Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, October 26, 2013

M.Khodorkovski : « Nhà tù nghiền nát kẻ yếu, dậy cho thủ lĩnh tính khiêm nhường »


 

RUSSIE - NHÂN QUYỀN - 

Bài đăng : Thứ sáu 25 Tháng Mười 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 25 Tháng Mười 2013

 

M.Khodorkovski : « Nhà tù nghiền nát kẻ yếu, dậy cho thủ lĩnh tính khiêm nhường »


Mikhaïl Khodorkovski (T) và cựu cộng sự Platon Lebedev, tại phiên tòa ở Matxcơva, 03/03/2009

Mikhaïl Khodorkovski (T) và cựu cộng sự Platon Lebedev, tại phiên tòa ở Matxcơva, 03/03/2009

Reuters/Grigory Dukor

RFI


Ngày 25/10/2003, ông Mikhail Khodorkovski, người giàu nhất nước Nga, chủ nhân tập đoàn dầu lửa Youkos đã bị bắt tại sân bay Novossibirsk, ở Siberia. Bị cáo buộc « lừa đảo trộm cắp trên quy mô lớn » và « trốn thuế », ông đã bị kết án 14 năm tù. Đối với phương Tây, đây là một vụ án chính trị.


Mười năm sau vụ ông bị bắt ở sân bay, được chính quyền dàn dựng một cách rất ngoạn mục, phạm nhân nổi tiếng nhất nước Nga, từ trong tù, đã dành cho RFI một cuộc phỏng vấn, kể lại những niềm vui và các thử thách hàng ngày trong cuộc sống tù ngục của ông và đưa ra những nhận định về tiến trình dân chủ tại nước Nga.

RFI : Ở trong tù, ông cảm thấy thế nào ? Ông có khỏe không ? Điều kiện giam giữ ra sao ? Ông có được những chăm sóc ý tế cần thiết hay không ?

Mikhail Khodorkovski : Đương nhiên là trong 10 năm qua, tinh thần và sức khỏe của tôi có những lúc lên xuống. Tôi đã trải qua 3 nhà tù, 2 trại cải tạo, chưa kể đến những trạm trung chuyển. Điều kiện giam giữ thì ở đâu cũng thế.

Tất nhiên là rất cực khổ. Mỗi người chỉ có 2-3 mét. Phải xếp hàng để rửa mặt, đi vệ sinh. Chỉ có nước lạnh. Mỗi tuần chỉ được tắm một lần. Ăn uống thì có bánh mỳ, cháo, súp giống như turia (súp bánh mỳ thả vào nước mặn), rồi lại bánh mỳ và cháo... Cho dù thỉnh thoảng cũng có dấu vết của chút thịt, cá, sữa. Nói chung là có khá hơn chút ít.
Nhưng điều quan trọng hơn, đó là cái cảm giác nhục nhã bị hoàn toàn phụ thuộc vào tính khí, thù ghét của tất cả những người rất xa lạ. Đối với đa số dân Nga, thì những điều kiện như vậy dường như có thể chấp nhận được trong lúc chính họ lại không hề tin vào công lý của nước Nga.

RFI : Tiến trình dân chủ tại Nga đến đâu rồi ? Ông có hy vọng là tiến trình này thành công hay không ?

M. Khodorkovski : Có hai con đường khả thi. Thứ nhất là tự do hóa dần dần xã hội, khả năng của đối lập có những cơ may thực sự để nắm chính quyền trong khuôn khổ các cuộc bầu cử trung thực. Có nghĩa là một tiến trình dân chủ hóa « từ trên xuống dưới ».

Con đường thứ hai là tập hợp và huy động được tinh thần phản kháng của giới trẻ và xã hội dân sự Nga, với sự phản kháng xã hội của những người mà trước kia còn muốn im lặng. Đây là những người vốn quen nhìn thấy thu nhập của mình tăng rất nhanh trong những năm « phồn thịnh ». Giờ đây, họ đã mất đi cái triển vọng đó. Trong trường hợp này, sự bất bình của dân chúng có thể được thể hiện qua các vụ biểu tình đầy bạo lực.

Vậy nước Nga chọn con đường thứ nhất hay thứ hai ? Trong mọi truờng hợp, mục tiêu của phe đối lập dân chủ là không nên để cho sự đối lập này từ bỏ con đường đấu tranh hòa bình. Cá nhân tôi tin tưởng vào sự thành công. Cuối cùng thì nước Nga luôn luôn chọn con đường Châu Âu. Chỉ cần đất nước vững tâm từ nay đến lúc đó.

RFI : Liệu nước Nga có còn là một cuờng quốc lớn hay không ?

M. Khodorkovski : Đối với tôi, một cường quốc lớn là một quốc gia mà ở đó, người dân sống trong nhân phẩm. Tôi nhấn mạnh là nhân phẩm, chứ không phải chỉ có đầy đủ tiện nghi vật chất. Đó là một quốc gia làm gương cho các nước khác và cho các dân tộc khác.

Theo nghĩa đó, liệu hiện nay, nước Nga là một cường quốc lớn hay không ? Câu trả lời là không. Vậy tôi có muốn nước Nga trở lại vị trí cường quốc lớn hay không ? Chắc chắn là có. Đối với chúng tôi, người Nga, sự tự hào về đất nước là một tình cảm không nói ra nhưng rất mạnh mẽ. Những người kể lể, nói năng huyênh hoang về niềm tự hào đối với đất nước làm tôi khó chịu và thậm chí thấy xấu hổ.

RFI : Nhà văn, nhà thơ Chalamov nói rằng kinh nghiệm ở tù là vô nhân đạo và do vậy không cần thiết. Còn nhà văn Soljenitsyne lại có cái nhìn ngược lại, theo hướng những khổ đau mà nhà tù giáng lên chúng ta làm cho chúng ta trở nên danh giá hơn. Sau 10 ở tù, ông chia sẻ quan điểm nào ?

M. Khodorkovski : Tất cả tùy thuộc vào mỗi người. Nhà tù nghiền nát những kẻ yếu đuối và tham vọng, làm lộ rõ bộ mặt những kẻ đểu giả và dậy dỗ cho các thủ lĩnh sự thông cảm và khiêm nhường. Còn những người tử tế thì giúp làm cho cuộc sống trong tù có thể chịu đựng được. Tôi cảm ơn những người tử tế này.

RFI : Trong cái ác mộng tù đày, điều gì có thể làm cho ông vui cười ?

M. Khodorkovski : Tôi lạc quan và vì vậy ngay cả ở trong tù, tôi vẫn thường có những lúc vui. Niềm vui lớn nhất của tôi là gì ? Đó là các cuộc gặp với gia đình. Mỗi lần gặp, tôi cảm thấy như được tự do một chút. Tiếc là có rất ít những cuộc gặp với gia đình.

Ngoài ra, nói chuyện điện thoại với người thân, bạn bè cũng là một niềm vui. Một quyển sách hay, đó là một sự khoái trí cả một tuần. Lễ hội mà tôi ưa thích nhất là đón mừng Năm mới, cho dù không có bánh ga tô, không có champagne.

Tôi có niềm vui khi nhận được thư của bạn bè, một lời phê phán tích cực các bài viết của tôi, những lời động viên đăng trên một tờ báo, hoặc trong một cuộc biểu tình. Nói tóm lại, tôi có niềm vui là khi biết rằng mọi người không quên tôi và vẫn chờ đợi tôi.

 

1 công dân VN bị truy tố vì ăn cắp thông tin cá nhân của hàng trăm ngàn người Mỹ


 

 

From: Tien Mai <maitien625@hotmail.com>
Date: 2013/10/23
Subject: 1 công dân VN bị truy tố vì ăn cắp thông tin cá nhân của hàng trăm ngàn người Mỹ



 

 



Tin tức / Việt Nam


1 công dân VN bị truy tố vì ăn cắp thông tin cá nhân của hàng trăm ngàn người Mỹ





  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ



CỠ CHỮ 

21.10.2013

Một công dân Việt Nam bị truy tố tại Hoa Kỳ vì bị cáo buộc tham gia đường dây quốc tế ăn cắp và bán thông tin cá nhân của hàng trăm ngàn người Mỹ thông qua nhiều trang web bí mật do chính đương sự điều hành.Cáo trạng của ông Ngô Hiếu Minh, 24 tuổi, quốc tịch Việt Nam, được mở ra hồi tháng 11 năm 2012 nói ông này âm mưu thực hiện các hành vi gian lận trên mạng và đánh cắp thông tin cá nhân của người khác.Cáo trạng trên website của Bộ Tư pháp Mỹ ngày 18/10 cho hay ông Ngô bị bắt khi đặt chân tới Mỹ vào tháng 2 năm nay.Theo cáo trạng, trong thời gian từ 2007-2012, ông Ngô cùng với các thành viên trong đường dây tội phạm quốc tế đã thu thập, rao bán, và chuyển giao các gói thông tin cá nhân của trên 500.000 người Mỹ.Các gói hàng này bao gồm họ tên, ngày sinh, số an ninh xã hội, số tài khoản ngân hàng cũng như các dữ liệu liên quan đến thẻ tín dụng như số thẻ, ngày hết hạn, tên họ, địa chỉ, số phone của các nạn nhân bị đánh cắp.Ông Ngô bị buộc 15 tội danh, với tổng mức hình phạt có thể lên tới trên dưới 40 năm tù.  Chưa có bình luận từ phía chính phủ Việt Nam về vụ việc.

 

 

https://scontent-a-lhr.xx.fbcdn.net/hphotos-ash3/1001747_408894355879216_1727028715_n.jpg

 

 

_

 

 

“Lương y như từ mẫu” ở VN giờ ra sao?


 





http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2011/07/dang-ba-dinh-chich-thuoc-liet-khang-cho-vn.jpghttp://www.dcvblogs.com/cau-bay/babui_082010_7.jpg


“Lương y như từ mẫu” ở VN giờ ra sao?


Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-10-25

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


thanhquang10252013.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh

benh-vien-bach-mai-305.jpg

Bệnh Viện Bạch Mai, Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây.

Courtesy yduoc365

 

Trong mấy ngày nay, vụ một bác sĩ thuộc Bệnh Viện Bạch Mai, Hà Nội, làm chết bệnh nhân tại thẩm mỹ viện tư của ông ta rồi vứt xác nạn nhân xuống sông khiến chấn động dư luận. Vấn đề cần được nêu lên là y đức, và cả đạo đức toàn xã hội Việt Nam, hiện ra sao?

Kiểu“độc nhất vô nhị”


Hôm 19 tháng 10 vừa rồi, BS Nguyễn Mạnh Tường, chủ nhân thẩm mỹ viện Cát Tường ở Hà Nội, giải phẩu thẩm mỹ làm chết bệnh nhân Lê Thị Thanh Huyền rồi vứt xác nạn nhân xuống sông Hồng để phi tang.

Giữa lúc công luận phản ứng mạnh mẽ, có ý kiến tin rằng vụ này chỉ là trường hợp ngoại lệ, kiểu“độc nhất vô nhị” mà thôi.

Tại Việt Nam bây giờ, ngay ngành y – ngành được ví như “Người Mẹ Hiền” – giờ cũng đã trở nên tàn nhẫn và độc ác với ngay đồng loại của mình.
-MS Nguyễn Trung Tôn

Nhưng vấn đề là trong thời gian gần đây, người dân trong nước ngày càng báo động về nhiều sai phạm, tiêu cực trong ngành y – diễn ra trong chiều hướng vô cảm, tắc trách, kỳ thị, thậm chí xem thường nhân mạng. Nhiều bệnh nhân than phiền y đức trong nước hiện giờ xuống cấp trầm trọng, y giới, ngoài “sai sót về chuyên môn”, thường không thể hiện tinh thần “lương y như từ mẫu”, đó là chưa kể “văn hóa phong bì” nhan nhản trong các bệnh viện vì nếu thân nhân nuôi bệnh thiếu sự “bôi trơn” đó, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, nhất là họ lo cho tính mạng người thân đang trong tình trạng “chỉ mành treo chuông”.

Từ Hà Nội, cụ Lê Hiền Đức, từng được thế giới trao giải thưởng “Liêm chính” và vinh danh chống tham nhũng, báo động:

bac_si_vut_xac_benh_nhan_250.jpg

BS Nguyễn Mạnh Tường, chủ nhân thẩm mỹ viện Cát Tường ở Hà Nội bị công an bắt hôm 22 tháng 10. Courtesy 24h.

“Tôi vô cùng bức xúc. Bây giờ đạo đức, y đức  xuống cấp quá rồi. Tinh thần trách nhiệm, đạo đức của ngành y nó thế nào rồi? Cái ngành y đang xuống cấp một cách kinh khủng. Và phải nói lỗi một phần lớn là ở Bộ trưởng Bộ Y tế, chẳng có trình độ, không có giáo dục y đức gì cả.”

Từ Thanh Hóa, MS Nguyễn Trung Tôn lưu ý rằng lâu nay, câu “Lương y như từ mẫu” gắn liền với ngành y. Nhưng trên thực tế tại Việt Nam, trong những năm gần đây, nhiều sự kiện liên quan đến vấn đề y đức gần như liên tục xảy ra:

“Đặc biệt chỉ trong vòng tháng 10 này thôi, cả sản phụ chết ở Thanh Hóa. Rồi tới chuyện ông BS Nguyễn Mạnh Tường dù không có giấy phép hành nghề thẩm mỹ nhưng vẫn hành nghề lén lút – mà thực ra là giữa thanh thiên bạch nhật. Nhưng nếu không có sự kiện bệnh nhân của ông ta chết và bị vứt xác xuống sông và sự kiện này không được khui ra thì phòng thẩm mỹ của ông ta vẫn còn tồn tại. Và vụ này là dấu hiệu cho thấy y đức ở Việt Nam ngày nay đã xuống cấp đến mức báo động – chẳng còn có thể gọi là y đức được nữa! Tại Việt Nam bây giờ, ngay ngành y – ngành được ví như “Người Mẹ Hiền” – giờ cũng đã trở nên tàn nhẫn và độc ác với ngay đồng loại của mình.

Tất cả được tính bằng tiền


Cụ Lê Hiền Đức nhân tiện đi vào chi tiết hơn, nhắc đến trường hợp 3 cháu nhỏ ở Quảng Trị tim vaccine, nhưng “rút mũi kim ra chết luôn”; còn ở bệnh viện Hoài Đức thì “nhân bản”: khi bệnh viện lấy máu để xét nghiệm cho bệnh nhân thì không làm xét nghiệm mà lại dùng kết quả xét nghiệm của bệnh nhân khác – “hàng mấy nghìn ca nhân bản như thế”; rồi cũng trong hàng mấy nghìn ca,Viện Mắt Hà Nội đã tráo đổi thủy tinh thể có giá rẻ hơn.

Khi vào phòng cấp cứu, anh bác sĩ nhìn thấy tôi, nói một câu rất lạnh lùng, “Bác ơi, bác đi về đi, thứ Hai đến nhé”.
- Cụ Lê Hiền Đức

Vẫn theo cụ Lê Hiền Đức, dịch nhầy dùng để thay thủy tinh thể, đáng lẽ ra của Mỹ và một người được dùng 2 ống dịch nhầy, thì lại sử dụng một ống dịch nhầy của Ấn Độ cho 4 bệnh nhân cùng chung một lọ và chung kim tiêm, không thử HIV, không thử viêm gan B. Rồi mẹ con sản phủ ở Thanh Hóa như vừa nói đã tới ngày sinh nở, cần thiết mổ, nhưng bệnh nhân kêu cứu thì không được đáp ứng, không được mổ kịp thời. Hậu quả là hai mẹ con này chết vì bác sĩ, y tá không có tinh thần trách nhiệm. Và cách đây mấy ngày xảy ra vụ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường ném xác bệnh nhân xuống dòng sông như vừa nói. Cụ Lê Hiền Đức nhân tiện kể lại chính trường hợp của cụ:

“Tôi đã 82 tuổi rồi. Hôm ấy đang đêm thứ Bảy, tôi bị đau khắp người, không cựa nỗi nữa. Con tôi bế lên ô tô rồi bế xuống đặt tôi vào xe lăn và đưa vào phòng cấp cứu. Mà trước khi đến bệnh viện tôi đã nhờ gọi điện cho giám đốc bệnh viện, hỏi rồi. Nhưng khi vào phòng cấp cứu, anh bác sĩ nhìn thấy tôi, nói một câu rất lạnh lùng, “Bác ơi, bác đi về đi, thứ Hai đến nhé”!

Theo MS Nguyễn Trung Tôn, dù dưới khẩu hiệu “Lương y như từ mẫu”, nhưng ở Việt Nam hiện giờ, thực chất, tất cả phải được tính bằng tiền; đồng tiền đang hạ thấp lương tâm con người Việt Nam, đặc biệt trong ngành y. Mà không phải đạo đức trong ngành y đang là vấn đề, mà đạo đức nói chung trong toàn xã hội cũng trên đà sa sút đáng ngại. MS Nguyễn Trung Tôn nhận xét:

“Tình trạng đạo đức ở Việt Nam hiện nay không riêng gì ở ngành y, mà trong toàn xã hội, hiện ở mức đáng báo động! Có hai nguyên nhân có thể khiến tình trạng đạo đức trong xã hội Việt Nam xuống cấp như vậy, đó là nó bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nền giáo dục Việt Nam, và bởi nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nửa vời khiến người ta bước đi những “bước chân khập khiễng”. Nó đẩy con người ta đến tham vọng và đánh mất đi lương tâm đạo đức, đặc biệt là dưới sự lãnh đạo của đảng CS, các cuộc phát động “học tập và làm theo tấm gương của Hồ Chí Minh”. Dưới sự cai trị của đảng CS, người ta có thể làm bất cứ điều gì chỉ vì tiền, vì quyền, vì địa vị, hầu kiếm thật nhiều tiền để cùng một mục đích là xây dựng “thiên đàng XHCN” cho chính đảng của họ mà thôi.”

Nếu ngày xưa, tiên sinh Trần Tế Xương than cho đạo đức xã hội suy đồi, rằng “Nhà kia lỗi đạo, con khinh bố, mụ nọ chanh chua, vợ chửi chồng”, thì xã hội Việt Nam ngày nay, theo nhận xét của TS Nguyễn Xuân Diện, “Những vụ giết người, cướp của ngày càng táo bạo, kẻ thủ ác tuổi đời ngày càng trẻ và cách thức giết người càng ngày càng dã man, độc ác, quyết liệt hơn”.

 

 

Sự thật kinh hoàng về những xe hủ tiếu gõ


 

 

 

 

Date: Thu, 24 Oct 2013 08:32:09 -0700
From: sangthai4
Subject: Sự thật kinh hoàng về những xe hủ tiếu gõ

 

Trước 30-4-75, dân Saigon ai mà không biết mì thất nghiệp, một loại mì gỏ di động các xóm, phố thườmg vào ban đêm.
 
Nhiều vị khi về VN chơi, nghe tiếng mì gỏ nữa đêm, chợt nhớ đến kỷ niệm thời xưa, bèn gọi vài tô để hưởng lại cảm giác ngon ngọt đầy kỷ niệm êm đềm....
 
Nhưng bây giờ, VN của chế độ CS không còn là VN của thời VNCH nữa. Gian xảo, dối trá, lường gạt đầy đường....nhất la thực phẩm độc hại bây giờ tràn lan, từ thực phẩm của Tàu Ghẻ đưa sang để hại dân ta, đến tghực phẩm của chính dân ta hại dân ta....Về VN chơi, nên cẩn thận vấn đề ăn uống, cũng đừng tin vào những nhà hàng sang trọng....họ mua heo chết, bò bịnh cho rẻ tiền.....

 

 
 
 
 
SựthậSự thật kinh hoàng về những xe hủ tiếu gõtiếu gõ
 
Đây là câu chuyện rùng rợn nhất, in đậm vào tâm trí cánh phóng viên chúng tôi về một chuyến tác nghiệp cùng với các anh bên phòng cảnh sát hình sự thành phố.
 

Cũng như thường lệ những lần tác nghiệp khác, tôi được theo anh P bên phòng cảnh sát hình sự đi tuần trên các tuyến đường sài gòn. Dạo quanh các tuyến đường trên địa bàn thành phố đến các vùng ven, bỗng anh P phát hiện 2 đối tượng khả nghi, tay chân xăm trổ nhìn rất hung tợn. Anh nói tôi hai thanh niên trước mặt rất khả nghi, bám theo xem thế nào.

Bám theo đối tượng khả nghi qua 4 ngã tư đến đoạn Cách mạng tháng 8, bỗng 2 thanh niên áp sát một phụ nữ đang đi trên đường và giật phăng sợi dây chuyền trên cổ. Không kịp hoàn hồn, người phụ nữ chỉ biết nhìn theo 2 tên cướp. Ngay lúc đó anh P tăng tốc truy đuổi 2 đối tượng, tôi ngồi sau chỉ biết bắm chặt chiếc xe và nhìn theo bóng 2 tên cướp.
Phía trước 2 tên cướp phóng như bay qua các tuyến đường, anh P không ngừng tăng ga truy đuổi. Đến đoạn Nguyễn Chí Thanh, chúng tôi đã áp sát được 2 tên cướp, a P nhanh chóng ép xe và đạp ngã được chúng. Mọi người xung quanh vẫn chưa kịp nhận ra chuyện gì xảy ra, anh P đã nhanh chóng quật ngã được một tên, còn tên kia bỏ xe và ném tang vật về phía a P và tẩu thoát. Theo phản xạ anh P vung tay hất tung tang vật sang 1 bên. Lúc này mọi người xung quanh mới hỗ trợ chúng tôi trói tên cướp và gọi cho lực lượng công an địa phương.
Tôi và anh P loay hoay tìm tang vật để làm bằng chứng và trả cho người bị hại thì một người bên đường bảo nó rớt vào thùng nước lèo quán hủ tiếu gõ bên đường, tôi và anh P tiến lại gần thì anh chủ quán bảo không thấy. Anh P liền móc thẻ ngành và yêu cầu anh chủ quán cho kiểm tra thù nước lèo để tìm tang vật, không ngờ anh chủ quán lại một mực không cho kiểm tra và bảo không thấy vật gì rớt vào đây cả và tỏ ra thái độ chống đối. Chỉ đến khi lực lương công an địa phương đến, thì anh ta mới chịu “cúi đầu”.


Thực khách vẫn vô tư ăn mà không biết…

Một tình huống kinh hoàng được phát hiện từ đây. Trong thùng nước lèo xe hủ tiếu gõ của anh ta, chúng tôi vớt lên từ đáy thùng một thứ khủng khiếp trước sự chứng kiến của nhiều người xung quanh. Năm con chuột cống to đùng được xiêng theo hình lục giác, nhiều người không chịu nổi đã hét toáng lên. Tiếp tục vớt dưới đáy thùng thì chúng tôi đã tìm được sợi dây chuyền. Năm con chuột cống được xiên tỉ mì và trắng toát, nhìn trên tủ kiếng chỉ vẻn vẹn 1 cục thịt bé xíu. Thì ra đây chính là nguyên liệu chính để làm ngọt nước xe hủ tiếu gỏ. Anh ta còn khai nhận đã hành nghề thế này được 4 năm nay, thịt chuột đã chế biến sẵn và được cung cấp bởi một tay xe ôm, anh ta chỉ xiên lại và đem nấu.
Đã nhiều lần nghe đồng nghiệp kể lại việc xe hủ tiếu gõ làm ngọt nước bằng trùng chỉ, nay tôi lại tận mắt chứng kiến một nguyên liệu hết sức khủng khiếp thế này. Anh ta khai nhận, thịt này không đem bỏ, sau khi nấu xong còn được tay xe ôm kia thu lại với giá 30 ngàn. Tôi hỏi mãi anh ta mới chịu khai là số thịt chuột ấy được đem về và chế biến làm nhân thịt của bánh giò.
Thật quá sức tưởng tượng của chúng tôi, kinh doanh kiểu ác độc thế này thì làm sao mà “khá” nổi? Trên đường về nhà, tôi nhớ lại còn cảm thấy rùng mình, còn anh P thì chỉ lắc đầu và im lặng…
Người Việt mình sao lại có kiểu kinh doanh thế này, đồng tiền đã làm mờ mắt họ. Họ không màng đến sức khỏe, tính mạng của người khác, bán “thần chết” kiểu này thì suốt đời ông trời cũng không cho họ “khá nỗi”.
(Đại Lâm)
 
 

Trại dân oan


 

 

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgEhybgy5_yHAv8xhuMrIbx2QtcFYAioFlbiXwK8sBTFwSeX0wOe8tBuTXKip4bkdMFHVJpmC62psVQZEVqkfG51fYgXRxsPiiJqrPYhBLpoeKY-DSjWWqEEZJPWso2Ym-3h-f5IAJEPETW/s1600/DAT+CUA+ONG.jpghttps://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Trại dân oan


Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-10-25

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


maclam10252013.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh

dan-oan-11-305

Dân oan từ nhiều tỉnh thành trong một lần tập trung ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Hà Nội đòi nhà nước giải quyết các bất công về đất đai, ảnh chụp trước đây.

File photo

 

Có những trại giam do chính quyền độc tài nghĩ ra để giam giữ tù nhân chính trị. Có những trại giam dùng để thủ tiêu người Do Thái trong chế độ Đức quốc xã, nhưng cũng có những nơi mà người cùng khổ vì bị bóc lột, áp bức đã tự tập trung kéo tới tá túc trong thời gian tranh đấu cho sự sống còn của họ trong một loại trại chưa từng có trong lịch sử loài người “Trại dân oan”.

Vườn hoa Mai Xuân Thưởng Hà Nội từ nhiều năm nay đã trở thành quen thuộc với hàng ngàn dân oan từ khắp nơi trên đất nước đổ về tạm trú thân trong lúc mang đơn gõ cửa các cơ quan tiếp dân của chính phủ với niềm tin là sẽ được giải quyết những vấn đề mà địa phương áp bức. Các tỉnh phía bắc như Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình, Sơn La, Bắc Giang, Điện Biên, Quảng Bình, Ninh Bình, Tuyên Quang… các tỉnh miền Trung và cao nguyên như Ninh Thuận, Gia Lai, Đắc Lắc, Dak Nông, Đồng Nai, Bình Phước rồi miền Nam như Tiền Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau…hầu như không còn chỗ nào mà người dân oan không biết tới Mai Xuân Thưởng, cái tên trở thành nhà, thành một loại trại dân oan không song sắt cho những mảnh đời oan khuất này.

Quốc hội họp: niềm hy vọng mỗi năm


Chính quyền biết rõ từng con người tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng vì  người tới và đi trong gần 15 năm qua cũng bấy nhiêu khuôn mặt. Có khi họ tập trung vài chục, lúc cao điểm tới gần trăm, nhất là vào những ngày khai mạc Quốc Hội số người về đây đông hơn hẳn. Niềm tin vào đại biểu Quốc hội sẽ chú ý tới họ khiến một số rất lớn bỏ hết công ăn việc làm để khăn gói về Hà Nội kêu oan nhưng kết quả nhiều năm qua cho thấy chưa một đại biểu quốc hội nào lên tiếng chính thức tại diễn đàn về sự có mặt không đúng lúc của những con người dân không ra dân, phạm nhân không ra phạm nhân, ăn mày hay công nhân vệ sinh cũng không phải nốt.

Cuộc sống ở đây quá vất vả, người ta thì khác nhưng mấy người dân oan này thì khổ dữ lắm không có gì để mà sống, ăn rau không.
-Chị Hương

Họ không phải là dân vì nhiều người đã mất hộ khẩu, mất nhà cửa và mất cả đất đai. Họ không phạm bất cứ một tội gì để chính quyền xem họ là phạm nhân nhưng công an muốn săn đuổi, quát nạt hay cưỡng chế, đánh đập lúc nào cũng được. Họ không phải là công nhân vệ sinh nhưng người ta thấy không ít người thường xuyên nhặt nhạnh rác thải chung quanh vườn hoa để tạm sống trong khi ở quê nhà họ chưa bao giờ làm công việc này.

Họ đến Hà Nội, tự chấp nhận vào Trại dân oan vì không còn nơi nào khác họ có thể sống để theo đuổi việc khiếu kiện. Đất đai là nguyên nhân chính, trong đó có người đã theo đuổi gần hai mươi năm và cho biết họ sẽ theo tới chết. Chị Hương người An Giang cho biết:

“Cuộc sống ở đây quá vất vả, người ta thì khác nhưng mấy người dân oan này thì khổ dữ lắm không có gì để mà sống, ăn rau không chưa từng thấy. Dân oan này khổ quá rồi, sáng rau muống chiều rau muống!

Bởi vậy. Bây giờ cũng liều rồi. Bây giờ ai cũng khổ hết nằm vất vơ vất vưởng ngoài công viên. Nằm đó lang thang đó. Ăn uống thì rau muống chấm nước tương. Hùn nhau mua gạo về nấu. Tiền xe thì phải lo tiền đi tiền về.

Đất đai, tín ngưỡng


Căn cước của công dân Trại dân oan là những tờ giấy được dán lại thành khổ lớn trên ấy viết đủ thứ yêu cầu giải quyết đất đai bị trưng thu. Khi mệt họ bày những tấm giấy ấy bên vệ đường như đang bán hàng rong mà sản phẩm họ bày ra toàn những thứ đau lòng, rát ruột.

000_Hkg4836083-305

Hàng trăm người dân Hưng Yên tập trung biểu tình trước trụ sở Quốc Hội ở Hà Nội hôm 27-4-2011, phản đối chính quyền trưng thu đất đai xây dựng khu đô thị Ecopark.

Ngoài đất đai, việc bị bạc đãi, sách nhiễu vì niềm tin tôn giáo cũng làm cho hàng trăm người dân tộc thiểu số của các tỉnh miền Bắc và Tây nguyên kéo về Trại dân oan để góp thêm vào đó những tiếng kêu cứu giữa lòng thủ đô Hà Nội.

Trong vài ngày qua hơn 100 người H’Mông tập trung về đây. Anh Sự, Một dân oan từ Bắc Kạn cho biết:

“Tại vì chính quyền đến đàn áp bà con, đánh đập bà con tàn nhẫn quá. Không cho bà con đổi mới là theo phong tục mới không cho bà con chúng tôi có chỗ để ở nên bà con mới xuống đây kêu oan. Hiện tại thì có 108 người của bốn tỉnh về đây.”

Bà Lê Hiền Đức, người gần gũi với dân oan Tây nguyên kể:

“Dân oan ở tỉnh Dak nông hiện nay họ không còn tiền để đi ra nữa. Đất mất, tiền mất, nhà bị đốt. Người ta gọi là ba sạch: phá sạch, đốt sạch và những người nào ra ngăn cản thì bắt sạch! Bây giờ dân khổ quá rồi mà là dân tộc thiểu số M’ Nông.”

Chính quyền đối phó với Trại dân oan bằng nhiều cách. Bao vây bắt bớ nhưng do không thể kết tội nên khi được thả họ lại quay về trại. Rào chắn dày dặc chung quanh Mai Xuân Thưởng cũng không ngăn cản được những con người đã vào bước đường cùng: họ kéo nhau sang một trại dân oan khác có tên: vườn hoa Lý Tự Trọng.

Họ thường xuyên bị xua đuổi, nhất là những dịp lễ lạc. Nhiều nhất là bị bốc lên xe chở về quê nếu gần Hà Nội, nếu xa thì bị chở sang trại Đồng Dầu, Dục Tú, Đông Anh.

Trong khi tìm giải pháp mới để giải tán cư dân của Trại dân oan này, chính quyền đành phải chọn hạ sách: cắt nước. Giải pháp cắt nước không cho họ uống là cách chính quyền thực hiện hồi gần đây nhất, chị Ma Thị Hường, từ Cao Bằng cùng với 108 người bốn tỉnh phía Bắc khác cho biết:

“Em đòi hỏi quyền tự do tín ngưỡng thờ Đức Chúa Trời nhưng bọn em không có đạo bởi vì người ta cho là thay đổi như thế là không có nguồn gốc, làm như thế là phản động nên người ta không cho.

Về vườn hoa này được 7 ngày rồi ở đây ăn uống rất là khổ sở. Người ta thấy dân oan đi đông như vậy nên người ta còn cắt cả nước, không cho uống nước rất là khát nước. Thậm chí ngày hôm kia bà con nhịn nước cả ngày.”

Sống lang thang, chết âm thầm


Chúng tôi nói cho ngay nằm bờ nằm bụi, chị em hùn nhau chỉ có 10 ngàn cũng xong. Nấu cơm luộc rau chấm nước mắm hay nước tương. Cuộc sống tụi tôi rất là khổ.Tuy nhiên cũng được bà con ở Hà Nội người ta âm thầm giúp đỡ.
-Trần Thị Ngọc Anh

Có sống thì có chết, trại tập trung nào trên khắp thế giới cũng thế. Cụ Hà Thị Nhung, sinh năm 1937, cư ngụ tại thôn 6 xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa khiếu kiện đất đai đã nhiều năm khi giành giật một tấm biểu ngữ với công an đã ngã ra chết. Bà là nhân khẩu bị gạch sổ đầu tiên của Trại dân oan Lý Tự Trọng.

Những ngày lễ tết thì sao? Khó thể tưởng tượng được rằng những con người khốn khổ này lại chấp nhận “ăn” Tết trong cảnh màn trời chiếu đất như vậy. Họ ngồi co ro trong giá rét của những ngày cuối đông trên chiếc ghế công viên nhìn dân Hà Nội ăn Tết. Hình ảnh của họ đã ám ảnh rất nhiều cư dân thủ đô và không ít người đã nhường cơm xẻ áo cho những người tù không có số này.

Dân oan, họ tội gì?

Họ chẳng khác mấy với tù nhân tuy nhiên người tù nào cũng được thăm nuôi trong khi đó công dân của Trại dân oan lại không có cái quyền này. Người tốt bụng Hà Nội phải đợi đến nửa đêm khi công an không còn quanh quẩn mới dám thăm nuôi những người mà họ không quen biết.

Chị Trần Thị Ngọc Anh, người dân oan có căn cước khiếu kiện gần hai mươi năm kể lại:

“Chúng tôi nói cho ngay nằm bờ nằm bụi, chị em hùn nhau chỉ có 10 ngàn cũng xong. Nấu cơm luộc rau chấm nước mắm hay nước tương. Cuộc sống tụi tôi rất là khổ.Tuy nhiên cũng được bà con ở Hà Nội người ta âm thầm giúp đỡ cho một gói mì tôm hay là âm thầm nửa đêm vì người ta không dám cho, tối 12 giờ người ta cho mỗi người một gói xôi, một cái bánh để sáng ăn lót dạ, từ chỗ đó tụi tôi lay lắt sống qua ngày.”

Không bị còng tay, không phòng giam và không người quản giáo, tuy nhiên họ không khác gì một tù nhân thứ thiệt vì ngồi trong công viên không biết đi đâu, nhìn ra bên ngoài chỉ để mơ ước nguyện vọng của mình được nhìn tới. Bao nhiêu năm kêu đòi công lý, ban đầu ước mơ được Thủ tướng xem xét: thất vọng, lại ước mơ đến Quốc hội, lại tiếp tục thất vọng. Mơ ước quay về quê với một lắng nghe tối thiểu không còn nữa trong tâm trạng chán chường, tuyệt vọng của những con người khốn khổ này.

Rất nhiều người lặng lẽ ngồi bên lề đường nhìn những con người như mình sinh hoạt bình thường với gia đình mà không khỏi cay đắng khi tự hỏi: họ có tội gì với nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam?

 

 

'Bò viên' từ thịt chuột vào nhà hàng Việt như thế nào?


 

 

On Thursday, October 24, 2013 7:38 PM, Dacsongphuong Nguyen <> wrote:

Cảnh giác ..;.các con buôn... luôn luôn xử dụng mánh khóe.. để kiếm  Lời. nhiều.Người mua Lầm... chứ người Bán không Lầm...!!!

'Bò viên' từ thịt chuột vào nhà hàng Việt như thế nào?


Hàng ngày, bò viên làm bằng thịt chuột ở Campuchia được vận chuyển trái phép qua biên giới và từ đó phân phối rộng khắp trong hệ thống nhà hàng, quán ăn ở Việt Nam.

Từ cơ sở “bò đểu” ở Phnom Penh

Nằm sâu trong một con hẻm vắng vẻ ở Steung Meanchey, phía sau đường Choam Chao, là một nhà kho nhỏ chỉ rộng 40m². Sau cánh cửa nhôm có 5 người đàn bà lớn tuổi, tóc đều bạc, ngồi dưới đất. “Bò viên” từ nơi đây xuất ra không hề thơm tự nhiên hoặc có nhiều gia vị như bò viên thật, bởi nguyên liệu chính là thịt chuột cống.

Trong 2 cái thùng xốp là hàng trăm thớ thịt chuột được xếp thành lớp, hôi nồng nặc, da đã lột, đầu cũng đã cắt ra, chỉ còn chiếc đuôi dài khoảng 15cm thì vẫn gắn liền với tấm thân thối rữa. Phần đầu tiên trong công đoạn chế biến: màu nhân tạo sẽ được bỏ vào trong thùng thịt để có “màu bò tự nhiên”. Hai người đàn bà ngồi ghế đẩu sẽ cho từng con vào một cái máy nghiền cũ. Ở đầu bên kia “ói” ra một thứ thịt vàng vàng, vẫn cứ hôi thối. Sau khi tất cả bị ném xuống cái sàn nhà kho bẩn, quy trình chế biến đổi từ “chuột cống thành phố” thành “bò đểu” bắt đầu.

Nguyên liệu làm mòn bò viên giả từ thịt chuột.

Sau khi xay hết thịt, một cô gái người Khmer sẽ bỏ nước mắm, bột thịt bò, bột tiêu, bột nêm vào thịt trộn đều cho đến lúc thịt quánh lại. Khi đã được “vị thịt tự nhiên”, những thợ làm thịt Khmer đó sẽ vô tư bọc thêm một lớp bột thịt bò bên ngoài, tức là bao miếng thịt chuột cống vào trong một lớp bột dày màu vàng. Sau khi được phủ bột gia vị và màu nhân tạo, thịt chuột cống bây giờ trông giống như thịt bò đàng hoàng, và trông không khác gì bò bằm thứ thiệt.

Trong góc kho, bên một nồi đun nước khổng lồ là một người đàn bà Khmer khoảng 60 tuổi, một tay cầm xẻng gỗ, một tay cho thịt đã quết vào nồi để luộc cho đến chín. Khi thịt chín đều, bà lấy “chuột viên” ra, bỏ vào một tô thép, chờ xe tải đến chở đi giao hàng qua biên giới Việt Nam. Hàng sẽ được cân tại kho theo từng bịch nhựa loại 15, 25, 30kg không nhãn mác, để khi qua biên giới, sẽ chỉ còn là những túi nhỏ từ 3kg trở lên.

Đến nơi chế biến thịt chuột

Theo lời kể của anh Seapchey Som, một lái buôn đường dài theo xe từ Phnom Penh thường xuyên đi Poi Pet, số thịt chuột này đều lấy từ một đại lý dưới gầm cầu Steng Meanchey, ngay phía sau bãi rác trung tâm của thành phố Phnom Penh. Chuột sau khi cân và lột da mà chưa cắt đầu thì có giá 3 ngàn riel/kg (mua vào) và còn giá bán là 5.000 đến 6.000 riel/kg. Ngoài thị trường, chuột cống và chuột đồng có giá bán như nhau. Chuột cân xong được vào thùng xốp không ướp đá, mùi hôi thối của thịt bốc ra nồng nặc, được chở đi chờ chế biến. “Trên quãng đường gần 400km này, tụi tôi rất dễ bị công an kiểm tra để phải 'cúng' thường từ 50 -100 USD tùy theo số lượng”.

Nghề bắt chuột có thể mang lại thu nhập 450 USD/tháng cho nhiều người Campuchia, cao hơn mức lương của một cảnh sát.

Phần lớn số thịt này sẽ đem bán ở Thái Lan với mác “chuột đồng”. Nhưng chính tay Som khi đi mua thịt đã mang nó đến xưởng làm bò viên ở 2 cơ sở: một là ở biên giới Thái còn một nữa ở trong khu Steung Meanchey. Chỉ có mấy cơ sở thủ công nhỏ tại nhà thì mới làm thịt chuột, còn các công ty lớn thì không bao giờ. Nguy cơ bị công an bắt rất cao, nên ít ai dám đánh liều tiền bạc của mình vào đầu tư máy móc. Một phần số chuột cống bẩn này sẽ gửi qua cửa khẩu Khánh Bình, xã Khánh Bình, huyện An Phú, An Giang để đem bán lậu cho người Việt Nam.

Ở Campuchia, sát biên giới Khánh Bình, cơ quan chức năng nhìn chung vẫn còn hoạt động rất lỏng lẻo. Nhiều hàng hóa chỉ được xử lý hay kiểm dịch rất vội vã và tắc trách. Những ai trông giống người bản địa qua lại hai bên đều không bị khám xét. Chiếc xe nào có biển số quen đều có thể chạy tự do qua cổng với những binh sĩ biên phòng Khmer đứng nhìn thờ ơ. Thật không may cho người tiêu dùng Việt Nam, chính tình tình trạng lỏng lẻo này đã tạo điều kiện cho các đường dây mua bán thịt chuột hoạt động.

Lộc (nhân vật đã được đổi tên), một tiểu thương Việt Nam quen mua bán chuột giữa Phnom Penh và cửa khẩu Khánh Bình giải thích: “Tôi mua chuột với giá 4-5 riel rồi bán lại với giá 6-7 riel, tùy theo sức mua của thị trường vào ngày hôm đó. Chuột đồng rất có giá vào mùa khô và khi qua chế biến rồi thì chuột đồng và chuột cống chỉ là một”.

Thùng xốp không đá là cách bảo quản duy nhất của những nguyên liệu làm thịt viên giả.

Đối với dân buôn bán người Việt, chuyện làm thịt giả là đi quá giới hạn luật pháp và cả sức tưởng tượng. Nhiều cửa hàng làm giò chả, từng đồng ý làm hàng của mình từ tôm hoặc cá cũ, nay nếu làm giả từ… thịt chuột thì thật quá “nghiêm trọng”. “Người ta sợ Sở Y tế phát hiện ra thì sẽ bị phạt hoặc bị bắt” – Anh Nguyễn Vi Hưng, một cò xe ôm làm ăn giữa hai bên biên giới cho biết.

Thế là để làm “bò đểu xuất khẩu”, những nhà cung cấp chuột sẽ tìm đến một số cơ sở nhỏ ít vốn đầu tư, không thu hút sự chú ý của các cơ quan kiểm tra, nằm ở ngoại ô Phnom Penh. Ngay ở tầng hầm và sân sau của những trung tâm mua bán lớn ở Phnom Penh, là một nhóm những cơ sở nhỏ, bất hợp pháp đang đánh cược số phận của mình vào nguy cơ bị phạt tiền và thậm chí bị bỏ tù để chế biến những viên thịt chuột cống nhiễm bẩn thành những miếng bò viên được đóng gói cẩn thận. Không quan tâm đến phúc lợi cộng đồng hay người tiêu dùng có thể bị mắc bệnh. Lợi nhuận đã làm mờ mắt tất cả những con người này khi họ tham gia vào cả một ngành công nghiệp sản xuất “bò đểu”.

 

 

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

My Blog List