jose 
Năm 1776 Hoa Kỳ lập quốc, từ miền Ðông di dân Tây tiến, bốn phương đâu cũng là nhà. Chưa có các đô thị và chung cư, nên chưa có người không nhà giữa xã hội đâu cũng là thôn quê và nông trại. Năm 1876 Hoa Kỳ kỷ niệm 100 năm lập quốc, tại các đô thị đã có người không nhà và vấn nạn homeless ra đời. Năm 1976 Hoa Kỳ kỷ niệm 200 năm độc lập. Không một thành phố nào mà không có những khách không nhà. Sống trên đất nước thiên đường mà công dân Mỹ lại thuộc về thành phần đầu đường xó chợ.

Trải qua hơn 40 năm, những người dân Việt lưu vong đã dự lễ độc lập 200 năm tại Hiệp Chủng quốc cho đến nay, hầu như ai nấy đều tạm thời an cư lạc nghiệp. Trên bản thống kê dân homeless, không thấy ghi tên Việt Nam. Con số quá ít nên có thể người Việt homeless nằm khép nép đâu đó trong phần thống kê khiêm nhường của dân Á Châu Thái Bình Dương. Nhưng các sắc tộc khác con số ngày một gia tăng, gồm cả Mỹ trắng, Mỹ đen và Mễ tây Cơ.

Tuy nói như vậy nhưng người Việt thực sự cũng có đại diện nhận lãnh niềm đau của nước Mỹ.Năm 2000 khi đi làm kiểm kê dân số chúng tôi có dịp thăm xóm homeless Việt Nam San Jose tại khu rừng thưa góc Senter và Capital Epwy. Kỳ này sẽ trở lại xem lại đường xưa lối cũ. Hai tháng trước, biết tin muộn có một phụ nữ Việt Nam homeless lớn tuổi đã qua đời. Người phụ trách nói là bà già Việt Nam họ Nguyễn. Vậy là Việt Nam chắc quá rồi. Dòng họ Nguyễn thì thực sự đông đảo và danh tiếng. Hai cô gái họ Nguyễn một thời tranh cử chung kết nghị viên tại San Jose. Cô họ Nguyễn giám sát viên tại quận Cam. Biết bao nhiêu nhân tài họ Nguyễn. Chẳng ai biết đến một bà già homeless họ Nguyễn lặng lẽ qua đời. Hoàn cảnh ra sao? Thôi cũng là số phận con người.

Vì đâu nên nỗi
Tại các đại học, ghi tên ngành xã hội là phải có học trình về homeless. Có những đại học mà sinh viên ra trường tốt nghiệp chuyên khoa về bộ môn Homeless.
Vì vậy nỗi niềm cay đắng dù đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng quay đi quẩn lại thì cũng bao gồm các lý do căn bản: rượu chè, cần sa, ma túy, gia đình lục đục, thất nghiệp lâu dài, đầu óc lạng quạng, xuất thân trường tù, cựu chiến binh anh dũng bỗng trở thành những người anh hùng mỏi mệt.
Nói chung toàn là thành phần về hưu ngoài hè phố. Một thanh niên du đãng ở tù ra thì phần đông không biết về đâu đêm nay. Tự do với màn trời chiếu đất. Tuổi trẻ lớn lên thử một lần hút cần sa cấp trung học, nhẩy ngay lớp đại học để hít bằng mũi và lấy bằng đại học nhẹ nhàng khi chích vào tay. Tốt nghiệp tiến sĩ trường thuốc trở thành homeless. Anh em hè phố gọi đó là “Trường đời”. Các kỹ nữ về già và các vị cao niên suốt đời say sưa mối sầu thế kỷ đều về hưu ngoài đường.
Xã hội đại đô thị càng tiến bộ thì những người đứng bên lề càng gia tăng. Homeless trở thành vấn nạn triền miên không bao giờ giải quyết xong. Biết bao nhiêu vị tổng thống tài ba, mỗi năm Giáng sinh cũng đành đi nhà thờ cầu nguyện buổi sáng rồi phát cơm homeles buổi chiều  

Bước vào thế giới homeless.

Hoa Kỳ hiện nay có 300 triệu dân và đang ôm mối sầu thiên cổ với 3 triệu 500 ngàn homeless. Ðau thương nhất là trong đó có gần một nửa là trẻ em. Con số ghi nhận là 1 triệu 350 ngàn trẻ em. Hỏi rằng các homeless ở đâu. Khoa địa lý nhân văn thi vị hóa gọi là những con người sống bên lề đô thị. 60% ngủ trong các xe còn chạy được xọc xạch hay là 4 bánh đã xẹp từ lâu. 25% ở trong các lều vải hay các thùng giấy.15% thật sự là màn trời chiếu đất, có thể gọi là khách sạn ngàn sao. Ðêm nằm nhìn lên thấy ngàn sao trên trời. Nếu lại cắc cớ hỏi rằng tại sao lại có nhiều trẻ em như thế. Xin trả lời rằng gia đình lục đục, thất nghiệp lâu dài và không có bà con tương trợ thì cả nhà ra đường là chuyện dễ hiểu. Ngoài ra trai tứ chiếng, gái giang hồ gặp nhau cũng vẫn tình cảm và cũng có sản xuất.

Homeless là ai ? Các cụ già, đàn ông, đàn bà và trẻ em...
Những đứa bé sinh ra ở ngoài đường, sống không thấy mái nhà nhưng vẫn là công dân Mỹ bẩm sinh, có đủ điều kiện để ứng cử tổng thống, chuyện đó xem ra mới thê lương làm sao.
Có những gia đình vẫn cho con cái đi học, chợt mất nhà. Chồng lên đường làm ăn xa. Vợ dẫn con đến nhà tạm trú. Ðứa nhỏ vẫn lôi thôi lếch thếch đi học. Rồi một hôm chị Mary cãi nhau với bà manager tại nhà tạm trú. Ðem hai đứa con ra gầm cầu. Thằng bé trai 8 tuổi còn đi học. Thầy giáo hỏi sao mày không làm homework. Ðể tao phải gọi điện thoại cho cha mẹ. Ðứa bé lặng thinh, tuy còn nhỏ nhưng nó vẫn đủ khôn ngoan để không nói là nhà em đang ở gầm cầu.
Ðó là câu chuyện của mỗi người trong các quan khách Hoa Kỳ tham dự vào bữa tiệc thực đơn thân ái Việt Nam đã tổ chức hàng tháng, năm này qua năm khác. Trên 1,000 kỳ tổ chức và hàng tr ăm ngàn phần ăn Việt Nam đã đưa ra.
Thực đơn thân ái Việt Nam
Hôm đó là một ngày mưa ở San Jose, tôi vào xếp hàng mua một ổ bánh mì tại tiệm Việt Nam dưới phố. Một tay homeless Hoa Kỳ chính hiệu xếp hàng trước mặt. Quầy hàng nhỏ nhưng trong tiệm cũng có hơn 10 bàn cho khách. Phần lớn mua To go. Ông homeless, trông là biết liền. Quần áo hai ba lớp luộm thuộm . Ðầu tóc bù xù. Trả toàn tiền cắc và giấy một đồng nhàu nát. Cô bán hàng Việt Nam nhỏ bé dịu dàng hỏi ngay: To go? Khách hàng homeless xếp hàng trước mặt tôi hơi ngần ngại ngó quanh các chỗ ngồi. Trời bên ngoài mưa nặng hạt. Có vẻ muốn ngồi ăn bên trong. Nhưng khách homeless Hoa Kỳ cũng biết thân phận nên lại ngần ngại trả lời. Cô gái Việt dịu dàng nói nhỏ: to go please. Special discount 1 dollar. Ông khách homeless Mỹ khẽ gật đầu. Có thể vì được bớt 1 đồng, và cũng có thể muốn làm vui lòng cô bé Việt Nam bán hàng.
Bước ra ngoài, tôi thấy ông ngồi ngay dưới mái hiên thưởng thức bánh mì và ly cà phê nóng To go. Bên cạnh là một xe chợ chằng chịt các bao nylon của cả một gia tài đồ xộ.
Về sau tôi còn gặp lại tay homeless này nhiều lần tại các buổi chiêu đãi hàng tháng. Vào một buổi mùa hè. Ông khách quen này mặc áo cụt tay có vết xâm huy hiệu thủy quân lục chiến bên dưới là chữ Chu Lai. Như gặp lại người quen, tôi chỉ vào dấu xâm và giơ ngón tay cái lên trời. Người thủy quân lục chiến Hoa Kỳ của căn cứ Chu Lai ngày xưa khẽ gật đầu, mắt xanh mỏi mệt chợt sáng lên trong niềm vui nhẹ.
Ông là khách hàng của chúng tôi đã hơn 5 năm qua. Chiều thứ bảy, gần 300 khách thưởng thức 4 món Việt Nam: chả giò, gà chiên, cơm trộn, rau trộn, tráng miệng và thức uống. Nghiêm trang trật tự. Hết sức thanh lịch và gọn gàng. Yes Sir, No Sir. Yes Mame, No Mame. Thank you. Welcome.
Xếp hàng, ghi danh, lấy thực phẩm, dọn bàn. Không khí yên tĩnh như câu lạc bộ sĩ quan Hoa Kỳ. Những người tàn tật được ban thực đơn Việt Nam hộ tống đưa thức ăn ra tận bàn.
                                  Trăm năm Homeless Hoa kỳ
Bỗng nhiên có lời giới thiệu. Hôm nay các bạn được hội ABC mời ăn, tiếng vỗ tay vang dội. Tuy nhiên, các quan khách của chúng tôi quả thật sẽ không bao giờ nhớ được đây là nhà thờ công giáo hay phật giáo. Ðây là Trưng Vương hay Gia Long, đây là sinh viên Vạn Hạnh hay là nhà thầu Kiến Trúc. Ai là địa ốc, ai là nhà báo, ai là bác sĩ. Mọi người đều giống nhau.Tất cả đều chỉ nhớ có 2 chữ Việt Nam.
                                 
Những người đàn ông Việt Nam hiền lành đứng tiếp tế từ phía sau. Những người đàn bà Việt Nam tử tế đưa thực phẩm từ phía trước. Những cô gái Việt Nam nhỏ bé chuẩn bị nước uống. Những mái tóc đen Á Châu, những khuôn mặt và nụ cười nhân đạo. Những nguồn thực phẩm vô tận đi hai ba vòng vẫn còn đầy đủ.
Buổi tối hôm nay, bụng homeless Hoa Kỳ căng đầy, bên cạnh còn một bao giấy To go, nằm dưới khách sạn ngàn sao, tại miền thung lũng điện tử tiền rừng bạc bể, người Mỹ gốc Mỹ có thêm một kỷ niệm êm đềm với người Mỹ gốc Việt tại San Jose.
Vấn nạn 100 năm cũ
Vào ngày Lễ tạ Ơn và Giáng Sinh, tổng thống Hoa Kỳ và phu nhân năm nào cũng dậy sớm đi lễ nhà thờ và buổi chiều thì đi dọn ăn cho Homeless Hoa Kỳ.
Từ hơn 100 năm nay, truyền thống của nước Mỹ đã trở thành tục lệ. Hiệp Chủng quốc là đất nước tiền rừng bạc bể, viện trợ cho khắp thiên hạ nhưng ngay tại quê nhà, mỗi năm vẫn có cả ngàn người Hoa Kỳ đói rét và nằm chết ở gầm cầu, xó chợ trong kiếp sống không nhà. Không một chính quyền nào, Dân Chủ hay Cộng Hòa, không một vị lãnh đạo nào giải quyết được hoàn toàn vấn đề Homeless. Các chính khách chỉ còn cầu nguyện buổi sáng và đãi ăn khách không nhà buổi chiều.
Thời kỳ còn chiến tranh lạnh, các vị nguyên thủ của khối Cộng muốn làm Hoa Kỳ mất mặt thường tìm cách đi thăm các khu nghèo tại Nữu Ước và tìm đến phát quà cho dân Homeless ở xóm Mỹ đen Harlem.
Nước Mỹ kể cả Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp cùng với truyền thông đều coi như chuyện nhỏ, không đáng kể. TV và báo chí vẫn chụp hình và loan tin tự do. Mọi người đều biết rõ là xã hội công nghiệp và đời sống của đô thị đã sinh ra giai cấp không nhà. Đôi khi họ là Homeless thường trực Full-time, có khi là Homeless bất chợt, Part-time thuộc loại lỡ độ đường.
Nước Mỹ ngày xưa chưa có các đô thị lớn, dân nào cũng là dân quê, cuộc sống gần thiên nhiên thì sự phân biệt giữa dân có nhà và dân Homeless không cách biệt. Ngày nay với trên 300 triệu dân, với hàng ngàn đô thị đông đảo thì số người không nhà lên cao là chuyện không có gì mới mẻ.
Con số không nhà
Toàn quốc Hoa Kỳ tính ra lúc nhiều lúc ít, hiện nay lên đến 3 triệu dân không nhà. Và con số này gia tăng nhiều hơn mức độ dân số phát triển hàng năm. Như vậy cứ 100 người Mỹ là một người ở ngoài đường dù là cố ý hay vô tình. Vô tình trở thành Homeless vì đói.  Cố ý Homeless vì điên.
Niềm đau thương hơn cả là trong số hơn 3 triệu Homeless đàn ông và đàn bà có cả một triệu trẻ em. Những đứa trẻ từ lúc sinh ra đã sống ở ngoài đường và suốt thời thơ ấu không được tắm trong nhà, không được ngủ với cửa buồng đóng lại, không được nằm trong chăn ấm, bên ngọn đèn ngủ và lời ru của mẹ.
Tất cả những đứa trẻ đó đều là công dân Hoa Kỳ, đang cư ngụ trên đất mẹ, ở xứ sở thiên đường mà hàng triệu người di dân trên thế giới muốn đến để lập nghiệp. Những cụ già, các gia đình, trẻ em homeless đều không bận tâm xin thẻ xanh hay thi quốc tịch. Tất cả đều là công dân hợp lệ.
Tại sao lại có hiện tượng vô lý như vậy? Không một nhà giáo dục, không nhà xã hội học, các kinh tế gia, các chính khách, các vị lãnh đạo chính phủ lãnh đạo tôn giáo tìm ra được giải pháp cho vấn nạn Homeless tại Hoa Kỳ.
Hiện nay, các đại học Mỹ có ngành xã hội và nhân chủng đều bỏ ra hàng triệu Mỹ kim để nghiên cứu giải pháp. Hàng chục ngàn cơ quan thiện nguyện từ trung ương đến địa phương đều nỗ lực đi tìm cách giúp đỡ và chấm dứt nạn Homeless tại các đại đô thị. Tất cả đều vô phương.
Các tiểu bang đều có những đô thị với nạn Homeless trầm trọng. Riêng California dẫn đầu với Los Angeles, San Francisco, Berkeley, và Fresno. Florida cũng có 3 điểm nóng. Texas cũng có 3 thành phố lên bảng đen. Ngay cả Las Vegas và Honolulu cũng nổi tiếng có nhiều Homeless.
Và Homeless cũng có nơi hiền lành, có nơi nảy sinh nhiều tội ác và những phiền phức cho xã hội. Ăn mày, ăn xin, trộm cắp, phóng uế bừa bãi, xả rác nơi công cộng, chiếm cứ các công viên, phá hoại môi sinh.
Homeless luôn luôn đi cùng với cần sa, ma túy, rượu chè, cờ bạc, đĩ điếm. Vì Homeless mà đi đến tứ đổ tường hay vì tứ đổ tường mà trở thành Homeless. Dù ngược hay xuôi thì cũng đen tối như nhau.
Đi tìm nguyên nhân
Một trong các yếu tố căn bản của Homeless là tinh thần tự do cá nhân cùng với bệnh tâm thần. Hoa Kỳ đã từng có nhiều người muốn sống gần thiên nhiên nên suốt đời ở với núi rừng. Đã có cả một thời xưa, dân Ho Bo chuyên sống và di chuyển dọc theo đường xe lửa. Và ngày nay, nhiều gia đình và phần đông là dân Mễ, cả vợ chồng con cái sống trên xe, đi từ cánh đồng này qua cánh đồng khác, sống theo mùa gặt.
Và rất nhiều các tay da đen uống rượu thích lấy đất làm giường và trời cao làm mái nhà. Khi các đấng lưu linh đã say sưa thì trời đất quay cuồng và nhà cửa không còn là vấn đề quan trọng.
Vì vậy vào mùa đông, các trại tạm trú của chính phủ mở ra với đạo quân cứu tế đi đến các công viên, khiêng dân Homeless lên xe chở về nơi cư ngụ để khỏi chết cóng.
Có nhiều trường hợp khách giang hồ ăn xong lại trốn ra ngoài để hoàn tất giấc mơ với cuộc sống tự do.
Tin tức thống kê
Thống kê Hoa Kỳ kiểm tra khảo sát quanh quẩn thì cũng chỉ có từng đó đáp số. Chỗ có nhà thì không có dân. Trên khắp nước Mỹ đang có nơi hàng ngàn căn nhà trống. Chỗ không có nhà thì dân kéo về quá đông. Không có công việc, không có tiền và không đủ nhà. Lương thấp, tiền nhà cao nên dân thầy thợ đôi khi có việc làm nhưng không có đủ nhà để cư ngụ, dù là nhà thuê. 50% Homeless thiếu ăn, không biết cách xoay sở nên cả vợ con đều đói. Không có nhà nên không có địa chỉ và vì vậy không thể khai trợ cấp. Nhiều quận hạt cho khai rồi giữ Check lại, tháng tháng Homeless đến lãnh Check, lãnh Foodstamp. Tất cả đều biến thành rượu và chỉ một tuần là hết sạch.
Rồi thiên tai, hỏa hoạn, nước lụt đóng góp thêm vào các hiểm họa đưa con người vào chỗ không nhà.
Tùy theo từng vùng dân số nhưng luôn luôn da đen, da đỏ, Mễ và dân Châu Mỹ La Tinh có số lượng Homeless cao nhất. Dân Á châu tương đối còn đùm bọc nhau được nên lại có con số thấp nhất.
Mặc dù như vậy, nhưng không bao giờ chính phủ có con số Homeless chính xác. Cứ 10 năm một lần, Hoa Kỳ đếm đầu người, gửi phiếu kiểm tra để biết lòng dân mà cai trị đất nước. Gọi là kiểm kê dân số.
Biết dân số tăng giảm, số trẻ con ra đời, người lớn về già. Biết ước mong của toàn dân qua phiếu kiểm kê để mở trường, lập nhà thương và làm nhà cửa đường xá. Nhưng dân không nhà thì không bao giờ ghi giấy kiểm kê nên không hề có ý kiến nào được ghi nhận.
Các toán công tác đi đếm Homeless phải đi lúc nửa đêm, chiếu đèn ở xó chợ, gầm cầu mà đếm từng người. Nhờ đó mới biết được bao nhiêu ông, bao nhiêu bà, bao nhiêu trẻ em Homeless.
Từ thập niên 90 cho đến 2000 rồi 2010 chúng tôi có tham dự những kỳ đi đếm Homeless ban đêm. Không khác gì ở Việt Nam, cảnh sát công an khám sổ gia đình. Việt Nam vào nhà vì lý do an ninh. Ở Mỹ, ra đường mà đếm vì lý do xã hội. Chỉ có khác ở chỗ là nửa đêm dựng đầu khách giang hồ đứng lên để đếm. Không cần kiểm tra giấy tờ, không bắt bớ nhưng cũng bắt gặp biết bao nhiêu chuyện phi pháp và đồng thời nhân viên chính phủ cũng nghe chửi điếc cả tai. Được cái, dân Homeless chửi từ thống đốc lên tổng thống chứ không thèm chửi cấp dưới nên cả hai bên đều hết sức vui vẻ để chia tay, sau khi đã chào hỏi và Good Night.
Chúng ta có thể làm gì?
Sau khi có dịp đi đếm Homeless, chúng tôi lại tiếp tục họp các buổi điều trần về vấn đề xã hội tại địa phương và ước mong có thể đóng góp phần nhỏ vào công tác chung. Tất cả các giới chức có kinh nghiệm đều nói rằng, hãy bắt đầu bằng những bước cụ thể. Hãy tới các trung tâm xã hội ở địa phương tìm hiểu một thời gian và thấy rằng, chúng ta có thể làm được điều gì dễ dàng và thực tế cho người không nhà.
Riêng tại tại quận hạt Santa Clara hiện có cả chục cơ quan thiện nguyện lo cho dân Homeless. Nào là nơi phát thực phẩm cho người nghèo như Food Bank. Rồi đạo quân cứu tế Salvation Army, thêm vào đó còn có City Team và Inn Vision đều lo cho các gia đình vô gia cư tạm trú và thức ăn hàng ngày.
Chúng tôi đã đến thăm Inn Vision tại San Jose vào một buổi sáng mùa Giáng Sinh 1991, và quan sát các họ đạo Hoa Kỳ chia phiên nấu ăn cho Homeless. Đây là kỷ niệm đáng ghi nhớ 23 năm về trước.
Theo truyền thống lâu đời, các Homeless trong vùng là đàn bà, trẻ em thì được ưu tiên nuôi ăn. Còn các Homeless độc thân thì phải tự túc mà lang thang đây đó.
Mỗi chiều về dân độc thân đến khu tập trung ở cơ quan cứu tế. Có gì thì phát ra thứ đó. Đa số thực phẩm từ các chợ, các quán ăn, nhà tư còn dư đem cho, thấy còn ăn được là đem phân phối. Đây là thức ăn nguội. Mỗi cuối tuần thì các nhà thờ chia phiên đem thức ăn nóng có chuẩn bị ngon lành đến cho bà con Homeless.
Sau khi quan sát và ước lượng tình hình, cơ quan IRCC tại San Jose chúng tôi ghi tên nhận 2 kỳ 1 tháng. Một kỳ chính thức lên phiên vào mỗi chiều thứ Bảy lần thứ tư và một kỳ thường trực bất thường tức là bất cứ lúc nào họ kêu trước vài giờ là phải có ngay. Đồ ăn nguội cũng tốt.
Mở đường khai lối
Bắt đầu từ tháng 3-1991, chương trình Thực Đơn Thân Ái, dọn cơm Việt Nam 3 món cho Homeless San Jose bắt đầu. Suốt năm 91 qua 92 tổng cộng 12 tháng, cơ quan IRCC một mình lên phiên nên khá vất vả.
Phiên thường lệ vào mỗi thứ Bảy còn chuẩn bị được. Phiên khẩn cấp thí dụ có hội nhận lời nhưng giờ chót bỏ cuộc phải thay thế cấp cứu thì chúng tôi gọi điện cho 4 tiệm quanh Downtown San Jose mua mỗi nơi 25 ổ bánh mỳ cắt đôi là đủ 200 phần ăn. Mỗi phần ăn kèm theo một lon nước.
Từ lúc được báo tin cho đến lúc có đủ 200 phần ăn chỉ cần 2 giờ đồng là sẵn sàng. Gọi điện thoại cho 3 hay 4 nơi đặt hàng, ghé lấy rồi đưa đến phát ngay.
Tuy nhiên, cứ như vậy quanh năm 1992 tuy chuyện nhỏ mà cũng trở thành gánh nặng. Qua tháng 3 năm 1993, chúng tôi mời gọi sự cộng tác của các đoàn thể. Mỗi nơi một năm chỉ cần lên phiên một lần. Xem ra rõ ràng là gánh nặng đã nhẹ đi nhiều mà các tổ chức đều có cơ hội tham gia công việc từ thiện vô cùng ý nghĩa.
Công việc cứ như vậy tiến hành đều đặn suốt 24 năm, kể từ 1991 đến hết năm 2014. Qua 2015 là bắt đầu vào năm thứ 24. Chương trình Thực Đơn Thân Ái đã tổ chức cả phiên chính thức lẫn đặc biệt là 1 ng àn lần với vào khoảng 100 ngàn phần ăn đã dọn ra.
Biết bao nhiêu là sự khen thưởng của các giới chức xã hội từ liên bang, tiểu bang và quận hạt. Tuy nhiên, lời khen thưởng gây xúc động nhất vẫn là những ánh mắt vui vẻ của khách hàng. Những tràng pháo tay của quý vị đến ăn. Những tiếng cảm ơn bằng Việt ngữ của Homeless học được qua các bạn Việt Nam.
Đa số các vị đến ăn đều rất tự nhiên, không hề mặc cảm vì hoàn cảnh không nhà. Họ ăn uống rất thoải mái. Có đôi khi cả gia đình vợ chồng, con cái đến ăn. Có những người trông rất tả tơi, nhưng cũng có những người ăn mặc rất lịch sự.
Trong một gian phòng ăn rộng rãi, ấm cúng, mọi người xếp hàng trật tự tiến qua quầy thức ăn. Các nhân viên của hội đoàn Việt Nam đội nón nhà bếp màu trắng, áo choàng trắng, bao tay múc thức ăn cho quan khách đưa khay đến trước mặt. Cơm chiên, gà quay, chả giò, rau trộn, tráng miệng, trái cây, bánh ngọt. Những bàn tay ân tình, những lời nói chào đón lịch sự. “Thưa ông, thưa bà. Cảm ơn. Vâng, xin một chút nữa. Thưa đủ rồi. Không có chi.” Người dọn ăn và người được mời đều hết sức lễ độ. Xin mời thêm nước uống. Sữa hay nước cam. “Vâng xin ông cứ tự nhiên dùng cả hai.” Các em nhỏ Việt Nam mắt long lanh ngời sáng đứng lo quầy nước. Các bà nội trợ đứng hàng tiền đạo múc thức ăn. Các đấng phu quân đứng phía sau lo tiếp liệu từ nhà bếp. Quầy rau trộn đổi tay làm việc để tăng cường. Các khay cơm đã hết, đưa ra phía sau để khay cơm mới thay thế.
Thực khách ăn xong một lượt thì tạm nghỉ rồi làm thêm vòng thứ hai và đôi khi đi vòng thứ ba.
Thực phẩm thì vơi dần nhưng tình cảm thì tăng cao. Thực khách trong cả phòng chợt dừng tay nghe ông đại diện Homeless nói lời cám ơn Việt Nam rồi tràng pháo tay vang dội. Không phần thưởng nào sánh bằng.
Quan khách không bao giờ biết, đây là đại diện tôn giáo nào hay tổ chức nào. Không biết quan điểm chính trị Dân Chủ hay Cộng Hòa. Không biết đây là hội ái hữu địa phương nào. Tất cả chỉ là người Việt Nam và thức ăn Việt Nam. Ngon lành và rất hậu hĩnh.
Và chương trình Thực Đơn Thân Ái bền bỉ nhất đã góp phần trên 23 năm, nuôi ăn Homeless San Jose, những khách giang hồ không nhà hiền lành nhất Hoa Kỳ.
Trong lịch sử 100 năm Homeless tại Mỹ, San Jose là vùng đất tương đối bình yên. Các tiệm ăn Việt không bao giờ bị Homeless làm phiền. Nước Mỹ không giải quyết dứt khoát được vấn nạn Homeless nên chính tổng trưởng an sinh và xã hội phải lên tiếng kêu gọi toàn dân tiếp tay. Chúng ta là dân Mỹ gốc Việt, đã đến đất nước này, xin tiếp tay với Thực Đơn Thân Ái là bày tỏ chút ân tình cụ thể và dễ dàng nhất.
Hơn 23 năm qua rất nhiều hội đoàn đã tiếp tay với chúng tôi nhiều lần. Tuy nhiên, thành tích đáng kể công tác từ 10 lần trở lên gồm có 5 tổ chức: Ban Xã Hội Công Giáo, Gia Đình Phật Tử An Lạc, nhóm anh em Báo Mõ, Gia Đình Kiến Trúc Việt Nam và Hiệp Hội Kim Hoàn.
Cộng đồng Việt Nam hiện nay tại Bắc và Nam Cali, tại Houston – Texas đều bắt đầu tiếp tay với chính quyền địa phương về việc giúp đỡ Homeless. Tuy nhiên, vẫn còn ở giai đoạn rất tượng trưng chỉ làm vào mùa lễ hội. Thực ra, nhu cầu nhân đạo cho Homeless phải là việc làm quanh năm.
Khi bài báo này phổ biến mở đầu lễ hội 2014 qua n ăm 2015 quý vị độc giả vẫ còn có thì giờ để đóng góp từ thiện nếu muốn ghi thành tích cho mùa thuế năm nay.
Dành lời kêu gọi cuối năm gửi đến quý vị muốn góp một bàn tay cho các em nhỏ Homeless Hoa Kỳ. Xin nhắc lại, một triệu em bé tại Mỹ hoàn toàn vô tội, không cần sa ma túy, không rượu chè, chỉ vì sinh ra ở ngoài đường nên trở thành Homeless từ lúc còn thơ ấu. Mở mắt chào đời mà chỉ thấy trời xanh. Cả tuổi thơ chưa thấy cái trần nhà. Không ai có thể tưởng tượng được rằng, nước Mỹ có đến một triệu em bé Homeless. Có thể tưởng tượng được không. Trong số này lại có cả hàng ngàn trẻ em homeless còn đi học. Các em bé trai, bé gái như con cháu quý vị. Sáng dậy dưới gầm cầu, đi bộ đến trường có bữa ăn trưa miễn phí. Giờ tan học em làm homework trong thư viện cho dến khi đóng cửa. Em sống nhờ nhà vệ sinh của trường. Chiều em về lại gầm cầu một mình. Không muốn mẹ đẩy xe chợ đón em. Không bao giờ em muốn trông thấy mẹ đi xin tiền gần trường học. Mẹ phải đi làm ở nơi nào thật xa…
Hãy gửi cho chúng tôi $10 Mỹ kim, chúng tôi sẽ bỏ thêm công sức để làm thành một bữa ăn Việt Nam cho gia đình một em bé Hoa Kỳ đang sống ở nơi gầm cầu hay xó chợ trên đất nước hùng mạnh nhất thế giới hiện nay.
Nghĩa cử của quý vị luôn luôn được ghi nhận và đồng tiền đóng góp của quý vị sẽ được xử dụng một cách xứng đáng, trân trọng nhất.
Chi phiếu (Personal check) hay Ngân phiếu (Money order) cho Homeless xin đề:
                                             IRCC (Homeless)
                                             3017 Oakbridge Dr.
                                             San Jose - CA 95121
                                             USA
   
Cám ơn Quý vị.
Giao Chỉ, San Jose
                                     
                                                                                          ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
__._,_.___

Posted by: Nhat Lung 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List