Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Tuesday, October 22, 2013

Khủng hoảng 'trung niên' của Singapore


 

Khủng hoảng 'trung niên' của Singapore


Jonathan Head

Phái viên Đông Nam Á của BBC

Cập nhật: 14:19 GMT - thứ hai, 21 tháng 10, 2013


Diễn giả ở góc diễn giả tại Singapore

Góc Diễn giả ở Singapore theo mô hình Hyde Park ở Anh

Khi tôi sống ở Singapore cách đây 13 năm, chính phủ đã tranh luận về một quyết định mà ở các nước khác có thể có vẻ khá tầm thường: nên hay không nên cho phép dựng một góc diễn giả, một phiên bản của Speaker's Corner (Góc Diễn giả) trong Công viên Hyde Park ở London, nơi ai cũng có thể đến trút ý kiến về bất cứ chủ đề nào họ muốn, về bất cứ ai muốn nghe thì nghe.

Năm trước đó, Thủ tướng lúc đó, ông Goh Chok Tong đã lo lắng rằng đất nước của ông không sẵn sàng cho một sự đổi mới như vậy.

 


Nhưng vào năm 2000, một địa điểm cuối cùng đã được phê duyệt, trong Công viên Hong Lim, gần trung tâm thành phố.

Giả định chung là người Singapore không quan tâm đến việc tạo ra rắc rối với chính phủ của họ bằng việc lắng nghe các bài phát biểu. Họ thà đi mua sắm còn hơn.

Nhưng hãy thử đoán xem điều gì xảy ra? Góc Diễn giả đã trở thành địa điểm tổ chức một số cuộc phản đối khá sôi nổi gần đây, về một chủ đề đã gây tranh luận nhiều hơn bất cứ lúc nào hết từ khi đất nước này xuất hiện 48 năm trước – vấn đề nhập cư.

Những cuộc biểu tình đó vẫn phải tuân thủ các quy định. Chúng không thể nói hay làm bất cứ điều gì có thể gây khuấy động căng thẳng chủng tộc hoặc gây rối trật tự công cộng.

Phản đối công khai


"Goh Chok Tong gọi đây là cuộc “khủng hoảng tuổi trung niên”của Singapore. Điều này giúp giải thích sự thành công của một thế hệ trẻ các chính trị gia đối lập trong cuộc bầu cử vào cuối năm 2011"

Các cuộc tranh luận thực sự nóng đã được xuất hiện trên internet – những tiếng kêu đau đớn của những người tự xưng là con dân chính hiệu của đất nước từ thuở ban đầu - và là những lời tố cáo cay độc nhắm vào Đảng Nhân dân Hành động (PAP) đang cầm quyền về sự gia tăng nhanh chóng số lượng người nước ngoài.

Người nước ngoài hiện chiếm gần 40% của dân số với 5,3 triệu người. Những người ngoại quốc đang bị đổ lỗi làm đẩy giá bất động sản và ép người dân địa phương bị mất công ăn việc làm.

Sự hiện diện đáng chú ý tại Singapore hôm nay của rất nhiều những người siêu giàu trên thế giới làm cho nhiều người có thu nhập thấp cảm thấy bị bỏ lại phía sau.

Cuộc tranh luận này đạt điểm nóng nhất vào đầu năm nay khi một sách trắng của chính phủ dự đoán rằng vào năm 2030, dân số sẽ mở rộng tới gần bảy triệu, trong đó chỉ có hơn một nửa sẽ là người Singapore.

Phản đối công khai khiến chính phủ phải ban hành một giải thích, nói rằng con số này chỉ là dự báo, không phải là một mục tiêu.

Ông Goh Chok Tong gọi đây là cuộc “khủng hoảng tuổi trung niên”của Singapore. Điều này giúp giải thích sự thành công của một thế hệ trẻ các chính trị gia đối lập trong cuộc bầu cử vào cuối năm 2011.

Giá trị châu Á


Với tỷ lệ phiếu bầu giảm xuống chỉ còn hơn 60% chút ít, đảng PAP cầm quyền nhận kết quả tồi tệ nhất kể từ khi quốc gia độc lập.

Lý Quang Diệu

Ông Lý Quang Diệu đề cao mô hình "Chính phủ mạnh" như một giá trị châu Á

Singapore luôn luôn được xác định bởi hiệu quả của Chính phủ, cả trong việc sử dụng không gian sống hạn chế, nguồn lực, lẫn trong việc đảm bảo mức sống tốt hơn cho người dân.

Người cha sáng lập của Singapore, ông Lý Quang Diệu đã áp đặt một quá trình hiện đại hóa từ trên xuống được quy hoạch chặt chẽ, với những tiết giảm về tự do cá nhân - một mô hình chiến lược “chính phủ biết hết” mà ông mô tả là “giá trị châu Á”.

Những người giỏi nhất và sáng giá nhất được thu hút vào hàng ngũ cấp cao của đảng PAP và chính phủ với mức lương hào phóng để thực hiện điều này.

Trong nhiều thập niên, Singapore chấp nhận sự sắp xếp này. Nay điều đó không còn nữa.

Bukit Brown là một nghĩa trang cũ của người Hoa, nằm gần trung tâm của hòn đảo. Một số người định cư sớm nhất của Trung Quốc đến Singapore, khi còn là thuộc địa thương mại đặt dưới sự cai trị của Anh, đã được chôn cất ở đây.

Trong đó có cả ông nội của ông Lý Quang Diệu.

Chính phủ hiện đang quy hoạch mở một đường cao tốc với bốn làn xe đi qua khu nghĩa trang để làm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn giao thông.

Lần này, kế hoạch của chính phủ đã gặp phải một phong trào phản đối công dân tinh vi.

Khoảng cách thu nhập


"Điều này còn tùy vào năng lực của chính phủ, ông nói. Nếu chúng ta có một chính phủ tồi, thì coi như đất nước chúng ta ‘đã rồi’"

Chính phủ vẫn chưa thay đổi kế hoạch của mình.

Nhưng có một thay đổi đáng chú ý trong giọng điệu, nếu không phải là đường hướng, trong diễn văn nhân ngày độc lập thường niên năm nay của ông Lý Hiển Long.

Ông Lý đưa ra lời thừa nhận thẳng thắn về tâm trạng không hạnh phúc của nhiều người có thu nhập thấp.

“Đất nước của chúng ta đang ở một bước ngoặt,” ông nói. “Tôi hiểu mối lo lắng của các bạn.”

Sự ra đi một mai của ông Lý Quang Diệu, người vừa bước sang tuổi 90 và có sức khỏe yếu, sẽ là một bước ngoặt tiểu đảo quốc này.

Trong một trong những phát biểu gần đây nhất của mình, ông Lý Quang Diệu đặt câu hỏi liệu Singapore thậm chí có thể tồn tại trong 100 năm nữa. Điều này còn tùy vào năng lực của chính phủ, ông nói. Nếu chúng ta có một chính phủ tồi, thì coi như đất nước chúng ta ‘thôi rồi’.

Quan điểm này đang ngày càng bị thách thức, chủ yếu là trong phạm vi tương đối an toàn trên Internet, nhưng là những trao đổi quan điểm mạnh mẽ đôi khi là giận dữ.

Thời đại của chính phủ “biết hết” đang dần dần đi đến hồi kết thúc tại Singapore. Không ai có thể chắc chắn hoàn toàn về điều gì sẽ diễn ra.

Bài viết nằm trong loạt bài Singapore Direct của BBC sau khi đã có loạt bài Bấm Vietnam Direct hồi tháng 8 và 9 năm nay.

 

 

 

1 comment:

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official 30/4/2024

My Blog List