Đồng
bằng Sông Cửu Long đối mặt với nhiều thách thức
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-10-20
2013-10-20
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Vùng Khai Long, tỉnh Cà Mau trong khu vực hệ sinh thái rừng ngập
mặn (với diện tích khoảng 230ha, thuộc ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc
Hiển) đang bị sóng biển tàn phá từng ngày.
Source Đai Học An Giang (e-news)
Đồng bằng Sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, hiện đang đứng
trước một số nguy cơ tác động đến khả năng cung cấp nguồn thủy sản, phù sa cho
canh tác lúa, cây trồng …
Vậy những thách thức đó là gì? Dân chúng địa phương và cơ quan chức
năng nhận biết những đổi thay ra sao và đang có những cách thức ứng phó thế
nào?
Hai chuyên gia về Đồng bằng Sông Cửu Long, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện
và nghiên cứu sinh Lý văn Lợi, nhân dịp đến Bangkok dự buổi phát hành tập hai
cuốn phim tài liệu Sông Mê kong, chủ đề Đồng Bằng Sông Cửu Long, dành cho biên
tập viên Gia Minh cuộc nói chuyện về những đề tài vừa nêu.
Trước hết thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện nêu ra những thách thức mà khu
vực Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam đang phải đối diện.
Ba mối đe dọa chính
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện: Đồng bằng Sông Cửu Long có mấy mối đe dọa.
Mối đe dọa thứ nhất là
biến đổi khí hậu liên quan đến nước biển dâng;
thứ nữa là bản thân sự
phát triển tại Đồng bằng Sông Cửu Long;
thứ ba mối đe dọa đến
từ thượng nguồn làm thủy điện.
Trong ba mối đe dọa này
thì tác động đến từ Sông Mê kong sẽ là nguy hiểm nhất vì theo tôi đánh
giá những tác động đó sẽ là vĩnh viễn. Khi đã đắp đập xong rồi là vĩnh viễn,
không thể sửa đổi lại được.
Còn những phát triển trong nội tại Đồng bằng Sông Cửu Long, mặc dù
hiện nay có một số tác động từ những hoạt động chưa đúng, nhưng những hoạt động
đó hoàn toàn có thể sửa đổi được như chuyện bao đê làm lúa vụ ba. Thực ra những
đê bao này kích thước nhỏ và làm bằng đất, nên khi nhận ra tác động lớn hơn lợi
ích thì việc sửa đổi hoàn toàn có thể làm được.
Còn biến đổi khí hậu và nước biển dâng thì theo dự báo nước biển
dâng đến cuối thế kỷ này lên 100 centimet; có một tin xấu và một tin tốt. Tin
xấu tức nước biển dâng là có thực vì đang dâng; biến đổi khí hậu cũng là chuyện
có thật. Nhưng tin tốt là nước biển dâng hiện nay chỉ với tốc độ trung bình 3
milimet trong một năm. Tin nói đến cuối thế kỷ nước biển dâng lên 100 centimet
không phải đến tháng sau, năm sau dâng lên như thế mà đó là một quá trình từ
từ; tức chúng ta có đủ thời gian để thích nghi với nước biển dâng.
Mùa cấy lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. AFP
Điểm mà tôi muốn nêu ra là trong ba thách thức như vừa nêu thì
thách thức đến từ những hoạt động ở Sông Mê kong là nguy hiểm nhất bởi vì đó sẽ
là những tác động vĩnh viễn và không thể sửa đổi được một khi mà đập đã đắp
ngang sông rồi
thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện
Một điểm nữa kịch bản nước biển dâng dựa trên mô hình bằng máy tính,
trong đó còn rất nhiều điều chưa chắc chắn, có thể tốc độ nước biển dâng tăng
tốc lên và có thể không phải như vậy! Vì vấn đề nước biển dâng phải phụ thuộc
rất nhiều kịch bản con ở trong ví dụ như kịch bản về mô hình phát triển của
kinh tế thế giới đến cuối thế kỷ này như thế nào, phát triển theo kiểu toàn cầu
hay phát triển theo kiểu khu vực, rồi kịch bản phát triển dân số thế giới như
thế nào, rồi kịch bản phát triển kỹ thuật thế giới sẽ đi theo hướng kỹ thuật
sạch hay không sạch… Như vậy sẽ tương ứng với mức phát thải mà chạy mô hình.
Kiến thức của chúng ta về hệ khí hậu đâu phải hoàn chỉnh đâu. Cho nên việc nói
nước biển dâng 100 centimet hay 98 centimet- điều đó có giá trị, nhưng chỉ giá
trị ở chỗ cho mình biết khuynh hướng, chứ đừng tin dứt khoát phải là 98 hay 100
centimet.
Điểm mà tôi muốn nêu ra là trong ba thách thức như vừa nêu thì
thách thức đến từ những hoạt động ở Sông Mê kong là nguy hiểm nhất bởi vì đó sẽ
là những tác động vĩnh viễn và không thể sửa đổi được một khi mà đập đã đắp
ngang sông rồi.
Gia Minh:
Anh Lợi là người từng tiếp xúc với người dân thì anh thấy họ có nhận ra những
thay đổi đối với sản xuất từ trước đến nay không?
Anh Lý Văn Lợi: Theo người dân tại Đồng bằng Sông Cửu Long, hiện đang có thay
đổi. Họ không biết tác động do thủy điện vì chưa chắn dòng nên chưa thấy; nhưng
chắc chắn họ biết khí hậu đang có sự thay đổi vì người làm lúa họ rất nhạy. Nếu
năm nay mưa sớm hơn hay trễ hơn, lượng mưa kéo dài người ta đều biết. Vì thế
người nông dân qua Hội Nông dân kiến nghị lên trường Đại học Cần Thơ có
những dự án làm thay đổi lịch thời vụ.
Trong quá trình làm cuốn phim, những người tôi tiếp xúc họ nhận
được độ mặn, ví dụ mặn trên con sông có lúc xâm nhập mặn sâu hơn, có lúc ít
hơn…
Theo người dân tại Đồng bằng Sông Cửu Long, hiện đang có thay đổi.
Họ không biết tác động do thủy điện vì chưa chắn dòng nên chưa thấy; nhưng chắc
chắn họ biết khí hậu đang có sự thay đổi vì người làm lúa họ rất nhạy. Nếu năm
nay mưa sớm hơn hay trễ hơn, lượng mưa kéo dài người ta đều biết
Anh Lý Văn Lợi
Các nhà khoa học và biện pháp thích ứng
Gia Minh:
Cơ quan chức năng và các nhà khoa học đã giúp cho người nông dân những gì để
hạn chế những tác động do thay đổi như thế trong thời gian qua?
Hạn hán tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Anh Lý Văn Lợi: Sau khi phát hiện ra những tác động do các con đập trên thượng
nguồn gây ra đối với Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi có trên 80% làm nông nghiệp
cần sử dụng nước ngọt mà nếu ở trên quản lý nguồn nước ngọt, ở dưới chịu rất
nhiều; cho nên trong thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu. Như tiến sĩ Lê Anh
Tuấn có hoạt động đánh giá tác động của những con đập thượng nguồn đến Đồng
bằng Sông Cửu Long nhằm vận không người ta không xây đập nữa. Đối với hiện
tượng biến đổi khí hậu hiện đang có nhiều hoạt động nghiên cứu để giúp người
dân thích ứng, đơn cử như nghiên cứu giống lúa mới chịu mặn, chịu hạn; hay
nghiên cứu lịch thời vụ cho phù hợp…
Gia Minh:
Ngoài những công việc trước mắt như thế, những kịch bản đưa ra được giới khoa
học tham gia ý kiến như thế nào?
Thạc sĩ Nguyễn Văn Thiện: Hiện nay phải khẳng định hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn ra
là có thật và ảnh hưởng đến người dân. Các cơ quan Nhà nước đã nổ lực rất
nhiều, kể cả những tổ chức phi chính phủ có những dự án giúp người dân nâng cao
nhận thức nhằm tìm ra biện pháp thích ứng. Các nhà khoa học cũng có những
nghiên cứu như nghiên cứu các giống chịu mặn, lịch canh tác…
Các cơ quan Nhà nước đã nổ lực rất nhiều, kể cả những tổ chức phi chính
phủ có những dự án giúp người dân nâng cao nhận thức nhằm tìm ra biện pháp
thích ứng. Các nhà khoa học cũng có những nghiên cứu như nghiên cứu các giống
chịu mặn, lịch canh tác…
Thạc sĩ Nguyễn Văn Thiện
Nhưng một suy nghĩ chung của các nhà lãnh đạo và người dân tại khu
vực Đồng bằng Sông Cửu Long: bức tranh của Đồng bằng Sông Cửu Long rất phức
tạp; tác động từ các nguồn rất phức tạp cho nên cách hay nhất là không áp dụng
biện pháp nào đó theo kiểu ‘giật gân’ quá, ‘dục tốc, bất đạt’. Biến đổi khí hậu
rất phức tạp và còn hàm chứa những điều không chắc chắn; và tác động từ những
đập thủy điện ở thượng nguồn cũng thêm vào bức tranh đó những điều không chắc
chắn nữa cho nên nếu chúng ta hành động gấp gáp việc gì đó, trong tương lai có
thể sai lầm.
Lãnh đạo cũng như người dân tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long có
suy nghĩ chung là nên dựa vào những thế mạnh của điều kiện tự nhiên Đồng bằng
Sông Cửu Long, không nên tiến hành những cái can thiệp nào mang tính thay đổi
căn bản điều kiện tự nhiên của Đồng bằng Sông Cửu Long. Điều nên nhớ nữa là người dân Đồng bằng Sông
Cửu Long làm việc rất chăm chỉ và có khả năng thích nghi cao với những thay
đổi. Lý do từ hồi cha ông đến đây mở đất nếu không có khả năng thích nghi cao
thì không thể nào tồn tại trên đất này.
Khi nói về phương pháp thích ứng với những biến đổi trong tương
lai thì có nhiều cách. Trong đó có những biện pháp công trình, có những biện
pháp phi công trình.
Thích ứng còn là thích ứng theo, thay đổi theo chứ không phải kiên
quyết chống lại, vì nếu kiên quyết chống lại từ từ sẽ mệt mỏi. Thay đổi theo,
ví dụ chỗ đó có khả năng mặn, thì chuyển đổi hệ thống canh tác theo mặn. Tức
không nên coi nước mặn chỉ là kẻ thù, có thể sau này chúng ta biến nó thành
bạn, ví dụ nuôi tôm có thể lợi hơn
Thạc sĩ Nguyễn Văn Thiện
Nên nhớ một điểm nữa: thích ứng còn là thích ứng theo, thay đổi theo
chứ không phải kiên quyết chống lại, vì nếu kiên quyết chống lại từ từ sẽ mệt
mỏi. Thay đổi theo, ví dụ chỗ đó có khả năng mặn, thì chuyển đổi hệ thống canh
tác theo mặn. Tức không nên coi nước mặn chỉ là kẻ thù, có thể sau này chúng ta
biến nó thành bạn, ví dụ nuôi tôm có thể lợi hơn hồi còn nước ngọt làm lúa. Ý
tôi muốn nói có nhiều cách thích ứng, chứ không phải kiên quyết xây thành trì
kiên cố để chống lại. Ví dụ nếu làm đê biển chẳng hạn: tiền xây sẽ lớn và tác
động môi trường cũng lớn nữa. Bản chất của bờ biển, trong giai đoạn 100 năm,
thay đổi có những chỗ đi vào do sạt lở, có những chỗ đi ra do bồi, nếu là đê
biển nhân tạo cố định là không đúng tự nhiên, và phương án này loại trừ áp dụng
phương án khác; như thế trở thành một phương án cuối cùng và như vậy là hấp
tấp.
Nên nhớ nền đất của Đồng bằng Sông Cửu Long do phù sa tạo nên, nó
rất yếu, nếu xây dựng những công trình nặng sẽ bi lún, hư hỏng. Ngoài tiền xây,
khoản duy tu bảo dưỡng, con cháu sau này phải bỏ ngân sách ra duy tu bảo dưỡng
thường xuyên. Xây dựng đê biển khiến nước ngọt ra sát bờ biển, và một đê biển
như thế tạo ra cảm giác an toàn giả, khi có thảm họa, đê biển không thể bảo vệ
được gì mà lúc đó thiệt hại sẽ rất lớn. Biện pháp công trình xây đê còn có vấn
đề: đê không để nước vào và cũng có chức năng không để nước ra, nước vào được
rồi ở lại bên trong thì thiệt hại lớn hơn. Theo tôi nên có sự đa dạng các biện
pháp, không nên tiến hành hấp tấp một phương pháp nào và loại trừ các phương
pháp khác có thể gây ra những tác hại tiêu cực.
Gia Minh:
Anh Lợi có thấy đóng góp gì của người dân vào những hướng như thế để thích ứng
không?
Anh Lý Văn Lợi: Người dân qua thời gian họ biết ví dụ năm nay thất mùa, thì sang
năm theo những thay đổi họ cũng phải thích ứng theo. Vấn đề hiện nay là kiến
thức bản địa; ví dụ như lúa ma ( lúa nổi) lên theo lũ làm sao giữ được những
giống lúa như thế.
Gia Minh:
Cám ơn hai anh về cuộc nói chuyện vừa rồi.
Đỉnh triều cường tại
TPHCM chạm mức 1 mét 64
RFA-20-10-2013
2013-10-20
2013-10-20
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Sáng 20.10, triều cường gây ngập trên Quốc lộ 50, H.Bình Chánh,
TP.HCM
Thanhnien Online
Đài khí tướng thủy văn của khu vực Nam bộ vừa cho biết đỉnh triều cường
tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn hôm nay đã chạm mức 1 mét 64. Mức này đã vượt
hơn cả mức cao nhất trong lịch sử triều cường của thành phố trước đây là 1,62m
vào năm ngoái.
Triều cường sẽ khiến cho thành phố ngập sâu trong vài ngày tới và
dân chúng nhiều khu vực hiện nay đã phải đối phó với mực nước dâng cao đã xuất
hiện.
Tại Bình Quới một bức tường chống triều cường đã bị vỡ tại khu vực
phường 28 Bình Thạnh khiến nước tràn vào làm ngập sâu hơn 50 hộ dân.
Theo dự kiến trong thời gian ngắn sắp tới các kênh rạch trong
thành phố sẽ vượt qua mức báo động cấp III và sẽ duy trì mức này trong nhiều
ngày.
Thành phố HCM bị triều cường đe dọa từ hàng chục năm qua nhưng vẫn
chưa có biện pháp nào khắc phục một cách triệt để mà chỉ là chấp vá, đối phó
khiến mỗi năm tài sản và việc làm của người dân thiệt hại rất lớn.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.